SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂNSINHVÀOLỚP10 THPT QUỐCHỌC THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 19.06.2006 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN (CHUYÊN) SBD: .PHÒNG: . Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (3 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: " Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết . Một người như thế ấy ! . Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! . Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng . Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn . * * * Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác." (Nam Cao - Lão Hạc ) 1.1 Theo em, đoạn văn bản trên là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm ? Giải thích ngắn gọn lý do. 1.2. Từ nội dung đoạn trích và toàn tác phẩm, hãy tìm hiểu hàm ý của hai câu : " Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn . Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Câu 2: (7 điểm) " Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh." (Nguyễn Đình Thi -Tiếng nói của văn nghệ) Em hiểu thế nào về nhận định trên ? Chọn phân tích hai tác phẩm văn học Việt Nam (trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở), một thuộc thời kỳ trung đại, một thuộc thời kỳ hiện đại để làm sáng rõ vấn đề. ----------------- Hết ------------------ SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂNSINHVÀOLỚP10 THPT QUỐCHỌC THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 19.06.2006 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (CHUYÊN) Câu 1: (3 điểm) 1.1. - Đoạn văn là lời độc thoại nội tâm. (0,25 điểm) - Lý do:(0.75 điểm) + Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm. + Lời trong văn bản là lời độc thoại nội tâm của nhân vật "Tôi "(Ông giáo) 1.2. Tìm hiểu hàm ý ở hai câu văn: a. Câu "Cuộc đời . đáng buồn ." : - Sự ngỡ ngàng, thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (hiểu nhầm) (0,5 điểm) - Nỗi chán ngán, chua chát của ông giáo trước cuộc đời và thế thái nhân tình. (0,5 điểm) b. Câu "Không ! Cuộc đời . nghĩa khác": - Sự khẳng định mạnh mẽ, niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc - nhân cách của một người lao động lương thiện.(0,5 điểm) - Nỗi buồn, nỗi xót xa cho số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ.(0,5 điểm) Câu 2: (7 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng : - Bài viết đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. - Nắm vững kỹ năng làm loại bài tổng hợp. - Lý giải mạch lạc , thuyết phục. Hành văn trôi chảy. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. B. Yêu cầu về kiến thức: Đề bài có hai yêu cầu: - Giải thích nhận định. - Chứng minh vấn đề. Họcsinh có thể tách biệt hay gộp chung hai yêu cầu trên một cách thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý cho từng yêu cầu: 1. Giải thích: Nhận định nêu lên một đánh giá về nội dung của văn nghệ , liên quan đến tác phẩm văn học và nhà văn. - Chất liệu của tác phẩm là hiện thực đời sống khách quan. - Người nghệ sĩ không dừng lại ở việc mô phỏng, sao chép đời sống khách quan đó mà luôn hướng tới những giá trị cao hơn- giá trị của sự sáng tạo không ngừng (về nhận thức, về nội dung). - Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, cũng là nơi nhà văn gửi gắm bao tâm tư, tình cảm, bao khát vọng, dâng hiến cho đời. 2. Chứng minh: - Họcsinh lựa chọn hai tác phẩm phù hợp với nội dung giải thích trên. - Hai tác phẩm thuộc nền văn học Việt Nam, song ở hai thời kỳ khác nhau, do đó họcsinh cần tìm ra được tiếng nói đồng điệu giữa chúng để phân tích đạt tới hiệu quả hô ứng. - Phân tích tác phẩm phải hướng tới vấn đề trên từng luận điểm một; không chung chung, đại khái. C. Biểu điểm: - Điểm 7: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở trên. Nắm chắc vấn đề, giải thích chính xác, chọn dẫn chứng và phân tích đúng hướng, thuyết phục. Bố cục hợp lý, diễn đạt tốt, chữ viết sạch đẹp. - Điểm 5: Hiểu yêu cầu đề, trình bày được các ý cơ bản. Giải thích đạt yêu cầu, chọn dẫn chứng và phân tích phù hợp; tuy nhiên chưa sâu sắc. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá, chữ sạch. - Điểm 3: Trình bày được nửa số ý, tỏ ra có hiểu yêu cầu đề, song giải quyết chưa toàn diện, chưa thuyết phục. Dẫn chứng và phân tích chưa phong phú, chưa sâu. Bố cục và diễn đạt tạm được. - Điểm 1: Không nắm được yêu cầu đề. Dẫn chứng nghèo nàn, phân tích không đúng hướng. Diễn đạt vụng, chữ xấu. ------------------ Hết ------------------- . SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 19.06.2006 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN. ----------------- Hết ------------------ SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 19.06.2006 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN