Có con bằng thụ tinh nhân tạo ai phải cấp dưỡng khi ly hôn

1 157 0
Có con bằng thụ tinh nhân tạo ai phải cấp dưỡng khi ly hôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Có con bằng thụ tinh nhân tạo, ai phải cấp dưỡng khi ly hôn Tám tháng trước, vợ chồng tôi sinh con gái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hiện chúng tôi muốn ly hôn nhưng anh ấy từ chối cấp dưỡng, cho rằng không phải con mình. Xin hỏi nghĩa vụ người cha có con sinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo như thế nào? Việc chồng tôi không nhận con và từ chối cấp dưỡng có đúng không? Trả lời có tính chất tham khảo Theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”. Đối chiếu với quy định trên, việc sinh con của vợ chồng bạn thuộc trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Vấn đề xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định cụ thể tại Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau: “1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này. 2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.…”. Bên cạnh đó, Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng… 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định.” Như vậy, theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, dù vợ chồng bạn sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo nhưng con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân do đó cháu bé vẫn được xác định là con chung của vợ và chồng. Nếu chồng bạn không thừa nhận cháu bé là con thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định. Trong trường hợp việc ly hôn của vợ chồng bạn được tòa án chấp nhận và tòa tuyên cháu bé là con chung của hai vợ chồng thì khi chồng bạn không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội Nguồn: VNExpress

thụ tinh nhân tạo phải cấp dưỡng ly hôn Tám tháng trước, vợ chồng sinh gái phương pháp thụ tinh nhân tạo Hiện muốn ly hôn anh từ chối cấp dưỡng, cho khơng phải Xin hỏi nghĩa vụ người cha sinh phương pháp thụ tinh nhân tạo nào? Việc chồng tơi khơng nhận từ chối cấp dưỡng khơng? Trả lời tính chất tham khảo Theo quy định khoản 21 Điều Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014: “Sinh kỹ thuật hỗ trợ sinh sản việc sinh kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thụ tinh ống nghiệm” Đối chiếu với quy định trên, việc sinh vợ chồng bạn thuộc trường hợp sinh kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Vấn đề xác định cha, mẹ trường hợp sinh kỹ thuật hỗ trợ sinh sản quy định cụ thể Điều 93 Luật Hơn nhân Gia đình năm 2014 sau: “1 Trong trường hợp người vợ sinh kỹ thuật hỗ trợ sinh sản việc xác định cha, mẹ áp dụng theo quy định Điều 88 Luật Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh kỹ thuật hỗ trợ sinh sản người phụ nữ mẹ sinh ra.…” Bên cạnh đó, Điều 88 Luật Hơn nhân Gia đình năm 2014 quy định: “1 Con sinh thời kỳ hôn nhân người vợ thai thời kỳ nhân chung vợ chồng… Trong trường hợp cha, mẹ khơng thừa nhận phải chứng phải tòa án xác định.” Như vậy, theo quy định vừa trích dẫn trên, dù vợ chồng bạn sinh phương pháp thụ tinh nhân tạo sinh thời kỳ nhân cháu bé xác định chung vợ chồng Nếu chồng bạn khơng thừa nhận cháu bé phải chứng phải tòa án xác định Trong trường hợp việc ly hôn vợ chồng bạn tòa án chấp nhận tòa tuyên cháu bé chung hai vợ chồng chồng bạn khơng trực tiếp ni phải nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định khoản Điều 82 Luật Hơn nhân Gia đình năm 2014 Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình Cơng ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội Nguồn: VNExpress

Ngày đăng: 22/02/2019, 17:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan