TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾHọ và tên học viên: LÊ THỊ PHƯƠNG KHANH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 Niên khóa: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ PHƯƠNG KHANH
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TẠI
HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
HUẾ, 2018
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ PHƯƠNG KHANH
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TẠI
HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS.TS BÙI ĐỨC TÍNH
Huế, 2018
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Cao học này là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu, kết quả nêu trong Luậnvăn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Học viên
Lê Thị Phương Khanh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đếnthầy PGS.TS Bùi Đức Tính, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và quýThầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã quan tâm, nhiệt tình giảng dạy, giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Xinchân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, các phòngban chuyên môn của huyện, Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đãtạo điều kiện giúp đỡ cung cấp tài liệu và các số liệu liên quan Cảm ơn sự giúp đỡcủa các HTXNN và bà con xã viên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình,cùng quý anh chị em, bạn bè thân hữu đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quátrình học tập và thực hiện luận văn này
Huế, tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn
Lê Thị Phương Khanh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: LÊ THỊ PHƯƠNG KHANH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410
Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐỨC TÍNH
Tên đề tài: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ.
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các tác nhân và tính liên kết giữa cáctác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm hồ tiêu
Phân tích thực trạng tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung và cácnhân tố ảnh hưởng đến tính liên kết trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tính liên kết chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tạihuyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận vàthực tiễn về chuỗi cung hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Đối tượng khảo sát: Người sản xuất, người thu gom, đơn vị chế biến và phânphối sản phẩm tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu; phương pháp thống kê kinh tế, phươngpháp phân tích ma trận SWOT
3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Nêu lên thực trạng liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồtiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Đồng thời nêu rõ các nhân tốảnh hưởng đến liên kết và những yếu tố hạn chế khả năng liên kết
Đưa ra các giải pháp tăng cường tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗicung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, UBND tỉnh Quảng Trị cần tăng cườngcác hoạt động hợp tác liên kết vùng trồng hồ tiêu, mở rộng khả năng tiếp cận thịtrường; chú trọng liên kết với các tỉnh, nhất là các tỉnh miền Trung để tạo thànhchuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng và hiệu quả cao, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sảnphẩm hồ tiêu Vĩnh Linh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
VPA : Vietnam Pepper Association – Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TT : Chi phí sản xuất trực tiếp
NPV : Giá trị hiện tại ròng
Trang 7MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cấu trúc luận văn 7
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM 8
1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung 8
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung 8
1.1.2 Cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung 10
1.1.3 Định hướng và kiểm soát chuỗi cung 15
1.1.4 Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung 16
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung 17
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung 18
1.2 Giới thiệu về hồ tiêu 24
1.2.1 Nguồn gốc của hồ tiêu 24
1.2.2 Giá trị của hồ tiêu 25
1.2.3 Đặc điểm tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế - xã hội 25
1.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 30
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 81.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chi phí đầu tư 30
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất 30
1.3.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá liên kết chuỗi 32
1.4 Cơ sở thực tiễn về các mỗi liên kết chuỗi cung và mối liên kết chuỗi cung hồ tiêu ở Việt Nam 33
1.4.1 Thực trạng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê tại Tây Nguyên .33
1.4.2 Thực trạng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu ở Việt Nam .35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 38
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu thế giới và tại Việt Nam 38
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới 38
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại Việt Nam 41
2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 42
2.1.4 Tình hình sản xuất hồ và tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 44
2.1.5 Chính sách, chủ trương của Chính phủ của tỉnh Quảng Trị về phát triển liên kết thị trường 45
2.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 49
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên 49
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 51
2.2.3 Đánh giá chung các đặc điểm tác động đến sản xuất hồ tiêu 55
2.3 Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu của huyện Vĩnh Linh 56
2.3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của huyện Vĩnh Linh 56
2.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 57
2.3.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 58
2.4 Thực trạng liên kết thị trường trong sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh 59
2.4.1 Đặc điểm các tác nhân tham gia liên kết 59
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 92.4.2 Thực trạng liên kết theo chiều ngang 70
2.4.3 Thực trạng liên kết theo chiều dọc 73
2.4.4 Mức độ liên kết các tác nhân trong chuỗi 77
2.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết 77
2.4.6 Phân tích ma trận SWOT chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍNH LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 84
3.1 Định hướng phát triển hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh 84
3.2 Một số giải pháp liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị 84
3.2.1 Giải pháp về nguồn lực và hỗ trợ đầu tư 84
3.2.2 Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp, đại lý, hộ thu gom và hộ trồng tiêu 86
3.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất 87
3.2.4 Giải pháp thị trường 88
3.2.5 Giải pháp giới thiệu sản phẩm 88
3.2.6 Tăng cường công tác thông tin 88
3.2.7 Giải pháp giúp nông hộ trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường 89
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
1 Kết luận 90
2 Kiến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 95
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1 Cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu 5
Bảng 2 Mô hình phân tích S.W.O.T 7
Bảng 1.1 So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê liên kết và không liên kết 34
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị qua các năm 42
Bảng 2.2 Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện Vĩnh Linh năm 2017 52
Bảng 2.3 Dân số và lao động của huyện Vĩnh Linh năm 2017 53
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2013-2017 56
Bảng 2.5 Tình hình chung của các hộ sản xuất hồ tiêu 60
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu bình quân hộ sản xuất 61
Bảng 2.7 Chi phí hồ tiêu Thời kỳ kiến thiết cơ bản 62
Bảng 2.8 Chi phí hồ tiêu Thời kỳ kinh doanh 64
Bảng 2.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ 66
Bảng 2.10 Đặc điểm của hộ thu gom 67
Bảng 2.11 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của hộ thu gom 67
Bảng 2.12 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của đại lý thu gom 68
Bảng 2.13 Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất về nội dung liên kết với câu lạc bộ 72
Bảng 2.14 Hiệu quả sản xuất theo liên kết ngang của các hộ sản xuất 73
Bảng 2.15 Đối tác và mục tiêu liên kết dọc của hộ sản xuất hồ tiêu 74
Bảng 2.16 Nội dung liên kết của hộ sản xuất với các tác nhân thu gom 75
Bảng 2.17 Tình hình tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu của các tác nhân 76
Bảng 2.18 Lý do hộ sản xuất chưa tham gia liên kết 80
Bảng 2.19 Mô hình phân tích S.W.O.T trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 81
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
* Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Chuỗi cung đơn giản 10
Sơ đồ 1.2 Chuỗi cung mở rộng 10
Sơ đồ 1.3 Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung 14
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị 43
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị 57
* Hình vẽ Hình 2.1: Sản lượng hồ tiêu thế giới 1990 – 2015 39
Hình 2.2 Lượng XK hồ tiêu đen trên thế giới và VN qua các năm 39
Hình 2.3 Lượng XK hồ tiêu trắng trên thế giới và VN qua các năm 40
Hình 2.4 Địa giới hành chính huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 49
Hình 2.5 Liên kết ngang giữa các hộ sản xuất hồ tiêu 70
Hình 2.6 Tỷ lệ các hộ tham gia liên kết CLB 71
Hình 2.7 Mức độ liên kết giữa các tác nhân 77
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 32 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quantrọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết
là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triểnkinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội.Thời gian qua, thị trường nông sản củaViệt Nam không những ngày càng đáp ứng tốt hơn thị trường trong nước, mà khôngngừng mở rộng ra thị trường thế giới Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Thương mại
Bộ Công Thương, ngành nông nghiệp nước ta tạo ra khoảng 20% GDP và thu húttrên 55% lao động cả nước, với hàng chục triệu hộ nông dân, 10.500 hợp tác xã nôngnghiệp và hơn 33.000 doanh nghiệp, trong đó đã có 16 doanh nghiệp nông nghiệpứng dụng công nghệ cao được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Điểm đáng chú ý, trong sản xuất, chuỗi cung trong tiêu thụ nông sản ngàycàng được quan tâm hơn Vùng nông thôn đã từng bước hình thành tổ chức sản xuất
đa dạng như doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, trang trại, làng nghề, kinh tế hộ… Đờisống, thu nhập của nông dân ngày càng được nâng cao hơn, khoảng cách giàunghèo giữa thành thị và nông thôn giảm rõ rệt…
Có thể thấy, việc tham gia vào chuỗi liên kết, chuỗi cung đã giúp người nôngdân yên tâm sản xuất hơn, giảm chi phí đầu vào, từng bước hạn chế được tình trạngđược mùa mất giá Các hợp tác xã có thể chủ động về nguồn hàng nên ít bị độngtrong sản xuất, có nhiều cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, mang lại lợi ích thiết thựccho các thành viên hợp tác xã Các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xãngày càng ổn định được vùng nguyên liệu, ổn định được thị trường, nâng cao khảnăng cạnh tranh của sản phẩm Qua đó, tạo tiền đề để hình thành cac nguồn cungứng nông sản lớn, mang tính hàng hoá cao, chất lượng được nâng lên thông quaviệc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản
Để có chuỗi cung hiệu quả, mang lại lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cao, cầnchú ý tìm kiếm, mời gọi sự tham gia của các doanh nghiệp đủ tầm, đủ năng lực và tâmhuyết Các ngành chức năng cần hỗ trợ cho nông dân đa dạng hoá đầu ra trong việc kết
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13nối cung cấp nông sản cho cửa hàng tiện ích, chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,… Tổchức liên kết giữa nông dân với nông dân để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn thôngqua hình thức tổ, nhóm, nhất là hợp tác xã để cung cấp sản phẩm đủ lớn về khối lượng,đồng đều về chất lượng, đúng thời gian cho đối tác; xây dựng và quản lý nhãn hiệu tậpthể, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm đểnâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của thị trường.
Hồ tiêu là loại cây trồng chủ lực và nổi tiếng của huyện Vĩnh Linh, tỉnhQuảng Trị Giống hồ tiêu Vĩnh Linh chính gốc có lá nhỏ, hạt vừa, tầng sinh trưởngrất cao Sản phẩm hạt tiêu nơi đây có đặc trưng bởi vị cay và thơm Hạt tiêu VĩnhLinh là sản phẩm có danh tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng và được côngnhận là đặc sản.Với những lợi thế về giá cả, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
và thu hoạch tập trung chứ không phải thức khuya dậy sớm như khai thác mủ ở câycao su, nên diện tích cây hồ tiêu trong những năm qua ở huyện Vĩnh Linh tăng ổnđịnh Trung bình mỗi năm toàn huyện phát triển trồng mới trên 100 ha
Bên cạnh đó, chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh hiện vẫn chưa
có tính liên kết giữa hộ trồng với các tác nhân, cụ thể: Giữa các hộ trồng tiêu vớinhau vẫn chưa có sự kết hợp với nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm như chưa thànhlập tổ, nhóm như tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết với các doanh nghiệp trong việctiêu thụ sản phẩm Một số hộ vân có liên kết với nhau nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, manhmún, chưa tạo được sự đồng bộ Song song đó, hội nhập còn chậm, giá đầu rakhông ổn định, dẫn đến lợi ích người trồng hồ tiêu, các tác nhân liên quan bị ảnhhưởng lớn.Gần đây, cây hồ tiêu đã xuất hiện nhiều loại bệnh khiến cây chết dần làmgiảm diện tích cũng như sản lượng và chất lượng hồ tiêu Đồng thời, hồ tiêu mấtmùa là do rét đậm, rét hại trong thời gian quá dài, nhiệt độ thấp xuống dưới 12 độ Ckhiến hạt non không sinh trưởng nổi làm năng suất đến chu kỳ giảm mạnh
Hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang tồn tại nhiều bấtcập và thiếu sót trong chuỗi cung sản phẩm Đồng thời chưa có định hướng và giảipháp hiệu quả dành cho các hộ trồng tiêu và các tác nhân ở vùng này Xuất phát từnhững lí do trên, tôi chọn đề tài:”Giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung
hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Đối tượng khảo sát: Người sản xuất, người thu gom, đơn vị chế biến và phânphối sản phẩm tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Điều tra các hộ sản xuất, thành viên các câu lạc bộ và tổhợp tác sản xuất hồ tiêu, các doanh nghiệp thu gom và cán bộ địa phương trong lĩnhvực Nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
+ Về thời gian: Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh,tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2014 - 2016 , nguồn số liệu sơ cấp điều tra năm
2017, đề ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại địa bàn huyệnVĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trang 15địa bàn huyện Vĩnh Linh năm 2016 Thu thập các báo cáo khoa học có liên quanđến nghiên cứu, lựa chọn và phân tích chuỗi giá trị sẽ được quan tâm thu thập, cácbáo cáo về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các báo cáo về kế hoạch dàihạn, báo cáo về kế hoạch năm 2014 - 2016 của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vàcác Sở, Ban ngành liên quan cũng được thu thập và nghiên cứu Đây là nguồn thôngtin quan trọng được sử dụng để khái quát bối cảnh vùng nghiên cứu và thực trạngphát triển sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
4.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp thu thập từ các mẫu đại diện của hồ tiêu được lựa chọn nghiêncứu trong vùng Các thông tin chung về: hộ trồng hồ tiêu, hộ thu gom nhỏ, đại lý thugom; thông tin về thực trạng sản xuất, chuỗi cung hồ tiêu; những tồn tại, khó khăn liênquan đến nghiên cứu được thu thập thông qua: Phương pháp phỏng vấn người am hiểu,Phương pháp thảo luận nhóm tập trung và Phương pháp bảng câu hỏi điều tra
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Chủ yếu thu thập thông tin từ các
doanh nghiệp và các nhóm hộ sản xuất Nội dung thảo luận nhóm sẽ xoay quanhvấn đề thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu, xác định những khó khăn và nguyệnvọng của người trồng hồ tiêu
+ Tổ chức 03 cuộc thảo luận nhóm: Mời trực tiếp các hộ trồng tiêu, đại lýthu gom và doanh nghiệp tiêu thụ đến tham gia thảo luận nhóm, mỗi nhóm từ 7đến 9 người
+ Nội dung thảo luận nhóm: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu trên địabàn, những thuận lợi, khó khăn của hộ trồng tiêu, đại lý thu gom
Phương pháp chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu áp dụng chọn mẫu theo cụm
địa lý kết hợp định mức theo tỷ lệ để thu thập số liệu và quan sát Tùy theo đốitượng, lấy mẫu khác nhau nhằm chọn ra những mẫu mang tính đại diện và phù hợpnhất Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau:
Trang 16→ Cỡ mẫu được tính như sau:
- Bước 2
Căn cứ vào quy mô diện tích trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, chọn ra 2 xã và 1
thị trấn có diện tích trồng hồ tiêu lớn, đó là: xã Vĩnh Hòa có diện tích hồ tiêu 130
ha, xã Vĩnh Kim có diện tích hồ tiêu 150 ha, chiếm 6,4%; và Thị trấn Cửa Tùng códiện tích hồ tiêu 65 ha
- Bước 3
Chọn nhóm hộ điều tra, quy mô mẫu điều tra là 90 hộ trồng tiêu, 5 hộ thugom nhỏ và 2 đại lý thu gom được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên phân tầng cho sản phẩm hồ tiêu
Bảng 1 Cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu
Địa bàn Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ
Số mẫu (hộ)
Tỷ lệ
số mẫu (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Phương pháp bảng câu hỏi điều tra: Sau khi số mẫu nghiên cứu được xácđịnh, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn điều tra các tác nhân tham gia trong chuỗi.Việc điều tra được thực hiện phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đã được thiết
kế sẵn Nội dung phiếu điều tra gồm những phần chính sau:
- Thông tin chung về tình hình cơ bản của hộ điều tra: tuổi, giới tính, trình độvăn hóa, nghề chính, nghề phụ, số nhân khẩu, thu nhập
- Thông tin cơ bản về tình hình đất đai, tư liệu sản xuất, vốn và cung ứng đầuvào cho hoạt động của các tác nhân
- Thông tin về thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu
- Thông tin về chi phí đầu tư và lợi nhuận
- Thông tin đánh giá mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi
- Mục thông tin đề xuất, kiến nghị để cải thiện sự liên kết giữa các tác nhântrong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu, sử dụng thang đo Likert từ 1-5 điểm, trong đó 1
là điểm số ít quan trọng nhất và 5 là điểm số quan trọng nhất
4.2 Phương pháp thống kê kinh tế
Thống kê mô tả: Dùng phương pháp này để mô tả tình hình sản xuất tiêu,diện tích của các hộ, sản lượng tiêu của các hộ…
Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị sốcủa các chỉ tiêu như: Diện tích, sản lượng, giá trị sản lượng,… của các đối tượngnghiên cứu
Phương pháp phân tích các kênh tiêu thụ: Lựa chọn kênh tiêu thụ nào manglại lợi nhuận cao nhất nhanh nhất trong chuỗi cung sản phẩm tiêu trên địa bàn huyệnVĩnh Linh
Phương pháp phân tích chuỗi cung: Sử dụng phương pháp này để phân tíchmạng lưới các tác nhân trong chuỗi; phản ánh mối quan hệ giữa các tác nhân trongchuỗi và quá trình tạo giá trị của các tác nhân trong chuỗi cung
4.3 Phương pháp Phân tích ma trận SWOT
Phân tích ma trận S.W.O.T được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tốbên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu bao gồm: điểm mạnh,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ nghành hàng,
để cải thiện chuỗi cung và đề ra các định hướng phát triển
Bảng 2 Mô hình phân tích S.W.O.T
(Nguồn: Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, Giáo trình kinh tế đầu tư,
NXB Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 2007)
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảngbiểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết thị trường, đề tài nêu lênmột số khái niệm cơ bản về chuỗi cung, các chức năng, các yếu tố ảnh hưởng đếnchuỗi cung… trên cơ sở đó để xây dựng nội dung về thực trạng chuỗi cung sảnphẩm hồ tiêu tại chương 2
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện VĩnhLinh, tỉnh Quảng Trị Khái quát lên tình hình cũng như thực trạng về sản xuất, tiêuthụ và các tác nhân liên kết trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh,tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp tăng cường tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗicung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Với nội dung chươngnày, trên cơ sở thực trạng về chuỗi cung hồ tiêu cũng như tình hình sản xuất hồ tiêutại chương 2, đưa ra định hướng phát triển hồ tiêu cũng như đưa ra một số giải phápnhằm tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung hồ tiêu tại huyện VĩnhLinh, tỉnh Quảng trị
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM 1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung
Thuật ngữ chuỗi được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp pháttriển từ những năm 50 của thế kỷ XX Khởi đầu của việc sử dụng khái niệm chuỗi
và phương pháp phân tích chuỗi để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nướcđang phát triển Khái niệm chuỗi chỉ đơn giản bao hàm các mối quan hệ vật chất và
kỹ thuật và được sử dụng lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa, xác địnhnhững tác nhân tham gia và hoạt động của họ Tùy theo giác độ nghiên cứu màngười ta sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức Khinhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, người ta xem như các quy trình sản xuất; khinhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi nhìn ởgóc độ tạo ra giá trị, người ta gọi chúng là chuỗi giá trị; khi nhìn nhận về cách thứcthỏa mãn nhu cầu của khách hàng, người ta gọi là chuỗi nhu cầu Theo quan điểmlogistic của ngành hàng, chúng ta gọi là chuỗi cung
Vậy chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưngchưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn Sau đây là một số định nghĩa vềchuỗi cung ứng đã được đưa ra:
“Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thôcho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng Chuỗicung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thựchiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sảnxuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng” (1995,Introduction to Supply Chain Management – Ganeshan & Harrison)
“Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từbán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thốngphân phối” (1995, The evolution of Supply Chain Management Model and Practice– Lee & Billington)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trựctiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng khôngchỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhàbán lẻ và khách hàng của nó Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạnchế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụkhách hàng.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặcnhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau
đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đếnnhà bán lẻ và khách hàng Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ,các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độkhác nhau trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lướihậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâmphân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quátrình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở
Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây chuyềncung ứng này càng phức tạp, vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị dâytruyền cung ứng ngày càng lớn Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thôngqua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phứctạp hơn rất nhiều Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằngchỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuốicùng Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinhdoanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộcdẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứngthấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp
Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêngbiệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệphội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này.Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự dotrong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21không còn đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡchuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả hơn các khối liên kết dọc.
1.1.2 Cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung
1.1.2.1 Cấu trúc của chuỗi cung
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung bao gồm công ty, các nhà cungcấp và khách hàng của công ty đó Một công ty sản xuất nằm trong “mô hình đơngiản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sảnphẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng Ở đây, chỉ phải xử lý việcmua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địađiểm duy nhất
Sơ đồ 1.1 Chuỗi cung đơn giản
(Nguồn: Michael Hugos (2003), Essential of supply chain management, John Wiley & sons)
Với chuỗi cung mở rộng, ngoài 3 thành viên trên còn có thêm 3 thành viênkhác đó là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, khách hàng của các khách hàng, vàtoàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty trong chuỗi cung Các công tycung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tìm hiểu thị trường, thiết
kế sản phẩm và công nghệ thông tin cho các công ty khác nhau trong chuỗi cung
Sơ đồ 1.2 Chuỗi cung mở rộng
(Nguồn: Michael Hugos (2003), Essential of supply chain management, John Wiley & sons)
Các chuỗi cung theo sơ đồ 1.2 đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các doanhnghiệp thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong chuỗi cung Các doanh nghiệpnày chính là nhà sản xuất, nhà phân phối hay nhà bán buôn, bán lẻ hàng hóa và các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22công ty hoặc cá nhân đóng vai trò là khách hàng - những người tiêu dùng thực sự.Các doanh nghiệp này được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp các dịch vụ thiết yếu.
Nhà sản xuất là những đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm, nó có thể chuyênsản xuất nguyên vật liệu thô cũng như sản xuất những sản phẩm hoàn chỉnh Nhàsản xuất nguyên liệu thô là các công ty khai khoáng, khai thác dầu và khí đốt, cácnông trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
Nhà phân phối là các doanh nghiệp mua một khối lượng lớn hàng hóa lưukho từ nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm đến khách hàng Nhà phânphối còn được gọi là nhà bán sỉ hay bán buôn, đặc điểm nổi bật của họ là bán sảnphẩm cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn hơn một người tiêu dùng thườngmua Nhà phân phối giúp nhà sản xuất tránh được những tác động ảnh hưởng tiêucực từ thị trường bằng cách lưu trữ hàng hóa và đồng thời tiến hành nhiều công tácbán hàng nhằm mục đích tìm kiếm và phục vụ khách hàng Nhà phân phối thực hiệnchức năng “Thời gian và địa điểm” cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi mà khách hàngyêu cầu về sản phẩm Cùng với việc mua sản phẩm, thúc đẩy công tác bán hàng vàtăng doanh thu, nhà phân phối còn đảm nhận một chức năng khác là quản lý hệthống hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hàng hóa cũng như đảmnhận thêm công tác hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi Nhà phân phối
có thể chỉ thực hiện một việc duy nhất là môi giới sản phẩm của nhà sản xuất vớikhách hàng mà họ không bao giờ sở hữu nó Chức năng chủ yếu của nhà phân phốikiểu này là xúc tiến và bán hàng Trong cả hai trường hợp này, do sự thay đổi khôngngừng trong nhu cầu của khách hàng và cả sự thay đổi về chủng loại hàng hóa, nhàphân phối đóng vai trò là một đại lý liên tục nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của kháchhàng rồi đáp ứng họ với những sản phẩm sẵn có
Nhà bán lẻ trữ hàng hóa trong kho và bán với số lượng nhỏ cho khách hàngnói chung Nhà bán lẻ cũng nắm bắt đầy đủ những thông tin về sở thích và nhu cầucủa khách hàng mà mình phục vụ, thực hiện việc quảng cáo sản phẩm cho kháchhàng, trên cơ sở kết hợp giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng, phong phú, dịch vụ tậntình chu đáo với sự thuận tiện nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến với sảnphẩm của mình
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào thựchiện hành vi mua và sử dụng hàng hóa Một khách hàng có thể mua một sản phẩm
và sau đó bán chúng cho những khách hàng khác Hay khách hàng có thể là người
sử dụng cuối cùng của một sản phẩm, mua hàng với mục đích chỉ để sử dụng, chứkhông bán lại
Nhà cung cấp dịch vụ là những cá nhân hay tổ chức cung cấp dịch vụ chonhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ chỉtập trung vào một công việc đặc thù mà các tác nhân trong chuỗi cung đòi hỏi vàchuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt để phục vụ cho công việc đó Nhờ vậy, họthực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn nhiều so với nhà cung cấp, nhà sản xuất,nhà phân phối, nhà bán lẻ hay cả người tiêu dùng tự đảm nhận với mức giá phảichăng Đó là những công ty vận tải, dịch vụ lưu kho hàng hóa, dịch vụ tài chính,công nghệ thông tin
Chuỗi cung bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này đượcchia thành một hay nhiều nhóm Điều cần thiết của chuỗi cung là duy trì tính tươngđối ổn định theo thời gian Những gì thay đổi chính là sự tác động vào vai trò củacác đối tượng tham gia trong chuỗi cung Mỗi sản phẩm có nhiều chuỗi cung, mỗichuỗi cung đều nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và giữa cácchuỗi cung có sự cạnh tranh với nhau
Trong thực tế, đa số các doanh nghiệp được cung cấp nguyên vật liệu từnhiều nhà cung cấp khác nhau và phân phối sản phẩm thông qua một hay nhiềukhách hàng khác nhau tạo nên cấu trúc mạng lưới mỗi chuỗi cung sản phẩm cụ thểkhác nhau, chiều dài và độ rộng chuỗi cung phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi cácnhân tố như: yêu cầu của khách hàng, xu hướng chung của nền kinh tế, sự sẵn sàngcủa dịch vụ hậu cần, yếu tố văn hóa, tốc độ đổi mới, sự cạnh tranh, thị trường và sựsắp xếp về tài chính Như đã đề cập ở trên, chuỗi cung hiếm khi tồn tại mà không làmột phần của mạng lưới chuỗi cung tổng thể
1.1.2.2 Chức năng của chuỗi cung
Các chuỗi cung có một số chức năng hỗ trợ quá trình tạo ra giá Đó là:
+ Công tác hậu cần và việc bảo quản sản phẩm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24+ Quản lý thông tin.
+ Thống nhất các tiến trình thông qua việc quản lý các mối quan hệ
Trong quá trình tạo ra giá trị, các chuỗi cung có chức năng hậu cần Trong đócác sản phẩm được chuyển từ một điểm ở chuỗi này sang điểm kế tiếp có hiệu quả
về mặt thời gian và chi phí, trong khi vẫn đảm bảo duy trì được chất lượng sảnphẩm trong quá trình đóng gói và vận chuyển
Thông tin trao đổi lên xuống trong chuỗi Nó liên kết các nhà cung cấp vàcác khách hàng trung gian với nhu cầu thị trường như dạng sản phẩm, số lượng vàchất lượng yêu cầu và các liên kết thị trường với nhà cung cấp (số lượng và chấtlượng có sẵn)
Các chuỗi cung cũng có chức năng điều phối các quy trình hoạt động trongchuỗi Việc này có thể được thực hiện bằng 2 cách Cách thứ nhất là khi người dẫnđầu chuỗi thực hiện nhiều quy trình ví dụ như sản xuất, chế biến và phân phối đồngthời cũng duy trì được quyền làm chủ sản phẩm Cách này là hợp nhất theo chiềudọc Theo cách thứ hai, các tiến trình dọc chuỗi được điều phối thông qua việc quản
lý các quan hệ của nhiều bộ phận khi sản phẩm được chuyển xuống dưới chuỗi.Trong hầu hết các trường hợp nhưng không phải bao giờ cũng vậy, những quan hệ
đó có liên quan đến những thay đổi về quyền sở hữu sản phẩm
1.1.2.3 Các tác nhân tham gia chuỗi cung
Các tác nhân tham gia chuỗi cung sản phẩm bao gồm các tác nhân tham giacung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu như: cơ sở sản xuất cây giống, phân bón, dịch
vụ đầu vào; các tác nhân tham gia phân phối sản phẩm cây hồ tiêu như: hộ trồngtiêu, hộ thu gom, đại lý thu gom, nhà máy chế biến và xuất khẩu hồ tiêu, người bán
lẻ Mỗi tác nhân là một mắt xích, thực hiện các hoạt động trong từng công đoạntương ứng nhằm tạo giá trị cho sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cuốicùng Cũng có thể có những tác nhân tham gia chuỗi cung chỉ để thực hiện các dịch
vụ hỗ trợ như hậu cần, tài chính, kỹ thuật
Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung
Trong khi bị điều khiển bởi người khách hàng cuối cùng, các chuỗi cungđược hình thành bởi nhiều khách hàng trung gian, mỗi khách hàng trong chuỗi phải
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25đáp ứng như cầu của khách hàng phía trên họ Bởi thế, khi làm những điều này họ
đã tạo ra giá trị cho chuỗi Như vậy, một quá trình tạo giá trị xảy ra trong toàn bộchuỗi với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng
Sơ đồ 1.3 Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung
(Nguồn: Michael Hugos (2003), Essential of supply chain management, John Wiley & sons)
Các hộ sản xuất hay doanh nghiệp có thể hoạt động tại bất cứ vị trí nào trongchuỗi như: đầu vào, sản xuất, chế biến, phân phối hay bán lẽ Ở bất cứ vị trí nàotrong chuỗi, các nguyên tắc tạo giá trị vẫn tương tự nhau Trước hết doanh nghiệp
sẽ phải có một hệ thống nguồn lực có thể sử dụng để tạo giá trị Các nguồn lực này
có thể là vật chất hay tự nhiên, vốn và nhân lực Doanh nghiệp sử dụng các nguồnlực tài nguyên và khả năng sáng tạo của mình để tạo ra giá trị cho khách hàng trunggian và từ đó sẽ tạo ra lợi nhuận Giá trị được tạo ra chủ yếu thông qua hoạt độngcủa doanh nghiệp nhưng giá trị có thể nâng cao bằng cách liên hệ vơi khách hàng vànhà cung cấp đầu vào Doanh nghiệp tạo giá trị thông qua chế biến hay nâng cao,hoàn thiện sản phẩm Các mối liên kết này đối với nhà cung cấp đầu vào có liênquan đến hoạt động mua bán và công tác hậu cần đầu vào Việc bảo trì sản phẩmcuối cùng đề đảm bảo chất lượng cũng phải liên hệ với công tác hậu cần đầu ra
Định hướng và kiểm soát chuỗi cung
Các chuỗi được điều hành bởi một hay nhiều nhà lãnh đạo chuỗi (gọi làtrưởng chuỗi) Người này xác định các nhu cầu của thị trường và điều phối cácnguồn của chuỗi để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu đó Những người lãnh đạo chuỗiđặt ra những tiêu chuẩn, kiểm soát các quy trình và dòng thông tin trong chuỗi Họđược hưởng lợi từ việc thực hiện các chức năng đó
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26Các chuỗi hay các bộ phận của chuỗi có thể là hợp tác hay cơ hội trong hoạtđộng, với định hướng được quy định bởi các sức mạnh kinh tế cơ bản điều khiểnngành sản xuất (hoặc một bộ phận của ngành) mà ở đó các chuỗi hoạt động.
Các chuỗi hợp tác có khuynh hướng ổn định, có những người tiêu dùng trungthành và cam kết dài hạn giữa các thành viên trong chuỗi cùng làm việc để đáp ứngnhu cầu của những người tiêu dùng này Những chuỗi như vậy thực sự tuân theo thịtrường và có định hướng chuỗi cung trong đó các thành viên trong chuỗi xem các tổchức trên hay dưới họ như những người đồng minh và xem những chuỗi cung kháccùng như nhau như những đối thủ cạnh tranh
Các thành viên trong chuỗi cơ hội thì ngược lại, có khuynh hướng xem cácthành viên của chuỗi trên hay dưới mình là những đối thủ cạnh tranh vì thế khôngđảm bảo mức độ cam kết cao trong chuỗi Những chuỗi như vậy thì phản ứng rấtmạnh với thị trường và nếu thị trường mà chúng hoạt động là không ổn định thì bảnthân các chuỗi cũng không ổn định Các thành viên trong chuỗi sẽ hợp nhất lại tạothành một khối tận dụng các cơ hội xuất hiện trên thị trường và khi các cơ hội nàymất đi thì họ lại phân tán ra
Do sự khác biệt về định hướng của chuỗi, các mối quan hệ trong chuỗi có thểbao quát một miền rộng lớn từ hợp tác đến cơ hội, mối quan hệ có thể “với mới tới”(thị trường mở) hay có dính líu (hợp đồng) hay rất gần (các khối liên minh chiếnlược thậm chí các công ty liên doanh) Kiểu quan hệ trong suốt chuỗi phụ thuộc vàokhuynh hướng của chuỗi và của trưởng chuỗi
1.1.3 Định hướng và kiểm soát chuỗi cung
Các chuỗi được điều hành bởi một hay hai người đứng đầu chuỗi (được gọi
là hoa tiêu hay trưởng chuỗi), người này xác định nhu cầu của thị trường và điềuphối các nguồn của chuỗi để đáp ứng nhu cầu đó Những người lãnh đạo chuỗi đặt
ra những tiêu chuẩn kiểm soát các quy trình và dòng thông tin trong chuỗi Họ đượchưởng lợi từ các chức năng đó
Các chuỗi hay các bộ phận trong chuỗi có thể là hợp tác hay cơ hội tronghoạt động, với định hướng được quy định bởi các sức mạnh kinh tế cơ bản điềukhiển ngành hoạt động
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27Các chuỗi hợp tác có khuynh hướng ổn định, có những người tiêu dùng trungthành và cam kết dài hạn giữa các thành viên trong chuỗi cùng làm việc để đáp ứngnhu cầu của người tiêu dùng này Những chuỗi như vậy thực sự tuân theo thị trường
và có định hướng chuỗi cung, trong đó các thành viên trong chuỗi xem các tổ chứctrên hay dưới họ như những người đồng minh và xem những chuỗi cung khác cùngnhư nhau như những đối thủ cạnh tranh
Các thành viên trong chuỗi cơ hội thì ngược lại, có khuynh hướng xem cácthành viên của chuỗi trên hay dưới mình là những đối thủ cạnh tranh, vì thế khôngđảm bảo được mức độ liên kết cao trong chuỗi Những chuỗi như vậy phản ứng rấtmạnh với thị trường và nếu thị trường mà chúng hoạt động không ổn định thì bảnthân các chuỗi cũng sẽ không ổn định Các thành viên trong chuỗi sẽ hợp nhất lạitạo thành một khối tận dụng các cơ hội xuất hiện trên thị trường và nếu cơ hội nàymất đi thì họ lại phân tán ra
Do sự khác biệt về định hướng của chuỗi, các mối quan hệ trong chuỗi có thểbao quát một miền rộng lớn từ hợp tác đến cơ hội, mối quan hệ có thể “với mới tới”(thị trường mở) hay có dính líu (hợp đồng) hay rất gần (các khối liên minh chiếnlược thậm chí các công ty liên doanh) Kiểu quan hệ trong suốt chuỗi phụ thuộc vàokhuynh hướng của chuỗi và của trưởng chuỗi
1.1.4 Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung
Mối liên kết theo chiều ngang
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu, ví dụ liênkết những người đang sản xuất, kinh doanh riêng lẻ để thành lập nhóm, tổ hợp tácnhằm giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán
Tạo lập được liên kết ngang có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích to lớn cho các tácnhân tham gia chuỗi sản xuất nhờ mang lại các lợi thế như: Giảm chi phí sản xuất,kinh doanh cho từng thành viên của tổ, nhóm, qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từngthành viên của tổ Tổ, nhóm có thể ký hợp đồng bán sản phẩm hay sản xuất quy môlớn, phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững
Một điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang là chuyển đổi tư duy về hìnhthành quan hệ sản xuất phù hợp sự phát triển của lực lượng sản xuất; tránh áp đặt ý
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28chí chủ quan, thực hiện rập khuôn máy móc các quy định quản lý Thành lập vàhoạt động tổ hợp tác, hợp tác xã phải xuất phát từ nhu cầu của người dân và thamgia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ.
Mối liên kết theo chiều dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau củachuỗi, cụ thể như tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụsản phẩm
Tạo lập được liên kết dọc có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích to lớn cho các tácnhân tham gia chuỗi sản xuất nhờ: Giảm được chi phí chuỗi, có cùng tiếng nói hợptác của các tác nhân, người trong chuỗi, hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệbởi luật pháp, thông tin thị trường được chia sẻ đều cho các tác nhân để điều chỉnh
kế hoạch sản xuất phù hợp và niềm tin phát triển chuỗi cao hơn
Thúc đẩy liên kết dọc cần tập trung vào các biện pháp như: khuyến khích cáctác nhân trong chuỗi tham gia vào các hội chợ thương mại và tổ chức triển lãmnhằm tập hợp các tác nhân trong cùng một chuỗi Tổ chức các cuộc họp hoặc hộithảo giữa người bán và ngời mua, đi thăm các nhà thu mua hoặc bán sản phẩmnhằm xây dựng quan hệ kinh doanh Xây dựng website giao dịch tạo điều kiệnthuận lợi cho cả đôi bên trong việc tìm kiếm người mua và người bán tiềm năng
Tóm lại, mọi hình thức thúc đẩy liên kết đều hướng đến việc làm thế nào đểcác tác nhân trong chuỗi sản phẩm có thể thắt chặt lại nhằm mục tiêu tăng giá trị giatăng hợp lý cho mỗi tác nhân tham gia chuỗi trên cơ sở hài hòa lợi ích các bên
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung
Nhóm nhân tố vi mô
- Vốn: Vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Vốn dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị cũng như để trang trải các khoản chi phítrong quá trình sản xuất Nếu người sản xuất đủ vốn để đáp ứng các nhu cầu sửdụng vốn trong quá trình sản xuất thì kết quả đạt được sẽ tốt hơn, ngược lại nếu sảnxuất thiếu vốn thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn như thiếu tiền mua cây giống, phânbón, phòng bệnh… dẫn đến kết quả đạt được không cao Ngay cả trong tiêu thụ, nếu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29hộ sản xuất có đủ vốn để mua sắm phương tiện vận chuyển, cất trữ và bảo quản thìkhả năng chủ động trong tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận sẽ cao hơn.
Lao động: Lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất
hồ tiêu nói riêng mang tính thời vụ Thời gian cần nhiều lao động chủ yếu là đến vụthu hoạch Nếu lao động đáp ứng đủ thì sẽ thu hoạch đảm bảo yêu cầu về chất lượng
và số lượng
Quy mô diện tích: Quy mô diện tích là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đếngiá trị sản lượng của nông hộ Việc mở rộng quy mô diện tích của nông hộ là cơ sởcho việc tăng giá trị sản lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ và nâng caothu nhập cho hộ nông dân
Tập quán canh tác, trình độ và kỹ năng của người sản xuất: Tập quán canhtác là những kinh nghiệm sản xuất được tích lũy lâu đời và mang nét đặc trưng củamỗi vùng Để thúc đẩy việc tăng năng suất lao động, việc áp dụng cơ giới hóa vànhững tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dântrong các khâu sản xuất là điều hết sức cần thiết
Nhóm nhân tố vĩ mô
- Chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước; các chủ trương chính sách của Nhà
nước có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của hộ
Cơ sơ hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy sản xuất và tiêu thụ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóabao gồm hệ thống đường sá, hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển,phương tiện chuyên chở, trung tâm thương mại…
Thị trường: Bất kỳ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nào đều chịu sựtác động qua lại của cung và cầu trên thị trường Sự thay đổi cung, cầu hàng hóadịch vụ sẽ ảnh hưởng đến cơ chế hình thành giá, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của hàng hóa dịch vụ đó
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung
Trang 30triển mối liên kết giữa nông dân với các chủ thể khác, yếu tố nhận thức của các chủthể có ảnh hưởng quan trọng hàng đầu, mà trước hết là nhận thức một cách đầy đủnhững lợi ích sự liên kết mang lại Lợi ích ấy sẽ trở thành động lực thúc đẩy các chủthể tham gia và duy trì liên kết hiệu quả.
Các chủ thể cần có sự nhận thức đúng đắn về việc phát triển liên kết Trong
đó, nhận thức của chủ thể nông dân mang ý nghĩa quyết định Bởi lẽ, nông dân làchủ thể trung tâm của mối liên kết, song trình độ của đa số nông dân Việt Nam hiệnnay còn ở mức thấp và mặt bằng chung thấp hơn tất cả các chủ thể tham gia liên kếtkhác Trình độ thấp khiến người nông dân chưa thoát được những tập quán sản xuấtlạc hậu để tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa khi hội nhập với kinh tếthế giới Trình độ thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm khó thay đổicủa nông dân như: rụt rè, thiếu chủ động trong việc tạo lập và xây dựng mối quan
hệ liên kết; tùy tiện trong quá trình sản xuất và thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ cácquy định liên kết Do đó, phát triển mối liên kết giữa nông dân với các chủ thể đòihỏi tất cả các chủ thể mà đặc biệt là người nông dân phải:
+ Nâng cao trình độ
+ Chủ động trong liên kết
+ Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện liên kết
1.1.6.2 Yếu tố nguồn lực sản xuất
Quy mô đất đai
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thaythế Diện tích và mức độ tập trung của đất sản xuất nông nghiệp là một trongnhững nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tiến trình liên kết giữa nông dân với cácchủ thể khác Ruộng đất càng manh mún và phân tán thì định phí sản xuất trênmỗi đơn vị diện tích càng cao và việc liên kết giữa nông dân với các chủ thể kháccàng diễn ra khó khăn Ngược lại, khi các mảnh ruộng được tập trung gần nhau vàtạo ra một diện tích đủ lớn, việc áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ chosản xuất sẽ thuận lợi hơn; đồng thời, công tác giám sát toàn bộ quá trình sản xuấtcũng thực hiện dễ dàng hơn, nhờ đó chất lượng của sản phẩm đầu ra đồng đều vàđảm bảo hơn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Nguồn nhân lực
Con người là chủ thể chính của mọi hoạt động, là nguồn lực của mọi nguồnlực Trong thời đại ngày nay khi các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nguồn nhânlực được xem là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, liên quan mật thiết
và chi phối các yếu tố khác Chất lượng của nguồn nhân lực thể hiện qua các yếu tố:
- Thể lực: là tình trạng sức khỏe của người lao động, biểu hiện ở sự phát triểnbình thường, có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao độngtrong quá trình sản xuất và đảm bảo thời gian lao động lâu dài Thể lực ảnh hưởngtrực tiếp đến trí lực, nếu con người không nâng cao được thể lực thì khó phát triểntrí tuệ và khả năng sáng tạo trong học tập và lao động Trong nông nghiệp, hoạtđộng sản xuất gắn với các cơ thể sống và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiênnên yếu tố thể lực đóng vai trò rất quan trọng, mà đặc biệt là đối với người nông dân– chủ thể trực tiếp của quá trình sản xuất nông nghiệp
- Trí lực: là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sángtạo để thích ứng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các chủ thể Trí lựcbiểu hiện ở khả năng vận dụng những điều kiện vật chất (tư liệu sản xuất) và tinhthần (kinh nghiệm, tri thức khoa học…) vào hoạt động sản xuất nhằm đạt hiệu quảcao; đồng thời trí lực cũng là khả năng tự định hướng giá trị hoạt động của mỗi chủthể để đạt được mục tiêu liên kết
- Tâm lực: là những chuẩn mực đạo đức của con người được biểu hiện trongthực tiễn lao động sản xuất và sáng tạo cá nhân Tâm lực tạo ra động cơ của các chủthể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của các chủ thể trong quá trình liên kết như:
sự tuân thủ các quy định của hợp đồng liên kết, sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinhthực phẩm, cung cấp thông tin trung thực đối với người tiêu dùng… Nói cách khác,tâm lực góp phần phát huy vai trò của thể lực và trí lực của các chủ thể với tư cách
là nguồn lực của xã hội nói chung và của hoạt động liên kết nói riêng
Khả năng tài chính
Khả năng tài chính bao gồm khả năng tự trang trải nguồn vốn kinh doanh vàkhả năng tiếp cận các nguồn vốn vay Khả năng tiếp cận vốn vay phụ thuộc vào khảnăng chi trả các khoản vay trên cơ sở đánh giá mức độ khả thi của phương án kinh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32doanh cũng như nguồn tài sản đảm bảo cho khoản vay đó Khả năng tài chính càngtốt thì nguồn vốn cung ứng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp càng dồi dào.
Tiến trình liên kết giữa nông dân với các chủ thể yêu cầu phải mở rộng quy
mô sản xuất và kinh doanh nhằm tận dụng tính hiệu quả theo quy mô Vì vậy, nhucầu về nguồn vốn của các chủ thể cũng sẽ tăng lên Ngược lại, khi nguồn vốn kinhdoanh được đáp ứng, người nông dân và doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư mở rộngsản xuất kinh doanh, nguồn cung sản phẩm tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi để thúcđẩy và tăng cường liên kết kinh tế giữa các chủ thể để đưa sản phẩm đến tay ngườitiêu dùng một cách hiệu quả
Nhà khoa học cần vốn để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đưa các ứngdụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất Nhà nước cần vốn để đầu tư cơ sở
hạ tầng, phát triển hoạt động khuyến nông… Quá trình liên kết với sự tham gia củadoanh nghiệp giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người nông dân và nhà nước.Doanh nghiệp cung ứng vốn cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất và thực hiệnbao tiêu sản phẩm đầu ra, cũng như tham gia cùng nhà nước phát triển hạ tầng nôngnghiệp (bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất; hạ tầng nguồn nhân lực) Nông dân là đốitượng bị hạn chế nhiều về khả năng tài chính vì không có tư cách pháp nhân, tài sảnđảm bảo thiếu hụt… Hình thành hợp tác xã là một cách để nâng cao khả năng tàichính cho người nông dân Với tư cách là tổ chức đại diện cho tập hợp những ngườinông dân, hợp tác xã có thể tiếp cận được với các nguồn vốn như ODA, FDI giúpngười nông dân phát triển sản xuất
Một nhân tố quan trọng đòi hỏi người nông dân cần thiết phải tham gia liênkết nhằm tận dụng các nguồn vốn từ các chủ thể khác như nhà doanh nghiệp, nhànước…tự thân người nông dân khó có khả năng tiếp cận được vốn từ các tổ chức tíndụng do không có cơ sở đảm bảo thế chấp nguồn vốn vay cũng như khả năng chitrả Khi tham gia liên kết, những hạn chế này sẽ được giải quyết và dễ dàng tiếp cậnhơn thông qua sự bảo lãnh của nhà nước, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp
Trang 33xuất ngày càng bị giới hạn thì khoa học công nghệ là yếu tố giúp gia tăng hiệu quảsản xuất và tiết kiệm các nguồn lực khác Quy mô sản xuất càng manh mún và phântán, việc ứng dụng khoa học công nghệ càng khó khăn vì định phí trên đơn vị sảnphẩm ở mức cao Liên kết kinh tế giữa nông dân và các chủ thể giúp tăng quy môsản xuất, tạo ra những cánh đồng mẫu lớn, nhờ vậy các thành tựu khoa học côngnghệ có điều kiện được áp dụng trên diện rộng Đồng thời, sự quan tâm và giànhnhiều nguồn lực của các chủ thể tham gia liên kết đối với các thành tựu này sẽ thúcđẩy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ ngày càng phát triển.
1.1.6.3 Yếu tố thị trường
Thị trường được cấu thành từ ba yếu tố: dung lượng, nhu cầu và sức mua.Lần lượt từng yếu tố đều có những ảnh hưởng nhất định đến tiến trình liên kết giữanông dân và các chủ thể:
+ Dung lượng: là toàn bộ khối lượng hàng hóa được đưa ra thị trường trongmột thời gian nhất định Dung lượng thị trường phụ thuộc vào khả năng cung ứngcủa các chủ thể sản xuất hàng hóa trong xã hội và khả năng thanh toán của ngườitiêu dùng
+ Nhu cầu: Các chủ thể tham gia liên kết căn cứ vào nhu cầu thị trường đểquyết định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai cũng như liên kết để làm gì, liên kết vớiai; căn cứ vào thị hiếu tiêu dùng để quyết định sản xuất như thế nào và liên kết nhưthế nào
+ Sức mua: Sức mua của thị trường là căn cứ quan trọng để nhà sản xuất lựachọn thị trường mục tiêu Đồng thời, nhà sản xuất cũng dựa vào sức mua của thịtrường để tạo sản phẩm với giá thành phù hợp
Trang 34càng phát triển, càng mang lại nhiều lợi ích cho việc tạo lập và phát triển liên kếtgiữa nông dân và các chủ thể:
- Hỗ trợ người nông dân mở rộng quy mô sản xuất khi được đáp ứng cácđiều kiện về cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo điều kiện cho các yếu tố sản xuất khácphát huy vai trò của mình, nhờ vậy thúc đẩy sản xuất phát triển
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa nông thôn và thành thị, giữa địa phươngnày với địa phương khác, giữa đất nước này với đất nước khác, giúp người nôngdân tiếp cận tốt hơn với thị trường các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra
- Thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và thamgia liên kết với nông dân Bên cạnh đó, sự góp mặt của khu vực tư nhân cũng làcách để chia sẽ gánh nặng tài chính cho nhà nước trong việc tiếp tục xây dựng vàphát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm cơ chế, chính sách, pháp luật trong và ngoàinước Môi trường pháp lý thường tác động đến liên kết kinh tế giữa nông dân và cácchủ thể theo các chiều hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển, đổi hướng pháttriển tùy theo chủ đích của nhà hoạch định chính sách, đây là nhóm yếu tố vô cùngquan trọng và nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động liên kết
Pháp luật điều tiết mối quan hệ của các bên khi tham gia vào liên kết Cơ chếchính sách thể hiện ý chí của nhà hoạch định đối với hoạt động liên kết Nhà nướcthông qua rất nhiều chính sách để thúc đẩy liên kết giữa nông dân với các chủ thểkhác như: chính sách ruộng đất khuyến khích dồn điền đổi thửa để mở rộng quy môsản xuất; chính sách khoa học công nghệ khuyến khích đầu tư nghiên cứu giốngmới, kỹ thuật sản xuất mới; chính sách đầu tư thu hút nhà đầu tư trong và ngoàinước tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp; chính sách nguồn nhân lực hỗ trợ nângcao trình độ, đào tạo tay nghề cho người nông dân; chính sách tín dụng tạo điềukiện để người nông dân được tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất… Môi trườngpháp lý càng ổn định, thống nhất và thông thoáng càng thúc đẩy hoạt động liên kếtphát triển mạnh mẽ Vai trò của chủ thể nhà nước trong liên kết bốn nhà được thểhiện rõ ở yếu tố này
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 351.2 Giới thiệu về hồ tiêu
Cây hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn vàmang lại lợi ích cho người trồng Tại Việt Nam cây hồ tiêu được trồng nhiều từ cáctỉnh Bắc Trung bộ trở vào Ngày nay, bà con nhờ ứng dụng các biện pháp kỹ thuậttiên tiến vào sản xuất hồ tiêu nên đã giúp tiêu đạt năng suất cao hơn và có chấtlượng tốt hơn
1.2.1 Nguồn gốc của hồ tiêu
Cây hồ tiêu được bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây ít nhất 2000 năm trước CôngNguyên Những người Ấn Độ đã phát hiện ra loại cây này mọc hoang trong rừng ởTây Nam Ấn Độ nằm ở vùng Ghats và Assam (đây là vùng nhiệt đới ẩm), họ cũng
là những người sử dụng đầu tiên và cho rằng việc phát hiện này là rất quý giá vì hạttiêu có thể dùng làm lễ vật triều cống hoặc bồi thường chiến tranh
Đến đầu thế kỷ 13 cây tiêu mới được trồng rộng rãi và sử dụng trong bữa ănhàng ngày.Hồ tiêu được mệnh danh là vàng đen (black gold) và đã từng được loàingười dùng làm bản vị tiền tệ khi trao đổi hàng hóa Hồ tiêu từng được xem là tàisản kế thừa trong gia tộc, cho nên thời bấy giờ xuất hiện thuật ngữ “peppercornrent” như một hình thức cầm đồ như bây giờ, hay thanh toán mua bán
Trước thế kỷ thứ 16, hồ tiêu từ Ấn Độ lan rộng sang các nước vùng Nam Á,Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, Campuchia, Việt Nam, Lào
…) Những vùng kinh tế này đều có giao thương với Trung Hoa, hoặc tự sản xuất,
tự tiêu thụ Hải cảng Malabar vùng Đông Ấn là điểm trung chuyển cho con đườnghàng hải buôn bán hồ tiêu toàn thế giới từ rất lâu, qua Ấn Độ Dương Hồ tiêu đượcxuất sang Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi từ cảng Malabar Con đường thương mạigia vị hồ tiêu xuất phát theo đường bộ hay đường thủy đều có những điểm đến làvùng ven biển Ả Rập (Arabian Sea)
Đến thế kỷ 19 mới đưa sang trồng ở châu Phi và châu Mỹ, nhiều nhất là ởMadagasca và Brazil
Hiện nay tiêu được trồng nhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo khoảng
15ovĩ Bắc và 15ovĩ Nam (vì do xuất xứ từ vùng nhiệt đới ẩm) Ở Việt Nam có thể trồng
ở vĩ độ 17 Tiêu chỉ thích hợp ở độ cao dưới 800m, lên cao lạnh tiêu phát triển kém
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 361.2.2 Giá trị của hồ tiêu
Giá trị kinh tế
Cây hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, giữ vị trí quantrọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp Việt Nam là một trong những nước đứngđầu thế giới về sản xuất hạt tiêu, với sản lượng hàng trăm ngàn tấn hàng năm Vớigiá tiêu thị trường dao động từ mức 120.000 đồng/kg - 150.000 đồng/kg, năng suất
từ 1,5 đến 2,0 tấn/ha (thâm canh đạt từ 2,5 – 3,0 tấn/ha/năm)
Giá tri dinh dưỡng
Tiêu được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn những sản phẩm gia vị khác
Nó được dùng một cách rộng rãi nhất như là một loại gia vị, hương thơm và vị cayhòa quyện tuyệt vời trong một món ăn khai vị cay nóng và thơm ngon Thành phầnhóa học của nó như sau: Hạt tiêu thương phẩm có chứa 12-14% nước và 86-88%chất khô, các chất khô trong hạt tiêu gồm có: Ở tiêu đen: 95,49% là chất hữu cơ +4,19% là chất khoáng; Ở tiêu trắng: 98,38% là chất hữu cơ + 1,62% là chất khoáng
Tiêu có tác dụng kích thích những hoạt động của cơ quan tiêu hóa tiết ranhiều nước bọt và dịch vị hơn Tiêu được dung rất nhiều trong công việc bếp núc,
nó được trộn trong thịt, hoặc tiêu cũng được dùng trong xúp, cá, nước chấm, dưamuối, nước sốt cà chua hay nấm…Tiêu cũng được dùng trong y học để điều chế cácloại thuốc để điều trị một số bệnh Tuy nhiên, hiện nay ít thấy được sử dụng trongcác loại thuốc Tây
1.2.3 Đặc điểm tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế - xã hội
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Hồ tiêu thích hợp ở những nơi có địa thế cao ráo để tránh ngập
úng trong mùa mưa
Đất đai: Đất đai là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của hồ tiêu Nếu trồng hồ tiêu trên loại đất thích hợp sẽ cho năng suất cao, chấtlượng tốt Tuy nhiên, đất thích hợp nhất để trồng hồ tiêu là đất nâu đỏ, đất bazan cótầng canh tác dày trên 50cm, tơi xốp, nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ và giàu chấtdinh dưỡng, đất có khả năng giữ nước cao và thoát nước tốt, không bị ngập úngtrong mùa mưa và không bị nhiễm mặn trong mùa nắng, có độ ph 5,5-7 Không
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37được trồng hồ tiêu ở những vùng đất cát khô, sét nặng hoặc quá nặng, đất phènkhông có điều kiện thoát nước, đất bị nhiễm mặn.
Khí hậu thời tiết: Ở nước ta, từ miền Trung trung bộ trở vào có khí hậu
thích hợp cho hồ tiêu vì ít khi có nhiệt độ 150C, hồ tiêu không phát triển được Hồtiêu thích nhiệt độ bình quân trong vòng 25-30oC, nhiệt độ trên 400C không thíchhợp cho hồ tiêu Ẩm độ bình quân 75-900C, lượng mưa hằng năm hồ tiêu yêu cầukhoảng 2000-2500 mm và phân bố đều trong năm Hồ tiêu là cây ưa ánh sáng, tuynhiên trong giai đoạn đầu hồ tiêu mới trồng hoặc còn nhỏ cần phải che bóng để hồtiêu con phát triển tốt Còn ở giai đoạn sau, khi hồ tiêu đã trưởng thành, đã thuhoạch được, đã phát triển thì không cần che bóng nữa để hồ tiêu có đủ ánh sáng vàcho năng suất
1.2.3.2 Yếu tố kỹ thuật
Thời vụ: Thời vụ trồng tiêu thay đổi tùy theo các vùng có khí hậu khác
nhau Thông thường tiêu được trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt công tưới Ởnước ta, thời vụ trồng ở những vùng chủ yếu như sau:
+ Miền Trung: Trồng vào đầu tháng 08 – 09 và thu hoạch vào tháng 02 – 03.+ Tây Nguyên: Trồng vào đầu tháng 05 – 06, thu hoạch vào tháng 12 – 01.+ Đông Nam Bộ: Trồng vào đầu tháng 04 – 08, thu hoạch vào tháng 01 – 04
Giống: Khâu chọn giống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kiểm
sâu bệnh, tăng năng suất do đó, muốn đạt năng suất cao, đòi hỏi phải có quy trìnhgiống thích hợp, xanh tốt, khỏe mạnh, ít sâu bệnh, đủ ngày tuổi Hiện nay, một sốgiống phổ biến ở Việt Nam là: Tiêu Quảng Trị, Vĩnh Linh, Sẽ, Trâu, Phú Quốc ngoài ra, còn có giống nhập ngoại là Laba Belang Toeng (kháng được bệnh tiêuđiên), nguồn gốc từ đảo Sarawaak nhập vào Việt Nam năm 1971
Cây choái: Cây choái là cây chống đỡ cho tiêu trong quá trình sinh
trưởng Có các loại choái như: choái chết, choái sống, choái xây Tuy nhiên, vớiđiều kiện của các hộ trồng tiêu tại xã, choái sống là loại choái chủ yếu Choái sốngthường làm bằng các loại cây như: Cây mức, cây mít, cây ươi, mù cua
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38 Chăm sóc: Gồm các công đoạn sau:
+ Trồng dặm: 15 ngày sau khi trồng phải kiểm tra để phát hiện cây chết vàdặm lại những nơi đó Cây dặm phải được ươm sẳn trong bầu đất, không nên dặmbằng hom Nếu sau 1-2 năm mà cây chết tì kéo dây ở gần đó chôn xuống đất và chặt
để bổ sung cho choái đó
+ Tưới, thoát nước: Tốt nhất là tưới gốc hoặc tưới phun Làm bồn đắp bờxung quanh để giữ nước Tránh xịt trực tiếp vào gốc làm lòi rễ tiêu Khoảng cáchgiữa các lần tưới đối với cây lớn là 7-10 ngày/ lần, đối với cây nhỏ là 2-3 lần/ngày
+ Bón phân: Các loại phân thường sử dụng để bón cho tiêu là: Ure, NPK,Lân, Kali và phân hữu cơ Cách bón: Đào rãnh quanh choái, cách choái 0,5 – 0,6 m,rộng 20 -30 cm, sâu 10 – 15 cm, rãi phân đều vào rãnh rồi lấp đất lại
+ Buộc dây, xén tỉa tạo hình: Khi tiêu mọc dài được 20 – 30 cm lấy dây buộccho tiêu dính choái, buộc suốt cho đến khi nào tiêu bò hết cây choái Khi tiêu đã ratrái thì tỉa cành tược, dây lươn, những năm đầu tỉa lá ác đi
+ Làm cỏ, xới đất, vun gốc: Khâu này kết hợp với bón phân, thao tác liênhoàn: làm cỏ - xới đất – bón phân – vun gốc
+ Tủ gốc, đôn cây: Mùa khô ở Đông Nam Bộ, cây tiêu nhỏ nên được tủ gốcbằng rơm, rạ, bã mía để giữ ẩm cho tiêu Kỹ thuật đôn dây tiêu chỉ áp dụng khitrồng tiêu bằng dây lươn vì dây mọc dài mà chưa ra trái Tiến hành đôn dây sau mộtnăm trồng, đào mương quanh gốc và lấp dây quanh để lòi đầu ngọn 20 – 30 cm
Phòng, trừ sâu bệnh: Hạn chế việc làm đứt rễ tiêu, tưới nước đầy đủ
trong mùa khô, thoát nước kịp thời trong mùa mưa, đảm bảo cho bộ rễ tiêu khỏemạnh, đủ sức đề kháng các loại nấm, không dùng phân hữu cơ chưa hoai mục bóncho tiêu Phun xịt nấm định kỳ, mỗi tháng một lần trong mùa cao điểm (tháng 7 – 8dương lịch)
Thu hoạch: Sau khi trổ bông từ 8 – 10 tháng trái chín và thu hoạch được.
Ở miền Nam, thu hoạch tiêu từ tháng 12 đến tháng 3 Sau khi hái, đem tiêu về ủ từ 1
- 2 ngày cho tiêu tiếp túc chín sau đó đem phơi nắng khoảng 3 -4 ngày Độ ẩm củahạt khi bảo quản <150C
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 391.2.3.3 Yếu tố kinh tế - xã hội
Thị trường tiêu thụ: Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp, một mặt hàng
xuất khẩu có giá trị kinh tế cao Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của thế giới đang có xuhướng tăng và ngày càng ổn định
Thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất hồ tiêu của ngườidân Bao gồm những quyết định về diện tích, sản lượng, chất lượng, nhằm manglại lợi nhuận cao nhất Nhu cầu thị trường còn là cơ sở cho các nhà hoạch địnhchính sách đưa ra các quyết định đúng đắn về quy hoạch, kế hoạch, định hướng,cho ngành sản xuất hồ tiêu như xây dựng vùng chuyên môn hóa, mở rộng thịtrường, có các biện pháp vĩ mô về phát triển sản xuất hồ tiêu Và thông qua thịtrường, lợi nhuận được phân phối hợp lý cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng vàcác nhà buôn bán
Tổ chức sản xuất: Hồ tiêu là một nông sản hàng hóa nên việc tổ chức sản
xuất là rất cần thiết, cần phải sản xuất và tập trung có quy mô lớn, trình độ thâmcanh cao Việc quy hoạch, phân vùng để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của vùng
là hết sức quan trọng Phân vùng hợp lý sẽ giữ được cân bằng sinh thái, tận dụngđược mọi tiềm năng về đất đai, lao động, và các điều kiện khai thác trong vùngnhằm đảm bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài cho vùng
Tổ chức sản xuất hồ tiêu nên theo hướng chuyên môn hóa nhằm tạo sự cạnhtranh cao hơn trên thị trường, thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật, người dânmạnh dạn đầu tư thâm canh từ đó mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao Pháttriển sản xuất theo hướng hàng hóa còn góp phần thực hiện tốt quá trình côngnghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
- Chính sách đất đai: Trung ương Đảng đã đề ra chỉ thị 100-CP/TW về cảitiến công tác khoán sản phẩm về nhóm và người lao động Nghị quyết 10 của bộchính trị về quản lý đổi mới kinh tế nông nghiệp Nghị quyết 61/CP và luật đất đai
1993 có sửa đổi và bổ sung về giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân đã
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung và sảnxuất hồ tiêu nói riêng Trên cơ sở các chính sách của nhà nước, người nông dân gắn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40bó với đất đai của mình hơn, trách nhiệm của họ cũng cao hơn Họ yên tâm đầu tưlâu dài, thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, giữ gìn môi trường sinhthái, bảo đảm cho quá trình sản xuất nông nghiệp bền vững Mặt khác các hộ nôngdân còn được quyền chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai sao cho phù hợp để thuậntiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóatheo hướng sản xuất hàng hóa.
- Chính sách tín dụng: Vốn là một yếu tố quyết định vì sản xuất hồ tiêu đòihỏi một lượng đầu tư ban đầu lớn Nếu thiếu vốn, người sản xuất sẽ sản xuất vớiquy mô nhỏ, đầu tư thấp sẽ dẫn đến không hiệu quả về sản lượng và chất lượng của
hồ tiêu Vì vậy, chính sách về tín dụng có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho người dân vềvốn đầu tư để mở rộng sản xuất cũng như đầu tư thâm canh ổn định Chính sách tíndụng còn là cơ sở, là nền tảng ban đầu cho người nông dân khi đi vào sản xuất, giúp
họ giải quyết được những khó khăn trước mắt, tạo đà cho họ yên tâm phát triển sảnxuất lâu dài, thực hiện tốt các định hướng sản xuất của mình
- Chính sách khuyến nông: Một số chính sách khuyến nông: Tập huấn cho bàcon về kỹ thuật trồng hồ tiêu; tổ chức tham quan giới thiệu mô hình trồng hồ tiêuhiệu quả; cung cấp thông tin thị trường đến người dân thông qua các phương tiệnđài, báo, vô tuyến truyền hình….để người dân nắm bắt và đưa ra các quyết định sảnxuất đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thị trường Công tác khuyến nông rất cần thiếtđối với người nông dân, vì vậy để công tác khuyến nông được thực hiện thườngxuyên Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích cán bộ khuyến nông,tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng của mình, đồng thời cũng có chính sáchkhuyến khích cả người nông dân để họ tham gia học tập tích cực hơn Một số chínhsách khác như chính sách giá cả, chính sách đầu tư… cũng có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của sản xuất hồ tiêu
- Chính sách giá cả tác động đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào, trong nôngnghiệp đó là chính sách trợ giá giống cây trồng, trợ giá phân bón, thuốc trừ sâu…những chính sách này đã giúp cho người nông dân giảm được giá thành sản xuất,tăng sức cạch tranh và tăng quy mô sản xuất hồ tiêu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ