1. Kiến thức Biết được bản chất của thế giới là thế giới vật chất. Hiểu được vận động và phát triển theo những quy luật khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất. Con người có thể phân tích, giải thích và vận dụng được những quy luật khách quan ấy trong cuộc sống. 2. Kĩ năng Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích, phân tích sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống xã hội. 3. Thái độ Tôn trọng những quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội. Phê phán các hiện tượng, tư tưởng không lành mạnh trong xã hội. Ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, tham gia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động cộng 4. Về định hướng năng lực cần hình thành Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác Năng lực làm việc nhóm. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Trang 1Đối tượng học sinh
Dự kiến số tiết dạy
: ………
: Tổ phó chuyên môn : Trường THPT ………
: GDCD : Bài 3,4,5,6 : lớp 10 : 6 tiết
Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2018
Trang 2A MỞ ĐẦU
- Chuyên đề: “Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất” được cấu trúc
từ 4 bài có nội dung liên quan đến sự vận động và phát triển của thế giới vật chất Đólà:
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 5 Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- Căn cứ lựa chọn chuyên đề
+ Nội dung kiến thức của bài có mối quan hệ với nhau
+ Nội dung bài học đều đề cập đến sự vận động và phát triển của thế giới vậtchất
+ Khi triển khai nội dung có thể sử dụng các phương pháp tích cực phù hợpvới điều kiện của nhà trường
B NỘI DUNG
I Mục tiêu
1 Kiến thức
- Biết được bản chất của thế giới là thế giới vật chất
- Hiểu được vận động và phát triển theo những quy luật khách quan là thuộctính vốn có của thế giới vật chất
- Con người có thể phân tích, giải thích và vận dụng được những quy luậtkhách quan ấy trong cuộc sống
4 Về định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác
- Năng lực làm việc nhóm
Trang 3- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
+ Khái niệm phát triển
+ Các hình thức vận động và mối quan hệ giữa các hình thức vận động
- Phân biệt được
sự khác nhau giữa vận động
và phát triển
- Hiểu được vận động là phương thức tồn tại của vật chất
- Học sinhlí giải được phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
- Nhận xét và đánh giá được các hiện tượng
tự nhiên và xã hội trong quá trình vận động
và phát triển của chúng.
- Các mặt đối lập của mâu thuẫn
Hs giải thích được mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của thế giới vật chất.
Học sinh giải quyết được các mâu thuẫn diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày
- Đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn trong tư duy, trong tự nhiên và trong
-Khái niệm lượng, chất, độ, nút
Học sinh giải thích được cách thức vận động
và phát triển của
sự vật và hiện tượng
Giải quyết được những vấn đề còn tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của bản thân (trong học tập, rèn luyện, lao động.)
Đưa ra được cách giải quyết giúp sự vật hiện tượng phát triển không ngừng
-Phủ định siêu hình
Giải thích được khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng
là theo hình xoắn ốc.
Giải quyết được những khó khăn tạm thời trên con đường phát triển của bản thân.
Giải quyết các nhiệm
vụ liên quan đến suy nghĩ và cảm nhận của chính
HS gắn với cuộc sống thực tiễn
III Hình thành kiến thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Hình thức: dạy học trên lớp
Trang 4- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
+ Đàm thoại
+ Làm việc nhóm
+ Thuyết trình
IV Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính có kết nối mạng internet, máy chiếu, máy ảnh, máy in
- Tranh ảnh liên quan đến bài học
- Phấn, bảng bút, giáo án word
- Một số thông tin bổ trợ cho chuyên đề
- Bảng kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh
- Các tài liệu, thông tin cần thiết để giới thiệu cho học sinh; giấy A0, phiếu họctập
- Các phiếu phục vụ cho học tập theo dự án
2 Chuẩn bị của học sinh.
- Máy tính
- Giấy A4, bút, giấy màu, băng dính, bút màu
- Sưu tầm tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài họ
V Thiết kế tiến trình bài học
Trang 5Tiết 1 THẾ GIỚI VẬT CHẤT LUÔN VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
I Khởi động
1 Mục tiêu: HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về sự vận động, phát
triển của thế giới vật chất
2 Phương thức tổ chức hoạt động:
GVgiới thiệu tên bài học, những mục tiêu cần đạt được trong bài
2.1 Hoạt động 1: Xem video
GV hướng dẫn HS theo dõi video “Quy trình tiến hóa của sự vận động, phát
triển – https://www.youtube.com/watch?v=hUzvypxDlJc” và trả lời những câu hỏi
sau:
1) Video phản ánh nội dung gì?
2)Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới vật chất không vận động, phát triển?Trong quá trình theo dõi video, GV yêu cầu HS ghi ra giấy những chi tiết, cảmnhận (hình ảnh, hoạt động…) mà HS thấy ấn tượng trong đoạn video
2.2 Hoạt động 2: Chia sẻ suy ngẫm
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 3 người để trả lời câu hỏi khi xem video
- Khi HS thảo luận nhóm:
GV gợi ý cho HS dựa vào nội dung của video vừa theo dõi để thảo luận; hướngdẫn HS ghi những điều còn thắc mắc trong quá trình thảo luận để chia sẻ trước lớp
GV quan sát các nhóm thảo luận, chú ý đến các kết quả thảo luận khác nhau
- GV hướng dẫn HS chia sẻ trước lớp:
GV chọn những nhóm có ý kiến khác nhau trình bày để tạo nên quá trình tranhluận, phản biện giữa các nhóm; tạo nên tình huống có vấn đề để chuyển sang hoạt động
“Hình thành kiến thức”
Lưu ý:Tuỳ vào đối tượng HS, môi trường lớp học, các điều kiện học tập ,giáo
viên có thể thiết kế hoạt động khởi động khác như: Thi ô chữ, trò chơi có liên quanđến chủ đề bài học
3 Sản phẩm mong đợi từ hoạt động
- HS quan tâm đến video, tìm ra được nội dung chủ đạo của video
- Nhận xét, cảm nhận của HS về nội dung video, chỉ ra được sự vận động, pháttriển của thế giới vật chất là tất yếu khách quan
- HS chia sẻ được những hiểu biết về sự vận động, phát triển của thế giới vật chất
Trang 6- Xuất hiện vấn đề cần tìm hiểu: Thế nào là vận động? Thế nào là phát triển?Vận động, phát triển của thế giới khách quan có phải là sự tất yếu?
II Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là
vận động, phát triển.
Mục tiêu: HS xác định được thế
nào là vận động, thế nào là phát triển; các
hình thức vận động và mối quan hệ giữa
các hình thức vận động
Phương thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động nhóm
“Nhanh tay – Nhanh mắt”
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao cho mỗi nhóm tập hình ảnh có
dán keo 2 mặt ở phía sau
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm quan sát thật
Trang 7-Hoạt động của GV – HS Nội dung chính
- GV yêu cầu HS đọc và suy ngẫm 2 nhận
định sau:
Nhận định 1: Vận động là mọi sự
biến đổi nói chung của sự vật hiện tượng
trong giới tự nhiên và đời sống xã hội
Nhận định 2: Phát triển là vận
động theo chiều hướng tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
HS thảo luận theo nhóm và trong thời
gian nhanh nhất xếp các nhận định vào
- Mỗi nhóm cử một đại diện thuyết
minh về kết quả của đội mình trong hoạt
Trang 8động “Nhanh tay – Nhanh mắt” (tùy theo
tình hình và điều kiện thời gian, GV có
thể chọn cử những nhóm có kết quả
không giống nhau để tạo sự tranh luận;
làm xuất hiện tình huống có vấn đề: các
hình ảnh thuộc cột phát triển cũng thuộc
cột vận động để chuyển sang hoạt động
tiếp theo)
Hoạt động của GV – HS Nội dung chính
- HS trao đổi trong nhómsử dụng
bảng so sánh để vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ
giữa vận động và phát triển
* GV hướng dẫn HS trong lớp trao
đổi trao đổi về kết quả để đi đến kết luận
về vận động, phát triển, mối quan hệ giữa
vận động và phát triển
Sản phẩm mong đợi từ hoạt
động:
- HS hiểu được khái niệm vận động
và khái niệm phát triển; nhận diện được
những biểu hiện của vận động, phát triển
b Phát triển là gì ?Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu
Hoạt động 2.So sánh vận động và
phát triển
-Mục tiêu:
Học sinh phân biệt được sự giống và khác
nhau giữa vận động và phát triển
Trang 9VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN Giống nhau
Khác nhau
- HS thực hiện nhiệm vụ: Trao đổi, thảo luận, thống nhất và trình bày
- GV kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, đánh giá và kết luận
2 Phương thức: Hoạt động cá nhân.
a GV giao nhiệm vụ cho HS:
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa vận động và phát triển, giải thích sơ đồ đó
d Cây cầu không vận động
2 Sự vận động của thế giới vật chất là
a do Thượng đế quy định
b do một thế lực thần bí quy định
c quá trình mang tính chủ quan
d quá trình mang tính khách quan
3 Thế giới vật chất tồn tại thông qua
d không tiến lên
5 Vận động của vật chất bao gồm năm hình thức cơ bản sau
Trang 10a cơ, lí, toán, sinh, xã hội.
b cơ, lí, hoá, sinh, địa
c cơ, lí, hoá, sinh, sử
d cơ, lí, hoá, sinh, xã hội
3 Đánh giá
GV khuyến khích HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS
Trang 11- Học sinh thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
- GV kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, đánh giá, nhận xét và dẫn dắt vào bài mới
Theo các em, tất cả thế giới này sẽ ra sao nếu trái đất ngừng quay quanh trục của nó và quay quanh mặt trời, nếu các dòng sông ngừng chảy, gió ngừng thổi, cây cối ngừng quang hợp, nước không bay hơi con người ngừng thở, tim ngừng đập ?
phương thức tồn tại của thế giới vật chất
Mục tiêu: HS hiểu được vận động là
phương thức tồn tại của vật chất, các
hình thức vận động và mối quan hệ giữa
các hình thức vận động
Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
Hoạt động : Chơi trò đối kháng để đoán
chủ đề
- HS thực hiện nhiệm vụ
* GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi:
2 Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
Trang 12- GV tạo các nhóm, mỗi nhóm 3 HS và
phát cho mỗi nhóm 1 phiếu chủ đề (Ví
dụ: Bông hoa đang nở; ô tô đang
chạy….)
Mỗi nhóm có nhiệm vụ diễn tả bằng
hành động (không được dùng lời nói) để
nhóm còn lại đoán được chủ đề trong
phiếu (nên lựa chọn những chủ đề có
tính hài hước để tạo không khí vui vẻ
khi chơi) Nhóm nào diễn tả đúng chủ
được chủ đề mà nhóm bạn đưa ra? (căn
cứ vào dấu hiệu/thuộc tính nào của sự
HS xác định được thế giới vật chất biểu
hiện sự tồn tại của mình thông qua vận
động vì chỉ khi thông qua vận động, các
dạng vật chất mới bộc lộ những thuộc
tính vốn có của nó, qua đó con người
mới nhận thức được sự tồn tại của
chúng
-Thế giới vật chất biểu hiện sự tồn tạicủa mình thông qua vận động vì chỉ khithông qua vận động, các dạng vật chấtmới bộc lộ những thuộc tính vốn có của
Trang 13nó, qua đó con người mới nhận thức được sự tồn tại của chúng
Hoạt động 2:
Tìm hiểu các hình thức vận động cơ bản
của thế giới vật chất
- Mục tiêu: Học sinh nắm được các
hình thức vận động của thế giới vật
chất
- Phương thức hoạt động
+ GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu
các bức ảnh sau lên màn hình và yêu
cầu HS mô tả các bức ảnh và dựa vào
việc mô tả đó để xác định các hình thức
vận động phù hợp
Vận động………
Vận động………
Vận động……… Vận động………
Vận động……… Vận động……….
Trang 14Hoạt động của GV – HS Nội dung chính
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao
(ghi kết quả tìm được vào giấy nháp)
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi
về kết quả tìm được
* GV hướng dẫn HS thảo luận
trước lớp:
- GV chọn 4 cặp chia sẻ kết quả
trước lớp Hướng dẫn cả lớp thảo luận, bổ
sung và nêu những thắc mắc trong quá
trình thảo luận GV giải đáp thắc mắc của
vận động có mối liên hệ tác động qua lại
và có thể chuyển hóa cho nhau; Hình
thức vận động cao hơn bao giờ cũng bao
hàm hình thức vận động thấp hơn
Vận động hóa học (phương trình hóa học
của quá trình quang hợp)
Vận động sinh học (quá trình quang hợp)
Trong quá trình HS thảo luận, GV
hướng dẫn HS phân tích, chỉ ra mối quan
hệ giữa 2 bức tranh, sắp xếp thứ tự của 2
Trang 15bức tranh cho hợp lý, từ đó chỉ ra mối
quan hệ giữa 2 hình thức vận động (vận
động hóa học, vận động sinh học)
Kết quả mong đợi từ hoạt động:
- HS tham gia tích cực vào trò chơi
và hoạt động thảo luận
- HS xác định được 5 hình thức
vận động của vật chất và chỉ ra được mối
quan hệ giữa các hình thức vận động
- Các hình thức vận động cơ bản của thếgiới vật chất:
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung phát
triển là khung hướng tất yếu của thế giới
vật chất
Mục tiêu: Học sinh lí giải được phát
triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới
vật chất
Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu
HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành phiếu
học tập số 1
3 Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
Trang 16PHIẾU SỐ 1
Cho ví dụ về sự phát triển trong tự nhiên:………
Cho ví dụ về sự phát triển trong xã hội:………
Cho ví dụ về sự phát triển trong tư duy:………
Hoạt động của GV – HS Nội dung chính - Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện trao đổi, thảo luận theo cặp đôi và trình bày - GV quan sát kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh GV mời một nhóm lên chia sẻ kết quả làm việc và một nhóm lên phản biện về kết quả của nhóm bạn (GV chú ý mời hai nhóm có kết quả thảo luận không hoàn toàn giống nhau để tạo sự tranh luận) - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 2 PHIẾU SỐ 2 Viết tiếp những điều có thể xảy ra trong các tình huống sau đây: Nếu trái đất ngừng quay thì: ………
Nếu các tế bào không hoạt động nữa thì: ………
Nếu giữa các phân tử không tồn tại lực hút và lực đẩy thì:………
Nếu mọi sự vật, hiện tượng đều không vận động, phát triển nữa thì:………
Từ các câu trên, em rút ra kết luận:
GV yêu cầu các nhóm viết tiếp nội dung có
thể xảy ra trong các tình huống giả định ở phiếu học
tập số 1 Nếu có điều kiện, GV có thể tách các tình
huống giả định vào những băng giấy để HS hoàn
Trang 17thành và chạy lên dán vào bảng theo từng cột giả
định) Nhóm nào hoàn thành sớm nhất và hợp lý
nhất sẽ về đích trước (tùy vào điều kiện mà GV có
phần thưởng phù hợp cho đội về đích nhanh nhất)
GV gọi một số nhóm chia sẻ kết quả trước
lớp, các nhóm còn lại nêu câu hỏi thắc mắc với
nhóm trình bày GV hướng dẫn các nhóm trình bày
giải đáp thắc mắc cho các bạn, sau đó nhận xét kết
quả thảo luận và kết luận
GV tổ chức cho HS xem video “Điều gì sẽ
xảy ra nếu trái đất ngừng quay
-https://www.youtube.com/watch?v=4h6L5WwKh70”
và đi đến kết luận: phát triển là khuynh hướng tất
yếu của thế giới vật chất Nếu không có sự phát triển
thì thế giới vật chất sẽ không còn tồn tại
Kết quả mong đợi từ hoạt động:
- HS nêu được các ví dụ về sự phát triển trong
tự nhiên, xã hội và tư duy
- HS xác định được các nội dung tiếp nối của
những tình huống giả định để đi đến kết luận: phát
triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
Nếu không có sự phát triển thì thế giới vật chất sẽ
không còn tồn tại
- Quá trình phát triển của các
sự vật và hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản thẳng tắp, mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có những bước thụt lùi tạm thời
- Phát triển là khuynh hướngtất yếu của thế giới vật chất.Nếu không có sự phát triển thìthế giới vật chất sẽ không còntồn tại
III Luyện tập
1 Mục tiêu:
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học
2 Phương thức: Hoạt động cá nhân.
a GV giao nhiệm vụ cho HS:
Hoàn thành bài tập sau:
1 Vận động của vật chất bao gồm năm hình thức cơ bản sau
Trang 18a cơ, lí, toán, sinh, xã hội.
b cơ, lí, hoá, sinh, địa
c cơ, lí, hoá, sinh, sử
d cơ, lí, hoá, sinh, xã hội
2 Sự phát triển diễn ra phổ biến trong
a tự nhiên và xã hội
b xã hội, con người và tư duy
c tự nhiên và tư duy
d tự nhiên, xã hội và tư duy
3 Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là
a cái sau thay thế cái trước
b cái mới và cái cũ giằng co
nhau
c cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu
d cái này thay thế cái khác
4 Quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng diễn ra một cách
a quanh co, phức tạp
b đơn giản, thẳng tắp
c từ từ, thận trọng
d không đồng đều
5 Quan niệm nào sau đây là không đúng ?
a Cái tiến bộ chưa hẳn là cái mới
b Cái mới chưa hẳn là cái tiến bộ
c Mọi cái cũ đều lạc hậu
d Không phải cái cũ nào cũng lỗi thời
6 Quá trình phát triển của các dạng vật chất sống trên Trái Đất được chứng minh trong thuyết nào sau đây ?
2 Nội dung: GV hướng dẫn HS đặt vấn đề để liên hệ và vận dụng
- Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? Cho ví dụ
Trang 19Tiết 3 NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
GVgiới thiệu tên bài học, những mục tiêu cần đạt được trong bài
Hoạt động 1: Xem video
GV hướng dẫn HS theo dõi video “Sự nảy mầm của hạt đậu tương”–
https://www.youtube.com/watch?v=hUzvypxDlJc” và trả lời những câu hỏi sau:
1) Video phản ánh nội dung gì?
2)Theo em, vì sao hạt đậu lại nảy mầm?
Trong quá trình theo dõi video, GV yêu cầu HS ghi ra giấy những chi tiết, cảmnhận (hình ảnh, hoạt động…) mà HS thấy ấn tượng trong đoạn video
Hoạt động 2: Chia sẻ suy ngẫm
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 3 người để trả lời câu hỏi khi xem video
- Khi HS thảo luận nhóm:
GV gợi ý cho HS dựa vào nội dung của video vừa theo dõi để thảo luận; hướngdẫn HS ghi những điều còn thắc mắc trong quá trình thảo luận để chia sẻ trước lớp
GV quan sát các nhóm thảo luận, chú ý đến các kết quả thảo luận khác nhau
- GV hướng dẫn HS chia sẻ trước lớp:
GV chọn những nhóm có ý kiến khác nhau trình bày để tạo nên quá trình tranhluận, phản biện giữa các nhóm; tạo nên tình huống có vấn đề để chuyển sang hoạt động
“Hình thành kiến thức”
Lưu ý: Tuỳ vào đối tượng HS, môi trường lớp học, các điều kiện học tập ,giáo
viên có thể thiết kế hoạt động khởi động khác như: Thi ô chữ, trò chơi có liên quanđến chủ đề bài học
3 Sản phẩm mong đợi từ hoạt động
- HS quan tâm đến video, tìm ra được nội dung chủ đạo của video
- HS chia sẻ được những hiểu biết về sự vận động, phát triển của hạt đậu
- Xuất hiện vấn đề cần tìm hiểu: hế nào là mâu thuẫn? Tại sao mâu thuẫn lại lànguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng?
Trang 20II Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS xác định được các mặt
đối lập, mâu thuẫn theo quan điểm duy
vật biện chứng, hiểu được giải quyết mâu
thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi khi nhắc
tới khái niệm mâu thuẫn, các em thường
hình dung (liên tưởng, nghĩ) tới điều gì ?
- HS thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ cặp đôi.
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả HS
trả lời: Nghĩ tới xung đột, chống đối
nhau
GV chốt kiến thức, nhận xét và đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS: Đó
chính là cách hiểu thông thường về mâu
thuẫn
GV mở rộng kiến thức: Khác với quan
niệm thông thường, khái niệm mâu thuẫn
trong triết học được dùng với ý nghĩa sâu
sắc, khái quát hơn Theo cách lý giải của
triết học, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào
cũng chứa đựng trong nó những mặt đối
lập Hai mặt đối lập vừa ràng buộc, gắn
bó, vừa bài trừ, gạt bỏ nhau tạo thành
Trang 21- GV yêu cầu HS sử dụng phiếu
học tập số 3 để trả lời 2 câu hỏi sau:
1) Trong các cặp mặt đối lập vừa
tìm được, cặp mặt đối lập nào tạo thành
mâu thuẫn? Tại sao?
2) Hãy chứng minh: các cặp mặt
đối lập trong một mâu thuẫn là tiền đề tồn
tại cho nhau
* GV hướng dẫn HS thảo luận
- GV yêu cầu HS trao đổi trong
nhóm (nhóm 6 người), sau đó mời đại
diện một số nhóm lên thuyết minh về kết
quả làm việc;
- HS trong cả lớp thảo luận, GV
hướng dẫn HS đưa ra kết luận chung
Kết quả mong đợi từ hoạt động:
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động
thảo luận để thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nắm được khái niệm mâu
Trang 22thuẫn Phân biệt được mâu thuẫn thông
thường và mâu thuẫn triết học
- HS phân biệt được mặt đối lập theo
cách hiểu thông thường và mặt đối lập
theo quan điểm duy vật biện chứng thông
qua phiếu học tập số 3, chỉ ra được các
mặt đối lập biện chứng tạo nên mâu thuẫn
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó haimặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranhvới nhau
a Mặt đối lập của mâu thuẫn
- Những mặt, những thuộc tính, những đặc điểm, tính chất cùng tồn tại trong sựvật, hiện tượng có khuynh hướng biến đổitrái ngược nhau
- Mặt đối lập của mâu thuẫn chính là
những khuynh hướng, tính chất mặt, đặc điểm, có chiều hướng biến đổi trái ngược nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
b Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
- Ràng buộc
- Liên hệ
- Gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập (theo nghĩa triết học) là sự liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập
III Luyện tập
1 Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học.
2 Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3 Tổ chức hoạt động.
Trang 23a GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với một hoặc nhiều thông tin tương ứng ở cột B sao cho phù hợp
1 Mặt đối lập trong lĩnh vực toán học a Quá trình đồng hoá và dị hoá
2 Mặt đối lập trong lĩnh vực vật lí học b Địa chủ và nông dân
3 Mặt đối lập trong lĩnh vực sinh học c Cung và cầu
4 Mặt đối lập trong một chế độ xã hội d Nhân vật chính diện và nhân vật
phản diện
5 Mặt đối lập trong nghệ thuật kịch e Số chẵn và số lẻ (trong chỉnh thể
số tự nhiên)
6 Mặt đối lập trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh g Trục Ox và trục Oy.
h Điện tích dương (+) và điện tích
âm (–)
i Chi phí và doanh thu
k Nội năng và ngoại năng của một vật thể
l Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
m Chủ nô và nô lệ
n Đồng biến, nghịch biến trong hàmsố
o Bên mua và bên bán
b HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà
c GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS
Trang 24- Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? Cho ví dụ