1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1

28 6,4K 51

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 526 KB

Nội dung

Các biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1 Sáng kiến “ Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1” nói về các biện pháp của giáo viên trong việc làm công tác chủ nhiệm l

Trang 1

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾNMỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1

Năm học : 2014 – 2015

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp1

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp 1

3 Tác giả:

Họ và tên: Lê Thị Tuyết ( Nữ)

Ngày tháng/năm sinh: 01/12/1972

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Cổ Thành

Điện thoại: 01248351689

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Cổ Thành Chí Linh Hải Dương

-5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013- 2014

Trang 3

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Từ thực tế hơn 10 năm chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1

2 Cơ sở lý luận:

2.1.Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1

Sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ Môi trường học tập thayđổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ 30 – 35phút Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứngthú khám phá Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyểnthành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập Tinh nhạy và sức bềnvững, tính khéo léo của các thao tác của đôi bàn tay để tập viết được phát triểnnhanh Tất cả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ

3 Thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp 1 hiện nay.

3.1 Đối với giáo viên

Chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhậnthức của học sinh

3.2 Đối với học sinh.

Học sinh chưa quen với môi trường mới, môi trường Tiểu học

4 Các biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1

Sáng kiến “ Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1” nói

về các biện pháp của giáo viên trong việc làm công tác chủ nhiệm lớp 1 ở trườngTiểu học với nội dung này, sáng kiến giúp cán bộ giáo viên trong trường Tiểuhọc nói chung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chủ nhiệmlớp 1 thông qua các giải pháp:

4.1.Tìm hiểu tình hình lớp học: Biện pháp hiệu quả của bước này là lên

kế hoạch thăm tất cả gia đình học sinh trong lớp (không riêng học sinh có hoàncảnh khó khăn)

4.2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm từng tuần, tháng từng đợt thi đua bámsát nhiệm vụ của nhà trường, thường xuyên điều chỉnh phù hợp với tình hình củalớp và sự tiến bộ của học sinh

Trang 4

4.3 Các biện pháp xuyên suốt năm học

- Ổn định tổ chức lớp:

Ổn định đội ngũ cán bộ lớp

Bố trí sơ đồ lớp học: Thường xuyên thay đổi vị trí ngồi của họcsinh trong lớp

Ổn định việc xếp hàng của học sinh

-Hướng dẫn học nội quy của trường, lớp

- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh

- Tổ chức tốt các hoạt động dạy và học: Đa dạng hóa các hình thứcdạy và học, đổi mới phương pháp dạy học …

- Phối hợp với Đoàn, Đội và các lực lượng giáo dục khác tổ chứccác hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với tâm sinh lý học sinh, với điềukiện sống, học tập và sức khỏe của học sinh lớp

- Đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi tuần, mỗi tháng, có thể là mỗi

ngày, mỗi giờ học

- Động viên, khen thưởng học sinh kịp thời

- Hết lòng yêu thương học sinh.

Với các giải pháp trên, sáng kiến đã được áp dụng tại đơn vị lớp tôi và thuđược kết quả khả quan, học sinh tiến bộ, học tập tốt hơn Từ đó góp phần nângcao chất lượng giáo dục trong nhà trường

5 Kết quả đạt được.

Nề nếp và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm đượcnâng lên

6.Điều kiện để áp dụng sáng kiến.

Để sáng kiến được nhân rộng cần có sự ủng hộ của: Các cấp lãnh đạo, quản lýgiáo dục, giáo viên, học sinh , cha mẹ học sinh, các đoàn thể

Có đủ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy- học và rèn luyện của giáoviên và học sinh

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Trong nhà trường, ngoài việc giảng dạy truyền đạt tri thức cho học sinh,giáo viên còn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tập thể Giáo dục để hình thànhphẩm chất, hình thành năng lực cho học sinh, xây dựng tập thể lớp thành tập thể

có nề nếp tốt, thói quen tốt trong học tập và các hoạt động khác, uốn nắn từnghọc sinh để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, người học sinh tốt trong nhàtrường, để giúp học sinh phát triển một cách toàn diện Điều đó đã góp mộtphần rất lớn cho việc nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường nói riêng

và ngành giáo dục nói chung

Lớp 1 là lớp nền tảng cho việc học lên các lớp trên Vấn đề chủ yếu ở đây

là “Cần tổ chức hướng dẫn cho các em có một quy trình học tập đúng đắn, đồngthời giáo dục, uốn nắn các em hoàn thiện dần về nhân cách con người” Vì vậyviệc dạy học cho các em khó ở chỗ làm sao cho các em từ chưa biết đến biết làvấn đề mấu chốt Điều đó được cụ thể trong mục tiêu giáo dục tiểu học là: Hìnhthành cho học sinh những cơ sở ban đầu là sự phát triển đúng đắn lâu dài về mặttình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên trung học và đivào cuộc sống lao động ”

Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ rất lớn, là người thay mặt nhà trườngquản lý trực tiếp quá trình học tập rèn luyện của học sinh Có thể nói giáo viênchủ nhiệm vừa là nhà giáo dục, vừa là người quản lý, người tổ chức, người nuôidưỡng các ước mơ, khát vọng của tập thể cũng như của từng cá nhân học sinh.Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm đối với kết quả giáo dục vàhọc tập của học sinh, có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, là người đại diện, làcầu nối giữa nhà trường, cha mẹ và các giáo viên khác trong trường với họcsinh Tuy nhiên công tác chủ nhiệm lớp ở từng bậc học, lớp học lại có sự khácnhau bởi đối tượng học sinh khác nhau, tâm sinh lý khác nhau, nên có nhữngkhó khăn khác nhau, đặc biệt là học sinh lớp 1 Do mới làm quen với môi trường

Trang 6

giáo dục, với hoạt động học tập nên các em còn bỡ ngỡ, một số em chưa có ýthức trong học tập Do các em chưa biết mặt chữ nên phần lớn hoạt động họctập đều do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận, sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập chogọn gàng, ngăn nắp.

Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh và muốnlớp có phong trào học tập tốt thì trước hết người giáo viên phải làm tốt đượccông tác chủ nhiệm của mình và kế hoạch chủ nhiệm Nhưng điều đáng nói làđối tượng mà giáo viên phải giáo dục ở đây là các em học sinh lớp 1, không phải đốitượng là các em lớp lớn như lớp 4, 5, nói đến đâu là các em hiểu ngay đến đó, một vấn

đề rất nhỏ nhưng với các em lớp 1 là cả một vấn đề lớn Người giáo viên lớp 1 khôngchỉ có lòng tâm huyết với nghề đã là thành công trong công tác chủ nhiệm với lớp 1.Trong thực tế hơn 10 năm chủ nhiệm và giảng dạy ở lớp 1, tôi nhận thấy có nhiều đồngchí giáo viên giảng dạy rất tốt, bài dạy luôn được đánh giá rất cao nhưng trong công tácchủ nhiệm lớp lại chưa thực sự có hiệu quả Vậy làm thế nào để thực hiện tốt công tácchủ nhiệm lớp là vấn đề mà tôi luôn trăn trở, suy nghĩ Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn

đưa ra “Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1”

2 Cơ sở lý luận của vấn đề:

2.1.Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1.

Học sinh lớp 1 còn non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàncảnh khác nhau, nếp sống khác nhau, nên nhận thức và thói quen sinh hoạt cũngkhác nhau Đặc biệt tư duy của các em cũng rất cụ thể cảm tính Chú ý có chủđịnh (tức chú ý có ý thức, chú ý vào việc học tập) của trẻ còn yếu, khả năngkiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế tri giác các em mang tính đại thể, ít đivào chi tiết và mang tính không ổn định, tri giác thường gắn với hình ảnh trựcquan Tưởng tượng của các em vẫn còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi.Sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ Môi trường học tập thay đổimột cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ 30 – 35 phút.Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thúkhám phá Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành

Trang 7

tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập Tinh nhạy và sức bền vững,tính khéo léo của các thao tác của đôi bàn tay để tập viết được phát triển nhanh.Tất cả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ.

2.2.Mục đích nghiên cứu:

2.2.1 Nhằm góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người con ngoan,trò giỏi, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy - học cho lứa tuổihọc sinh lớp 1 ở nhà trường phổ thông trong giai đoạn đổi mới chương trình vàSGK hiện nay

2.2.2 Cùng với bạn bè và đồng nghiệp trao đổi thảo luận để rút ra những

ý kiến hay cho công tác chủ nhiệm lớp 1 và các lớp học trên

2.2.3 Đặc biệt là nhờ đó mà bản thân ngày càng tích lũy được nhiều bàihọc kinh nghiệm trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp và giảng dạy

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu, phát hiện nắm chắc cá tính của từng học sinh trong lớp ngay

từ đầu năm học, để từ đó đưa ra các giải pháp giáo dục thích hợp cho từng giaiđoạn, từng hoàn cảnh

- Giáo dục các em có phẩm chất đạo đức tốt, biết kính trên nhường dưới,đoàn kết thân ái bạn bè, thực hiện tốt các nội quy của lớp, của nhà trường

- Xây dựng lớp có nề nếp tốt ngay từ ban đầu, có thói quen tự giác, cóđộng cơ học tập đúng đắn

- Các em biết hòa mình vào tập thể, xây dựng tập thể có nhiều thành tíchtrong các phong trào thi đua

- Tham gia các hoạt động của đội, cuả trường nhân dịp kỉ niệm các ngày

lễ lớn, hoạt động từ thiện, hoạt động bảo vệ môi trường…

- Giáo dục học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập để từ

đó các em có nhiều hứng thú say mê trong học tập

2.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp điều tra: điều tra hoàn cảnh gia đình và lối sống từng em

- Phương pháp thống kê: thông kê tính cách và cá tình nhân tố tích cực

Trang 8

- Phương pháp nêu gương: hàng tuần sinh hoạt chủ nhiệm nêu một vàigương người tốt, việc tốt.

3 Thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp 1 hiện nay.

3.1 Đối với giáo viên.

Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh, điểm yếu, điểm còn hạn chếcủa học sinh Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sángtạo, phát triển tư duy cho trẻ Chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhượcđiểm về ý thức và nhận thức của học sinh

3.2 Đối với học sinh.

Từ Mầm non sang học lớp 1, việc đang quen được chăm sóc, vui chơiphải chuyển sang môi trường mới, môi trường Tiểu học – nơi học tập được xem

là chủ đạo thì đó quả là một bước chuyển lớn Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặpkhông ít khó khăn với sự thay đổi này

Hơn nữa khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh vớihọc sinh còn han chế Chỉ có một số học sinh nhận thức nhanh, mạnh dạn thìthích tham gia các hoạt động ở lớp, còn những học sinh nhút nhát thì thu mìnhlại

Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích , xử lý tình

huống Do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính

4.CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:

4 1 MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP:

Một trong những nhiệm vụ của mỗi giáo viên là giáo dục học sinh:

- Giáo dục cho các em những hành vi, thói quen đạo đức ở mức sơ đẳng,

cụ thể trong các mối quan hệ đối với bản thân, gia đình, nhà trường; với xã hội;với tự nhiên; có lòng nhân ái, yêu quê hương, đất nước; có ý thức về bổn phậncủa mình đối với người thân, đối với bạn bè, sống hồn nhiên mạnh dạn

Trang 9

- Giáo dục các em hiểu được những chuẩn mực, hành vi đạo đức tốt xấu,đúng sai như biết cám ơn, biết xin lỗi, đi xin phép về chào hỏi, …

- Giáo dục các em phải biết tự đánh giá hành vi đạo đức của mình, củangười khác để ủng hộ, đồng tình hay phản đối

- Giáo dục các em học và thực hiện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy

- Biết xưng hô lễ phép với thầy cô, cha mẹ, anh chị và người lớn tuổi

- Thật thà trung thực, nhặt của rơi biết trả lại người mất

- Biết kính trên nhường dưới, biết đoàn kết thân ái, thương yêu giúp đỡbạn bè

- Khi đến trường phải mặc đồ đồng phục, có phù hiệu

- Giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ

- Giáo dục các hình thành học sinh các phẩm chất, năng lực còn thông quacác môn học nhất là môn Đạo đức

-Từng bước hình thành thái độ tự trọng , tự tin ; yêu thương , tôn trọng con người ; yêu cái thiện , cái đúng, cái tốt , không đồng tình với cái ác , cái sai, cái xấu Yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương , đất nước…

4 2 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:

Công tác chủ nhiệm lớp không đơn giản chỉ là giáo dục học sinh thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp, không phải cứ làm thế nào để học sinh không mắc lỗi đã là chủ nhiệm đã tốt Mà cùng với nó người giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh học tập sao cho đạt hiệu quả cao, hướng dẫn các em tham gia vào các phong trào khác trong nhà trường thực sự có chất lượng

Vậy với vần đề chủ nhiệm lớp không phải là dễ, điều đặc biệt hơn đối tượng

mà giáo viên chủ nhiệm ở đây là các em học sinh lớp 1, người giáo viên phải cótâm huyết với nghề, có lòng nhiệt tình, có hiểu biết về tâm lí học, giáo dục họccộng với chút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Để làm tốt công tác chủnhiệm lớp theo tôi người giáo viên cần tiến hành những việc làm như sau:

Trang 10

4 2 1 Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp

4 2 1.1 Tìm hiểu tình hình lớp:

Đây là việc làm quan trọng, vì nó giúp chúng ta phân tích được những thuận lợi, khó khăn từ đó định hướng được các hoạt động , lên kế hoạch, biện pháp cụ thể trong năm học Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp là đi tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sức khỏe, tinh thần, về sở thích, sở trường, sở đoản, về năng khiếu, đặcbiệt là những khó khăn về quá trình học tập, sinh sống trước đây của học sinh để

có biện pháp đề phòng và kịp thời ứng phó trước những diễn biến xấu trong quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh

Biện pháp hiệu quả của bước này là lên kế hoạch thăm tất cả gia đình

học sinh trong lớp (không riêng học sinh có hoàn cảnh khó khăn)

Từ tìm hiểu thực tế như trên giúp tôi thấy có hai em học sinh cá biệt, các

em không thích học, hiếu động, hay nói tự do,đặc biệt là hay hung hãn, đánhbạn Biết được sự cá biệt của 2 em này tôi đã xác định được cần phải quan tâmtới 2 em này hơn nhất là ngay từ đầu năm, giáo viên tìm biện pháp với hai em

cá biệt này một cách thích hợp Hay lớp có 6 em ở nhà với ông bà nên giáo viên

có thể dành thời gian kiểm tra, đôn đốc những em này nhiều lần, thường xuyênhơn vì ông bà già yếu không thể kèm bằng bố mẹ được Hoặc với 2 em có bố

mẹ bỏ nhau, thiếu thốn tình cảm, thiếu sự chăm sóc của cả bố và mẹ các em sẽthiệt thòi hơn các bạn khác, biết được hoàn cảnh của 2 em này tôi đã giúp đỡ các

em phần nào như cho các em sách vở, đồ dùng học tập

4 2 1 2 Phân tích những khó khăn, thuận lợi của lớp.

Trang 11

Để công tác chủ nhiệm tốt, sau khi tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp,người giáo viên cũng không nên bỏ qua bước phân tích những thuận lợi, khókhăn Bởi phân tích những khó khăn, thuận lợi cũng là một trong những cơ sởgiúp giáo viên có thể có kế hoạch cụ thể, có biện pháp cụ thể Những khó khăn,thuận lợi của lớp có thể là từ phía: học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên,

- Đa số các em đều đã qua lớp mẫu giáo

- Học sinh đi học có đầy đủ đồ dùng học tập.

- Cơ sở vật chất trường lớp đầy đủ, sạch đẹp

em quên kiến thức, hay quên trong thực hiện nề nếp như quên sách, vở, đồdùng… Tôi phải định hướng được biện pháp giúp 2 em này ngay sau khi phântích khó khăn, thuận lợi trên như: nhắc nhở thường xuyên, cuối giờ giáo viêncòn phải nhắc nhở thêm như: “Bạn Quân nhớ ngày mai mang đủ đồ dùng đến

Trang 12

lớp nhé”, hoặc “em hay quên chữ nào thì ta thường xuyên kiểm tra chữ đó”.Hôm sau tới lớp ta nên kiểm tra lại 2 em hay quên này.

4 2 2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp và các kế hoạch của nhà trường, từ đógiáo viên sẽ xây dụng kế hoạch chủ nhiệm chi tiết, cụ thể, đảm bảo các nội dung:

- Xác định rõ chỉ tiêu phấn đấu của lớp chủ nhiệm về các mặt như: chấtlượng các môn học, lao động vệ sinh, văn nghệ thể thao, công tác đội và sao nhiđồng, hoạt động ngoài giờ và các mặt hoạt động khác

- Đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể, toàn diện các mặt hoạt động củalớp như:

+ Xây dựng nề nếp học tập và rèn luyện

+ Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học

+ Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Xây dựng kế hoạch từng tuần, tháng bám sát nhiệm vụ của nhà trường,thường xuyên điều chỉnh phù hợp với tình hình của lớp và sự tiến bộ của học sinh

- Lập các bảng theo dõi phong trào học tập và rèn luyện của học sinh theotừng giai đoạn học tập của các môn học

+ Từng bước, trên cơ sở các chỉ tiêu này giáo viên chủ nhiệm sẽ vạch racác biện pháp thực hiện, phân công phụ trách và tổ chức thực hiện

4 2 3 Các biện pháp giáo dục xuyên suốt năm học.

Đây là một chuỗi các công việc quan trọng nhằm xây dựng các nề nếp và

cụ thể hoá các hoạt động trong công tác chủ nhiệm lớp và xuyên suốt năm học vì

là lớp 1, các em mới lần đầu bước chân vào cổng trường tiểu học, có thể ở mầmnon các em cũng đã thực hiện một số nội quy song mới chỉ ở mức vui chơi là chủyếu, còn bây giờ lên lớp 1, các em lần đầu tiên phải thực hiện một loạt các em hoạtđộng có thể là gò bó với các em nên có thể có những hiện tượng xảy ra như:

- Chấp hành chưa tốt giờ giấc đi học

- Đến lớp còn hay khóc đòi về

- Ra vào lớp còn lộn xộn

Trang 13

- Tự do đi lại, nói chuyện riêng, chơi đồ chơi trong lớp.

- Chưa có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp

- Chương trình học tập nhiều, kiến thức nhiều so với mẫu giáo

- Bước đầu làm quen với hoạt động học tập theo khuôn khổ các em cònngỡ ngàng, lo âu sơ sệt

- Ý thức học tập chưa cao, ngồi học chưa đúng tư thế, giơ tay phát biểucòn tự do lộn xộn, chữ viết chưa đúng qui trình, phát âm chưa chuẩn và sử dụng

Đặc biệt Ban cán sự lớp phải là những học sinh gương mẫu, có uy tín, biết quan tâm đến khó khăn của bạn bè, biết hy sinh vì quyền lợi chung, tập hợp được sức mạnh chung của lớp Ban cán sự lớp phải biết báo cáo định kỳ và đột xuất về các diễn biến, khó khăn của bạn học cho giáo viên chủ nhiệm trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, không thụ động chờ mọi sự sắp đặt của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng nhận thức, hướng dẫn cán sự lớp về nội dung, phương pháp tổ chức lớp, kỹ năng tự quản, về cách giao tiếp, động viên thuyết phục, tập trung học sinh trong lớp cùng học tập, sinh hoạt

4 2 3 2 Bố trí sơ đồ lớp.

Trang 14

2.3.2.1 Ổn định chỗ ngồi cho học sinh: đây là bước tương đối quan trọng và phải

làm ngay trong tuần đầu tiên của năm học, xếp chỗ ngồi như thế nào để các em vừakết hợp giúp đỡ nhau trong học tập mà còn để lớp có một trật tự nhất định, ta khôngthể xếp hai em học sinh cá biệt vào một bàn, hoặc hai em có cá tính hay nói chuyệnvào một bàn được như vậy là sẽ tạo điều kiện cho các em có điều kiện nói chuyệnvới nhau , gây mất trật tự lớp học, ta có thể xếp theo sơ đồ như sau:

HS tiếp thu tốt - TT chậm HS cá biệt - HSTT tốt HS cá biệt - HS tiếp thu tốt

HS tiếp thu tốt- TT chậm HS cá biệt - HSTT tốt HS cá biệt - HS tiếp thu tốt

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w