1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH VỀ CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

10 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 878,24 KB

Nội dung

Đây là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế t

Trang 1

PHỤ LỤC

TRÍCH YẾU

PHẦN 1 : TÓM TẮT TIỂU SỬ HỒ CHÍ MINH.

PHẦN 2 : CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP.

PHẦN 3 : LỊCH SỬ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH.

PHẦN 4 : CẢM NGHĨ VỀ HỒ CHỦ TỊCH.

Trang 2

TRÍCH YẾU

Mục tiêu chính của cuốn “Báo cáo chuyến đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh” chính là viết lên “Cảm nghĩ về Hồ Chủ Tịch”.Vì Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ hơn 12 vạn tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đây là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong

việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người Qua đó Tôi có thể phần nào học hỏi kinh nghiệm cũng như rèn luyện đạo đức để trở thành một người có ích cho

xã hội

Trang 3

PHẦN 1 : TÓM TẮT TIỂU SỬ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi tắt là Cụ Phó Bảng là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ông là con của 1 gia đình nông dân nghèo, chất phác Cha mẹ mất sớm, năm 4 tuổi ông phải vất vả lao động kiếm sống và có ý chí học hành Là một cậu bé hiền lành, thông minh, ham học, Nguyễn Sinh Huy được nhà nho Hoàng Xuân Đường cảm cảnh nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế Năm 1894, ông tham dự kì thi Hương và đỗ

cử nhân tại trường thi Nghệ An Ông được người cha nuôi, cũng là thầy giáo, gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ Năm 1901, ông đỗ Phó bảng Sau khi đỗ Phó bảng, ông chỉ ra làm quan một thời gian ngắn rồi bị nhà Nguyễn

cách chức do quan điểm chống tiêu cực chốn quan trường Sau khi bị cách chứ, ông và Nam bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời, được người dân mến mộ và thương tiếc Ông mất năm 1929, lăng mộ của ông nằm ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Câu nói nổi tiếng:

“Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Quan trường là nô

lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn)

Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sinh ra trong một gia đình Nho học của truyển thống của làng Hoàng Trù, Nam Đàn, Nghệ

Trang 4

Sinh Khiêm và năm 1890 là Nguyễn Sinh Cung chào đời, là lãnh tụ của Việt

Nam sau này Năm 1900, bà hạ sinh thêm một người con trai út, đặt tên là

Nguyễn Sinh Nhuận (còn gọi là Xin) Từ đó cuộc sống trở nên quá thiếu thốn,

vì vất vả, kham khổ bà bị đau ốm luôn Ngày 10 tháng 2 năm 1901, tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý bà qua đời ở tuổi 33

Người con gái đầu lòng của ông bà là Nguyễn Thị Thanh (1884-1954) hiệu là Bạch Liên Bà đã tham gia hoạt động trong phong trào Duy Tân hội của Phan Bội Châu, nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam Bà sống độc thân cho đến khi qua đời tại quê hương năm 1954, thọ 70 tuổi

Người con trai lớn của ông bà là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), tự Tất Đạt Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều năm Do hành nghề thầy thuốc và thầy địa

lý, ông còn có biệt danh là “Thầy Nghệ” Nguyễn Sinh Khiêm qua đời năm

1950, thọ 62 tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là

Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc

nông dân ở làm Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến

Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu

Trang 5

Năm 1895 Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên

Sau khi mẹ ông mất (1901), ông được đưa về Nghệ An cho bà ngoại chăm sóc một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội

Năm 1906 Nguyễn Tất Thành theo cha và Huế lần thứ 2 và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba Sau khi học xong tiểu học, tháng 9 năm 1907, Nguyễn Tất Thành vào học ở trường Quốc Học, Huế, nhưng bị đuổi vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ

Từ tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911, ông vào Phan Thiết dạy chữ Hán và chữ Quốc Ngữ cho học sinh lớp nhì tại trường Dục Thanh do một số

nhân sĩ yêu nước lập ra năm 1907 Sau đó ông vào Sài Gòn

Trang 6

PHẦN 2 : CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Cậu bé Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành được sinh ra và lớn lên trong

hoàn cảnh đen tối của dân tộc Sớm có tinh thần yêu nước, từ năm 15 tuổi Người

đã tham gia công tác bí mật, làm liên lạc cho các chiến sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành đường lối cách mạng của hai

người Do vậy, khi trưởng thành người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để xem có gì ở đằng sau những khái niệm “tự do”, “bình đẳng”,

“bác ái” mà bọn thực dân Pháp luôn rêu rao ở thuộc địa và đặc biệt là: “Tôi muốn

đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.”

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Hồ Chí Minh đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước Người đã từng nói : “vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi nghe những từ Pháp tự do – bình đẳng – bái ái và từ thuở ấy tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn nấu đằng sau những từ ấy.”

I Hoạt động Cách mạng ở nước ngoài

Với mục đích rõ ràng là ra đi để xem người khác làm rồi trở về giúp đồng bào,

mùa thu năm 1910 Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn, đến ngày 3/6/1911 Người mới xin được làm phụ bếp trên tàu La Touche Tresville với tên gọi Nguyễn Văn Ba Ngày 5/6/1911 tàu nhổ neo mang theo hoài bão đi tìm con đường cứu nước của

người thanh niên Việt Nam vừa tròn 21 tuổi Từ đó Nguyễn Tất Thành – Nguyễn

Ái Quốc trở thành người vô sản, làm bất cứ việc gì để sinh sống, đi hầu hết khắp các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi để tìm hiểu Bôn ba gần 10 năm, mãi đến khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, được đọc bản sơ thảo “Đề cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc mới tìm được “cái cần thiết cho đồng bào chúng ta hoàn toàn giải phóng” Từ chủ nghĩa yêu nước Người

đã tìm đến chủ nghĩa Mác Lê-nin Đây là bước ngoặt quan trọng trên con đường cách mạng cứu dân cứu nước của Bác, đã mở ra một thời kì đổi mới đưa cách

mạng Việt Nam vượt qua phong ba bão táp đi đến thắng lợi hoàn toàn

Mùa xuân ấy, năm 1911, Người chưa mang tên Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí

Minh Khi ấy Người vẫn mang tên là Nguyễn Tất Thành, cái tên “vào làng” mà

thân phụ của Người đặt cho Như chúng ta đều biết, ngày 2 tháng 6 năm 1911,

Nguyễn Tất Thành đã bàn với một người bạn thân về ý định ra nước ngoài của

Trang 7

mình Anh nói “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”

Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm Anh muốn đi với tôi không? Khi người bạn hỏi lấy đâu ra tiền, anh Thành đã giơ hai bàn tay lên và nói : Đây, tiền đây Chúng ta sẽ làm việc ở tàu Amiran Latuso

Torevin đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mác- Xây, Pháp Ngày 3/6/1911

Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên trên con tàu nói trên với cái tên Nguyễn

Văn Ba Hai ngày sau con tàu rời cảng đưa Văn Ba rời xa Tổ Quốc, đến ngày

6/7/1911 thì đến Mác-xây(Pháp) Theo nhiều tài liệu còn lưu giữ được của mật thám Pháp thì ngày 15-12-1911(bản sao lưu ở Bảo tàng Hồ Chí Minh) Nguyễn Tất Thành đã đến nước Mỹ Sau này, khi tiếp nhà văn Mỹ Anna Luy Xtorong, Hồ Chí

Minh đã kể lại rằng : Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của

Pháp Người này nghĩ là người Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là

Mỹ Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ, Sau khi xem xét học làm ăn ra

sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi.

Nguyễn Tất Thành ra đi vì cảm nhận nỗi đau của một dân tộc bị nô lệ Người bắt đầu từ mưu giải phóng cho đồng bào của Người, nhưng từ tinh thần nhân văn thắm đượm trong sâu thẳm huyết quản của mình Nguyễn Tất Thành đã đồng cảm với những người lao khổ, những người da đen bị phân biệt đối xử và những người phụ

nữ bị hạ nhục về tinh thần và thể xác ngay trên đất Mỹ, của hương của bức tượng

Nữ thần tự do “Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Tượng Thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ

bị chà đạp Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có

sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới”

Như vậy đó, người thanh niên 23 tuổi ấy, đón xuân trên quê hương của Nữ thần

Tự do, anh đã nhìn thấy số phận con người, cuộc đời thực của con người không bị che khuất bởi ánh sáng hào quang tỏa sáng từ tượng Nữ thần Sau mùa xuân ấy, anh Thành đã qua nước Anh rồi về Pháp, lao động, học tập, chiêm nghiệm tìm

đường

Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hằng ngày, đến công việc, nhằm mục đích tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng bằng tiếng Pháp Vì thế, nếu không biết tiếng

Pháp thì đó là trở ngại lớn nhất trên con đường cứu dân cứu nước Bác đặt ra quyết

Trang 8

Pháp rồi, Bác đã tìm sang tận đất Anh, đặt chân lên đất nước Anh, bác đã tìm ngay cho mình một công việc để làm, công việc đầu tiên của Bác là đốt lò, cào tuyết vì quá vất vả khiếm Bác ốm mất 2 tuần, Bác liền chuyển sang xin làm thuê tại khách sạn Calton Thương ngày Bác phải làm từ 8 giờ sáng tới 12 giờ, chiều từ 5 giờ tới

10 giờ đêm Bắc “thắt lưng buộc bụng” để có chút tiền mua sách vở

Phương tiện học duy nhất của Người cũng chỉ có vài quyển vở và một cây bút chì Sớm chiều Bác ra vườn hoa Haydo, nơi có nhiều cây to, cột đèn xưa để tự học

Sau này Bác tiết lộ, sở dĩ Bác thường ra đó để học “vì ở đó thời tiết rất lạnh, nên khi học sẽ không thể buồn ngủ được, có như thế mới tập trung vào học” Và theo kết quả cho biết Bác biết sành sỏi ít nhất 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha) Ngoài ra, Bác còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều

ngoại ngữ khác nữa như : Xiêm, Ý, Đức, Ả Rập, tiếng của nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam

Nguyễn Tất Thành đã len lỏi trong quần chúng cần lao, trong giới thợ thuyền,

những người nông dân nghèo khổ, đến các nông thôn hẻo lánh ở New York, Luân Đôn, Pari, Thái Lan, Trung Quốc để tìm hiểu, tham gia vận động và tổ chức các phong trào cách mạng Song, lúc đó Người chưa có điều kiện đầy đủ để bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê-nin Ở châu Âu, chủ nghĩa Mác ra đời trên 60 năm (1847-1911), nhưng trên thế giới chauw có cuộc CMXHCN nào giành được thắng lợi Những nơi mà Nguyễn Tất Thành đặt chân đến tìm hiểu, nghiên cứu cũng chưa có Đảng Cộng Sản, và trước năm 1919 Quốc tế Cộng Sản chưa ra đời Người nghiên cứu những cuộc cách mạng đã giành thắng lợi tại những nước tư bản phát triển nhất

Đó là cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng tháng 7/1789 và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân Người rất khâm phục tinh thần cách mạng ở những nước này, nhưng không thể đi theo con đường cách mạng của họ được vởi vì như Người đã nói : “Cách mệnh Mỹ cũng như cách mệnh Pháp nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ,

kỳ thực thì nó tước đoạt công nông, ngoài đó thì nó áp bức thuộc địa” Năm 1917, Người trở lại Pháp tham gia phong trào công nhân Pháp, tháng 11 năm đó, diễn ra

Trang 9

một sự kiện rung chuyển toàn thế giới, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử xã hội loài người Đó là cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại thắng lợi, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH

Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội Pháp và hoạt động

trong phong trào công nhân Pháp Đầu năm đó, Người gửi đến Hội Nghị Véc-xây (Pháp) “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam”, đòi chính phủ Pháp phải thừa

nhận các quyền tự do và bình đẳng của các dân tộc Việt Nam

Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ

phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng

Sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện trên đây đánh dấu

bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội

liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo “Người cùng khổ” ở Pháp Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê-nin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc

tế nông dân, năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và

được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam, hướng dẫn

và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông-Nam châu Á

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý

Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh chính phủ Trung Hoa Dân quốc

Năm 1925, ông thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin (thường được phiên âm là Mác–Lê-nin) vào Việt Nam Cuốn Đường Kách mệnh, mà

ông là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w