1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng viêm mũi dị ứng của công nhân dệt may công nghiệp và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

190 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 3,76 MB

Nội dung

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNGNHÂN MAY CÔNG NGHIỆP ...124 1.1.. Đặc thù của loại hình lao động này là môi tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

ĐINH VIẾT TUYÊN

THỰC TRẠNG VIÊM MŨI DỊ

ỨNG CỦA CÔNG NHÂN DỆT MAY CÔNG NGHIỆP

VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN

Trang 2

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suôt qua trình học tập va hoan thanh luận an nay , tôi đa nhân đươc rất nhiều

sư giúp đỡ , tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo , cac nha khoa học , cac can bộ Vơi lòng kính trọng va biết ơn sâu sắc tôi xin được bay to va gửi lời cảm ơn chân thanh tơi:

Tập thể Ban lãnh đạo , Phòng đao tạo sau đại học , Bô môn Dịch tễ học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đa tao moi điêu kiên thuân lơi giup đơ tôi trong qua trình học tập, nghiên cứu va hoan thanh luân an.

Tập thể thầy giao hướng dẫn khoa họcđa hêt long giup đơ , hướng dẫn va đông viên cũng như tao moi điêu kiên thuân lơi cho tôi trong suôt qua trinh nghiên cứu va hoan thanh luân an.

Tôi xin gửi lời cam ơn tới tập thể lãnh đạo, đồng nghiệp của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đa tạo mọi điều kiện thuận lợi , chia sẻ công việc trong suốt thời gian học tập va nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động của Công

ty cổ phần dệt may Hoang Thị Loan , anh chị em cộng tac viên đa tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tai.

Sau cùng, tôi xin gửi lời cam ơn chân thanh tới gia đình , bô me, anh chi em , bạn bè va ngươi vơ yêu quy đa luôn ơ bên canh đông viên , chia sẻ khó khăn cũng như giup đơ tôi để hoan thanh luân an.

Ha Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận án

Đinh Viết Tuyên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Đinh Viết Tuyên, Nghiên cứu sinh khóa 32 chuyên ngành Dịch TễHọc, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương

1 Đây là Luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Lê Minh Kỳ; GS.TSKH Vũ Minh Thục

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung

thực

và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Ha Nội, ngay thang năm 2018

Người viết cam đoan

Đinh Viết Tuyên

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 3

1.1.1 Môi trường lao động công nhân dệt may 3

1.1.2 Tình hình bệnh viêm mũi dị ứng .6

1.1.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt may 12

1.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG .19

1.2.1 Đặc điểm lâm sàng 19

1.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng 22

1.3 CÁC GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG .26

1.3.1 Các giải pháp dự phòng 26

1.3.2 Các giải pháp điều trị viêm mũi dị ứng 32

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 39

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 40

2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 40

2.1.4 Các giai đoạn của nghiên cứu 41

Trang 7

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 41

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 42

2.2.3 Nội dung nghiên cứu 45

2.2.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu 50

2.2.5 Phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin: 52

2.2.6 Khống chế sai số 61

2.3 QUẢN LÝ, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .61

2.4 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .61

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62

3.1 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN .62

3.1.1 Môi trường lao động 62

3.1.2 Thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng tại Công ty Hoàng Thị Loan 66

3.1.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng 72

3.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG 77

3.2.1 Triệu chứng lâm sàng 77

3.2.2 Kết quả cận lâm sàng 79

3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP 82

3.3.1 Hiệu quả lâm sàng 82

3.3.2 Hiệu quả cận lâm sàng 90

Chương 4: BÀN LUẬN 91

4.1 VỀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN .91

4.1.1 Về thực trạng môi trường lao động 91

4.1.2 Về thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng .95

Trang 8

4.1.3 Về một số yếu tố liên quan 974.2 VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI DỊỨNG 106

Trang 9

4.2.1 Đặc điểm lâm sàng 1064.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng 1094.3 HIỆU QUẢ CAN THIỆP .110

4.3.1 Hiệu quả lâm sang 1104.3.2 Hiệu quả cận lâm sàng 1204.4 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 123

KẾT LUẬN 124

1 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG

DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNGNHÂN MAY CÔNG NGHIỆP .124

1.1 Thực trạng môi trường lao động 1241.2 Thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông và các yếu tốliên quan 124

2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI DỊỨNG .125

2.1 Đặc điểm lâm sàng 1252.2 Đặc điểm cận lâm sàng 125

3 HIỆU QUẢ CAN THIỆP 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 11

VKM Viêm kết mạc

VMDƯ Viêm mũi dị ứng

VMDƯNN Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp

WHO World Health Organization – Tổ chức y tế thế giơi

Trang 12

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 2.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu

50Bảng 2.2 Đánh giá mức phản ứng của test lẩy da

58Bảng 3.1 Kết quả đo vi khí hậu tại các nhà máy

62Bảng 3.2 Bụi bông trong môi trường lao động công ty

64Bảng 3.3 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

66Bảng 3.4 Tình trạng sử dụng khẩu trang của công nhân

67Bảng 3.5 Thời gian tiếp xúc trong 1 ngày với bụi tại các phân xưởng của

côngnhân 67Bảng 3.6 Tỉ lệ bệnh viêm mũi dị ứng

68Bảng 3.7 Tỷ lệ công nhân mắc bệnh mũi họng chung

68Bảng 3.8 Phân bố đối tượng viêm mũi dị ứng từng nhà máy theo giới tính

69Bảng 3.9 Phân bố đối tượng mắc viêm mũi dị ứng theo lứa tuổi

70Bảng 3.10 Phân bố đối tượng mắc viêm mũi dị ứng theo tuổi nghề

70Bảng 3.11 Kiến thức thái độ thực hành về bệnh VMDƯ trong công nhân

71Bảng 3.12 Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và giới tính

72Bảng 3.13 Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và lứa tuổi (n=1040)

72Bảng 3.14 Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và tuổi nghề (n=1040)

73

Trang 13

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tình trạng sử dụng khẩu trang của công nhân

và viêm mũi dị ứng (n=1040) 74Bảng 3.16 Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc trong 1 ngày với bụi của

công nhân và viêm mũi dị ứng (n=1040) 75Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tiền sử bị hen phế quản và viêm mũi dị ứng(n=1040)

75Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tiền sử nổi dát đỏ và viêm mũi dị ứng (n=1040)

76Bảng 3.19 Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và

một số yếu tố nguy cơ(n=1040) 76

Bảng 3.20 Mức độ biểu hiện các triệu chứng tại mũi (n=317)

77

Trang 14

Bảng 3.21 Mức độ biểu hiện các triệu chứng tại mắt (n=317) 78

Bảng 3.22 Tỷ lệ công nhân bị dị hình vách ngăn (n=317) 78

Bảng 3.23 Tỷ lệ công nhân bị polype mũi (n=317) 79

Bảng 3.24 Kết quả Prick test với dị nguyên bụi bông (n=317) 79

Bảng 3.25 Kết quả xét nghiệm IgE bệnh nhân viêm mũi dị ứng 80

Bảng 3.26 Kết quả xét nghiệm IgG toàn phần bệnh nhân viêm mũi dị ứng 81

Bảng 3.27 Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng hắt hơi của 2 nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị

Trang 15

Bảng 3.34 Nồng độ IgE trước và sau can thiệp

90 Bảng 3.35 Nồng độ IgG trước và sau can thiệp

90 Hình 1.1 Dây chuyền may công nghiệp và các yếu tố nguy hiểm, có hại 4

Hình 1.2 Vai trò của dị nguyên bụi bông trong cơ chế bệnh lý 16

Hình 1.3 Sử dụng bình netti pot 31

Hình 1.4 Máy Súc Rửa Mũi Xoang theo xung nhịp 31

Hình 2.1 Vị trí Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan 39

Hình 3.1 Kết quả nồng độ bụi bông tại các nhà máy (mg/m3) 65

Trang 16

Hình 3.2 Kết quả Prick test với dị nguyên bụi bông (n=317) 79

Hình 3.3 Kết quả Hàm lượng IgE toàn phần 80

Hình 3.4 Kết quả Hàm lượng IgG toàn phần 81

Hình 3.5 Kết quả lâm sàng sau can thiệp 82 Hình 4.1 Các yếu tố môi trường và di truyền liên quan đáp ứng IgE với dị nguyên121

Trang 17

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân Theo số liệu thống kê năm 2001, toàn ngành có1.031 doanh nghiệp thì đến năm 2017, số lượng doanh nghiệp trong ngànhkhoảng 8770 doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17%/năm tronggiai đoạn từ 1998 đến nay Toàn ngành dệt may Việt Nam thu hút khoảng 2.5triệu lao động với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt xấp xỉ 31 tỷ USD[3][77]

Bên cạnh những thành tựu rất lớn lao trong tăng trưởng kinh tế và cảithiện đời sống nhân dân thì vấn đề ô nhiễm môi sinh, ô nhiễm môi trường laođộng tác động tới sức khỏe bệnh tật của người lao động đang là một vấn đề rấtđược Đảng và Nhà nước quan tâm.Đặc thù của ngành dệt may là sử dụng máytheo dây chuyền công nghệ, mức độ lao động tuy không quá nặng nhọc nhưng

gò bó, đòi hỏi nhịp độ công nghiệp nhanh, Tỷ lệ lao động nữ rất cao, chiếmkhoảng 80 – 90% và phần lớn ở độ tuổi 20 – 35 tuổi, thời gian làm việc trungbình trên 8h/ngày, nhiều khi lên tới 10 – 12h/ngày[12][13][29][66]

Đặc thù của loại hình lao động này là môi trường lao động không thuậnlợi, thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bông trong một thời gian liên tục làmảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra một số bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởngkhông tốt đến sức khỏe công nhân như các bệnh dị ứng đường hô hấp: Bệnhbụi phổi bông nghề nghiệp, hen nghề nghiệp, viêm mũi dị ứng Mặc dù cácyếu tố bệnh căn của dị ứng rất đa dạng, dị ứng với bụi bông là một lĩnh vựcđặc biệt thú vị và có triển vọng trong dị ứng học hiện đại Sự quan tâm tới dịnguyên này không ngừng tăng lên, trước hết do sự mẫn cảm với dị nguyên bụibông là một trong những nguyên nhân thông thường nhất của các bệnh dị ứngnghề nghiệp (Hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, bệnh bụi phổi bông)chiếm tỷ lệ không nhỏ trong bệnh dị ứng chung [16][17][19][21][31][96]

Trang 18

Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát môi trường lao động và tình hình sứckhỏe của công nhân dệt may trong những năm gần đây[16][17][19][22][28][30].Tuy nhiên, các bệnh dị ứng: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm kết

mạc, mề đay…đặc biệt là viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông (DNBB)

đặc trưng cho ngành dệt may còn chưa được đánh giá đầy đủ Hơn nữa, chưa

có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của việc rửa mũi bằng nước muốisinh lý cũng như xịt mũi bằng Avamys trong việc phòng và điều trị viêmmũi dị ứng do bụi bông

Nghệ An là một trong những thành phố có ngành dệt may phát triển sớm

và tạo một nguồn công việc lớn cho người lao động tại địa phương và các tỉnhlân cận Trong đó, hàng đầu kể đến là Công ty cổ phần dệt may Hoàng ThịLoan Đặc thù của ngành dệt may thì nhóm bệnh hô hấp chiếm một tỉ lệ khácao, tiêu biểu là tình trạng viêm mũi dị ứng Vấn đề nghiên cứu thực trạngbệnh viêm mũi dị ứng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp là rất quan trọng

và cấp thiết nhằm bảm đảm tốt nhất về mặt sức khỏe cho người lao động khilàm việc và sinh hoạt tại công ty Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài:"Thực trạng viêm mũi dị ứng của công nhân dệt may công nghiệp và hiệu quả một số giải pháp can thiệp"với các mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng môi trường lao động, bệnh viêm mũi dị ứng va một

số yếu tố liên quan đến bệnh của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, Nghệ An, năm 2016.

2 Mô tả đặc điểm lâm sàng va cận lâm sàng bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, năm 2016.

3 Đánh gia hiệu quả giải pháp can thiệp trong phòng chốngva điều trị bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan.

Từ đó đề xuất áp dụng các giải pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng caosức khỏe người lao động một cách khả thi và có cơ sở khoa học

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

1.1.1 Môi trường lao động công nhân dệt may

- Mô tả dây chuyền cung bông và chải dệt [41]

Từ bông kiện  Phá kiện bông  Xé tay  Đưa vào máy xé trộn

 Đưa sang xé 6 trục (Đánh tơi bông với tốc độ cao để tạp rơi ra ngoài) Đưa về hòm tổng chuyển ra 2 đầu cân cuộn thành quả bông  cấp cho máy

chải.

Đánh xé bông với tốc độ cao  Cuộn thành cúi thô  Đưa vàomáy ghép  Ghép 5,6 cúi (tăng độ săn của sợi thô)  Ra máy thô (ghép3,4 sợi để tiếp tục tăng độ săn)  Máy xe sợi con  Máy ống (đánhthành quả sợi to)  Buồng chuẩn bị dệt  Sâu go  Máy mắc  Máy

hồ  Máy dệt

- Qui trình may công nghiệp [45]:

+ Công đoạn may chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình sản

xuất Nhiệm vụ chính của công đoạn này là từ nhiều chi tiết bán thành phẩmlắp ráp thành sản phẩm duy nhất (sản phẩm hoàn thiện) Lực lượng lao độngtrực tiếp ngồi may chiếm khoảng 80% số lượng lao động trong xưởng Máymóc sử dụng chính trong công đoạn này chủ yếu là máy may 1 kim, 2 kim,máy vắt sổ, máy thùa khuy, đính bọ… Các máy móc đều là thiết bị bán tựđộng và chạy bằng điện, NLĐ chỉ cần đạp bàn đạp và giữ nguyên bàn đạpđược gắn với máy may thì máy may sẽ chạy tự động, và khi nhả bàn đạp thìmáy may sẽ dừng hoạt động

+ Đặc điểm của may công nghiệp theo dây chuyền là mỗi công nhântrong một dây chuyền sẽ thực hiện một công đoạn may các chi tiết và lắpghép các chi tiết để đến khi hoàn thành sản phẩm ở cuối dây chuyền Ngườicông nhân may ở đầu dây chuyền khi thực hiện xong chi tiết của sản phẩm sẽ

Trang 20

chuyển cho người may công đoạn tiếp theo, mỗi công đoạn, vị trí trongchuyền được phân công công việc cụ thể cho NLĐ để chuyên môn hóa Cuốichuyền sẽ có bàn kiểm tra sản phẩm nếu phát hiện sản phẩm có lỗi, sai sót ởcông đoạn nào thì sẽ chuyển lại cho người ở công đoạn đó thực hiện sửa lại

- Các yếu tố nguy hiểm, có hại xuất hiện trong qui trình sản xuất:

Trang 21

- Bụi, ồn

- Nguy cơ tai nạn lao động chấn thương

- Nhiệt độ,

- Nguy cơ tai nạn lao động và mắc bệnh

do các tác hại nghề nghiệp, ecgônômi

Gấp – Đóng gói - Bụi

- Nguy cơ tai nạn lao động

Kho thành phẩm

Hình 1.1 Dây chuyền may công nghiệp và các yếu tố nguy hiểm, có hại

Các công đoạn và khu vực trong dây chuyền may công nghiệp phát sinhcác yếu tố có hại chủ yếu như bụi, ồn, nhiệt, thiếu sáng hoặc chói lóa có nguy

Trang 22

cơ gây ảnh hưởng sức khỏe NLĐ và mắc bệnh do nghề nghiệp, tập trung ở cắt, may, là hơi.

Một số đặc trưng chủ yếu của may công nghiệp phát sinh những yếu tốnguy hiểm, có hại chính như sau:

Vi khí hậu:do điều kiện nhà xưởng may công nghiệp của các công ty có

qui mô lớn thường thiết kế rộng và lớn để sắp xếp từ 300-500 lao động tương

ứng với 10-12 dây chuyền (mỗi dây chuyền có từ 30-40 ban may), có nơi còn

bố trí lên tới 600-700 lao động trong một xưởng may Do thiết kế nhà xưởngrộng và dài nên dẫn đến các hệ thống thông hút gió hoạt động không hiệu quả,

do vậy tốc độ lưu chuyển không khí trong xưởng sẽ kém, gây ngột ngạt, khóthở và ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ [17][42] Ở các nhà xưởng may chỉ lắpđặt hệ thống thông gió tự nhiên thì có khoảng 50% vị trí lao động có nhiệt độvượt TCVSLĐ, còn nhà xưởng lắp đặt hệ thống giàn mát bằng hơi nước thìcon số này giảm còn khoảng 21%, nhà xưởng lắp đặt hệ thống điều hòa thì tỷ

lệ này là bằng 0… Các yếu tố như bụi, ồn phát sinh trong hoạt động sản xuất

may công nghiệp thì hầu hết là đảm bảo TCVSLĐ.

Bụi: đối với may công nghiệp, loại bụi đặc trưng là bụi bông có lẫn tạp

chất đọng trên vải phát sinh trong quá trình sản xuất Bụi phát sinh trong quátrình sản xuất có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan hô hấp của NLĐ, dễ gâynên các bệnh như Viêm mũi dị ứng, Hen phế quản, Bệnh phổi bụi bông[74].Qua một số kết quả nghiên cứu trước đây đánh giá chung về môi trườnglao động may công nghiêp cơ bản như sau: kết quả đánh giá chung về môitrường may công nghiệp 2 miền Bắc Nam ở thời điểm năm 2001 cho thấynhiệt độ trong các xưởng may cao hơn TCVSLĐ và cao hơn nhiệt độ ngoàitrời từ 1,2 đến 2,60C, độ ẩm thường đạt TCVSLĐ; đối với bụi và tiếng ồn thì

ở tất cả các vị trí trong dây chuyền may hầu hết là đạt và nằm trong giới hạnTCVSLĐ Tác giả Nguyễn Thế Công cũng cho biết kết quả nghiên cứu môitrường lao động trong xưởng may công nghiệp ở năm 2002 thấy tốc độ giónhiều vị trí làm việc tuy đạt TCVSLĐ nhưng chỉ dao động từ 0,55-

Trang 23

0,62m/s.Nguyễn Thị Bích Liên (2003) [Trích dẫn từ 21], khi nghiên cứu vềmôi trường lao động và sức khỏe của công nhân Công Ty Dệt 8/3, đã cho kếtquả: Tại một số khu như khu máy cung bông, khu máy kéo sợi thụ nhiệt độcao hơn bên ngoài từ 2-5 độ, trong những ngày nóng, nhiệt độ trong nhữngnơi này có thể lên tới 37- 40 độ Tốc độ gió tại hầu hết các điểm sản xuấtđược nghiên cứu đều thấp hơn Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, những yếu tố nàyđều có ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân Tuy nhiên, theo đánh giá môitrường lao động và ĐKLĐ trong ngành may ở khu vực phía Bắc, kết quả quantrắc vào thời điểm năm 2007 cho thấy nhiệt độ trong các công ty may daođộng từ 28-320C, đối với môi trường lao động may công nghiệp có nhiều bụinhẹ, nếu độ ẩm quá thấp sẽ giảm khả năng kết dính của bụi, bụi dễ dàng pháttán trong không khí Theo kết quả nghiên cứu về ĐKLĐ, môi trường lao động

cụ thể tại một nhà máy may công nghiệp thuộc Công ty Dệt May Hà Nội(2005) cho thấy nhiệt độ trong xưởng từ 29,7-31,00C đạt và thấp hơnTCVSLĐ (do nhà xưởng lắp đặt hệ thống giàn mát), nồng độ bụi hô hấp daođộng từ 0,01-0,03mg/m3, và nồng độ bụi toàn phần chỉ từ 0,2-0,35 mg/m3(các loại bụi đo được đều đạt và thấp hơn TCVSLĐ) Nghiên cứu, đánh giámôi trường lao động tại Công ty May Đồng Nai (2007) cũng cho thấy tại một

số vị trí sản suất trong xưởng may có một số yếu tố có hại trong môi trường laođộng chưa đạt TCVSLĐ như: nhiệt độ, tốc độ gió, cường độ chiếu sáng, cường

Trang 24

1.1.2.2 Dịch tễ học bệnh viêm mũi dị ứng

VMDƯ là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại viêm mũi, nó cũng làmột trong những dạng dị ứng phổ biến nhất trong các rối loạn về dị ứng ỞViệt Nam, theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ VMDƯ chiếm từ 10 -18%dân số Ở Nhật, thường xuyên có 20% dân số bị mắc chứng VMDƯ [41][83].Với tỷ lệ mắc bệnh cao, dịch tễ học của VMDƯ đang được quan tâm rấtnhiều Song sự nắm bắt về dịch tễ học của VMDƯ trên thực tế rất rời rạc vìnhững thông tin chăm sóc sức khoẻ ban đầu đều khó tìm và ít nhiều đều bịthiếu hụt Trong khi đó, những nghiên cứu rộng rãi ở cộng đồng đôi khi donhiều lý do, đã không làm test dị ứng Vì vậy, việc chẩn đoán phân biệtVMDƯ và viêm mũi không dị ứng thường khó

* Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trong mấy thập kỷ gần đây, những nghiên cứu trong cộng đồng ở nhiềunơi trên thế giới cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của VMDƯ nói riêng vàbệnh dị ứng hô hấp nói chung Theo Kim BK và cộng sự (2014) điêu tra taiHàn Quốc cho thấy ty lê VMDƯ là 13,3% và ngày càng tăng ở trẻ em [81].Ngoài ra, tuy số liệu không đủ song người ta cũng thấy được tỷ lệ VMDƯngày một tăng dần ở các nước đang phát triển và công nghiệp hóa [26][32] Ởmột số nước châu Á như Hồng Kông, Trung quốc có một số nghiên cứu đưa

ra tỷ lệ VMDƯ vào khoảng 40% [39][90][111][119]

Các quốc gia có tỷ lệ mắc VMDƯ thấp như : Indonexia, Anbani, Romani,Georgia va Hy Lap Trong khi đo cac nươc co ty lê rât cao la Australi a, NewZealan va Vương quôc Anh Những năm 90 của thế kỷ XX, theo điêu tra quôcgia cho thây VMDƯ ơ ngươi lơn chiêm 25,9 % tại Pháp và 29% tại Vươngquôc Anh trong đo viêm mui man tinh ơ ngươi lơn phô biên hơn ơ tre em[26].Năm 2006 - 2007, Masafumi Sakashita va công sư đa nghiên cưu VMDƯ ơ Nhât Ban đa chi ra ty lê VMDƯ ơ ngươi trương thanh (20 - 49 tuôi)

là 44,2% và không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi [90] Tại Trung quốc,

Trang 25

nghiên cứu Su N, Lin J và cộng sự trên 47216 người tại 18 thành phố thông qua phỏng vấn cho thấy tỷ lệ viêm mũi dị ứng là 17,6% [111].

* Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Là một đất nước nhiệt đới, tỉ lệ bệnh nhân bị VMDƯ quanh năm ở Việt Nam khá cao Ô nhiễm môi trường và sự xuất hiện của những dị nguyên mới đóng vai trò tác nhân quan trọng Dù chưa có số liệu thống kê

cụ thể nhưng VMDƯ có xu hướng ngày càng tăng cao tại thành phố và

phát triển nhanh trong những năm gần đây

Ở Việt Nam từ năm 1969, VMDƯ đã được đề cập đến trong chẩn đoán

và điều trị Tuy nhiên thời kỳ này, chủ yếu dừng ở mức độ chẩn đoán lâmsàng và điều trị triệu chứng Những năm sau đó, hàng loạt các công trìnhnghiên cứu về VMDƯ của các tác giả Nguyễn Năng An, Nguyễn Văn Hướng

Vũ Minh Thục, Phan Quang Đoàn, Phạm Văn Thức, Trịnh Mạnh Hùng đãgóp phần làm rõ thêm về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, đưa ra các phươngpháp chẩn đoán và MDĐH [2][19][20][24][25][26][27][34]

Khoảng 20% dân số trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng của căn bệnhVMDƯ Ở Việt Nam tỉ lệ mắc căn bệnh này ở mức cao với khoảng 12,3 -18% dân số và đang có xu hướng gia tăng bởi ô nhiễm môi trường, chuyển mùa cộng với sự xuất hiện những kháng nguyên lạ

Viêm mũi dị ứng bắt nguồn từ những nguyên nhân di truyền, dị ứng vớicác dị nguyên là phấn hoa, mùi vị, bụi, nấm, hóa chất, lông thú hay lệch lạccấu trúc vách ngăn mũi Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể sẽ giải phónghistamin gây viêm và tiết dịch ở niêm mạc hốc mũi, khoang họng, kết mạcmắt gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa mũi, hắt hơi liên tục Bệnh khôngnghiêm trọng đến tính mạng nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, bệnhgây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, giấc ngủ, họchành, công việc của người bệnh Nó cũng là một trong số các nguyên nhânchính dẫn đến viêm xoang mạn tính [10]

Trang 26

Theo Võ Thanh Quang (2011): Lượng bệnh nhân VMDƯ đến khám tạiBệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư ngày càng gia tăng và mức độ của bệnh ngàycàng khó kiểm soát hơn [Trích dẫn từ 26] Phan Dư Lê Lợi (2011) cho biết,ngoài tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi khiến VMDƯ, lượng bệnhnhân bị căn bệnh này đến khám gia tăng vào những thời điểm thời tiết chuyểnmùa với những thay đổi thất thường Cũng theo Phan Dư Lê Lợi (2011): triệuchứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi thành tràng dài,không thể kiểm soát được [Trích dẫn từ 39] Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theocảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt Nghiên cứu của tác giả Vũ TrungKiên (2013) cho thấy tỷ lệ học sinh viêm mũi dị ứng tại Hải Phòng và TháiBình 24% và 23% [26].

1.1.2.3 Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp

Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp là bệnh thường gặp trong các bệnh lý hôhấp do nghề nghiệp (chiếm 10 - 15% bệnh lý đường hô hấp trên) [55][60].Tần suất mắc bệnh thay đổi theo tính chất gây bệnh, điều kiện làm việc

và phương pháp điều tra

* Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo Slavomír Perečinský và cộng sự (2014) nghiên cứu kéo dài 5 nămcho thấy viêm mũi dị ứng là bệnh nghề nghiệp hay gặp nhất trong các nghànhcông nghiệp sau: thực phẩm, dệt may và nông nghiệp [108] Tần suất mắcbệnh còn phụ thuộc vào nồng độ bụi trong không khí Khi nồng độ bụi từ 1 -

2 mg/m3 có thể gặp dưới 5% số công nhân mắc bệnh hen phế quản nghềnghiệp Nếu nồng độ bụi giảm hơn (0,7 mg/m3) có thể gặp dưới 1% số côngnhân mắc bệnh Theo Schilling, tần suất mắc bệnh có thể tới 89% công nhânnếu nồng độ bụi là 6 mg/m3 [31]

Chaari và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 600 công nhân học việctrong ngành dệt may tại khu vực Monastir, Pháp năm 2009 đã cho thấy 120công nhân học việc (20%) có phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với bông trong

Trang 27

thời gian học nghề [60] Các biểu hiện thường gặp nhất là viêm kết mạc(14,3%) và viêm mũi dị ứng (8,5%) Ngoài ra, có 28 người (4,6%) có cáctriệu chứng của bệnh hen xuyễn Có tới 45% các học viên mắc hen phế quản

có viêm mũi dị ứng Chaari cũng thấy rằng các triệu chứng dị ứng phát triểndần theo thời gian học nghề, cường độ tiếp xúc với bụi bông [60]

Cũng theo Chaari, một nghiên cứu tổng hợp năm 2011 dựa trên 21nghiên cứu trước đó cho thấy, tỷ lệ viêm mũi dị ứng trong công nhân có liênquan tới nghề nghiệp là 9-15% và tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản nghề nghiệptrong ngành dệt may ước khoảng 8% [59]

Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy công nhân dệtmay thường bị nhiều các chứng bệnh đặc thù so với các ngành, nghề khác.Nafees AA và cộng sự (2013)cho thấy công nhân dệt may dễ bị các bệnh lýđường hô hấp như bệnh phổi bụi bông, ho kéo dài [94] Nghiên cứu của cáctác giả khác như Ozkurt S và cộng sự (2012); Minov J và cộng sự (2006);Mberikunshe J và cộng sự (2010) cũng cho kết quả tương tự Các giả giảithích là nguyên nhân do nồng độ bụi cao và lao động gò bó thường xuyên tạo

ra các stress nghề nghiệp và bệnh lý nghề nghiệp Nghiên cứu của Chaari N

và cộng sự (2011) cho thấy có sự gia tăng VMDƯ và HPQ ở công nhân dệtmay [59] Nghiên cứu của Antoine Vikkey Hinson và cộng sự (2016) chothấy có 36,9% công nhân may ở Benin bị bệnh đường hô hấp, 44,1% bịByssinosis, ngoài ra còn bị các bệnh mũi họng như : Viêm mũi xoang, viêmmũi dị ứng, hen phế quản [52] Nghiên cứu của Fartema Tania và cộng sự(2014) ở Bangladesh cũng cho thấy viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp ởcông nhân dệt may [70]

Tương tự như thế, tại Thái Lan, nghiên cứu của Chumchai P (2015) vàSilpasuwan P (2016) cho thấy các triệu chứng dị ứng đường hô hấp tăng cao ởcác công nhân dệt may [64][107] Vì vậy cần có chương trình hỗ trợ phòngchống bệnh dị ứng do bụi bông ở công nhân nghành dệt may [64]

Trang 28

* Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Trước đây, ở nước ta công nghệ kéo sợi còn rất lạc hậu vì vậy điều kiệnlao động rất xấu, tình trạng bụi vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép(TCVSCP) lên tới hàng chục, hàng trăm lần, càng ở đầu dây chuyền nồng độbụi càng cao, nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp càng lớn [27][31][45] Hiện nay

do chính sách mở cửa của nhà nước nên dây chuyền công nghệ đã được cảithiện và đầu tư nhiều Qua khảo sát thấy kết quả nồng độ bụi giảm rất nhiều.Nồng độ bụi trọng lượng tại các vị trí đều thấp hơn TCVSCP Nghiên cứu củaBùi Thị Tuyết Mai (1983) cho thấy hàm lượng bụi tổng hợp đo đạc được là12mg/m3 không khí Nghiên cứu của Nguyễn Huy Đản (1988) cho thấy hàmlượng bụi môi trường lao động thường là dao động từ 2,2 đến 56 mg/m3 [27].Nồng độ bụi cao nên nguy cơ gây bệnh phổi bụi bông, hen phế quản, viêmmũi dị ứng, viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp luôn hiện hữu Nguy cơ dịứng với bụi bông là rất cao Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn HuyĐản, Bùi Thị Tuyết Mai năm 1983 là 15,9% và theo nghiên cứu của Vũ VănSản, Vũ Minh Thục, Phạm Văn Thức năm 2002 tỷ lệ viêm mũi dị ứng nghềnghiệp do bụi bông là 32,5% [31] Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng vàcộng sự năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi bụi bông là 12,5% vã cácbệnh dị ứng mạn tính là 34% [17]

Cũng theo tác giả Nguyễn Đình Dũng, khi nghiên cứu trên 403 côngnhân tiếp xúc với bụi bông cho thấy số lượng mẫu bụi vượt TCVSCP chiếm7,1%, sức khoẻ công nhân tại dây chuyền sợi loại I, II, III chiếm 96,77%.Tuổi đời công nhân rất trẻ, chủ yếu từ 30-39 (tỷ lệ 54,1%), tuổi nghề từ 11-20năm (tỷ lệ 60,6%) Tỷ lệ bệnh bụi phổi bông giai đoạn I: 24,8% (tăng theotuổi nghề), giai đoạn II: 13,6%, giai đoạn III: 5,4% (trong đó 3,23% có hồiphục, 2,23% không hồi phục) Tỷ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính ở côngnhân phân theo các giai đoạn: giai đoạn I: 31,7%, giai đoạn II: 10,7%, tỷ lệgiảm từ đầu đến cuối dây chuyền [17]

Trang 29

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình tại ba làng nghề Đa Hội, MinhKhai và Phong Khê thì các bệnh về hô hấp, tai mũi họng, da liễu và thần kinh

là phổ biến nhất Tuỳ theo từng loại hình lao động với các yếu tố độc hại khácnhau mà sức khoẻ của người lao động tại các nhà máy bị ảnh hưởng khácnhau Bệnh về đường hô hấp chiếm 44,4%, bệnh da liễu 13,15% trong tổng sốngười được điều tra (năm 1999) Tình hình bệnh tật ở nhóm người lao độngtrực tiếp có tỷ lệ mắc cao hơn so với các nhóm khác Chủ yếu là dị ứng 20%,

hô hấp 18,57% và các bệnh còn lại có tỷ lệ 1,5%-3,5% [41]

Tóm lại, viêm mũi dị ứng nghề nghiệp vẫn được nhiều tác giả thừa nhận

là có tỷ lệ mắc cao hơn và cũng dễ chẩn đoán hơn so với VMDƯ do nguyênnhân khác Theo một số tác giả, lý do trước hết là do sự tập trung, ổn định củađối tượng nghiên cứu, sự khu trú của môi trường lao động và sau đó là sự bộc

lộ rõ rệt của nguồn dị nguyên gây bệnh [2][19][41]

1.1.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt may

1.1.3.1 Dị nguyên bụi bông trong bệnh dị ứng

1.1.3.1.1 Vai trò của dị nguyên bụi bông trong bệnh dị ứng

Dị ứng do bụi bông là một đề tài đáng được chú ý ở Việt Nam do sự pháttriển của ngành dệt may, số lượng công nhân dệt may ngày một tăng, sợi bônglại là nguyên liệu chủ yếu Sợi bông ở dạng nguyên liệu thô, là những chấtliệu nhỏ như sợi tơ, được hình thành trong quá trình phát triển của quả bôngtrên cây bông Bản chất của sợi bông này chỉ đơn thuần là cellulose, nhưngtrong quá trình phát triển, môi trường sinh học tổng hợp trong quả bông vàmôi trường ô nhiễm ở bên ngoài mà quả bông tiếp xúc khi mở ra đã làm tínhchất sợi bông không còn thuần khiết như vậy Trong quá trình sản xuất, bụibông được sinh ra với một lượng khá lớn, là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi

dị ứng, hen phế quản, bệnh phổi bụi bông cho những công nhân phải tiếp xúchàng ngày với chúng [76][78]

Trang 30

Bụi bông thực ra không phải đơn giản chỉ là một chất, mà là sự pha trộntổng hợp của nhiều chất Đa số trong đó là những chất có hoạt tính sinh học.Điều này được phản ánh tại Hiệp hội Y tế và an toàn lao động ở Mỹ (The U.S.

OSHA) với định nghĩa bụi bông là ‘Bụi xuất hiện trong không khí trong quá

trình gia công, điều chế bông Bụi này có thể chứa một hỗn hợp nhiều chất, bao gồm cả bụi đất, sợi, mảnh thực vật khác, vi khuẩn, nấm mốc, các chất bẩn và các thành phần khác nhau, được tích luỹ trong quá trình gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, lưu kho hoặc chế biến tiếp theo’

Ngay từ 1937 các tác giả nghiên cứu về vấn đề này đã cho rằng trong bụibông có yếu tố làm giải phóng histamin ở phổi Năm 1920, Bouhyys đã khídung bụi bông cho bệnh nhân và phát hiện có sự giải phóng histamine[39].Evaro và Nicholls (1974) bằng phương pháp sắc ký trên giấy đã tìm thấytrong DNBB 3 phân đoạn đều có bản chất là glycoprotein

Sự đánh giá hoạt tính kháng nguyên của dịch chiết bông cho thấy trongbụi bông có một số thành phần dị nguyên và một số trong đó có nguồn gốcnấm Sử dụng kháng huyết thanh thỏ trong điện dị miễn dịch chéo có thểkhẳng định rằng kháng huyết thanh kháng lại dịch chiết nước của bụi bôngkhông phản ứng với dịch chiết của đế hoa, lá, bao tươi và khô Thành phần cóhoạt tính dị nguyên từ lá bao cây bông chịu được nhiệt, không mất hoạt tínhtrong môi trường axit hoặc kiềm, không tách ra được bằng nhựa trao đổi ion,không chưng cất được bằng hơi nước và không chiết xuất được bằng ete Nó hấpthụ tốt than hoạt tính và hoà tan tốt trong nước Như vậy, bụi bông có đặc tính

DN và là nguyên nhân của các hội chứng và bệnh dị ứng: “sốt nhà máy”,

“chứng ho của thợ dệt”, “phổi bụi bông”, hen phế quản, viêm mũi dị ứng,mày đay, mẩn ngứa [41]

Tùy theo kích thước, bụi bông được chia thành 3 loại: bụi trung bìnhđường kính <2, Bụi thô đường kính từ 2m đến 7m và Bụi lớn > 7m.Chỉ cóbụi thô và bụi trung bình là gây ra bệnh, còn bụi > 7m không gây bệnh Nồngđộ

Trang 31

của bụi trong không khí cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh Nồng độ bụicàng cao, tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cũng như VMDƯ càng tăng.

Khả năng gây mẫn cảm của DNBB đã được xác nhận từ lâu, vai trò củaDNBB trong chẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng đã được công nhận ở nhiềunước cùng với sự ra đời của các chế phẩm thương mại của nó Ở Việt Nam,DNBB do Khoa Miễn dịch – Dị nguyên, Viện Tai Mũi Họng Trung ương sảnxuất được sử dụng để làm các test chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân dị ứngbằng phương pháp điều trị MDĐH tại Khoa Dị ứng lâm sàng- Bệnh viện TaiMũi Họng Trung ương, Khoa Dị ứng - Miễn dịch- Bệnh viện Bạch Mai, Bộmôn Dị ứng- Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Hải Phòng, Khoa Miễn dịch – Dịứng - Viện Y học Biển [39][41]

Điều tra của R.G Love T.A Smith trong 2153 công nhân dệt ở 15 phânxưởng tại Anh thấy VMDƯ là 18%, thở khò khè 31% Một nghiên cứu ở ấn

Độ trong số 929 công nhân dệt, các tác giả J.R Parikh, L.J Bhagia, P.K.Majumdar, đã đưa ra tỷ lệ mắc bệnh bụi bông phổi ở phân xưởng sấy là29,6% và phân xưởng chải là 37,8% [41] Nghiên cứu trong nước của các tácgiả Phan Quang Đoàn, Vũ Minh Thục và Nguyễn Thị Vân ở nhà máy Dệt 8-3

Hà Nội thấy tỷ lệ mắc VMDƯ đạt đến 31,02% [19] Tại Hải Phòng, khi điềutra ở các công ty dệt, các tác giả Vũ Văn Sản, Vũ Minh Thục, Phạm VănThức và các cộng sự cũng thấy có đến 36% mắc VMDƯ [31] Ngoài ra, nhiềunghiên cứu khác trên thế giới và trong nước của Vũ Minh Thục, Vũ văn Sản,Phạm Văn Thức và một số tác giả khác về sự biến đổi miễn dịch ở nhữngbệnh nhân VMDƯ do DNBB là công nhân dệt bông và vải sợi cũng khẳngđịnh được đặc tính kháng nguyên rất cao của bụi bông [41]

1.1.3.1.2 Cơ chế bệnh sinh Viêm mũi dị ứng do bụi bông[1][39][80]

[85]

+ Giai đoạn mẫn cảm: DN bụi bông lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể

mẫn cảm tạo ra các kháng thể IgE đặc hiệu với DN bụi bông Giai đoạn nàychưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng

Trang 32

+ Giai đoạn tức thì: xảy ra trong 10 – 15 phút khi cơ thể tiếp xúc lại với

DN bụi bông đã gây mẫn cảm Các triệu chứng như hen, ngạt mũi là do kếtquả gắn kết giữa IgE và DN bụi bông làm hoạt hóa tế bào mast ở niêm mạcmũi Các chất trung gian hóa học giải phóng ra từ các hạt trong tế bào nhưhistamin, tryptaza Các chất trung gian mới hình thành có nguồn gốc từ màng

tế bào như leucotrien, prostaglandin Các chất trung gian có nguồn gốc lipitnhư yếu tố hoạt hóa tiểu cầu cũng xuất hiện Đặc tính sinh học của tất cả cácchất này là gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch dẫn đến phù nề, ngạtmũi Các tuyến nhầy mũi tăng tiết Các dây thần kinh hướng tâm bị kích thíchlàm ngứa mũi, hắt hơi Các chất trung gian, đặc biệt là histamin, kích thích sợithần kinh hướng tâm và sợi trục giải phóng các nơropeptit tại chỗ (chất P vàtachykinin) Những chất này lại kích thích tế bào mast thoát hạt Ngoài ra, DNbụi bông làm lympho bào T (CD4+Th0) hoạt hóa thành lympho T(CD4+Th2)

+ Giai đoạn muộn: xảy ra từ 2 – 48 giờ Đáp ứng tế bào chiếm ưu thế do

sự tương tác giữa các tế bào dưới ảnh hưởng của các cytokin Tính chất đặctrưng của HPQ, VMDƯ là sự tích tụ tại chỗ các tế bào viêm như lymphoTCD4, eosinophil, basophil, neutrophil Trong đó, eosinophil giải phóng ramột lượng rất lớn các protein cơ bản gây độc tế bào biểu mô đường hô hấp và

sự có mặt của các ion kích thích tế bào mast thoát hạt

Tất cả các biểu hiện trên đều do các cytokin điều biến Ngoài các tế bàolympho T, cytokin còn được tiết ra từ các tế bào mast, basophil, đại thực bào

và tế bào biểu mô IL-4 kích thích lympho B tăng sản xuất IgE, tăng bộc lộcác phân tử kết dính (ICAM) ở thành mạch để thu hút các eosinophil đến mô

tổ chức, chuyển lympho Th0 thành lympho Th2, bộc lộ các thụ thể IgE có áilực thấp (CD23), ức chế tạo thành IFN, kích thích các tế bào mono biệt hóathành tế bào trình diện kháng nguyên IL-13 kích thích lympho B sản xuấtIgE, bộc lộ thụ thể IgE có ái lực thấp CD23), hoạt hóa tế bào nội mô bộc lộ

Trang 33

phân tử kết dính để thu hút các tế bào viêm tới tổ chức IL-5 có đặc tính chọnlọc đối với eosinophil, bao gồm kích thích biệt hóa và trưởng thành của cáceosinophil từ tủy xương, hoạt hóa các eosinophil và làm tăng thời gian sốngcủa nó ở tổ chức.

Hình 1.2 Vai trò của dị nguyên bụi bông trong cơ chế bệnh lý

1.1.3.2.Các yếu tố ảnh khác liên quan đến Viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt may

Giới tính: do đặc thù của ngành dệt may, có những công đoạn đòi hỏi phải có

sự khéo léo, tỉ mỉ, vì vậy mà lượng công nhân là nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn.Tuy nhiên, nữ giới lại là nhóm người lao động có tình trạng thể lực chung yếuhơn nam giới, dễ bị cảm nhiễm với các yếu tố tác động từ bên ngoài Vì vậy,các nghiên cứu mô hình bệnh tật ở công nhân dệt may đều cho thấy nữ côngnhân có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp (VMDƯ, HPQ, bệnh phổi bụi bông)cao hơn nam giới [17][21][70]

Tuổi đời, tuổi nghề: Tuổi đời của công nhân thường gắn liền với kinh

nghiệm nghề nghiệp và là vấn đề có liên quan đến khả năng lao động Khituổi đời và tuổi nghề càng cao, thời gian tiếp xúc với các yếu tố có hại từ môitrường lao động kéo dài, tỷ lệ công nhân mắc các bệnh đường hô hấp tăng lên.Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thi Thúy Hà (2015) cho thấy có mối liên quangiữa suy giảm chức năng hô hấp và tuổi nghề (p<0,05) Tương tự như vậy,

Trang 34

nghiên cứu của các tác giả khác về bụi bông như Phan Quang Đoàn và cộng

sự (1999), Vũ Văn Sản (2002), Nguyễn Đình Dũng (2005), Vũ Minh Thục(2006) cũng đều cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ mắc VMDƯ và tuổi đời,tuổi nghề của công nhân dệt may [19][31][17][39]

Vi khí hậu: lao động của ngành dệt may nhìn chung là loại lao động có

nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe Theo kết quả nghiên cứu của Satalop,Artamonova, Izmerop (1985-1995) cho thấy có tới 23,8% công nhân ngànhsợi có sự gia tăng các bệnh thường gặp ở hô hấp và mũi họng so với cộngđồng, 6,3 -8,4% người lao động bị các ảnh hưởng của hóa chất mạn hoặc cấptính [16] Người lao động ngành dệt thường phải tiếp xúc với môi trường vikhí hậu xấu đặc biệt là nhiệt độ cao và độ ẩm cao Thông thường ở các nướcChâu Âu về mùa đông độ ẩm thường dưới 50%, trong khi ở các phân xưởngdệt, nhuộm độ ẩm luôn luôn ở mức trên 90% Do vậy sự gia tăng độ ẩm trongmôi trường lao động sẽ là tác hại rất lớn đối với các tế bào niêm mạc ở mũihọng và hô hấp thậm chí toàn bộ da của người lao động cũng dễ bị tổnthương Ở các nước khu vực nhiệt đới, sự kết hợp với độ ẩm cao cũng là trởngại rất lớn cho quá trình điều nhiệt của cơ thể Độ ẩm cao sẽ làm khả năngthoát nhiệt khó khăn, gây nên tình trạng tích nhiệt dẫn đến rối loạn các quátrình điều hòa sinh lý, bài tiết của cơ thể Thông thường nhiệt độ trong cácphân xưởng cao sẽ tác động lên quá trình điều hòa nhiệt độ, cụ thể là quá trìnhthải nhiệt Nếu nhiệt độ cao, độ ẩm cao trong điều kiện không thông thoángthì sự trao đổi nhiệt sẽ bị cản trở rất nhiều Nghiên cứu của Galanina,Andreieva, Izmerop (1978-1995) cho thấy có tới 19,34% người lao độngtrong các công đoạn có vi khí hậu nóng của môi trường tẩy nhuộm có rối loạnđiều hòa thân nhiệt ở mức độ có thể phát hiện thông qua các phản ứng sinh lýsinh hóa [Trích dẫn từ 21]

Thời gian lao động: theo qui định chung thì người lao động làm việc

mỗi ngày 8 giờ Tuy nhiên, trên thực tế thì thời gian lao động của công nhân

Trang 35

may công nghiệp thường phải lao động trên 8 tiếng do đơn hàng lớn, yêu cầu

về thời gian trả hàng hàng đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng cao và chủ doanhnghiệp chịu sức ép bị phạt nếu không thực hiện đúng đơn hàng đã ký kết Do

sự đòi hỏi của yếu tố điều kiện người lao động sẽ ép buộc người công nhânthường xuyên chịu đựng ở tư thế gò bó và mệt mỏi trường diễn Thời gian laođộng và nghỉ ngơi không hợp lý sẽ gây nên sự xáo trộn các hoạt động tâm,sinh lý của người lao động gây nên các rối loạn bệnh lý, stress nghề nghiệp,giảm khả năng đề kháng, dễ mắc các bệnh hô hấp như VMDƯ, HPQ Nghiêncứu đánh giá về điều kiện lao động ở các công ty may Hưng Yên của tác giảBùi Hoài Nam (2017) cho thấy số công nhân làm việc 10 giờ/ngày chiếm tới20% [29] Tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng và cộng

sự (2010) cho thấy thời gian làm việc của công nhân may công nghiệp chủyếu là 8-10 giờ/ngày [16].Cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của ShakilaMatin Mridula (2009) cũng cho biết nữ công nhân may công nghiệp ởBangladesh chủ yếu là làm việc >8 tiếng/ngày người công nhân dệt maythường phải lao động theo dây chuyền đơn điệu với thời gian làm việc nhiềuhơn 8 giờ/ngày và ít khi là 5 ngày trong tuần [Trích dẫn từ 21]

Khẩu trang: nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thúy Hà (2015) cho

thấy tỷ lệ mắc các bệnh viêm mũi họng của công nhân may Thái Nguyên cóliên quan rõ rệt với việc sử dụng khẩu trang hợp cách Tỷ lệ mắc bệnh giữahai nhóm có sử dụng khẩu trang hợp cách và không hợp cách khác nhau rõrệt, có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) là liên quan cần được lưu ý [21] Nghiêncứu của Wanpen Song Kham, Thanee Kaewthummanukul và cs (2005) về cáctác hại nghề nghiệp và các vấn đề chăm sóc sức khoẻ ở những công nhân maytại nhà ở Thái Lan cho thấy, nếu họ sử dụng khẩu trang tốt, đạt tiêu chuẩn,hợp cách sẽ giảm thiểu được nhiều bệnh hô hấp nói chung, các bệnh viêm mũihọng nói riêng xuống còn 1/5 [Trích dẫn từ 21]

Trang 36

Kiến thức thái độ thực hành (KAP): nhiều nghiên cứu về kiến thức,

thái độ và thực hành đảm bảo ATVSLĐ ảnh hưởng đến sức khỏe đã được tiếnhành John Birchall và cộng sự khi nghiên cứu về hành vi đảm bảo ATVSLĐ

ở công nhân dệt may Ấn độ cũng cho thấy vai trò này khá quan trọng trong dựphòng các bệnh nghề nghiệp ở công nhân dệt may [Trích dẫn từ 21] Ở nước

ta, nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Bùi Hoài Nam (2017) và Hoàng ThịThúy Hà (2015) cũng cho thấy, khi can thiệp làm thay đổi KAP của côngnhân giúp làm giảm các bệnh mắc phải do nghề nghiệp như bệnh phổi bụibông, HPQ, VMDƯ cũng như các bệnh cơ xương khớp khác

Có rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan có thể gây ảnh hưởng xấu đếnsức khỏe và bệnh tật ở người lao động dệt may Các yếu tố liên quan, gây ảnhhưởng xấu đến sức khỏe công nhân cần được chú ý giải quyết đầy đủ trongcông tác chăm sóc sức khỏe người lao động Tùy thuộc vào điều kiện laođộng, dây chuyền sản xuất của mỗi nước mà các yếu tố ảnh hưởng nào có vaitrò, mức độ khác nhau Ở nước ta, những vấn đề này đang tồn tại nhiều bấtcập và chưa giải quyết, cải thiện được nhiều Có nhiều yếu tố liên quan, ảnhhưởng nên cần thiết phải có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành Tất cảcác nhà khoa học, các doanh nghiệp phải cùng nhau phối hợp nghiên cứu, giảiquyết theo phương châm: tất cả vì mục tiêu sức khoẻ cho người lao động mớicủa đất nước

1.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG

1.2.1 Đặc điểm lâm sàng

Viêm mũi dị ứng đặc trưng biểu hiện ở các triệu chứng sau: ngứa mũi,hắt xì hơi, chảy nước mũi trong và ngạt tắc mũi Tuy nhiên, ở mỗi bệnh nhânthì mức độ biểu hiện các triệu chứng là khác nhau

Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Cao Thiện (1999) trên 57 bệnh nhânviêm mũi dị ứng thì 100% đều có tam chứng hắt hơi, chảy mũi và ngạt tắc

Trang 37

mũi[20] Trong đó nổi bật nhất là triệu chứng ngạt tắc mũi từng lúc cả hai bên(46%), rồi tới chảy mũi (35%) và hắt hơi (19%) Nghiên cứu của tác giả ĐoànThị Thanh Hà (2002) trên 80 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi dị ứng có84% bệnh nhân có từ 3 triệu chứng trở lên, 16% có từ 2 triệu chứng[20].Nghiên cứu của Gazel P và Moneret D (1982) trên 405 bệnh nhân thấy ngạttắc mũi chiếm 86%, chảy mũi trong chiếm 80% và hắt hơi thành tràng chiếm77%[20] Demoly P và Bousquet J (1998) triệu chứng điển hình của viêm mũi

dị ứng quanh năm là ngạt tắc mũi[20] Nghiên cứu của tác giả Vũ Trung Kiên(2013) cho thấy ở các bệnh nhân VMDƯ thì ngứa mũi chiếm 53% các trườnghợp, hắt xì hơi và chảy mũi xảy ra ở tất cả 100% trường hợp và ngạt tắc mũigặp ở ngạt tắc mũi 84% các trường hợp[26] Nghiên cứu của tác giả Phạm vănThứcvà cộng sự(1999) cho thấy 100% bệnh nhân VMDƯcó tam chứng ngứamũi, hắt hơi, ngạt tắc mũi[34]

Qua thăm khám lâm sàng bệnh nhân VMDƯ, đặc biệt là sử dụng máynội soi, thấy có các biểu hiện sau: niêm mạc mũi biến đổi từ tím nhạt đến nhạtmàu; cuốn mũi dưới nề, quá phát; hốc mũi có nhiều dịch tiết Ngoài ra có thểquan sát thấy các biểu hiện dị hình vách ngăn và polip mũi

Nghiên cứu của Gazel P và Moneret D (1982 ) cho thấy niêm mạc mũikhông bình thường là 71%, hay gặp quá phát cuốn mũi chạm tới vách ngănmũi, tăng tiết dịch mũi: niêm mạc nhạt màu chiếm (24%), niêm mạc màu tímnhạt (42%), xung huyết đỏ (20%) [26] Theo Wayoff M (1988) hình ảnh haygặp là phù nề cuốn dưới ít nhiều dối xứng hai bên, cuốn giữa ít khi nhìn thấy,màu sắc thay đổi từ đỏ sẫm, tím nhạt đến trắng nhợt[26] Nghiên cứu củaKlosseck.J.M (1997) trên các bệnh nhân viêm mũi dị ứng kèm hen phế quản,hay gặp nhất là đổi màu niêm mạc mũi thành tím nhạt hoặc trắng nhợt, dịchmũi nhiều và trong, đôi khi có polip rất nhỏ khe giữa[26] Nghiên cứu của tácgiả Đoàn Thị Thanh Hà (2002) trên 80 bệnh nhân thấy 65% có niêm mạc nhợt

Trang 38

màu, xuất tiết; 26% có niêm mạc xung huyết, khô: 9% niêm mạc nề, xunghuyết nhưng đầu cuốn giữa nhợt màu, thoái hóa nhẹ[20].

Nghiên cứu của Sumit Prasad và cộng sự (2013) trên 120 bệnh nhân viêmmũi dị ứng có 52,5% trường hợp có lệch vách ngăn mũi [112].Nghiên cứu của

An SY và cộng sự (2015) trên 31217 được phỏng vấn từ năm 2008 đến năm

2011 cho thấy lệch vách ngăn mũi, hen phế quản, viêm da dị ứng, trầm cảmlàm tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng [49] Nghiên cứu của A h n J C và cộng

sự (2016) trên 35511 người tham gia từ năm 2008 đến năm 2011 cho thấy có48% người tham gia có lệch vách ngăn mũi và có mối liên quan giữa lệch váchngăn với viêm mũi dị ứng và viêm mũi xoang mạn tính [51] Nghiên cứu củaRhee CS và cộng sự (2014) cho thấy so với nhóm người khỏe mạnh, ở cácbệnh nhân HPQ, polip mũi, viêm mũi xoang mạn tính và rối loạn khứu giác, tỷ

lệ viêm mũi gia tăng với OR lần lượt là 4,77; 3,44; 13,93; 4,88[101]

Ở các bệnh nhân dị ứng, viêm mũi dị ứng thường kết hợp với biểu hiện

dị ứng ở các cơ quan khác như: viêm kết mạc dị ứng (ngứa mắt, chảy nướcmắt, đỏ mắt, sưng mắt), hen phế quản và chàm thể tạng (nổi các ban đỏ dạng

dị ứng)

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hướng (1991) có 51% VMDƯkèm theo HPQ[25] Nghiên cứu củaVũ Cao Thiện (1999) trên 57 bệnh nhânVMDƯ có 23% kèm HPQ Nghiên cứu của Huỳnh Khắc Cường, Phạm KiênHữu (2001), có khoảng 28-78% bệnh nhân HPQ có kèm theo VMDƯ vàngược lại, chỉ có khoảng 5-15% bệnh nhân VMDƯ được chẩn đoán có HPQkèm theo [14] Nghiên cứu của Settipane RJ và cộng sự (1994) kéo dài 23năm trên 2000 sinh viên cho thấy ở các sinh viên có viêm mũi dị ứng, tỷ lệkèm hen phế quản cao gấp 3 lần các sinh viên không bị viêm mũi dịứng[105] Nghiên cứu của Huovinen E và cộng sự(1999) ở Finnish cho thấy

có sự gia tăng HPQ gấp 4-6 lần ở nhóm ngiên cứu có VMDƯ so với nhómkhông mắc VMDƯ[75] Nghiên cứu của M i c h a e l R Pe r k i n v à cộng sự (2015)

Trang 39

trên 1043 gia đình có các cháu độ tuổi từ 5-11 cho thấy có 13% trường hợpvừa viêm kết mạc dị ứng và VMDƯ [92] Nghiên cứu của S t i pi ć-Ma r k ov i ć A

và cộng sự (2003) trên 3000 đối tượng kéo dài 12 tháng ở thành phố Zagrebcho thấy có 12,13% trường hợp có viêm mũi dị ứng phối hợp với kết mạc dịứng và 7,83%trường hợp có viêm mũi-kết mạc dị ứng kèm chàm thểtạng[110] Nghiên cứu của shA e r M I ,Ba rr y D v à cộng sự (2001) trên 37592người tham gia ở 6 thành phố của newzealand cho thấy có 25% HPQ, 19%viêm mũi-kết mạc dị ứng và 15% chàm thể tạng[53] Tương tự như thế, báocáo tổng kết năm 2017 của ARIA cho thấy ở các bệnh nhân HPQ có 15-38%

có biểu hiện VMDƯ kèm theo [54] Nghiên cứu của Dorothée Provost,Yuriko Iwatsubo và cộng sự (2015) tại Pháp cũng cho thấy có 72,5% trườnghợp HPQ bị viêm mũi dị ứng kèm theo [67] Và cuối cùng, tại Hàn Quốc, tácgiả An So Jang (2013) nhận thấy rằng viêm mũi xoang thường làm cho henphế quản biểu hiện nặng lên [48]

1.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng

1.2.2.1 Các test da

Đây là phương pháp phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể bằng cách đưa dịnguyên qua da, sau đó đánh giá kích thước, đặc điểm nốt sẩn và phản ứngviêm tại chỗ [11][26][104][114][117] Dị nguyên cho kết quả dương tính cóthể coi là nguyên nhân gây bệnh khi kết hợp với khai thác tiền sử dị ứng cókết quả phù hợp Nếu còn nghi ngờ, cần tiến hành thêm test kích thích mũihoặc định lượng IgE đặc hiệu

Có các loại test da như sau:

- Test lẩy da (prick test)

- Test áp da (patch test)

- Test rạch bì (scratch test)

- Test nội bì (intraderma test)

- Phản ứng Prausnitsz-Kusner

Trang 40

Hiện nay, test lẩy da (Prick test) là test còn được áp dụng rộng rãi, còncác loại test khác ít khi được sử dụng Test lẩy da là xét nghiệm cơ bản vàđược thực hiện đầu tiên để chẩn đoán viêm mũi dị ứng Dị nguyên được đưaqua da bằng kim chích chuẩn (đầu nhọn của kim chỉ dài 1mm không gây tổnthương lớp hạ bì) không gây chảy máu Nếu các tế bào mast ở đưới da củabệnh nhân mang trên bề mặt chúng các IgE đặc hiệu với di nguyên này thì các

tế bào sẽ thoát hạt gây ra phản ứng sẩn ngứa trong 10-15 phút sau khi lẩy da.Đây là test rất chính xác và có độ nhạy cao nếu thực hiện đúng tiêu chuẩn [26][85]

Trong nghiên cứu của Nancy.M.G và Cs (1995), tất cả 99 bệnh nhânVMDƯ và HPQ do bụi nhà có test lẩy da dương tính đường kính trung bìnhtrước điều trị là 6,31 ± 0,37 mm tương đương với dương tính (++)[26] Kếtquả nghiên cứu của Trịnh Mạnh Hùng (1999) cho thấy 100% bệnh nhân cótest lấy da dương tính trong đó 60% có dương tính (+) và 10% dương tính (++++)[24] Nghiên cứu Vũ Cao Thiện, 79% bệnh nhân có test lẩy da dương tínhmức (++) và (+++)[26] Đoàn Thị Thanh Hà (2001) trên 80 bệnh nhân VMDƯ

có 90% dương tính ở mức độ nhẹ và vừa[20]

1.2.2.2 Test kích thích mũi

Test kích thích mũi với dị nguyên nhằm tái tạo lại bệnh cảnh lâm sàngviêm mũi dị ứng Từ nhiều năm gần đây, test kích thích mũi được dùng trongnghiên cứu hoặc để chẩn đoán các trường hợp viêm mũi dị ứng [26]

Dị nguyên kích thích mũi sử dụng bằng các cách: nhỏ mũi, xịt mũi, khídung mũi hoặc áp đĩa giấy có tẩm dị nguyên vào cuốn mũi

Theo Jamet O (1997) [20]kết quả được đánh giá theo:

- Biểu hiện các triệu chứng lâm sàng (hắt hơi, chảy mũi, ngạt tắc mũi).Đánh giá số lượng dịch tiết mũi và sự thay đổi các thành phần trong dịch tiếtmũi (histamin, prostagglandin, tế bào eosinophil )

Ngày đăng: 15/02/2019, 07:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w