1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1

35 581 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 242 KB

Nội dung

Tôi rút ra bài học kinh nghiệmcho riêng mình là “ Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp” Không thể thiếu đốivới giáo viên - Tiểu học, vì những việc làm đó góp phần không ít đến nân

Trang 1

PHÒNG GD - ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH A ĐÀO HỮU CẢNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -

Đào Hữu Cảnh , ngày 19 tháng 12 năm

2018

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện sáng kiến

-I - Sơ lược lý lịch tác giả:

- Họ và tên: TRẦN THỊ KIM NGÂN Nam, nữ: Nữ

- Ngày tháng năm sinh: 1981

- Nơi thường trú: ấp HƯNG THỚI , xã ĐÀO HỮU CẢNH, huyện CHÂU PHÚ, tỉnh AN GIANG

- Đơn vị công tác:Trường Tiểu học A ĐÀO HỮU CẢNH

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiểu học

- Lĩnh vực công tác: Chủ nhiệm lớp và dạy học lớp 1D

II - Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:

Trường tiểu học A ĐÀO HỮU CẢNH là trường nằm trên địa bàn nôngthôn của huyện Châu Phú Trường chỉ có 2 điểm trường, điểm chính có 15phòng, trường có một phòng học dành riêng cho môn Tiếng Anh đầy đủ cơ sởvật chất Điểm phụ có 4 phòng học, trong 4 phòng đó có 1 phòng cho mẫugiáo mượn sử dụng Về cơ sở vật chất khá đầy đủ, giáo viên có trình độ đàotạo trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác giảng dạy

Năm 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1D, vớitổng số học sinh 34 em trong đó nữ 16 em

1 Thuận lợi:

- Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộĐảng, của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡcủa tất cả các ban ngành trong HĐSP nhà trường

- Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo là người trực tiếp giảng dạy nên thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm

Trang 2

rất nhiều (23 tiết/ 1 tuần)

- Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao,chuyên môn vững vàng

- Hầu hêt các phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của cácem

- Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạtđộng

- Đa số các em nhà ở gần trường, nên thuận tiện cho việc đi học

- Cha mẹ học sinh mua sắm sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ

- Bàn ghế đầy đủ cho giáo viên và học sinh

- Học sinh nghèo và có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ đồ đồng phục,sách vở đầu năm học

2 Khó khăn:

- Xuất phát từ thực tế tế nơi tôi đang dạy, đa số học sinh thành phần gia

đình khó khăn, làm thuê, làm mướn, lao động nghèo Thiếu thốn rất nhiều vềđiều kiện phương tiện học tập

- Một số phụ huynh học sinh phải bươn chải cuộc sống, ít có điều kiện đểquan tâm chăm sóc con cái (Như đi làm xa tận TP HCM, Bình Dương, ĐồngNai vài tháng mới về 1 lần , gởi con ở nhà ngoại, nội, dì, cậu, chú, bác, …)

- Chính vì cha mẹ các em phải đi làm xa, làm thuê, mướn kiếm tiền nuôicon nên ít có thời gian dạy dỗ, chỉ bảo con em mình

- Bên cạnh đó trong lớp trình độ giữa các em không đồng đều nên ảnhhưởng không nhỏ đến việc giảng dạy

- Khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế, một số em lời nói chưa được

to, rõ ràng Chính vì vậy những em đó thường hay tự ti, mặc cảm, sợ sệt, nhútnhát, chưa biết thể hiện mình

- Để góp phần nâng cao chất lượng giáo chúng ta cần phải đề ra: “ Một số

biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 ở bậc Tiểu học”

- Là một giáo viên đang giảng dạy, đứng trước thềm thế thế kỷ XXI phải

tự mình vươn lên cùng với sự chuyển mình của đất nước, của toàn thế giới

Trang 3

Muốn vậy, phải tự nâng cao trình độ chuyên môn để gặt hái những sản phẩmtối ưu, đưa thế hệ tương lai cùng hoà với nhịp đập của toàn cầu.

- Với kiến thức được tạo trên ghế nhà trường, cũng như tự tìm tòi học hỏi

và học từ đồng nghiệp cùng kinh nghiệm trong một năm qua giảng dạy và họchỏi ở thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp Tôi rút ra bài học kinh nghiệmcho riêng mình là “ Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp” Không thể thiếu đốivới giáo viên - Tiểu học, vì những việc làm đó góp phần không ít đến nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo

- Các em trở thành con người có đức, có tài là hạt nhân tương lai của đấtnước Đó là nguyện vọng của bản thân tôi muốn góp một phần nhỏ bé vào sự

nghiệp giáo dục Với ý tưởng như thế, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài “ Một

số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 ở bậc Tiểu học”

* Lĩnh vực : Chủ nhiệm lớp

III - Mục đích yêu cầu của sáng kiến:

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

- Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mụcđích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục vàngười được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người.Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vinhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng

xử đúng đắn trong xã hội Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự pháttriển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm”

( trích “Nhật ký trong tù”)

“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Trang 4

sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết,bài nói chuyện Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xãhội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và

ác Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người Do đó,giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dầntính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốtđẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện

Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng ngườikhông chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng,toàn dân ta nói riêng Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sáchhàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một conngười, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộcvào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi íchtrăm năm trồng người” Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đạicông nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùngcần thiết Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đứclẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính

là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tácgiáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp vàthường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh Bởi vậy, người gần gũinhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khănthắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người màđược các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viênchủ nhiệm lớp

- Trong “Luật Phổ Cập giáo dục tiểu học” có ghi: “Giáo dục tiểu học làbậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng vàphát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hìnhthành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa”

Trang 5

- Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình học tập, khả năng tiếp thu bài, học bài

và những hành vi ứng xử, giao tiếp, kĩ năng sống, sự hiểu biết,…trong lớp1D

- Năm học 2017 - 2018 có 32 em và năm học 2018 - 2019 có 34 em Vàođầu năm qua tìm hiểu, trao đổi, kiểm tra tình hình của tất cả các em học sinhtrong lớp tôi phụ trách, tôi nhận thấy rằng: Lớp có một số học hoàn thành tốt,còn khá nhiều các em chưa có ý thức tự giác học, còn quên dụng cụ học tập ởnhà Trong giờ học còn lơ là chưa chú ý bài mà cần có sự nhắc nhở, động viênthường xuyên của giáo viên mới chịu tập chung vào việc học Ngoài ra còn

có một số em chưa thực sự ngoan, chưa lễ phép Bên cạnh đó còn một số phụhuynh phó mặt cho giáo viên chủ nhiệm về việc dạy dỗ con mình Đó là thựctrạng mà bản thân tôi luôn lo lắng, băng khoăn khi làm công tác chủ nhiệmlớp 1D trong năm học

- Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình lànhững con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin,năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích choxã hội

- Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu,được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnhnói riêng của huyện Châu Phú nói chung

2 Sự cần thiết áp dụng sáng kiến:

- Trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy rằng đạo đức, lối sốnghọc sinh chưa ngày càng gia tăng, lứa tuổi vị thành niên vi phạm pháp luậtnhiều Trong nhà trường phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng các emcòn rất nhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều, các em như một cây non muốn uốnnhư thế nào thì uốn, các em rất thơ ngây, hiếu động dễ bị dụ dỗ, nghe theo -

- Xuất phát từ những lí do trên bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôiluôn tìm cho mình những biện pháp tốt nhất để áp dụng vào công tác chủnhiệm của mình sao cho đạt hiệu quả như mong muốn “ Mầm non của đất

Trang 6

nước” phát triển tươi tốt để giúp ích cho đời Chính vì lí do trên tôi chọn đề

tài: “Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 ở bậc Tiểu

Chất lượng dạy và học cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1nói riêng tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện, phương tiện dạy học, trong đó giáoviên giữ vai trò khá lớn, chẳng hạn như tạo sinh khí thoải mái, vui tươi tronghọc tập, giúp các em yêu trường, mến lớp, yêu thích được đến trường, đếnlớp Bên cạnh trong quá trình dạy học, giáo viên tiểu học cần tạo tình huốnglôi cuốn học sinh tích cực tham gia học tập, đồng thời cần linh hoạt xử lý cáctình huống trong quá trình dạy và học một cách hợp lý, thoả đáng giúp họcsinh hưng phấn, mạnh dạn góp ý cho tiết học, vừa tạo không khí vui tươi giúpcác em dễ hiểu bài hơn

Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên tiểu học nói chung ,giáo viên lớp 1 nói riêng cần xác định đúng những vấn đề sau :

Trước tiên, giáo viên tiểu học cần nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của học sinhtiểu học cụ thể :

- Đặc điểm của quá trình nhận thức

+ Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi vào chi tiết

và mang tính không chủ động Các em khó phân biệt chính xác sự giống nhauhay khác nhau giữa các sự vật Vì thế, trong giáo dục nên vận dụng các điều

sau đây: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một

làm”.

Trang 7

+ Trí nhớ: trí nhớ học sinh tiểu học ghi nhớ có chủ định và không chủđịnh đều đang phát triển Tuy vậy, ở lứa tuổi này, ghi nhớ không chủ định vẫngiữ vai trò quan trọng, thế nên các em thường thuộc bài một cách máy móc,chưa biết sử dụng ghi nhớ có điểm tựa như hình vẽ, sơ đồ … để hỗ trợ choviệc ghi nhớ Do vậy giáo viên tiểu học cần hướng dẫn các em biết ghi nhớ có

Mặt khác, giáo viên cần hình thành những biểu tượng thông qua sự mô tảbằng lời nói Cử chỉ, điệu bộ của giáo viên trong dạy học được xem nhưphương tiện trực quan trong dạy học Ngôn ngữ chính xác, giàu thiện cảm,khớp với động tác của giáo viên là yêu cầu cần thiết trong quá trình lên lớpgiúp học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ

+ Tư duy: tư duy của các em bậc tiểu học chuyển dần từ tính cụ thể trựcquan sang tính trừu tượng, khái quát Trong sự phát triển tư duy ở học sinhtiểu học tính trực quan, cụ thể vẫn còn thể hiện rõ ở các lớp đầu cấp; thế nên,giáo viên cần chú ý đảm bảo tính trực quan trong dạy học Tuy nhiên khôngnên lạm dụng nó quá mức, mà cần dạy các em biết phân tích, tổng hợp, sosánh và suy luận trong tổ chức hoạt động học để hình thành các thao tác trí óccho học sinh

- Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học :

+ Tính cách của học sinh tiểu học thường dễ bị kích động bởi nhữngkích thích bên trong và bên ngoài Do vậy, các em dễ có hành vi bộc phát.Các em có tính vị tha và hồn nhiên trong quan hệ Hồn nhiên nên các em rất

cả tin; tất nhiên niềm tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng.Vì vậy, giáo

Trang 8

viên cần tận dụng niềm tin này để giáo dục các em, cụ thể : Giáo viên phảilàm mẫu đúng, lời nói phải đi đôi với việc làm để học sinh noi theo.

+ Tự đánh giá và đánh giá: học sinh tiểu học tự đánh giá còn mangnặng cảm tính, chưa biết căn cứ vào chuẩn để đánh giá; vì thế, các em coithầy cô là thần tượng có gì cũng nhờ thầy, cô giáo phân xử đúng sai

+ Tình cảm: đặc trưng cơ bản trong đời sống tình cảm là các em dễ xúcđộng

- Làm việc với học sinh: Trong từng năm học cần lưu ý các công việc:

+ Tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dục: nghiên cứu hồ sơ từng cánhân học sinh, theo dõi mức độ phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động chungcủa các em để có cách dạy học, giáo dục thích hợp

+ Xây dựng và phát triển tập thể lớp đúng với yêu cầu của hoạt động dạyhọc và giáo dục, chú ý hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và họcsinh, thường xuyên điều chỉnh và nâng cao yêu cầu phù hợp với mức độtrưởng thành của tập thể Có thể quy về các nội dung sau:

Vạch ra mục tiêu phấn đấu của tập thể

Xác định yêu cầu đối với toàn lớp và từng học sinh

Xây dựng và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ tích cực trở thànhđiểm tựa cho việc thực hiện các nội dung yêu cầu giáo dục

Tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện, vui chơi, giải trí với nhiềuhình thức phong phú, vui tươi, lành mạnh

B) Thời gian thực hiện.

- Xây dựng nề nếp vào đầu năm học: Công tác xây dựng nề nếp lớp rấtquang trọng Chính vì thế giáo viên cần phải đưa tập thể lớp đi vào nề nếpngay từ đầu năm học thì mới mới đạt nhiều thành tích trong năm học

Trang 9

bỡ ngỡ Chính những điều đó người thầy phải củng cố niềm tin cho trẻ bằngchính những kiến thức tổng hợp của mình.

*Phải là người nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm:

- Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọngcủa các em Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tườngtận? Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúcgần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sởthích… của các em Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểuhọc sinh qua các mặt

Thành phần gia đình:

 Con thương binh, liệt sĩ: 0

 Con dân tộc ít người: 0

 Con mồ côi cha mẹ: 0

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế:

 Nguyễn Thị Hồng Thắm: Nhà xa, cha mẹ đều đi làm mướn, kinhtế khó khăn

 Nguyễn Tấn Phong: Ba bỏ mẹ , mẹ một mình đi làm mướn nuôicon ăn học

 Nguyễn Thị Bảo Ngọc: Hộ nghèo

 Kiều Tấn Phong : Hộ nghèo

 Nguyễn Văn Nghĩa : Hộ nghèo

 Trần Anh Phú : Hộ nghèo

 Nguyễn Văn Trường : Hộ nghèo

 Trần Thái Phán : Hộ cận nghèo

 Nguyễn Thi Như Ý : Hộ cận nghèo

 Trần Thị Diễm Thy : Hộ cận nghèo

 Võ Thị Cẩm Tiên : Hộ nghèo

Năng khiếu :

Hát múa: 5 em (Mỹ Liên, Ngọc Nhiều, Đan Như, Pha Lê, Gia Linh )

Khả năng tư duy:

Trang 10

Thông minh, nhanh trí: 3 em (Đăng Khoa, Đan Như, Kim Hiểu )

Để để tìm hiểu và nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành làm cáccông việc sau:

Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu

tiên của năm học mới với các nội dung sau:

SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH

I Phần tự ghi của học sinh

1 Họ và tên học sinh:……….……… Giới tính: ……

2 Ngày… tháng… năm sinh…… Dân tộc:… … Tôn giáo:………

3 - Địa chỉ thường trú: số nhà , (kế nhà số ), tổ ấp

……….xã ……….huyện ………

- Số điện thoại di động hoặc(ĐT bàn ) của gia đình:………

4 - Họ, tên cha: …….Nghề nghiệp:………Đi làm ở đâu? Sốđiện thoại:…………

- Họ, tên mẹ Nghề nghiệp:….Đi làm ở đâu? Số điện thoại:

5 Số điện thoại anh……… chị……… em………… trong gia đinh

6 Hoàn cảnh kinh tế gia đình( hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn):………8.Năng khiếu:………Sở thích:……….………

9 Các bạn thân hiện nay( đi học chung xe hoặc có bạn lớp kế bên gầnnhà ):

10 Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này:

Học lực:……… Hạnh kiểm:………

11 Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:

B Phần ghi của PHHS

1 Phụ huynh có thường xuyên quan tâm, giáo dục con em mình haykhông?Vì sao?

2 Phụ huynh tạo điều kiện gì cho con em mình học tốt ?

Trang 11

Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình?

Bước 3:

Trang 12

Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn Tôi cung cấp sốđiện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đìnhhọc sinh qua điện thoại, sổ liên lạc Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữanhà trường với gia đình, giữa GVCN với PHHS Bằng các hình thức liên hệ

đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em từ đó

có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnhphương pháp giáo dục Vì đạo đức, học lực của từng em luôn biến đổi từnggiờ, từng ngày chứ không phải là bất biến theo kiểu “Đầu sao đuôi vậy”

1 Tiến hành làm sổ chủ nhiệm:

Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp Nó ghi lại kết quả học tập,những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủnhiệm tôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó tôichú ý nhất là:

- Sơ đồ chỗ ngồi

- Danh sách cán bộ lớp

- Tên giáo viên bộ môn chuyên (Địa chỉ – số điện thoại)

- Nội quy trường lớp

- Theo dõi kết quả thi đua

- Theo dõi học sinh cá biệt

- Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ

- Kiểm diện phụ huynh đi họp

2 Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực:

Ở lứa tuổi TH để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nềnếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, tráchnhiệm Vì lẽ đó bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toánkhông phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được

Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau:

* Bầu ban cán sự lớp:

 Lớp trưởng: Võ Ngọc Nhiều

 Lớp Phó học tập: Mai Thị Mỹ Liên

Trang 13

 Lớp phó Lao động: Nguyễn Văn Nghĩa.

 Lớp phó Văn thể mỹ: Lê Thị Đan Như

* Bầu tổ trưởng:

 Tổ 1: Phan Ngọc Linh

 Tổ 2: Trần Thị Anh Thư

 Tổ 3: Phan Thị Kim Hiểu

* Phân công nhiệm vụ cụ thể:

 Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiếtsinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớphàng tuần cho giáo viên chủ nhiệm

 Lớp phó HT: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắccủa các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh chưa hoànthành vươn lên, báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàng tuần

 Lớp phó Lao động : Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh củalớp, phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báocáo kết quả cho GVCN

 Lớp phó Văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Tổng phụ trách Đội, do trường tổ chức

 Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập củatừng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp

Trang 14

học lực tốt của lớp) kèm cặp và giao trách nhiệm cho em Lê sẽ giúp bạn tiến

bộ Vì vậy, bằng khả năng và trách nhiệm của mình em Lê đã từ từ giúp emNguyên tiến bộ dần lên Đến lớp Nguyên hăng hái phát biểu ý kiến, thuộcđược các âm và vần, riêng câu ứng dụng còn đọc chậm Tất nhiên tôi cũngluôn động viên em bằng những câu hỏi vừa tầm kèm theo lời khuyến khích

Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật

Ví dụ : Học sinh phải so hàng ra vào lớp Lớp trưởng là người điều

động các bạn sao cho thật nhanh, ngay ngắn

Sau mỗi tuần , tôi ít bỏ qua những buổi sinh hoạt lớp, mà luôn chú trọngcác tiết này, để nhận xét công việc trong tuần qua : Cả lớp cùng nhận xét cácviệc mà lớp đã thực hiện,nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trongthời gian tới

Ví dụ : Lớp có bạn học sinh thường hay đi học trễ lớp nên nhắc nhở bạn

đi học đúng giờ Tuyên dương học sinh gương mẫu

- Tôi luôn ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dụccác em biết dược hành vi đúng sai Giúp các em phát huy những mặt mạnhsẵn có

- Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh , tôi

cũng chú ý cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản

Ví dụ : Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách rađọc bài , ôn lại những bài đã học trong tuần qua ; hoặc ôn lại các bảng cộngtrừ đã học

Trang 15

- Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên.Trên cơ cở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.Với những việc các em làm được tôi liền khen thưởng , tuyên dươngnhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo.

* Tôi luôn nhắc nhở các cán bộ lớp phải theo dõi nhắc nhở động viênbạn nhiều lần khi bạn nói chuyện trong giờ học, xếp hàng chưa nghiêm túc,nếu bạn gặp khó khăn ( đột xuất bị bận, bệnh, gia đình có việc,…) nên tìmcách giúp đỡ bạn hoặc báo ngay với GVCN để tìm biện pháp phù hợp tránhtình trạng “vi phạm là trừ”

Xây dựng nề nếp học tập

- Dựa vào năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các emthành nhiều nhóm Phân hoá theo đối tượng học sinh, để có kế hoạch phươngpháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn

- Tôi luôn tranh thủ đến lớp sớm vào đầu giờ học để cùng kiểm tra và

ôn bài với các em

- Tôi thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức họccủa các em kịp thời uốn nắn , giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó

có hướng khắc phục Tôi luôn tìm hiểu, học hỏi, trao dồi các phương phápgiảng dạy tích cực để giảng dạy có hiệu quả

Trong quá trình dạy học , giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướngdẫn học sinh học tập ; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiếnthức Vì vậy tôi thường áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh như:

Ví dụ : Trong phân môn HỌC VẦN , phần luyện tôi thường tổ chứcthành một trò chơi ( tôi đố, tôi đố – đố gì đố gì ?) Hoặc : để nhắc lạiÂM,VẦN một bài đã học, tôi sử dụng trò chơi những ô chữ Hoặc ở môn toánvới các bài nối kết quả với phép tính tôi tổ chức trò chơi Đoán số, …

- Tôi cũng sử dụng phương pháp : học mà chơi – chơi mà học, nhưngkhông vì thế mà làm anh hưởng đến những lớp xung quanh

Trang 16

Ví dụ : Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểuchung cả lớp Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi ; không

la lớn không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm

Tóm lại như tôi đã trình bày ở trên xây dựng nề nếp tốt cho HS lànhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người GV chủ nhiệm Muốn có lớp đạt nềnếp tốt thì GV chủ nhiệm phải thật sự thương yêu, gần gũi với các em, phảinhẫn nại và có tinh thần trách nhiệm cao Bởi lớp có nền nếp tốt mới nâng caođược chất lượng học tập của các em, đồng thời cũng nói lên niềm vui của trò

và sự tự hào của thầy cô qua 2 bài thơ

* Niềm vui của trò:

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời: Chào cô ạ!

Cô mỉm cười thật tươi

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài

Những lời cô giáo giảng

Trang 17

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho

* Niềm vui của cô:

Mái trường tôi yêu

Tôi yêu mái trường này

Trường tiểu học A Đào Hữu Cảnh

Mái trường chan chứa bao tình người

Và đầy ắp tình đời bao la

Tôi yêu mái trường này

Cho tôi được vui vầy

Cùng lớp học trò thơ ngây

Như những thiên thần bé bỏng vậy

Tôi yêu mái trường này

Nơi đây cho tôi được làm người

Gieo những hạt mầm tương lai

Để mai đây em vững bước vào đời

Tôi yêu mái trường này

Trường tiểu học A Đào Hữu Cảnh

Đào Hữu Cảnh thân yêu của tôi ơi

Tôi mãi mãi yêu trường này.

- Ngoài ra biện pháp hỗ trợ cho nâng cao chất lượng trong dạy học khilàm công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên cần chú ý tổ chức xây dựng đôi bạncùng tiến, chẳng hạn :

Tổ học tập :

Ngày đăng: 24/02/2019, 18:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w