Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật trong văn bản thuyết minh hay không?. Nghĩa của từ “đi” được giải thích là: hoạt động di chuyển bằng chân của người hay độ
Trang 1ĐỀ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
A Trắc nghiệm ( 2,5 điểm)
Dùng bút mực khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu phương án trả lời đúng đối với các câu hỏi dưới đây
1 Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật trong văn bản thuyết minh hay không?
A Có B Không
2 Câu nói “ Nói sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A Phương châm về lượng B Phưong châm về chất
C Phương châm về quan hệ D Phương châm về cách thức
3 Nghĩa của từ “đi” được giải thích là: hoạt động di chuyển bằng chân của người hay động vật, hai chân không đồng thời dời khỏi mật đất Theo em, nghĩa của từ “đi” được giải thích
nhu vậy đã đủ chưa?
A Đủ B Chưa đủ
4 Trong các cặp từ: chó – mèo, già - trẻ, giàu – nghèo, có mấy cặp từ trái nghĩa?
A Một cặp B Hai cặp
C Ba cặp C Bốn cặp
5 Câu thơ: Khúc nhà tay lựa nên chương - Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều?
A Kiều ở lầu Ngưng Bích B Mã Giám Sinh mua Kiều
C Cảnh ngày xuân D Chị em Thuý Kiều
B Tự luận ( 7,5 điểm)
Câu 1 ( 2,5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
( Trích Đồng chí của Chính Hữu)
( Lưu ý: Viết gọn trong 35 dòng tờ giấy thi)
Trang 2Câu 2 ( 5,0 điểm): Em hãy tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuyện với người chiến sĩ
lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật rồi viết bài văn
kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
ĐÁP ÁN
A Tr c nghi mắc nghiệm ệm
B Tự luận
Câu 1: Yêu cầu:
- Nhận ra đây là đoạn kết bài thơ Đồng chí.
- Cảm nhận được các chiến sĩ đang đứng cạnh nhau phục kích, chờ giặc
- Hình ảnh Đầu súng trăng treo vừa lãng mạn vừa hiện thực, gợi bao liên tưởng về súng
và trăng, chiến tranh và hoà bình, hiện thực và ước mơ, chất chiến đấu và trữ tình,…
- Chỉ có nhà thơ chiến sĩ mới có thể phát hiện được hình ảnh vừa thực vừa tượng trưng Câu 2:
- Mở bài (0,25 điểm): Tạo cớ một cách hợp lí về sự gặp gỡ, trò chuyện với người lái xe.
- Thân bài ( 4,5 điểm): Lần lượt kể lại cảm nhận ban đầu khi gặp mặt người lái xe,
những đoạn đối thoại giữa hai người; người lái xe hồn nhiên, hóm hỉnh, dũng cảm trong chiến đấu bất chấp hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; bình dị, điềm đạm trong kể chuyện đời thường Suy nghĩ của người kể chuyện về những người lính trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, về trách nhiệm của thể hệ trẻ
Chủ yếu dùng phương thức biểu đạt tự sự, kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận làm sáng tỏ chủ đề và tăng sức truyền cảm, hấp dẫn của câu chuyện
- Kết bài ( 0,25 điểm): Bộc lộ cảm xúc sâu đậm nhất của mình về cuộc gặp gỡ và trò
chuyện lí thú và cảm động đó