1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

76 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 5,56 MB

Nội dung

Vườn quốc gia cũng là nơi bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái, kho lưu trữ vô giá các loài động thực vật quý hiếm của rừng núi Tây Nguyên và Việt Nam như loài Chà vá chân xám Pygathrix ciner

Trang 1

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Trang 2

©Nguyễn Quốc Đạt/SIE

©Bùi Văn Tuấn/FZS

©Hồ Tiến Minh/FZS

©Bùi Văn Tuấn/FZS

Trang 3

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Năm 2014

©Nguyễn Quốc Đạt/SIE

Trang 4

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 5

4 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Trang 5

Lời giới thiệu

Kon Ka Kinh là một trong những Vườn quốc gia lớn và có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao của Tây Nguyên cũng như của Việt Nam Vì vậy, ngay từ năm 1986, Kon Ka Kinh đã có tên trong danh sách các Khu rừng đặc dụng để bảo tồn rừng cây hạt trần với tổng diện tích 28.000 ha Năm 1999, Kon Ka Kinh được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích mở rộng tới 41.780 ha Ngày 25/11/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 167/2002-QĐ-TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh thành Vườn quốc gia Ngày 18/12/2003, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cùng với 3 Vườn quốc gia khác của Việt Nam (Chư Mom Ray, Ba Bể, Hoàng Liên) và 27 Vườn quốc gia khác của Đông Nam Á, được công nhận là Vườn di sản Asian.

Càng điều tra, nghiên cứu càng phát hiện VQG Kon Ka Kinh đang bảo tồn rất nhiều loài động vật, thực vật, rừng đặc trưng còn khá nguyên vẹn Đặc biệt ở đây còn lưu giữ được hơn 2.000 ha rừng hỗn giao rừng cây lá rộng với rừng cây lá kim đặc trưng với nhiều loài cây có giá trị quý và hiếm như Pơ mu, Chò

đỏ, Kim giao Đến nay ở VQG Kon Ka Kinh đã ghi nhận được 1.022 loài thực vật bậc cao có mạch, 566 loài động vật (thú, chim, bò sát, ếch nhái, cá, động vật không xương sống, côn trùng, bướm…) trong đó

có 22 loài thực vật, 47 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ thế giới (2012),

và 16 loài đặc hữu của Việt Nam Vườn quốc gia cũng là nơi bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái, kho lưu trữ vô giá các loài động thực vật quý hiếm của rừng núi Tây Nguyên và Việt Nam như loài Chà vá chân

xám (Pygathrix cinerea) - loài đặc hữu, quần thể lớn nhất ở Việt Nam, Vượn đen má hung (Nomascus

annamensis) VQG Kon Ka Kinh là nơi có rừng phòng hộ môi trường sinh thái, vùng đầu nguồn của các

sông lớn ở miền Trung như sông Ba, sông Đăk Pne, sông A Yun; nơi có nhiều cảnh quan sinh thái đặc trưng, nhiều thác ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp cho du lịch sinh thái lý tưởng.

Sách VQG Kon Ka Kinh nhằm giới thiệu khái quát những thông tin, những giá trị của VQG, những đặc trưng về đa dạng sinh học, những chương trình hoạt động bảo tồn, nghiên cứu đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia quan trọng này.

Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến các đồng nghiệp đang công tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, và những người yêu thích thiên nhiên.

Kon Ka Kinh, Xuân Giáp Ngọ - 2014

GS.TS Lê Vũ Khôi

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Với mong muốn nghiên cứu và phổ biến các thông tin về đa dạng sinh học của VQG Kon Ka Kinh đến

với công chúng, nhóm biên soạn đã tổng hợp một cách tóm lược thông tin về các loài đặc trưng nhất

của Vườn Việc thu thập các dữ liệu khoa học, cũng như ghi lại hình ảnh ngoài tự nhiên của các loài

động thực vật đòi hỏi sự cố gắng và sự nhẫn nại rất lớn của các thành viên nghiên cứu Chúng tôi xin

cảm ơn những cán bộ, kiểm lâm của VQG Kon Ka Kinh, những người dân Bana tại địa phương đã hợp

tác cùng chúng tôi một cách nhiệt tình, hiệu quả trong công tác điều tra thực địa.

Cuốn sách này đã được hoàn thành với sự hỗ trợ quý báu của Ban Giám đốc Vườn Quốc Gia Kon Ka

Kinh qua nhiều giai đoạn Có thể kể ra đây những cá nhân đã giúp đỡ chúng tôi một cách tận tình như,

nguyên giám đốc Trần Văn Thiệu, nguyên giám đốc Nguyễn Duy Lân, giám đốc Nguyễn Văn Hoan Nhân

đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với những giúp đỡ quý báu đó.

Cuốn sách này không thể hoàn thành nếu như không có những ý kiến đóng góp và cung cấp thông tin

khoa học của các cá nhân như GS.TS Lê Vũ Khôi, TS Vũ Ngọc Long, TS Hoàng Minh Đức, TS Lưu

Hồng Trường, ông Tilo Nadler, CN Trần Ngọc Toàn, ThS Phạm Ngọc Bình, KS Đinh Khánh Toàn, KS

Ngô Văn Thắng, Ths Lê Văn Vinh, TS Lê Mạnh Hùng, ông Phùng Mỹ Trung và CN Trương Anh Thơ.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Viện Sinh thái học Miền Nam, Khoa Sinh - Môi trường, Trường Đại học

Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học - GreenViet đã đồng ý cho sử dụng

một số hình ảnh làm tư liệu trong sách Sự hợp tác nghiên cứu và ủng hộ của các đơn vị trên chính là

cơ sở cho sự thành công của việc biên soạn cuốn sách này.

Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến Hội động vật học Frankfurt, CHLB Đức đã hỗ trợ biên soạn nội dung,

hình ảnh và tài trợ một phần kinh phí cho cuốn sách.

TM Nhóm biên soạn

TS Hà Thăng Long

Trang 7

©Bùi Văn

Trang 8

MỤC LỤC

Lời giới thiệu 5

Lời cảm ơn 6

Sơ đồ cấu trúc cấp đánh giá 9

Phần 1 - Thông tin về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 10 1 Lịch sử phát triển 11

2 Điều kiện tự nhiên 12

2.1 Vị trí địa lý 12

2.2 Diện tích 13

2.3 Địa hình 13

2.4 Khí hậu 13

2.5 Thủy văn 14

3 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội 15

3.1 Dân sinh kinh tế 15

3.2 Văn hóa xã hội 16

3.3 Cộng đồng người Ba na 17

4 Giá trị của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 19

4.1 Đa dạng sinh học và bảo tồn 19

4.2 Phòng hộ môi trường sinh thái 20

4.3 Cảnh quan 20 4.4 Du lịch 20 4.5 Giá trị khác 24 5 Thách thức 24

6 Các chương trình hoạt động ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 26 6.1 Chương trình tuần tra bảo vệ rừng 26

6.2 Chương trình phòng chống cháy rừng 27 6.3 Tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng 28 6.4 Chương trình phục hồi sinh thái rừng 30 6.5 Hoạt động nghiên cứu khoa học 31

6.6 Chương trình bảo tồn loài Chà vá chân xám 32 Phần 2 - Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 34 1 Đa dạng động vật 36 2 Đa dạng thực vật 37 3 Đa dạng hệ sinh thái 38

4 Một số loài động vật và thực vật đặc trưng 43 4.1 Thú 44

4.2 Chim 54

4.3 Bò sát 59

4.4 Lưỡng cư 64

4.5 Thực vật 66

Tài liệu tham khảo 72

Trang 9

EX - Exitinct: Tuyệt chủng Khi có những bằng chứng chắc chắn

rằng cá thể cuối cùng đã chết

EW - Exitinct in the Wild Tuyệt chủng trong tự nhiên Khi các

cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh mong muốn, vào những thời gian thích hợp xuyên suốt vùng phân bố và kết quả đều không nghi nhận được cá thể nào

CE - Critical Endangered Cực kỳ nguy cấp Khi loài phải đối

mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần

EN - Endangered Nguy cấp Khi loài phải đối mặt với nguy cơ

tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức Cực kỳ nguy cấp

VU - Vulnerable Sắp nguy cấp Khi nó không nằm trong 2 bậc

CR và EN nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa Cả 3 loại CR, EN, VU đều thuộc nhóm bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao

LR - Lower Risk Ít nguy cấp Khi tình trạng của nó không thỏa

mãn những tiêu chuẩn của bất cứ bậc nào trong những bậc trên

Các loài hoặc các phân loài thuộc hạng mục ít nguy cấp có thể chia thành 3 hạng mục nhỏ:

+ CD - Conservation Dependent Phụ thuộc bảo tồn Những

nhóm loài thuộc đối tượng của một chương trình bảo tồn đang được thực hiện bao gồm một sinh cảnh hoặc loài cụ thể mà

sự chấm dứt của chương trình đó có thể dẫn tới việc các đơn

vị phân loài này được xếp vào một trong hạng mục bị đe dọa nêu trên trong một khoảng thời gian 5 năm

+ NT - Near Threaten Sắp bị đe dọa Các đơn vị phân loại

không được xếp vào diện Phụ thuộc bảo tồn, nhưng đủ tiêu chuẩn để xếp vào bậc Sắp nguy cấp

+ LC - Least Concern Ít quan tâm Các đơn vị phân loài

không đủ tiêu chuẩn để xếp vào loài Phụ thuộc bảo tồn hoặc Sắp bị đe dọa

DD - Data Deficient Thiếu dữ liệu Khi không có thông tin thích

hợp để đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp nguy cơ tuyệt chủng của

nó dựa trên sự phân bố hoặc tình trạng quần thể của chúng Do đó Thiếu dữ liệu không phải là hạng mục Bị đe dọa hay ít nguy cấp

NE - Not Evaluated Không được đánh giá Khi nó chưa được

đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đề ra

Trang 10

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 11

10 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

PHẦN 1.

THÔNG TIN VỀ

VƯỜN QUỐC GIA

KON KA KINH

Trang 11

1 Lịch sử phát triển

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu Rừng đặc dụng từ năm 1986 theo QĐ số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với diện tích 28.000 ha nhằm bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài cây hạt trần Năm 1999, Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI) kết hợp với

Tổ chức Chim quốc tế (Birdlife Intemational) xây dựng dự án đầu tư thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh Dự án này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai thẩm định, phê duyệt cùng năm, với diện tích là 41.780 ha Ngày 25/11/2002, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh thành Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ tài Tài nguyên Môi trường các nước Asian tổ chức tại YANGON (Myanmar) vào ngày 18/12/2003, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh vinh dự được công nhận là Vườn di sản Asian, cùng với 3 vườn quốc gia khác của Việt Nam (Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Ba Bể, Hoàng Liên Sơn) và 27 Vườn quốc gia khác của Đông Nam Á

Chứng nhận di sản Asian

Trang 12

2 Điều kiện tự nhiên

Bản đồ quy hoạch Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka

Kinh nằm trong khu vực

giữa Đông và Tây của dãy

Trường Sơn, thuộc địa bàn

ba huyện Mang Yang, Kbang

và Đăk Đoa của tỉnh Gia Lai

Trung tâm hành chính của

Vườn nằm ở xã Ayun, huyện

Roong, huyện Kbang; phía

Nam giáp xã Hà Ra, một

phần xã A Yun, Đăk Jơta,

huyện Mang Yang; phía

Đông giáp một phần xã Đăk

Roong, Kroong và xã Lơ Ku,

huyện Kbang; phía Tây giáp

một phần xã Hà Đông, Đăk

Smêi, huyện Đăk Đoa.

Trang 13

2.2 Diện tích

Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là 41.780 ha.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh phân bố trong vùng tiếp giáp giữa cao nguyên Pleiku với cao nguyên Kon

Hà Nừng, gồm nhiều dãy núi có độ cao trung bình từ 1.200 - 1.500 m, cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh 1.748 m, thấp nhất là vùng đất phía Đông với độ cao khoảng 600 m Địa hình của Vườn quốc gia Kon

Ka Kinh thấp dần từ Bắc xuống Nam Sườn Đông với độ dốc lớn và ngắn, có độ cao khoảng 800 - 1.700

m Sườn Tây của khối núi Kon Ka Kinh thấp dần từ Đông sang Tây, dốc dài, thoải dần, mức độ chia cắt của địa hình không phức tạp, độ cao dao động từ khoảng 900 - 1.500 m.

từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm Độ ẩm bình quân năm 80% Hướng gió thịnh hành ở Kon Ka Kinh là gió mùa Tây Nam thổi trong các tháng mùa khô và gió mùa Đông Bắc thổi trong các tháng mùa mưa

Trang 14

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 15

14 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 3 hệ thống suối chính thuộc đầu nguồn của các con sông trong vùng,

với nhiều nhánh suối nhỏ, có mật độ tương đối dày, phân bố tương đối đều Đặc điểm của hệ thống suối

nơi đây về mùa mưa có lưu lượng nước khá lớn ngược lại về mùa khô lại rất thấp.

- Lưu vực sông Ba: là hệ sông lớn nhất, được bắt nguồn từ các nhánh suối ở phía Bắc xã Đăk Roong, chảy

theo hướng Bắc Nam, chảy qua Vườn quốc gia tại tiểu khu 18 với chiều dài khoảng 11 km Toàn bộ các

hệ thống suối ở mạn sườn Đông Bắc, Đông Nam Kon Ka Kinh đều thuộc lưu vực của sông Ba, với diện

tích khoảng 230 km² Mô đun dòng chảy trung bình toàn lưu vực đạt 22,2 l/s/km², vùng thượng lưu có lưu

lượng dòng chảy trung bình năm cao 40 - 50 l/s/km² Hệ số dòng chảy lưu vực thấp, trung bình đạt 0,41.

- Lưu vực sông Đăk Pne: bắt nguồn từ nhiều nhánh suối ở sườn Tây dãy Kon Ka Kinh thuộc địa bàn xã

Kon Pne, với diện tích lưu vực khoảng 144 km² Sông Đăk Pne chảy theo hướng Bắc, nhập với sông

Đăk Bla tại huyện Kon Plông, chảy qua thành phố Kon Tum, nhập với sông Pô Kô, cung cấp nước cho

nhà máy thủy điện Yaly, thủy điện Sê San III

- Lưu vực sông A Yun: bắt nguồn từ sườn Nam của dãy Kon Ka Kinh, với tổng diện tích lưu vực là 60 km².

Trang 15

Kinh tế

Các xã trong vùng kinh tế nhìn chung còn khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 95,1%, các ngành nghề khác như lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… chỉ chiếm 4,9% Trình độ sản xuất lạc hậu, năng xuất lao động không cao Trong 7 xã thì có tới 5 xã thuộc diện vùng sâu, vùng

xa, vùng đặc biệt khó khăn Phần lớn các hộ gia đình ở tất cả các xã vùng đệm đều rơi vào tình trạng thiếu lương thực vài tháng trong năm, đặc biệt là vào mùa giáp hạt Người dân thường đối phó bằng cách thu hái lâm sản phụ, vay mượn, bán nông sản non và chờ hỗ trợ của Nhà nước.

3 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội

Dân số

Vùng đệm của Vườn quốc gia có diện tích 141.012 ha thuộc địa phận 71 thôn của 7 xã, thuộc 3 huyện K’Bang, Mang Yang và Đăk Đoa là nơi sinh sống của 6.629 hộ gia đình, tương đương với 30.942 nhân khẩu Mật độ dân số tính chung toàn vùng hiện có 21 người/km² Trong đó, xã A Yun có mật độ dân số cao nhất 85 người/km², xã Kon Pne có mật độ dân số thấp nhất 8 người/km² Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn vùng 3,1%

Thành phần Dân tộc % Lao động

Số hộ Số khẩu Kinh Thiểu số

1 Mang Yang

4 K’ Bang

Trang 16

3.2 Văn hóa xã hội

Giáo dục

Hiện nay trên địa bàn các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đều có trường mầm non, tiểu

học và trung học cơ sở Tuy nhiên trường phổ thông vẫn chưa có Học sinh cấp ba phải về các trường

dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông trung học tại trung tâm các huyện Mặc dù đã được quan tâm

nhiều, song nhìn chung cơ sở hạ tầng ngành giáo dục còn nghèo nàn, trang thiết bị dạy học còn thiếu

thốn Đây cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục của vùng chưa cao Bên cạnh đó, ngôn

ngữ được sử dụng để giảng dạy là tiếng phổ thông, trong khi đó ở các xã vùng đệm có thành phần chủ

yếu là dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu và theo kịp bài học của các em rất khó khăn Giáo viên hầu hết

là người Kinh nên gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp với học sinh người dân tộc thiểu số do rào cản ngôn

ngữ Ngoài ra, do dân trí chưa cao và đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng còn khó khăn nên nhận

thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng việc học tập của con em mình.

Lớp học mầm non xã Đak Roong – vùng đệm VQG Kon Ka Kinh

Trang 17

Y tế

Ở hầu hết các xã vùng đệm đều có 1 trạm y tế ở trung tâm của xã với cơ cấu 01 bác sĩ, 02 y tá và 01

nữ hộ sinh Riêng tại xã Hà Đông vẫn chưa có bác sỹ, trạm y tế chỉ có một y sỹ ở huyện Đăk Đoa phụ trách Ngoài ra ở các thôn đều có 01 y tế thôn bản, chủ yếu là người địa phương Lực lượng y tế thôn bản mặc dù chưa được đào tạo bài bản nhưng được trung tâm y tế trang bị các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe đơn giản để có thể theo dõi và báo cáo tình hình sức khỏe tại khu vực mình phụ trách, tuyên truyền vận động nhân dân vệ sinh phòng chống dịch bệnh và tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình Tuy nhiên do ở xa trung tâm huyện, các trạm y tế xã chưa được đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất và trang thiết bị nên công tác khám chữa bệnh chưa được tốt, hầu hết các ca bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên Mặt khác các hộ đồng bào dân tộc thiểu số do đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và cách biệt về văn hóa, ngôn ngữ nên có tâm lý ngại khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế xã.

Giao thông

Hầu hết các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đều có đường liên thôn, liên xã Tuy nhiên chỉ có huyện Mang Yang cơ sở hạ tầng đường đi được đầu tư bài bản nên giao thông đi lại tương đối thuận lợi Các xã vùng đệm còn lại hầu hết đường liên xã là đường đất nên vào mùa mưa giao thông

đi lại rất khó khăn Đặc biệt Kon Pne là xã vùng đệm xa nhất, từ trung tâm huyện Kbang vào tới trung tâm xã hơn 80 km đường đất trong khi đó có khoảng hơn 10 km đường đèo rất hiểm trở, vào mùa mưa hầu như không đi lại được.

Dân tộc

Dân cư vùng đệm có đến 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người Ba Na sinh sống lâu đời ở 2 huyện K’Bang và Đăk Đoa Ngoài ra còn có 9 cộng đồng dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Hmông, Dao, di cư từ các tỉnh phía Bắc từ sau năm 1975, nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dân số của vùng, những cộng đồng này phân bố rải rác ở các xã A Yun và Kroong Nhóm người dân tộc Kinh sinh sống chủ yếu ở huyện Mang Yang, chiếm đến 30 - 40%, phần lớn người ở các tỉnh thành của miền Bắc và miền Trung di cư về đây sinh sống và lập nghiệp.

Ba Na là tộc người thiểu số đông dân cư nhất ở Tây Nguyên, số dân hơn 200.000 người (năm 2009) Ngôn ngữ của họ thuộc nhóm Môn Khơ me Là người dân bản địa sống lâu đời, họ đã tạo lập nền văn hóa độc đáo ở đây.

Trang 18

Nét văn hóa lâu đời của dân tộc Ba Na là văn hóa cồng chiêng Lễ hội đâm trâu, bỏ mả, cưới hỏi, mang

tính cộng đồng cao Họ đánh chiêng, múa hát tập thể vào các dịp lễ tết, vào các mùa gieo tỉa và cuối

mùa thu hoạch Những năm gần đây, tết Nguyên đán cũng đã trở nên rất quen thuộc với họ.

Người Ba Na ở nhà sàn, giữa làng có ngôi nhà chung gọi là nhà rông với hai mái vồng, cao vút Nhà

rông cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các già làng họp bàn việc công,

nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và

cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.

Nhà rông của người Bana

Trang 19

Phong tục tập quán còn mang nét xã hội mẫu hệ, người phụ nữ được đề cao trong gia đình, con cái mang họ mẹ, nhưng phụ nữ cũng là những người phải lao động nặng nhọc nhất trong các công việc hàng ngày Người đàn ông chỉ làm các việc như hạ cây, làm nhà, làm rẫy, đan lát, săn bắn thú rừng, Trước đây người Ba Na theo chế độ mẫu hệ, con cái sinh ra theo họ mẹ, người mẹ có quyền quyết định trong gia đình Chế độ mẫu hệ tan rã đã nâng cao địa vị của nam giới nhưng ảnh hưởng mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân Phía mẹ vẫn gần gũi hơn Hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng gia đình Hình thức luân cư sau lễ cưới rất phổ biến Kết thúc các chu kỳ luân cư (ở bên vợ rồi ở bên chồng) thì đôi vợ chồng ra ở riêng tạo lập

cơ ngơi của một gia đình mới.

Dân ca Ba Na rất phong phú gồm hát sử thi, hát ru và các bài hát cúng tế, không chỉ có giá trị về văn học, âm nhạc, mà còn có giá trị về lịch sử, xã hội và dân tộc Nhạc cụ Ba Na đa dạng: những bộ cồng chiêng kết cấu khác nhau, những đàn T’rưng, brọ, klông pút, kơ ni, khinh khung, gôông, v.v và những kèn tơ nốt, arơng, tơ-tiếp v.v Trong số các điệu múa dân gian Ba Na, múa phục vụ nghi lễ và biểu diễn

ở hội hè được nhiều người ưa chuộng Trường ca, truyện cổ của dân tộc Ba Na là những tác phẩm văn học dân gian độc đáo, có giá trị lớn.

Phương thức canh tác của người Ba Na chủ yếu là nương rẫy Từ đầu thế kỷ XX họ đã bắt đầu biết làm lúa nước, tuy nhiên diện tích và năng suất còn rất hạn chế Trong mỗi gia đình thường nuôi gia cầm, gia súc như trâu, nò, dê, lợn, gà Các nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn còn chưa phát triển.

4 Giá trị của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có giá trị đa dạng sinh học rất cao với nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng và còn khá nguyên vẹn, đặc biệt là có 2.000 ha rừng hỗn giao giữa các loài cây lá rộng và lá kim, với các loài cây quý hiếm như pơmu, trắc, chò đãi, kim giao, Đây là khu rừng đặc dụng duy nhất ở Việt Nam

có kiểu rừng hỗn giao này.

Hệ thực vật rất đa dạng và phong phú với 1.022 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có tới 22 loài

có ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và sách đỏ thế giới năm 2010

Hệ động vật rừng của Vườn quốc gia cũng rất đa dạng với 556 loài, trong đó có tới 16 loài đặc hữu, 47 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và sách đỏ thế giới năm 2010.

Với hệ động thực vật đa dạng và phong phú, hệ sinh thái đặc trưng, VQG Kon Ka Kinh là nơi bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái và là kho lưu trữ vô giá các loài động thực vật quý hiếm của vùng Tây nguyên.

Trang 20

4.2 Phòng hộ môi trường sinh thái

Không chỉ biết đến là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học VQG Kon Ka Kinh đóng vai trò

quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông lớn là sông Ba, sông Đăk Pne, sông

A Yun cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu, đất nông nghiệp và cung cấp nước

sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum Không những thế rừng Kon Ka Kinh góp phần

điều hòa khí hậu, ngăn ngừa lũ lụt, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái cho toàn

vùng Ngoài ra rừng Kon Ka Kinh còn là nơi cung cấp, điều tiết nguồn nước cho các hồ đập thủy lợi,

thủy điện trong lưu vực như hồ thủy điện sông Hinh, đập thủy lợi Đồng Cam (tỉnh Phú Yên), hồ thủy điện

Yaly, hồ thủy điện Sê San III (tỉnh Gia Lai)

Sức hấp dẫn của khu Vườn quốc gia Kon Ka Kinh ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt

đẹp như: thác Ba Tầng, thác Nàng Tiên, Thác Đá, sông La Bà Thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất - có độ

cao khoảng 40 m Nhìn từ xa Thác 95 giống như một dải lụa trắng lượn lờ theo những giai điệu của đại

ngàn trên nền rừng xanh thẳm Vào mùa hè, dòng nước mát lành của các thác nước làm không khí lúc

nào cũng mát mẻ

Ngoài hệ thống thác ghềnh tuyệt đẹp, đến Kon Ka Kinh du khách có cơ hội nhìn tận mắt những cánh

rừng nguyên sinh bạt ngàn, những cây đại thụ và nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm như Gấu Ngựa,

Sơn Dương, Mang Trường Sơn, xen lẫn tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của các loài chim,

Với địa hình đa dạng nhiều dãy núi cao hùng vĩ, hệ thống thác ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên

ban tặng, cùng hệ động thực vật đa dạng, phong phú và khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, dễ chịu

vùng núi cao Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với du khách gần xa.

Các tuyến và điểm du lịch Kon Ka Kinh:

Š Tuyến tham quan Thác Ba tầng: Với các cảnh đẹp thiên nhiên, các kiểu rừng kín hỗn giao lá rộng

và lá kim chỉ có duy nhất ở VQG Kon Ka Kinh Đặc biệt du khách có thể nhìn thấy cây Thông

năm lá đại thụ.

Š Tuyến tham quan đỉnh núi Đá trắng: Là nơi có các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng đặc trưng nguyên

Trang 21

SƠ ĐỒ CÁC ĐIỂM THAM QUAN

Trang 22

Š Tuyến tham quan Vườn thực vật và Khu cứu hộ động vật hoang dã và phát triển sinh vật: Ở hai khu

này, du khách tận mắt nhìn thấy bộ sưu tập các loài động thực vật Kon Ka Kinh.

Š Tuyến du lịch khám phá chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh: Với độ cao 1.748 m, đứng từ trên đỉnh nhìn

xuống du khách có thể cảm nhận hết được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn, được tận hưởng

một bầu không khí trong lành, mát mẻ Tận mắt chứng kiến những cánh rừng nguyên sinh bạt

ngàn với nhiều loài thực vật quý hiếm có kích thước và hình dạng hết sức phong phú Nếu may

mắn, du khách có thể tận mắt nhìn thấy voọc Chà vá chân xám chuyền cành, nghe tiếng vượn

hót, chim gọi bạn và rất nhiều loài động hoang dã ở Kon Ka Kinh.

Trang 23

Š Tuyến du lịch tham quan bản sắc văn hóa dân tộc Ba Na ở xã Kroong, xã Kon Pne: Tại đây du khách

sẽ có dịp được được hòa mình trong không khí của các lễ hội như: lễ bỏ mả, lễ hội cồng chiêng,

lễ cưới hỏi, lễ đâm trâu và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo trong phong tục, tập quán được duy trì hầu như còn nguyên vẹn của đồng bào dân tộc Ba Na, đặc trưng cho vùng Tây Nguyên

Š Du lịch nghỉ dưỡng ở Khu dịch vụ hành chính: Với không khí trong lành, mát mẻ và gần các cảnh quan thiên nhiên, VQG Kon Ka Kinh rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng cuối tuần của du khách

Trang 24

4.5 Giá trị khác

Do địa hình đa dạng với nhiều dãy núi cao, chia cắt nên Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có hệ động thực

vật đa dạng và phong phú Tuy nhiên khu vực này còn khá mới mẻ, nhiều tiềm năng về đa dạng sinh

học chưa được biết đến Nơi đây hứa hẹn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá nên rất hấp dẫn đối

với các nhà khoa học.

5 Thách thức

Vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có dân số khoảng 31.000 người gồm 11 dân tộc khác nhau

chung sống Trong đó người dân tộc thiểu số Ba Na chiếm hơn 80% dân số Do trình độ dân trí thấp,

kỹ thuật canh tác lạc hậu nên sản lượng cây trồng thấp, dẫn tới tình trạng thiếu lương thực Đói nghèo,

người dân kéo vào rừng hạ gỗ tìm cây thuốc, hái nấm, bẻ măng, lấy mật ong, săn bắt thú rừng trái phép

để dùng và bán lấy tiền Hoạt động này gây trở ngại rất lớn đối với công tác bảo tồn ở Vườn quốc gia.

Tập quán du canh tuy giảm nhưng vẫn còn Việc đốt rừng lấy đất làm nương rẫy vẫn diễn ra Sau khi

trồng trọt được một hai vụ, bà con lại bỏ hoang, đi đốt nơi khác Bản thân đốt rẫy đã là phá rừng nhưng

nguy hiểm nhất người dân thường đốt dọn rẫy vào cuối mùa khô, gió lớn nên rất dễ gây ra cháy rừng.

Vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh rộng lớn, đất đai màu mỡ, đã và đang lôi cuốn người dân di cư

từ các tỉnh phía Bắc Dân số vùng đệm tăng kéo theo nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng, hậu quả là tăng

thêm áp lực đối với công tác bảo vệ rừng.

Khoảng 20% tổng diện tích quy hoạch cho Vườn quốc gia Kon Ka Kinh trước đây từng do một số lâm

phần quản lí nên đã bị suy thoái do hoạt động khai thác của các lâm trường và khai thác trộm của người

dân từ nhiều địa phương khác Mặc dù các lâm trường đã ngừng hoạt động khai thác gỗ trong phạm

vi VQG Kon Ka Kinh, nhưng tình trạng khai thác tài nguyên rừng vẫn tiếp tục diễn ra ở mức báo động,

nổi cộm nhất là săn bắn và khai thác các loài gỗ quý.

Một trong những thách thức lớn khác là việc khai thác gỗ trộm của không những người dân địa phương

mà cả những đối tượng từ nơi khác đến Họ đóng trại sâu trong rừng để săn lùng những cây gỗ quý

hiếm có giá trị cao như Huỳnh đàn đỏ, Trắc, Pơ mu, Hương,… Đây mới thực sự là nguy cơ lớn cho

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Trước những thách thức đó, các đội kiểm lâm của Kon Ka Kinh phải tuần tra gắt gao nhằm kịp thời

ngăn chặn những hành vi xâm phạm hệ sinh thái VQG Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục,

vận động được đẩy mạnh nhằm nâng cao hiểu biết về lợi ích nhiều mặt của rừng cho người dân để họ

ý thức bảo vệ rừng.

Trang 25

©Hà

Trang 26

6 Các chương trình hoạt động ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

6.1 Chương trình tuần tra bảo vệ rừng

Hoạt động tuần tra bảo vệ rừng là công tác thường xuyên và được chú trọng ở Vườn quốc gia Kon Ka

Kinh nhằm mục tiêu kiểm soát ngăn chặn mọi hành động xâm hại đến toàn bộ diện tích rừng hiện có

Để thực hiện hiệu quả công tác này, Vườn đã thành lập 8 trạm quản lý bảo vệ rừng và một đội cơ động

với tổng số 49 kiểm lâm đóng trên địa bàn các xã vùng đệm để tổ chức tuần tra bảo vệ các tiểu khu đã

được phân công Đội kiểm lâm cơ động có nhiệm vụ tổ chức kiểm soát một số điểm ra vào Vườn quốc

gia, kết hợp với các trạm bảo vệ khác cùng các ban ngành chức năng có liên quan trong việc tổ chức

truy quét lâm tặc.

Ngoài ra, để phát huy sự tham gia của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao trình độ

hiểu biết về bảo tồn, về đa dạng sinh học và tạo thu nhập cho người dân địa phương Vườn còn thực

hiện công tác giao khoán rừng cho người dân địa phương Đến nay, tổng diện tích giao khoán bảo vệ

rừng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đạt khoảng 7.419,2 ha.

Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác cho cán bộ kiểm lâm, Vườn quốc gia Kon

Ka Kinh còn tổ chức cho kiểm lâm tham gia các khóa tập huấn (thực thi pháp luật, điều tra giám sát đa

dạng sinh học, kỹ năng sử dụng bản đồ, GPS, bẫy ảnh,…) và đi tham quan để học hỏi kinh nghiệm các

đơn vị khác

Kiểm lâm trên đường tuần tra

Trang 27

Song song với công tác tuần tra bảo vệ rừng, kiểm lâm VQG Kon Ka Kinh còn tham gia hoạt động giám sát đa dạng sinh học hàng tháng trên các tuyến đã lập Mỗi trạm giám sát 4 tuyến, chiều dài mỗi tuyến khoảng 3 - 3,5 km Thông qua hoạt động giám sát sẽ ghi nhận lại dấu vết, sự xuất hiện các loài động vật, các tác động Đây sẽ là cơ sở dữ liệu tốt và thường xuyên cho công tác giám sát đa dạng của toàn Vườn.

Để thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, Ban quản lý Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), tổ chức lực lượng trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 Bên cạnh đó, Vườn còn tổ chức tốt công tác diễn tập PCCCR tại thực địa nhằm nâng cao khả năng ứng phó khi có cháy rừng xảy ra cho cán bộ công nhân viên của VQG; thực hiện phát đốt trước có điều khiển và xây dựng được đường ranh cản lửa nhằm làm giảm vật liệu cháy, ngăn cách đường lan truyền của lửa rừng, ngăn chặn và giảm tối thiểu thiệt hại khi có cháy rừng; xây dựng 1 chòi canh lửa phục vụ phát hiện sớm cháy rừng Đặc biệt công tác kiểm tra, kiểm soát người ra vào rừng hết sức chặt chẽ Ngoài ra, Vườn tổ chức phối hợp với người dân chính quyền địa phương, các đơn vị đóng trên địa bàn để huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra

Nhờ thực hiện tốt các công tác trên, những năm qua mặc dù hàng năm có từ 20 - 40 vụ cháy bắt nguồn

từ việc đốt lửa lấy mật ong, săn bắt động vật, đốt rừng làm rẫy của người dân song đều đã được phát hiện kịp thời ngay khi phát sinh nên trong những năm qua trong vùng không xảy ra cháy lớn ảnh hưởng đến rừng của VQG.

Người dân cùng kiểm lâm chữa cháy rừng

Trang 28

6.3 Tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng

Nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường cho nhân dân địa phương vùng

đệm, Phòng Giáo dục và Du lịch sinh thái của VQG Kon Ka Kinh đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp,

giao lưu với đồng bào các thôn bản và xung xanh vùng đệm Cán bộ Phòng diễn giảng về các giá trị, tác

dụng của VQG Kon Ka Kinh, tác hại và thực trạng nghiêm trọng của hoạt động khai thác gỗ trái phép,

săn bắt động vật hoang dã, tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng,… Nhờ vậy mà nhận thức về

bảo tồn đa dạng sinhh học và môi trường của người dân địa phương đã được nâng lên, một số bộ phận

dân cư đã tự nguyện tham gia vào các chương trình bảo tồn của VQG như: tham gia hướng dẫn các

đoàn nghiên cứu khoa học, tham gia quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng,

Tuyên truyền bảo vệ rừng ở thôn bản

Trang 29

Đối với các em học sinh, các cán bộ vườn còn đến tận mỗi trường THCS để tổ chức các buổi học ngoại khóa tìm hiểu về thiên nhiên, tổ chức cuộc thi vẽ tranh, cuộc thi tìm hiểu về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

để giúp các em có kiến thức, hiểu biết và tình yêu thiên nhiên Mỗi học sinh còn được hướng dẫn và khuyến khích trở thành những tuyên truyền viên nhỏ để vận động bạn bè, người thân tham gia bảo vệ rừng Ngoài ra để công tác giáo dục thiên nhiên ở trường học được tổ chức thường xuyên, Vườn còn phối hợp với Chương trình bảo tồn loài voọc Chà vá chân xám tổ chức tập huấn về giáo dục thiên nhiên cho giáo viên ở 7 trường THCS xung quanh vùng đệm.

Bên cạnh đó, VQG Kon Ka Kinh còn bước đầu xây dựng được một số bảng tuyên truyền, biển báo, quy định về bảo vệ rừng ở những nơi tập trung đông dân cư, các khu vực ranh giới, cổng ra vào vào vườn,

để nâng cao ý thức và hành động của người dân cũng như du khách ra vào Vườn.

Giáo dục thiên nhiên ở trường học

Trang 30

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 31

30 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Để đảm bảo sự phát triển của rừng về gần với diễn thế tự nhiên nhất là đối với các hệ sinh thái rừng có

nguy cơ hoặc bị tác động, suy thoái tới mức cạn kiệt, các sinh cảnh của các loài động thực vật quý hiếm

đã bị tác động hay bị phá vỡ, những năm qua Vườn quốc gia đã tổ chức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự

nhiên được 1.494,6 ha, trồng mới được 30 ha rừng Nhờ đó góp phần nâng cao độ che phủ, dần phục

hồi lại cấu trúc rừng, mở rộng sinh cảnh, tăng khả năng nuôi dưỡng các loài, thu hút các loài động vật

hoang dã, tăng cường khả năng phòng hộ của rừng

Mặt khác, để bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên và các loài thực vật hiện có, VQG Kon Ka Kinh đã

xây dựng vườn thực vật ở tiểu khu 436 nhằm sưu tập và lưu trữ các loài thực vật để phục vụ mục đích

bảo tồn, nghiên cứu, đào tạo và phục vụ du lịch sinh thái Ngoài ra từng bước phục hồi lại các loài thực

vật, đặc biệt là các loài quý hiếm Hiện nay các loài cây thân gỗ trong vườn thực vật đã được định danh

và gắn bảng tên.

Trang 31

6.5 Hoạt động nghiên cứu khoa học

Cho đến nay, ngoài báo cáo kỹ thuật thành lập VQG Kon Ka Kinh của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, các hoạt động nghiên cứu khoa học về Vườn chủ yếu là các nghiên cứu điều tra khảo sát cơ bản về đa dạng hệ động thực vật do Vườn quốc gia phối hợp với các trung tâm, tổ chức thực hiện như: chương trình điều tra đa dạng sinh học của Birdlife năm 2008; Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển (CBD) năm 2011; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm 2012 Đáng chú ý là chương trình hợp tác nghiên cứu bảo tồn loài voọc Chà vá chân xám do Vườn phối hợp với Hội động vật học Franhkfurt, Đức thực hiện từ năm 2004 đến nay Gần đây nhất là chương trình nghiên cứu bảo tồn các loài lan do cán bộ vườn thực hiện (2012 - 2014).

Như vậy, những kết quả nghiên cứu trên là chưa thực sự tương xứng với tiềm năng về đa dạng sinh học của Vườn Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu để khẳng định thêm giá trị đa dạng sinh học còn chưa được biết của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Nhóm nghiên cứu bảo tồn Voọc chà vá chân xám

Trang 32

6.6 Chương trình bảo tồn loài Chà vá chân xám

Chương trình được triển khai từ năm 2004, được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu trẻ, chủ nhiệm

chương trình là TS Hà Thăng Long với mục tiêu nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái, sinh học và

xây dựng chương trình bảo tồn loài voọc Chà vá chân xám, loài linh trưởng quý đặc hữu và quý hiếm,

chỉ có ở Việt Nam.

Voọc Chà vá chân xám có tên khoa học Pygathrix cinerea, được xếp bậc E (Endangered - loài nguy cấp)

trong sách đỏ Việt Nam và xếp loại bậc CR (Critically endangered) - loài cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ

thế giới Đặc biệt loài thú linh trưởng này còn được liệt vào danh sách “25 loài thú linh trưởng có nguy

cơ bị tuyệt chủng cao nhất trên thế giới” Loài này phân bố hẹp ở 5 tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ

Trang 33

và Tây nguyên (từ Quảng Nam đến Gia Lai) của Việt Nam, ngoài ra không còn phân bố ở khu vực nào khác trên thế giới Tuy nhiên do áp lực của săn bắn và hậu quả của việc khai thác tài nguyên rừng quá mức nên số lượng chủng quần của loài suy giảm nghiêm trọng trong những năm vừa qua Vùng phân

bố của loài voọc Chà vá chân xám ngày càng bị thu hẹp và trở nên phân tán, tách biệt Trong đó Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một trong những điểm phân bố đặc trưng và quan trọng của loài, chiếm đến ¼

số lượng cá thể của loài

Mới chỉ được mô tả bởi nhà linh trưởng học người Đức Tilo Nadler từ năm 1997 nên thông tin khoa học về loài còn rất hạn chế Để cung cấp các thông tin khoa học về loài và phục vụ cho công tác bảo tồn loài ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, chương trình đã thực hiện các nghiên cứu dài hạn: (1) Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài từ năm 2006 - 2009, (2) Nghiên cứu về sinh thái dinh dưỡng của loài

từ năm 2009 - 2010, (3) Nghiên cứu đánh giá phân bố và mật độ của loài trên toàn Vườn 2010 - 2011 Kết quả cho thấy, ở Kon Ka Kinh có khoảng 250 cá thể voọc chà vá sinh sống Chúng phân bố chủ yếu

ở rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và rừng kín hỗn giao lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp ở độ cao từ 1000 - 1600m so với mực nước biển Chà vá chân xám thường sống thành đàn (đàn cơ sở) trong đó có một con đực duy nhất làm trưởng đàn cùng với 5 - 6 con cái trưởng thành và các con con của chúng Các đàn cơ sở có thể nhập lại thành đàn lớn hơn Kích thước đàn lớn nhất quan sát thấy lên đến 88 cá thể Thức ăn của voọc Chà vá chân xám ở Kon Ka Kinh khá đa dạng, cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã xác định được 285 loài cây thuộc 46 họ Thành phần thức ăn chủ yếu của chúng là lá và quả, thi thoảng chúng còn ăn hoa, cuống lá và cành non.

Quần thể voọc tại VQG Kon Ka Kinh được kiểm soát chặt chẽ qua việc tuần tra giám sát của lực lượng kiểm lâm dưới sự hỗ trợ của chương trình bảo tồn voọc Chà vá chân xám tại VQG 1/3 số trạm kiểm lâm đã được chương trình hỗ trợ giám sát, trong thời gian tới sẽ hỗ trợ tất cả các trạm tuần tra giám sát

để bảo vệ loài voọc Chà vá chân xám này hiệu quả hơn.

Trang 34

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 35

34 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Trang 35

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được xem là có khu vực quan trọng toàn cầu về bảo tồn đa dạng sinh học

do gìn giữ tính đa dạng sinh học độc đáo của sinh cảnh quan trọng về đa dạng sinh học Trung Trường Sơn (CA1) trong Vùng sinh thái Trường Sơn mở rộng Ở vùng cảnh quan này, VQG Kon Ka Kinh thuộc khu vực ưu tiên 1.

Hình 1 VQG Kon Ka Kinh nằm trong Vùng cảnh quan quan trọng về đa dạng sinh học Trung Trường Sơn (CA1) trong Vùng sinh thái Trường Sơn mở rộng (Baltzer et al., 2001).

Trang 36

1 Đa dạng động vật

Hệ động vật của VQG Kon Ka Kinh rất phong phú và có tính đặc hữu cao Cho đến nay, đã ghi nhận

470 loài động vật, trong đó có 265 loài động vật có xương sống ở cạn thuộc 29 bộ, 74 họ khác nhau và

205 loài động vật không xương sống.

Các loài thú cần được bảo tồn gồm Vượn đen má hung Bắc (Nomascus annamensis), Chà vá chân xám

(Pygathrix cinerea), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) - loài thú phát hiện lần đầu tiên tại

Khu bảo tồn sông Thanh (Đăk Pring) và Mang Lớn (Megamuntiacus vuquangensis) - loài thú quí hiếm

phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Quang.

Khu hệ chim ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một phần của vùng chim đặc hữu Bắc Tây Nguyên ở độ

cao từ 1000 - 1700 m Tại đây đã ghi nhận được 3 loài đặc hữu cho Việt Nam gồm: Khướu đầu đen

(Garrulax milleti), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax konkakinhensis) và

4 loài đặc hữu cho Việt Nam và Lào gồm: Khướu đầu xám (Garlulax vassali), Trèo cây mỏ vàng (Sitta

solangiae), Gà lôi vằn (Lophura nycthemera) và Thầy chùa đít đỏ (Megalaima lagrandieri); đã ghi nhận

một loài phụ mới cho khoa học là Khướu cằm hung (Garrulax rufogularis) Đặc biệt có một loài chim mới

phát hiện lần đầu tiên ở Kon Ka Kinh là loài Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax konkakinhensis).

Khu hệ bò sát VQG Kon Ka Kinh có 4 loài đặc hữu cho vùng và cho Việt Nam, trong đó: Thằn lằn Buôn

Lưới (Sphenomorphus buonluoicus) là loài đặc hữu cho vùng Nam Trường Sơn (Lào); ba loài đặc hữu

cho Việt Nam: Thằn lằn đuôi đỏ (Scincella rufocaudata), Chàng Sapa (Rana chapaensis), Ếch gai sần

Trang 37

Ngoài những loài mới phát hiện và những loài có giá trị đặc hữu nêu trên, hệ động vật rừng VQG Kon

Ka Kinh còn có 26 loài thú, 9 loài chim và 12 loài lưỡng cư bò sát quý hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gen

và nghiên cứu khoa học, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

2 Đa dạng thực vật

Do đặc điểm đa dạng về địa hình, đai cao, khí hậu, đất đai và các nhân tố hình thành rừng khác, đã tạo cho hệ thực vật rừng ở VQG Kon Ka Kinh rất phong phú và đa dạng, nơi đây là điểm hội tụ của các luồng thực vật sau:

Š Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam có các loài cây thuộc họ Đậu, họ Thầu dầu, họ

Mộc lan, họ Dâu tằm, họ Na, họ Re, họ Giẻ, Luồng thực vật này thường phân bố nhiều ở khu vực chịu ảnh hưởng chế độ mưa ẩm nhiệt đới Rừng thường có nhiều loài cây trên đơn

vị diện tích và các loài ưu thế có tổ thành không lớn.

Š Luồng thực vật thuộc khu hệ Vân Nam - Quý Châu và chân dãy núi Himalaya có các

loài cây lá kim của ngành phụ hạt trần như Thông nàng, Hoàng đàn giả, Kim giao, Pơ mu,

Š Luồng thực vật thuộc khu hệ Malaixia - Inđônêxia: Đại diện cho luồng thực vật này là các

loài cây thuộc họ Dầu như Chò chai, Chò đen, Chò chỉ, Cẩm liên.

Š Luồng thực vật India - Mianma: Tiêu biểu có các loài cây thuộc họ Bàng như Choại, họ Tử

vi như Bằng lăng ổi.

Hệ thực vật VQG Kon Ka Kinh có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao Qua kết quả điều tra hệ thực vật rừng ở VQG Kon Ka Kinh bước đầu đã thống kê được 1.022 loài thực vật thuộc 568 chi và 158 họ Trong đó ngành thực vật cây hạt kín chiếm đa số (127 họ, 519 chi, 930 loài) Các ngành khuyết thực vật có 24 họ, 41 chi và 81 loài Ngành hạt trần có 7 họ, 8 chi, 13 loài.

Một số loài đặc hữu cần được bảo tồn nguồn gen như: Thông Đà Lạt hay Thông năm lá (Pinus dalatensis), Hoa khế (Craibiodendron scleranthum), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Trắc (Dalbergia cochinchinesis), Xoay (Dialium cochinchinensis), Bọ nẹt Trung bộ (Alchornea annamica), Du moóc (Baccaurea sylvestris), Song bột (Calamus poilanei), Lọng hiệp (Bulbophyllum hiepii) và Lan hoàng thảo vạch đỏ (Dendrobium ochraceum).

Cho đến nay, có tổng cộng 22 loài thực vật bị đe dọa được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN đã ghi nhận hiện diện ở VQG Kon Ka Kinh Trong đó, ở mức độ toàn cầu có 2 loài Cực kỳ nguy cấp (CR), 1 loài Nguy cấp (EN) và 6 loài Sẽ nguy cấp (VU) Ở mức độ quốc gia, có có 2 loài Cực kỳ nguy cấp, 9 loài Nguy cấp và 8 loài Sẽ nguy cấp

Trang 38

3 Đa dạng hệ sinh thái

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 33.146 ha đất có rừng chiếm 80% diện tích của Vườn với các kiểu sinh cảnh

rừng trên núi trải rộng theo đai cao từ 700 - 1.748 m Trong đó đặc biệt quan trọng là 2.000 ha rừng hỗn giao

cây lá rộng - lá kim (loài ưu thế là cây Pơmu Fokienia hodginsii) Đây là kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka Kinh trong

hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam Theo phân loại của Thái Văn Trừng, thảm thực vật rừng của Vườn quốc

gia Kon Ka Kinh gồm có các kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín

hỗn giao lá rộng - lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Bên cạnh đó là

một diện tích rất đáng kể của rừng thứ sinh chịu tác động của con người, bao gồm rừng kín lá rộng nghèo kiệt,

rừng kín phục hồi tái sinh sau đốt nương làm rẫy và khai thác Ngoài ra, còn có một tỉ lệ nhỏ các kiểu rừng le,

nứa, rừng trồng, đất trống, trảng cỏ.

Ngày đăng: 19/02/2019, 10:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nguyễn Thị Tịnh (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của loài Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pygathrix cinerea
Tác giả: Nguyễn Thị Tịnh
Năm: 2011
1. Bộ KHCN & Viện KHCN Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần I: Động vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Khác
2. Bộ KHCN & Viện KHCN Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II: Thực vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Khác
3. Ban quản lý VQG Kon Ka Kinh (2012), Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Kon Ka Kinh giai đoạn 2011 - 2020 Khác
4. Nadler, T.& Nguyễn Xuân Đặng (2008), Các loài động vật được bảo vệ ở Việt Nam - Phần Động vật ở cạn. Hội động vật học Frankfurt & Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội Khác
5. Bùi Việt Bắc (2010), Tủ sách thiên nhiên Việt Nam - Phần về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, NXB Kim Đồng Khác
6. Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển (2011), Báo cáo kỹ thuật cho dự án nghiên cứu về Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Kon Ka Kinh Khác
7. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên (2003), Dự án xây dựng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai giai đoạn (2004 - 2010) Khác
9. Trần Thị Hảo (2011), Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố bò sát ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Khác
10. Baltzer M.C., Nguyen Thi Dao & Shore R.G. eds (2001), Towards A Vision for Biodiversity Conservation in the Forests of the Lower Mekong Ecoregion Complex, WWF Indochina/WWF US, Hanoi and Washington Khác
11. Ha Thang Long (2009), Behavioural Ecology of Grey-shanked Douc Monkeys in Vietnam, PhD, University of Cambridge Khác
12. IUCN 2013. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2013.2. <www.iucnredlist.org>. Downloaded on 13 March 2014 Khác
13. Sinh vật rừng Việt Nam - Phần tra cứu động vật và thực vật: <http://www.vncreatures.net/tracuu.php>, 13/3/2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w