Phần 2: Tra cứu tài liệu, sách báo để tổng quát hệ thống thông gió và tiến hành lập ra cơ sở khảo sát và tính toán hệ thống thông gió tự nhiên và cưỡng bức cho chuồng, cụ thể là: - Chuồn
Trang 1KHẢO SÁT VÀ TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THÔNG THOÁNG CHUỒNG
TRẠI CHĂN NUÔI HEO
Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Hùng Tâm
Tháng 7 năm 2010
Trang 2CẢM TẠ
Chúng con xin cảm ơn gia đình thân yêu đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần trong những năm tháng con học tập trên giảng đường Đại học, cũng như trong suốt quá trình con làm đề tài tốt nghiệp
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Ban Chủ nhiệm Khoa Cơ Khí – Công Nghệ cùng toàn thể quý thầy cô trong Khoa
đã tận tâm, tận lực dạy bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức khoa học quí giá cho chúng tôi trong những năm học tập vừa qua
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Hùng Tâm đã rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này
Cảm ơn những người bạn thân yêu trong lớp DH06NL đã cùng chúng tôi chia sẻ những năm tháng học tập quí báu và đã giúp đỡ, góp ý cho đề tài của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn
Do có những hạn chế về mặt thời gian và trang thiết bị, cũng như chưa có kinh nghiệm nhiều, nên đề tài của chúng tôi không thể nào tránh những sai sót và khuyết điểm, rất mong nhận được sự lượng thứ của quý thầy cô
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát và tính toán hệ thống thông thoáng chuồng trại chăn nuôi heo” được tiến hành tại Khoa Cơ khí Công nghệ và khu chuồng trại chăn nuôi heo Khoa Chăn nuôi – Thú y, thời gian từ 20/03/2010 đến 20/07/2010, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và tính toán hệ thống thông thoáng chuồng trại dựa trên các thông
số và điều kiện thực tế mà chúng tôi đã khảo sát Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu một số vấn đề chung về thông gió mà cụ thể là định nghĩa, phân loại thông gió đồng thời cũng nêu lên đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và yêu cầu cụ thể của đề tài
Phần 2: Tra cứu tài liệu, sách báo để tổng quát hệ thống thông gió và tiến hành lập
ra cơ sở khảo sát và tính toán hệ thống thông gió tự nhiên và cưỡng bức cho chuồng,
cụ thể là:
- Chuồng thông gió tự nhiên: Khảo sát hệ thống, nhận xét về khả năng đáp ứng của hệ thống thông gió, trên cơ sở đó, tính toán số lượng vật nuôi thích hợp với điều kiện sẵn có
- Chuồng thông gió cưỡng bức: Khảo sát hệ thống, nhận xét về khả năng đáp ứng của hệ thống thông gió, trên cơ sở điều kiện có sẵn của chuồng trại, tính toán lượng vật nuôi thích hợp
Phần 3: Kết luận và đề nghị của chúng tôi về nội dung đã thực hiện đề tài
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vi
Danh sách các hình vii
Danh sách các bảng viii
Chương 1 TỔNG QUAN 1
Chương 2 TRA CỨU TÀI LIỆU 4
2.1 Một số vấn đề chung 4
2.1.1 Định nghĩa và phân loại thông gió 4
2.1.2 Đặc điểm khí hậu thành phố Hồ Chí Minh 9
2.1.3 Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của heo và gà 10
2.1.4 Một số vấn đề về chuồng trại 22
2.2 Tìm hiểu về không khí ẩm 25
2.2.1 Định nghĩa 25
2.2.2 Phân loại 25
2.2.3 Các thông số chính biểu diễn trạng thái không khí ẩm 25
2.2.4 Một số quá trình biểu diễn trạng thái không khí ẩm 27
2.3 Bộ phận chính trong hệ thống 29
2.3.1 Hệ thống thông thoáng 29
2.3.2 Nhà che và thiết bị phụ 44
2.3.3 Thiết bị kiểm tra và điều khiển 46
2.3.4 Hệ thống xử lý chất thải 50
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 51
3.1 Đối tượng khảo nghiệm 51
3.2 Phương pháp khảo nghiệm 51
3.2.1 Khảo sát kết cấu hệ thống chuồng trại 51
3.2.2 Khảo sát các thông số kĩ thuật 52
Trang 53.3 Phương tiện 52
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
4.1 Khảo sát hệ thống thông gió trong chuồng trại nuôi heo có sẵn 53
4.1.1 Hệ thống thông thoáng tự nhiên 53
4.1.2 Hệ thống thông thoáng cưỡng bức 55
4.1.3 Khảo sát quạt và các thông số hệ thống 58
4.1.4 Nhận xét hệ thống thông gió đang áp dụng 66
4.2.Tính toán thiết kế hệ thống thông gió chuồng trại nuôi heo 69
4.2.1 Cơ sở tính toán 69
4.2.2 Số liệu lựa chọn 69
4.2.3 Thống kê số liệu 72
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
5.1 Kết luận 73
5.2 Đề nghị 74
Phụ lục và một số hình ảnh 75
Tài liệu tham khảo 81
Trang 6DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
BEP - Best Efficiency Point, Điểm làm việc tốt nhất
Dro - Đường kính rotor của quạt
Dtr - Đường kính trống của quạt
Dvo - Đường kính vỏ quạt
EU - European Union, Liên minh châu Âu
Gbh - Lượng hơi nước bão hòa chứa trong không khí ẩm
Gh - Lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm
Gk - Lượng không khí khô chứa trong không khí ẩm
H - Cột áp của quạt
I - Enthalpy của không khí ẩm
IC - Integrated Circuit, Vi mạch
LCD - Liquid Crystal Display, Màn hình tinh thể lỏng
Plt - Công suất lý thuyết của quạt
Pth - Công suất thực của quạt
POP - Pump Operating Point, Điểm làm việc của bơm
Ppm - Parts per million, đơn vị đo mật độ, phần triệu
Q - Lưu lượng quạt
R - Tỷ số nén của quạt
RH - Relative Humidity, Độ ẩm tương đối
RTD - Resistance Temperature Detector, Cảm biến nhiệt điện trở
RW - Raw Waste, Chất thải thô
SHF - Sensible Heat Factor, Hệ số nhiệt hiện
TS - Total Solid, Chất rắn tổng cộng
V - Thể tích không khí ẩm
VAC - Volts Alternative Current, Dòng điện xoay chiều
VDC - Volts Direct Current, Dòng điện một chiều
VS - Volatile Solid, Chất rắn bay hơi
d - Độ chứa hơi của không khí ẩm
dbh - Độ chứa hơi của không khí ẩm bão hòa
n - Vận tốc quay của quạt
Trang 7pf - Áp suất tổng của quạt
pfd - Áp suất động của quạt
pfr - Áp suất tổng đầu ra của quạt
pft - Áp suất tĩnh của quạt
pftr - Áp suất tĩnh tại đầu ra của quạt
prv - Áp suất tổng đầu vào của quạt
pr - Áp suất tuyệt đối của không khí ở đầu ra của quạt
pv - Áp suất tuyệt đối của không khí ở đầu vào của quạt
r - Bán kính loe của quạt
t - Nhiệt độ của không khí ẩm
tư - Nhiệt độ bầu ướt
tk - Nhiệt độ bầu khô
ts - Nhiệt độ đọng sương
v - Thể tích riêng của không khí ẩm
Δ - Khe hở đầu cánh của quạt
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sự lưu thông không khí trong phòng do nguồn nhiệt 5
Hình 2.2: Phân bố áp suất dưới tác dụng của gió 6
Hình 2.3: Phân bố áp suất do gió thổi qua nhà đứng độc lập 7
Hình 2.4: Phân bố áp suất do gió thổi vuông góc với trục nhà 7
Hình 2.5: Phân bố áp suất do gió thổi qua nhiều nhà có độ cao khác nhau 8
Hình 2.6: Hướng chuồng hợp lý trong xây dựng chuồng trại chăn nuôi 12
Hình 2.7: Phần trăm tỷ lệ đẻ của gà trong các kiểu chuồng so với tiêu chuẩn 13
Hình 2.8: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ rơm tới nhiệt độ trực tràng của gà 14
Hình 2.9: Vận tốc gió thích hợp trong chuồng gia cầm, dựa vào nhiệt độ 16
Hình 2.10: Rãnh thoát phân của chuồng heo 18
Hình 2.11: Các quá trình chuyển biến trên giản đồ trắc ẩm 27
Hình 2.12: Bạt bên hông chuồng và sơ đồ cấu tạo 30
Hình 2.13: Kiểu mái chuồng sử dụng thông gió tự nhiên (Hở nóc) 30
Hình 2.14: Sơ đồ chung của hệ thống thông thoáng tự nhiên 31
Hình 2.15: Sơ đồ chung của một hệ thống thông gió cưỡng bức 32
Hình 2.16: Cooling Pad (Tấm làm mát) 32
Hình 2.17: Các thành phần cấu tạo Cooling Pad 33
Hình 2.18: Mô hình quạt ly tâm 39
Hình 2.19: Quạt hỗn hợp (MixedFlow) 39
Hình 2.20: Quạt Cross flow 39
Hình 2.21: Quạt hướng trục 40
Hình 2.22: Quạt Propeller 41
Hình 2.23: Quạt Tubeaxial 41
Hình 2.24: Quạt Vaneaxial 41
Hình 2.25: Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo của máy đo độ ẩm theo điểm sương 46
Hình 2.26: Cảm biến nhiệt độ 47
Hình 2.27: Bộ điều khiển nhiệt độ cao thấp 47
Hình 2.28: Đồng hồ đặt thời gian đa năng 48
Hình 2.29: Đồng hồ thời gian tắt trễ 48
Hình 2.30: Đồng hồ thời gian hiện số đa chức năng 49
Trang 9Hình 4.1: Chuồng thông gió tự nhiên 53
Hình 4.2: Các tấm bạt nilon nhìn từ bên trong 53
Hình 4.3: Kiểu mái nhà và rãnh thoát phân sử dụng trong chuồng tự nhiên 54
Hình 4.4: Chuồng nuôi heo sử dụng thông gió cưỡng bức 55
Hình 4.5: Sơ đồ hệ thống thông gió cưỡng bức 56
Hình 4.6: Tấm bạt nilon chạy dọc bên hông chuồng 57
Hình 4.7: Cơ cấu hạ tấm bạt tự động khi mất điện 57
Hình 4.8: Quạt thông gió trong hệ thống 58
Hình 4.9: Mặt cắt ngang vị trí quạt ở chuồng thông thoáng cưỡng bức 58
Hình 4.10: Vị trí đặt nhiệt kế để đo nhiệt độ chuồng 59
Hình 4.11: Vị trí đặt nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường 60
Hình 4.12: Đồ thị diễn biến nhiệt độ chuồng thông gió tự nhiên 6 – 8h 62
Hình 4.13: Đồ thị diễn biến ẩm chuồng heo thông gió tự nhiên từ 6 – 8h 62
Hình 4.14: Đồ thị diễn biến nhiệt độ chuồng heo thông gió tự nhiên 11 – 13h 63
Hình 4.15: Đồ thị diễn biến ẩm chuồng heo thông gió tự nhiên từ 11h – 13h 63
Hình 4.16: Đồ thị diễn biến nhiệt độ chuồng heo thông gió tự nhiên 15 – 17h 64
Hình 4.17: Đồ thị ẩm độ chuồng heo thông gió tự nhiên từ 15h – 17h 64
Hình 4.18: Vị trí đặt nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường của chuồng cưỡng bức 65
Hình 4.19: Vị trí đặt nhiệt kế để đo nhiệt độ trong chuồng cưỡng bức 65
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh 10
Bảng 2.2: Nhiệt độ yêu cầu của heo theo lứa tuổi 11
Bảng 2.3: Nhiệt độ yêu cầu cho gà theo lứa tuổi 11
Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa nhiệt độ chuồng đến thân nhiệt heo 11
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi truờng đến tỷ lệ tử vong ở gà 14
Bảng 2.6: Nhiệt độ không khí và tốc độ gió giới hạn đối với gà dựa theo tuổi 15
Bảng 2.7: Ẩm độ thích hợp cho gà 15
Bảng 2.8: Vận tốc gió thích hợp trong chuồng heo, dựa vào nhiệt độ 16
Bảng 2.9: Vận tốc gió thích hợp cho chuồng heo dựa theo lứa tuổi 16
Bảng 2.10: Diện tích chuồng và sân chơi cho các loại heo 17
Bảng 2.11: Mật độ thích hợp cho gà theo lứa tuổi 17
Bảng 2.12: Cường độ sáng và thời gian chiếu sáng thích hợp cho gà 20
Bảng 2.13: Lượng và tính chất chất thải của heo và gà 24
Bảng 2.14: Ảnh hưởng của vật liệu làm mái đến hiệu quả chống nóng 29
Bảng 4.1: Số liệu yêu cầu của các yếu tố trong chăn nuôi gà thịt 52
Bảng 4.2: Số liệu yêu cầu của các yếu tố trong chăn nuôi heo nái nuôi con 55
Bảng 4.3: Thông số quạt sau khi khảo sát 58
Bảng 4.4: Thông số trạng thái không khí chuồng cưỡng bức kiểu hở 14 – 15h 62
Bảng 4.5: Số heo tối đa có thể nuôi trong chuồng cưỡng bức 66
Bảng 4.6: Số lượng gà tối đa có thể nuôi trong chuồng tự nhiên 68
Bảng 4.7: Số lượng heo tối đa có thể nuôi trong chuồng tự nhiên 68
Trang 11Chương 1
TỔNG QUAN
Từ lâu, chăn nuôi heo là một nghề khá phổ biến của nông dân Việt Nam và là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình Chính vì thế, mặc dù trong một vài năm gần đây, giá heo có nhiều lúc biến động, thậm chí sụt giảm nghiêm trọng thì chăn nuôi heo vẫn luôn là sự lựa chọn số 1 của người dân
Với lợi thế đó, đàn heo ở Việt Nam càng ngày càng phát triển, hiện nay nước ta có khoảng 3,8 triệu con heo nái, mỗi năm chúng sản sinh ra 26 triệu heo thịt, tương đương với 2,2 triệu tấn thịt heo Trong đó, 50 % số heo được sản xuất ở qui mô nhỏ hộ gia đình theo phương pháp tận dụng, 40 % sản xuất theo qui mô trung bình thâm canh hoặc bán thâm canh, chỉ còn lại 10 % từ qui mô trang trại theo phương thức công nghiệp (theo báo Nông Nghiệp Việt Nam)
Từ đó ta thấy ở Việt Nam hiện nay hầu hết mọi người chăn nuôi heo vẫn theo hình thức chăn nuôi truyền thống, không có tính chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả thấp Trong khi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng lên, do vậy muốn chăn nuôi được thành công chúng ta phải nắm bắt các kỹ thuật và phương pháp chăn nuôi tiên tiến và làm đồng bộ
Để vật nuôi có thể sinh sản và phát triển tốt thì vấn đề quan tâm hàng đầu là tạo ra môi trường sống thích hợp cho vật nuôi Đây là vấn đề mà hầu hết những người chăn nuôi hiện nay ở nước ta còn thể hiện sự yếu kém của mình, có thể do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên chuồng trại chủ yếu còn thô sơ với điều kiện vệ sinh không đảm bảo Dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao Do vậy cần tham khảo nhiều mô hình trang trại khác nhau để có thể chọn được mô hình phù hợp với điều kiện của mình cùng với
xu hướng hiện nay là theo kiểu mô hình nửa kín nửa hở
Một trong những vấn đề lớn nhất trong công tác chăn nuôi đó là vấn đề chuồng trại Nhất là ở nước ta, mưa nắng thất thường, thời tiết biến đổi liên tục thì việc đảm bảo không gian sống cho vật nuôi là một vấn đề ưu tiên hàng đầu Không gian sống tốt thì
Trang 12heo mới sinh trưởng và phát triển tốt, qua đó góp phần tăng năng suất chăn nuôi, mang lại nhiều lợi nhuận
Không gian sống ở đây không có nghĩa chỉ là cảnh vật, khung nhà, chuồng trại xung quanh mà còn là nhiệt độ, độ ẩm, lượng gió của môi trường sống xung quanh vật nuôi Công tác chuồng trại còn không ngừng ở đó, việc xác định sử dụng thông gió chuồng trại với các kiểu hệ thống thông gió cưỡng bức hay tự nhiên không phải dễ dàng, nhất là phải cân bằng chi phí lắp đặt, chi phí năng lượng vận hành với chất lượng môi trường sống vật nuôi
Thông gió chuồng trại không phải là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên việc thực hiện nó có hợp lý và sinh lợi hay không là vấn đề khác Thông gió đóng vai trò có thể nói là vô cùng quan trọng, không thua kém các công tác khác như chọn giống hay cung cấp thức
ăn vì nó tạo cho heo một không gian sống thoải mái để sinh trưởng và phát triển
Nắm bắt được những khó khăn mà nông dân đang gặp phải và khắc phục nó là một trong những yêu cầu cấp thiết đang đặt ra cho những kĩ sư Đối với chúng tôi, các sinh viên sắp ra trường, làm đề tài về vấn đề này vừa giúp làm quen với công việc tính toán, thiết kế hệ thống thông gió trong chuồng trại, vừa góp phần kiểm tra lại kiến thức để sau này làm việc và hơn nữa là đóng góp một phần công sức để giúp người nông dân
dễ dàng hơn trong việc chăn nuôi heo
Được sự phân công của Khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM, dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Hùng Tâm, đề tài “Khảo sát và tính
toán hệ thống thông gió cho chuồng trại chăn nuôi heo” được tiến hành
Tại địa điểm:
Trại chăn nuôi heo, khoa Chăn nuôi – Thú Y Đại học Nông Lâm TPHCM Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Cơ khí Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm TPHCM Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhằm mục đích:
Xác định khả năng sử dụng chuồng trại có sẵn một cách hợp lý nhất
Khảo sát và tính toán hệ thống thông thoáng cho chuồng chăn nuôi gia súc ở khu chăn nuôi thú y cụ thể là:
- Khảo sát trại chăn nuôi, khoa Chăn nuôi – Thú Y
Trang 13- Tính toán kiểm tra hệ thống thông thoáng chuồng trại nuôi heo
+ Kiểu tự nhiên với vật nuôi là gà (Bảo)
+ Kiểu cưỡng bức với vật nuôi là heo (Hưng)
Do thời gian có hạn, nên đề tài chỉ dừng lại ở việc khảo sát và tính toán Trong quá
trình làm không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô cùng các bạn thông cảm
Chân thành cám ơn
Thái Hoàng Bảo 0905688309
Trang 14Lý 2004)
b Mục đích:
Thông gió có nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào từng công trình và phạm vi nhất định Ta có các mục đính sau:
- Thải các chất độc hại trong phòng ra bên ngoài
- Thải nhiệt thừa và ẩm thừa
- Cung cấp lượng oxi cần thiết
Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt thông gió là để khắc phục các sự cố như lan tỏa chất độc hoặc hỏa hoạn
c Phân loại
- Phân loại theo nguyên tắc làm việc:
+ Thông gió tự nhiên: Thông gió thực hiện được nhờ vào sự chênh lệch áp suất
và khối lượng riêng không khí do chênh lệch nhiệt độ
Trang 15Hình 2.1: Sự lưu thông không khí trong phòng do nguồn nhiệt
Có 2 trường hợp:
• Rò gió:
Là kiểu thông gió với đường gió ra là các khe hở, lỗ hổng của kết cấu bao che tường ngoài, kiểu thông gió này không thể điều chỉnh lượng không khí ra vào và không thể chủ động hướng luồng không khí đến những nơi cần thiết
• Thông gió tự nhiên có tổ chức:
Là kiểu thông gió tự nhiên nhưng sự trao đổi không khí được thực hiện qua các cửa, với lưu lượng và chiều hướng được tính toán, chủ động, có kiểm soát
• Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của áp suất gió:
Người ta nhận thấy khi một luồng gió đi qua một kếu cấu bao che thì có thể tạo ra
độ chênh lệch cột áp ở hai phía của kết cấu
Ở phía trước ngọn gió: Khi gặp kết cấu bao che tốc độ dòng không khí giảm đột ngột nên áp suất tĩnh cao, có tác dụng đẩy không khí vào trong
Ở phía sau ngôi nhà: dòng không khí xoáy vẫn, áp suất giảm xuống tạo nên vùng chân không, có tác dụng hút không khí ra ngoài
Trang 16Hình 2.2: Phân bố áp suất dưới tác dụng của gió
o Hệ số khí động và vùng quẩn gió:
Khi gió thổi vào một ngôi nhà sẽ tạo ra trên các mặt nhà những trị số áp suất khác nhau Khi đó áp suất tuyệt đối được biểu diễn bằng công thức:
p = pkq + pgiótrong đó:
pkq – áp suất khí quyển [kg/m3]
pgió – áp suất do gió gây ra được tính theo công thức:
γ 2
2
g
v k
p gió = g , kg/m2
γ - khối lượng đơn vị không khí [kg/m3]
g - gia tốc trọng trường [m/s2]
k - hệ số khí động của gió trên bề mặt nhà
Hệ số k được xác định bằng thực nghiệm và có thể dương hoặc âm
+ Phía đầu gió: kmax = 0,8 thường lấy k = 0,5 ÷ 0,6
+ Phía khuất gió: kmin = - 0,75 thường chọn k = - 0,3
Hệ số k không phụ thuộc vào vận tốc gió mà chỉ phụ thuộc vào góc độ gió thổi so với mặt đón gió, hình dạng nhà và vị trí tương đối giữa các nhà với nhau
Trường hợp gió thổi qua nhà đứng độc lập tương tự như hình 2.3, luồng gió gặp phải ngôi nhà, nó sẽ bị hách lên và tạo ra trên mái (α < 45o) cũng như ở phía sau nhà
Trang 17vùng không khí chuyển động xoáy Trong vùng đó, áp suất tương đối của không khí lực áp suất do này gây ra sẽ có trị số âm
Hình 2.3: Phân bố áp suất do gió thổi qua nhà đứng độc lập
Trường hợp gió thổi vuông gó với trục nhà (hình 2.4a) mái nhà α < 45 0 và mặt tường sau, hai tường bên xuất hiện áp suất âm.Gió thổi vào nhà với một góc α < 90 0(hình 2.4b) so với trục nhà thì các tường khuất có áp suất âm
Hình 2.4: Phân bố áp suất do gió thổi vuông góc với trục nhà
Trường hợp có những chỗ cao thấp khác nhau thì trường chuyển động của gió sẽ
có dạng như hình 2.5
Sự phân bố áp suất trên mái có thể chia làm ba vùng khác nhau:
Vùng I: Vùng chuyển động ổn định, được hồi phục sau khi bị rối loạn Vùng này
áp suất tĩnh tuơng đối bằng 0
Vùng II: Vùng quẩn gió, trong vùng này áp suất âm
Vùng III: Vùng hãm gió, áp suất gió dương gây ra bởi sự hãm dòng không khí do nhà cao lên đột ngột
Trang 18Căn cứ vào đặc điểm khí động trên mái nhà của các vùng nói trên người ta bố trí các mái thông gió và các thiết bị hút, thải gió khác
Hình 2.5: Phân bố áp suất do gió thổi qua nhiều nhà có độ cao khác nhau
o Vùng quẩn gió phát triển phía sau vùng chắn gió:
Khi gió thổi vuông góc với một tường chắn có chiều dài lớn hơn 10 lần chiều cao thì phái sau tường sẽ xuất hiện vùng chắn gió quẩn
Vùng gió quẩn ở khoảng cách bằng 2 ÷ 3 lần độ cao tương chắn
Độ kéo dài vùng quẩn phía sau vùng chắn (kể mức ngang mặt đất vào khoảng 12 ÷
16 lần chiều cao tường chắn) Trên bề mặt bất kỳ nhà nào nằm trong phạm vi của đường ranh giới vùng gió quẩn trên cũng có áp suất âm ở phía đón gió cũng như khuất gió
+ Thông thoáng cưỡng bức: Thông gió có sự vận chuyển và trao đổi không khí được thực hiện nhờ quạt và các thiết bị máy móc Có 2 hệ thống:
• Hệ thống hút: Thu không khí đã bị ô nhiễm ở trong phòng và thải ra ngoài
• Hệ thống thổi: Lấy không khí sạch ở môi trường bên ngoài, xử lý sơ bộ và thổi vào phòng để làm giảm nồng độ khí độc của không khí bên trong
- Phân loại theo mục đích:
+ Thông gió chung: Thổi một lượng không khí trong sạch từ bên ngoài vào không gian cần thông gió và hút một lượng không khí bằng với lượng vừa thổi vào để đảm bảo cân bằng lưu lượng không khí trong phòng, giúp khí và hơi có hại được hòa loãng Với lượng không khí sạch thổi vào đủ lớn thì có thể làm giảm nồng độ
Trang 19khí thải, khí độc Biện pháp thông gió như vậy là thông gió chung Một nguyên tắc cần chú ý là nên thổi gió vào vùng ít độc hại và hút ra ở vùng nhiều chất độc hại + Thông gió khống chế: Cô lập các chất độc hại ngay tại chỗ phát sinh của nó bằng các dụng cụ chuyên biệt, mục đích không cho các chất độc này lan tỏa trong không gian phòng và thải ra ngoài để tránh gây ô nhiễm Các thiết bị trên có nhiều loại khá đa dạng như phễu hút, tủ hút, …Tuy nhiên, đây là phương pháp không khả thi
2.1.2 Đặc điểm khí hậu thành phố Hồ Chí Minh
a Đặc điểm khí hậu thành phố Hồ Chí Minh
“Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt
độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958 Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90 %, đặc biệt hai tháng 6 và 9 Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào
Trang 20khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80 %, và xuống thấp vào mùa khô, 74,5 % Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5 %.” (Theo Wikimedia Foundation, Inc)
Nhiệt độ trung bình của thành phố Hồ Chí Minh:
Bảng 2.1: Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Luân Đôn, 26/02/2008)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ
Độ ẩm trung bình của thành phố Hồ Chí Minh: RH = 79,5 %
Độ ẩm trung bình của thành phố Hồ Chí Minh vào mùa mưa: 80 %
Độ ẩm trung bình của thành phố Hồ Chí Minh vào mùa khô: 74,5 %
b Ảnh hưởng của tiểu khí hậu thành phố Hồ Chí Minh đến sự phát triển của heo
Như đã trình bày về khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh ở trên, ta thấy:
Nhiệt độ cao đều trong năm, nhiệt độ trung bình của TPHCM là 27 oC với khoảng
330 ngày trong năm là từ 25 – 28 oC, khá thích hợp cho sự phát triển của heo thuận lợi cho việc kiểm soát nhiệt độ chuồng trại
Trung bình mỗi năm TPHCM có khoảng 159 ngày mưa, tập trung chủ yếu từ tháng
5 đến tháng 11 chiếm 90%, ảnh hưởng rất lớn đến yêu cầu về độ ẩm của heo
Các loại gió nếu để thổi trực tiếp vào thân heo sẽ gây mất thân nhiệt dẫn đến heo không phát triển tốt, yêu cầu với chuồng trại nuôi heo là phải có che chắn đối với heo, đặc biệt là heo con
Trang 212.1.3 Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của heo và gà
a Nhiệt độ và hướng chuồng
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của heo và gà
Đối với heo:
Bảng 2.2: Nhiệt độ yêu cầu của heo theo lứa tuổi
(Theo Dick Muys, Geert Westenbrink 2004)
Heo mới sinh 1 ngày tuổi 35 Heo con 1 tuần tuổi 30
Đối với gà:
Bảng 2.3: Nhiệt độ yêu cầu cho gà theo lứa tuổi (Theo báo Nông nghiệp)
Bảng sau đây thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ chuồng đến thân nhiệt heo:
Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa nhiệt độ chuồng đến thân nhiệt heo
(Theo Trịnh Thị Thu Hương 2000)
Nhiệt độ chuồng (oC) Thân nhiệt heo (oC) Nhịp thở heo (lần/ phút)
Bình thường thân nhiệt heo vào khoảng 38,5 oC, khi trên 40 oC là heo sẽ bị ốm, còn
nếu trên 41 oC thì heo sẽ chết (Theo Dick Muys, Geert Westenbrink 2004)
Nếu nhiệt độ của chuồng 37 oC mà cho heo tắm mát thì nhịp thở của heo sẽ giảm từ
152 lần/ phút xuống 80 lần/ phút, ảnh hưởng không ít đến chế độ sinh trưởng của heo
Trang 22Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng và tiêu tốn thức ăn của heo Với cùng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc nhưng sự tăng trọng của heo thay đổi theo mùa:
- Mùa xuân heo tăng trọng 12,7 kg/ tháng tiết kiệm 30 % thức ăn
- Mùa hè heo chỉ tăng 9,8 kg/ tháng, tiết kiệm 15% thức ăn
Chống nóng kém làm giảm tăng trọng, tăng chi phí thức ăn ở heo con, tăng chết phôi ở heo chữa, giảm tiết sữa ở heo nái, giảm chất lượng tinh dịch ở heo đực…
Hình 2.6: Hướng chuồng hợp lý trong xây dựng chuồng trại chăn nuôi
Chuồng heo cần ánh sáng dọi vào buổi sáng, không bị hắt nắng vào buổi chiều Tránh mưa hắt từ phía Tây và gió Bắc lùa vào mùa rét Chống lạnh kém làm tăng chi phí thức ăn, giảm tăng trọng, heo dễ mắc bệnh về đường hô hấp và các bệnh đặc biệt gây tỉ lệ chết cao ở heo con theo mẹ và sau cai sữa nuôi trong điều kiện quá lạnh
Vì thế cần lưu ý:
Chuồng một dãy, mặt trước hướng Đông – Nam Chuồng 2 dãy xây theo hướng Nam Bắc Phần chuồng có sân chơi hướng Đông thì dùng để nuôi heo con, nái chửa Chuồng có sân hướng Tây dùng nuôi nái cai sữa, nái tơ, heo hậu bị và heo thịt
Chuồng cần ánh sáng buổi sáng từ 9 h đến 14, 15 h chiều, ánh sáng giúp tạo vitamin D3 giúp heo sinh trưởng, đồng hóa Ca, P tốt
Nắng buổi chiều ngược lại sẽ làm cho heo bị mệt, thở nhiều, dễ bị mềm xương, con
đẻ ra chân yếu do nhiều tia tử ngoại, khác với nắng buổi sáng nhiều tia hồng ngoại
Trang 23Khoảng cách các chuồng phải thoáng gió, thoáng khí và đủ ánh sáng
Kết luận: Hướng chuồng rất quan trọng cho quá trình phát triển của heo, cần đảm
bảo các yếu tố che nắng mưa tránh giá rét, gió lùa Mát về mùa hè, ấm về mùa đông và
đủ ánh sáng cần thiết cho chuồng heo
Đối với gà:
Nhiệt độ từ 13-18 oC: Gà bị lạnh và ít vận động Một phần năng lượng dành cho sản xuất trứng phải dành cho sưởi ấm Vì thế sản lượng trứng bị giảm
Từ 18-24 oC: Đây chính là nhiệt độ lý tưởng cho gà đẻ sản xuất tốt
Từ 24-30 oC: Gà có hiện tượng giảm ăn và giảm tỷ lệ đẻ Nếu gà được ăn thức ăn chất lượng tốt thì ít bị ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ
Từ 30-32 oC: Gà ăn giảm Vì giảm ăn nên tăng trọng giảm, sản lượng trứng và trọng lượng trứng cũng giảm Bắt đầu xuất hiện vỏ trứng xấu
Từ 32-35 oC: Giảm ăn mạnh, trọng lượng giảm Gà ít vận động do không đủ năng lượng và có triệu chứng thở mạnh và nhanh (rướn thẳng cổ, há mổ để thở)
Từ 35-38 oC: Gà tiếp tục giảm ăn Khi đó gà không đủ năng lượng vận động để lấy thức ăn, tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt Gà ít vận động hay nằm một chỗ và uống nhiều nước Trên 38 oC: Gà không còn năng lượng, ít vận động và tỷ lệ chết cao
Hình 2.7: Phần trăm tỷ lệ đẻ của gà trong các kiểu chuồng so với tiêu chuẩn
Nhận xét:
Trang 24Đối với hệ thống chuồng lạnh, do nhiệt độ và tiểu khí hậu trong chuồng nuôi được
ổn định, mặc dù nhiệt độ bên ngòai môi trường tăng cao cũng không làm ảnh hưởng
đến sản lượng trứng nhiều
Khi gà bị stress nhiệt, ở chuồng hở bị thiệt hại đáng kể Thực tế sản lượng trứng
giữa chuồng lạnh và chuồng hở chênh lệch nhau khoảng 7-10 % (Theo Báo Kiến
Thức Chăn Nuôi-Số 1 năm 2007)
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ tử vong ở gà:
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ xung quanh đến tỷ lệ tử vong ở gà (Trong 1
tuần) (Theo CPAPoultry&EggSch2005-Poultry_WBakker_MinimumVentelation)
Nhiệt độ trực tràng của gà từ 39,5 – 40 oC thì gà cảm thấy thoải mái
Khi nhiệt độ tăng hay giảm ngoài nhiệt độ trên thì gà cảm thấy khó chịu Đầu tiên
xuất hiện nhiều tiếng ồn sau đó chúng sẽ mở miệng để thở và kêu to, đôi cánh gụt
xuống Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì chúng sẽ ngất xỉu và chết khi nhiệt độ trực tràng
đạt 44 oC Từ đây ta có nhận xét:
Gà bị lạnh thì trọng lượng sẽ giảm
Nhiệt độ cao hơn thì tỷ lệ chết sẽ thấp hơn
Tỷ lệ chết nhiều thường xảy ra ở những con gà nhỏ, yếu ớt và những con gà bị mất
nước
Trang 25Hình 2.8: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ rơm tới nhiệt độ trực tràng của gà
b Ẩm độ
Ẩm độ trên 80 % có thể gây ra hiện tượng ngưng tụ trên bề mặt thiết bị, và làm gia
tăng nguy cơ gây bệnh cho vật nuôi Ngươc lại, ẩm độ dưới 40 % sẽ làm bụi bẩn trong
không khí nhiều hơn Cả hai trường hơp đều ảnh hưởng không tốt đến vật nuôi
Ẩm độ thích hợp cho nuôi heo là khoảng dưới 70 % đến dưới 75 % vì như thế sẽ
giúp cho chuồng heo khô ráo, sạch sẽ
Đối với gà:
Bảng 2.7: Ẩm độ thích hợp cho gà
Trang 26Tuần (tuổi) Ẩm độ tương đối (%)
Nếu RH > 70% thì gà bắt đầu yếu dần
c Vận tốc gió thích hợp trong chuồng heo và gà
Gió là do sự chênh lệch trọng lượng riêng của không khí gây ra
Tác động của gió tới đời sống sinh vật:
- Gió có tác dụng điều hòa không khí (điều hòa oxi và các khí độc hại khác),
mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí
- Gió làm giảm nhiệt độ trên bề mặt da động vật
- Gió giúp cho quá trình sinh sản của động vật được dễ dàng hơn: đưa mùi, tiếng
kêu của động vật đực, cái trong mùa giao phối đi xa…
- Gió là một yếu tố tới hạn, tốc độ gió quá yếu hoặc quá mạnh đều ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng và sinh sản của vật nuôi
- Gió còn làm thay đổi hệ sinh thái của cả một vùng, làm thay đổi tập tính và
ngoại hình của một số lòai động vật
Vận tốc gió thích hợp trong chuồng heo tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng:
Bảng 2.8: Vận tốc gió thích hợp trong chuồng heo, dựa vào nhiệt độ
(Theo Hans-Joachim Muller, Reiner Brunsch 2007)
Bảng sau đây lại cho biết vận tốc gió thích hợp với heo, dựa theo lứa tuổi:
Bảng 2.9: Vận tốc gió thích hợp cho chuồng heo dựa theo lứa tuổi
(Theo Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Đăng Vang, 2006)
Trang 27Hình 2.9: Vận tốc gió thích hợp trong chuồng gia cầm, dựa vào nhiệt độ
Đối với đàn gà trên 28 ngày tuổi, ta có thể xác định các chỉ số giảm nhiệt độ hiệu quả cho chuồng gà ở phụ lục 2
d Không gian sống cho heo
Mỗi loại heo yêu cầu có không gian sống khác nhau, bảng 2.10 sẽ cho thấy yêu cầu
của từng loại heo
Bảng 2.10: Diện tích chuồng và sân chơi cho các loại heo
(Theo Chu Thị Thơm và ctv, 2000)
(m2/ con)
Diện tích sân vận động (m2/ con)
Số con nhốt 1 ô chuồng (con)
Heo nội Heo lai,
ngoại
ngoại
Trang 28Mật độ nuôi thích hợp cho gà theo lứa tuổi:
Bảng 2.11: Mật độ thích hợp cho gà theo lứa tuổi (Theo báo Nông nghiệp)
Còn mùa hè nóng nực thì có thể giảm 10 % số lượng gà
Nhận xét: Không gian sống thích hợp sẽ giúp heo và gà khỏe mạnh, sinh trưởng tốt
Hình mô tả về rãnh thoát phân của chuồng heo:
Hình 2.10: Rãnh thoát phân của chuồng heo
Phân heo một phần sẽ rớt thẳng xuống khe, một phần được heo giẫm đạp nên rơi xuống tiếp, phần còn lại công nhân chăn nuôi sẽ dùng nước xịt với áp lực mạnh để tống xuống dưới rãnh thoát phân
Đối với thành phần không khí:
Bao gồm các thành phần sau:
N2: 79,04 % ; O2: 20,92 % ; CO2: 0,03 %
Trang 29Riêng bầu tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, thành phần khí thể có nhiều biến đổi vì khí thể do gia súc thở ra làm lượng nitơ và cacbonic tăng cao lượng oxy giảm thấp và hơi nước bão hòa Ngoài ra các loại khí độc có hại bài tiết ra ngoài qua đường tiêu hóa như: CH4, H2S… Sự phân giải các chất hữu cơ có trong thức ăn thừa, phân và nước tiểu của gia súc tạo thành các khí thể độc hại bay hơi như NH3, H2S, CO2… Đó chính
là nguyên nhân gây ô nhiễm bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi
Ảnh hưởng của thành phần không khí đến vật nuôi:
+ Oxy (O2): là một chất dưỡng khí không màu, không mùi Ở điều kiện thông thường oxy chiếm một thể tích 20,92% trong không khí Nếu thiếu oxy, hàm lượng O2
thấp hơn sẽ có hại cho vật nuôi
Hàm lượng oxy là 15 %: vật nuôi hô hấp sâu, mạch đập nhanh, quá trình oxy hóa giảm
Hàm lượng oxy là 14 – 9 %: hô hấp ngắt quãng, cơ bắp mệt mỏi, co giật
Hàm lượng oxy là 8 – 6 %: hô hấp khó khăn, ngạt thở dẫn đến tử vong
+ Carbonic (CO2): là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí Bầu không khí của trái đất thường có nồng độ 300 ppm Với nồng độ cao hơn, nó có thể làm cho người ngạt thở do làm giảm lượng oxy tồn tại Quá trình phân động vật phân giải và quá trình hô hấp bình thường của động vật trong một không gian kín mà nồng độ CO2 trong chuồng nuôi tăng lên Khi nồng độ CO2 đạt tới 60.000 ppm trong 30 phút, người bắt đầu bị ảnh hưởng và ở nồng độ 200.000 ppm, heo thịt xuất chuồng không chịu nổi quá 1 giờ
Chỉ tiêu cho phép khí cacbonic có trong chuồng nuôi 0,25 – 0,3 %
Hàm lượng cacbonic là 1 %: bắt đầu ảnh hưởng đến hô hấp
Hàm lượng cacbonic là 5 – 8 %: gây khó thở, trúng độc cấp tính, rối loạn hô hấp, mạch đập
Hàm lượng cacbonic là 14 – 16 %: ngạt thở và chết
+ Sulfurhydro (H2S): là một chất độc nhất do phân heo phân hủy sinh ra Không màu, nặng hơn không khí, dễ tan trong nước, mùi đặc trưng Bắt đầu nhận thấy khí này khi nồng độ là 1 ppm Khi nồng độ tới 150 ppm H2S có thể gây tử vong cho người và gia súc Viện Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ đã quy định: Nồng độ H2S tối đa đảm bảo
Trang 30an toàn cho người lao động 8 tiếng/ngày là 10 ppm Chỉ tiêu vệ sinh cho phép H2S trong không khí là 0,01 ml/l hoặc 0,015 mg/l
+ Khí Metan (CH4): được hình thành trong quá trình phân hủy tự nhiên Không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, ở nồng độ cao có thể gây đau đầu và ngạt thở Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, nồng độ CH4 an toàn cho người lao động làm việc theo chế độ 8h/ngày là 1000 ppm
+ Ammonia (NH3): là chất được sinh ra từ nước tiểu hay đạm dư thừa trong phân Nếu hàm lượng trong chuồng đo được 25 phần triệu sẽ gây ra cay mắt, ho, giảm khả năng chống bệnh 50 phần triệu heo sẽ giảm tăng trọng 12 %, gây nhức đầu 100 phần triệu giảm tăng trọng 30 % gây rát họng, chảy nước mũi Vì vậy hàm lượng cho phép tối đa là 25 phần triệu Trúng độc NH3 dễ khỏi vì ở trong cơ thể chúng dễ chuyển thành ure rồi thải ra ngoài Chỉ tiêu vệ sinh cho phép NH3 trong cơ thể vật nuôi là 0,026 ml/l
Cách tốt nhất để khắc phục khí Ammonia là dọn dẹp vệ sinh di chuyển phân hàng ngày đến một nơi quy định có hố ủ, bổ sung các chất Micro - Aid hay De - Odorace vào thức ăn để giảm mùi hôi từ thức ăn và nước tiểu
+ Monoxide cacbon (CO): là chất sinh ra trong quá trình đốt cháy đặc biệt từ khí
ga Nếu hàm lượng đo được trong chuồng 50 - 100 phần triệu heo nái sẽ đẻ ít con và con nhỏ, tỉ lệ con chết lưu cao Nếu hàm lượng đo được từ 150 - 350 phần triệu heo sẽ giảm ăn 10 - 30 %, heo nái chửa sẽ sảy thai, nhiều heo con chết lưu Hàm lượng cho phép tối đa là 50 phần triệu Cách khắc phục tốt nhất là thường xuyên điều chỉnh đèn
và bếp ga, tăng thông thoáng cho chuồng
+ Bụi bặm và các tiểu phần: hàm lượng tiểu phần, bụi bặm cao là do bụi cám long, các tiểu phần khô trên mình heo khi cọ ngứa gây nên các chất tiểu phần thường mang theo các vi khuẩn, nấm của môi trường chuồng trại và đi vào hệ hô hấp của con người gây các bệnh đường hô hấp và các chứng dị ứng nguy hiểm khác Theo tiêu chuẩn Hoa
Kỳ, tổng số bụi trong không khí cho phép là 5mg/m3 không khí
+ Vi khuẩn: các vi khuẩn sống trong không khí chuồng nuôi thường dao động từ 500/ m3 khi trời nóng đến 10000/ m3 vào mùa đông khi cửa đóng kín hơn Theo Stanley (1996), phần lớn các vi khuẩn không khí trong chuồng heo là các loại khuẩn cầu chùm hay khuẩn tụ cầu trong phân Số lượng Ecoli thường rất ít Theo quy định
Trang 31của EU về tiêu chuẩn vi sinh vật trong khu làm việc và sản xuất thực phẩm (theo Romanova, 1991), tổng số vi sinh vật cho phép từ 1.250 đến 3.125/ m3; tổng số nấm mốc nhỏ hơn 130/ m3 được cho là môi trường không khí tốt
f Ánh sáng
Bảng 2.12: Cường độ sáng và thời gian chiếu sáng thích hợp cho gà
(Theo báo Nông nghiệp)
Ngày (tuổi) Cường độ (W/m2) Thời gian chiếu sáng (giờ)
Tác dụng của bức xạ ánh sáng đối với vật nuôi:
Ánh sáng mặt trời được hấp thụ trực tiếp qua da có tác dụng kích thích các quá trình đồng hóa trong cơ thể súc vật, khiến súc vật mau lớn hơn Thiếu ánh sáng các chất nội tiết của súc vật không sinh sản được ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia súc
Ngòai ra ánh sáng còn ảnh hưởng trực tiếp tới trạng thái sinh lý vật nuôi, thiếu ánh sáng khi trời ẩm ướt thì súc vật mệt mỏi, khả năng làm việc giảm
Ta có thể tham khảo bảng “Độ dài sóng và năng lượng của chúng trong thành phần quang phổ bức xạ mặt trời” của Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Đăng Vang, (2006) tại phụ lục 3
Trang 32Trong thành phần quang phổ bức xạ mặt trời nhóm tia tử ngoại có tác dụng tâm lý mạnh nhất đối với động vật
Các tia tử ngoại nhóm A (λ= 0,32-0,39 μm) gây ban đỏ và tạo thành các sắc tố về
Bức xạ hồng ngọai là nguồn năng lượng tạo nhiệt rất quý cho gia súc, gia cầm Bức
xạ hồng ngoại ở liều lượng ít có tác dụng kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm Tắm nắng vào buổi sáng sớm giúp vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh và sinh sản tốt
2.1.4 Một số vấn đề về chuồng trại
Quy hoạch xây dựng chuồng trại
Khi xây dựng chuồng trại cần thực hiện các nguyên tắc chủ yếu, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch trong đó có yêu cầu về khoảng cách, thứ tự của các khu nhà trong chuồng trại đồng thời chú ý xây dựng khu chuồng tân đáo để nhốt riêng gia súc mới mua về, khu chuồng cách ly động vật ốm, khu xử lý động vật ốm chết, khu xử lý phế thải chăn nuôi Các chuồng nuôi phải thuận tiện cho công tác vệ sinh, tiêu độc thường kỳ
Các khu chuồng phải theo thứ tự: chuồng nuôi dài ngày thì ở trung tâm trại, những chuồng nuôi động vật chuẩn bị xuất bán tiến dần ra cổng trại
Khoảng cách giữa các khu vật nuôi có lứa tuổi, định hướng chăn nuôi khác nhau phải đảm bảo cách nhau 50 m Chuồng cách ly, tân đáo, khu xử lý chất thải cách dãy nhà chăn nuôi gần nhất trên 50 m và ở cuối hướng gió chính Khoảng cách giữa các dãy chuồng là 10m hoặc bằng 2,5 - 3 lần chiều cao của chuồng để đảm bảo độ thông thoáng Đầu chuồng của dãy nọ cách đầu chuồng của dãy kia là 4 - 6 m
Trồng cây xanh: cây xanh có tác dụng che nắng, hấp phụ bớt bức xạ mặt trời, hút bụi, giữ bụi, hấp phụ và che chắn tiếng ồn, lọc sạch không khí nhờ quang hợp cây xanh
Trang 33 Chuồng trại hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công tác trong chăn nuôi
Chuồng nuôi nên được xây có hai đầu hồi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc chạy theo hướng Đông Tây là có thể tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh nắng Đông buổi sáng, nắng Tây buổi chiều rọi thẳng vào chuồng
Yêu cầu về chuồng nuôi:
Chuồng nuôi cần lưu ý một số vấn đề chính sau đây:
- Đảm bảo đủ diện tích Yêu cầu diện tích/1 heo thịt (nuôi để xuất chuồng) nuôi trên nền trệt là 1,3 - 1,4 m2/con, nuôi trên nền sàn là 1,0 - 1,2 m2/con
- Máng ăn phải thiết kế sao cho phù hợp với độ tuổi của heo để heo có thể ăn dễ dàng và không gây đổ vãi lãng phí thức ăn
- Máng nước uống hoặc hệ thống vòi uống tự động cần phù hợp với độ tuổi của heo
để heo uống nước tiện lợi, thường xuyên và nước không bị nhiễm bẩn do heo
- Phải có hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trước hết là hạn chế ảnh hưởng trong chăn nuôi và cộng đồng xung quanh
- Chuồng phải được vệ sinh và tổng tẩy uế thường xuyên
Bố trí heo thịt trong chuồng nuôi:
Heo nuôi trong cùng một ô chuồng cần đảm bảo tương đối về độ đồng đều, khối lượng không nên chênh lệch quá 2 kg, khi chênh lệch về khối lượng thì những con heo nhỏ hơn hay bị còi cọc vì không tranh được thức ăn với những con to
Áp dụng phương thức “Cùng vào cùng ra” nghĩa là khi vào nuôi là vào cùng một
mẻ và khi xuất chuồng là xuất tất cả Phương thức này rất có hiệu quả vì tạo được điều kiện để tổng tẩy uế, đảm bảo tốt khâu vệ sinh thú y và an toàn dịch bệnh cho lứa sau
Mật độ heo trong chuồng nuôi: không nên nhốt quá đông vì dễ gây đánh, cắn đuôi nhau Khuyến cáo nên nuôi 10 -15 con/ô
Xây dựng chuồng trại không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi do các lý do sau đây:
- Chuồng nuôi kém thông thóang ẩm độ và nồng độ các khí độc hại cao (đặc biệt là
NH3, H2S, CO) thường gây cho heo mắc bệnh về đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác, ảnh hưởng tới sức khỏe người chăn nuôi Khi nồng độ khí độc cao quá
Trang 34ngưỡng có thể gây tử vong cho cả người và heo (H2S > 150 ppm, NH3 > 10.000 ppm,
CO2 > 250.000 ppm)
- Không đảm bảo diện tích ô chuồng nuôi sẽ làm tăng chi phí thức ăn, heo chậm
lớn, dễ mắc bệnh
- Hệ thống cấp nước không tốt (không đủ, nước không hợp vệ sinh) heo chậm lớn,
heo nái tiết sữa kém
Xử lý chất thải chăn nuôi:
Phân, chất độn chuồng của vật nuôi thường mang nhiều mầm bệnh như: vi khuẩn,
virus, nấm mốc, trứng ký sinh trùng, là nguồn tiếp tục lây nhiễm bệnh Để bảo yêu cầu
vệ sinh thú y, hàng ngày phân, nước tiểu, chất độn chuồng phải được thu gom, đưa ra
khỏi khu vực chuồng nuôi, đến khu chứa phân và chờ ủ nhiệt vi sinh vật Với qui mô
chăn nuôi vừa, phân có thể ủ trong hầm biogas, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giải quyết
chất đốt Hệ thống cống rãnh thoát phân, nước tiểu, nước rửa chuồng phải quy hoạch
có độ dốc thích hợp (khoảng 3-5 %), độ rộng nhất định để dễ tiêu độc và không động
nước Nước thải không được điều hòa vào nước bề mặt trước khi đưa vào hệ thống
lắng cặn và tiêu độc
Như vậy:
Hệ thống xử lý chất thải kém sẽ gây ô nhiễm môi trường (đất, nguồn nước, không
khí)
Chuồng trại phải tận dụng được nguồn phân bón:
Phân gia súc được chế biến khoa học sẽ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng
Phân sẽ được ủ hiếu khí hoặc hiếm khí, sau một thời gian nhất định mới bón cho cây
trồng để diệt hết mầm bệnh và để quá trình nitrat hóa xảy ra hoàn toàn trong phân ủ
Xây dựng hệ thống hầm biogas để lấy khí sinh học làm chất đốt mà vẫn tận dụng
được nguồn phân bón sạch mầm bệnh
Ta có bảng thống kê lượng chất thải của heo và gà (Tính trên 454 kg thịt sống)
Bảng 2.13: Lượng và tính chất chất thải của heo và gà (Theo B.T.Nijaguna)
Heo Gà
Trang 35• Gh – lượng hơi nước có chứa trong không khí ẩm [kg]
• V – thể tích khối không khí ẩm đang khảo sát [m3]
b Độ ẩm tương đối ϕ:
Là tỉ số giữa lượng hơi nước hiện có trong khối không khí ẩm đang khảo sát so với lượng hơi nước có chứa trong không khí đó khi làm cho nó bão hòa ở điều kiện đẳng nhiệt
Trang 36Trong đó:
• Gh – lượng hơi nước có chứa trong không khí ẩm đang khảo sát [kg]
• Gbh – lượng hơi nước có chứa trong không khí đó khi làm cho nó bão hòa ở điều kiện đẳng nhiệt [kg]
• Gh – lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm đang khảo sát [kg]
• Gk – lượng không khí khô có trong không khí ẩm đó [kg]
e Nhiệt độ đọng sương t s ( o C):
Là nhiệt độ tại đó không khí chưa bão hòa trở thành không khí ẩm bão hòa trong điều kiện phân áp suất của hơi nước không đổi ph = const
f Nhiệt độ nhiệt kế ướt t ư ( o C)
Là giá trị nhiệt độ chỉ bởi một nhiệt kế thông thường nhưng bầu nhiệt kế được bao bọc bằng một miếng giẻ ướt
g Thể tích riêng của không khí ẩm v (m 3 /kg KKK)
Là thể tích mà không khí ẩm choán chỗ tính theo 1kg không khí khô
h Entanpi của không khí ẩm I
Là tổng entanpi của 1 kg không khí khô và d kg hơi nước
I = 1,006.t + d(2500,77 + 1,84.t) [kJ/kg KKK]
Trong đó:
• I – entanpi của không khí ẩm [kJ/kg KKK]
• t – nhiệt độ của không khí ẩm [oC]
Trang 37i Nhiệt hiện
Nhiệt hiện là một thông số trạng thái của không khí ẩm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ khối không khí đó Lượng biến đổi nhiệt hiện của không khí ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ chênh lệch nhiệt độ giữa các trạng thái
k Nhiệt ẩn
Nhiệt ẩn là một thông số trạng thái của không khí ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ chứa hơi của khối không khí đó Sự biến đổi nhiệt ẩn thể hiện qua sự thay đổi trạng thái của không khí ẩm Lượng biến đổi nhiệt ẩn phụ thuộc chủ yếu vào sự thay đổi
độ chứa hơi của không khí ẩm
2.2.4 Một số quá trình biểu diễn trạng thái không khí ẩm
a Quá trình nung nóng: (1 -> 2):
Đường 1 – 2 song song với trục hoành và đi từ trái sang phải
Nhiệt độ ở 2 cao hơn so với ở 1 nên quá trình này là quá trình nung nóng Ta có:
• t2 > t1
• ϕ2 <ϕ1
• I2 > I1
b Quá trình tạo ẩm đoạn nhiệt: (1 -> 3):
Đường 1 – 3 cùng phương với đường xác định Enthalpy nên quá trình 1 – 3 là quá trình có Enthalpy không đổi (quá trình đoạn nhiệt) I = const
c Quá trình tạo ẩm đẳng nhiệt: (1 -> 4):
Đường 1 – 4 song song với trục tung nên quá trình này có nhiệt độ không đổi t = const, ta gọi là quá trình đẳng nhiệt, do độ chứa hơi tăng nên ta có thể gọi là tăng ẩm đẳng nhiệt
Trang 38Hình 2.11: Các quá trình chuyển biến trên giản đồ trắc ẩm
Trang 39thấp độ chứa hơi Để thực hiện được công việc này, người ta cho không khí đi qua một
số thiết bị như coil lạnh (hoặc Ari Washer)
2.3 Bộ phận chính trong hệ thống
2.3.1 Hệ thống thông thoáng
Trong điều kiện mùa hè ở nước ta, nhất là ở miền Nam, nhiệt độ và độ ẩm cao, việc
áp dụng các giải pháp chống nóng là cần thiết để duy trì sức khỏe và sự phát triển cho heo Ngoài các hệ thống sử dụng thông gió cưỡng bức có khả năng tạo ra tiểu khí hậu cho heo thì với các chuồng thông gió tự nhiên cần để ý các yếu tố sau:
- Ngăn bức xạ mặt trời trực tiếp lên cơ thể heo: làm các mái che hoặc lán che mát ngoài khu vực chuồng nuôi Mái che mát nên bố trí ở khu vực cho heo vận động
- Làm mát trực tiếp cho cơ thể heo: Sử dụng hệ thống quạt thông gió hoặc hệ thống phun nước Quạt làm tăng lưu thông không khí xung quanh cơ thể (tăng đối lưu nhiệt) Phun nước làm tăng bốc hơi nước từ bề mặt cơ thể Tốt nhất là có hệ thống phun sương mù kết hợp với quạt thông gió đặt dọc lối cấp thức ăn vào mùa hè, rất hiệu quả với cả điều kiện khí hậu khô hay ẩm Tối thiểu cũng phải có hệ thống vòi phun nước
áp suất cao để tắm dội trực tiếp lên cơ thể heo vào những ngày nắng nóng
- Làm mát gián tiếp môi trường chuồng nuôi: Bằng phương pháp phun nước áp suất cao tạo sương mù trong chuồng
Hệ thống thông thoáng tự nhiên:
Trong thông thoáng tự nhiên yếu tố then chốt để tối đa năng suất vật nuôi là duy trì môi trường chuồng nuôi ổn định Nhiệt độ chuồng nuôi dao động mạnh sẽ gây căng thẳng cho vật nuôi và làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn Ngoài ra những dao động này làm cho vật nuôi tiêu hao năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể
Vì vậy cách nhiệt là yếu tố quan trọng nhất không thể thiếu trong chăn nuôi Cách nhiệt tốt sẽ làm giảm sức nóng mặt trời vào chuồng nuôi trong những ngày nắng nóng,
từ đó làm giảm nhiệt cho vật nuôi Khi thời tiết lạnh lớp mái cách nhiệt tốt sẽ giảm sự mất nhiệt và tiêu hao năng lượng để duy trì môi trường phù hợp cho đàn vật nuôi
Hệ thống thông thoáng tự nhiên bao gồm các thiết bị sau:
a Tôn cách nhiệt Polyurethane:
Trang 40Tôn cách nhiệt được sử dụng làm mái nhà để ngăn bức xạ mặt trời nhằm giảm nhiệt độ trong chuồng, mặt dưới của tôn được dán một tấm cách nhiệt Aluminum
Tiêu chuẩn kỹ thuật:
o Tỷ lệ mạ hợp kim: 54,0 % Nhôm; 44,5 % Kẽm; 1,005 % Silicon
o Khối lượng riêng: 32,13 kg/m3
Vật liệu dẫn nhiệt kém + phủ nylon
b Tấm cách nhiệt Aluminum:
Tấm cách nhiệt Aluminum được cấu tạo bởi màng nhôm phản xạ chống nóng phủ lên tấm nhựa tổng hợp chứa các túi khí cách nhiệt Lớp màng nhôm sẽ phản xạ lượng nhiệt nóng trên mái tôn, lớp túi khí có khả năng ngăn nhiệt độ còn lại