1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI HỒNG QUẢ DỨA

62 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI HỒNG QUẢ DỨA NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA: 2009 –

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN

GÂY BỆNH THỐI HỒNG QUẢ DỨA

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA: 2009 – 2013

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TƯ THỊ THU

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013

Trang 2

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN

GÂY BỆNH THỐI HỒNG QUẢ DƢ́A

Tác giả

TƢ THỊ THU

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sƣ ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giảng viên và cán bộ hướng dẫn

TS VÕ THỊ THU OANH ThS ĐẶNG THỊ KIM UYÊN

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Con xin thành kính khắc ghi công ơn nuôi dạy của cha mẹ đã cho con có được như ngày hôm nay

Trân trọng biết ơn:

TS Võ Thị Thu Oanh và ThS Đặng Thị Kim Uyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp Chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và quý thầy cô trong khoa đã chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tại trường

Lãnh đạo Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, các anh chị trong viện, đặc biệt là các anh chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Những người bạn đã chia sẻ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Cuối lời tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô Ban Giám Hiệu cùng tất cả quý Thầy, Cô Phòng, Khoa cùng ban lãnh đạo Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, các anh chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật được nhiều sức khoẻ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013

Sinh viên

Tư Thị Thu

Trang 4

TÓM TẮT

TƯ THỊ THU, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm

2013

Nghiên cứu phân lập và xác định tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa

Giảng viên và cán bộ hướng dẫn: TS Võ Thị Thu Oanh, ThS Đặng Thị Kim Uyên Thời gian thực hiện: từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013

Mục đích: phân lập được tác nhân gây bệnh hồng quả dứa và nắm được một số đặc điểm hình thái và sinh học của tác nhân gây bệnh hồng quả dứa

Đề tài được thực hiện tại: bộ môn Bảovê ̣ thực vâ ̣t - Viê ̣n Cây Ăn Quả Miền Nam

Nội dung thực hiện:

- Xác định và kiểm chứng tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa

- Xác định khoảng môi trường, pH, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh

- Xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm

Kết quả thực hiện:

Qua tần số xuất hiện cao khi phân tích mẫu bệnh trong phòng thí nghiệm, kết quả chủng tác nhân gây bệnh trở lại cây theo quy tắc Koch trên quả trong phòng và ngoài

đồng và quan sát hình thái bằng kính hiển vi đã đưa đến kết luận vi khuẩn Pantoea sp là

tác nhân chính gây bệnh thối hồng quả dứa

Các thí nghiệm trong phòng cho thấy môi trường thích hợp để nuôi cấy vi khuẩn

Pantoea sp là YDC6 Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn

Pantoea sp là 25 0C – 30 0C Khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM TẠ 2

TÓM TẮT 3

MỤC LỤC 4

DANH SÁCH CÁC BẢNG 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 10

Chương 1 MỞ ĐẦU 11

1.1 Đặt vấn đề 11

1.2 Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu 12

1.2.1 Mục đích 12

1.2.2 Yêu cầu của nghiên cứu 12

1.3 Giớ i ha ̣n đề tài 12

Chương 2 TỔNG QUAN 13

2.1 Nguồn gốc và phân loại cây dứa 13

2.1.1 Nguồn gốc 13

2.1.2 Phân loại 13

2.2 Tình hình sản xuất dứa ở trong và ngoài nước 14

2.2.1 Trong nướ c 14

2.2.2 Ngoài nước 15

2.3 Đặc tính thực vật học 15

2.3.1 Rễ 15

2.3.2 Thân 15

2.3.3 Lá 16

2.3.4 Hoa 16

2.3.5 Quả 16

2.3.6 Hạt 17

2.3.7 Chồi 17

Trang 6

2.3.8 Nhân giống dứa 17

2.4 Các yêu cầu ngoại cảnh 19

2.4.1 Nhiệt đô ̣ 19

2.4.2 Nướ c 19

2.4.3 Ánh sáng 19

2.4.4 Đất đai 20

2.5 Sâu bệnh 20

2.5.1 Bệnh thối quả, thối gốc chồi 20

2.5.2 Thối đọt và thối rễ 21

2.5.3 Bệnh thối nhũn quả 21

2.5.4 Bệnh đỏ đầu lá dứa (Wilt) 21

2.5.5 Tuyến trù ng 22

2.5.6 Rệp sáp 22

2.6 Đặc điểm của bệnh thối hồng quả dứa 23

2.6.1 Tác nhân gây bệnh 23

2.6.2 Đặc điểm loài Pantoea citrea 23

2.6.3 Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh 23

2.6.4 Triệu chứng bê ̣nh hồng quả dứa 24

2.6.5 Biện pháp phòng trừ 24

2.6.6 Một số nghiên cứu liên quan 24

2.7 Đặc điểm một số loại thuốc làm trong thí nghiệm 24

2.7.1 New Kasuran 16.6WP 24

2.7.2 Starner 20WP 25

2.7.3 Avalon 8WP 26

2.7.4 Poner 40B 27

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28

3.1.1 Thời gian thực hiê ̣n 28

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 28

3.1.3 Nội dung nghiên cứu 28

3.2 Vật liê ̣u, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 28

Trang 7

3.3 Phương pháp nghiên cứu 29

3.3.1 Thu thập và phân lập tác nhân gây bê ̣nh hồng quả dứa 29

3.3.1.1 Phương pháp thu thập mẫu 29

3.3.1.2 Phân lập tác nhân gây bệnh 29

3.3.1.3 Thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh theo Qui trình Kock’s (Koch’s postulate) 32

3.3.3 Ảnh hưởng các mức nhiệt độ khác nhau đến sự sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiê ̣n phòng thí nghiê ̣m 35

3.3.4 Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện phòng thí nghiê ̣m 36

3.4 Xử lý số liệu 37

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 Kết quả thu thập và phân lập tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa 38

4.2 Kết quả bước đầu kiểm chứng tác nhân gây bệnh theo Qui trình Kock’s 38

4.2.1 Khảo sát các dòng vi khuẩn phân lập được đối với quả ở giai đoạn sau thu hoạch ở điều kiện phòng thí nghiệm 38

4.2.2 Chủng các dòng vi khuẩn phân lập được ở giai đoạn hoa vừa nở ở điều kiện ngoài đồng 40

4.3 Kết quả thí nghiệm xác môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn Pantoea sp 41

4.4 Kết quả xác định nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn Pantoea sp ở điều kiện phòng thí nghiệm 43

4.5 Kết quả thí nghiệm xác pH thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn Pantoea sp 44 4.6 Kết quả thí nghiệm xác định hiệu lực và hiệu quả một số loại thuốc hóa học phòng trị vi khuẩn gây bệnh cây trồng đối với sự sinh trưởng của vi khuẩn Pantoea sp ở điều kiện phòng thí nghiệm 45

4.6.1 Kết quả thí nghiệm xác định hiệu lực một số loại thuốc hóa học đối với vi khuẩn Pantoea sp 45

4.6.2 Kết quả thí nghiệm xác định hiệu quả một số loại thuốc phòng trị vi khuẩn gây bệnh cây trồng đối với sự sinh trưởng của vi khuẩn Pantoea sp ở điều kiện phòng thí nghiệm 46

Trang 8

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Đề nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 51

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng quy ước tên các mẫu vi khuẩn và nguồn gốc thu thập 32 Bảng 3.2: Qui ước nghiệm thức trong thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh ở

điều kiện ngoài đồng 34

Bảng 3.3: Qui ước nghiệm thức cho thí nghiệm thuốc hóa học trong phòng 37 Bảng 4.1: Tần số xuất hiện (%) của các vi khuẩn, nấm bệnh sau khi cấy mẫu từ quả bị

bệnh 38

Bảng 4.2: Kết quả thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa theo

quy tắc Koch ở điều kiện phòng thí nghiệm thời điểm 10 ngày sau khi chủng 39

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát các dòng vi khuẩn phân lập được giai đoạn hoa vừa nở ở

điều kiện ngoài đồng 40

Bảng 4.4: Số lượng khuẩn lạc vi khuẩn Pantoea sp ở trên các loại môi trường khác

nhau ở các thời điểm 42

Bảng 4.5: Số lượng khuẩn lạc vi khuẩn Pantoea sp ở các mức nhiệt độ tại các thời

điểm theo dõi 43

Bảng 4.6: Bảng số khuẩn lạc vi khuẩn Pantoea sp ở các mức pH khác nhau tại các

thời điểm theo dõi 44

Bảng 4.7: Số lượng khuẩn lạc của vi khuẩn Pantoea sp 45

Bảng 4.8: Hiệu quả thuốc (%) ở thí nghiệm thuốc trong phòng 46

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình3.1: Triệu chứng bị thối hồng quả dứa thu thập được 31 Hình 4.1: 2 dòng vi khuẩn DU08 (a) và DU012 (b) qua nhuộm Gram 39

Hình 4.2: Hình thái vi khuẩn Pantoea sp gây bệnh thối hồng quả dứa 41

Hình 4.3: Ảnh hưởng của các loại môi trường đến sự sinh trưởng của vi khuẩn

Pantoea sp ở các thời điểm 24, 48, 72 giờ sau chủng 41

Trang 11

CV: Coefficient of Variation – độ lệch tiêu chuẩn tương đối

CFU: Colony Forming Unit

ĐC: đối chứng

MT: môi trường

NT: nghiệm thức

LSD: Least Significant Difference Test

PDA: Potato Dextro Agar

TLB: tỉ lệ bệnh

YDC6: Yeast Extract Dextrose

FAO: Food and Agriculture Organization

Trang 12

ăn tươi, chế biến xuất khẩu và lấy thân lá

Tại Việt Nam, do cây dứ a rất dễ tính , phù hợp với yêu cầu về điều kiện đất đai , chăm sóc dễ dàng, ít tốn công phòng trừ sâu bệnh so với c ác cây trồng khác, vừa phù

hơ ̣p với yêu cầu về đă ̣c điểm tự nhiên – xã hội, viê ̣c phát triển kinh tế vườn mà thành phần chủ yếu là cây ăn quả chiếm vi ̣ trí quan tro ̣ng Vì vậy, diê ̣n tích trồng dứa ngày càng được mở rộn g diê ̣n tích năm 2006 khoảng 26.000 ha đến năm 2011 tăng lên khoảng 38.854 ha (FAO)

Song song với viê ̣c mở rô ̣ng diê ̣n tích và gia tăng sản lượng thì bê ̣nh ha ̣i trên dứa cũng tăng mạnh Đặc biệt gần đây , bê ̣nh hồng quả dứa (Pink Disease of Pineapple) xuất hiê ̣n không có dấu hiệu nhận biết bên ngoài, chỉ được phát hiện sau quá trình làm nóng cần thiết trong quy trình đóng hộp: những lát dứa trở nên có màu hồng hoặc màu nâu gỉ sắt sau quá trình nung nóng Gây ảnh hưởng đến chấ t lượng dứa, gây thiê ̣t ha ̣i cho ngành công nghiê ̣p chế biến đồ hô ̣p và xuất khẩu ở nước ta Bệnh hồng quả dứa ban đầu được mô tảvào năm 1915 tại Hawaii, sau đó được tìm thấy ở Úc và Philipine Tác nhân gây ra bệnh hồng quả dứa vẫn còn mơ hồ và chưa được hiểu rõ bản chất của

sự hình thành màu của các mô quả dứa Do tính chất phức tạ p củ a vấn đề và để tìm ra biê ̣n pháp phòng trừ bê ̣nh cần làm rõ tác nhân gây bê ̣nh Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu phân lập và xác định tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa”

Trang 13

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu

- Phân lập được tác nhân gây bệnh hồng quả dứa

- Nắm được một số đặc điểm hình thái và sinh học của tác nhân gây bệnh hồng quả dứa

1.2.2 Yêu cầu của nghiên cứu

- Phân lập và định danh được các nấm, hoặc vi khuẩn gây bệnh trên quả dứa từ ngoài đồng đưa vào phòng thí nghiệm

- Nuôi cấy, làm thuần, tăng sinh khối, xác định tác nhân gây bệnh và kiểm chứng trở lại tác nhân gây bệnh

- Xác định môi trường nuôi cấy, khoảng pH và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh qua thí nghiệm trong đĩa petri ở điều kiện phòng thí nghiệm

- Xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh thối hồng quả dứa trong điều kiện phòng thí nghiệm

1.3 Giơ ́ i ha ̣n đề tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2013 đến 07/2013

Do thời gian làm đề tài có hạn nên việc phân lập tác nhân gây bệnh chỉ giới hạn ở các tác nhân là vi khuẩn gây bệnh và các nghiên cứu sau đó cũng chỉ tiến hành đối với tác nhân gây bệnh chính

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Nguồn gốc và phân loại cây dứa

2.1.1 Nguồn gốc

Cây dứa có nguồn gốc từ Nam Mỹ vào năm 1493 khi ông Christophe Colomb và đồng đội là những người Châu Âu đầu tiên tìm thấy và ăn thử quả dứa khi vào đảo Guadeloupe trong Thái Bình Dương Người ta ước đoán vào cuối thế kỷ 17 cây dứa đã được phát tán đến khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới Cây dứa được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Đường Hồng Dật, 2003)

2.1.2 Phân loại

Giới: Plantae Bộ: Poales Họ Bromeliaceae Chi Ananas Tên khoa học Ananas

comosus (L.) Merr Tên tiếng anh Pineapple

Các giống dứa đang được trồng hiện nay thuộc loài Ananas comosus (linn.) merr, các loài khác chỉ có giá trị trong việc lai giống Loài Ananas comosus được chia

làm 7 nhóm trong đó có 3 nhóm chính là: nhóm dứa Cayen, nhóm dứa Queen (Hoàng hậu) và nhóm dứa Spanish (Tây Ban Nha)

- Nhóm dứa Cayen: lá dài, gần như không có gai, chỉ có một ít gai ở chóp lá Lá

có phiến dày, lòng phiến lá sâu, có thể dài hơn 100 cm Hoa có màu xanh nhạt, hơi đỏ Cho ít chồi, chăm sóc kém có thể không có chồi cuống Quả hình trụ, mắt nông Trọng lượng quả trung bình 1,2 – 2,0 kg Khi chưa chín quả có màu xanh đen, sau đó chuyển dần sang màu đỏ lúc chín vỏ màu vàng da cam Qủa nhiều nước, mềm, ít xơ, vị ngọt, hơi chua Mẫn cảm với triệu chứng héo khô đầu lá (Wilt)

- Nhóm Queen: lá hẹp, cứng, nhiều gai ở mép, ngắn hơn Cayenne Mặt trong lá

có ba đường vân trắng hình răng cưa chạy song song theo chiều dài của phiến lá Hoa màu xanh hồng Qủa hình nón, nhiều mắt, mắt nhỏ và lồi, cứng, trọng lượng quả trung bình 1,0 kg Khi chín vỏ màu vàng, thịt quả vàng, ít chua, ít xơ thích hợp cho ăn tươi Nhiều chồi cuống, chồi nhỏ Mẫn cảm với bệnh Wilt

Trang 15

- Nhóm Spanish (Tây Ban Nha): lá mềm, dài, mép lá cong, hơi ngả về phía lưng Hoa tự có màu đỏ nhạt Qủa ngắn, hơi tròn (trụ bầu), mắt rộng, dẹp, trọng lượng quả trung bình 1,2 – 1,5 kg Khi chín vỏ quả có màu nâu đỏ, thịt quả có màu vằng trắng không đều, mắt quả sâu, ngọt, vị hơi chua, nhiều xơ, dùng ăn tươi thích hợp Kháng bệnh Wilt Chồi ngọn, có nhiều chồi cuống (Đường Hồng Dật, 2003)

Các giống trồng phổ biến ở Việt Nam:

- Dứa hoa Phú Thọ: có những đặc điểm điển hình của nhóm Queen như quả nhỏ, mắt nhỏ, lồi, gai ở rìa lá nhiều và cứng, Đây là giống nhập nội vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20 được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung Ưu điểm nổi bật: thịt quả vàng, giòn, rất thơm, chịu được đất xấu, đất chua, dễ ra hoa quả vụ Nhược điểm: quả nhỏ, năng suất nhìn chung thấp, khó chế biến thành đồ hộp

- Dứa hoa Na hoa (Hoa Bali): giống dứa này có đặc tính của nhóm mắt nhỏ, lồi, khi chín vỏ quả và thịt quả đều có màu vàng So với nhóm dứa hoa Phú Tho, lá ngắn

và to, quả cũng to hơn, bình quân trọng lượng từ 0,9 – 1,2 kg/quả Khi chín kỹ nước trong thịt quả nhiều

Ưu điểm: dễ trồng, hệ số nhân giống cao, có thể duy trì được năng suất đến vụ thứ 3 nếu được chăm sóc tốt Nhược điểm: năng suất lao động thấp, ít hiệu quả kinh tế

- Dứa Kiên Giang và dứa Bến Lức: hai giống này trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long Quả dứa Kiên Giang có hình dạng trụ, mắt quả to hơn và thịt quả có nhiều nước hơn so với dứa Bến Lức

- Dứa Cayen Chân Mộng: phần lớn lá không có gai (chỉ có có một ít ở đầu mút lá), lá dày, lòng máng sâu, có mặt phấn ở mặt dưới nhất là lá ở phía gốc Ưu điểm là cho năng suất cao, quả to, chất lượng tốt (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002)

2.2 Tình hình sản xuất dứa ở trong và ngoài nước

2.2.1 Trong nươ ́ c

Ở Việt Nam , dứa được trồng khá phổ biến phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang Theo tài liệu hội thảo ở Viện cây ăn quả miền Nam tính đến tháng 6/2002 diện tích dứa cả nước đạt 37.800 ha Sản lượng dứa tươi sản xuất của cả nước trong 3 năm gần đây giao động 263 – 316 nghìn tấn/năm, trong đó đồng bằng sông Cửu Long chiếm gàn 71 % sản lượng dứa cả nước Trong những năm 1996 – 2001 thì sản xuất dứa của nước ta nói chung và của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang phục hồi dần, thị

Trang 16

trường xuất khẩu được mở rộng trong sự cạnh tranh gây gắt của các nước xuất khẩu dứa Tốc độ tăng về sản lượng dứa của cả nước trong những năm này đạt 10,7 % năm Theo số liệu của Tổng công ty rau quả Việt Nam (VEGETEXCO), năm 2000 tổng công ty đã xuất khẩu được 4.967 tấn, năm 2001 đạt 5.269 tấn (trích dẫn bởi Dương Quang Ngọc, 2005)

tạo ra trong năm 2010 đạt 477.200 tấn (FAO, 2012)

2.3 Đặc tính thực vật học

Dứa là mô ̣t cây thân thảo lâu năm Sau khi thu hoa ̣ch quả , các mầm nách ở thân tiếp tu ̣c phát triển và h ình thành cây mới giống như cây trước Dứa có thể hình thành quả liên tục qua nhiều thế hệ , nhưng trong thực tế các lứa thứ 2 và thứ 3 thường cho năng suất thấp nên người ta không để dứa thu hoa ̣ch các lứa sau

2.3.1 Rễ

Dứ a thường có các loa ̣i rễ sau:

- Rễ cái và rễ nhánh mọc từ phôi

- Rễ bất định mo ̣c ra từ các mầm rễ

Rễ dứa mo ̣c ca ̣n , hê ̣ thống rễ thường tâ ̣p trung ở tầng đất mă ̣t 10 – 26 cm và lan

rô ̣ng ra chung quanh đến 1 m Rễ dứa thuô ̣c lo ại háo khí ưa đất xốp và thoáng Hàm lươ ̣ng nước trong đất 10 – 20 %, pH 4,0 – 4,5 thích hợp ch o sự phát triển của bô ̣ rễ , nhiệt độ thích hợp nhất cho rễ là 29 0C – 31 0C từ 39 0C – 43 0C rễ ngừng sinh trưởng (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002)

2.3.2 Thân

Thân thể hiê ̣n khả năng phát triển của cây Thân mâ ̣p ngắn là cây khỏe, ngược la ̣i thân dài, bé là cây yếu Thân dứa trưởng thành cao 20 -30 cm, đường kính 3 -7 cm,

Trang 17

trung tâm thân là mô ̣t mô rỗng , mềm, chứa nhiều tinh bô ̣t Phía ngoài trung tâm là một lớp mô bào có các bó ma ̣ch dẫn chứa nhiều chất xenluloza Ngoài cùng là một lớp biểu

bì Trên thân có chia nhiều lóng và đốt Ở đốt thân (nơi lá đính vào ) có mang những mầm ngủ Ở điều kiện nhiệt độ từ 25 0

C trở lên, thân mọc khỏe Dưới 5 0

C đỉnh thân

và gốc lá xuất hiện những vết do cháy rét Nếu thời tiết la ̣nh và có mưa kéo dài thì đỉnh, rễ, thân bi ̣ thối (Đường Hồng Dật, 2003)

2.3.3 Lá

Lá mọc trên thân theo hình xoắn ốc, phiến lá dày, bề ngang he ̣p và dài Lá không

có cuống Mă ̣t lá và lưng có m ột lớp phấn trắng hoă ̣c mô ̣t lớp sáp có tác du ̣ng làm giảm độ bốc hơi cho lá

Số lươ ̣ng lá, hình dạng lá và rìa lá có gai hay không là mô ̣t trong những tiêu chí

để phân biệt các giống dứa Hình dáng lá thay đổi tùy theo vị trí của chúng trên thân và tùy theo độ tuổi của chúng Mô ̣t cây dứa trưởng thành có 60 – 70 lá Không tùy thuô ̣c vào giống, nếu diê ̣n tích lá lớn thì quả to, ngược la ̣i lá nhỏ thì quả bé (Trần Thế Tục và

Vũ Mạnh Hải, 2002)

2.3.4 Hoa

Dứa là cây có hoa lưỡng tính , gồm 1 lá bắc, 3 lá đài, 3 cánh hoa, 6 nhị đực xếp thành 2 vòng, 1 nhị cái có 3 tâm bì và bầu ha ̣

Cánh hoa màu xanh , đỏ tía, gốc có màu trắng nha ̣t , trên mă ̣t cánh có nhiều vảy

Cả tràng hoa có dạng một ống dài , hơi loe ở phía đầu , ở giữa lồi lên 3 núm nhụy có màu tím mờ của vòi nhụy Ba tuyến mâ ̣t thông ra gốc vòi nhu ̣y qua các ống dẫn Hoa trong cùng mô ̣t giống trồng tro ̣t thì không thu ̣ tinh được , trừ khi lai với các giống khác Nếu thu ̣ tinh mỗi quả dứa có thể cho đến 3.000 hạt

Ở nhiệt độ không khí 13 0

C hoa không nở , từ 16 0

C trở lên hoa mới bắt đầu nở Trong một năm dứa có thể ra hoa nhiều vu ̣, ở các tỉnh phía Bắc dứa ra hoa vào tháng 2 – 3 là chính, ở các tỉnh ĐBSCL, vụ chính từ tháng 6 – 7 dương li ̣ch (Trần Thế Tục và

Vũ Mạnh Hải, 2002)

2.3.5 Quả

Quả dứa là một loại quả kép do 100 – 150 quả đơn hợp lại mà thành Hình dáng quả và mắt quả (quả đơn) thay đổi tùy thuô ̣c vào giống Phần quả ăn được chính là tru ̣c của chùm hoa và lá bắc phát triển mà có Sau khi hoa tàn quả bắt đầu phát triển Từ khi

Trang 18

trổ hoa đến thu hoach kéo dài 3 tháng (nhóm Queen) Nhiê ̣t đô ̣ thích hợp cho quả chín

và Vũ Mạnh Hải, 2002)

2.3.7 Chồi

Cây dứa có các loa ̣i chồi sau:

- Chồi ngọn: mọc ra ở đầu ngọn quả, mang nhiều lá , lá nhỏ, ít cong lòng máng , gốc chồi thẳng Trồng bằng chồi ngo ̣n lâu thu hoa ̣ ch (khoảng 18 tháng) Có thể dùng mầm ngủ trên chồi ngo ̣n để nhân giống (phương pháp nhân giống bằng lá)

- Chồi thân: mọc ra từ mầm ngủ trên thân , thườ ng xuất hiê ̣n sau khi cây me ̣ đã ra hoa, có 1 – 2 chồi Chồi to khỏe , ít lá, lá dài cứng , tán chồi ngọn Chồi thân dùng để thay thế cây me ̣ ở mùa gốc (từ vu ̣ 2) Trồng thân mau thu hoa ̣ch, khoảng 12 tháng

- Chồi cuống: mọc ra từ mầm ngủ trên cuống quả , ngay sát dưới đáy quả Hình dạng hơi giống c hồi thân nhưng nhỏ hơn , gốc chồi cong, phình to (giống da ̣ng quả ) Thời gian thu hoa ̣ch khoảng từ 16 – 18 tháng Trong sản xuất lớn thường dùng loa ̣i chồi này vì có số lượng nhiều

- Chồi ngầm: mọc từ phần thân dướ i mă ̣t đất hoă ̣c nơ i cổ rễ Chồi có lá dài, hẹp, mọc yếu Trồng lâu thu hoạch, khoảng 18 – 20 tháng (Đường Hồng Dật, 2003)

2.3.8 Nhân giống dứa

Có 4 cách nhân giống:

- Tách chồi từ vườn sản xuất, giâm chồi ngọn và chồi cuống khi trên các vườn đã

có quả và sau thu hoạch quả Được áp dụng phổ biến trong sản xuất vì dễ làm Thường

sử dụng chồi cuống và chồi thân để trồng Tách chồi ở vườn sản xuất sau khi đã thu hoạch quả ở các vụ 1, 2, 3

- Nhân giống bằng thân:

Phương pháp này ít phổ biến, được áp dụng trong trường hợp rất thiếu chồi Nguyên tắc là kích thích các mầm ngủ trên thân cây mẹ phát triển thành chồi

Trang 19

Chồi mọc cao > 20 cm thì có thể đem trồng

Thu hoạch trái sau 20 tháng

- Phương pháp nhân giống bằng lá:

Dùng lá chồi ngọn hay chồi thân để giâm

Môi trường giâm là cát hay trấu Làm giàn che mưa nắng

Dùng dao nhỏ tách từng lá kèm theo một phần thân có mầm ngủ ở đáy lá Xử

lý thuốc sát khuẩn rồi đưa vào môi trường giâm với khoảng cách 10 x 10 cm, sâu 1 – 1,5 cm, tưới nước ấm thường xuyên

Khi chồi mọc dùng phân NPK tưới định kỳ, chồi mọc cao 10 cm thì đưa ra líp giâm tiếp tục đến khi đạt được kích thước thích hợp thì đem trồng

Thu hoạch trái sau 20 – 24 tháng sau trồng

- Nhân giống bằng hạt:

Xử lý hạt trước khi gieo băng dụng dịch acid H2SO4 nồng độ 1 % trong 20 phút

Do cây con từ phôi hạt phát triển chậm, yếu nên phương pháp này chỉ dùng trong công tác lai tạo

Tiêu chuẩn chọn giống dứa: loài dứa có sức sống cao, từ khi thu hoạch đến khi trồng phải ngắn ngày, sức kháng sâu bệnh tốt, lá không gai, ngắn, rộng, quả hình trụ, mắt dẹp, màu quả đẹp, cuống quả ngắn, chắc ít lá, thịt quả chắc, màu đẹp không xơ, hàm lượng chất khô cao, hàm lượng acid trung bình, hàm lượng vitamin C cao, thành lập chồi cuống, chồi thân sớm nhưng ít (1 – 2 chồi) (Chu Thị Thơm và Phạm Thị Lài, 2005)

Trang 20

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), có 4 cách nhân giống:

- Tách chồi từ vườn sản xuất, giâm chồi ngọn và chồi cuống khi trên vườn đã có

quả và sau thu hoạch quả

- Tách chồi ở vườn sản xuất sau khi đã thu hoạch quả ở các vụ 1, 2, 3

- Giâm thân cây dứa, trồng siêu dày bẻ quả để nuôi chồi

- Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào

2.4 Các yêu cầu ngoại cảnh

2.4.1 Nhiê ̣t đô ̣

Nhiê ̣t đô ̣ bình quân hàng năm thích hợp với cây dứa là 24 – 27 0

C, dứ a rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp Phản ứng với nhiệt độ thấp ở các giống dứa không giống nhau Các giống nhóm Cayen kém chi ̣u nhiê ̣t đô ̣ thấp so với các giống nhóm dứa Queen Các giống dứa ta chi ̣u rét khá hơn Nhiê ̣t đô ̣ có ảnh hưởng đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng đến quá trình hình thành và chín của quả Nếu quả chín vào thời kỳ la ̣nh và ẩm , đô ̣ chiếu sáng yếu thì quả thường bé , không cân đối , mã quả xấu, ăn rất chua, hàm lượng đường thấp và nhiều trường hợp xuất hiê ̣n vết nâu trong ruô ̣t quả Nếu nhiê ̣t đô ̣ cao từ 38 0

C trở lên, quả bị nám

2.4.2 Nươ ́ c

Sau nhiê ̣t đô ̣, nước là nhân tố quyết đi ̣nh cho sự phát triển của cây dứa Lượng mưa hàng năm và phân bố mưa qua các tháng là hai yếu tố quan trọng Lươ ̣ng mưa hàng năm thích hợp là 1000 – 1500 mm, sự phân bố lươ ̣ng mưa ở các tháng trong năm

có ý nghĩa hơn nhiều so với tổng lượng mưa hàng năm Dứ a là cây cần nhiều nước nhưng không chi ̣u ngâ ̣p úng Mô ̣t cây dứa trong 24 giờ bốc thoát mô ̣t lượng nước bằng

6 % khối lượng cây dứa 12 tháng tuổi (nă ̣ng khoảng 5 kg)

2.4.3 Ánh sa ́ ng

Dứa thích ánh sáng tán xa ̣ hơn ánh sáng trực xa ̣ Lượng chiếu sáng thích hợp làm tăng năng suất , cải thiện phẩm chất năng cao hương vị của dứa Thiếu ánh sáng cây mọc yếu, quả nhỏ, khả năng ra quả thấp Với giống Cayen, lượng ánh sáng giảm 20 % thì sản lượng giảm 10 % Độ chiếu sáng ảnh hưởng đến màu sắc quả Độ dài ngày ảnh hưởng đến sinh trưởng của dứa

Trang 21

2.4.4 Đất đai

Dứa có bộ rễ phát triển yếu , 90 % số lượng rễ tâ ̣p trung ở lớp đất mă ̣t 0 – 30 cm

và cách gốc 40 cm Do đó, để dứa phát triển tốt cần có đất tươi xốp, thoáng, có kết cấu hạt, không có nước đo ̣ng trong mùa mưa

Hiê ̣n nay, ở nước ta dứa được tr ồng trên nhiều loa ̣i đất khác nhau : đất đỏ bazan, đất đá vôi, đất đỏ vàng, đất phèn, Các giống dứa khác nhau có yêu cầu pH đất khác nhau Giống Cayen trơn yêu cầu pH 5,6 – 6,0, giống dứ a tây nhóm Queen có thể chi ̣u sinh trưởng tốt trên đất phèn có đô ̣ pH = < 4,0, nhóm dứa ta nhóm Spanish đỏ yêu cầu

pH 4,5 – 5,0

Các loại đất sau một thời gian trồng dứa có kết cấu xấu đi , dung tro ̣ng đất tăng ,

đô ̣ xốp giảm, đô ̣ ẩm cực đa ̣i thấp, khả năng giữ nước thấp và thấm nước kém dần Hàm lươ ̣ng mùn và đa ̣m giảm, pH, KCL giảm, nhóm di động tăng lên Vì vậy, đất trồng dứa cần đươ ̣c luân canh và có chế đô ̣ canh tác thích hợp (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002)

2.5 Sâu bê ̣nh

2.5.1 Bê ̣nh thối quả, thối gốc chồi

Tác nhân: do nấm Thielaviopsis paradoxa gây ra

Bê ̣nh xảy ra trên quả, chồi hay lá Nấm xâm nhiễm qua mă ̣t cắt của cuống quả khi thu hoa ̣ch , lan dần vào quả gây thối Hoă ̣c xâm nhiễm qua c ác vết bầm dập ở quả khi thu hoa ̣ch hoă ̣c chuyên chở, hoă ̣c do các lá va cha ̣m nhau

Triê ̣u chứng: quả có đốm úng hình nón , chuyển dần sang màu vàng rồi đen và thối rất nhanh Vết bê ̣nh có mùi thơm nhe ̣ Khi nấm xâm nhiễm vào mă ̣t cắt ở đáy chồi sẽ làm chồi bị thối đen Lá bị bệnh có những đốm xám , viền nâu Đốm bệnh sẽ biến dần sang màu nâu nha ̣t hoă ̣c xám trắng sau đó khô đi làm lá biến da ̣ng Nhiê ̣t đô ̣ thích

hơ ̣p cho nấm bê ̣nh phát triển từ 24 – 27 0

C và ẩm độ cao > 90 %

Cách phòng trị: tiêu hủy các cây bi ̣ nhiễm bê ̣nh , trồng chồi sa ̣ch bê ̣nh, xử lý chồi trước khi trồng bằng các thuốc gốc đồng như Bordeaux , Kasuran, Thu hoạch nhe ̣ nhàng tránh xây xát , bầm dâ ̣p , tránh chất đố ng (Lê Văn Phong và Nguyễn Bảo Vê ̣ , 2011)

Trang 22

2.5.2 Thối đo ̣t và thối rễ

Tác nhân : bê ̣nh thối đo ̣t do nấm Phytophthora parasitica và thối rễ do nấm

Phytophthora cinnamomi gây ra

Triê ̣u chứng: bê ̣nh thối đo ̣t xảy ra trên lá no n, lá mất tín h trương nước và cong , sau đó lá héo khô và có màu đỏ vàng hay nâu Gốc lá và ngo ̣ n thân bi ̣ thối nhũn , có mùi hôi Bê ̣nh trên rễ làm rễ bi ̣ thối đen, thường thấy ở chân đất thấp thoát thủy kém Cách phòng trị: thoát thủy tốt ở đất trồng dứa, xử lý chồi trong các dung di ̣ch gốc đồng như Bordeaux , Coper Zinc Chồi thân có tính kháng bê ̣nh cao hơn chồi cuống Tránh vun gốc hoă ̣c làm cỏ trong mùa mưa (Lê Văn Phong và Nguyễn Bảo Vê ̣, 2011)

2.5.3 Bê ̣nh thối nhũn quả

Tác nhân: do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra

Triê ̣u chứng: bê ̣nh thường xuất hiê ̣n khi tồn trữ quả trong các kho vựa hoă ̣c trên quả chín ngoài đồng Bê ̣nh gây thối nhanh , trong vòng 24 giờ có thể thối hoàn toàn quả Bên trong thi ̣t quả có những lỗ hổng to , thịt rời rạc trong khi vỏ ngoài vẫn bình thường Bê ̣nh phá hoa ̣i nă ̣ng trong mùa mưa

Cách phòng trị : loại bỏ ngay các quả bê ̣nh Thu hoa ̣ch và vâ ̣n chuyển nhe ̣ tránh xây xát, bầm dâ ̣p Bảo quản tốt (Chu Thị Thơm và Phan Thị Lài, 2005)

2.5.4 Bê ̣nh đỏ đầu lá dƣ́a (Wilt)

Bệnh đỏ đầu lá dứa có biểu hiện triê ̣u chứng biến đổi thất thường, có quan hệ với mật độ rệp sáp, thờ i tiết và hê ̣ gen của dứa

Triệu chứng bê ̣nh: lá trong từ hàng thứ ba tính từ tâm (nõn) chuyển màu đỏ đồng, sau chuyển màu hồng tươi và vàng , sau đó lá hàng thứ 4, 5 cong ra phía ngoài , rìa vàng, cuối cùng lá ngo ̣n cuốn la ̣i , héo, màu vàng tối Rễ nhiễm bi ̣ hư ha ̣i , khi nhổ lên thấy phần vỏ rễ tách ra kh ỏi phần lõi như cái ống Ở một số ruộng , số cây bi ̣ héo lên tới 50 % Từ khi nhiễm virut cho tới khi biểu hiê ̣n triê ̣u chứng bê ̣nh ra mất từ 1 đến 3 tháng

Triê ̣u chứng trên lá từ khi bị nhiễm đến lúc xuất hiện thay đổi theo tuổi cây Khi

bị nhiễm triệu chứng héo , cây vẫn có thể ra hoa , phát triển quả nhưng quả nhỏ và thường chín héo, phẩm chất kém Dứa vu ̣ gốc thường nă ̣ng hơn vu ̣ tơ

Trang 23

Nguyên nhân: bê ̣nh do virus Pineapple Mealybug Wilt associated Virus

(PMWaV) gây ra Virus có thể tìm thấy ở lá đã tách ra khỏi cây sau 15 ngày (trích dẫn Nguyễn Thái Quỳnh Như, 2005)

ở rễ là con đường cho các loại nấm, vi khuẩn khác xâm nhâ ̣p và phá hoa ̣i rễ

Cách phòn g tri ̣: rải Fura dan liều lươ ̣ng 20 – 30 kg/ha, đi ̣nh kỳ 2 tháng/lần (Lê Văn Phong và Nguyễn Bảo Vê ̣, 2011)

2.5.6 Rê ̣p sáp

Sau khi trứng nở , ấu trùng phát triển qua 3 tuổi trong vòng 30 – 40 ngày trước khi thành trùng Rê ̣p sáp thườn g tâ ̣p trung ở gốc các lá già và cả đất chung quanh rễ Viê ̣c lây lan thường do kiến sống cô ̣ng sinh ăn chất bài tiết của rê ̣p , mang rệp từ nơi này sang nơi khác Khi trên cây có >10 con cái và khoảng 200 – 300 ấu trùng đủ tuổi mói đủ sức làm cây héo ru ̣i, trường hợp nă ̣ng có thể có 1.000 con/cây

Cách phòng trị: chọn chồi giống từ cây me ̣ khỏe ma ̣nh không có r ệp sáp và xử lý giống bằng dung di ̣ch Bi - 58 hoă ̣c Supracide nồng đô ̣ 0,25 % Mô ̣t số tài liệu cho biết nhóm dứa Tây Ban Nha có khả năng kháng được triệu chứng héo khô đầu lá Nên tiến hành phun thuốc lưu dẫn khi phát hiện có khoảng < 10 con cái và mô ̣t số ấu trùng trên cây Diê ̣t kiến bằng Basudin hoă ̣c Furadan để tránh lây lan

Ngoài rệp sáp ra, một số vùng trồng dứa ở Việt Nam còn có một đối tượng gây

hại là một loài sâu non có tên khoa học là Adoretus chinensis Thanber thuộc họ

Scarebicideae bộ cánh cứng (Coleopera) Loại côn trùng này trực tiếp phá hoại rễ, tạo

Trang 24

vết thương cơ giới, tuyến trùng và nấm bệnh (chủ yếu là nấm Thiellaviopsis paradoxa)

xâm nhập sinh sống và sinh sản, gây hiện tượng thối đen thân chồi dứa, làm vườn dứa tàn lụi nhanh chóng (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002)

2.6 Đặc điểm của bệnh thối hồng quả dƣ ́ a

2.6.1 Tác nhân gây bệnh

Theo Kado (2003), bệnh hồng quả dứa ban đầu được mô tả vào năm 1915 tại

Hawaii, tác nhân khi đó vẫn còn mơ hồ do bê ̣nh không có biểu hiê ̣n rõ ràng ở bên ngoài và chưa hiểu rõ bản chất của sự hình thành màu hồng của các mô quả dứa Trong các loài vi khuẩn được xác đi ̣nh có liên quan đến bê ̣nh hồng thi ̣t quả dứa gồm :

Gluconobacter oxydans, Acetobacter aceti và Erwinia herbicola thì Erwinia herbicola

là loài bị nghi ngờ nhất Erwinia herbicola là một thành viên của họ

Enterobacteriaceae có chứa một số tác nhân gây bệnh được biết đến trong chi

Brenneria, Erwinia và Pantoea Gần đây, việc sử dụng phương pháp tiếp cận di truyền

học phân tử, tác nhân của bệnh hồng quả dứa được xác định là Pantoea citrea

2.6.2 Đặc điểm loài Pantoea citrea

Pantoea citrea là vi khuẩn hình que, Gram (-), hiếu khí, không hình thành bào tử, phát triển trên môi trường thạch dinh dưỡng và môi trường thạch đậu nành, khuẩn la ̣c mịn, sáng lấp lánh, hơi mờ, không có chất nhầy, trở thành màu nâu sẫm màu khi già

Pantoea citrea phát triển dễ dàng trong nước dứa cũng như trong mô quả dứa tươi

Không giống các loài Pantoea khác, Pantoea citrea không thể sử dụng citrate tartrat

Côn trùng được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến các tác nhân gây bệnh hồng quả dứa (Kado, 2003) Theo Bunji Kageyama và ctv (1992), khoảng nhiệt độ 20 – 34 0C và khoảng pH 6 – 7,5 là thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn

Pantoea citrea

2.6.3 Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

Bê ̣nh xuất hiê ̣n khi hoa nở trong điều kiê ̣n thời tiết la ̣nh hoă ̣c vào mùa mưa , lúc nhiê ̣t đô ̣ khoảng 18 0

C và ở quả trưởng thành khi nhiê ̣t đô ̣ không khí quá 29 0

C Hine ở Philippines chứng minh: điều kiê ̣n khô ha ̣n trước khi ra hoa kết hợp với mưa khi hoa

trổ sẽ làm tăng tỉ lê ̣ bê ̣nh Theo Rohrbach K G và ctv, vi khuẩn Pantoea citrea không

tồn ta ̣i ở nhiê ̣t đô ̣ trên 38 0

C (Kado, 2003)

Trang 25

2.6.4 Triê ̣u chứng bê ̣nh hồng quả d ứa

Các mô bị nhiễm sẽ như úng nước nhưng không nhũn, mềm mục nát Các mô bị nhiễm bệnh có màu hồng hoặc màu nâu gỉ sắt sau quá trình làm nóng cần thiết để đóng

hô ̣p (Kado, 2003)

2.6.5 Biê ̣n pháp phòng trừ

Sử dụng thuốc trừ sâu được xác định trên giả định rằng một hoặc nhiều côn trùng lan truyền vector mầm bệnh bệnh hồng quả từ hoa này sang hoa khác Mặc dù không

có bằng chứng thực nghiệm cho rằng côn trùng trực tiếp truyền vi khuẩn Pantoea

citrea nhưng mối tương quan tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi giảm lượng thuốc trừ sâu

xuống nên xu hướng cho rằng giả định này là chính xác

Lai ta ̣o giống kháng Kỹ thuật di truyền cũng đang được xem xét Gen được sử dụng để giảm bề mặt dẫn đến hình thành 2,5-diketogluconate và gen được sử dụng để

ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Pantoea citrea trong mô quả là một số ví dụ có thể

được kết hợp trong dứa chuyển gen

Theo Kado (2003), phòng trừ bằng các chủng kiểm soát sinh học hứa hẹn nhất, ví

dụ như Bacillus gordonae 2061R làm giảm tỷ lệ mắc bệnh kết hợp với thuốc trừ sâu

2.6.6 Một số nghiên cứu liên quan

a Trong nước

Hiện nay, trong nước bệnh hồng thịt quả dứa mới xuất hiện nhiều nên nghiên cứu liên quan còn hạn chế

b Ngoài nước

Bệnh hồng thịt quả dứa được Lyon phát hiện lần đầu tại Hawai năm 1915 và sau

đó xuất hiện tại các nước Australia, Philippines, Nam Phi và Đài Loan Tính mẫn cảm của cây chịu ảnh hưởng bởi giống Có ít nhất 3 loài vi khuẩn liên quan đến bệnh hồng

quả dứa thuộc các chi Erwinia, Gluconobacter và Acetobacter Loài Erwinia herbicola gần đây được mô tả giống như loài Pantoea citrea, cơ sở để tách loài này được tìm

thấy tại Philippines Loài này tồn tại trong tự nhiên là vi khuẩn lên men thuộc chi

Gluconobacter và Acetobacter (trích dẫn bởi Bartholomew và cs., 2003)

2.7 Đặc điểm một số loại thuốc trong thí nghiệm

2.7.1 New Kasuran 16.6WP

Hoạt chất: Kasugamycin 0,6 % + Copper oxychloride 16 %

Trang 26

Theo công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt nam thuốc có:

Đặc điểm :

- Đặc trị nhiều loại nấm bệnh và vi khuẩn hại cây trồng

- Hiệu quả cao đối với bệnh héo rũ hại rau, bênh rỉ sắt hại đậu và bệnh bạc lá lúa

- Có khả năng lưu dẫn mạnh và nhanh vào thân cây

Đặc tính:

New Kasuran 16.6WP là sự phối hợp 2 hoạt chất từ một chất kháng sinh có tác dụng nội hấp (lưu dẫn) mạnh và một chất có tác dụng tiếp xúc, do đó nó có khả năng phòng ngừa rất cao

Công dụng:

- Trên lúa, phòng trừ bệnh khô vằn , đạo ôn, bạc lá, thối hạt do vi khuẩn

- Trên các loại cây trồng khác, phòng trừ bệnh héo rũ, thối nhũn, sương mai,

phấn trắng, thán thư, gỉ sắt hại rau, đậu, thuốc lá, chè Bệnh giác ban trên bông, loét cam quýt

Cách dùng :

- Trên các loại cây trồng rau, đậu liều dùng 20 – 40 g/16 lít nước

- Trên lúa 40 – 80 g/16 lít nước

- Phun 2 – 2,5 bình/100 m2.

2.7.2 Starner 20WP

Hoạt chất: Oxolimic acid 20 %

Theo công ty TNHH hóa chất SUMITOMO, Starner 20WP có:

Trang 27

Cách dùng:

- Lúa (bị bệnh bạc lá lua, đen lép hạt lúa) pha 10 gr với 8-10 lít nước, phun 3 bình cho 500 m2, phun ướt đều thân, lá Thời điểm phun: khi mép ngọn lá lúa có vết bệnh xuất hiện, đặc biệt khi lúa làm đòng trổ bông, nên phun thêm lần 2 khi trổ xong, nếu nặng có thể tăng liều 1,5-1,7 lần Bệnh đen lép hạt phun 5 bình/500 m2

- Thối nhũn bắp cải và bệnh do vi khuẩn khác: Pha 10 g cho bình 8 – 10 lít

- Avalon 8WP còn pha chung đươ ̣c với nhiều loa ̣i thuốc khác , kể cả phân bón lá không chứa đa ̣m, phun mô ̣t lần để tiết kiệm chi phí

Công dụng: Đặc trị bệnh bạc lá (cháy bìa lá) và đốm sọc vi khuẩn (sọc trong) hại lúa, héo do vi khuẩn trên cam, đốm đen xì mủ quả xoài, đốm cành thối quả do vi khuẩn trên thanh long, héo xanh do vi khuẩn trên cà chua

Cách dùng:

- Bệnh cháy bìa lá lúa, đốm sọc trong pha 25 g/ bình 16 lít nước Liều lượng 0,5

– 0,65 kg/ ha Phun khi bệnh vừa mới xuất hiện, phun ướt đều toàn bộ lá

- Bệnh đốm cành, thối quả do vi khuẩn trên thanh long pha 15 – 25 g/ bình 16 lít

nước Phun khi bệnh vừa mới xuất hiện, phun ướt đều hết toàn bộ cây trồng

- Bệnh loét do vi khuẩn trên cam, đốm đen xì mủ quả trên xoài pha 25 g/ bình 16

lít Phun bệnh vừa mới xuất hiện, phun định kỳ 15 – 20 ngày/lần Nếu bệnh nặng phun nhắc lại 7 ngày/lần

- Bệnh héo xanh do vi khuẩn trên cà chua pha 25 g/bình 16 lít, 1 kg/ha

Trang 28

2.7.4 Poner 40B

Hoạt chất: Streptomycin 40 %

Đặc điểm: viên sủi, 5 g

Đặc trị: bệnh thối nhũn do vi khuẩn trên cây trồng

Cách dùng: pha 1 viên 5 g vào 20 lít nước, tưới phun cho 500 m2

Trang 29

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian thư ̣c hiê ̣n

Thời gian thực hiê ̣n được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Mẫu được thu thập từ các vườn dứa (khóm) của nông dân ở Tân Phước – Tiền Giang và Vị Thanh – Hậu Giang

Phân lâ ̣p mẫu và các thí nghiê ̣m được thực hiê ̣ n ta ̣i Bô ̣ môn Bảo vê ̣ thực vâ ̣t -

Viê ̣n Cây Ăn Quả Miền Nam

3.1.3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định và kiểm chứng tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa

- Xác định môi trường, pH, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh

- Xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh thối hồng quả dứa trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.2 Vâ ̣t liê ̣u, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu

- Cân điện tử, bếp gas, máy hấp khử trùng bằng hơi nước nóng (121 0C trong 90 phút), máy sấy khử trùng bằng nhiệt độ khô (180 0

C), lò viba, tủ cấy mẫu, tủ nhiệt độ, máy đo pH, máy lắc ống nghiệm, kính hiển vi quang học, bông gòn loại thấm và không thấm nước, bình tam giác, đĩa petri, túi mủ, lame, lamel, dao cấy, giấy thấm, que chuyền, que chan, giấy bạc, cồn 70 % và 90 %, cốc đong 500 ml, bình xịt, găng tay, Micropippet, đầu col

- Cây dứa và quả dứa thuộc giống Queen

- Các môi trường dùng cho phân lập và thí nghiệm:

+ Môi trườ ng YDC6(Yeast extract dextrose): 10 g Yeast extract; 20 g Dextrose;

20 g CaCO3; 20 g Agar; 1000 ml H2O

Trang 30

+ Môi trường YDC6 cải tiến: 10 g Yeast extract; 20 g Dextrose; 20 g CaCO3; 20

g Agar; 10 ml dung dịch dứa; 1000 ml H2O

+ Môi trường PDA: 200 g khoai tây; 10 g đường; 15 g Agar; 1000 ml H2O

+ Môi trường ISP4: 10 g tinh bột tan; 1 g K2HPO4; 1 g MgSO4; NaCl 1g; 2 g CaCO3; 2 g (NH4)2SO4; 20 g Agar; 1000 ml H2O

+ Môi trường NA: 5 g Peptone; 3 g Beef extract; 1 g Sodium chloride; 18 g Agar; 1000 ml H2O

+ Môi trường King’s B: 20 g Peptone, 1,5 g K2HPO4, 1,5 g MgSO4.7H2O, 18 g Agar; 15 ml Glycerin; 1000 ml H2O

- Hóa chất nhuộm Gram gồm: Crystal Violet, cồn 70 0, cồn 90 0, Lugol, Safranine

3.3 Phương pha ́ p nghiên cứu

3.3.1 Thu thập và phân lâ ̣p tác nhân gây bệnh hồng quả dứa

3.3.1.1 Phương pha ́ p thu thập mẫu

+ Quan sát bao quát và chọn ngẫu nhiên những quả ở giai đoạn trưởng thành

+ Kiểm tra các cây lấy quả, ghi lại các triệu chứng quan sát được

+ Thảo luận với chủ vườn, thu thập thêm các thông tin chung về tình hình canh tác của vườn

Phân biệt triệu chứng gây hại (của côn trùng, nấm, vi khuẩn) theo phương pháp

Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), Burgess & cs (bản dịch Phan Thúy Hiền, 2009)

3.3.1.2 Phân lập tác nhân gây bệnh

- Phân lập tác nhân nấm theo phương pháp của Nguyễn Văn Tuất (2002) chẩn đoán tác

nhân gây bệnh bằng kính hiển vi quang học

Mẫu quả thu thập được được xử lý, nuôi cấy, làm thuần, tăng sinh khối theo phương pháp của Roger & cs (2005)

Trang 31

Mẫu bệnh được cắt bỏ vỏ, tách ra làm 2 phần (bên ngoài và phần lõi bên trong có thịt quả); một phần thịt quả được đem đi autoclave ở 80 – 90 0C trong 20 đến 25 phút, sau đó quan sát màu sắc nước và thịt quả dứa có bị biến đổi màu thì lấy phần mẫu còn lại tương ứng đem đi cấy để phân lập

Chuẩn bị mẫu và cấy: mẫu là phần thịt quả tương ứng còn chừa lại của mẫu đã bị biến màu sau khi autoclave Dùng dao mổ vô trùng cắt ở nơi tiếp giáp giữa mô bệnh và

mô khỏe thành từng miếng nhỏ khoảng 1 - 2 mm cho mẫu vào dung dịch cồn 70 % trong 30 giây và rửa qua nước cất tuyệt trùng 3 lần, sau đó làm khô mẫu bằng giấy thấm vô trùng Đặt các mẫu lên môi trường PDA trong đĩa petri đã chuẩn bị sẵn , mỗi đĩa đặt 3 mẫu với khoảng cách các mẫu nằm trên đỉnh tam giác đều Sau đó các mẫu cấy được đặt điều kiện nhiệt độ phòng để quan sát sự phát triển của tác nhân gây bệnh Thông tin cần theo dõi:

- Các mẫu bệnh trên đĩa petri chứa môi trường PDA để ở nhiệt độ phòng từ 3 - 7

ngày, quan sát mẫu và tách ròng sợi nấm Làm thuần nấm bằng phương pháp nuôi cấy đơn bào tử trên môi trường PDA (Burgess và L.W, 2009) Chuẩn đoán và ghi nhận tần

số xuất hiện của nấm bệnh

- Phân lập tác nhân vi khuẩn:

Tiến hành chuẩn bị mẫu và cấy như phân lập tác nhân nấm nhưng môi trường đặt các mẫu cấy là YDC6 Sau khi cấy mẫu 24 giờ, tiến hành cấy chuyền những vi khuẩn xuất hiện trong đĩa cấy mẫu Khử trùng que chuyền khuẩn bằng cách hơ qua lửa đèn cồn rồi để nguội, hơ lửa sơ qua khắp miệng đĩa gốc và đĩa chuyền Chạm nhẹ đầu que chuyền vào vị trí có chứa dịch vi khuẩn được chọn, cấy vi khuẩn lên đĩa môi trường YDC6 bằng cách chạm nhẹ trên mặt thạch theo các đường có hình chữ z sao cho các đường không cắt nhau Sau mỗi đường hơ nhanh que chuyền qua ngọn lửa đèn cồn để loại bỏ bớt tế bào nhằm tạo những khuẩn lạc đơn nhỏ trên các vết vạch Đối với cấy chuyền cũng tiến hành như trên nhưng vị trí chọn vi khuẩn để chuyền là những khuẩn lạc đơn để làm thuần Sau cấy chuyền xong ký hiệu và đặt đĩa cấy ở nhiê ̣t đô ̣ phòng Sau 24 giờ tiến hành nhuô ̣m Gram , định danh vi khuẩn dựa trên hệ thống phân loại vi khuẩn của Bergey’s Manual (Bergey’s Manual of Systematic Bacterriology)

Ngày đăng: 27/02/2019, 09:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w