Nhìn chung, mô hình tổ chức đảng các cấp ở các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh là hợp lý, phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi
Trang 1BAN TUYÊN GIÁO
*
Số -BC/BTGTU Thành phố Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2014
BÁO CÁO
giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp ủy đảng,
nhất là về công tác chính trị tư tưởng ở các trường đại học,
cao đẳng trên địa bàn tỉnh
-
Thực hiện Công văn số 5936 - CV/BTGTW, ngày 12/3/2014 của Ban
Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế báo cáo kết
quả thực hiện một số giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp ủy đảng, nhất là về công tác chính trị tư tưởng ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh trong những năm qua và phương hướng, nhiệm vụ, các nhóm giải pháp trong thời gian tới
I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2004 – 2013
1 Đặc điểm tình hình.
Trên địa bàn Thừa Thiên Huế có hệ thống các trường cao đẳng, đại học khá hoàn thiện Các cơ sở đào tạo bậc cao đẳng, đại học và sau đại học công lập có: Đại học Huế (gồm 7 trường đại học thành viên và các đơn vị trực thuộc, có bề dày truyền thống gần 60 năm xây dựng và phát triển) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Học viện Âm nhạc Huế thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Huế thuộc Học viện Hành chính Quốc gia (Hà Nội); các trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Y tế và Cao đẳng Nghề thuộc UBND tỉnh; Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế thuộc Bộ Công – Thương Các trường ngoài công lập, gồm: Đại học Phú Xuân, Cao đẳng Nghề Nguyễn Tri Phương Tính đến năm học 2013 – 2014, tổng số cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, người lao động của các đơn vị này ước khoảng 5.000 người (có gần 200 GS và PGS; hơn 450 TS và hơn 2.000 ThS), với hàng trăm ngành, chuyên ngành đào tạo bậc cao đẳng, đại học và sau đại học Hàng năm đào tạo khoảng hơn 17.000 người đạt trình độ từ cao đẳng trở lên của hệ chính quy, hàng chục ngàn người của hệ tại chức, liên thông, liên kết và đào tạo từ xa
Trang 2Hệ thống các cơ sở đào tạo nói trên chính là tiềm năng, thế mạnh quan trọng để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của khu vực và cả nước
2 Về mô hình tổ chức đảng ở các trường đại học, cao đẳng
Tính đến hết năm 2013, tùy theo quy mô tổ chức bộ máy và số lượng đảng viên, tổ chức đảng của 10 cơ sở giáo dục và đào tạo nói trên được thành lập như sau:
- Đảng bộ Đại học Huế là đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 12 đảng bộ cơ sở (Cơ quan Đại học Huế, 07 trường đại học thành viên và 04 khoa – trung tâm trực thuộc), 01 chi bộ cơ sở (Phân hiệu
ĐH Huế tại Quảng trị) và 01 đảng bộ bộ phận (Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược) Có 166 chi bộ trực thuộc và tổng số đảng viên là 2.074 (trong đó có 796 đảng viên là học viên, sinh viên)
- Đảng bộ Học viện Âm nhạc Huế là đảng bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 11 chi bộ trực thuộc, với 67 đảng viên
- Tổ chức đảng của Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Huế là chi
bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng bộ Học viện Hành chính Quốc gia (Hà Nội), có 21 đảng viên
- Đảng bộ Trường Đại học Phú Xuân là đảng bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng
bộ Khối Các cơ quan tỉnh của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 03 chi bộ, với tổng số 55 đảng viên
- Đảng bộ Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế là đảng bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 10 chi bộ trực thuộc, với 97 đảng viên (có 14 đảng viên là sinh viên)
- Đảng bộ Trường Cao đẳng Y tế Huế là đảng bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng
bộ Thành phố Huế của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 03 chi bộ trực thuộc với 47 đảng viên (có 02 đảng viên là sinh viên)
- Đảng bộ Trường Cao Đẳng Công nghiệp Huế là đảng bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng bộ Thành phố Huế của thuộc Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 07 chi bộ trực thuộc với 68 đảng viên (có 04 đảng viên là sinh viên)
- Đảng bộ Trường Cao đẳng Nghề du lịch Huế là đảng bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm
06 chi bộ trực thuộc, với tổng số 54 đảng viên
- Tổ chức đảng của Trường Cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế là chi bộ cấp
cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, có 24 đảng viên
Trang 3- Tổ chức đảng của Trường Cao đẳng Nghề Nguyễn Tri Phương là chi bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng bộ Huyện Phong Điền của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, có 10 đảng viên
Đảng ủy các cơ sở đào tạo của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, ngoài nhận sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy cấp trên ở tỉnh, còn được nhận sự chỉ đạo từ cấp ủy đảng của bộ, ngành quản lý
Nhìn chung, mô hình tổ chức đảng các cấp ở các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh là hợp lý, phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho cấp ủy đảng các cấp trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng một cách sâu, rộng, cũng như trong công tác xây dựng đảng các cấp; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc thực hiện các nhiệm
vụ chính trị.
2 Tình hình hoạt động của các cấp ủy đảng ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2004 – 2013
2.1 Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị
Trong tổ chức đảng ở các trường cao đẳng, đại học, bí thư cấp ủy các cấp là thủ trưởng chính quyền các cấp tương ứng và các cấp ủy viên đều giữ những cương vị trọng trách của cơ quan, đơn vị Do đó, trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng là trực tiếp, gắn với tổ chức thực hiện, mang tính chất thường xuyên và đầy đủ trên mọi phương diện, đảm bảo tính thống nhất cao Có thể khẳng định, cấp ủy các đơn vị thực sự là hạt nhân chính trị trong việc cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Đảng bộ tỉnh để xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị mình; và lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu
để đánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên cuối năm
Trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, cấp ủy đảng và chính
quyền các đơn vị thực hiện đúng theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý”, đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”
trong điều hành Trên cơ sở đó, các đơn vị đã xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa cấp ủy với ban lãnh đạo chính quyền cùng cấp Trong đó, mọi vấn đề lớn, quan trọng của đơn vị đều phải được cấp ủy bàn bạc, thông qua và đảm bảo, tạo điều kiện để ban lãnh đạo thực hiện trách nhiệm và quyền hạn được Nhà nước giao Đồng thời, ban lãnh đạo phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đảm bảo
và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, tài chính, cán bộ, thời gian để cấp ủy thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện đối với đơn vị
Trang 4Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự tích cực triển khai thực hiện của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể và sự đồng tâm, cố gắng của toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức và học viên, sinh viên, trong 10 năm qua, các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh có sự phát triển vượt bậc Cụ thể:
- Đại học Huế hiện là một trong 14 đại học trọng điểm quốc gia có quy mô lớn nhất ở miền Trung và Tây Nguyên, gồm 07 trường đại học thành viên, 03 khoa trực thuộc, 01 phân hiệu và 07 trung tâm, viện trực thuộc; có 3.728 cán bộ, công chức, viên chức, lao động (trong đó: có 10 GS, 179 PGS, 431 TS, 1.844 ThS), với 99 ngành đào tạo đại học (năm 2003: 66 ngành), 102 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp 2 (năm 2003: 54 chuyên ngành)
và 27 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ (năm 2003: 13 chuyên ngành) Có 47 cơ sở thí nghiệm, thực hành hiện đại (Trung tâm Học liệu, Bệnh viện Trường Đại học
Y – Dược, Viện Tài nguyên và Môi trường, một số trung tâm nghiên cứu, đào tạo và các phòng thí nghiệm) Nhiều trường đại học thành viên có viện, trung tâm nghiên cứu – đào tạo chuyên ngành Thực hiện nhiều chương trình hợp tác quốc tế về liên kết đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và công nghệ Đại học Huế hiện đang phấn đấu trở thành Đại học Quốc gia
- Học viện Âm nhạc Huế được thành lập năm 2008, là một trong 3 cơ sở lớn của cả nước về đào tạo, nghiên cứu, sáng tác và biểu diễn trên lĩnh vực âm nhạc Dù mới thành lập, đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn cao còn mỏng, nhưng Học viện đã tích cực chủ động hợp tác liên kết đào tạo thạc sỹ (đã đào tạo được khóa I, hiện đang đào tạo khóa II, III, IV và chiêu sinh khóa V), dự kiến đến năm 2015 sẽ tự đào tạo thạc sỹ, liên kết đào tạo tiến sỹ Có nhiều đóng góp giao lưu âm nhạc trong và ngoài nước, biểu diễn phục vụ nhân các sự kiện lớn của tỉnh và phục vụ cộng đồng các ngày nghỉ cuối tuần
- Các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh được phát triển từ các trường trung cấp, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đã có sự phát triển vượt bậc về quy mô
cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên và quy mô đào tạo (đào tạo các hệ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và nghề; đồng thời liên kết đào tạo liên thông cao đẳng, đại học) Như: Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, năm 2004 khi còn là trường trung cấp, tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên là 120 người (trình độ chuyên môn cao nhất của giảng viên là kỹ sư, cử nhân), đảm nhận đào tạo 07 ngành trung cấp chuyên nghiệp và 05 ngành hệ công nhân kỹ thuật cho tổng số 1.350 học sinh; đến năm 2013 có: 251 cán bộ, giảng viên, nhân viên (trong đó:
04 TS; 135 ThS; 87 kỹ sư và cử nhân), đào tạo 33 ngành hệ cao đẳng, 15 ngành
hệ trung cấp chuyên nghiệp với tổng số 6.672 học sinh, sinh viên Hiện trường
đã xây dựng xong đề án phát triển thành trường đại học
Trang 5Có thể khẳng định, cấp ủy đảng các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh luôn giữ vững và thực hiện tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao và là nhân tố quyết định mọi thắng lợi đã đạt được Sự lớn mạnh của nhà trường luôn gắn liền với sự lớn mạnh của các tổ chức cơ sở đảng
2.2 Về lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên, học sinh và sinh viên được cấp ủy cơ của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo; được tổ chức Công đoàn, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức đoàn thể khác phối hợp tổ chức, giúp cán bộ , giảng viên, nhân viên, sinh viên, học sinh nâng cao nhận thức và tinh thần yêu quê hương đất nước, yêu CNXH, tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của địa phương
Bước vào đầu năm học mới hàng năm, theo sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và của bộ, ngành chủ quản, cấp ủy các trường ngày càng có sự chủ động trong việc xây dựng nội dung, chương trình,
kế hoạch tổ chức thực hiện đợt sinh hoạt “Bồi dưỡng chính trị đầu năm học” cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên và "Tuần sinh hoạt công dân" cho học
sinh, sinh viên; đồng thời luôn tranh thủ sự giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy, của đảng ủy cấp trên về đội ngũ báo cáo viên để nâng cao chất lượng học tập
chính trị Có thể khẳng định, “Sinh hoạt chính trị” và “Tuần sinh hoạt công dân”
đầu năm học đã góp phần rất quan trọng trong việc cập nhật, định hướng thông tin các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nâng cao bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin trong cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Bên cạnh đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được chú trọng lồng ghép với việc thực hiện các phong trào, cuộc vận động lớn của ngành, của địa phương và của các đoàn thể trong trường Các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình, nội dung và thời lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được các đơn vị thực hiện nghiêm túc
Xác định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung đặc biệt quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên, các cấp ủy đã tích cực tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung của Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị (khóa X) về tổ chức
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) “về tiếp tục
Trang 6đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các văn
bản chỉ đạo thực hiện của Tỉnh ủy Đồng thời đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức học tập đầy đủ, sâu rộng các chuyên đề đạo đức Hồ Chí Minh của từng năm; tổ chức đầy đủ các hội thi chuyên đề; đồng thời chỉ đạo và quan tâm, theo dõi cấp chính quyền, đoàn thể tổ chức các hoạt động giáo dục, động viên mọi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác với nhiều hình thức phong phú, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, với các phong trào của địa phương Đối với
học sinh, sinh viên, các cấp ủy đã chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong các trường học đã được mọi người tích cực hưởng ứng tham gia với tinh thần tự giác cao, thu được nhiều kết quả tốt đẹp, xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình; và tiếp tục được xác định là một nội dung cực kỳ quan trọng trong công tác xây dựng đảng của các cấp ủy, phải thường xuyên quan tâm và gắn chặt với việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nhất là
đối với tập thể, các cá nhân cấp ủy, lãnh đạo chính quyền của cơ quan, đơn vị Công tác nắm bắt dư luận xã hội trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn được quan tâm Các cấp ủy tích cực nắm bắt tình hình, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vụ việc, nhất là những vụ việc nổi cộm, bức xúc từ cơ sở, không để
xảy ra “điểm nóng” về tư tưởng Công tác đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, phòng chống “diễn biến hòa bình”, “tự chuyển hóa” được thực hiện một
cách quyết liệt Mọi hành vi, quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, cục bộ, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đều
bị lên án và xử lý, góp phần giữ vững ổn định về mặt chính trị, tư tưởng trong trường học, trong các tầng lớp nhân dân Các biểu hiện lệch lạc khi phát ngôn, đăng tải trên các mạng xã hội đều bị nhắc nhở và xử lý Một số sai sót trong quản lý, lãnh đạo, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cũng như trong đạo đức, lối sống đã được xử lý nghiêm túc Những việc làm cụ thể, thiết thực đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện các nhiệm vụ được giao Nhìn lại 10 năm qua, dưới sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, đội ngũ cán
bộ, đảng viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh ngày càng được bồi dưỡng, nâng cao về bản lĩnh chính trị, có ý thức giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, sinh hoạt lành mạnh,
có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nâng cao năng lực thực tiễn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Đóng góp vào sự hình thành thế hệ công dân có lý tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu quê hương, đất
Trang 7nước, giàu lý tưởng cách mạng Tình hình chính trị, tư tưởng trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh là rất ổn định, chưa để xảy ra các “sự việc nóng”, chưa có cán
bộ, đảng viên nào bị thi hành kỷ luật vì sai phạm về chính trị, tư tưởng Tuyệt đại đa số chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương
2.3 Về lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ
Công tác tổ chức, cán bộ thường xuyên được cấp ủy các đơn vị quan tâm nhằm phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu của việc không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo Cấp ủy luôn giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng mang tính chất quyết định trong công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp trong đơn vị; quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức
Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được tiến hành theo đúng quy định của công tác tổ chức cán bộ, có sự thống nhất cao trong tập thể cấp ủy và lãnh đạo chính quyền Thành phần quy hoạch nhìn chung đã đảm bảo đủ ba độ tuổi với các tỷ lệ thích hợp và các cá nhân đảm bảo về phẩm chất chính trị, năng lực, đạo đức, lối sống; chú trọng phát triển cán bộ nữ, cán bộ trẻ có phẩm chất chính trị tốt và trình độ chuyên môn cao Công tác quy hoạch cán bộ được rà soát hàng năm (có bổ sung thêm những cán bộ trẻ có đủ điều kiện, đồng thời đưa
ra khỏi quy hoạch những trường hợp không còn đủ điều kiện) Công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp được thực hiện đúng định kỳ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình, dân chủ, khách quan Việc bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ luôn dựa trên yêu cầu thực tế của đơn vị và năng lực, sở trường cán bộ, viên chức Đối với các trường hợp có vấn đề lịch sử chính trị của gia đình, nhưng xét thấy có tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn tốt, vẫn được đề nghị xem xét kết nạp đảng, bổ nhiệm, bố trí sử dụng ở những vị trí thích hợp (kể
cả trong công tác quản lý)
Nhiều cấp ủy đã xây dựng chương trình, kế hoạch tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ thuộc diện quy hoạch theo học các lớp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị Có chủ trương ưu tiên cho đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất và năng lực tốt được bồi dưỡng, đào tạo về cả chuyên môn và trình độ chính trị để xây dựng lực lượng kế cận…
Các trường đều có những chính sách thích hợp để thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao về công tác tại trường; cũng như hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng quỹ khuyến khích tài năng cho
Trang 8cán bộ, giảng viên và sinh viên đạt những thành tích xuất sắc trong đào tạo, học tập và nghiên cứu khoa học Bên cạnh đó, có chính sách ưu tiên tuyển dụng những sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tốt nghiệp hay bảo vệ luận
án đạt loại xuất sắc Nhiều trường đã ban hành quy định độ tuổi bảo vệ thạc sỹ, tiến sỹ đối với các giảng viên trẻ
Trong 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và quan tâm đặc biệt của cấp ủy các cấp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh có sự phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất lượng Cụ thể:
- Năm 2004, Đại học Huế có 2.249 cán bộ, viên chức và lao động, trong đó có: 55 GS và PGS; 243 TS; 355 giảng viên chính và 598 ThS Đến hết năm 2013, Đại học Huế có 3.728 cán bộ, viên chức và lao động, trong đó: 10 GS; 179 PGS;
431 TS; 508 giảng viên chính và 1.844 ThS Các cán bộ lãnh đạo Đại học Huế và các ban chuyên môn, các trường đại học thành viên, các khoa, viện và trung tâm trực thuộc đều có học hàm, học vị cao, có trình độ lý luận chính trị cao cấp
- Trường Cao đẳng Y tế Huế, năm 2004 có 48 cán bộ, giảng viên và nhân viên Đến hết năm 2013, trường có 146 người (117 giảng viên; 29 cán bộ quản lý
và nhân viên); trong đó: 02 TS, 41 ThS, 13 BS chuyên khoa I và II Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của trường là 162 GV (trong đó: 01 GS; 05 PGS; 22 TS; 69 ThS)
- Năm 2004, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế có tổng số cán
bộ, viên chức và lao động khoảng 100 người Hiện nay, trường có 226 người, trong đó có: 03 TS (hiện có 06 người đang làm NCS), 90 ThS (hiện đang có 22 người đang học cao học)
- Tiền thân của Trường Cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế là Trường Trung cấp nghề được thành lập từ năm 2003 với biên chế 03 cán bộ Đến đầu năm
2012 được nâng cấp thành trường cao đẳng nghề Hiện nay, trường có 72 cán bộ, giảng viên và nhân viên
Những kết quả đạt được về phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên của các cơ
sở giáo dục – đào tạo cao đẳng và đại học đã góp phần quan trọng phát triển đội ngũ trí thức đông đảo trên địa bàn tỉnh Đây chính là một thế mạnh về nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
4 Về lãnh đạo các đoàn thể
Các cấp ủy đảng ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh rất coi trọng công tác lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, mà trước hết là các tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên HSSV, nhằm cụ thể hóa sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đến quần chúng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảng và phát triển đảng viên mới, thực hiện tốt quy
Trang 9chế dân chủ trong trường học, xây dựng đoàn kết nội bộ, huy động sức mạnh trong toàn đơn vị để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao Về mặt tổ chức, cấp ủy đảng các cấp thực hiện vai trò chỉ đạo các kỳ đại hội đoàn thể cấp tương đương và giới thiệu người có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín để đảm nhiệm vị trí trọng trách của các đoàn thể Định kỳ, Ban Thường vụ Đảng ủy, hay Đảng ủy, Chi ủy làm việc với BCH các đoàn thể (cấp tương ứng) để đánh giá hoạt động của các đoàn thể, chỉ đạo phương hướng, nhiệm vụ và các vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới; đồng thời lắng nghe những ý kiến đóng góp, đề xuất của tổ chức đoàn thể đối với cấp ủy, qua đó phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể
Cấp ủy nhà trường quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện để cấp chính quyền và công đoàn xây dựng quy chế phối hợp quan hệ công tác giữa chính quyền và công đoàn cơ quan; hàng năm tổ chức Hội nghị CNVC nhằm phát huy tốt vai trò của Công đoàn xây dựng cơ quan ngày càng vững mạnh Bên cạnh đó, cấp ủy luôn quan tâm chỉ đạo cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn thực hiện tốt vai trò thanh tra nhân dân; tổ chức các phong trào thi đua, vận động đoàn viên chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ, nhân viên trong cơ quan; đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động; tham gia tích cực các hoạt động xã hội
Xác định tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên, học sinh; là môi trường rèn luyện, cống hiến và xây dựng đội ngũ kế cận của Đảng, làm chủ tương lai của đất nước, các cấp ủy đảng đặc biệt thường xuyên quan tâm chỉ đạo Đoàn thực hiện tốt các phong trào thi đua trong học sinh, sinh viên; đồng thời chỉ đạo cấp chính quyền tạo điều kiện cho các hoạt động của Đoàn, giúp cho học sinh, sinh viên được cống hiến, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống và ngày càng có trách
nhiệm đối với xã hội Như hoạt động: “Chiến dịch sinh viên tình nguyện hè”,“Tiếp sức mùa thi”,“Hiến máu tình nguyện”,“Xung kích giữ gìn trật tự, an toàn giao thông”, “Hành động vì người nghèo, vì trẻ em đặc biệt khó khăn”,
“Chiến dịch xoá mù cho dân vạn đò”, “Chương trình khuyến nông, lâm, ngư”,
“Chương trình khám chữa bệnh miễn phí”,…
Ngoài ra, cấp ủy các đơn vị luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để Hội Cựu chiến binh hoạt động, nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của Anh bộ đội
Cụ Hồ trong học tập và công tác Đại hội các kỳ cũng như các hoạt động lớn của Hội luôn chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy đơn vị
Thông qua chỉ đạo cấp chính quyền và công đoàn, cấp ủy cũng thường xuyên quan tâm đến công tác phụ nữ, như luôn chú ý bồi dưỡng, phát triển cán
Trang 10bộ nữ, tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 hàng năm
2.5 Về công tác xây dựng tổ chức đảng
- Cơ cấu tổ chức đảng cơ sở trong các trường cao đẳng đại học trên địa bàn tỉnh trường được thành lập đúng quy định và được hình thành theo các đơn vị chuyên môn, thuận tiện cho công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy và duy trì nề nếp sinh hoạt định kỳ
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, chế độ tự phê bình và phê bình trong tổ chức sinh hoạt đảng và không ngừng chăm lo nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong đơn vị, cũng như chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là ở cấp chi bộ; xây dựng quy chế làm việc của đảng ủy, chi ủy Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đã xây dựng quy chế làm việc giữa đảng ủy và các đảng ủy cơ sở, như: Quy chế làm việc giữa Đảng ủy Đại học Huế với các đảng ủy các trường thành viên, các đơn vị trực thuộc
- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ nhìn chung được tiến hành chặt chẽ, nhất
là đối với công tác cán bộ Các hồ sơ, tài liệu của tổ chức đảng các cấp và hồ sơ đảng viên được bảo quản và sử dụng đúng theo quy định Chưa để xảy ra việc thất thoát tài liệu, rò rỉ thông tin công tác đảng Công tác quản lý đảng viên ở nhà trường, trên địa bàn sinh sống và trong các kỳ công tác, học tập ngoài đơn vị được thực hiện khá nghiêm túc
- Thực hiện đầy đủ việc xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy theo nhiệm kỳ và của từng năm; đồng thời tuân thủ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên Công tác kiểm tra, giám sát, cũng như công tác khen thưởng, kỷ luật tập thể, cá nhân được tiến hành đúng quy trình, thủ tục; có kết luận, báo cáo đầy đủ Công tác kiểm tra, giám sát kết hợp chặt chẽ với công tác thanh tra nhân dân, thanh tra giáo dục, qua đó, kịp thời chỉ rõ những ưu, khuyết điểm trong chi, đảng bộ, đề ra biện pháp khắc phục, xử lý… Trong 10 năm qua, số đảng viên vi phạm kỷ luật đảng
ở các trường là rất ít, chỉ tập trung vi phạm về chính sách dân số, về lối sống, sai phạm trong thực hiện các quy định công tác chuyên môn
- Công tác phát triển đảng viên mới được các cấp ủy đảng đặc biệt quan tâm, nhất là đối với những cán bộ trẻ, những học sinh, sinh viên có kết quả rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chính trị và công tác, học tập tốt, có nhận thức sâu sắc
về Đảng, có động cơ đúng đắn Trong 10 năm, các đảng bộ của các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh đã kết nạp được thêm hàng ngàn đảng viên mới Trong đó, Đại học Huế đã kết nạp được 1.917 đảng viên mới (có 1.231