1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện

86 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 533,62 KB

Nội dung

Luận văn hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán VACO thực hiện sẽ giúp bạn đọc hình dung được phần nào các bước thực hiện, quy trình kiểm toán khoản mục này cũng như cách trình bày giấy tờ làm việc đặc biệt đối với các bạn sinh viên chuyên ngành kiểm toán mới ra trường.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

- Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường thì nhucầu thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng cho mọi đối tượng vì đó là cơ sở

để đưa ra các quyết định Đối với doanh nghiệp thì thông tin tài chính luônđược nhiều đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau, nhưng tất cả đềumong muốn những thông tin đó phải trung thực, hợp lý nhằm đảm bảo choviệc đưa ra các quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quả cao Nhưng nhữngthông tin trên BCTC của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đượctrình bày và phản ánh trung thực kết quả hoạt động kinh doanh cũng như thựctrạng vốn có của nó Vì vậy, các thông tin trên BCTC phản ánh muốn có được

độ tín cậy cao thì nó phải cần được kiểm tra và xác nhận Trước sự đòi hỏinày, hoạt động kiểm toán ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu trên, trong đó phải kểđén các tổ chức kiểm toán độc lập, nó có đóng góp lớn trong nền kinh tế vớiviệc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho những người quan tâm đến sốliệu tài chính Chính nhờ hoạt động kiểm toán độc lập đã giúp cho các đốitượng quan tâm có được thông tin trung thực và khách quan Ngoài ra, thôngqua hoạt động này mà môi trường kinh doanh trở nên lành mạnh và đây cũng

là công cụ hữu ích cho Nhà nước điều tiết nến kinh tế vĩ mô

Tất cả các khoản mục trên BCTC đều quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc

ra những quyết định của người sử dụng thông tin Trong các khoản mục đó thìKTC thường đặc biệt chú trọng kiểm tra khoản mục vốn bằng tiền vì đây làkhoản mục nhảy cảm, thường xuyên xuất hiện nhiều gian lận và sai sót Vốnbằng tiền là một loại tài sản lưu động có tính linh hoạt cao và rất được ưa chuộngnên rủi ro tiềm tàng lớn Bên cạnh đó, khoản mục này có mối quan hệ mật thiếtvới các chu kỳ kinh doanh chính của doanh nghiệp, đồng thời nó còn là chỉ tiêudùng để phân tích khả năng thanh toán của đơn vị nên thường dễ bị trình bày sailệch Để có thẻ phát hiện được các sai phạm đối với khoản mục này thì đòi hỏi

Trang 3

quy trình kiểm toán phải được thiết ké sao cho công tác kiểm toán đạt được hiêuquả cao Nhận thức được vấn đề này nên trong quá trình thực tập tại Công tyTNHH Kiểm toán VACO tôi đã quyết định thực hiện đề tài:” Hoàn thiện quytrình và phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhtại công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện” để thực hiện chuyên đề tốtnghiệp của mình.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Quy trình và phương pháp kiểm toán vốn bằngtiền tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO

* Phạm vị nghiên cứu: Công ty TNHH Kiểm toán VACO trong quá trình

đi thực tế tại công ty ABC

- Phương pháp nghiên cứu

Đề hoàn thành khóa luận này, trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau:

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu về kiếm toán,

chuẩn mực kế toán và kiểm toán, chế độ kế toán hiện hành, sử dụng tài liệu,

hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán VACO để thu thấp nhữngthông tin cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu

* Phương pháp duy vật biện chứng: Tìm hiểu mối quan hệ giữ lý thuyết

và thực tế thực hiện quy trình kiểm vốn bằng tiền của Công ty TNHH Kiểm

toán VACO

Trang 4

* Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu: Thống kê những

thông tin, dữ liệu thu thập được để tiến hành phần tích, đánh giá Sau đóthông tin sẽ được tập hợp lại để đưa ra những nhận định tổng hợp, khách quan

từ đó phát hiện những ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắcphục

* Phương pháp quan sát và phỏng vấn: Quan sát trực tiếp việc tiến hành

kiểm toán tại các khách hàng của công ty trong quá trình đi thực tế và trựctiếp phỏng vẫn các anh chị kiểm toán viên trong công ty để thu thập được cácthông tin liên quan

- Nội dung kết cấu của luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Lý luận chung về công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong

kiểm toán BCTC

Chương 2: Thực trạng kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo

tài chính do công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

Chương 3: Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán vốn bằng

tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán VACOthực hiện

2 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN VỐN

BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1 Khái quát chung về khoản mục Vốn bằng tiền.

1.1.1 Khái niệm và phân loại khoản mục vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bánhàng và trong các quan hệ thanh toán

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngânhàng và tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý)

Trang 5

Tiền mặt tại quỹ: bao gồm giấy bạc ngân hàng Việt Nam, ngân phiếu,ngoại tệ, vàng bạc,…hiện đang quản lý tại doanh nghiệp Số liệu được trình bàytrên BCTC của khoản mục này là số dư của TK Tiền mặt vào thời điểm khóa sổsau khi đã được đối chiếu với số thực tế và tiến hành điều chỉnh cần thiết.

Tiền gửi ngân hàng: gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khíquí, đá quý, được gửi tại ngân hàng Số dư của TK Tiền gửi ngân hàng trìnhbày trên Bảng CĐKT phải được đối chiếu và điều chỉnh theo số phụ ngânhàng vào thời điểm khóa sổ

Tiền đang chuyển: là các khoản tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngânhàng, kho bạc nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hànghay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để trả chocác đơn vị khác nhưng vào thời điểm khóa sổ doanh nghiệp chưa nhận đượcgiấy báo có hay bảng sao kê của ngân hàng hoặc giấy báo của kho bạc

Trong lĩnh vực ngân hàng, khoản mục tiền tồn tại dưới nhiều dạng hơn

so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác, bao gồm: tiền mặtbằng đồng Việt Nam; Tiền mặt ngoại tê; Kim loại quý, đá quý tại quỹ và tiềngửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác

Trang 6

Bán hàng và Thu tiền

Vốn bằng tiền

Tiền lương và nhân viên Mua hàng và Thanh toán Huy động và Hoàn trả

1.1.2 Đặc điểm chung khoản mục vốn tiền

Vốn bằng tiền là khoản mục được trình bày đầu tiên trên Bảng CĐKT, làmột khoản mục lớn và rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toánnhanh cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn, nợ dài hạn Dothường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của một DN, nên đây làkhoản dễ bị trình bày sai lệch phục vụ cho mục đích riêng

Các nghiệp vụ về vốn bằng tiền phát sinh thường xuyên với số lượnglớn và có quy mô khác nhau Mặc dù vốn bằng tiền có nhiều ưu điểm tronghoạt động thanh toán kể cả trong quá trình bảo quản và sử dụng nhưng cũngchính điều này dẫn tới khả năng sai phạm tiềm tàng rất cao khi kiểm toán cầnphải chú ý Vốn bằng tiền liên quan đến các nghiệp vụ mua bán, thanh toán vàcác hoạt động tài chính của doanh nghiệp còn là khoản mục bị ảnh hưởng vàảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như thu nhập, chi phí, công nợ vàhầu hết các tài khoản khác của Doanh nghiệp Điều này dẫn tới những khảnăng sai phạm từ các khoản mục có liên quan trong chu trình tới vốn bằngtiền và ngược lại

Có thể thấy mối quan hệ của khoản mục vốn bằng tiền với các chu trình

kế toán như sau:

Sơ đồ 1.1 Vai trò của khoản mục vốn bằng tiền trong các

chu trình kế toán

Trang 7

Trên Báo cáo tài chính, vốn bằng tiền là khoản mục quan trọng Theochế độ hiện hành trên Bảng cân đối kế toán được trình bày chỉ tiêu tổng quát

“Tiền”, còn chi tiết từng loại vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng vàtiền đang chuyển) được trình bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài

ra thông tin liên quan đến luồng tiền thu, chi trong các lĩnh vực còn được trìnhbày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn vị

Bởi vì các lý do nêu trên, nên các sai phạm trong nghiệp vụ liên quanđến tiền có nhiều khả nằng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một hệthống KSNB hữu hiệu Vì vậy, trong công tác kiểm toán Báo cáo tài chính nóichung, kiểm toán thông tin tài chính về vốn bằng tiền đòi hỏi KTV phải chútrọng kiểm tra chi tiết nhiều hơn so với các khoản mục khác

1.1.3 Tổ chức hạch toán khoản mục vốn tiền

1.1.3.1 Nguyên tắc hạch toán khoản mục Vốn bằng tiền

Do đặc điểm của vốn bằng tiền, để quản lý tốt đối với vốn bằng tiềntrên nhiều khía cạnh khác nhau, kế toán vốn bằng tiền cần tuân thủ nhữngnguyên tắc hạch toán sau:

- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hạch toán kế toán phải sử dụng thốngnhất một đơn vị giá là “đồng Việt Nam” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền.Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ

kế toán Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó

- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời chính xác sốtiền hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiếttừng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loạivàng bạc, đá quý theo số lượng, giá trị, quy cách, phẩm chất, kích thước

- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Đối với nghiệp vụ phát sinh bằngngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán Đồng thời phảitheo dõi nguyên tệ của các loại tiền đó Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực

Trang 8

tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Namcông bố chính thức tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Với những ngoại tệkhông công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi thôngqua đồng đô la Mỹ (USD).

Với vàng bạc kim khí quý đá quý thì giá nhập vào trong kì được tínhtheo giá trị thực tế, còn giá xuất trong kì được tính theo phương pháp sau:

- Phương pháp giá thực tế bình quân bình quân gia quyền giữa giá đầu

kỳ và giá các lần nhập trong kỳ

- Phương pháp giá thực tế nhập trước - xuất trước

- Phương pháp giá thực tế nhập sau - xuất trước

- Phương pháp giá thực tế đích danh

- Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập

Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽgiúp doanh nghiệp quản lý tốt về các loại vốn bằng tiền của mình Đồng thờidoanh nghiệp còn chủ động trong kế hoạch thu, chi, sử dụng có hiệu quả nguồnvốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục

1.1.3.2 Tổ chức hạch toán kế toán Vốn bằng tiền

a)Đối với tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp

Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm giấy bạc ngân hàng Việt Nam,ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, hiện đang quản lý tại doanh nghiệp

 Tài khoản sử dụng: Hạch toán tiền tại quỹ của doanh nghiệp được

thực hiện trên tài khoản 111 “Tiền mặt” TK 111 có 3 tài khoản cấp 2:

+ TK 1111 “ Tiền Việt Nam”: Phản ánh tình hình thu, chi, thừa, thiếu,tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt, bao gồm cả ngân phiếu

+ TK 1112 “Ngoại tệ”: Phản ánh tình hình thu, chi, thừa, thiếu, điềuchỉnh tỷ giá, tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt quy đổi theo đồng Việt Nam

Trang 9

+ TK 1113 “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”: Phản ánh giá trị vàng,bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, thừa, thiếu, tồn quỹ tiền mặt.

 Chứng từ:

+ Phiếu thu, phiếu chi

+ Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng

+ Giấy đề nghị thanh toán

+ Biên lai thu tiền

+ Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

+ Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý,

đá quý)

+ Bảng kê chi tiền

+ Hóa đơn thanh toán

1, Sổ cái tài khoản 111

+ Hình thức Chứng từ ghi sổ : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái tàikhoản 111

 Quy trình hạch toán:

* Bên Nợ:

+ Các tài khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đáquý nhập quỹ

+ Số tiền mặt thừa ở quỹ tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi điều chỉnh tỷ giá

Trang 10

- Số dư Nợ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kimkhí quý, đá quý hiện còn tồn quỹ tiền mặt.

* Bên Có:

+ Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đáquý xuất quỹ

+ Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm khi điều chỉnh tỷ giá

Việc thu, chi tiền tại quỹ phải có các lệnh thu, lệnh chi, lệnh thu, lệnhchi phải có chữ ký của giám đốc (hoặc người được ủy quyền) và kế toántrưởng Trên cơ sở các lệnh thu, lệnh chi, kế toán tiền mặt tiến hành lập cácchứng từ là phiếu thu, phiếu chi

Thủ quỹ khi nhận được phiếu thu, phiếu chi sẽ tiến hành thu, chi theocác chứng từ đó Khi thu, chi, thủ quỹ ký tên và đóng dấu “Đã thu tiền” hoặc

“Đã chi tiền” lên các phiếu thu, phiếu chi Sau đó, thủ quỹ sử dụng phiếu thu,phiếu chi để ghi vào Sổ quỹ kiêm Báo cáo quỹ, rồi nộp Báo cáo quỹ và cácchứng từ kèm theo cho kế toán tiền mặt

Một số nghiệp vụ thu, chi tiền tại quỹ được phản ánh vào tài khoản như sau:+ Thu tiền mặt nhập quỹ: Dựa vào phiếu thu và các chứng từ có liênquan để kế toán xác định nội dung thu, từ đó xác định tài khoản ghi Có, đốiứng với Nợ TK111

+ Chi tiêu tiền mặt tại quỹ, căn cứ vào “Phiếu chi” và các chứng từ cóliên quan, kế toán xác định nội dung chi tiền mặt, từ đó xác định tài khoản ghi

Nợ đối ứng với TK111

b)Đối với tiền gửi ngân hàng

Các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng bao gồm: tiền ViệtNam, ngoại tệ, vàng bạc trên các tài khoản tiền gửi chính, tiền gửi chuyêndùng cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như tiền lưu ký, séc

Trang 11

bảo chi, séc định mức, séc chuyển tiền, thư tín dụng Để chấp hành tốt kỷ luậtthanh toán đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động và

số dư của từng loại tiền gửi

 Tài khoản sử dụng: Hạch toán tiền gửi ngân hàng được thực hiện

trên tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” TK 112 có 3 cấp tài khoản:

+ TK 1121 “Tiền Việt Nam”: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam đanggửi tại ngân hàng

+ TK 1122 “Ngoại tệ”: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại ngânhàng đã quy đổi ra tiền Việt Nam

+ TK 1123 “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”: Phản ánh giá trị vàngbạc, kim khí quý, đá quý đang gửi tại ngân hàng

 Chứng từ:

+ Giấy báo Nợ, Giấy báo Có

+ Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc,

2, Sổ cái tài khoản 112

+ Hình thức Chứng từ ghi sổ : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái tàikhoản 112

 Quy trình hạch toán:

* Bên Nợ:

+ Các khoản tiền gửi vào ngân hàng hoặc thu qua ngân hàng

Trang 12

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi điều chỉnh tỷ giá.

+ Số dư bên Nợ: số tiền hiện còn gửi lại ngân hàng

* Bên Có:

+ Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm khi điều chỉnh tỷ giá

Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 là các giấy báo Có, báo Nợ hoặcbảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệmchi, séc chuyển khoản, )

Khi nhận được các chứng từ ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm trađối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Trường hợp có sự chênh lệch giữa sốliệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trênchứng từ của ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàng đểcùng đối chiếu xác minh và xử lý kịp thời Nếu đến cuối kỳ vẫn chưa xác địnhđược nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo giấy báo hay bảng sao

kê của ngân hàng Số chênh lệch được ghi vào các tài khoản tài sản chờ xử lý(TK1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, TK 3381 “Tài sản thừa chờ xử lý”) Sang

kỳ sau phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điềuchỉnh lại số liệu đã ghi sổ

Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi ở nhiều ngân hàng thì

kế toán phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việckiểm tra đối chiếu

Một số nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng được kế toán phảnánh vào các tài khoản như sau:

+ Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi ngân hàng: Kế toán dựa vào “Giấybáo Có” hoặc “Bảng sao kê của ngân hàng” và các chứng từ có liên quan đểxác định nội dung thu, từ đó xác định tài khoản ghi Có đối ứng với NợTK112

Trang 13

+ Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân hàng: Kế toán dựa vào các

“Giấy báo Nợ” hoặc “Bảng sao kê” của ngân hàng và các chứng từ liên quan

để xác định nội dung chi tiêu tiền gửi ngân hàng, từ đó xác định tài khoản ghi

Nợ đối ứng với Có TK112

c) Đối với tiền đang chuyển

Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngânhàng, kho bạc nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng hay

đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để trả cho đơn vịkhác nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng Tiền đang chuyển bao gồmtiền Việt Nam và Ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau:

+ Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng cho ngân hàng

+ Chuyển tiền qua bưu điện trả cho đơn vị khác

+ Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc (giao tay ba giữadoanh nghiệp với người mua hàng và kho bạc nhà nước)

 Tài khoản sử dụng: Hạch toán tiền đang chuyển được thực hiện trên

TK 113 “Tiền đang chuyển” TK 113 gồm 2 tài khoản cấp 2:

+ TK 1131 “Tiền Việt Nam”: Phản ánh tiền đang chuyển bằng VNĐ + TK 1132 “Ngoại tệ”: Phản ánh tiền đang chuyển bằng ngoại tệ quyđổi thành đồng Việt Nam

Trang 14

+ Hình thức Nhật ký - Chứng từ: Nhật ký – Chứng từ số 3, Sổ cái tàikhoản 113.

+ Hình thức Chứng từ ghi sổ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái tàikhoản 113

 Quy trình hạch toán:

* Bên Nợ: Tiền đang chuyển tăng thêm trong kỳ.

- Số dư bên Nợ: Các tài khoản tiền còn đang chuyển

* Bên Có: Tiền đang chuyển giảm trong kỳ.

1.1.4 Kiểm soát nội bộ với khoản mục Vốn bằng tiền

Quản lý tiền là một trong những hoạt động quan trọng của các nhà quản

lý tài chính doanh nghiệp, có liên quan tới quản lý các khoản phải thu, hàngtồn kho và các khoản phải trả, do đó liên quan đến khả năng thanh toán tàichính Quản lý tiền thực chất là sử dụng tiền sao cho có hiệu quả nhất nhằmphục vụ tất cả các nhu cầu liên quan khác của doanh nghiệp Kiểm soát nội bộđối với tiền được thực hiện rất đa dạng trong mỗi doanh nghiệp khác nhau.Tuy nhiên việc kiểm soát đối với vốn bằng tiền đều hướng tới những điểm cơbản sau đây khi thiết lập:

- Phân tách các chức năng phê chuẩn nghiệp vụ thu, chi tiền với ghichép sổ sách về tiền, và chức năng quản lý tiền Tách biệt nhiệm vụ giữ tiềnmặt với việc giữ các sổ sách kế toán Những nhân viên giữ tiền mặt khôngđược tiếp cận với sổ sách kế toán và các nhân viên kế toán không được giữtiền mặt Doanh nghiệp cần thiết lập quy định về kiểm kê quỹ, trách nhiệm

cụ thể đối với cá nhân trong việc quản lý tiền tại quỹ Tách biệt chức năngduyệt chi với chức năng ký séc

- Có chính sách về định mức tồn quỹ phù hợp với tình hình chi tiêu củadoanh nghiệp

- Tập trung được các đầu mối thu tiền Đây là cơ sở cho việc kiểm soát

Trang 15

được toàn bộ số thu về của doanh nghiệp Do tính nhậy cảm của tiền nên để hạnchế tối đa khả năng thất thoát tiền cần giảm thiểu số lượng nhân viên thu tiền.

- Ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ thu chi tiền ngay tại thờiđiểm phát sinh nhằm hạn chế khả năng khoản tiền thu bị chiếm dụng

- Tăng cường các giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng Chỉ dùng tiền mặtcho các khoản chi tiêu vặt Đối với các khoản chi tiêu lớn cần thực hiện thanhtoán bằng séc, chuyển khoản và không được thay thế bằng tiền mặt

- Đối chiếu số liệu giữa bộ phận quản lý tiền với kế toán Thường xuyênđối chiếu số liệu sổ sách và số liệu thực tế: đối chiếu số dư và số phát sinhtrên sổ cái, sổ chi tiết, đối chiếu tài khoản tiền mặt với biên bản kiểm kê tiềnmặt Thực hiện đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng với số dư trên sổ

kế toán

1.1.4.1 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu tiền

- Thu tiền từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì việc áp dụng

chính sách thu tiền tập trung và phân công cho một nhân viên đảm nhận rấtphổ biến để ngăn ngừa khả năng sai phạm Cùng với việc bố trí như trên thìmột thủ tục kiểm soát với các nghiệp vụ thu tiền chính là việc đánh số trướcvới các chứng từ thu tiền như phiếu thu, biên lai nhận tiền,… cũng được xem

là thủ tục kiểm soát có hiệu quả

- Với những nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa dịch vụ thu tiền có thể áp dụng hệthống máy tính tiền tự động để khách hàng có thể nhìn thấy kiểm tra trong quátrình mua hàng, phiếu tính tiền được in ra cùng với thông tin về hàng hóa sảnphẩm mà khách hàng mua đồng thời khuyến khích khách hàng nhận hóa đơn

- Trong trường hợp thu nợ của khách hàng thì áp dụng thủ tục kiểmsoát là cung cấp các phiếu thu hoặc biên lai thu tiền Đơn vị phải quản lý chặtchẽ đối với các giấy tờ giới thiệu trong trường hợp thu tiền tại người muahoặc đối chiếu công nợ với khách hàng

Trang 16

Trường hợp thanh toán qua ngân hàng hay khách hàng chuyển tiềnthanh toán thì kiểm soát đối với giấy báo có và định kỳ đối chiếu công nợ làthủ tục hữu hiệu để ngăn chặn khả năng sai phạm.

1.1.4.2 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động chi tiền

- Vận dụng triệt để nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn trong chi tiền Khiphê chuẩn thực hiện chi tiền cần dựa trên cơ sở là các văn bản cụ thể về xétduyệt chi và kiểm soát chi này phải để lại dấu vết trực tiếp

- Sử dụng chứng từ là phiếu chi có đánh số trước Trong quá trình pháthành, nếu có sai thì phải lưu giữ chứng từ sai làm căn cứ đối chiếu

- Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán Thanh toán quangân hàng sẽ giúp ích lớn cho việc ngăn chặn khả năng sai phạm trong thanhtoán

- Thực hiện đối chiếu định kỳ với ngân hàng, nhà cung cấp Đây là thủtục kiểm soát tốt nhất để phát hiện ra các chênh lệch giữa những ghi chép củabản thân doanh nghiệp với những ghi chép độc lập của bên kia

Trên đây chỉ là những thủ tục tục kiểm soát được cho là phổ biến trongcác nghiệp vụ thu chi Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể thì các thủ tụckiểm soát này có thể được thay đổi, chi tiết hơn hoặc có thể thêm các thủ tục khácđược thiết kế bổ sung làm tăng hiệu quả của việc kiểm soát đối với khoản mục vốnbằng tiền Thông qua các thủ tục kiểm soát này, KTV có thể đưa ra hướng, nội dungkiểm toán cùng các phương pháp kiểm toán phù hợp để đạt được mục tiêu kiểmtoán đề ra

1.2 Khái quát về kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu kiểm toán báocáo tài chính là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra các ý kiến xác

Trang 17

nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan, cóphản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”.Ngoài ra, “Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vịđược kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng caochất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.

Tổ chức thực hiện công việc kiểm toán đối với các thông tin về vốn bằngtiền và các khoản tương đương tiền có thể kết hợp hoặc phải được tham chiếuvới kiểm toán các chu kỳ có liên quan Mục tiêu kiểm toán vốn bằng tiền cụthể chủ yếu gồm:

Kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực của hoạt động kiểm soát nội bộ trongquản lý các nghiệp vụ biến động của vốn bằng tiền và các khoản tương đươngtiền, trên các khía cạnh: sự đầy đủ và thích hợp của các quy chế kiểm soát; sựhiện diện, tính thường xuyên, liên tục và tính hiện hữu của các quy chế kiểmsoát nội bộ

Kiểm tra và xác nhận về mức độ trung thực hợp lý của các khoản mục vềvốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền trên các báo cáo tài chính (trướchết là trên bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính), cụ thể trêncác khía cạnh chủ yếu sau:

- Sự thực tế phát sinh (“có thật”) của các nghiệp vụ về vốn bằng tiền vàcác khoản tương đương tiền đã ghi sổ có đầy đủ chứng từ chứng minh cho sựtồn tại của chúng

- Sự hiện hữu của số dư vốn bằng tiền có thực sự thuộc quyền sở hữuhoặc quyền sử dụng của doanh nghiệp

- Sự đánh giá, tính toán đối với các nghiệp vụ khi ghi sổ có hợp lý vàchính xác, các khoản ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…phải được định giá đúngđắn

Trang 18

- Sự phân loại và hạch toán các nghiệp vụ về vốn bằng tiền và các khoảntương đương tiền có đảm bảo đấy đủ đủng đắn và đúng kỳ hay không.

- Mức độ chính xác trong tính toán, tổng hợp số liệu để lập báo cáo tàichính và sự nhất quán giữa số liệu trình bày trên báo cáo tài chính với số liệutrên các sổ kế toán tương ứng; Sự phù hợp của việc trình bày thông tin trênbáo cáo tài chính với chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định có liên quan

1.2.2 Căn cứ kiểm toán

Sự vận động của vốn bằng tiền nằm trong sự quản lý của đơn vị; đồngthời tuân thủ các quy chế quản lý tiền tệ chung của nhà nước Các quy chế củanhà nước và của đơn vị vừa là căn cứ để tổ chức quản lý vừa là căn cứ đểKTV xem xét đánh giá thực tiễn về quản lý vốn bằng tiền của đơn vị Bảnthân đơn vị lại dựa vào chuẩn mực, chế độ, nguyên tắc kế toán để tổ chứctheo dõi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế có liên quan, làm cơ sở để tổng hợp

và báo cáo về các thông tin tài chính này

Công việc kiểm toán Vón bằng tiền và các khoản tương đương tiền phảidựa vào các nguồn tài liệu có liên quan đến quá trình hoạt động quản lí và hạchtoán đối với vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền nói trên Có thể kháiquát những nguồn tài liệu, thông tin chủ yếu làm căn cứ kiểm toán gồm:

- Các chính sách, chế độ liên quan đến quản lí vốn bằng tiền và cáckhoản tương đương tiền do nhà nước ban hành, như: quy định về mở tàikhoản tiền gửi ngân hàng; quy định về thanh toán qua ngân hàng, thanh toánkhông dùng tiền mặt; quy định về phát hành séc; quy định về quản lí và hạchtoán ngoại tệ; vàng bac, đá quý…

- Các quy định của Hộ đồng quản trị (hay ban Giám đốc) đơn vị về tráchnhiệm, quyền hạn, trình tự, thủ tục phê chuẩn, xét duyệt chi tiêu, sử dụng vốnbằng tiền; về phân công trách nhiệm giữ quỹ, kiểm kê-đối chiếu quỹ, báo cáoquỹ;…

Trang 19

- Các Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh báo cáo tài chính;

- Các sổ hạch toán bao gồm sổ hạch toán nghiệp vụ (Sổ quỹ, sổ theo dõingoại tệ, vàng bạc, đá quý, nhật ký ghi chép công việc) và các sổ kế toán tổnghợp, sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan trong hạch toán các nghiệp

vụ về vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (TK 111, 112, 113,121,

131, 331,….)

- Các chứng từ kế toán các nghiệp vụ biến động vốn bằng tiền và cáckhoản tường đương tiền, như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ , giấy báo Có(của Ngân hàng), chứng từ chuyển tiền, …

- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến vốn bằng tiền và các khoảntương đương tiền: hồ sơ phát hành séc ; hồ sơ về phát hành trái phiếu; biênbản về thanh toán công nợ;…

Các nguồn tài liệu này cần thiết cho kiểm toán viên khi khảo sát để đánhgiá về hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị và kiểm tra, xác nhân về cácthông tin tài chính về tiền và tương đương tiền mà đơn vị đã trình bày trênbáo cáo tài chính

1.2.3 Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền

 Đối với tiền mặt, khả năng sai phạm thường có các trường hợp sau:

+ Tiền được ghi chép không có thực trong két

+ Các khả năng chi khống, chi tiền quá giá trị thực bằng cách làm chứng

từ khống, sửa chữa chứng từ khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền

+ Khả năng hợp tác giữa thủ quỹ và cá nhân làm công tác thanh toánhoặc trực tiếp với khách hàng để biển thủ tiền

+ Khả năng mất mát tiền do điều kiện bảo quản, quản lý không tốt

 Đối với ngoại tê, khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi quy đổi với mục

đích trục lợi khi tỷ giá thay đổi hoặc hạch toán sai do áp dụng sai nguyên tắc

Trang 20

hạch toán ngoại tệ Ngoài ra các trường hợp sai với đồng Việt Nam cũng cóthể xảy ra với ngoại tệ.

 Đối với tiền gửi ngân hàng, khả năng xảy ra sai phạm thường thấp hơn

so với tiền mặt do cơ chế kiểm soát, đối chiếu đối với tiền gửi ngân hàngthường được đánh giá là khá chặt chẽ Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra các saiphạm sau đây:

+ Quên không tính toán khách hàng

+ Tính tiền khách hàng với giá thấp hơn do công ty quy định

+ Thanh toán một hóa đơn nhiều lần

+ Thanh toán tiền lãi cho một phần tiền cao hơn hiện hành

+ Khả năng hợp tác giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên thực hiệngiao dich thường xuyên với ngân hàng

+ Chênh lệch giữa số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kế toántại đơn vị

 Đối với tiền đang chuyển, do tính chất và đặc điểm của nó mà sai

phạm đối với tiền đang chuyển có mức độ thấp, tuy nhiên khả năng sai phạmtiềm tàng của tiền đang chuyển cũng rất lớn:

+ Tiền bị chuyển sai địa chỉ

+ Ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán

+ Nộp vào tài khoản muộn và dùng tiền vào mục đích khác

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính.

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.

1.3.1.1 Thu thập thông tin liên quan đến vốn bằng tiền của khách hàng

Kiểm toán vốn bằng tiền là một phần không thể thiếu trong kiểm toánbáo cáo tài chính Do vậy các thông tin liên quan đến vốn bằng tiền cũngđược tìm hiểu trong quá trình tìm hiểu chung về tình hình hoạt động kinh

Trang 21

doanh và thông tin tài chính của khách hàng Việc thu thập thông tin cần thiết

về tình hình kinh doanh của đơn vị là một quá trình tích lũy liên tục, bao gồmviệc thu thập, đánh giá và đối chiếu thông tin thu thập được với các bằngchứng kiểm toán ở tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán

1.3.1.2 Đánh giá trọng yếu và rủi ro

Đánh giá trọng yếu: Sau khi ước lượng ban đầu về tính trọng yếu chotoàn bộ báo cáo tài chính, KTV phải tiến hành phân bổ ước lượng này chotừng khoản mục (trong đó có khoản mục vốn bằng tiền), từng bộ phận, từngchỉ tiêu trên báo cáo tài chính để hình thành mức trọng yếu của từng khoảnmục, bộ phận hay từng chỉ tiêu

Đánh giá rủi ro: KTV đánh giá rủi ro cho toàn bộ cuộc kiểm toán vàtừng khoản mục Khi đánh giá rủi ro kiểm toán cho từng khoản mục cần phảihiểu được những sai sót thường xảy ra trong từng phần hành kiểm toán

1.3.1.3 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền

KTV sẽ sử dụng bảng câu hỏi theo mẫu có sẵn và phù hợp với từng đơn

vị khách hàng để tiến hành tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đốivới vốn bằng tiền của đơn vị khách hàng có được tốt hay không, qua đó làm

cơ sở cho công việc kiểm toán sau này

1.3.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán

Sau khi đã tiến hành các bước tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh, cơ cấu tổ chức của khách hàng, KTV tiến hành lập kế hoạchchiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán Kế hoạchkiểm toán khoản mục kiểm toán vốn bằng tiền được xây dựng trong kế hoạchkiểm toán báo cáo tài chính Các mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán đốivới từng khoản mục là khác nhau, do vậy chương trình kiểm toán được xâydựng riêng cho từng khoản mục Chương trình kiểm toán vốn bằng tiền đượcxây dựng theo một số nội dung chính sau đây:

Trang 22

- Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp

1 Biên bản kiểm kê cuối kỳ

2 Cơ sở giải quyết chênh lệch (nếu có chênh lệch khi kiểm kê)

3 Bản xác nhận số dư của các tài khoản tại ngân hàng

4 Sổ phụ ngân hàng

5 Sổ cái

6 Sổ quỹ

7 Sổ chi tiết tiền mặt và sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng

8 Các loại giấy tờ có liên quan

- Mục tiêu kiểm toán

1 Hiện hữu, đầy đủ, chính xác

- Tìm hiểu sự biến động của vốn bằng tiền qua các năm;

- Tìm hiểu hệ thống thanh toán của đơn vị;

- Tìm hiểu hệ thống KSNB

2.Thủ tục kiểm toán chi tiết

- Đối với tiền mặt:

Đối chiếu giữa biên bản kiểm kê với sổ quỹ, sổ chi tiết và sổ cái để đảmbảo số dư đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là hợp lý; Đọc lướt qua

sổ quỹ phát hiện những nghiệp vụ bất thường và tiến hành kiểm tra, đối chiếuvới các chứng từ gốc để đảm bảo việc trình bày là đúng và phù hợp; Chọn

……… tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn…… nghiệp vụ trên sổ cái (hoặc sổchi tiết) để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ gốc về nội

Trang 23

dung, ngày, tháng số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người cóthẩm quyền của khách hàng; Chọn ……… nghiệp vụ trước ngày kết thúc niên

độ và…… nghiệp vụ sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra thủ tục phân chia

niên độ của khách hàng là đúng kỳ và phù hợp;…

- Đối với tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển:

Xem xét có tài khoản nào được xác nhận mà đã hết số dư từ năm trướckhông Bất kỳ tài khoản nào cũng đều phải được xác nhận; Lập bảng đốichiếu số dư ngân hàng; Thu thập thư xác nhận của ngân hàng và kiểm tra ghinhận trong sổ kế toán của đơn vị;…

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với Vốn bằng tiền

Mục tiêu cơ bản của khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền

là nhằm xem xét đánh giá về sự hiện diện, tính liên tục và sự hiện hữu củahoạt động kiểm soát

Nội dung và thể thức khảo sát về kiểm soát nội bộ thường tập trung vàocác vấn đề chính sau:

Đối với tiền mặt:

Các thủ tục khảo sát chi tiết đối với tiền mặt có thể khái quát như sau:

Mục tiêu kiểm toán Khảo sát chi tiết đối với tiền mặt

Mục tiêu tồn tại và xảy ra:

số dư, các khoản thu chi

trên báo cáo tài chính và

trên bảng kê là có căn cứ

- Kiểm tra bằng chứng thu, chi tiền mặt có phê duyệt

- Kiểm tra các chứng từ thu, chi lớn

- Đối chiếu chứng từ gốc với phiếu thu, chi

- Kiểm tra các chứng từ thu, chi về giảm giá, chiếtkhấu, hàng bán bị trả lại,…

Mục tiêu trọn vẹn: các - Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt từ đó đối chiếu số

Trang 24

nghiệp vụ liên quan đến

thu, chi tiền đều được ghi

chép đầy đủ, kịp thời và

đúng lúc

dư trên sổ quỹ và trên sổ kế toán

- Đối chiếu ngày tháng của nghiệp vụ thu, chi với ngàytháng lập chứng từ thu, chi và ngày ghi sổ kế toán

- Chọn mẫu các nghiệp vụ thu chi trên sổ quỹ đốichiếu với sổ kế toán tiền mặt

- Khảo sát đồng thời các nghiệp vụ bán hàng và thutiền, mua hàng vầ thanh toán để kiểm tra phát hiệncác nghiệp vụ bỏ sót

- Rà soát, kiểm tra việc hạch toán và quy đổi cáckhoản thu, chi tiền mặt là ngoại tê, vàng, bạc kim khíquý đá quý và việc hạch toán trên các sổ kế toán cóliên quan

- Tính toán lại và kiểm tra việc đánh giá tính toán giátrị vàng, bạc, đá quý và tìền mặt tồn quỹ

Mục tiêu chính xác số

học: Các nghiệp vụ phát

sinh đều được tổng hợp và

ghi sổ, chuyển vào sổ cái

và lên báo cáo chính xác

về số học

- Đối chiếu số phát sinh từ tổng hợp số thu, tổng họp

số chi với số phát sinh trên sổ cái tiền mặt

- Đối chiếu số dư, số phát sinh trên sổ quỹ với số liệutrên nhật ký thu, chi tiền mặt, với sổ cái tiền mặt

- Tính toán lại số phát sinh, số dư tổng hợp trên sổ cáitài khoản tiền mặt

Mục tiêu trình bày và

công bố: Sự khai báo các

khoản tiền mặt, các nghiệp

vụ tiền mặt là đầy đủ,

- Kiểm tra sự phân biệt chi tiết, cụ thể trong hạch toántrên các sổ kế toán tiền mặt và sự trình bày, công khaiđầy đủ, đúng đắn các khoản tiền mặt trên các bảng kê

và trên báo cáo tài chính

Trang 25

được hạch toán đúng vào

các khoản mục, vào tài

khoản có liên quan

Đối với tiền gửi ngân hàng:

- Các thủ tục khảo sát chi tiết thông thường phổ biến đối với số dư tiềngửi ngân hàng về cơ bản cũng tương tự như đối với kiểm toán tiền mặt nhưtrên Ngoài ra, khảo sát chi tiết về tiền gửi ngân hàng có những điểm riêngbiệt mang tính đặc thù sau:

- Thu thập, lập bảng kê chi tiết các loại tiền gửi, các tài khoản tại cácngân hàng KTV thực hiện đối chiếu số liệu thu thập được với xác nhận củangân hàng để có kết luận về sự phù hợp giữa số liệu của ngân hàng và số liệu

do đơn vị theo dõi

- Kiểm tra việc quy đổi tỷ giá về việc tớnh giỏ đối với các loại ngoại tệ,vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

- Kiểm tra việc tính toán và khóa sổ kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàngthông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp sổ phụ của ngân hàng gửi cho đơn vị

ở khoảng trước và sau ngày khóa sổ để đối chiếu với số liệu trên sổ của đơn vịnhằm phát hiện chênh lệch và tìm hiểu nguyên nhân

- Gửi thư xác nhận tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ kế toán

- Khảo sát nghiệp vụ chuyển khoản bằng cách lập bảng liệt kê tất cả cáckhoản tiền gửi ngân hàng trong các nghiệp vụ chuyển khoản được thực hiệnnhững ngày trước và sau ngày lập báo cáo tài chính, sau đó đối chiếu với việcghi sổ kế toán của từng nghiệp vụ đó có được ghi sổ kịp thời và đúng đắn không

Đối với tiền đang chuyển:

Sự kiểm soát nội bộ đối với tiền đang chuyển chủ yếu tập trung vào việcphân cấp, phân nhiệm cho người được giao nhiệm vụ thực hiện công việcchuyển tiền và sự phê chuẩn, xét duyệt về hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc

Trang 26

cho phép chuyển tiền của đơn vị Bởi vậy, thể thức và nội dung khảo sát vềkiểm soát nội bộ đối với tiền đang chuyển chủ yếu bao gồm:

+ Khảo sát đối với các quy định của đơn vị về phân công, phân nhiệmtrong việc thực hiện công việc chuyển tiền và quản lý công việc đó có đảmbảo đầy đủ, hợp lý và chặt chẽ hay không

+ Khảo sát đối với việc thực hiện việc kiểm soát trong quá trình thựchiện công việc chuyển tiền ( trình tự, thủ tục về hồ sơ, về sự phê chuẩn, xétduyệt, chuyển tiền,…) có đảm bảo được thực hiện một cách thường xuyên,liên tục và tỷ mỷ hay không

Các khảo sát đối với kiểm soát nội bộ nói trên là cơ sở để kiểm toán viênđánh giá về hiệu lực của kiểm soát nội bộ và mức độ rủi ro kiểm soát liênquan đến vốn bằng tiền, từ đó xác định phạm vi thực hiện các khảo sát cơ bảntiếp theo

1.3.2.2 Thực hiện các khảo sát cơ bản đối với Vốn bằng tiền

a) Thực hiện thủ tục phân tích

Thực hiện thủ tục phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét số liệutrên BCTC thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trênBCTC Đối với kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, KTV thực hiện các thủtục sau:

Phân tích xu hướng:

+ So sánh số dư vốn bằng tiền của năm nay so với năm trước;

+ So sánh số dư chi tiết của các tháng, các năm kiểm toán với số dư cáctháng, các năm trước để loại trừ ảnh hưởng của mùa vụ tới số dư So sánhtổng thu, tống chi so với kế hoạch đã đề ra KTV xem xét tính khả thi của kếhoạch và sự thay đổi có phù hợp với kế hoạch hay không

Trang 27

+ So sánh số dư, số phát sinh thực tế của doanh nghiệp này với cácdoanh nghiệp khác có cùng quy mô, lãnh thổ, cùng ngành nghề, cùng loạihình sản xuất kinh doanh.

Phân tích tỷ suất:

Khi phân tích khoản mục vốn bằng tiền, KTV phân tích đánh giá một số

tỷ suất thanh toán của đơn vị

Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời:

Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời =

Tổng tài sản lưu động Tổng số nợ ngắn hạn

-Trong đó:

+ Tổng số tài sản lưu động bao gồm: vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, cáckhoản phải thu,ứng và trả trước; hàng tồn kho

+ Tổng số nợ ngắn hạn: là các khoản nợ dưới một năm, như: vay ngắn hạn,

nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả người cung cấp, phải trả công nhân viên, phải trảnội bộ, phải trả, phải nộp khác

- Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính của công ty.+ Khi tỷ suất bằng 1 nghĩa là tài sản lưu động vừa đủ thanh toán nợ ngắn hạn+ Khi tỷ suất bằng 2 nghĩa là đảm bảo vốn vừa thanh toán đủ nợ ngắn hạnvừa tiếp tục hoạt động được Doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường

+ Khi tỷ suất lớn hơn 2: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhưng đầu tưthừa tài sản lưu động

+ Khi tỷ suất nhỏ hơn 2: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhưng đầu tưthiếu tài sản lưu động

Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh

Tỷ suất khả năng

thanh toán nhanh =

Vốn bằng tiền + Tài sản tương đương tiền

Tổng số nợ ngắn hạn

Trang 28

Thực tế cho thấy, tỷ suất này bằng 1 là thỏa đáng, tỷ suất này nếu lớnhơn 1 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 1 thìdoanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán Tuy nhiên, nếu tỷsuất này quá cao lại không tốt vì vốn bằng tiền quá lớn, vòng quay vì thế màchậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

b) Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ đối với Tiền mặt

và Tiền gửi Ngân hàng

Dưới đây là mục tiêu kiểm toán (cơ sỏ dẫn liệu) cơ bản và các thủ tụckiểm toán chủ yếu, phổ biến thường áp dụng để thu thập bằng chứng xác nhậncho các cơ sở dẫn liệu tương ứng trong khảo sát chi tiết về nghiệp vụ thu, chivốn bằng tiền:

-“Sự phát sinh” (Có thật) của các khoản thu, chi tiền đã ghi sổ: Các

nghiệp vụ thu, chi tiền ghi sổ đã thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý

Để thu thập bằng chứng kiểm toán xác nhận cho cơ sở dẫn liệu (mục tiêukiểm toán) nói trên, KTV thường tiền hành các thủ tục kiểm toán chủ yếu:

+ Kiểm tra bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của người có tráchnhiệm (chữ ký phê duyệt, tính hợp lý, đúng đắn của sự phê duyệt) Cần lưu ýkiểm tra mẫu chứng từ chi tiền có khoản chi lớn hay bất thường về nội dungchi; Xem xét các trường hợp chi đó có đầy đủ hồ sơ, chứng từ gốc chứngminh và có hợp lý, hợp lệ hay không

+ Kiểm tra, xem xét việc ghi chép nhật ký quỹ (thu, chi tiền mặt); Kiểmtra, đối chiếu việc ghi sổ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các sổ kếtoán có liên quan (sổ mua hàng, bán hàng, thanh toán,…)

+ Kiểm tra các khoản chi tiền cho khách hàng về giảm giá, hoa hồngđại lý,…có đúng chính sách bán hàng đã được quy định hay không Kiểm trađối chiếu với việc ghi sổ kế toán các tài khoản liên quan để đảm bảo rằngkhoản tiền đã thực chi và khách hàng đã thực nhận

Trang 29

- “Sự tính toán, đánh giá” (Tính giá): Các khoản thu, chi tiền ghi sổ kế

toán đều được tính toán, đánh giá đúng đắn (đặc biệt là đối với ngoại tệ, vàngbạc, đá quý)

Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:

+ Kiểm tra việc tính toán thu, chi tiền và đối chiếu số liệu giữa sổ kếtoán với sổ của thủ quỹ Việc kiểm tra này chủ yếu áp dụng đối với thu, chitiền là ngoại tệ hay vàng bạc, đá quý (kiểm tra số liệu về số lượng nguyên tệ,

tỷ giá ngoại tệ, số lượng và phẩm cấp vàng bạc, đá quý, phương pháp đánhgiá vàng bạc, đá quý)

+ Cần lưu ý kiểm tra việc tính toán các khoản giảm giá, hoa hồng đạilý,…đã chi trả bằng tiền

+ Trong những trường hợp xét thấy cần thiết, KTV tự tính toán lại sốliệu và đối chiếu với số liệu của chính đơn vị được kiểm toán

- “Tính đầy đủ”: Các nghiệp vụ thu, chi tiền đều được ghi sổ kế toán

đầy đủ

Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:

+ Kiểm tra số lượng bút toán ghi sổ với số lượng các phiếu thu, phiếu chitiền mặt; các giấy báo nợ, báo có của ngân hàng hay ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.Đối chiếu chọn mẫu một số chứng từ thu, chi tiền với sổ nhật ký quỹ và sổ kếtoán có liên quan khác để đánh giá sự đầy đủ trong hạch toán tiền

+ Kiểm tra số thứ tự của các chứng từ thu, chi tiền ghi trên sổ kế toán

để đảm bảo không có sự ghi trùng hay bỏ sót trong hạch toán các nghiệp vuthu, chi tiền trong kỳ

+ Tiến hành khảo sát đồng thời (hoặc tham chiếu) với các nghiệp vụthanh toán trong chu kỳ “ mua hàng và trả tiền” và chu kỳ “bán hàng và thanhtoán” để phát hiện các trường hợp ghi trùng hay bỏ sót (nếu có)

Trang 30

- “Sự phân loại và hạch toán đúng đắn”: Các nghiệp vụ thu, chi tiền

được phân loại và hạch toán chính xác về số liệu, đúng tài khoản, đúng quan

hệ đối ứng

Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biện gồm:

+ Kiểm tra việc ghi chép trên các chứng từ thu, chi tiền có đảm bảo đầy

đủ, và rõ ràng về nội dung cũng như sự chính xác về số liệu

+ Kiểm tra việc phân loại và hạch toán vào các sổ kế toán tương ứng(sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ các tàikhoản đối ứng) để xác nhận sự hạch toán chính xác số liệu và đúng quan hệđối ứng

+ So sánh đối chiếu giữa chứng từ thu, chi tiền với bút toán ghi sổtương ứng về sổ, ngày và số tiền xem có đảm bảo hạch toán chính xác từchứng từ vào sổ kế toán không

- “Tính đúng kỳ”: Các nghiệp vu thu, chi tiền phát sinh được ghi sổ

kịp thời và đúng kỳ

Các thủ tục thực hiện chủ yếu và phổ biến gồm:

+So sánh ngày phát sinh nghiệp vụ thu, chi tiền (ngày trên chứng từ)với ngày cập nhật chứng từ vào sổ kế toán để đánh giá tính hợp lý và kịp thời(đúng kỳ)

+ Đối chiếu, so sánh ngày ghi sổ của cùng nghiệp vụ thu, chi tiền giữacác sổ có liên quan như: sổ quỹ, số kế toán tiền mặt,sổ kế toán tiền gửi ngânhàng, sổ thanh toán với người bán, sổ thanh toán với người mua…để xem xét

sự phù hợp, đầy đủ, kịp thời

Ngoài ra, KTV cũng còn có thể tiền hành kiểm tra việc thực hiện cácquy định liên quan đến nộp (gửi) tiền mặt vào ngân hàng và thanh toán quangân hàng

Trang 31

c) Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với số dư Tài khoản Tiền mặt và Tiền gửi Ngân hàng

Các thủ tục kiểm toán phổ biến chủ yếu tương ứng để thu thập bằngchứng kiểm toán số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng gồm:

-“Sự hiện hữu”: Số dư tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có sự tồn

tại trên thực tế - trong quỹ, ở ngân hàng thực tế có tiền

Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:

+ Chứng kiến việc kiểm kê quỹ tiền mặt của đơn vị tại thời điểm kiểm

kê khóa sổ để có cơ sở xác nhận sự tồn tại của tiền mặt tại quỹ (bao gồm tiềnnội tệ, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý) Trường hợp không thể chứng kiến kiểm kêquỹ, KTV cần kiểm tra hồ sơ, tài liệu kiểm kê quỹ tại thời điểm khóa sổ dođơn vị thực hiện, xem xét tính hợp lý và hợp thức của thủ tục đã tiền hànhcũng như kết quả kiểm kê đã ghi nhận

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu tồn quỹ tiền mặt giữa sổ quỹ (của thủquỹ) với sổ kế toán tiền mặt

+ Lập bảng kê chi tiết tiền gửi ngân hàng và thực hiện việc kiểm tra đốichiếu với số liệu trong sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, với số liệu dongân hàng xác nhận (cung cấp) và với các chứng từ, tài liệu khác có liên quan.Bảng kê chi tiết tiền gửi ngân hàng có thể do đơn vị cung cấp theo yêu cầucủa kiểm toán viên hoặc do kiểm toán viên thu thập tài liệu và tự lập Trênbảng kê phải phân biệt chi tiết về từng loại tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàngbạc, đá quý) gửi tại ngân hàng

Gửi thư xin xác nhận của ngân hàng về số dư tài khoản tiền gửi ngânhàng tại thời điểm khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính Kiểm toán viên cóthể yêu cầu đơn vị kê khai hoặc cung cấp tài kiệu để kê khai tiền gửi của đơn

vị tại các ngân hàng có giao dịch và đảm nhận việc gửi đi, nhận về kết quảxác nhận

Trang 32

-“Sự tính toán, đánh giá” (Tính giá): Số dư tài khoản tiền mặt, tiền gửi

ngân hàng được tính toán, đánh giá đúng đắn, chính xác

Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:

+ Kiểm tra việc tính toán, đánh giá các khoản tiền hiện có của đơn vị;trong đó chủ yếu là đối với ngoại tệ và vàng bạc, đá quý có đảm bảo đúngđắn, chính xác không Nội dung kiểm tra tính toán ngoại tệ bao gồm số lượngtừng loại ngoại tệ và tỷ giá ngoại tệ tương ứng tại thời điểm kháo sổ để lậpbáo cáo tài chính; Nội dung kiểm tra về tính toán đối với vàng bạc, đá quý(nếu có) bao gồm số lượng, quy cách phẩm cấp từng loại vàng bạc, đá quý vàphương pháp đánh giá áp dụng

+ Kiểm tra về tính chính xác của kết quả việc tính toán từng loại tiềnhiện có Trường hợp xét thấy cần thiết, KTV tính toán lại trên cơ sở tài liệucủa đơn vị và sự xét đoán nghề nghiệp của bản thân sau đó đối chiếu với sốliệu của đơn vị

+ Kiểm tra việc tính toán khóa sổ kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng(sổ chi tiết và sổ tổng hợp) thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp sổ phụ(hoặc sao kê) của ngân hàng đã gửi cho đơn vị ở các khoảng thời gian trước

và sau ngày khóa sổ kế toán để đối chiếu với số liệu tên sổ kế toán của đơn vịnhằm phát hiện chênh lệch và tìm hiểu nguyên nhân (nếu có)

-“Sự cộng dồn và báo cáo”: Số dư tài khoản tiền mặt (hay các khoản

tiền mặt tốn quỹ); tiền gửi ngân hàng đã được tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ,chính xác và được trình bày phù hợp và báo cáo tài chính

Các thủ tục kiểm toán chủ yêu và phổ biến gồm:

+ Kiểm tra việc tính toán số dư từng loại tiền và tổng hợp tất cả các loạitiền để đảm bảo mọi khoản tiền hiện có đều được tổng hợp hoặc phát hiện sựcộng dồn còn thiếu sót hay trùng lặp; Trường hợp xét thấy cần thiết, KTV cóthể tự tính toán, tổng hợp và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị

Trang 33

+ Kiểm tra, xem xét việc trình bày tiền mặt và tiền gửi ngân hàng vàobáo cáo tài chính có phù hợp và đúng quy định của chế độ kế toán hiện hànhhay không; So sánh số liệu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trên BCTC với số dưtài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán của đơn vị để đánh giá

sự chính xác, nhất quán

1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán

Giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn rất quan trọng đối với cuộckiểm toán Mục đích của giai đoạn này là KTV đưa ra ý kiến tổng quát củamình về khoản mục vốn bằng tiền của đơn vị có trình bày trung thực và hợp lýkhông xét trên khía cạnh trọng yếu Khi kết thúc việc kiểm toán các khoản mụcvốn bằng tiền, KTV thực hiện việc tổng hợp kết quả kiểm toán làm cơ sở cho ýkiến nhận xét của mình về BCTC đã được kiểm toán Thông thường, kết quảkiểm toán khoản mục vốn bằng tiền thường bao gồm những nội dung sau:

Kết luận về mục tiêu kiểm toán:

KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểmtoán khoản mục vốn bằng tiền:

-Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm tra,đánh giá về khoản mục đã được kiểm toán vì có đủ bằng chứng thích hợp vềmọi khía cạnh đề đưa ra kết luận rằng số liệu, thông tin đó đã được phản ánhhợp lý, đúng đắn hoặc chỉ rõ thông tin đó còn chứa đựng sai sót

-Chưa đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn với kết quảkiểm toán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung (chỉ

rõ hạn chế phạm vi kiểm toán)

Kiến nghị:

Kiểm toán viên đưa ra các ý kiến:

Trang 34

-Kiến nghị về bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyếtminh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và sốtiền điều chỉnh.

-Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soátnội bộ đối với khoản mục vốn bằng tiền và ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện

hệ thống kiểm soát nội bộ của KTV

Trang 35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM

TOÁN VACO THỰC HIỆN

2.1 Tổng quan chung về Công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán VACO

• Tháng 6/2003, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) được chuyển đổi từ môhình doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình công ty TNHH một thành viên doNhà nước sở hữu 100% vốn - Bộ Tài chính làm chủ sở hữu theo Quyết định

số 1297/QĐ/TC/BTC ngày 30/06/2003 và đổi tên thành Công ty Kiểm toánViệt Nam TNHH một thành viên (VACO);

Trang 36

• Tháng 03/2007, Công ty Kiểm toán Việt nam (VACO) TNHH 1 thành viênđược chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 TV trở lên theo quy định của Bộ TàiChính.

• Tháng 5/2007 Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) được đổi tên thành Công

ty TNHH Deloitte Vietnam theo Giấy đăng ký doanh nghiệp số 0100112500cấp lần đầu ngày 16/03/2007 ;

• Tháng 11/2007, Công ty TNHH Kiểm toán VACO được tách ra từ Công tyTNHH Deloitte Vietnam theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số

0102546856 cấp lần đầu ngày 27/11/2007 và hoạt động liên tục đến nay

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy:

• Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên gồm 5 thành viên, là cơ quan quyếtđịnh cao nhất của Công ty

• Chủ tịch Hội đồng thành viên: Bùi Văn Ngọc

Trang 37

• Ban Giám đốc:

1 Bùi Văn Ngọc Tổng Giám đốc

2 Trịnh Thị Hồng Phó Tổng Giám đốc

3 Nguyễn Đức Tiến Phó Tổng Giám đốc

4 Nguyễn Minh Hùng Phó Tổng Giám đốc

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Công ty

2.1.3.1 Các dịch vụ Công ty cung cấp

Dịch vụ kiểm toán độc lập

Với bề dày kinh nghiệm và danh tiếng của VACO trong việc cung cấpcác dịch vụ truyền thống như kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, soát xétđịnh kỳ, chúng tôi tin rằng VACO sẽ là người bạn đồng hành cùng sự pháttriển và lớn mạnh của các Doanh nghiệp

Các dịch vụ kiểm toán của chúng tôi bao gồm:

• Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định

• Kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích thuế và đặc biệt

• Kiểm toán hoạt động

• Kiểm toán tuân thủ

• Kiểm toán nội bộ

• Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

• Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính

Trang 38

• Kiểm tra thông tin trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước

Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp ERS

• Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

• Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin

• Các dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro khác

Dịch vụ kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản

• Kiểm toán và tư vấn các hạng mục công trình, công trình, dự án

• Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của các Ban quản lý

• Kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình

Dịch vụ kiểm toán dự án

• Kiểm toán độc lập

• Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ

• Kiểm soát tính tuân thủ của dự án

• Đánh giá khả năng thực hiện dự án

• Hướng dẫn quản lý dự án

Dịch vụ kế toán

VACO chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán cho khách hàng, đồng thờiVACO cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các báo cáo tàichính được lập theo hệ thống kế toán Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực

kế toán quốc tế được chấp nhận

Trang 39

• Soát xét công tác kế toán, hệ thống kế toán

Dịch vụ tư vấn thuế

VACO có kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy trình tư vấn và gợi ýcác giải pháp thiết thực về thuế phù hợp với các đối tượng khách hàng:

• Hoạch định chiến lược thuế

• Tư vấn lập kế hoạch thuế, lập tờ khai/ báo cáo các loại thuế

• Tư vấn về hoàn thuế, ưu đãi thuế

• Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp gồm: Thuế giá trị giatăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế nhà thầu, thuếthu nhập cá nhân cho người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại ViệtNam

• Tư vấn cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế

• Các dịch vụ tư vấn thuế khác như giải đáp các tình huống, các vướngmắc trong quá trình thực hiện các chính sách thuế, cung cấp văn bản, cập nhậtkiến thức thuế…

Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp

• Tư vấn mô hình doanh nghiệp

• Tư vấn xây dựng chiến lược

• Tư vấn xây dựng hệ thống quản trị

• Tư vấn huy động vốn, đầu tư

• Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp

• Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp

• Tư vấn mua bán, tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp

• Tư vấn và định giá giá trị doanh nghiệp

Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực

Trang 40

• Tổ chức hội thảo, tập huấn, cập nhật kiến thức tài chính – kế toán – kiểm toán– thuế

• Quản lý nguồn nhân lực

• Đào tạo về kế toán, tài chính, thuế

2.1.3.2 Thị trường và các khách hàng chính

Cùng với các văn phòng chính tại Hà nội, các chi nhánh trong nước vànước ngoài của công ty cũng đã chiếm thị phần ngày càng cao Có đượcnhững thành tựu đó là nhờ VACO đã cung cấp cho khách hàng những dịch vụchất lượng cao, đảm bảo uy tín nghề nghiệp Công ty TNHH Kiểm toánVACO đã và đang cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng, với nhiều loạihình doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực, từ những doanh nghiệp hàngđầu trong các ngành nghề thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước, đến doanhnghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công

ty cổ phần, các công ty TNHH, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự ánquốc tế, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Đối tượng khách hàng của Công ty chủ yếu là các tập đoàn lớn như:

- Tổng Công ty hàng không Việt Nam

- Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Tập đoàn Bưu chính và viễn thông Việt Nam

- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam

- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

Ngoài ra, Công ty còn kiểm toán cho các dự án sử dụng vốn vay của

WB, ADB, ODA; các dự án tài trợ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài: Goshu Koshan, Bejo Việt Nam, Schmidt Việt Nam,… và các khách

Ngày đăng: 14/02/2019, 21:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w