1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

100 221 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Phát triển thể dục, thể thao Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 3

I SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH 3

1 Vai trò của văn hóa, thể thao trong phát triển 3

2 Tầm quan trọng của Quy hoạch 4

3 Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch 5

II NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 6

III CÁC NGUYÊN TẮC, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT CẤU QUY HOẠCH 8

1 Các nguyên tắc xây dựng Quy hoạch 8

2 Phạm vi lập Quy hoạch, các phương pháp và kết cấu của Quy hoạch 9

PHẦN 1 10

TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2014 10

I TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN 10

1 Điều kiện địa lý, tự nhiên 10

2 Cơ sở hạ tầng 11

3 Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội 11

4 Truyền thống lịch sử văn hoá 12

II HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO 13

1 Những kết quả đạt được 13

2 Những hạn chế, thách thức 16

3 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế 18

III DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ 19

1 Bối cảnh phát triển chung của Hà Tĩnh đến 2020 19

2 Bối cảnh phát triển văn hóa quốc tế và trong nước 20

3 Bối cảnh phát triển TDTT quốc tế và trong nước 21

PHẦN 2 23

NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 23

I QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 23

1 Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành Văn hóa 23

2 Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành Thể dục, Thể thao 25

II NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, TDTT ĐẾN 2020, TÂM NHÌN ĐẾN 2030 27

1 Định hướng Tổ chức bộ máy 27

2 Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức 32

3 Định hướng phát triển ngành Bảo tàng và Công tác bảo tồn 36

4 Định hướng phát triển ngành Thư viện 45

5 Định hướng phát triển Nghệ thuật biểu diễn 51

6 Định hướng phát triển Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 56

7 Định hướng phát triển Điện ảnh, văn hoá cơ sở 57

8 Định hướng phát triển Thể dục, thể thao 65

9 Nhu cầu xây dựng các công trình văn hóa, thể thao trọng điểm đến 2020 72

PHẦN 3 77

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 77

I GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 77

1 Giải pháp về cơ chế, chính sách 77

2 Giải pháp về quản lý Nhà nước 79

3 Giải pháp về vốn đầu tư 81

4 Giải pháp về nguồn nhân lực 84

5 Giải pháp về xây dựng mối quan hệ liên ngành 86

6 Giải pháp về hợp tác và nghiên cứu khoa học 86

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 87

PHỤ LỤC 90

2

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

I SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1 Vai trò của văn hóa, thể thao trong phát triển

Phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội

Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (2014) đã đề ra 5 quan điểm quan trọng trong giai đoạn

tới: 1-Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bềnvững đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội 2-Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhấttrong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,nhân văn, dân chủ và khoa học 3- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cáchcon người và xây dựng con người để phát triển văn hóa Trong xây dựng văn hóa,trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với cácđặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sángtạo 4- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của giađình, cộng đồng Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đếnyếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế 5- Xây dựng và phát triển vănhóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làchủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” cũng đề ra các mục tiêu

phát triển văn hóa là: (1) Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừaphát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoánhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá để văn hoá thực sự là nềntảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhậpquốc tế Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh;coi trọng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoátrong ứng xử Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trítuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấphành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xâydựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt bình đẳng giới, sựtiến bộ của phụ nữ; chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em Bảo đảm quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật Khuyến khích

tự do sáng tạo trong hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sảnphẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc Xâydựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao Coi trọng bảo tồn

và phát huy các di sản văn hoá dân tộc Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhândân (2) Bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân,đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Tiếp tục đổi mới cơ chế

và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin,

Trang 4

hình thành thị trường văn hóa lành mạnh Đấu tranh chống các biểu hiện phi vănhóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa thôngtin đồi trụy, kích động bạo lực Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xãhội; giảm tệ nạn ma túy, mại dâm; ngăn chặn có hiệu quả tai nạn giao thông Nângcao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng

xã, phường, khu phố, thôn, bản đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh

Như vậy, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu quan trọng trongquá trình phát triển Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trungtâm, với phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội được đưa ra như nhữngtrụ cột của quá trình phát triển đất nước

Phát triển thể dục, thể thao

Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh

mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020” đã đề ra 3 quan điểm về phát triển thể dục

thể thao: (1) Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội,nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân,chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môitrường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộngquan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủyđảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân Các cấp ủyđảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục, thể thao, bảo đảmcho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển (2) Đầu tư cho thể dục thểthao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước Tăng tỷ lệ chi ngânsách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạovận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội

để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hộitrong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao (3) Gìn giữ, tôn vinhnhững giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, pháttriển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh

2 Tầm quan trọng của Quy hoạch

Hà Tĩnh hiện nay có nhiều tiềm năng, lợi thế để tiếp tục phát triển các lĩnhvực văn hóa, gia đình và thể dục thể thao Về mặt văn hóa, Hà Tĩnh có nhiều di sảnvăn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng và độc đáo, trong đó có nhiều di sản văn hóa

có giá trị mang tầm quốc gia và thế giới Hà Tĩnh là mảnh đất có truyền thống lịch

sử văn hóa lâu đời, là “đất khoa bảng”, là quê hương của nhiều thế hệ danh nhânvăn hóa Về thể dục thể thao, trong những năm gần đây Hà Tĩnh là một trongnhững trung tâm mới cung cấp nguồn vận động viên thể thao thành tích cao thi đấu

ở các giải quốc gia, khu vực và thế giới

4

Trang 5

Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI(2014) tiếp tục đề cao vai trò của văn hóa (gồm cả thể dục thể thao) khi nhấn mạnh

“Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” trong quá trình phát triển Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, việc xây dựng “Quy hoạch phát triển ngành văn hóa và thể thao Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

là việc làm cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển thực tiễn, nhằm khai thác hiệu quảtiềm năng và các nguồn lực phát triển, đưa văn hóa và thể dục thể thao trở thànhđộng lực cho phát triển kinh tế xã hội, cũng như góp phần thực hiện các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020

3 Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch

3.1 Mục tiêu xây dựng Quy hoạch

Đánh giá hiện trạng phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Hà Tĩnh trong những năm vừa qua, là cơ sở và tiền đề cho việc xác định những định hướng, các chỉ tiêu phát triển và đề ra các giải pháp cho sự phát triển ngành Thông qua việc xây dựng quy hoạch ngành văn hóa, thể thao, UBND tỉnh Hà Tĩnh có được các công cụ quản lý nhà nước, từ đây, nâng cao một bước năng lực và hiệu quả công tác quản

lý nhà nước, phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hà Tĩnh Các

mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng phát triển của 2 lĩnh vực văn hóa và thể

thao, tạo nền tảng thực tiễn cho các Mục tiêu 2 và mục tiêu 3;

- Mục tiêu 2: Xây dựng các chỉ tiêu, các định hướng phát triển cho mỗi lĩnh

vực cũng như chung cho cả ngành văn hóa, thể thao và du lịch cho đến năm 2020,tầm nhìn 2030;

- Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp phát triển cho ngành từ đây cho đến năm

2020, tầm nhìn 2030

3.2 Nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch

- Phân tích đánh giá toàn diện các yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh

tế - xã hội, thực trạng phát triển văn hóa, thể dục thể thao của tỉnh đến hết 2014(một số lĩnh vực cập nhật đến tháng 6/2015)

- Xác định quan điểm và mục tiêu, dự báo các chỉ tiêu, các phương án pháttriển lĩnh vực văn hóa và thể dục thể thao của tỉnh trên cơ sở chiến lược phát triểnvăn hóa Việt Nam và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Xây dựng các định hướng quy hoạch các lĩnh vực văn hóa và thể dục thể thao

- Xây dựng định hướng quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

- Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm, tính toán cân đối

Trang 6

nguồn vốn theo từng giai đoạn tổ chức thực hiện quy hoạch

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách, các giải pháp quản lý và thực hiệnquy hoạch

II NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1 Những căn cứ chung

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoáVIII (1998); Kết luận của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10khoá IX (2004); và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011)

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI (2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước

- Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII (2015) vàChương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh (2014) thực hiện Nghị quyết số33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển bền vững đất nước”

- Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ vềcông tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ đến 2010 và Văn bản

số 7689 BKH/CLPT ngày 06/01/1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn vềnội dung, quy trình xây dựng và tổ chức phê duyệt các quy hoạch phát triển kinhtế-xã hội và quy hoạch ngành đến năm 2010

- Nghị định số 43NĐ/CP của Chính phủ ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩymạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao

- Nghị quyết số 53/2006/NQ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chínhsách khuyến khích các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập

- Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửađổi bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; và Thông

6

Trang 7

tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2-13 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thựchiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn củatỉnh đến 2050” được Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 1786/QĐ-TTgngày 27/11/2012

- Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đếnnăm 2020

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2015) của tỉnh Hà Tĩnh

(2011 Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020

2 Các căn cứ xây dựng Quy hoạch lĩnh vực văn hóa

- Luật Điện ảnh sửa đổi, bổ sung của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 ngày 18 tháng 06 năm 2009

- Luật Di sản Văn hoá sửa đổi, bổ sung của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5ngày 18 tháng 6 năm 2009

- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5ngày 19 tháng 6 năm 2009

- Pháp lệnh Thư viện số: 31/2000PL - UBTVQH của Uỷ ban Thường vụQuốc hội ngày 28 tháng 12 năm 2000

- Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chínhphủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020

- Quyết định số 629/QĐ-Ttg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030

- Quyết định 215/QĐ-Ttg ngày 6/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm2020

- Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ trưởngBVHTTDL ban hành kế hoạch thực hiện “Chiến lược và Quy hoạch phát triểnĐiện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Trang 8

- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa vàkhu thể thao thôn.

- Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020, Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch

3 Các căn cứ xây dựng Quy hoạch lĩnh vực thể thao

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bướcphát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020

- Luật Thể dục, Thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hộinước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 và Lệnh số22/2006/L-CTN ngày 12/12/2006 về việc công bố Luật thể dục, thể thao

- Nghị định 112/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2007 về quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 16/1/2013 về Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW

- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020

- Quyết định số 1354/QĐ-BVHTTDL ngày 10/4/2013 về kế hoạch hànhđộng của BVHTTDL thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 16/1/2013

III CÁC NGUYÊN TẮC, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT CẤU QUY HOẠCH

1 Các nguyên tắc xây dựng Quy hoạch

Quy hoạch phát triển sự nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao tỉnh Hà Tĩnh đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Tính định hướng: Quy hoạch phải xác định được quan điểm, mục tiêu phát

triển; đưa ra phương án, chỉ tiêu phát triển cho từng lĩnh vực, đồng thời đưa ra hệthống giải pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện các chỉ tiêu, phương án này

- Tính dự báo: Quy hoạch dự báo được xu thế phát triển của văn hoá, thể

thao của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 dựa trên sự phân tích các yếu tố tácđộng đến các xu thế phát triển để đưa ra các định hướng, mục tiêu và giải pháp đểphát triển văn hoá, thể thao

- Tính đồng bộ: Quy hoạch phải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với quy hoạch các ngành, các lĩnh vực khác củatỉnh và với chiến lược phát triển văn hoá cả nước

8

Trang 9

- Tính khả thi: Các chỉ tiêu đề ra của Quy hoạch phải phù hợp với điều kiện

cụ thể và các đặc trưng riêng của tỉnh, của từng khu vực trong tỉnh, phù hợp vớithực tiễn và quá trình phát triển của tỉnh đến năm 2020; Ưu tiên có trọng điểm một

số nội dung phát triển văn hoá, thể thao; Có sức thu hút các thành phần kinh tếtham gia phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao, và huy động tối đa các nguồn lựchiện có cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao

2 Phạm vi lập Quy hoạch, các phương pháp và kết cấu của Quy hoạch

Về không gian: Không gian nghiên cứu lập quy hoạch được xác định là tỉnh

Hà Tĩnh, có diện tích là 5997 km2, chiếm khoảng 1,8% diện tích cả nước và có dân

số là hơn 1,23 triệu người, chiếm 1,4% dân số cả nước

Về thời gian: Hiện trạng phát triển được phân tích, đánh giá đến 2014 (giai

đoạn 2010-2014) Định hướng đến 2020 và tầm nhìn quy hoạch đến 2030

Về đối tượng nghiên cứu: Phạm vi đối tượng nghiên cứu của quy hoạch tập

trung nghiên cứu 2 lĩnh vực chính, cụ thể: (1) Lĩnh vực Văn hóa, gồm: Tổ chức bộmáy, đội ngũ cán bộ và các thiết chế của ngành, như: Bảo tàng và di sản văn hóa,thư viện, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, văn hóa cơ sở, lĩnh vực gia đình và cácyếu tố khác liên quan (2) Lĩnh vực Thể dục thể thao, gồm: thể dục thể thao quầnchúng, giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, thể dục thể thao trong lựclượng vũ trang, thể thao thành tích cao, mạng lưới cơ sở vật chất thể dục thể thao,

và các yếu tố khác liên quan

Các phương pháp lập Quy hoạch: Quy hoạch được xây dựng dựa trên việc

sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: Phương pháp thu thập tài liệu sẵn có;Phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; Phươngpháp dự báo, chuyên gia; - Phương pháp bản đồ

Kết cấu của Quy hoạch: gồm 4 phần nội dung chính: Phần Mở đầu; Phần 1:

Tổng quan các yếu tố, điều kiện và thực trạng phát triển ngành văn hóa, thể thao

Hà Tĩnh đến năm 2015; Phần 2: Nội dung Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thểthao Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Phần 3: Giải pháp và Tổ chức thựchiện

Trang 10

PHẦN 1

TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO HÀ TĨNH

ĐẾN NĂM 2014

I TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN

1 Điều kiện địa lý, tự nhiên 1

Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc duyên hải Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích

5.997 km2, chiếm 1,8% diện tích cả nước Phía Bắc Hà Tĩnh giáp tỉnh Nghệ An,phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào và phía Đông giáp biển Đông (137 km bờ biển) Nhìn chung, tỉnh Hà Tĩnh có

vị trí thuận lợi cho việc phát triển hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực văn hóa nghệthuật, thể thao với các địa phương trong nước và quốc tế Trong tương lai, việcphát triển khu vực hành lang Đông – Tây của lưu vực sông Mê Kông sẽ mở ra cho

Hà Tĩnh cơ hội hội nhập rộng lớn hơn về lĩnh vực văn hóa, thể thao

Điều kiện tự nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 5.997 km2 Đấtđai ở Hà Tĩnh chủ yếu sử dụng cho mục đích lâm nghiệp (59%) và nông nghiệp(21%) Đất chưa sử dụng chiếm 6% tổng diện tích đất tự nhiên Hà Tĩnh có địahình đa dạng, thấp dần từ phía Tây sang phía Đông, có thể chia làm 4 vùng: vùngmiền núi (78,8%), vùng trung du (5%), vùng đồng bằng (9,3%), và vùng ven biển(6,9%) Khí hậu của Hà Tĩnh tương đối khắc nghiệt, như: mưa kéo dài, bão, lũ lụt,những đợt lạnh, và gió Lào khô nóng Hà Tĩnh dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai táidiễn và trong tương lai có thể là khu vực bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Hệthống sông ngòi tự nhiên dài khoảng 400km với 4 lưu vực sông chính là: sông La,sông Cửa Sót, sông Cửa Khẩu và sông Cửa Nhượng Bên cạnh đó, tỉnh còn có 2 hồlớn là: hồ Kẻ Gỗ và hồ Sông Rác Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Hà Tĩnh tạo

ra một số thuận lợi và thách thức đối với việc phát triển sự nghiệp văn hóa, thểthao Điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ gây khó khăn và làm hạn chế đến các hoạtđộng văn hóa, thể thao nói chung Điều kiện địa hình đa dạng và chủ yếu là vùngmiền núi – trung du vừa gây khó khăn vừa làm mất cân đối trong phát triển sựnghiệp văn hóa, thể thao giữa vùng miền núi – trung du so với vùng đồng bằng –ven biển Điều kiện tự nhiên cũng đặt ra nhu cầu xây dựng những mô hình hoạtđộng văn hóa khác nhau phù hợp với từng vùng

1 Tổng hợp theo báo cáo “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn của tỉnh đến 2050” (2013).

10

Trang 11

2 Cơ sở hạ tầng 2

Hệ thống giao thông: Về đường bộ, Hà Tĩnh có trên 17.179 km, bao gồm: 7

tuyến đường quốc lộ dài 492,3 km; 10 tuyến tỉnh lộ dài 357,53 km do tỉnh quản lý;

143 km đường đô thị; và trên 16.000 km đường giao thông nông thôn, gồm: 1.500

km đường cấp huyện, 2.000 km đường trục liên xã, 3.000 km đường liên thôn,4.600 km đường ngõ/xóm, và 5.000 km đường nội đồng Mật độ trung bình đạt 1,5km/km2, cao hơn mức bình quân cả nước Về đường sắt, đường sắt Bắc – Nam điqua phía Tây của tỉnh dài 71 km với 8 ga Về đường sông, tỉnh Hà Tĩnh có 9 tuyếnđường sông với tổng chiều dài tuyến trên 400 km Nhìn chung, hệ thống giao thônghiện nay có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành văn hóa, thể thao Trongtương lai, hệ thống giao thông mới được quy hoạch và nâng cấp (5 tuyến đườnghướng Bắc – Nam và 4 tuyến đường hướng Đông – Tây, cảng nước sâu SơnDương, Vũng Áng sẽ gia tăng khả năng kết nối giữa các vùng trong nội tỉnh, cũngnhư kết nối với khu vực Bắc Trung Bộ, với quốc tế) là cơ sở quan trọng để pháttriển hơn nữa sự nghiệp văn hóa, thể thao, và mở rộng nhu cầu giao lưu, hợp tác vàphát triển văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao với khu vực và quốc tế

Hệ thống bưu chính, viễn thông: Hà Tĩnh hiện có tổng số 58 cơ sở bưu điện,

gồm: 1 bưu điện trung tâm, 11 bưu điện huyện và đài phát thanh, 46 bưu điện khuvực, và 100% số xã có đài truyền thanh và điểm “bưu điện văn hóa”, với mật độđiện thoại đạt 85 máy/100 dân Ngoài ra, số thuê bao Internet hiện đạt trên 55.000thuê bao Nhìn chung, Hà Tĩnh hiện có hệ thống cơ sở vật chất ngành bưu chính,viễn thông khá tốt, là điều kiện tốt cho các hoạt động văn hóa thể thao

Hệ thống lưới điện và cung cấp điện: Hệ thống cung cấp điện và lưới điện

của Hà Tĩnh hiện nay khá tốt Tỉnh hiện có 5 trạm biến áp với tổng công suất là

236 MVA Hệ thống lưới điện gồm: Tỉnh có các lưới 6, 10, 22, 35 KV với tổngchiều dài 2.300 km; 9 trạm trung gian; 1.900 trạm phân phối khu vực; lưới hạ thế

có tổng chiều dài 5.500 km Đến nay, Hà Tĩnh có trên 99,9% tổng số hộ gia đình

sử dụng lưới điện quốc gia, cao hơn mức bình quân của cả nước, 100% số xã đượchòa lưới điện quốc gia Với hệ thống cung cấp điện và lưới điện hiện tại, và kếhoạch phát triển nguồn điện sắp tới, Hà Tỉnh đủ khả năng đáp ứng nguồn điện chonhu cầu phát triển của văn hóa, thể thao sắp tới

3 Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội 3

Phát triển kinh tế: Trong giai đoạn 2010-6/2015, Hà Tĩnh đạt được nhiều

thành tựu trong phát triển kinh tế Tăng trường GDP bình quân đạt cao hơn mứcbình quân cả nước (năm 2014 đạt 26,5%), thu ngân sách tăng nhanh, bước đầu đadạng hóa nền kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, và tăng dần tỷ trọng

2 Tổng hợp theo báo cáo “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn của tỉnh đến 2050” (2013); Báo cáo “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; phương hướng nhiệm vụ

6 tháng cuối năm 2015”

3 Tổng hợp theo: “Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh” các năm 2010-14; Báo cáo “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn của tỉnh đến 2050” (2013); Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình 2012”; Báo cáo “Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013 – các kết quả chủ yếu”.

Trang 12

ngành công nghiệp và dịch vụ Theo tính toán sơ bộ, GDP bình quân đầu ngườihiện đạt 42 triệu đồng Tốc độ phát triển kinh tế chuyển nhanh sang công nghiệp vàdịch vụ sẽ tạo ra nhu cầu mới cho lĩnh vực văn hóa, thể thao Chẳng hạn, việc hìnhthành các khu công nghiệp sẽ kéo theo đó là nhu cầu phát triển hệ thống hạ tầng vềvăn hóa, thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu của cư dân mới trong khu công nghiệp.

Dân số và nguồn lao động: Dân số toàn tỉnh là 1,23 triệu người, chiếm

khoảng 1,4% dân số cả nước Mật độ dân số là 205 người/km2, thấp hơn mức bìnhquân của cả nước là 263 người/km2 84% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn

Hà Tĩnh có lực lượng lao động khá dồi dào, với trên 700.000 người, chiếm khoảng54% tổng dân số tỉnh Lực lượng lao động hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vựcnông - lâm - ngư nghiệp Tuy nhiên, nền kinh tế Hà Tĩnh đang trong quá trìnhchuyển đổi, đa dạng hóa nên lực lượng lao động có xu hướng chuyển dần từ khuvực nông - lâm - ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại -dịch vụ

Giáo dục, đào tạo: Về giáo dục phổ thông, Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành mục

tiêu quốc gia về giáo dục tiểu học và THCS Tỷ lệ người trên 15 tuổi biết chữ làtrên 97%, cao hơn mức bình quân cả nước (94%) Về giáo dục sau THPT, tỉnh hiện

có 7 cơ sở, gồm: 1 trường Đại học với trên 6.700 sinh viên (trong đó có gần 1.000sinh viên quốc tế); 4 trường Cao đẳng với trên 1.500 học sinh; và 2 trường Trungcấp 12% dân số ở độ tuổi 19-22 hiện đang học đại học, cao đẳng

Y tế và chăm sóc sức khỏe: Hà Tĩnh có gần 500 cơ sở y tế trải đều khắp 3

tuyến tỉnh/huyện/xã, với tỷ lệ giường bệnh đạt 1,92 giường/1.000 dân, và hơn3.700 cán bộ, trong đó, tỉ lệ bác sỹ đạt 0,71/1.000 dân; y sỹ là 0,98; y tá là 0,94.Tuy nhiên, chất lượng chăm sóc y tế không cao do 80% cơ sở y tế chỉ cung cấp cácdịch vụ y tế đơn giản, và thiếu đội ngũ nhân viên y tế, bác sỹ cũng như kỹ thuậtviên trình độ cao

Thực hiện chính sách xã hội, mức sống hộ gia đình: Hà Tĩnh đạt nhiều thành

tựu trong công tác giảm tỷ lệ nghèo đói: Năm 2010, tỷ lệ nghèo của tỉnh là 23%,đến 6/2015, giảm xuống còn 6,7% và hộ cận nghèo là 9,54% Tỷ lệ lao động quađào tạo đạt 45% Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 11,6% Tỷ lệ ngườitham gia bảo hiểm y tế đạt 65%, và 78% đối tượng thuộc hộ cận nghèo được cấpthẻ bảo hiểm y tế Diện tích nhà ở bình quân đạt 21,3m2/1 nhân khẩu, cao hơn mứcbình quân cả nước (19,4m2) 85% dân số thành thị và gần 70% người dân ở khuvực nông thôn có đủ nước sạch sinh hoạt

4 Truyền thống lịch sử văn hoá

Trong quá trình hình thành và phát triển, Hà Tĩnh được biết đến là “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt”, là nơi đã sản sinh ra nhiều thế hệ danh nhân; là

mảnh đất “trung dũng kiên cường”, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng

12

Trang 13

Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, khẳngđịnh: Cách đây hàng ngàn năm, Hà Tĩnh là nơi quần tụ của các cư dân tiền sử với

tư cách là một trung tâm lớn thời tiền văn hóa Đông Sơn

Với vai trò là “phiên trấn”, “phên dậu”, mảnh đất Hà Tĩnh gắn liền vớinhững dấu ấn, sự kiện trọng đại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, là quêhương của hoàng đế Mai Thúc Loan; là đại bản doanh, là căn cứ địa vững chắc củakhởi nghĩa Lam Sơn; là nơi dừng chân trên đường tiến quân ra Bắc của QuangTrung Nguyễn Huệ; là đại bản doanh khởi nghĩa của chí sỹ Phan Đình Phùng; làquê hương của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc diễn tập đầu tiên của cách mạngtháng 8/1945; Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều người con

Hà Tĩnh đã chiến đấu, hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc

Hà Tĩnh còn là đất “Giang sơn tụ khí” không chỉ theo nghĩa địa lý phong thổ

mà xét về trầm tích văn hoá của giống nòi qua các thời đại ở từng vùng và cả đấtnước Thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sỹ, danh nhân vănhoá, từ 3 Trạng nguyên thời nhà Trần, 148 vị đại khoa thời nhà Nguyễn, đến nhữngtên tuổi nổi danh đất nước: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, PhanHuy Ích, La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Trần Phú,

Hà Huy Tập, Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu,Huy Cận

Là nơi hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau, Hà Tĩnh cónhững di sản văn hoá vật thể tiêu biểu và độc đáo Hiện Hà Tĩnh có 2 di tích quốcgia đặc biệt, 73 di tích quốc gia và 375 di tích cấp tỉnh Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cónhiều di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có các di sản tiêu biểu và đặc sắc như:hát Ca Trù, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, những làng nghề truyền thống tồn tại vàphát triển hàng trăm năm, nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, nhiều loại hình vănnghệ dân gian đặc sắc, tri thức dân gian phong phú, Đặc biệt, Dân ca Ví, giặmđược UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và

Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội, nhiềugiá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phục hồi Hiện tượng này khẳng địnhnhững giá trị và khía cạnh đặc sắc của di sản văn hóa truyền thống đối với xã hộihiện nay Những giá trị văn hóa truyền thống này không những làm phong phúđời sống văn hóa xã hội, mà còn là những nhân tố tích cực trong xây dựng đờisống văn hóa mới, văn hóa gia đình – cộng đồng, xây dựng môi trường xã hộilành mạnh

II HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO

1 Những kết quả đạt được

Tổ chức bộ máy ngành cơ bản được kiện toàn và chia thành 3 cấp: tỉnh,

huyện/thành phố/thị xã (gọi chung là cấp huyện) và xã/phường/thị trấn (gọi chung

Trang 14

là cấp xã) Ở từng cấp, bộ máy tổ chức ngành bao gồm: cơ quan quản lý Nhà nước

và các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao Ở cấp tỉnh: đơn vị quản lý Nhà nước là

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Các đơn vị sự nghiệp văn hóa gồm có: Bảo tàngtỉnh; Thư viện tỉnh; Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh; Trung tâm Quảng bá Xúctiến Văn hóa Du lịch; Nhà hát Nghệ thuật truyền thống; Ban Quản lý Di tích TrầnPhú; Ban Quản lý Di tích Nguyễn Du; Ban quản lý Di tích Hà Huy Tập; Ban Quản

lý Dự án công trình xây dựng Các đơn vị sự nghiệp thể thao có: Trung tâm Thểdục Thể thao Ở cấp huyện: Đơn vị quản lý Nhà nước là Phòng Văn hóa – Thôngtin, và đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch,trong đó kiêm nhiệm cả hoạt động Thư viện, Thể thao, Thông tin tuyên truyền Ởcấp xã: Đơn vị chuyên trách là Ban Văn hóa – Xã hội 80% số xã có thiết chế Nhàvăn hóa là đơn vị tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao

Đội ngũ cán bộ cơ bản được kiện toàn về số lượng và chất lượng Số cán bộ

văn hóa, thể thao hiện là 693 người, trong đó cấp tỉnh là 241 người, cấp huyện 190người và cấp xã 262 người Về chất lượng, số cán bộ có trình độ chuyên môn vàtuổi còn trẻ chiếm đa số Cụ thể, về lĩnh vực văn hóa, ở cấp tỉnh có 58%, cấphuyện có 72 %, và cấp xã có 39% cán bộ có trình độ chuyên môn đào tạo ở bậcĐại học, Cao đẳng trở lên Về lĩnh vực thể thao, ở cấp tỉnh có 72% và cấp huyện

có 65% cán bộ có trình độ chuyên môn đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng trở lên.[Xem chi tiết ở bảng 1, Phụ lục]

Hoạt động bảo tàng, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Về sưu tầm, đã

sưu tầm mới gần 8.000 tài liệu hiện vật, đáng kể có 1.100 sắc phong thời Lê –Nguyễn Về hoạt động trưng bày lưu động của Bảo tàng bình quân đạt gần 11.000lượt tham quan/năm và đạt 80 lượt tham quan/1.000 dân Về công tác di tích, bảotồn: có 2 di sản văn hóa thế giới, 15 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 2

“di tích quốc gia gia cấp đặc biệt”4), và lập 284 hồ sơ di tích cấp tỉnh cho Hiệntoàn tỉnh có 74 di tích cấp quốc gia, 375 di tích cấp tỉnh [Xem thêm chi tiết ở bảng

2 và bảng 3, Phụ lục]

Hoạt động thư viện: Thư viện tỉnh đã bổ sung 10.000 bản sách và 286 tên

báo, tạp chí các loại/năm (tổng số bản sách đạt 230.000 cuốn); Cấp mới, đổi15.000 thẻ bạn đọc, phục vụ 19.000 lượt bạn đọc, với 58.500 lượt luân chuyển tàiliệu; Luân chuyển về cơ sở 66.000 lượt tài liệu, và phục vụ khoảng 59.000 lượt bạnđọc Hệ thống thư viện huyện bình quân có trên 7.000 tài liệu/phòng thư viện; cấp,đổi thẻ thư viện đạt trên 270 thẻ/thư viện/năm; và phục vụ gần 6.500 lượt bạnđọc/thư viện/năm [Xem thêm chi tiết ở bảng 4, 5 và 6, Phụ lục]

Nghệ thuật biểu diễn: Tỉ lệ người xem biểu diễn nghệ thuật của Hà Tĩnh ở

mức thấp, bình quân đạt 65 lượt xem/1.000 người Hoạt động hợp tác, giao lưu vănhóa trong và ngoài nước được duy trì đều đặn Nhà hát tham gia biểu diễn ở 12chương trình, liên hoan giao lưu văn hóa nghệ thuật ở trong nước và 6 chương

4 Di tích lịch sử khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) và Di tích lịch sử đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh (đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh).

14

Trang 15

trình giao lưu văn hóa văn nghệ với nước ngoài (Lào và Thái Lan) [Xem chi tiết ởbảng 7 và bảng 8, Phụ lục].

Mỹ thuật và Nhiếp ảnh Hà Tĩnh giành được nhiều thành tựu trong quá trình

sáng tạo nghệ thuật Về Mỹ thuật, có 4 giải thưởng của hội Mỹ thuật Việt Nam, vàtổng số 17 giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Du Về Nhiếp ảnh, có 3 giảithưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, 18giải thưởng của hội Nhiếp ảnh Việt Nam, và tổng số 14 giải thưởng Văn học nghệthuật Nguyễn Du [Xem chi tiết ở bảng 9, Phụ lục]

Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh: Về tuyên truyền, cổ động và triển lãm:

bình quân thay đổi nội dung gần 2.300 m2/năm tranh, pa-nô, áp phích tuyên truyền,

cổ động; 100 buổi tuyên truyền lưu động/năm và 100.000 lượt người xem/năm)

Về văn nghệ quần chúng, bình quân tổ chức 1 cuộc liên hoan nghệ thuật quầnchúng toàn tỉnh/năm, 12 buổi dạ hội/năm cho các câu lạc bộ nghệ thuật Về chiếuphim: bình quân đạt 275 buổi chiếu/năm, và thu hút 16.000 lượt xem/năm Về hợptác, giao lưu văn hóa, Trung tâm đã tham gia biểu diễn nghệ thuật ở 11 chươngtrình, liên hoan Nghệ thuật quần chúng toàn quốc, khu vực và 6 chương trình liênhoan Thông tin lưu động toàn quốc và khu vực [Xem thêm chi tiết ở bảng 10, Phụ lục]

Hệ thống Trung tâm VH-TT huyện: Về thông tin tuyên truyền và biểu diễn

nghệ thuật: hệ thống Trung tâm VH-TT cấp huyện đã thực hiện thay đổi nội dungbình quân đạt trên 4.700 m2/năm và đạt 390 m2/huyện/năm cụm tranh, pa-nô, ápphích tuyên truyền, cổ động các loại; thực hiện bình quân đạt 105 buổi thông tinlưu động/năm và đạt 9 buổi/huyện/năm; và bình quân đạt 100 buổi biểu diễn nghệthuật/năm, và đạt 8 buổi/huyện/năm Về chiếu bóng lưu động: 4 đội chiếu bóng lưuđộng thực hiện bình quân đạt 210 buổi chiếu/năm, và thu hút 50.000 lượtxem/năm [Xem thêm chi tiết ở bảng 11, Phụ lục]

Hoạt động văn hóa cơ sở: Về cấp xã, 209/262 xã có Nhà văn hóa, đạt 79,7%

(trong đó có 48% Nhà văn hóa đạt chuẩn) Ngoài ra, 110 nhà văn hóa có đủ bộ âmthanh, ánh sáng (đạt 42%), 243 xã có trạm truyền thanh (đạt 93%) và 231 điểm bưuđiện văn hóa xã (đạt 88%) Về cấp thôn, có 2.078/2.146 thôn có nhà văn hóa, đạt96,8% số (trong đó có 31% nhà văn hóa đạt chuẩn) và gần 100% số nhà văn hóathôn có người phụ trách hoạt động Bình quân một đơn vị cấp xã của Hà Tĩnh có 1đội văn nghệ quần chúng Ở cấp thôn làng, số đội văn nghệ là trên 990 đội, số câu

lạc bộ văn hóa là trên 890 câu lạc bộ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh Chất lượng

phong trào ngày càng được nâng cao, phát huy giá trị văn hoá truyền thống vàchuẩn mực đạo đức trong đời sống người dân Năm 2014, có 283.323/357.384 giađình văn hóa, đạt tỷ lệ 79,23% Phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa tạo sựchuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, chất lượng phong trào ngày càng đượcnâng cao khi kết hợp các tiêu chí văn hoá với phong trào xây dựng nông thôn mới

Đến nay, toàn tỉnh có 1.135/2.146 thôn, tổ dân phố văn hóa, đạt tỷ lệ 53% Về Lĩnh vực gia đình được củng cố với nhiều mô hình, phong trào hiệu quả ở cơ sở, như:

Trang 16

tuyên truyền thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức thi tìm hiểu vềLuật phòng chống bạo lực gia đình và Luật bình đẳng giới; nhân rộng và nâng caochất lượng các mô hình can thiệp phòng chống bạo lực; tuyên truyền về Ngày Giađình Việt Nam (28/6);…

Cơ sở vật chất cho phát triển TDTT: Quỹ đất dành cho TDTT dành cho hoạt

động TDTT là 605,574 ha, bình quân đạt 5 m2/người Ở cấp tỉnh có 22 công trìnhphục vụ cho công tác tập luyện và thi đấu, gồm có: 3 nhà tập luyện đa năng, 7 nhàtập luyện và thi đấu, và 22 sân quần vợt Ở cấp huyện, 10 huyện có sân vận động(SVĐ) với mặt sân đơn giản; 37 sân bóng chuyền; 53 sân cầu lông; 15 sân quầnvợt Ở cấp xã, thôn: Hệ thống cơ sở vật chất TDTT tương đối lớn với nhiều loạihình khác nhau, gồm có: 1307 sân bóng đá, bình quân đạt 5 sân/xã; 1535 sân bóngchuyền, bình quân đạt 5,8 sân/xã; 630 sân cầu lông có mái che; 715 bàn bóng bàn;

và nhiều thiết chế thể thao khác

TDTT cho mọi người phát triển cả về quy mô và chất lượng, thu hút đông

đảo người dân tham gia tập luyện Nhiều chỉ tiêu về TDTT cho mọi người đã đạt

và vượt so với chỉ tiêu đặt ra trong giai đoạn 2006-2014 [Xem chi tiết ở bảng 13,Phụ lục]

Thể thao thành tích cao: Ngành tập trung đầu tư vào một số môn tỉnh có thế

mạnh, như: Pencak Silat, Karatedo, Đua thuyền, Điền kinh, và đạt được nhiềuthành tích tại các giải quốc gia, quốc tế Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI(2010), xếp hạng 28/64 tỉnh, thành phố, giành 21 huy chương (7 vàng, 8 bạc, 6đồng) Đại hội VII (2014), xếp hạng 25/64 tỉnh, thành phố, giành 21 huy chương (6vàng, 6 bạc, 9 đồng) Năm 2015, đội bóng chuyền nam được thăng hạng đội mạnhquốc gia Ở các giải khu vực và quốc tế, năm 2014, đạt 6 huy chương các loại,trong đó có: 2 vàng, 1 bạc, 5 đồng Số lượt vận động viên hàng năm được phongđẳng cấp Kiện tướng là 15-20, và số vận động viên cấp I là 35-45 [Xem chi tiết ởbảng 13, Phụ lục]

Ngân sách cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao: Về lĩnh vực văn hóa,

giai đoạn 2010-2014 đạt gần 470 tỷ đồng, bình quân đạt 94 tỷ đồng/năm Mức chinày hiện khá thấp, đạt 0,86% tổng chi ngân sách tỉnh Về lĩnh vực thể thao, ngânsách phát triển sự nghiệp TDTT năm 2014 đạt 24,4 tỷ đồng, chiếm 0,19% ngânsách tỉnh Ngân sách sự nghiệp TDTT giai đoạn 2010-2014 tuy có tăng, nhưngchưa đáp ứng với mục tiêu phát triển ngành [Xem thêm chi tiết ở bảng 14, Phụ lục]

2 Những hạn chế, thách thức

Tổ chức bộ máy ngành hiện nay còn một số bất cập và chưa thực sự hỗ trợ

tốt cho các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở

Đội ngũ cán bộ: Thiếu cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao (mới

có 17 người có trình độ sau đại học, chiếm 2,5%); Số cán bộ có trình độ ở bậcTrung cấp còn nhiều, chiếm 45% Thiếu cán bộ ở một số hoạt động, lĩnh vực quan

16

Trang 17

trọng của ngành (Bảo tàng, Nghệ thuật biểu diễn, Sáng tác, nghiên cứu Hán Nôm).

Ở cấp xã, thôn, khối lượng công việc nhiều trong khi thiếu cán bộ văn hóa hoặcphải hoạt động kiêm nhiệm

Về công tác bảo tàng, bảo tồn: Với công tác bảo tàng: Ít tư liệu hiện vật quí

hiếm, có giá trị; Cơ sở vật chất chưa đáp ứng hoạt động chuyên môn của Bảo tàng(chưa có nhà trưng bày, nhà bảo quản hiện vật, thiếu phòng làm việc); Thiếu cán

bộ chuyên môn trình độ cao; Ngân sách dành cho các hoạt động chuyên môn còn

ít, hiện đạt 400 triệu đồng/năm Với công tác bảo tồn, số cán bộ làm công tác bảotồn còn ít; Ngân sách văn hóa dành cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích còn hạnchế, bình quân đạt gần 10 tỷ đồng/năm

Về hoạt động thư viện: Hệ thống thư viện cấp xã còn thiếu: 71% nhà văn hó

xã chưa có thiết chế phòng thư viện Ngân sách hoạt động hàng năm của hệ thốngthư viện cấp huyện còn thấp, bình quân đạt 7-15 triệu đồng/phòng thư viện Trình

độ chuyên môn của cán bộ thư viện cấp huyện, xã và cơ sở còn yếu, đa phần chưađược đào tạo nghiệp vụ thư viện

Về nghệ thuật biểu diễn: Cơ sở vật chất của Nhà hát còn thiếu và xuống cấp

(chưa có nhà hát; 2 nhà tập cũ; các trang thiết bị phục vụ cũ và thiếu đồng bộ); Sốcán bộ lớn tuổi chiếm số lượng lớn (67%); Mảng Sân khấu ca kịch gặp nhiều khókhăn, chưa hiệu quả trong hoạt động

Về Mỹ thuật và Nhiếp ảnh: Số lượng hội viên Mỹ thuật và Nhiếp ảnh của

tỉnh không nhiều, tương ứng là 18 và 26 người Điều kiện trang thiết bị phục vụcho hoạt động sáng tác còn thiếu và lạc hậu

Về văn hóa cơ sở: Hệ thống thiết chế văn hóa đa phần là cũ, lạc hậu Ở cấp

huyện, có 6 Nhà Văn hóa cũ, xuống cấp 20% số xã chưa có Nhà Văn hóa Trongtổng số 200 Nhà Văn hóa cấp xã, tỷ lệ Nhà Văn hóa chưa đạt chuẩn chiếm 66% Ởcấp thôn, số nhà văn hóa chưa đạt chuẩn chiếm 69%; Chưa đảm bảo nguồn cán bộphụ trách hoạt động của hệ thống văn hóa cơ sở; 40% số nhà văn hóa cấp xã chưa

có người phụ trách, và hoạt động của nhà văn hóa thôn là do cán bộ kiêm nhiệmphụ trách Các hoạt động của hệ thống thiết chế nhà văn hóa xã và thôn còn nhiềuhạn chế, chưa có nguồn quỹ dành cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ do đó chưathực sự khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa đã xây dựng

Cơ sở vật chất cho phát triển TDTT đa phần đã lạc hậu và xuống cấp Ở cấp

tỉnh, các công trình thể thao không đảm bảo cho công tác đào tạo, và tổ chức, đăngcai các giải TDTT quốc gia Ở cấp huyện, các công trình TDTT không đảm bảo,ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tập luyện TDTT của người dân cũng như công tác tổchức thi đấu và đào tạo vận động viên cho huyện, tỉnh Ở cấp xã, thôn, các côngtrình TDTT chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định và chưa được thể chế hoá đồng bộ,chủ yếu vẫn là sân tập luyện TDTT là chính, làm hạn chế nhu cầu tập luyện TDTTcủa người dân

Trang 18

TDTT cho mọi người phát triển chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành

phố, trung tâm các huyện, doanh nghiệp Nội dung thể thao giải trí còn chưa đượcchú trọng

Thể thao thành tích cao chưa được đầu tư đúng mức, số lượng nội dung và

môn thể thao đào tạo còn ít Hệ thống đào tạo vận động viên trẻ chưa chuyênnghiệp Thiếu thiết bị khoa học kỹ thuật để áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệhiện đại vào công tác tuyển chọn, huấn luyện thể thao thành tích cao

3 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế

Việc đánh giá đúng vai trò, vị trí của văn hóa, thể thao (trong các văn kiệncủa Đảng, các chính sách của Nhà nước, của Tỉnh) có tác động lớn đến nhữngthành tựu của ngành văn hóa, thể thao Hà Tĩnh, như: văn hóa vừa là mục tiêu, vừa

là động lực của phát triển; Tăng cường đầu tư cho văn hóa, thể thao; chủ trương xãhội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao;… Nỗ lực của ngành trong phát triển sựnghiệp văn hóa, thể thao của tỉnh các năm qua cũng tạo ra nhiều kết quả, tiêu biểunhư: phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ, có trình độ; thành tựutrong công tác bảo tồn di tích; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa các cấp huyện/xã/thôn; làm tốt công tác xã hội hóa;…

Tuy nhiên, ngành văn hóa chưa khai thác hiệu quả hoạt động của hệ thốngthiết chế văn hóa, nhất là thiết chế văn hóa cấp xã và cấp thôn/tổ dân phố Hiệnmức động hoạt động của thiết chế Nhà Văn hóa cấp xã, Nhà Văn hóa, hội quán củathôn/tổ dân phố còn thấp Do đó, tỉ lệ người dân tham gia vào các hoạt động vănhóa, văn nghệ không cao và mức thụ hưởng nghệ thuật còn hạn chế Ngân sách chophát triển sự nghiệp văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đầu tư và hoạt động

sự nghiệp của ngành So với các ngành khác của tỉnh, ngân sách chi cho phát triển

sự nghiệp văn hóa còn thấp, hiện đạt 0,86%

Cơ sở vật chất TDTT các cấp còn lạc hậu, không đảm bảo cho công tác đàotạo vận động viên và phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân Ngân sáchđầu tư cho sự nghiệp TDTT còn thấp so với nhiều tỉnh trong khu vực và toàn quốc.Nhận thức về các giải pháp kinh tế dịch vụ, xã hội hoá TDTT, về quản lý kinhdoanh TDTT còn hạn chế Cơ chế chính sách phát triển sự nghiệp TDTT thiếuđồng bộ, chưa phù hợp với thực tế Công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội vềTDTT chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển đa dạng của xã hội và thực tiễnphát triển phong trào TDTT của từng vùng, địa bàn trong tỉnh

18

Trang 19

III DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ

1 Bối cảnh phát triển chung của Hà Tĩnh đến 2020 5

Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng: Về giao thông, dự kiến phát triển 5

trục theo hướng Bắc – Nam và 4 trục theo hướng Đông – Tây nhằm tăng cườngkhả năng kết nối trong nội bộ tỉnh, với nước bạn Lào và khu vực Phát triển 2 tuyếnđường sắt: đường sắt cao tốc Bắc – Nam nối các trung tâm lớn của tỉnh; và đườngsắt quốc tế từ Thakek (Lào) nối với khu kinh tế Vũng Áng Phát triển cơ sở hạ tầngngành điện nhằm phát triển nguồn điện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triểncủa tỉnh và đóng góp vào điện lưới quốc gia Như: Nhiệt điện có các nhà máy nhiệtđiện Vũng Áng (tổng công suất dự tính 7200 MW); Hệ thống các thủy điện có tổngcông suất 144 MW (2015); Phát triển năng lượng gió ở các vùng ven biển,…

Định hướng phát triển kinh tế: GDP tăng trưởng đạt mức 15,5% trong giai

đoạn 2016-2020, và năm 2020 đạt 170 nghìn tỷ đồng Cơ cấu GDP của nền kinh tếnăm 2020 là: nông nghiệp chiếm 12%, công nghiệp là 57% và dịch vụ là 31%, vớicác sản phẩm chủ lực như: thép, điện và dịch vụ cảng biển GDP bình quân đầungười năm 2020 đạt 106,3 triệu đồng (gấp hơn 3 lần so với năm 2014)

Dự báo phát triển dân số và đô thị: Theo Quy hoạch, quy mô dân số Hà

Tĩnh đến 2020 là 1,58-1,60 triệu người, và dân số thành thị là 584.000 (chiếm 37%tổng dân số) Đến 2020, thành phố Hà Tĩnh trở thành đô thị loại II; thị xã HồngLĩnh và thị xã Kỳ Anh trở thành đô thị loại III; và 13 trung tâm đô thị vệ tinh pháttriển thành trung tâm liên huyện cấp V

Định hướng phát triển xã hội: Đến 2020, đạt mục tiêu phổ cập giáo dục phổ

thông, và 60% lao động được đào tạo nghề Tỉ lệ bác sĩ đạt 8,5/10.000 dân, và100% đơn vị y tế cấp xã có bác sĩ Đến năm 2020, 100% hộ gia đình thành thị vànông thôn có nước sạch

Như vậy, những dự báo của “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, và tầm nhìn đến 2050” cho thấy những đặc trưng cơ bản của Hà

Tĩnh (năm 2020) là: một xã hội phát triển với cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ; kinh

tế phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ; cơ cấu dân số ổn định với số thị dâncao (chiếm gần 40% dân số toàn tỉnh); các dịch vụ y tế, giáo dục, cũng phát triểncao; Những đặc trưng của một xã hội phát triển hiện đại đòi hỏi ngành văn hóa,thể thao cần xây dựng những mô hình, loại hình sinh hoạt văn hóa, thể thao phùhợp với nhu cầu của người dân trong bối cảnh mới

5 Tổng hợp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII (2010); Báo cáo “Quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn của tỉnh đến 2050” (2013).

Trang 20

2 Bối cảnh phát triển văn hóa quốc tế và trong nước

2.1 Các xu hướng phát triển của văn hóa quốc tế

Một số xu hướng phát triển chủ đạo của văn hoá thế giới ảnh hưởng đếnchiến lược phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới nóichung, và Việt Nam nói riêng, là: Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với tốc độngày càng nhanh trên hầu khắp các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội lẫn vănhóa Xu hướng gắn văn hoá với phát triển bền vững, xem văn hóa như là một yếu

tố của nền sản xuất Xem trọng bản sắc văn hoá dân tộc, văn hóa và các giá trị vănhóa được xem là tài sản, là “sức mạnh mềm” của quốc gia/dân tộc Phát triểnngành công nghiệp văn hoá Sự bùng nổ thông tin và khả năng kết nối không gianảo: sự gắn kết giữa thông tin – viễn thông và các thiết bị kết nối mới tạo ra sự bùng

nổ thông tin và tăng khả năng kết nối giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xãhội Một thị trường tiêu dùng văn hóa rộng lớn, đa dạng và luôn biến đổi nhanh chóng

Có thể thấy xu hướng xem văn hóa là một yếu tố của nền sản xuất đang ảnhhưởng mạnh mẽ đến môi trường văn hóa thế giới nói chung và văn hóa Việt Namnói riêng Theo đó, từng quốc gia, từng nền văn hóa đều được xem là một thịtrường tiêu thụ với nhu cầu hết sức đa dạng Từ đó, một số quốc gia đã tập trungphát triển các ngành công nghiệp văn hóa và phổ biến sản phẩm của họ ra thịtrường khu vực và thế giới Điều này, cùng với sự phát triển của khoa học côngnghệ, làm cho đời sống văn hóa của mỗi cá nhân và quốc gia/dân tộc thay đổi vớimột nhịp độ nhanh chóng

2.2 Bối cảnh phát triển văn hóa ở Việt Nam

Song hành với những biến đổi về kinh tế-xã hội là những thay đổi trong đờisống văn hoá Đó là việc hình thành thị trường văn hóa nghệ thuật của Việt Nam

đã được đẩy mạnh từ khi đất nước tiến hành đổi mới Đời sống nhân dân được cảithiện đã hình thành nên một thị trường tiêu dùng/hưởng thụ văn hóa với nhu cầungày càng lớn Công nghệ thông tin có những bước phát triển mạnh, bên cạnh cácphương tiện truyền thông quen thuộc đã xuất hiện và phổ biến các phương tiệntruyền thông mới như điện thoại di động, Internet…, đặc biệt Internet đã và đangtrở thành phương tiện quan trọng trong việc truyền bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật

Mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến từng gia đình, các quan hệ xãhội, quan hệ cộng đồng đòi hỏi sự đổi mới về công tác quản lý và tổ chức hoạtđộng văn hoá; tạo hành lang pháp lý và cải cách hành chính để đảm bảo phát triểnvăn hóa đúng định hướng trong cơ chế thị trường

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

cũng tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa-xã hội, tệ nạn xã hội có xu hướng

gia tăng Sự bất bình đẳng cũng được nhận thấy trong lĩnh vực văn hoá Chênhlệch về mức độ hưởng thụ văn hóa là khá rõ rệt giữa nông thôn và đô thị, tình trạng

20

Trang 21

thiệt thòi hơn ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong hưởng thụvăn hoá Công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho kết cấu dân cư có bước thay đổi lớn,dẫn đến những thay đổi về nếp sống, lối sống, tập tục… đòi hỏi phải có những giảipháp cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của quêhương và di sản văn hoá, đồng thời phát triển đời sống văn hóa thích ứng với thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và ngành văn hóa nói riêng đều nhận thức được vaitrò ngày càng quan trọng của văn hóa trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, nguồn lực dành cho phát triển sự nghiệp văn hóa và cách thức đưa tiềmnăng văn hóa trở thành động lực cho phát triển trong thời gian qua vẫn còn hạn

chế Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (2014) khẳng định: Văn hóa phải được đặtngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội Đây là quan điểm quan trọng cho giaiđoạn sắp tới Định hướng phát triển tỉnh Hà Tĩnh nói chung và phát triển sự nghiệpvăn hóa Hà Tĩnh nói riêng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng phải thể hiện xu thếphát triển này

3 Bối cảnh phát triển TDTT quốc tế và trong nước

3.1 Dự báo về sự phát triển TDTT quốc tế

TDTT cho mọi người: Về nội dung, TDTT cho mọi người mở rộng những

nội dung thể thao giải trí, thể dục vì sức khoẻ, trong đó có những nội dung trò chơigiải trí của các dân tộc Về hình thức, bên cạnh duy trì các hình thức tổ chức phúclợi truyền thống, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh dịch vụ thể thao giải trí, thểdục vì sức khoẻ ra đời, mở ra thị trường dịch vụ thể thao lớn TDTT trường họcđược đặc biệt coi trọng ở các quốc gia: TDTT trường học sẽ phát triển mạnh mẽtrong những năm tới theo hướng mở rộng nhu cầu hoạt động vận động, trang bịkiến thức, kỹ năng để học sinh có thói quen và có vốn hoạt động tích cực suốt đời

Thể thao thành tích cao: Các quốc gia đều tăng cường đầu tư và coi trọng

thành tích, xếp hạng trong Thế vận hội, trong các Đại hội thể thao khu vực Tối ưuhoá phương thức huấn luyện, nhanh chóng nâng cao trình độ của các vận độngviên ưu tú Thực hiện trao đổi giao lưu nhân tài thể thao (vận động viên xuất sắc,huấn luyện viên tài năng) trên phạm vi toàn cầu Mật độ các cuộc thi đấu tăng, tiềnthưởng tăng làm thay đổi quan niệm truyền thống về hệ thống huấn luyện, chu kỳhuấn luyện Khoa học công nghệ trở thành nhân tố quan trọng để nâng cao thànhtích thể thao Thể thao thành tích cao tiếp tục phát triển theo hướng kinh doanhchuyên nghiệp hoá: Quan niệm thể thao thuần tuý sẽ ngày càng nhanh chóng thayđổi theo hướng thể thao kinh doanh, thể thao chuyên nghiệp, đặc biệt ở những mônthể thao có khán giả, có thị trường

Trang 22

3.2 Dự báo về sự phát triển TDTT Việt Nam đến 2020

TDTT cho mọi người: Nội dung TDTT cho mọi người sẽ phát triển phong

phú hơn, đặc biệt là thể thao giải trí Số người tập TDTT thường xuyên có xuhướng tăng nhanh, có thể đạt trên 50% dân số Số người tham gia tiêu dùng cácdịch vụ TDTT có thể đạt khoảng 60-70% dân số Các cơ sở dịch vụ TDTT tiếp tụcđược mở rộng do nhận thức của xã hội đối với TDTT và đời sống người dân đượccải thiện rõ rệt Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằnggiải pháp dinh dưỡng và TDTT của Chính phủ, TDTT trường học được cải thiện rõ rệt

Thể thao thành tích cao: Thể thao Việt Nam vẫn có thể đạt thứ hạng 10-12 ở

Châu Á, và thứ hạng 1-3 ở khu vực Đông Nam Á Nước ta sẽ đăng cai tổ chức một

số Đại hội thể thao quy mô Châu Á, Đông Nam Á và một số cuộc thi đấu quy môthế giới ở từng môn thể thao Các môn thể thao có thế mạnh của nước ta vẫn tiếptục phát huy tác dụng tốt, đặc biệt đối với nữ Hệ thống quản lý tổ chức thể thaothành tích cao ở nước ta sẽ có sự cải thiện rõ rệt theo hướng phát triển một cách cơbản, tập trung hơn, ứng dụng khoa học công nghệ cao, chuẩn bị cho bước pháttriển mới sau năm 2020 Đẩy mạnh xã hội hoá một số môn thể thao thành tích cao

có khán giả, có thị trường, như: Bóng đá, Bóng chuyền, Quần vợt, Cầu lông,

22

Trang 23

PHẦN 2

NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

I QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1 Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành Văn hóa

1.1 Quan điểm phát triển

Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng conngười để phát triển văn hóa Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xâydựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước,nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo

Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của giađình, cộng đồng Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đếnyếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế

Xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật là sự nghiệp của toàn dân doĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức,văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng

Nâng cao nhận thức hơn nữa trong các cấp, các ngành và toàn xã hội về vaitrò của văn hóa trong phát triển Văn hóa là lĩnh vực góp phần vào sự phát triểnkinh tế-xã hội của tỉnh

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý các lĩnh vực văn hoá, đáp ứngnhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần phong phú và lành mạnh cho nhândân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

Tăng ngân sách đầu tư cho sự nghiệp văn hoá theo mức tăng trưởng kinh tếcủa tỉnh Đẩy mạnh xã hội hoá, mở rộng các hình thức tổ chức hoạt động văn hoá,phát triển các hoạt động dịch vụ ngoài nhà nước

Tăng cường liên kết với các tỉnh lân cận, với các trung tâm văn hóa của cảnước để tiếp thu những sáng kiến, kinh nghiệm tốt, tổ chức các sự kiện văn hoá,thể thao và du lịch, quảng bá hình ảnh Hà Tĩnh với cả nước và quốc tế

1.2 Mục tiêu phát triển

Mục tiêu chung

Trang 24

Xây dựng nền văn hóa và con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện, hướng đếnchân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học vàtruyền thống văn hóa của quê hương Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thầnvững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bềnvững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.

Mục tiêu cụ thể

Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam nói chung,

Hà Tĩnh nói riêng; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức,trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân,

ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm,trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội vàđất nước

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với sự phát triển kinh tế

-xã hội của tỉnh Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồngthôn, làng, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình Phát huy vaitrò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làmcho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy hoàn thiện nhân cách (cốt cách) và lối sốngnghĩa tình của con người Hà Tĩnh

Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách và thiết chế văn hóa của Hà Tĩnh bảođảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh cóCông nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ phát triển

Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của Hà Tĩnh; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa các vùng,miền, văn hóa thế giới làm phong phú thêm các loại hình văn hóa của tỉnh, bắt kịp

sự phát triển của thời đại; tăng cường quảng bá, giới thiệu những tinh hoa văn hóacủa Hà Tĩnh với các địa phương trong nước và bạn bè quốc tế

Tạo mọi điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và tham gia vào hoạt động sángtạo văn hóa của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóagiữa thành thị và nông thôn Xây dựng đội ngũ nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật,văn nghệ sĩ tỉnh nhà ngày càng vững mạnh về số lượng và chất lượng, quan tâmđến tính cân đối của các chuyên ngành và sự phân bổ ở các vùng miền trong tỉnh.Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội

Từ nay đến năm 2020, phấn đấu đạt các mục tiêu: 85% số hộ đạt danh hiệu

“Gia đình văn hoá”; 70% thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá; 90% cơquan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá; 100% số xã, phường, thị trấn xâydựng hoàn thành Trung tâm Văn hoá - Thể thao hoạt động độc lập; 100% thôn,bản, tổ dân phố có Nhà văn hoá và Khu thể thao; đạt kết quả thiết thực việc thực

24

Trang 25

hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội Bảo tồn và phát huy đạthiệu quả các giá trị di sản văn hoá, đặc biệt là Ca Trù và dân ca Ví, Giặm NghệTĩnh Phấn đấu 100% di tích lịch sử văn hóa và danh thắng được chống xuống cấp,50% tu bổ, tôn tạo theo luật di sản Nâng cao số người tham gia luyện tập thể dục,thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ 33% dân số; số gia đình luyện tập thể dục thể thaođạt 25% số hộ gia đình toàn tỉnh; xây dựng 980 Câu lạc bộ TDTT; 100% số trườngphổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa [Xem thêmchi tiết ở phụ lục 15]

2 Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành Thể dục, Thể thao

2.1 Quan điểm phát triển

Phát triển TDTT Hà Tĩnh mang tính dân tộc, khoa học và nhân dân, gópphần nâng cao sức khoẻ, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sốngvăn hoá tinh thần của nhân dân

Phát triển TDTT phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, gắn với

sự phát triển văn hoá, du lịch và sự phát triển TDTT toàn quốc, phát huy tốt sự hợptác quốc tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội và ổn định an ninh quốc phòng

Đầu tư mạnh mẽ hơn cho thể thao thành tích cao Hà Tĩnh, phát triển theo xuhướng chung của quốc gia, quốc tế

Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động TDTT dưới sự quản lý thống nhất của nhànước, từng bước đưa TDTT thành một loại hình dịch vụ, đảm bảo sự phát triển ổnđịnh và bền vững

Mục tiêu phát triển TDTT cho mọi người

- Giai đoạn 2015-2017 số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 31-32%;Giai đoạn 2018- 2020 đạt 32-35%

Trang 26

- Giai đoạn 2015-2017, số “gia đình thể thao” đạt 19-22%; Giai đoạn

- Giai đoạn 2015-2017, có 100% giáo viên chuyên trách ở trường trung học

cơ sở và trung học phổ thông, và 10-15 % giáo viên chuyên trách cấp tiểu học Giaiđoạn 2018-2020, có 15-20% giáo viên chuyên trách cấp tiểu học

- Năm 2020, số chiến sĩ khoẻ trong lực lượng vũ trang đảm bảo đạt 100%

- Giai đoạn 2015-2017, 100% số xã có cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên

và được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ về TDTT

Mục tiêu phát triển Thể thao thành tích cao

- Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần 8 (2018), Hà Tĩnh phấn đấu đứng thứ 24/64 tỉnh, thành phố; 25-35 huy chương các loại, trong đó có 8-10 huy chươngvàng

22 Giai đoạn 201522 2020: Số lượng huy chương giành được trong các cuộc thiđấu đạt 60-80 huy chương/năm, trong đó huy chương quốc tế đạt 7-10 huy chương/năm (tuỳ theo từng năm tham gia bao nhiêu giải thi đấu và nội dung thi đấu)

- Năm 2018, phấn đấu đội bóng chuyền lên hạng đội mạnh

Mở rộng các cơ sở dịch vụ và tăng ngân sách cho TDTT

- Từng bước chuyển các cơ sở thể thao công lập hoạt động theo cơ chế cungứng dịch vụ, giai đoạn 2015-2017 đáp ứng 30-50%, và giai đoạn 2018-2020 đápứng 50-75% nhu cầu dịch vụ TDTT

- Tăng ngân sách cho sự nghiệp TDTT, giai đoạn đến 2017 đạt mức 0,35%, và giai đoạn 2018-2020 đạt mức 0,35-0,4% tổng chi ngân sách tỉnh

0,3-[Xem thêm chi tiết ở bảng 16, Phụ lục]

26

Trang 27

II NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, TDTT ĐẾN 2020, TÂM NHÌN ĐẾN 2030

1 Định hướng T ổ chức bộ máy

1.1 Định hướng phát triển và Tầm nhìn

Bộ máy tổ chức ngành đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tiếp tục giữ nguyêntheo cơ cấu tổ chức hiện tại Về cơ bản, tổ chức bộ máy sẽ duy trì ở 3 cấp: cấp tỉnh,cấp huyện/thị xã/thành phố (gọi chung là cấp huyện), và cấp xã/phường/thị trấn(gọi chung là cấp xã)

Định hướng phát triển của ngành là nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máyquản lý thông qua việc thực hiện 2 nhiệm vụ: (1) Hoàn thiện tổ chức bộ máy ngànhvăn hóa, thể thao cấp tỉnh làm lực lượng nòng cốt trong phát triển sự nghiệp vănhóa, thể thao toàn tỉnh, và (2) Hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao

ở cấp huyện và cấp xã nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động văn hóa, thể thao cơ

sở Cụ thể:

Tổ chức bộ máy Hoàn thiện hệ

thống cơ sở vật chất văn hóa, thể thao

Hình thành các thiết chế mới: Bảo tàng, Thư viện, Sân vận động, Trung tâm TDTT.

Hoàn thiện hệ thống

cơ sở vật chất văn hóa, thể thao

Định hướng hoạt

động Phát triển thành cácđơn vị cung ứng

dịch vụ văn hóa, thể thao

Hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở

Tự chủ trong các hoạt động văn hóa, thể thao

- Ở cấp tỉnh: Từ nay đến 2020, tầm nhìn đến 2030, ngành văn hóa, thể thao

tập trung thực hiện nhiệm vụ cải cách, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp vănhóa, thể thao cấp tỉnh theo hướng xây dựng các đơn vị sự nghiệp văn hóa,thể thao cấp tỉnh thành các trung tâm cung ứng các dịch vụ văn hóa, thểthao

- Ở cấp huyện: Từ nay đến 2020: Với lĩnh vực văn hóa, ngành lập đề án xây

dựng Nhà văn hóa công nhân tại khu kinh tế Vũng Áng; và kiện toàn môhình phòng Truyền thống và phòng Thư viện, hoạt động trong Trung tâmVăn hóa, Thể thao và Du lịch Với lĩnh vực thể thao, xem xét tách hoạt độngthể thao khỏi TT,VH&DL và thành lập Trung tâm TDTT ở thành phố HàTĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Kỳ Anh; còn lại là phát triển trong thiết chếTrung tâm VH,TT&DL Tầm nhìn đến 2030, với lĩnh vực văn hóa, ngànhxây dựng kế hoạch xây dựng mới 2 nhà bảo tàng và 2 nhà thư viện, còn lại là

mô hình phòng Truyền thống và phòng Thư viện, hoạt động trong Trung tâmVăn hóa, Thể thao và Du lịch Về lĩnh vực điện ảnh, xây dựng mới 5 cụmrạp chiếu phim

Trang 28

- Ở cấp xã: hoàn thiện hệ thống thiết chế và kiện toàn bộ máy tổ chức của

Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã trên toàn tỉnh nhằm hỗ trợ cho cáchoạt động văn hóa ở cơ sở, quan trọng nhất là thiết chế Nhà văn hóa Ngànhthể thao phát triển gắn với Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã

1.2 Kế hoạch và Chiến lược phát triển đến 2020

Tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao cấp tỉnh

Tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao cấp tỉnh bao gồm: Cơ quan quản lýNhà nước về văn hóa, thể thao và các đơn vị sự nghiệp ngành văn hóa, thể thao

Từ nay đến 2020, tập trung phát triển đội ngũ, đặc biệt quan tâm, thu hút,đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Xây dựng đội ngũ chuyên gia cho các lĩnhvực: nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nghiên cứu Hán nôm, huấn luyện viên thểthao, Tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp vănhóa, thể thao cấp tỉnh theo hướng xây dựng các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thaocấp tỉnh thành trung tâm cung ứng các dịch vụ văn hóa, thể thao

Đơn vị quản lý Nhà nước về văn hóa là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Các đơn vị sự nghiệp văn hóa cấp tỉnh, trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Dulịch, được cơ cấu lại như sau:

Đối với Bảo tàng tỉnh: hoàn thiện Đề án xây dựng bảo tàng, ưu tiên bố trí

nguồn ngân sách đầu tư xây dựng nhà bảo tàng Bổ sung nguồn nhân lực chấtlượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động nghiệp vụ hàng năm Xem xét thànhlập phòng “Dịch vụ bảo tàng” nhằm đẩy mạnh hoạt động cung ứng các dịch vụ vềbảo tàng đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường

Đối với Thư viện tỉnh: hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của cơ sở

thư viện mới Xây dựng Đề án và lộ trình đưa thư viện tỉnh thành thư viện số hóahiện đại Khuyến khích phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ về thư việnnhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường

Đối với Nhà hát Nghê thuật truyền thống: Thành lập “Trung tâm bảo tồn

nghệ thuật truyền thống” trực thuộc Nhà hát, nhằm đẩy mạnh hoạt động bảo tồn vàquảng bá các di sản nghệ thuật truyền thống Xây dựng Đề án và kế hoạch kêu gọivốn đầu tư và bố trí vốn ngân sách xây dựng Nhà biểu diễn nghệ thuật cho Nhàhát Có phương án điều chuyển số cán bộ hết tuổi biểu diễn, bổ sung lực lượng tàinăng nghệ thuật trẻ cho Nhà hát bằng cơ chế tuyển dụng đặc thù

Đối với Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh: Nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, viên chức Xây dựng Đề án rạp chiếu phim mới Khuyến khích phát triểncác hoạt động cung ứng các dịch vụ về văn hóa nghệ thuật

28

Trang 29

Đối với Trung tâm Thể dục Thể thao: chuyển giao khu liên hợp thể dục thể

thao hiện tại cho thành phố Hà Tĩnh quản lý và xây dựng khu liên hợp Thể dục,Thể thao mới của tỉnh, thực hiện 2 chức năng: huấn luyện và tổ chức thi đấu

Giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Quảng bá Xúc tiến Văn hóa Du

lịch; Ban Quản lý Di tích Trần Phú; Ban Quản lý Di tích Nguyễn Du; Ban quản lý

Di tích Hà Huy Tập; và Ban Quản lý Dự án các công trình xây dựng cơ bản

Tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao cấp huyện

Tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao cấp huyện được cơ cấu thành 2 bộphận là: Đơn vị quản lý Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành văn hóa, thể thao

Từ nay đến 2020, mục tiêu là phát triển thêm các thiết chế văn hóa, thôngtin, thể thao cho các nhu cầu về tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao ở cấphuyện

Đơn vị quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao là Phòng Văn hóa - Thông tin,

có cán bộ phụ trách lĩnh vực TDTT Các đơn vị sự nghiệp văn hóa cấp huyện gồm có:

Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch: Thành lập thiết chế

phòng Thư viện, hoạt động trong Trung tâm VH,TT&DL, và giữ nguyên thiết chếNhà văn hóa (đa năng) Hoạt động TDTT sử dụng các thiết chế Trung tâmVH,TT&DL huyện

Phòng Truyền thống: hoạt động theo mô hình thiết chế phòng Truyền thống,

trong Trung tâm VH,TT&DL Phấn đấu 2020 có 50%, và đến 2030 có 100% sốhuyện, thành phố, thị xã có phòng Truyền thống

Thư viện và phòng Thư viện: Hiện Hà Tĩnh có 1 đơn vị có Thư viện riêng là

thành phố Hà Tĩnh Các đơn vị khác hoạt động hoạt động theo mô hình Thư viện,thuộc Trung tâm VH,TT&DL, đảm bảo 100% số huyện có thiết chế phòng Thưviện

Trung tâm TDTT: Xem xét tách hoạt động TDTT khỏi Trung tâm

VH,TT&DL và thành lập thiết chế Trung tâm TDTT mới ở các đô thị: thành phố

Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Kỳ Anh

Tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao cấp xã

Tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao cấp xã được cơ cấu thành 2 bộphận là: Đơn vị chuyên trách về văn hóa, thể thao và các đơn vị sự nghiệp ngànhvăn hóa, thể thao (thực hiện theo hướng xã hội hóa)

Từ nay đến 2020, hoàn thiện hệ thống thiết chế và kiện toàn bộ máy tổ chứccủa Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã trên toàn tỉnh nhằm tổ chức cho các hoạtđộng văn hóa, thể thao ở cơ sở

Trang 30

Trung tâm Văn hóa - Thể thao: là đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa,

thông tin, thể thao là: Từ nay đến 2020, Thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thaocấp xã trên cơ sở thiết chế Nhà Văn hóa cấp xã hiện nay Theo kế hoạch, đến 2017,phấn đấu có 90%, và đến 2020 là 100% số xã có thiết chế Trung tâm Văn hóa –Thể thao Bên cạnh đó, ngành văn hóa tham mưu cho UBND cấp xã bố trí cán bộphụ trách Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã Việc bố trí cán bộ phụ trách Trungtâm Văn hóa – Thể thao cấp xã thực hiện theo hướng xã hội hóa

Bảng: Mô hình tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao các cấp

1 Đơn vị quản lý Nhà nước:

Sở Văn hoá, Thể thao và Du

ngành Văn hóa, Thể thao.

1 Đơn vị quản lý Nhà nước:

Phòng Văn hoá - Thông tin 7

2 Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Văn hóa - Thể thao & Du lịch; Nhà Bảo tàng, Thư viện Trung tâm TDTT.

1 Đơn vị chuyên trách: Ban Văn hóa – Thể thao.

2 Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Văn hoá - Thể thao (đơn

vị xã hội hóa).

1.3 Tầm nhìn đến 2030

Về cơ bản, mô hình tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao Hà Tĩnh vẫnduy trì ở 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã Mục tiêu hướng đến là nâng caohiệu quả hoạt động của bộ máy ngành văn hóa, thể thao

Đối với các đơn vị cấp tỉnh: phấn đấu đưa một số đơn vị sự nghiệp văn hóa,

thể thao cấp tỉnh trở thành các đơn vị có chức năng cung ứng các dịch vụ văn hóa,thể thao, như: Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh; Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh;Nhà hát Nghệ thuật truyền thống; Trung tâm Thể dục, Thể thao;… nhằm đáp ứngnhu cầu văn hóa, thể thao của xã hội

Đối với các đơn vị cấp huyện: Tiếp tục kiện toàn về tổ chức bộ máy ngành

về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo hiệu quả hoạtđộng của từng đơn vị và hỗ trợ tốt cho các đơn vị văn hóa, thể thao ở cơ sở

- Về hoạt động chiếu phim: khuyến khích xã hội hóa để xây dựng các rạp

chiếu phim ở thành phố, thị xã, thị trấn Hoặc sử dụng hội trường nhà vănhóa kết hợp tổ chức hoạt động chiếu phim

Đối với các đơn vị cấp xã: Tiếp tục kiện toàn về tổ chức bộ máy ngành về cơ

sở vật chất và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng xã hội hóa, hoạt

6 Thực hiện theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ 4/2/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7 Thực hiện theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

30

Trang 31

động theo phương thức tự quản và là hạt nhân cho các phong trào, hoạt động vănhóa, thể thao ở cơ sở.

1.4 Những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý ngành

- Cần có cơ chế tăng cường hơn nữa chức năng phối hợp của bộ máy ngànhvăn hóa, thể thao cấp tỉnh, huyện, xã Do xu thế gia tăng quyền tự quyết của chínhquyền ở cấp huyện nên đòi hỏi ngành ngành văn hóa, thể thao cần có cơ chế hiệuquả hơn nhằm phối hợp giải quyết những vướng mắc, những mâu thuẫn về quyềnhạn, trách nhiệm trong quản lý hiện nay

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũnhân lực quản lý và chuyên môn Đẩy mạnh xã hội hóa những lĩnh vực quản lýkém hiệu quả Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đạivào quản lý

- Kiện toàn đội ngũ quản lý các cấp, các đơn vị, nâng cao năng lực quản lý,chỉ đạo, điều hành tiến tới tiêu chuẩn hóa các chức vụ lãnh đạo Cần chú trọng cơchế đánh giá, phân loại khả năng giải quyết công việc thực tế của cán bộ quản lý;

để từ đó có những đề xuất, biện pháp bồi dưỡng lại, bố trí sắp xếp công việc hợp

lý Cần phải tiến hành thường xuyên, theo định kỳ hàng năm và trước khi đề bạt,

bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ để đưa vào hồ sơ, giúp cơ quan quản lý nắm và hiểuđược cán bộ

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho cán

bộ công chức, viên chức giúp vận dụng thành thạo các thao tác nghiệp vụ tronghoạt động công tác

- Trong đổi mới công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnhđạo công tác cán bộ, theo cơ chế tập thể cấp ủy quyết định trên cơ sở đề xuất củangười đứng đầu cơ quan, đơn vị và sự đề cử của cấp dưới; cần đảm bảo sự côngbằng, dân chủ, công khai trong quy hoạch cán bộ để lựa chọn nhân tài nhằm sửdụng những cán bộ xứng đáng và ưu tú nhất

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng chiến lược đào tạo,bồi dưỡng cán bộ lâu dài, có lộ trình cụ thể, mục đích và xác định những nhiệm vụtrước mắt và lâu dài cho công tác này Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyếnkhích cán bộ đi học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoạingữ, tin học ; có chính sách đào tạo cán bộ trẻ, trong diện quy hoạch Sử dụngnguồn vốn cấp dành cho phát triển nguồn nhân lực cao để cử cán bộ đi học tập dàihạn, ngắn hạn hoặc ra nước ngoài học tập

- Xây dựng, bổ sung và ban hành chế độ, chính sách nhằm khuyến khích cán

bộ tham gai công tác Có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách

Trang 32

sử dụng và quản lý cán bộ; chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần đối vớicán bộ

2 Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

2.1 Định hướng phát triển và Tầm nhìn

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức văn hóa, thểthao giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 thực hiện theo 2 nhiệm vụ cơ bản: (1) Kiệntoàn hệ thống nhân lực, cán bộ văn hóa, thể thao, trong đó ưu tiên cho tuyến cơ sở

là cấp xã và cấp huyện; (2) Tăng cường chất lượng (trình độ chuyên môn, nghiệpvụ) đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức văn hóa, thể thao toàn tỉnh

2.2 Kế hoạch phát triển đến 2020

2.2.1 Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức văn hóa

Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức văn hóa đến

2020, tầm nhìn 2030: Đối với cấp tỉnh và huyện, cơ bản ổn định số lượng cán bộhiện có, chỉ tăng cường số lượng cán bộ cho các đơn vị thành lập mới và cán bộchất lượng cao cho các đơn vị chuyên môn Đối với cấp xã, ổn định số lượng cán

bộ ngành hiện có (số lượng biên chế), và tăng cường số lượng cán bộ mới bằng chế

độ hợp đồng lao động hoặc cộng tác viên văn hóa

Bảng: Quy mô đội ngũ cán bộ văn hóa đến 2020

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh

Theo mục tiêu quy hoạch, ngành văn hóa đã và đang thực hiện kế hoạch sắpxếp lại các đơn vị sự nghiệp theo hướng: hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp phát triểnthành trung tâm cung ứng dịch vụ văn hóa, nghệ thuật Một mặt, cơ cấu lại đội ngũcán bộ, công chức, viên chức của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trên cơ sở

số lượng cán bộ hiện tại; Mặt khác, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ Mục tiêu

cụ thể phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho các đơn vị văn hóa cấptỉnh là:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Từ nay đến 2020, ổn định số lượng cán

bộ hiện tại và ưu tiên tạo điều kiện cho cán bộ các phòng nghiệp vụ nâng cao trình

8 Ở cấp xã, chủ yếu là hợp đồng hoặc cộng tác viên văn hóa

32

Trang 33

độ chuyên môn; đảm bảo 100% số cán bộ chuyên môn có trình độ Đại học trở lên,trong đó có 20% cán bộ có trình độ trên Đại học Tầm nhìn đến 2030: Trên cơ sởđẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa, ngành văn hóa tăng cường chất lượng độingũ cán bộ cho các phòng nghiệp vụ của Sở Đảm bảo 100% số cán bộ chuyênmôn có trình độ Đại học trở lên, trong đó có 25% cán bộ có trình độ trên Đại học.

- Bảo tàng tỉnh: Căn cứ nhiệm vụ và mục tiêu phát triển ngành Bảo tàng đến

2020, tầm nhìn đến 2030, tăng cường cán bộ có trình độ cao cho Bảo tàng tỉnh.Trong đó, đảm bảo 100% cán bộ chuyên môn có trình độ Đại học, và có 1-2 cán

bộ có trình độ sau Đại học

- Thư viện tỉnh: Căn cứ nhiệm vụ và mục tiêu phát triển ngành Thư viện đến

2020, tầm nhìn đến 2030, xem xét tăng cường cán bộ cho Thư viện tỉnh Trong đó,đảm bảo 100% cán bộ chuyên môn có trình độ Đại học

- Nhà hát Nghệ thuật truyền thống: Căn cứ nhiệm vụ và mục tiêu phát triển

ngành nghệ thuật biểu diễn đến 2020, tầm nhìn đến 2030, từng bước bổ sung cán

bộ cho Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Trong đó, đảm bảo 30% cán bộ diễnviên có trình độ Đại học, Cao đẳng và 70% có trình độ Trung cấp trở lên

- Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh: Duy trì số cán bộ của Trung tâm Văn

hóa – Điện ảnh tỉnh là 31 người Phấn đấu đến 2020, có 100% cán bộ có trình độĐại học, Cao đẳng trở lên

Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức văn hóa cấp huyện hiện nay được biênchế vào Phòng Văn hóa – Thông tin và Trung tâm VH,TT&DL Trong đó, cán bộcủa Trung tâm Văn hóa - Thông tin thành lập đội Thông tin lưu động và cử 1 cán

bộ phụ trách phòng Thư viện (thuộc trong Trung tâm VH,TT&DL) Do qui mô vàhoạt động nên số lượng cán bộ văn hóa của từng huyện khác nhau, bình quân đạt

16 cán bộ văn hóa/huyện

Trong mục tiêu phát triển đến 2020, kiện toàn mô hình phòng Truyền thống

và phòng Thư viện, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cho các hoạt động văn hóa cơ sở Cụthể:

- Đối với Phòng Văn hóa – Thông tin: Từ nay đến 2020, tập trung nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có, đảm bảo 100% số cán

bộ Phòng Văn hóa – Thông tin đạt trình độ Đại học, Cao đẳng trở lên Về số lượng,bình quân đạt 4-5 cán bộ/Phòng/huyện

- Đối với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Từ nay đến 2020, tạo

điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có,đảm bảo 80% đạt trình độ Đại học, Cao đẳng, và 20% có trình độ Trung cấp trởlên Về số lượng, bình quân đạt 12-13 cán bộ/Trung tâm/huyện

Trang 34

- Đối với Phòng Truyền thống: hoạt động trong Trung tâm VH,TT&DL và

bố trí cán bộ phụ trách thiết chế phòng Truyền thống Về số lượng, bình quân đạt 1cán bộ/phòng/huyện Về chuyên môn, đảm bảo 100% cán bộ có trình độ Đại học,Cao đẳng trở lên

- Đối với phòng Thư viện: hoạt động trong Trung tâm VH,TT&DL huyện và

ngành văn hóa tham mưu cho UBND cấp huyện bố trí cán bộ phụ trách thiết chếnhà Thư viện Về số lượng, bình quân đạt 1 người/phòng/huyện Về chuyên môn,đảm bảo 100% cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng trở lên

- Đối với 3 Đội chiếu bóng lưu động (Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê):

Bình quân bố trí 3 người/Đội, thuộc Trung tâm VH,TT&DL huyện

Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, cộng tác viên cấp thôn, làng, tổ dân phố

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức văn hóa cấp xã hiện được biên chế ởBan Văn hóa – Xã hội, bình quân đạt 1 cán bộ/Ban/xã Ngoài ra, có 200 Nhà Vănhóa cấp xã, nhưng chỉ có 60% là có cán bộ phụ trách, còn 40% chưa có cán bộ phụtrách Điều này làm hạn chế hiệu quả hoạt động của thiết chế này

Mục tiêu phát triển đến 2020 là tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán

bộ văn hóa cơ sở, trong đó ưu tiên cho đội ngũ cán bộ cấp xã Cũng theo quyhoạch, đến 2017, Hà Tĩnh có 90% số xã có Trung tâm Văn hóa – Thể thao và đến

2020, 100% số xã có Trung tâm Văn hóa – Thể thao

Trên cơ sở đó, mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ cho các đơn vị văn hóa cấp

xã là:

- Đối với Ban Văn hóa – Xã hội: ngành văn hóa tham mưu cho HĐND,

UBND các cấp tách Ban Văn hóa - Xã hội (cấp xã) thành 2 mảng khác nhau, nhằmtạo điều kiện cho cán bộ thực hiện chức năng văn hóa đạt hiệu quả cao hơn Theo

đó, bình quân bố trí đạt 1 cán bộ/Ban Văn hóa/xã Từ nay đến 2020, ngành văn hóa

ưu tiên tạo điều kiện cho cán bộ văn hóa xã nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ Đến 2020, 70% cán bộ Ban Văn hóa có trình độ Đại học, Cao đẳng và 30% cán

bộ có trình độ Trung cấp trở lên

- Đối với Trung tâm Văn hóa – Thể thao: ngành văn hóa tham mưu cho

UBND các cấp thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao trên cơ sở thiết chế NhàVăn hóa cấp xã, và tham mưu cho UBND các cấp bố trí cán bộ phụ trách Trungtâm Văn hóa - Thể thao Về chính sách, tuyển dụng đội ngũ cán bộ phụ tráchTrung tâm Văn hóa – Thể thao thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động hoặc cộngtác viên văn hóa Đảm bảo đến 2020, 100% số Trung tâm VH-TT có cán bộ phụtrách Về trình độ, 70% cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng và 30% cán bộ cótrình độ Trung cấp trở lên

34

Trang 35

Theo đó, quy mô đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã đến 2017 là 390 người (tăng50% so với hiện nay), và đến 2020 là 524 người (tăng 100% so với hiện nay).

Đối với thiết chế nhà văn hóa thôn/tổ dân phố: hiện có 68% số nhà văn hóa

có cán bộ phụ trách Mục tiêu quy hoạch ngành đến 2017 là 100% số thôn có thiếtchế Nhà văn hóa và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ phụ trách nhà văn hóa thôn, để nhàvăn hóa thôn trở thành một thiết chế quan trọng, thiết thực trong đời sống văn hóahàng ngày của người dân Trên cơ sở đó, ngành văn hóa tham mưu cho UBND cáccấp xây dựng cơ chế, mô hình hoạt động phù hợp để bố trí nguồn cán bộ phụ tráchhoạt động của thiết chế nhà văn hóa thôn Phấn đấu đến 2017, bố trí cán bộ phụtrách đạt 85% tổng số nhà văn hóa, và đến 2020, đạt 100%

2.2.2 Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức TDTT

Giai đoạn 2015-2020, ổn định đội ngũ cán bộ TDTT các cấp, chỉ tăng cườngcán bộ cho một số đơn vị thành lập mới hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ

Ở cấp tỉnh: Tăng cường cán bộ TDTT đảm bảo cho chủ trương phát triển và

thành lập Trung tâm dịch vụ TDTT thuộc khu liên hợp TDTT mới của tỉnh Theo

đó, quy mô cán bộ TDTT đến năm 2020 đạt 40-45 người, trong đó, phòng Nghiệp

vụ thể thao (Sở VH,TT&DL) là 7 người và Trung tâm TDTT tỉnh là 33-37 người

Ở cấp huyện: Tăng cường cán bộ TDTT cho các Trung tâm VH,TT&DL

huyện Theo đó, quy mô cán bộ TDTT cấp huyện đến năm 2020 đạt khoảng 36-38người

Ở cấp xã, cán bộ phụ trách Văn hóa – Xã hội và các cộng tác viên phụ trách

lĩnh vực Thể thao

Bảng: Quy mô phát triển đội ngũ cán bộ thể thao đến 2020

- Đối với cấp tỉnh: xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo hoạt động chuyên môn

của một số đơn vị, như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bảo tàng; Nhà hát Nghệthuật truyền thống; Trung tâm Thể dục, Thể thao

Trang 36

- Đối với các đơn vị cấp huyện: Kiện toàn đội ngũ cán bộ ở các đơn vị văn

hóa, thể thao cấp huyện đảm bảo cho hoạt động của đơn vị hầng năm và hỗ trợ tốtcho các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở

- Đối với các đơn vị cấp xã: Kiện toàn đội ngũ cán bộ ở các đơn vị văn hóa,

thể thao cấp xã nhằm hỗ trợ tốt cho các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở

2.4 Những giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Tập trung xây dựng Đề án vị trí việc làm gắn với Đề án “Phát tiền nguồn nhân lực ngành văn hóa, thể thao Hà Tĩnh đến 2020” nhằm xây dựng kế hoạch cụ

thể về nhu cầu số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Trên cơ

sở đó, ngành xây dựng kế hoạch cụ thể về nguồn tuyển dụng cũng như đào tạo, bồidưỡng đội ngũ hiện có

- Tạo điều kiện cho công chức, viên chức toàn ngành có cơ hội học tập nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị Trong đó, ưu tiên cho độingũ cán bộ ở cơ sở, ở vùng sâu, vùng xa

- Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu hàng năm cử cán bộ ngành đi đào tạo và đàotạo lại ở trường nghiệp vụ của tỉnh, của Trung ương, thậm chí ở nước ngoài Mởrộng hoạt động liên kết đào tạo với các trường, trung tâm khác ngoài tỉnh về côngtác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao

- Giao cho các đơn vị hàng năm xây dựng kế hoạch mở các lớp huấn luyện,bồi dưỡng về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao cơ sở, các đội vănhóa văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao là lực lượng nòngcốt của hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao ở các Nhà văn hoá, hội quán, khuthể thao của thôn/làng

- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao kiêm nhiệm các cấp,nhất là cấp cơ sở, và tham mưu cho UBND các cấp bố trí nguồn cán bộ đúngchuyên môn, nghiệp vụ

- Xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị, các cấp nhằm pháttriển đội ngũ cán bộ và giúp phong trào văn hóa, thể thao đồng đều hơn giữa cácđơn vị

- Ngành văn hóa, thể thao tham mưu cho UBND các cấp bố trí cán bộ phụtrách hoạt động văn hóa, thể thao theo đúng chuyên môn nghiệp vụ đã được đàotạo

3 Định hướng phát triển ngành Bảo tàng và Công tác bảo tồn

3.1 Định hướng phát triển ngành Bảo tàng

3.1.1 Định hướng phát triển và tầm nhìn

36

Trang 37

Mục tiêu xây dựng và phát triển ngành Bảo tàng đến 2020, tầm nhìn 2030 làtrở thành ngành tiên tiến, hiện đại, và góp phần nâng cao mức hưởng thụ, tiêu dùngvăn hóa của người dân.

Bảng: Mục tiêu phát triển ngành Bảo tàng đến 2020, tầm nhìn 2030

 Tăng cường cơ sở vật chất của ngành Bảo

tàng: phòng Trưng bày (trong nhà và ngoài

trời), phòng Bảo quản, phòng Làm việc

chuyên nghiệp,…

 Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ

cán bộ Bảo tàng; nhất là cán bộ trình độ

chuyên môn cao (Tiến sĩ, Thạc sĩ).

 Phát triển hệ thống Bảo tàng/Nhà trưng bày

các cấp, Bảo tàng/Nhà trưng bày tư nhân.

 Nâng cấp qui mô và nâng cao chất lượng cơ

sở vật chất.

 Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác Trưng bày, Bảo quản, Phục dựng hiện vật của Bảo tàng tỉnh.

Phát triển các ngành dịch vụ của ngành Bảo tàng nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục và giải trí và gắn với phát triển du lịch.

Mục tiêu chung xây dựng và phát triển ngành Bảo tàng đến năm 2020, tầmnhìn 2030 được thực hiện qua 2 giai đoạn:

- Tăng cường cơ sở ngành Bảo tàng (2015-2020): Từ nay đến 2020, Hà Tĩnh

tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất của ngành Bảo tàng Cụ thể, nhanh chóngkhởi công xây dựng Bảo tàng tỉnh Ngoài ra, cần bổ sung số lượng cán bộ,nhất là cán bộ có trình độ cao, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động nghiệp vụtrong giai đoạn tới Ngoài ra, tập trung phát triển hệ thống Nhà Bảo tàng,phòng Truyền thống các cấp hoặc bảo tàng tư nhân

- Nâng cao năng lực ngành Bảo tàng (2021-2030): phát triển ngành Bảo

tàng cần hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động Tiếp tục đầu tưnâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất; Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoahọc công nghệ trong hoạt động chuyên môn; Tiếp tục đổi mới nội dung, hìnhthức trưng bày nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn; Phát triểncác hoạt động dịch vụ của ngành Bảo tàng phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoahọc, học tập giảng dạy, phổ biến trí thức, hưởng thụ văn hoá của côngchúng, đồng thời gắn với mục tiêu phát triển du lịch

Bảng: Mục tiêu phát triển cơ sở ngành Bảo tàng đến 2020

3 Phòng Truyền thống cấp huyện Phòng Truyền thống 11 11 7-9

3.1.2 Kế hoạch phát triển đến 2020

Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hoạt động Bảo tàng

Trang 38

Ngành văn hóa tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh hoàn thiện cơ chế, chínhsách đối với các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Bảo tàng, cụ thể:

- Đối với công tác chuyên môn, nghiệp vụ: tăng kinh phí cho các hoạt động

chuyên môn, nghiệp vụ của Bảo tàng theo nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động thực tếhàng năm

- Đối với công tác sưu tầm: xây dựng cơ chế đặc thù trong việc sưu tầm các

hiện vật quí hiếm, có giá trị

Mục tiêu phát triển Bảo tàng tỉnh

Bảo tàng tỉnh là thiết chế văn hóa quan trọng của ngành Mục tiêu phát triểnBảo tàng tỉnh đến 2020, tầm nhìn 2030 là: trở thành đơn vị tiên tiến, có cơ sở hiệnđại; phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, giáo dụcnhằm tự chủ một phần kinh phí và cố gắng giảm dần một phần nguồn ngân sách sựnghiệp của nhà nước

Về cơ sở vật chất: Hoàn thành và trình phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng

tỉnh Bảo tàng mới có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, bảo đảm đáp ứngtốt các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ Phấn đấu đến 2020, Bảo tàng tỉnh đượcxếp hạng cấp II quốc gia

Về đội ngũ cán bộ: Ưu tiên tăng cường cán bộ có chuyên môn cao cho Bảo

tàng tỉnh Xây dựng, kiện toàn các phòng nghiệp vụ, như: phòng Trưng bày tuyêntruyền, phòng Nghiên cứu sưu tầm, phòng Bảo tồn, và phòng Dịch vụ bảo tàng,đảm bảo có 4-5 cán bộ/phòng Về chất lượng, 100% cán bộ có trình độ đại học trởlên; trong đó, có 4-5 cán bộ trình độ chuyên môn Tiến sĩ, Thạc sĩ

Về hoạt động Nghiên cứu, sưu tầm: Chỉ tiêu bình quân phát triển hoạt động

sưu tầm đạt 200 tư liệu, hiện vật/năm Đến 2020, đưa tổng số tư liệu, hiện vật củaBảo tàng đạt 9.000 tư liệu, hiện vật, và đến 2030, đạt khoảng 10.000 tài liệu, hiệnvật Đặc biệt ưu tiên các tư liệu, hiện vật quí hiếm, có giá trị nhằm nâng cao chấtlượng bộ sưu tập

Về hoạt động Trưng bày: Đến 2020, duy trì đều đặn hoạt động trưng bày lưu

động, bình quân đạt 5-6 cuộc/năm Đổi mới cách thức trong hoạt động trưng bày,tăng cường tuyên truyền về các đợt trưng bày lưu động nhằm thu hút và duy trì đềuđặn lượt khách tham quan, bình quân đạt 13.000 lượt/năm

Bảng: Mục tiêu phát triển hoạt động Bảo tàng tỉnh đến 2020

1 Số tài liệu, hiện vật 7.600 9.000 12.000-15.000

3 Lượt khách tham quan (lượt/năm) 10.000 13.000 17.000-20.000

38

Trang 39

Bảng: Mục tiêu phát triển Bảo tàng tỉnh đến 2020

Khách tham quan

Về các hoạt động dịch vụ bảo tàng: thành lập phòng Dịch vụ bảo tàng làm

cơ sở phát triển các hoạt động dịch vụ bảo tàng Phương hướng phát triển các hoạtđộng dịch vụ của bảo tàng là: Một là, dựa vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp

vụ của bảo tàng (nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày), biến thành quả của các hoạtđộng chuyên môn, nghiệp vụ thành những sản phẩm văn hóa để thu hút kháchtham quan, đáp ứng nhu cầu giải trí và giáo dục (học tập và nâng cao tri thức) Hai

là, dựa vào chuyên môn nghiệp vụ, bảo tàng cung cấp một số nhu cầu dịch vụ thực

tế từ thị trường, như: dịch gia phả, viết lịch sử dòng họ, địa chí vùng,… hoặc một

số dịch vụ liên quan đến di sản, di vật như: thẩm định, tư vấn bảo tồn, phục chế cổvật,…

Việc phát triển thiết chế phòng Truyền thống cấp huyện tùy thuộc vào nhucầu của từng địa phương, tuy nhiên ngành văn hóa chủ trương khuyến khích cácđơn vị cấp huyện xây dựng thiết chế phòng Truyền thống nhằm: đảm bảo nhu cầubảo quản hiện vật của từng địa phương và cung cấp thiết chế văn hóa góp phầnnâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân

Về mô hình hoạt động: Ngoài 2 nhà trưng bày là Cẩm Xuyên và Can Lộc,

hoạt động bảo tàng của các huyện còn lại theo mô hình phòng Truyền thống, trongTrung tâm VH,TT&DL

9

Theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009, không có thiết chế nhà bảo tàng cấp huyện và cấp xã Tuy nhiên, đối với một số đơn vị cấp huyện có những sự kiện lịch sử trọng đại, nổi bật có thể thành lập nhà Bảo tàng, hoặc xây dựng phòng Trưng bày/Truyền thống phù hợp với điều kiện và nhu cầu của địa phương.

Trang 40

Về đội ngũ cán bộ: ngành văn hóa tham mưu cho UBND cấp huyện bố trí 1

cán bộ kiêm nhiệm phụ trách phòng Truyền thống Đảm bảo 100% số cán bộ cótrình độ chuyên môn Đại học, Cao đẳng trở lên

Về hoạt động nghiệp vụ: Bảo tàng tỉnh hỗ trợ các phòng Truyền thống cấp

huyện về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ: sưu tầm tư liệu, bảo quản hiện vật, xâydựng kế hoạch trưng bày Bình quân các Bảo tàng/phòng Truyền thống sưu tầm100-150 tư liệu, hiện vật/năm, thực hiện 1-2 cuộc trưng bày/năm và thu hút 1.000lượt tham quan/năm

Bảng: Mục tiêu phát triển Phòng Trưng bày cấp huyện đến 2020

TT

Nội dung

Chỉ tiêu

2 Diện tích trưng bày (m 2 /Bảo tàng) 250-300

3 Số tài liệu, hiện vật (tài liệu/Bảo tàng) 1.000-1.200

4 Lượt khách tham quan (lượt/năm/Bảo tàng) 1.000-1.200

Đối với phòng Truyền thống cấp xã: ngành văn hóa khuyến khích các đơn vị

cấp xã thành lập thiết chế phòng Truyền thống cấp xã, với các yêu cầu như sau:Phòng Truyền thống gắn với thiết chế Trung tâm Văn hóa – Thể thao, diện tíchtrưng bày đạt 60 m2 trở lên, và được đầu tư theo phương thức xã hội hoá, do cộngđồng tự quản, và có sự hỗ trợ của Bảo tàng cấp huyện hoặc Bảo tàng tỉnh tronghoạt động chuyên môn nghiệp vụ

2.1.3 Tầm nhìn đến 2030

Mục tiêu phát triển ngành Bảo tàng đến 2030 là phát triển thành ngành tiêntiến, cụ thể:

- Đối với Bảo tàng tỉnh: Trong giai đoạn này, Bảo tàng tỉnh tiếp tục đầu tư

nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất; Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ đảmbảo cho các hoạt động chuyên môn của Bảo tàng; Đẩy mạnh ứng dụng thành tựukhoa học công nghệ trong hoạt động chuyên môn; Tiếp tục đổi mới nội dung, hìnhthức trưng bày nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn; Phát triển các hoạtđộng dịch vụ của Bảo tàng phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập giảngdạy, phổ biến trí thức và hưởng thụ văn hoá của xã hội; Hỗ trợ tốt cho các hoạtđộng chuyên môn của hệ thống Bảo tàng, phòng Truyền thống cấp huyện

- Đối với phòng Truyền thống cấp huyện: ngành văn hóa căn cứ vào nhu cầu

thực tế và mục tiêu phát triển của ngành, xây dựng kế hoạch tách hoạt động bảo

40

Ngày đăng: 15/02/2019, 23:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w