1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình lập kế hoạch tổ chức triển khai khoá học

13 71 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 295,5 KB

Nội dung

Trang 1

Cơ quan tôi công tác là một đơn vị sự nghiệp trong ngành ngân hàng TrườngĐào tạo Cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam Hàng năm nhiệm vụ của chúng tôi làtìm hiểu, xác định nhu cầu đào tạo nhằm bồi dưỡng, bổ sung nâng cao trình độnghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, tác nghiệp trực tiếp trongngành Do vậy mỗi năm chúng tơi tổ chức hàng trăm khố học, đào tạo vớinhiều nội dung, đối tượng khác nhau Để các khoá học chuyên đề, tập huấnnghiệp vụ tại Trường Đào tạo Cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam được tổ chứcthống nhất và đạt hiệu quả cao, tại trường đào tạo cán bộ thực hiện quy trình tổchức và quản lý các khố học như sau:

1 CHUẨN BỊ MỞ KHỐ HỌC

1.1 Lập kế hoạch tổ chức triển khai khoá học

Kế hoạch tổ chức triển khai khoá học được lập theo Kế hoạch đào tạo hàng nămvà các khoá học phát sinh được Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam phêduyệt Kế hoạch này là cơ sở thực hiện các công việc cụ thể liên quan đến khoáhọc.

Các mục chính của kế hoạch tổ chức khoá học gồm: - Cơ sở lập kế hoạch;

- Mục đích, yêu cầu của khoá học;

- Nội dung đào tạo chi tiết và thời lượng của từng môn học (bao gồm cảthời gian kiểm tra, đi thực tập nếu có) của khoá học;

- Đối tượng, số lượng học viên và phân bổ số lượng học viên theo từnglớp, từng đơn vị;

- Thời gian, địa điểm mở lớp;

- Cơ sở vật chất cần thiết phục vụ khoá học; - Dự kiến nguồn giảng viên, tài liệu khoá học;- Dự trù kinh phí khoá học, phương thức thanh toán.

Kế hoạch sau khi lập, trình Giám đốc TĐTCB duyệt và ra quyết định triển khai thựchiện.

1.2 Chuẩn bị giảng viên cho khoá học

Trang 2

a) Lập danh sách giảng viên tham gia giảng dạy khố học đối với từngmơn học theo kế hoạch tổ chức khoá học;

b) Gửi thư mời giảng viên tham gia giảng dạy khoá học và tổng hợp danhsách giảng viên báo cáo Giám đốc TĐTCB

1.2.2 Trường hợp giảng viên th ngồi

Các cơng việc cần thực hiện theo trình tự:

a) Lập tờ trình đề nghị Giám đốc duyệt thành lập Hội đồng để lựa chọncác cá nhân, đơn vị (gọi chung là đối tác) có khả năng giảng dạy khốhọc;

b) Liên hệ và gửi cơng văn (kèm kế hoạch tổ chức khoá học) cho đối tácchào giá cạnh tranh;

c) Họp Hội đồng xem xét, lựa chọn đối tác giảng dạy trên cơ sở các chàogiá của đối tác;

d) Giám đốc (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền), Trưởng phòng TV vàmột hoặc một số Trưởng phòng liên quan thương thảo hợp đồng với đốitác để thống nhất trước khi ký hợp đồng Trường hợp giá thuê vượt mứcquy định của NHNo&PTNT Việt Nam thì phòng TV lập tờ trình TổngGiám đốc phê duyệt

1.2.3 Trường hợp khoá học chào thầu cạnh tranh

Thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu.

1.3 Ký hợp đồng đào tạo

a) Soạn hợp đồng đào tạo (nếu các khoá học có phát sinh số tiền thu, chicó giá trị từ 5 triệu đồng trở lên với đối tác ký kết hợp đồng) Hợpđồng đào tạo phải được lập theo đúng quy định hiện hành;

b) Liên hệ đối tác đã được chọn lựa mời ký Hợp đồng đào tạo (đối vớitrường hợp trình Tổng Giám đốc, việc mời đối tác ký hợp đồng đượcthực hiện sau khi Tổng Giám đốc phê duyệt giá thuê giảng viên); c) Hợp đồng đào tạo được ký giữa người có thẩm quyền của phía đối tác

và Giám đốc (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) phải có chữ kýnháy của các phòng chức năng liên quan.

Trang 3

Việc triệu tập học viên được thực hiện ngay sau khi hợp đồng được ký kếttrên cơ sở số lượng học viên trong kế hoạch tổ chức khố học và gồm các nộidung:

a) Thơng báo triệu tập học viên (theo mẫu) trình Giám đốc ký gửi các

đơn vị Việc gửi Thông báo triệu tập học viên qua đường Fax, chuyểnphát nhanh, chuyển thư đảm bảo… phải được Giám đốc phê duyệt trêncơ sở đặc thù của từng khoá học;

b) Rà soát, tổng hợp danh sách học viên do các đơn vị được triệu tập

gửi về;

c) Tổng hợp những trường hợp cử không đúng đối tượng, số lượng

học viên, cử một học viên đi dự hai khoá học có cùng nội dung hoặckhông cử học viên… và đề xuất biện pháp xử lý trình Giám đốc duyệt;

d) Đối với khoá học TĐTCB không trực tiếp quản lý, phải soạn công

văn kèm kế hoạch tổ chức trình Giám đốc ký để gửi đơn vị đăng cainêu rõ những yêu cầu thực hiện (hoặc phối hợp với TĐTCB thựchiện) Trường hợp cần cử cán bộ trực tiếp đến đơn vị phối hợp đểchuẩn bị các điều kiện trước khi mở khoá học phải được sự đồng ý củaGiám đốc.

1.5 Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ khoá học

Việc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khoá học gồm các nộidung:

a) Bố trí nơi ăn, nghỉ của giảng viên (nếu cần thiết) và của học viên.Chuẩn bị phòng học và các trang thiết bị cần thiết cho khoá học, khánhtiết…;

b) Tổ chức in ấn tài liệu theo kế hoạch Nếu khoá học ở xa, phải kịp thờigửi File mềm hoặc chuyển tài liệu qua đường bưu điện cho cơ sở tổchức khoá học in, phát cho học viên.

2 TỔ CHỨC, QUẢN LÝ KHOÁ HỌC

2.1 Công tác chuẩn bị và tổ chức khai giảng khoá học

Trang 4

a) Lập Tờ trình khai giảng khoá học với các mục: Đại biểu mời (in và gửigiấy mời), dự toán kinh phí buổi khai giảng (nếu có), phân công tráchnhiệm thực hiện;

b) Dự kiến danh sách Ban cán sự lớp (trên cơ sở danh sách học viên gửivề) đối với khoá học từ 5 ngày trở lên Ban cán sự lớp thường gồm 3người (Lớp trưởng, Lớp phó phụ trách học tập và Lớp phó phụ tráchđời sống);

c) Xây dựng nội quy (hoặc quy định của khoá học);

d) Tiếp đón học viên tại nơi ở trước khi khai giảng khoá học, đưa đóngiảng viên, học viên, đại biểu (nếu có);

e) Tổ chức khai giảng, đọc quyết định mở lớp học (nếu có), phát biểu khaimạc, phổ biến nội quy/quy định của lớp, thông báo Ban cán sự lớp ;f) Phát tài liệu cho học viên;

g) Đối với chương trình khai giảng của các lớp học do TĐTCB giao đơnvị quản lý, việc cử đại biểu, cán bộ TĐTCB đến chuẩn bị hoặc dự khaigiảng sẽ do Giám đốc quyết định trên cơ sở đề nghị của phòng chứcnăng.

2.2 Quản lý khoá học

Trong quá trình quản lý khoá học cần thực hiện các công việc:

a) Lập sổ theo dõi thời gian, nội dung giảng bài của giáo viên (sổ đầu bài)và thời gian dự học của học viên (bảng chấm công) Việc lập sổ theodõi giảng viên và chấm công học viên áp dụng đối với cả khoá học dođối tác quản lý trực tiếp hoặc TĐTCB phối hợp quản lý;

b) Trường hợp khoá học của TĐTCB tổ chức tại địa điểm của đối tác, cánbộ quản lý phải xác định rõ trách nhiệm quản lý khoá học quy địnhtrong hợp đồng và kế hoạch tổ chức khoá học yêu cầu;

c) Trường hợp khoá học có chương trình tham quan, khảo sát, thực tập,

cán bộ quản lý khoá học phải liên hệ trước với đơn vị nơi đến để chuẩnbị các điều kiện cần thiết và phối hợp hướng dẫn, quản lý học viênthực hiện đúng nội dung yêu cầu;

Trang 5

2.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập căn cứ theo kế hoạch tổ chứckhoá học.

Trong quá trình tổ chức kiểm tra, cán bộ quản lý khoá học phải:

a) Tham gia coi thi nghiêm túc để đảm bảo kết quả kiểm tra phản ánhchính xác kiến thức học viên thu nhận được Đối với khoá học do đốitác kiểm tra, cán bộ quản lý lớp cần phối hợp theo dõi đảm bảo kết quảthi phản ánh đúng chất lượng khoá học;

b) Sau khi có kết quả kiểm tra, lập danh sách cùng bảng điểm (có chữ kýxác nhận của người chấm) và lập tờ trình đề nghị Giám đốc cấp chứngchỉ cho học viên đạt yêu cầu trở lên (kết quả kiểm tra đạt từ điểm 5 trởlên), chuyển phòng HCNS in chứng chỉ sau khi được phê duyệt;

c) Hồ sơ cấp chứng chỉ gồm: Tờ trình đã được phê duyệt, bảng điểm, nộidung khoá học, địa điểm học, thời gian tổ chức khoá học và mỗi họcviên nộp 01 ảnh 4x6;

d) Đối với khoá học do đối tác cấp chứng chỉ cần phối hợp chặt chẽ vớiđối tác, đảm bảo nghiêm túc trong quá trình kiểm tra Đồng thời theodõi, nhắc nhở đối tác in, gửi chứng chỉ theo đúng yêu cầu quy định củahợp đồng đào tạo;

e) Lựa chọn danh sách học viên đạt kết quả học tập cao, thái độ học tậptốt đề nghị Giám đốc biểu dương, khen thưởng tại lễ bế giảng khoáhọc (tỷ lệ số học viên đề nghị khen thưởng thường khoảng từ 5-10%học viên/lớp).

3 KẾT THÚC KHỐ HỌC

3.1 Cơng tác chuẩn bị bế giảng và bế giảng khoá học.

Việc chuẩn bị và tổ chức bế giảng khoá học do TĐTCB trực tiếp quản lýgồm các công việc:

a) Lập báo cáo tổng kết lớp khoá học trình Giám đốc phê duyệt;

b) Lập tờ trình đề nghị Giám đốc ra quyết định khen thưởng học viên đạtkết quả cao;

Trang 6

d) Tổ chức bế giảng khoá học, phát chứng chỉ cho học viên (chuyểnchứng chỉ về đơn vị học viên nếu không kịp in phát trong buổi bếgiảng);

f) Thanh toán chi phí theo chế độ cho học viên và kinh phí giảng dạy chogiảng viên kiêm chức;

g) Thông báo kết quả kiểm tra của học viên về đơn vị (đối với khoá họccó kiểm tra);

h) Đối với chương trình bế giảng của các lớp học do TĐTCB giao đơn vịquản lý, việc cử đại biểu, cán bộ TĐTCB đến chuẩn bị hoặc dự bếgiảng sẽ do Giám đốc quyết định trên cơ sở đề nghị của phòng chứcnăng.

3.2 Thanh lý hợp đồng đào tạo

Thanh lý hợp đồng đào tạo áp dụng đối với khoá học có ký hợp đồng đàotạo:

a) Soạn bản thanh lý hợp đồng với xác nhận của các phòng chức năng;b) Thanh toán hợp đồng đào tạo cho đối tác theo phương thức thanh toán

đã thoả thuận trong hợp đồng

Với các khoá học khơng ký hợp đồng đào tạo, thủ tục thanh tốn kinh phí cho giảng viên áp dụng như thanh toán cho giảng viên kiêm chức trong hệ thốngNHNo&PTNT Việt Nam.

3.3 Lưu hồ sơ khoá học

a) Hồ sơ của khoá học gồm:

- Tờ trình và kế hoạch mở khoá học, quyết định mở khoá học;- Danh sách học viên, kết quả kiểm tra (nếu có);

- Bảng theo dõi giờ giảng của giảng viên (sổ đầu bài), giờ học của họcviên (bảng chấm công);

- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giảng dạy;

- Các chứng từ liên quan đến các khoản thu, chi của khoá học;- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Trang 7

c) Hồ sơ của khoá học được lưu tại phòng TV Phòng QLĐT lưu tài liệucủa khố học và bản phơ tơ hồ sơ (không bao gồm chứng từ liên quanđến khoản thu, chi của khoá học), lưu hồ sơ vào máy tính trên chươngtrình quản lý lớp học của TĐTCB.

4 QUẢN LÝ SAU KHÓA HỌC

4.1 Theo dõi việc sử dụng học viên sau khoá học

a) Lập danh sách học viên các khoá học (trên máy tính sử dụng chươngtrình Excell) gồm:

- Danh sách học viên của từng loại khoá học, ngày tháng, địa điểm tổchức để tránh gọi một học viên dự học 2 lần về cùng một nội dung đàotạo.

- Danh sách học viên đã được đào tạo của từng đơn vị trong hệ thốngtheo mỗi loại khoá học.

b) Theo dõi việc sử dụng học viên của các đơn vị đối với các khoá họcquan trọng (học viên có được sử dụng đúng vị trí công tác hay thuyênchuyển công tác khác);

c) Theo dõi việc đơn vị cử đúng hay sai đối tượng học viên dự các khoáhọc;

4.2 Theo dõi giảng viên sau khoá học

a) Tập hợp danh sách và theo dõi các giảng viên đã giảng dạy cho cáckhoá học của TĐTCB (bao gồm cả giảng viên thuê ngoài và giảng viênkiêm chức) Phân loại giảng viên để mời lại số giảng viên có chấtlượng tốt tham gia giảng dạy các khoá học có nội dung liên quan doTĐTCB thực hiện;

b) Theo dõi việc học viên các khoá học đào tạo giảng viên kiêm chứctrong việc tự tổ chức đào tạo lại cho cán bộ trong đơn vị (sau khố họccó tổ chức giảng dạy hay khơng, chất lượng giảng dạy thế nào).

4.3 Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau khoá học tại đơn vị

Nội dung kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau khoá học được coi là nội dungchính của Đề cương kiểm tra công tác đào tạo tại đơn vị.

Trang 8

a) Kiểm tra việc bố trí cán bộ sau khi được đào tạo của đơn vị: Cán bộ cóđược bố trí công việc đúng với nghiệp vụ được đào tạo không? Trườnghợp thuyên chuyển công tác phải nêu rõ nguyên nhân;

b) Nhận xét, đánh giá của lãnh đạo đơn vị về chất lượng thực hiện côngviệc của cán bộ sau khi được đào tạo;

c) Kiểm tra việc tự tổ chức đào tạo lại cho cán bộ trong đơn vị của giảngviên kiêm chức;

d) Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ đã được đào tạo về khả năng ápdụng kiến thức khoá học vào thực tế (qua đó gián tiếp kiểm tra cán bộcó được bố trí đúng công việc được đào tạo hay không);

e) Tìm hiểu nhu cầu đào tạo tiếp đối với cán bộ đã được đào tạo (qua đóthấy được sự thiếu hụt của nội dung đào tạo và kiến thức cần bổ sungcho khoá học tiếp theo).

Ngoài ra có thể gửi phiếu điều tra thăm dò đến các học viên đã tham dự cáckhoá học hiện đang công tác tại đơn vị để lấy ý kiến đánh giá về hiệu quả ápdụng kiến thức được học vào thực tế công việc.

Trên đây là Quy trình tổ chức và quản lý khoá học tại TĐTCB.

Nhận xét, đánh giá:

Về lý thuyết thì cơ bản quy trình tổ chức và quản lý khoá học đào tạo trên đãphù hợp; tuy nhiên, xét về thực tế, đặc biệt là về hiệu quả thì còn rất nhiều vấnđề cần phải được xem xét lại.

- Thứ nhất, về kế hoạch đào tạo: Là cơ quan quản lý cấp trên, quyết định

các nội dung cần phải đào tạo và là đơn vị đứng ra tổ chức các khoá đàotạo nhưng vẫn chưa sát theo yêu cầu trong các khoá đào tạo, công tác đàotạo chưa theo kịp và chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác KD Cụ thể,không biết hiện nay các chi nhánh đang bị “yếu” về lĩnh vực gì để phảiđào tạo vì mục đích phục vụ ngay cho KD, lấy nhu cầu từ chi nhánh gửilên là không chính xác, bởi lẽ mỗi chi nhánh một địa điểm, một vị trí vàvới nguồn nhân lực là khác nhau lên nhu cầu đào tạo là không đồng nhất.Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của cấp trên chưa có được“tầm nhìn” dài hạn, mà thường bị các vấn đề ngắn hạn chi phối.

- Thứ hai, về đối tượng đào tạo: Có thể nói, vì chưa có tầm nhìn dài hạn

Trang 9

tạo Thay vì, đào tạo những đối tượng trẻ có trình độ, có năng lực để tiếpthu những kiến thức mới thì ngược lại thường tập trung vào những đốitượng là cán bộ quản lý (những người vì rất nhiều lý do lịch sử để lại)không đủ trình độ để tiếp thu những kiến thức mới, tri thức mới Hơn nữa,những đối tượng này, do vị trí quản lý, rất bận rộn với cơng việc nên thờigian tham gia khố học thường không đều, dẫn đến kiến thức thu đượckhông đầy đủ, không có hệ thống.

- Thứ ba: trong vấn đề ký kết hợp đồng Giám đốc trường Đào tạo hạn chế

chỉ được ký kết hợp đồng ở định mức cho phép, khi vượt quá phải trìnhTổng Giám đốc Khi đó về khách quan có thể bị lãng phí về thời gian, khócó thể chủ động sắp xếp thời gian vì còn chờ phê duyệt của Tổng Giámđốc.

- Thứ bốn, về kỷ luật trong khoá đào tạo: Vì lý do, đối tượng tham gia

khoá đào tạo đa phần là cán bộ quản lý nên rất khó trong việc thực hiệnnghiêm túc kỷ luật khoá học.

- Thứ năm, về đánh giá kết quả trong quá trình đào tạo và hiệu quảsau đào tạo: Chưa thiết lập được một quy trình kèm theo các chỉ tiêu

được định lượng để đánh giá kết quả trong quá trình đào tạo và hiệu quảsau đào tạo Chính vì vậy, kết quả trong quá trình đạo tạo thường khôngchính xác và hiệu quả sau đào tạo thường không có, dẫn đến việc lãng phíthời gian và tài chính cho khoá đào tạo.

Trên đây là một số nhận xét của cá nhân tôi về quy trình đào tạo của đơn vị tôi.Theo tôi, quy trình này cần phải cải thiện tại các khâu sau:

- Thứ nhất, về kế hoạch đào tạo: Kế hoạch đào tạo không nên được lập

cho toàn ngành; nên phân quyền và cung cấp nguồn tài chính cho các đơnvị cấp dưới để các đơn vị cấp dưới chủ động lập kế hoạch đào tạo của đơnvị mình cho phù hợp với đặc thù của đơn vị Cấp trên phải có tầm nhìn dàihạn và chỉ tổ chức một số khoá đào tạo vì lợi ích lâu dài, vì lợi ích tươnglai của tổ chức.

- Thứ hai, về đối tượng đào tạo: Do để chi nhánh chủ động trong vấn đề

Trang 10

- Thứ ba, về kỷ luật trong khoá đào tạo: Nên thiết lập quy trình để kiểm

soát việc thực hiện nghiêm túc kỷ luật khoá học.Thực hiện sát hơn trongviệc kiểm tra, báo cáo công tác đào tạo của các chi nhánh.

- Thứ tư, về đánh giá kết quả trong quá trình đào tạo và hiệu quả sauđào tạo: Phải xây dựng một quy trình kèm theo các chỉ tiêu được định

lượng để đánh giá kết quả trong quá trình đào tạo và hiệu quả sau đào tạo.Đặc biệt là quy trình đánh giá hiệu quả sau đào tạo.

Câu 2:

Theo anh /chị những nội dung nào trong môn học quản trị Tác nghiệp này là cóthể áp dụng vào công việc của anh/chị hoặc của doanh nghiệp anh/chị hiện nay?Anh/chị dự định sẽ áp dụng những kiến thức đó vào những hoạt động gì và sẽ ápdụng như thế nào?

Sau khi học môn học Quản trị hoạt động, với kiến thức thu nhận được, cá nhântôi nhận thấy rất nhiều vấn đề giúp tôi áp dụng vào hoạt động của đơn vị tôi nóichung và trong quá trình tác nghiệp của cá nhân tôi trong công việc nói riêng Có rất nhiều nội dung bổ ích của chương trình học tôi sẽ vận dụng vào trong quátrình làm việc của mình Do đặc thù của chúng tôi là đơn vị dự nghiệp, sản phẩmcủa chúng tôi là dịch vụ mà rất đặc thù, khó mà có thể đánh giá được ngay vì đólà những kiến thức, tri thức Để có một chương trình đào tạo hiệu quả , đó làmục tiêu mà chúng tôi đề ra phải áp dụng vào quá trình tổ chức và tác nghiệp tạora dịch vụ Phải lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra dẫn đến đạt được mụctiêu của công ty

Đặc biệt là vấn đề loại bỏ 7 loại lãng phí theo quan điểm Ohno (sản xuất thừa,đợi chờ, vận chuyển, lưu kho, thao tác, gia công thừa và sản phẩm hỏng) và nộidung sản xuất Lean, hướng đến khách hàng (bắt đầu với việc hiểu khách hàngmuốn gì và tối ưu hoá quá trình sản xuất để thoả mãn nhu cầu của khách hàng).Với chức năng, nhiệm vụ của mình tôi sẽ đề xuất với cấp trên cho xây dựng vàtriển khai Đề án trong việc loại bỏ các lãng phí trong quá trình tác nghiệp màtheo tôi, chắc chắn hiện nay đang xảy ra trong đơn vị tôi.

Trang 11

với trình độ năng lực nghiệp vụ của mình sẽ tốn thời gian và tiền bạc và khi tổchức lớp học phải thực hiện theo nguyên tắc 5 S và Just –in-time, phải xác địnhđược thời điểm để bố trí cán bộ ở phòng ban, chi nhánh nào đi đào tạo về cái gìlà hợp lý Đặc thù của ngành Ngân hàng, tháng 12 quyết tốn và làm báo cáonhiều ta khơng thể cử hết cán bộ kế toán và giao dịch đi học nhiều và dàingày.Đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, nhân viên, khuyếnkhích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng và tạo điều kiện cho cán bộcó cơ hội phát triển toàn diện.

- Phân quyền và khuyến khích các cán bộ công nhân viên tham gia, nhấn mạnh làm việc theo nhóm và sự hợp tác.

- Có các kênh thông tin tốt - cả từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.- Thấu hiểu được tâm tư của cán bộ công nhân viên như sợ mất việc

- Đảm bảo rằng tất cả mọi người hiểu được sự cần thiết thay đổi cũng như các vai trò mới khi tiến hành thay đổi.

- Tạo ra môi trường thử nghiệm tại một số chi nhánh, một môi trường chấp nhận rủi ro và một mạng lưới kiểm sốt an tồn để thử nghiệm và kiểm lỗi.- Khiến mọi người đều hiểu được các lý do để cạnh tranh và lợi ích của lean cho tổ chức cũng như đối với chính cá nhân họ.

- Tạo ra một tầm nhìn về tương lai sau thay đổi

- Giới thiệu một hệ thống đo lường sự thực hiện công việc dựa trên việc đáp ứngcác mục tiêu của ngân hàng.

- Phân tích và chia sẽ các thông tin về lợi nhuận so với chi phí- Nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của mọi người….

Tôi dự định sẽ áp dụng những kiến thức đó vào những hoạt động: Hệ thống kế

hoạch tổ chức hoạt động theo từng thời kỳ: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (Dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất và tác nghiệp)

- Hệ thống bố trí nguồn lực thực hiện: Nhân sự, các máy móc, thiết bị, cơ sở vật

chất khác để hỗ trợ tác nghiệp (Hệ thống nguồn nguyên liệu)

- Đánh giá kết quả đạt được của từng cá nhân, đơn vị và tổ chức rút ra bài học

Trang 12

- Áp dụng thành quả của khoa học kỹ thuật hiện đại: Công nghệ tin học, viễn thông… (tin nhắn, thư điện tử, chữ ký điện tử, mật mã truy cập chung và riêng

lẻ) để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc (Phương thức sản xuất hiện đại)

- Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động, xây dựng và triển khai hệ thống kế toán quản trị trên nền tảng hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế

Với kiến thức về phương pháp sản xuất Lean đã được học, tôi sẽ tham mưu choLãnh đạo trong việc tìm hiểu và thoả mãn nhua cầu của khách hàng để có dượcmọt sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp của chúng tôi

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Bài giảng Quản trị hoạt động của trường Griggs;

- Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp tiếng việt của chương trình;- http://www.vbard.com/

Ngày đăng: 22/02/2019, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w