TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đinh Thị HồngTên Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây thuốc Hoàng kỳ Astragalus membranaceus Fisch.. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu các đặc
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VI T Ệ
NAM
ĐINH THỊ HỒNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
CÂY THUỐC HOÀNG KỲ ASTRAGALUS
MEMBRANACEUS (FISCH.) BUNGE
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.42.02.01
Người hướng dẫn khoa h c ọ : TS Nguyễn Hạnh Hoa
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Đinh Thị Hồng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây thuốc Hoàng
kỳ Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge” Ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hạnh Hoa, giảng viên bộ môn Thực vật, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Thực vật, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đến ThS Phạm Thị Thu Thủy - T.T chuyển giao KHCN và phát triển Dược liệu - Viện Dược liệu đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Đinh Thị Hồng
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
Trích yếu luận văn ix
Thesis abstract xi
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.4 Những đóng góp mới của đề tài 3
Phần 2 Tổng quan tài liệu 4
2.1 Đặc điểm thực vật học của chi Astragalus và loài Astragalus membranceus 4
2.1.1 Đặc điểm thực vật học của chi Astragalus 4
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của loài Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) 4
2.2 Thành phần hóa học, tác dụng dược lí, tính vị, công năng và công dụng của cây hoàng kỳ 5
2.2.1 Thành phần hóa học 5
2.2.2 Tác dụng dược lý 6
2.2.3 Tính vị, công năng và công dụng 10
2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây thuốc hoàng kỳ trên thế giới và ở Việt Nam 12
2.3.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây thuốc Hoàng kỳ trên thế giới 12
2.3.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây thuốc Hoàng kỳ ở Việt Nam 13
Trang 52.4.1 Cơ sở xác định mật độ gieo trồng hợp lý 15
2.4.2 Cơ sở khoa học xác định lượng phân bón hợp lý 16
2.4.3 Cơ sở khoa học của việc ức chế ưu thế ngọn 18
Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 23
3.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu 23
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
3.3 Nội dung nghiên cứu 24
3.4 Phương pháp nghiên cứu 28
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm nông học 28
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật học 30
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 31
Phần 4 Kết quả và thảo luận 32
4.1 Đặc điểm hình thái, giải phẫu của cây Hoàng kỳ 32
4.1.1 Đặc điểm hình thái và giải phẫu của rễ Hoàng kỳ 32
4.1.2 Đặc điểm hình thái và giải phẫu của thân Hoàng kỳ 36
4.1.3 Đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá Hoàng kỳ 40
4.2 Đặc điểm nông học của Hoàng kỳ 47
4.2.1 Đánh giá ảnh hưởng của GA3 đến khả năng nảy mầm của hạt giống Hoàng kỳ 47
4.2.2 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây Hoàng kỳ tại vườn ươm 49
4.2.3 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây Hoàng kỳ thí nghiệm mật độ 50
4.2.4 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây Hoàng kỳ dưới ảnh hưởng của một số liều lượng đạm 54
4.2.5 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây Hoàng kỳ thí nghiệm ngắt ngọn 58
Phần 5 Kết luận và đề nghị 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Đề nghị 64
Tài liệu tham khảo 65
Phụ lục .67
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Hoàng
kỳ 1 và Hoàng kỳ 2 35 Bảng 4.2 Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp Hoàng
kỳ 1 và Hoàng kỳ 2 39 Bảng 4.3 Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu gân chính lá 2 mẫu
giống Hoàng kỳ 42 Bảng 4.4 Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu phiến lá Hoàng kỳ 1
và Hoàng kỳ 2 46 Bảng 4.5 Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu cuống lá Hoàng kỳ 1
và Hoàng kỳ 2 46 Bảng 4.6 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến thời gian và tỷ lệ nảy mầm của hạt
Hoàng kỳ thí nghiệm trên đĩa petri 47 Bảng 4.7 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến thời gian nảy mầm của hạt Hoàng
kỳ tại vườn ươm 48 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của GA3 đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Hoàng kỳ tại vườn ươm 49 Bảng 4.9 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây Hoàng kỳ tại
vườn ươm 49 Bảng 4.10 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sự tăng trưởng chiều cao
cây Hoàng kỳ 51 Bảng 4.11 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sự phát triển đường kính thân
cây Hoàng kỳ 52 Bảng 4.12 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sự hình thành cành cấp 1 của
cây Hoàng kỳ 53 Bảng 4.13 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sự hình thành cành cấp 2
của cây Hoàng kỳ 53 Bảng 4.14 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh trên
cây Hoàng kỳ 54 Bảng 4.15 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sự tăng trưởng chiều cao cây
Hoàng kỳ 55
Trang 8Bảng 4.16 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sự phát triển đường kính thân cây
Hoàng kỳ 56 Bảng 4.17 Ảnh hưởng liều lượng đạm đến sự phân cành cấp 1 của cây Hoàng kỳ 56 Bảng 4.18 Ảnh hưởng liều lượng đạm đến sự phân cành cấp 2 của cây Hoàng kỳ 57 Bảng 4.19 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên
cây Hoàng kỳ 58 Bảng 4.20 Ảnh hưởng của ngắt ngọn đến sự tăng trưởng chiều cao cây
Hoàng kỳ 59 Bảng 4.21 Ảnh hưởng của ngắt ngọn đến sự phát triển đường kính thân cây
Hoàng kỳ 60 Bảng 4.22 Ảnh hưởng của ngắt ngọn đến sự phân cành cấp 1 ở cây Hoàng kỳ 61 Bảng 4.23 Ảnh hưởng của ngắt ngọn đến sự phát triển chiều dài cành cấp 1 ở cây
Hoàng kỳ 62 Bảng 4.24 Ảnh hưởng của ngắt ngọn đến sự phân cành cấp 2 ở cây Hoàng kỳ 62
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Hình thái bộ rễ 2 mẫu giống Hoàng kỳ 1 và Hoàng kỳ 2 33
Hình 4.2 Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Hoàng kỳ 1 34
Hình 4.3 Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Hoàng kỳ 2 34
Hình 4.4 Hình thái thân Hoàng kỳ 1 37
Hình 4.5 Hình thái thân Hoàng kỳ 2 37
Hình 4.6 Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp Hoàng kỳ 1 38
Hình 4.7 Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp Hoàng kỳ 2 38
Hình 4.8 Hình thái lá kép và lá chét Hoàng kỳ 1 40
Hình 4.9 Hình thái lá kép và lá chét Hoàng kỳ 2 41
Hình 4.10 Cấu tạo giải phẫu lá Hoàng kỳ 1 43
Hình 4.11 Cấu tạo giải phẫu lá Hoàng kỳ 2 43
Hình 4.12 Cấu tạo giải phẫu cuống lá Hoàng kỳ 1 45
Hình 4.13 Cấu tạo giải phẫu cuống lá Hoàng kỳ 2 45
Hình 4.14 Ảnh hưởng của ngắt ngọn đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Hoàng kỳ 59
Hình 4.15 Ảnh hưởng của ngắt ngọn đến động thái tăng trưởng đường kính thân cây Hoàng kỳ 60
Hình 4.16 Ảnh hưởng của ngắt ngọn đến động thái tăng trưởng cành cấp 1 ở cây Hoàng kỳ 61
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đinh Thị Hồng
Tên Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây thuốc Hoàng kỳ
Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là 2 mẫu giống cây thuốc Hoàng kỳ (Astragalus membranaceu ) có nguồn gốc ở vùng Nội Mông của Trung Quốc: Hoàng kỳ 1 (HK1) và
Hoàng kỳ 2 (HK2).
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và đặc điểm giải phẫu thực vật của 2 mẫu giống cây thuốc Hoàng kỳ (HK1 và HK2).
Nghiên cứu đặc điểm nông học của cây thuốc Hoàng kỳ (HK1).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm thực vật học theo phương pháp hình thái so sánh và phương pháp giải phẫu kết hợp với kĩ thuật hiển vi dùng trong nghiên cứu thực vật và dược liệu.
Nghiên cứu đặc điểm nông học: Các thí nghiệm nghiên cứu bao gồm thí nghiệm ảnh hưởng của GA3 đến khả năng nảy mầm của hạt Hoàng kỳ, thí nghiệm mật độ khoảng cách, thí nghiệm liều lượng đạm, và thí nghiệm ngắt ngọn Các thí nghiệm ngoài đồng ruộng được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD, ba lần nhắc lại Thí nghiệm ảnh hưởng của GA3 đến khả năng nảy mầm của hạt được tiến hành cả trong phòng thí nghiệm (trên đĩa petri) và ngoài đồng ruộng.
Kết quả chính và kết luận
Về đặc điểm thực vật học của 2 mẫu giống cây thuốc Hoàng kỳ
Hai mẫu giống cây thuốc Hoàng kỳ đều có dạng cây thảo Lá kép lông chim lẻ 1
Trang 11lần, mọc so le Cây đều có hệ rễ cọc với rễ chính phát triển to và nạc Cấu tạo giải phẫu các cơ quan dinh dưỡng của 2 mẫu giống Hoàng kỳ đều có số lượng và trình tự sắp xếp các phần mô tương tự như nhau Mẫu giống HK1 có thân chính phát triển, ít phân cành,
lá kép có 15 -21 lá chét, lá chét to Bộ rễ có ít rễ bên Mẫu giống HK2 có sự phân cành nhiều, lá kép có 13 – 17 lá chét, lá chét nhỏ Bộ rễ có nhiều rễ bên.
Trong cấu tạo giải phẫu các cơ quan dinh dưỡng của 2 mẫu giống Hoàng kỳ có
sự sai khác về tỉ lệ kích thước các phần mô Vi phẫu rễ thứ cấp mẫu giống HK1 có tỉ lệ
vỏ thứ cấp so với trung trụ thứ cấp dày hơn HK2, do đó HK1 có khả năng dự trữ chất dinh dưỡng tốt hơn HK2 Kích thước cương mô và hậu mô trong lá HK1 lớn hơn so với HK2, vì vậy lá HK1 cứng cáp, có khả năng chống đỡ cơ học và chống lại sự xâm nhập của sâu bệnh hại tốt hơn lá của HK2 Độ dày phiến lá, kích thước mô đồng hóa (mô giậu, mô xốp) trong lá HK1 lớn hơn HK2, do vậy khả năng quang hợp và thoát hơi nước của lá HK1 tốt hơn HK2 Số lượng bó dẫn, kích thước libe và gỗ trong lá của HK1 lớn hơn HK2, do vậy lá HK1 có khả năng vận chuyển nhựa nguyên và nhựa luyện tốt hơn HK2.
Qua những dẫn liệu nghiên cứu cơ bản về đặc điểm thực vật học cho thấy mẫu giống HK1 có tiềm năng cho năng suất và chất lượng dược liệu tốt hơn mẫu giống HK2.
Về đặc điểm nông học
Phương thức xử lí hạt giống Hoàng kỳ bằng cách ngâm trong nước ấm 40 0C trong 60’, sau đó xử lý bằng dd GA3 nồng độ 1500ppm trong 30’ làm rút ngắn thời gian nảy mầm và làm tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt hơn hẳn đối chứng không xử lí GA3.
Trong 3 công thức thí nghiệm khoảng cách trồng, CT2 (25cm x 30cm) tương ứng với mật độ 13 cây/m2, có ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng của cây Hoàng kỳ, cây hình thành nhiều cành cấp 1 và cành cấp 2 hơn CT1 (20cm x 30cm) và CT3 (30cm x 30cm),
tỉ lệ nhiễm sâu bệnh hại cũng ít hơn CT1 và CT3.
Trong 3 công thức thí nghiệm bón bổ sung phân đạm, CT2 bón 240 kg ure có ảnh hưởng tốt nhất tới sự tăng trưởng đường kính thân cây, tăng số lượng cành cấp 1 và cấp 2, tỉ lệ nhiễm sâu bệnh hại thấp.
Việc ngắt ngọn thân chính (khi có 30% số cây phân cành cấp 1) có ảnh hưởng tốt tới sự tăng trưởng đường kính thân, tăng số lượng và sự phát triển chiều dài cành các cấp.
Trang 12THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dinh Thi Hong
Thesis title: Study on agricultural and botanical characteristics of
Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge species – medicinal plants
Major: Crop science: Code: 60.62.01.10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives
Reviewing genome of two medicinal plants (A membranaceus species) based on
researched background data and detailing on their botanical characteristics.
Recomending some technical methods taking care of A membranaceus based on
the result of research.
Materials, Content and Methods
- Plant materials: 2 varieties of A membranaceus originated in the Inner
Mongolia region of China: A membranaceus 1 (HK1) and A membranaceus 2 (HK2).
The experiments in field are used the method of Randomized Complete Block Design – RCBD with three times replications The experiments the effect of GA3 on
germination ability was carried out in the lab (on disk petri) and in the field.
Main results and conclusions
The botanical characteristics of 2 A membranaceus varieties
Both of two varieties are herbaceous plants, odd pinnately compound leaves, alternate arrangement, and taproot system with tuber root HK1 has stem with less
branching, pinnate with 15 - 21 big leaflets, small root system with less lateral roots While, HK2 has multi-branching stem, pinnate with 13 - 17 small leaflets, large root
system with many lateral roots.
Trang 13In both varieties, vegetative organs are similar in anatomical structure However, they are different in the ratio of tissues In secondary root structure, the ratio of cortex/stele in HK1 is thicker than that of HK2, due to HK1 root has better storage ability than HK2 In leaves structure, size of slerenchyma and collenchyma in HK1 are larger than HK2, so leaves of HK1 are harder and better in support and disease restriction than HK2 Blade and mesophyll in HK1 leaves are thicker than HK2 Because number of vascular bundles and size of libe and xylem in the HK1 leaves are more than HK2, so HK1 leaves transport more efficient than HK2.
The results of botanical characteristics indicate that HK1 has higher potential yeild and medicinal quality than HK2.
Agricultural characteristics
Soaking A membranaceus seeds in warm water (40 - 600C) for 60 minutes, following in GA3 at 1500ppm for 30 minutes lead to reduce germination time and
increase germination rate as compare to non - treated seeds.
In density experiment, CT2 (13 plants/m2) is the best for the growth of A membranaceus, with more secondary branches and less disease infection rate than
CT1, CT3.
In Nitrogen addition experiment, CT2 (240 kg of urea) has the best effect on spreading diameter stem, branching stem and reducing disease infection rate than CT1, CT3.
Cutting of main shoot (when 30% of plants have secondary branches) promote the stem diameter spread, branching ability, and branch elongation.
Trang 14PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người.
Theo ước tính của Quỹ thiên nhiên, toàn thế giới có khoảng 35.000
-70.000 loài trong tổng số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên thế giới Nguồn tài nguyên cây thuốc là kho tàng vô giá của các dân tộc, hiện đang được khai thác để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển với dân số khoảng 3,5 đến 4 tỉ người trên thế giới có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc các chất chiết suất từ dược liệu (Trần Văn Ơn và cs., 2011).
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có nguồn tài nguyên động thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có rất nhiều loài cây cỏ đã được sử dụng làm thuốc Nguyễn Thị Minh Tâm (2012) cho biết: “tính đến năm 2005 nước ta có 3.948 loài cây được dùng làm thuốc, với khoảng trên dưới 300 loài thường xuyên được sử dụng để cung cấp cho thị trường trong và
ngoài nước Nhu cầu về thị trường dược liệu ở nước ta khoảng 50.000 - 60.000
tấn dược liệu mỗi năm, trong đó khoảng 2/3 được khai thác tự nhiên và trồng trọt, còn lại là nhập từ bên ngoài vào.” Chúng ta không chỉ trồng trọt và phát triển các cây thuốc có nguồn gốc bản địa mà còn phát triển thêm các cây thuốc có nguồn gốc nhập nội Có khoảng 300 loài thuộc hơn 40 họ thực vật được nhập vào Việt Nam từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới Trong số đó có khoảng 70 loài
có thể sinh trưởng và phát triển tạo ra giá trị và trên 20 loài đã trở thành cây thuốc ở Việt Nam (Trần Văn Ơn và cs., 2011).
Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge được trồng phổ biến
ở Trung Quốc Trước đây, Viện Dược liệu có nhập hạt giống Hoàng kỳ của Liên
Xô trước đây, gieo thử tại Trại thuốc Sa pa nhưng chưa đạt kết quả (Viện Dược liệu, 2004) Hiện nay chúng ta đang trồng hạt giống Hoàng kỳ chủ yếu được nhập
từ Trung Quốc, tuy nhiên năng suất và hiệu quả chưa được cao Hoàng kỳ được biết đến với một số công dụng chính như: Tăng cường chức năng miễn dịch của
Trang 15cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, lợi tiểu, tăng lực bóp của tim,
hạ huyết áp, kháng khuẩn, cải thiện trạng thái dinh dưỡng của cơ thể Trong Đông y Hoàng kỳ được coi là một vị thuốc quý, có mặt trong các bài thuốc dân gian chữa các bệnh như: trị phong thấp, trị vàng da do nghiện rượu, trị phế ung, trị ung thư, Không chỉ trong Đông y mà ngay cả trong Tây y người ta cũng nghiên cứu về Hoàng kỳ, đã có một số loại thuốc và biệt dược được sản xuất từ cây Hoàng kỳ.
Mặc dù có nhiều ứng dụng quan trọng nhưng từ khi cây Hoàng kỳ được
du nhập vào nước ta cho đến nay vẫn chưa có nhiều các công trình nghiên cứu
về đặc điểm thực vật cũng như quy trình kỹ thuật trồng trọt cây Hoàng kỳ Xuất phát từ những lí do đã nêu ở trên và để góp phần định hướng cho việc khai thác,
phát triển nguồn gen cây thuốc quý giá này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây thuốc Hoàng kỳ Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá nguồn gen cây thuốc Hoàng kỳ dựa trên những dẫn liệu nghiên
cứu cơ bản và chi tiết về đặc điểm thực vật học.
- Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm nông học đánh giá bước đầu ảnh hưởng
của một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc đến sinh trưởng của cây thuốc Hoàng kỳ.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật.
- Nắm được yêu cầu sinh thái của cây thuốc Hoàng kỳ.
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá nguồn gen cây thuốc Hoàng kỳ dựa trên những dẫn liệu nghiên
cứu cơ bản và chi tiết về đặc điểm thực vật học góp phần định hướng cho việc lựa chọn và phát triển giống Hoàng kỳ cho năng suất cao, chất lượng tốt.
- Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm nông học bước đầu đề xuất một số biện
pháp kỹ thuật chăm sóc cây thuốc Hoàng kỳ góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Hoàng kỳ cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Trang 16- Kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo có giá trị trong giảng dạy
và nghiên cứu khoa học cho các ngành có liên quan.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Từ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm thực vật học đưa ra được mẫu
giống Hoàng kỳ có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt.
- Từ các kết quả nghiên cứu đặc điểm nông học bước đầu đề xuất một số
biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây thuốc Hoàng kỳ góp phần hoàn thiện quy trình
kỹ thuật sản xuất dược liệu Hoàng kỳ cho năng suất cao, chất lượng tốt.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế khâu chọn giống và trồng trọt, góp phần thúc
đẩy việc sản xuất Hoàng kỳ thành cây trồng có giá trị về mặt kinh tế và còn là cây có giá trị về việc phòng chống bệnh tật cho cộng đồng.
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá phân loại được giống Hoàng kỳ có tiềm năng cho năng suất
cao, chất lượng tốt.
- Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách trồng, các mức bón phân
đạm,việc ngắt ngọn cây trồng đến sinh trưởng của Hoàng kỳ.
Trang 17PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CHI ASTRAGALUS VÀ LOÀI
ASTRAGALUS MEMBRANCEUS
2.1.1 Đặc điểm thực vật học của chi Astragalus
Chi Astragalus, thuộc họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu - Fabales, Phân lớp Hoa
hồng - Rosidae, lớp hai lá mầm - Magnoliopsida, ngành hạt kín - Magnoliophyta.
Chi Astragalus có khoảng 2.000 loài, ngoại trừ Châu Đại Dương, các
vùng cận nhiệt đới và ôn đới trên thế giới đều có thể trồng được, nhưng chủ yếu
ở khu vực ôn đới Ở Trung Quốc có hơn 270 loài được trồng tại Bắc Trung Quốc, Đông Bắc Trung Quốc, Nội Mông và Tây Bắc, chủ yếu là sản xuất ở Sơn Tây, Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà Bắc (Davis W L and J V Wright, 2003; Wang, 2009).
Theo Wang (2009), chi Astragalus có những đặc điểm:
Thân: Dạng thân thảo sống lâu năm, thân cây thẳng đứng, trên thân nhiều
nhánh, thân cây cao khoảng 50 - 70cm.
Lá: Lá kép lông chim lẻ, lá mọc so le, gồm 15 - 25 lá chét hình trứng dài,
có lông trắng mịn ở mặt dưới.
Rễ: Hình trụ, đường kính 1 - 2cm, rễ dài và đâm sâu, dai, khó bẻ, vỏ rễ
màu nâu đỏ hay vàng nâu.
Cụm hoa: Cụm hoa mọc ở nách lá, mỗi cụm hoa mang 5 - 20 hoa màu
vàng tươi.
Quả: Quả đậu dẹt, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, có lông ngắn
Hạt: Hình thận, màu đen Vỏ hạt cứng, kích thước hạt từ 1 - 2mm.
Mùa hoa, mùa quả: Ra hoa tháng 6 - 7, có quả tháng 7 - 9.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của loài Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus)
Hoàng kỳ thuộc chi Astragalus, có tên khoa học là Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge.
Hoàng kỳ có nguồn gốc ở Trung Quốc, sống tốt ở nơi đất cát, thoát nước tốt, bờ rừng, hay gặp ở các tỉnh Hà Bắc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Diên An, Du Lâm, Bửu Kê, Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc, Tứ Xuyên Cây được
Trang 18trồng hoặc mọc hoang ở Trung Quốc Hiện nay Hoàng kỳ chủ yếu được phân bố rộng rãi trong khu vực vùng núi ở miền Bắc Trung Quốc, Siberia, Bắc Triều Tiên Hoàng kỳ được trồng phần lớn để sử dụng thuốc ở miền Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản (Wang, 2009).
Ở Việt Nam, hạt giống Hoàng kỳ vẫn còn phải nhập từ Trung Quốc, cây được trồng chủ yếu ở một số tỉnh phía Bắc nhưng chưa được đưa vào trồng nhiều (Võ Văn Chi, 2002).
Theo Viện Dược Liệu (2004); Đỗ Tất Lợi (2003); Võ Văn Chi và cs (2002); Phạm Hoàng Hộ (1999), Hoàng kỳ có những đặc điểm:
Thân: Hoàng kỳ là cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng, cao 0.6 - 1m,
trên thân có nhiều cành, thân và cành mảnh, nhẵn.
Rễ: Dài, hình trụ, rễ cái dài và mọc sâu, rễ rất khó bẻ, đường kính rễ 1 - 3
cm, vỏ ngoài màu vàng đỏ hay nâu.
Lá: Mọc so le, lá kép lông chim lẻ, gồm 19 - 27 lá chét, lá chét hình trái
xoan, gốc và đầu lá tròn, lá chét tận cùng lớn hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông trắng mịn.
Cụm hoa: Hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, cụm hoa dài hơn lá, cụm hoa
mang 5 - 20 hoa, hoa màu vàng, đài hình ống ngắn, 5 răng không đều, tràng hoa
màu vàng nhạt có cánh cờ thẳng, hình trứng thuôn, cánh bên thuôn, nhị đực 10, xếp thành 2 bó, bầu có nhiều noãn.
Quả: Quả giáp mỏng, dẹt, dài 2 - 2.5 cm, đường kính 0.9 - 1.2cm, đầu dài
ra thành hình gai nhọn, trên quả có lông ngắn Quả có 5 - 6 hạt màu đen hình thận.
Mùa hoa quả: Mùa hoa ở Trung quốc vào các tháng 6 - 7, mùa quả vào các tháng 8 - 9.
2.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÁC DỤNG DƯỢC LÍ, TÍNH VỊ, CÔNG NĂNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOÀNG KỲ
2.2.1 Thành phần hóa học
Theo Viện Dược liệu (2004); Tang et al (1992), các thành phần có hoạt
tính sinh học trong cây Hoàng kỳ gồm 2 nhóm: Polysacharid và Saponin.
Nhóm Polysacharid:
Gồm 3 Astragalan I, II, III được phân lập từ dịch chiết nước rễ Hoàng kỳ
Astragalus membranaceus (Fisch.)
Bunge.
Trang 19Astragalan I gồm D - glucose, D - galactose
và I - araninose với tỷ lệ 1.75:1.63:1 Astragalan I còn có vết pentose.
Trọng lượng phân tử là 36.000.
Astragalan II và III có trọng lượng phân tử theo thứ tự là 12.300 và
34.600 Thành phần cấu tạo gồm đường là D - glucose.
Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge còn có 2 glucan (AG1và AG2) và
2 heterosacharid (AH1 và AH2) AH1 là một polysaccharid acid Thành phần đường được nhận dạng là acid hexuronic (acid galacturonic và acid glucoronic), glucose, rhamnose và arabinose theo tỷ lệ vào khoảng 1: 0.04: 0.02: 0.01.
Nhóm Saponin:
Gồm 9 astragalosid và isoastragalosid: astragalosid I, astragalosid II, astragalosid III, astragalosid IV, astragalosid V, astragalosid VI, astragalosid VII, isoastragalosid I, isoastragalosid II và 2 saponin kiểu olean: astragalosid VIII và sovasaponin I.
Ngoài ra Hoàng kỳ còn có 3 saponin (trong đó có cis - tramembranin I, astramembranin II) và nhiều chất khác (sucrose, β - sitosterol, calycosin).
Theo Hua (2015), Hoàng kỳ có 30 loại flavonoids thuộc 4 nhóm: flavones, isoflavones, isoflavanoes, pteracarpans.
Theo Lý Thừa Cố (1952) (Dẫn theo Đỗ Tất Lợi, 2003) cho thấy trong Hoàng kỳ có: Sacarosa, Glucosa, tinh bột, chất nhầy, gôm, hơi có phản ứng Alcaloid.
Trang 20Trên mô hình dương suy bằng cách cắt giáp trạng của chuột cống trắng thì cho thấy thyroxin (T4) giảm đi và hoocmon giải phóng thycrotropin (TRH) tăng lên Hoàng kỳ có tác dụng hồi dương làm T4 tăng trở lại và làm giảm TRH Ở chuột bình thường, Hoàng kỳ ít ảnh hưởng, thường làm giảm T3 (tridothyroxin), và làm tăng TRH.
* Tác dụng giãn mạch hạ huyết áp
Tiêm dịch chiết Hoàng kỳ vào tĩnh mạch chó, mèo đã gây mê, hoặc thỏ không gây mê thấy giãn mạch và hạ huyết áp kéo dài Nguyên nhân do Hoàng kỳ làm giãn mạch nên làm cho máu tới các cơ quan nhiều hơn, sự dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời làm huyết áp giảm Do giãn mạch tim và mạch thân, nếu máu qua thận nhiều hơn dẫn đến tác dụng lợi tiểu.
Dùng histamin hoặc cloroform cho chuột cống trắng hoặc chuột lang sẽ làm cho thành mạch nhất là thành mao mạch giãn ra, làm tăng sự thẩm thấu của huyết tương qua thành mạch như vậy Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ sự giãn thành mạch và hiện tượng thẩm thấu huyết tương qua mao mạch Hoàng kỳ còn bảo vệ chống lại sự vỡ hoặc giãn mao mạch do chiếu tia X.
* Tác dụng lợi niệu
Cho chó uống Hoàng kỳ liều 0.5 - 4 g/kg cho thấy có tác dụng lợi tiểu rõ,
có con lượng nước tiểu tăng gấp đôi Nếu cho uống kéo dài, thì những ngày sau, tác dụng lợi tiểu lại không rõ rệt Uống liều quá cao, ngay ngày đầu lượng nước tiểu lại giảm đi, nhưng không thấy abumin niệu hoặc đường niệu.
Trang 21* Tác dụng trên gan
Saponin astrmembrannin 1 từ cây Hoàng kỳ làm sinh tổng hợp ADN ở chuột nhắt trắng đã cắt một phần gan và trong quá trình tái sinh gan, sự liên kết của (3H) thymidin vào gan tăng lên.
Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng cách gây tổn thương gan với carbon tetraclorid, thấy Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ gan, ngăn ngừa sự giảm hàm lượng glycogen gan và làm tăng hàm lượng protein và abumin toàn phần trong huyết thanh.
* Tác dụng chống viêm
Astramembrannin I từ cây Hoàng kỳ có tác dụng ức chế sự tăng tính thấm mạch do serotonin hoặc histamin với liều tiêm tĩnh mạch 5mg/kg hoặc uống liều 50mg/kg Thuốc còn ức chế phù do carragenin ở chuột cống trắng.
* Tác dụng trên aldose reductase
Rễ Hoàng kỳ khô nghiền thành bột thô, chiết bằng nước sôi trong 5 giờ, làm lạnh và lọc, làm đông khô thành bột Thử với nồng độ 0.1 mg/ml có tác dụng
ức chế aldose reductase.
* Tác dụng kháng khuẩn
Hoàng kỳ có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lỵ Shigella, liên
cầu khuẩn dung huyết, tụ cầu vàng.
* Độc tính
Hoàng kỳ có độc tính cấp thấp Cho chuột nhắt trắng uống liều 100g/kg là liều cao gấp 500 lần so với liều thường dùng cho người, không có chuột chết và không thấy có biểu hiện tác dụng phụ có hại.
Thử tác dụng sinh đột biến, dùng nghiệm pháp Ames trên vi khuẩn
Salmonella typhimurum TA 98 và TA 100, kết quả cho thấy Hoàng kỳ không gây
đột biến Hơn nữa cao nước Hoàng kỳ còn có tác dụng bảo vệ chống lại sự sinh đột biến khi dùng chất gây đột biến là benzopyren.
Trang 22* Trên nghiên cứu lâm sàng
Tác dụng miễn dịch: Cao nước nóng Hoàng kỳ cho người uống có tác
dụng kích thích miễn dịch Liều 15.6 g/người/ngày trong 20 ngày làm tăng có ý nghĩa IgM, IgE, và AMP vòng Hoàng kỳ có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất
ra interferon là một protein có tác dụng kháng vius Cao nước nóng Hoàng kỳ
tiêm bắp thịt trong 3 - 4 tháng cho bệnh nhân bị viêm cơ tim do virus B
coxsackic làm tăng tế bào diệt tự nhiên trong cơ thể, một đáp ứng trung gian qua
cơ chế tăng sản sinh interferon.
Có một sự hợp đồng tác dụng của Hoàng kỳ và interferon trong điều trị sướt cổ tử cung và chống virus Tiến hành điều trị 164 bệnh nhân bị sướt cổ tử cung trong đó có 50 ca bị nhẹ, 89 vừa và 25 nặng Nếu điều trị riêng interferon thì kết quả là 31.8 %, còn dùng phối hợp kết quả là 60.7 %.
Tác dụng kích thích phát triển cơ thể:
Cho 1.000 bệnh nhân bị cảm lạnh uống hoặc nhỏ mũi cao nước Hoàng kỳ, cho thấy Hoàng kỳ có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và rút ngắn thời gian bị bệnh nếu bị mắc Uống 2 tháng, Hoàng kỳ làm tăng có ý nghĩa hàm lượng IgA và IgG trong dịch tiết mũi của bệnh nhân bị cảm lạnh
Dùng 2 công thức thuốc bổ khí là Hoàng kỳ - Đẳng sâm và Hoàng kỳ - Đan
sâm để điều trị cho 52 bệnh nhân có 3 trạng thái là suy khí, suy tim và ứ huyết
thấy công thức Hoàng kỳ - Đan sâm có tác dụng hợp đồng tốt trên các bệnh nhân.
Thử lâm sàng loạn nhịp tim có điện thế tâm thất chậm (Ventricular late
potenuals: VLP): đã thử 316 bệnh nhân, 84% (266 bệnh nhân) được ghi điện tim
cả ngày bằng máy holter Bệnh nhân bị đau thắt ngực, VLP tăng trung bình 6.1%, nhồi máu cơ tim tăng 25%, viêm cơ tim 25.7%, bệnh cơ tim 14.3%, và loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân tăng 5.5% Dùng Hoàng kỳ có đối chiếu với lidocain
và mexiletin thấy Hoàng kỳ làm giảm VLP từ 44.5 ± 5.9 ms còn 39.8 ± 3.3 ms (khoảng 10%).
Bệnh viêm thận tiểu cầu thận mạn tính: Tiến hành thí nghiệm điều trị cho
54 bệnh nhân gồm các thể: viêm thận, hư thận, và suy thận bằng cách tiêm bắp dịch chiết Hoàng kỳ 2ml/ngày, sau một đợt 30 ngày thấy cải thiện được protein niệu và nhiều thông số chức năng thận
Điều trị viêm loét dạ dày, viêm tá tràng: Thí nghiệm điều trị cho 79 bệnh
nhân bị viêm tá tràng, chia làm 2 lô, lô 1 có 61 bệnh nhân điều trị bằng bài thuốc
Trang 23gồm Hoàng kỳ và Bồ công anh, lô 2 điều trị bằng hydroxyd nhôm có 18 bệnh nhân Sau 40 ngày, lô 1 cải thiện rõ ở 40 bệnh nhân (65.57 %), lô 2 là 5 bệnh nhân (27.78%).
Thí nghiệm điều trị cho 40 người loét dạ dày đã được xác định loét bằng chụp dạ dày với bài thuốc gồm Hoàng kỳ 30g, Bạch thược 20g, Cam thảo 10g, Gừng 2g, Đại táo 3 g, Maltose 20g, ngày 1 thang Sau một tháng khỏi 55%, sau 2 tháng khỏi thêm 20%, 3 tháng 12.5%, 6 tháng 2.5%, không khỏi 10%.
Theo nghiên cứu của Ma et al (2009) cho thấy hoạt chất Calycosin
7-O-β-D-glucopyranoside có trong rễ cây Hoàng kỳ là một trong những tác nhân có thể
chống lại được HIV.
Hoàng kỳ nói riêng và các cây thuộc chi Astragalus trong họ Đậu nói
chung có nhiều ứng dụng dược lý rất đáng quan tâm như: Hỗ trợ điều trị suy giảm miễn dịch, tăng cường thể trạng cho bệnh nhân ung thư, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho tim và thận Y học cổ truyền phương Đông cũng ghi nhận Hoàng kỳ là
vị thuốc bổ cho Tỳ, Khí và Huyết (Davis W L and J V Wright, 2003).
Phân tích hóa dược cho thấy Hoàng kỳ chứa các thành phần polysaccharides, saponins, flavonoids, amino acids và các nguyên tố vi lượng
khác (Zheng et al., 2015) Trong đó thành phần polysaccharides F3 đặc biệt rất
được quan tâm nhờ tác dụng điều hòa miễn dịch Cơ chế điều hòa này rất đa dạng: tăng số lượng tế bào gốc trong tủy và mô bạch huyết, kích hoạt các tế bào miễn dịch từ trạng thái "nghỉ" sang chủ động Thân, lá cây Hoàng kỳ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp, số lượng bạch cầu cũng như các
globulin miễn dịch (Yan et al., 2001)
2.2.3 Tính vị, công năng và công dụng
Theo Viện Dược liệu (2004), Hoàng kỳ có những tính vị, công năng như sau: Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh phế và tỳ, có tác dụng bổ khí, thăng dương, liễm hãm, lợi tiểu, giải độc.
Công dụng
Hoàng kỳ được dùng sống để chữa bệnh đái tháo đường, đái đục, đái buốt, phù thũng, viêm thận mạn tính, albumin niệu, lở loét, phong thấp, đau xương.
Dạng tẩm mật sao chữa suy nhược lâu ngày, ra nhiều mồ hôi Ngày dùng 6 - 12g
ở dạng sống, 3 - 9 g dạng sao tẩm, sắc uống hoặc chế thành viên hoặc cao (Viện
Dược liệu, 2004).
Trang 24Đỗ Tất Lợi (2003), nêu rõ: “Hoàng kỳ là một vị thuốc dùng trong phạm vi đông y làm thuốc ích khí, tống sang độc, lợi tiểu, làm hết đau, hút mủ, là thuốc quan trọng chữa bệnh đậu không mọc được, chữa mọi bệnh của trẻ con, phụ nữ
có ác huyết không ra hết, đàn ông hư tổn Trên cơ sở nghiên cứu của Tây y người
ta còn dùng Hoàng kỳ để chữa những trường hợp lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mạn tính với anbumin niệu, cơ thể suy nhược hay ra nhiều mồ hôi”.
* Bộ phận Hoàng kỳ sử dụng làm thuốc
Bộ phận được sử dụng làm thuốc là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng
kỳ (Viện dược liệu, 2004).
Rễ Hoàng kỳ thường thu hoạch sau 3 năm (sau 6 - 7 năm thì càng tốt), tiến
hành thu hoạch vào mùa thu Đào rễ rửa sạch đất cát cắt bỏ đầu và rễ con, sau đó phơi hay sấy khô (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Theo Bộ Y tế (2002), Hoàng kỳ được chế biến như sau:
Hoàng kỳ sống: Dược liệu rửa sạch, ủ mềm, bào hoặc thái phiến mỏng 1
-2 mm, sấy nhẹ hoặc phơi khô.
Hoàng kỳ tẩm mật sao: Lấy mật ong hòa với một ít nước sôi rồi tẩm vào Hoàng kỳ đã thái phiến Trộn đều, ủ thuốc cho ngấm nước mật sao nhỏ lửa cho
vàng, khi cầm không dính tay là được Để nguội, cứ 100kg Hoàng kỳ dùng 25
-30kg mật ong.
* Một số bài thuốc có Hoàng kỳ:
Hoàng kỳ lục nhất thang: Dùng để chữa toàn thân suy nhược, chân tay
mỏi mệt rã rời, miệng khô, tim đập nhanh hồi hộp, mặt xanh vàng không muốn
ăn uống, nhiều mồ hôi, sốt Hoàng kỳ sao mật 6 phần, Cam thảo 1 phần (một nửa
dùng sống, một nửa sao) Tất cả tán nhỏ Mỗi lần uống 4 - 8 g bột này vào sáng,
trưa và chiều Có thể sắc uống (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Hoàng kỳ kiện trung thang: Dùng dể chữa cơ thể suy nhược, nhiều mồ
hôi Hoàng kỳ tẩm mật sao 6 g, Thược dược 5g, Quế chi 2g, Sinh khương 4g, Đại táo 6g, sắc chia 3 lần uống trong ngày Trước khi uống có thể thêm mạch nha hoặc mật ong (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Theo Viện Dược liệu (2004), một số bài thuốc có Hoàng kỳ như:
Trang 25Chữa nhũn não: Truyền mỗi ngày 250 ml dịch chế từ 4 vị: Hoàng kỳ, Đơn
sâm, Xuyên khung, Xích thước vào tĩnh mạch mỗi đợt 10 ngày, nghỉ 2 ngày lại truyền đợt khác Kết hợp uống bài “thông mạch” gồm Hoàng kỳ, Hồng hoa, Xuyên khung, Đan sâm, Sơn tra, Ngưu tất, Địa long, Quế chi.
Phòng ngừa cảm mạo, viêm mũi dị ứng: Hoàng kỳ sống chế thành viên,
mỗi viên 1g, ngày 5 -6 viên, dùng 10 ngày, nghỉ 5 ngày lại uống đợt thứ 2.
Chữa ho, viêm phế quản: Hoàng kỳ 24 g, Tuyên phục hoa 10g, Bạch hộ
10g, Địa long 6g, chế thành viên, uống trong 3 ngày Dùng 10 ngày.
Thuốc bổ huyết: Khi bị huyết hư có sốt, hoặc sau khi mất nhiều máu:
Hoàng kỳ 40g, Đương quy 8g sắc uống.
2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT CÂY THUỐC HOÀNG
KỲ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.3.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây thuốc Hoàng kỳ trên thế giới
Hoàng kỳ có nhiều tác dụng dược lý nên việc nghiên cứu cây Hoàng kỳ được nhiều quan tâm trên thế giới như:
Theo nghiên cứu của Ma et al (2009), về tác dụng của Calycosin 7 O β
-D - glucopyranoside có trong rễ cây Hoàng kỳ, kết quả cho thấy hoạt chất của
Calycosin 7 - O - β - D - glucopyranoside có trong rễ cây Hoàng kỳ là một trong
những tác nhân có thể chống lại được HIV.
Theo nghiên cứu của Yan et al (2001), về tác dụng của Favonoid ở thân, lá
cây Hoàng kỳ thí nghiệm trên chuột cho thấy, flavonoid ở Hoàng kỳ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp, số lượng bạch cầu cũng như các globulin miễn dịch.
Theo Weng (1996), khi nghiên cứu về tác dụng của Hoàng kỳ trong việc điều trị cho bệnh nhân bị giảm bạch cầu kết quả cho thấy số lượng bạch cầu của bệnh nhân mắc chứng giảm bạch cầu tăng rõ rệt.
Theo Wang (2008), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của N, P và K đến tăng trưởng và thành phần các hoạt chất có trong cây Hoàng kỳ cho thấy: Việc bón phân thúc đẩy sự tăng trưởng cây giống Hoàng kỳ, N và K có tác dụng quan trọng hơn vào tăng trưởng, năng suất, hàm lượng polysaccharide và astragaloside trong Hoàng kỳ Do vậy trong quá trình trồng cây Hoàng kỳ, cần chú ý đến việc bón N và K nhưng phải vẫn đảm bảo bón cân bằng N, P và K.
Trang 26Cũng theo Wang (2007), khi nghiên cứu khả năng hấp thụ N, P và K ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau ở cây Hoàng kỳ cho thấy: Sự tích lũy chất khô
đạt 88.22% tổng số tích lũy trong 100 - 163 ngày sau khi cây con xuất hiện, hàm
lượng của N, P, K trong thân cây cao hơn trong hệ thống rễ Thứ tự khả năng hấp thụ N, P và K trong thân, lá và rễ cây là N > K> P Trong giai đoạn tăng trưởng, tích lũy N đạt mức cao nhất, tiếp theo là sự tích lũy K, và sự tích tụ của P là thấp nhất Cuối giai đoạn tăng trưởng cường độ tích lũy N, P và K giảm Trong thời gian thu hoạch, cường độ tích lũy N và K tăng lên, và cường độ tích lũy P vẫn ổn định Để sản xuất 100 kg Hoàng kỳ cần 2.32 kg N, 0.323 kg P2O5, 1.62 kg K2O, cây trồng có thể hấp thụ từ đất và phân bón.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của N, P, K đến khả năng tích tụ astragaloside IV trong rễ cây Hoàng kỳ cho rằng, thiếu N sẽ làm hạn chế sự hấp thụ P, K và vôi từ đó ảnh hưởng đến sự tích tụ của astragaloside IV trong rễ cây Hoàng kỳ (Wang, 2009).
Theo Shibata et al (1996) (Dẫn theo Theo Wang, 2009), khi nghiên cứu
ảnh hưởng của độ chặt đất đến chiều dài rễ cái, số lượng và chiều dài của rễ bên, kết quả cho thấy việc nén chặt đất vào gốc sẽ ngăn chặn rễ cái phát triển và kéo dài, đồng thời thúc đẩy rễ bên phát triển.
Theo Mia et al (1998), khi nghiên cứu các phương pháp làm đất cho
Hoàng kỳ ở các độ sâu làm đất khác nhau cho thấy: trọng lượng khô của rễ cái khi làm đất ở các độ sâu 80cm, 50cm, 25cm tăng hơn so với đất không làm đất.
Trước đây Hoàng kỳ chủ yếu được trồng ở Trung Quốc, tuy nhiên trong thời gian gần đây Hoàng kỳ đã được phát triển ở một số nước Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số khu vực ở các nước Châu Âu như: Đức, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn Hoàng kỳ được trồng để sử dụng làm thuốc (Wang, 2009).
Cũng theo Wang (2009), luật DSHEA (Dietary Supplement Health and Education Act) năm 1994 của Hoa Kỳ cũng đã cho phép Hoàng kỳ phát triển trên thị trường thuốc thảo dược của nước này Do đó nhu cầu sản xuất Hoàng kỳ trên thế giới đang ngày càng gia tăng.
2.3.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây thuốc Hoàng kỳ ở Việt Nam
* Tình hình nghiên cứu cây thuốc Hoàng kỳ ở Việt Nam
Ở nước ta, trước đây hạt giống Hoàng kỳ được nhập về từ Liên Xô và
Trang 27nghiên cứu tại Trại cây thuốc Sapa sau đó đến năm 1978 được chuyển vào Đà Lạt nhưng chưa có kết quả (Viện Dược liệu, 2004).
Các nghiên cứu về cứu về đặc điểm thực vật học, kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây Hoàng kỳ ở Việt Nam cho đến nay còn chưa nhiều.
Một số tài liệu có nghiên cứu về cây thuốc Hoàng kỳ như:
Đỗ Tất Lợi và cs (2003), đã mô tả đặc điểm của Hoàng kỳ: “Hoàng kỳ là
cây sống lâu năm, cao 50 - 80cm, rễ cái dài và mọc sâu, rất khó bẻ, đường kính 1
- 3 cm, vỏ ngoài màu vàng đỏ hay nâu Thân mọc thẳng đứng, trên có nhiều
cành Lá mọc so le, kép, dìa lẻ, có lá kèm hình 3 cạnh, 6 - 13 đôi lá chét hình trứng dài 5 - 23mm, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn Cụm hoa mọc thành chùm
ở kẽ lá, dài hơn lá, gồm 5 22 hoa, màu vàng tươi Quả giáp mỏng, dẹt, dài 2 2,5 cm, đường kính 0,9 - 1,2cm đầu dài ra thành hình gai nhọn, trên quả có lông ngắn, 5 - 6 hạt màu đen hình thận Mùa hoa ở Trung quốc vào các tháng 6 - 7, mùa quả vào các tháng 8 - 9”
-Viện Dược liệu (2004), nêu rõ: “Hoàng kỳ là cây thân thảo sống lâu năm, cao 0,6 - 1m, rễ dài hình trụ Thân cành mảnh, nhẵn Lá mọc so le kép lông chim
lẻ, gồm 19 - 27 lá chét, hình trái xoan, gốc và đầu tròn, lá chét tận cùng lớn hơn,
mặt trên nhẵn mặt dưới có lông trắng mịn Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, dài hơn lá, hoa màu vàng, đài hình ống ngắn, 5 răng không đều, tràng có cánh cờ thẳng hình trứng thuôn, cánh bên thuôn, nhị 2 bó, bầu có nhiều noãn Quả đậu dẹt, to dần về phía đầu và có mũi nhọn ngắn, mặt ngoài có lông ngắn, hạt hình
thận, màu đen Mùa hoa quả: Tháng 4 - 6”.
Võ Văn Chi (2002), cũng đã mô tả về Hoàng kỳ: “Hoàng kỳ là cây thân
thảo sống lâu năm, phân nhánh nhiều, cao khoảng 50 - 70 cm Rễ hình trụ đường kính 1 - 2 cm, dài và đâm sâu, dai, khó bẻ vở màu nâu đỏ hay vàng nâu Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 15 - 20 lá chét hình trứng dài, có lông trắng mịn ở mặt dưới Cụm hoa chùm ở nách lá, dài hơn lá, mang 5 - 20 hoa màu vàng tươi.
Quả đậu dẹt, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, có lông ngắn, hạt hình thận, màu đen”.
Tuy nhiên các tài liệu trên mới chỉ mô tả, giới thiệu đặc điểm hình thái của Hoàng kỳ chưa có những dẫn liệu nghiên cứu cơ bản và chi tiết về đặc điểm thực vật học cũng như đặc điểm nông học của cây thuốc Hoàng kỳ Như vậy việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học cây thuốc Hoàng kỳ góp phần định hướng cho việc khai thác, phát triển nguồn gen dược liệu phục vụ sản xuất trong nước là rất cần thiết.
Trang 28* Tình hình sản xuất Hoàng kỳ ở Việt Nam:
Với những công dụng và tính năng của Hoàng kỳ, Hoàng kỳ không chỉ có mặt trong các bài thuốc mà hoạt chất của nó còn được chiết xuất để sản xuất một
số thực phẩm chức năng Có thể kể đến một số sản phẩm như:
Cốm EMEDY forte: Do công ty Cổ phần Y duợc Quốc tế sản xuất EMEDY forte là sản phẩm kết hợp giữa thành phần có hoạt tính sinh học kích thích miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phát triển hệ vi sinh vật có lợi (ImmuneGamma) và các thành phần kiện tỳ, chỉ tả, bồi bổ cơ thể, đã được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc trị tiêu chảy, suy nhược, kém ăn trong đó có thành phần của cây Hoàng kỳ Sản phẩm này rất có hiệu quả trong việc giúp cân bằng và ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa Bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ em.
Mẫu An: Do Công ty TNHH Giai Cảnh sản xuất Sản phẩm được sản xuất
từ các thảo dược thiên nhiên gồm: Đương quy, Hoàng kỳ, Mè đen, Thông thảo, Đào nhân, Hồng Nghệ Đối với phụ nữ sau khi sinh sản phẩm giúp bồi bổ khí huyết, mau phục hồi sức khỏe, tăng cường miễn dịch, hoạt huyết, làm ấm người, giảm đau bụng, tan huyết ứ, nhuận táo Ngoài ra còn giúp các bà mẹ lợi sữa và hỗ trợ săn se tử cung sau khi sinh.
Dưỡng huyết khang: Do Công Ty TNHH Linklife Việt nam sản xuất Thành phần gồm: Hoàng kỳ, Bố chính sâm, Quy thân, Bạch Truật, Trần bì, Thăng ma, Đại táo Sản phẩm có tác dụng giúp bổ huyết, điều kinh, sinh tân, giúp
da hồng hào mịn màng, giảm các dấu hiệu khô da, nhăn da, tốt cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt Giúp bổ tỳ, ích khí, giúp ăn ngủ tốt, hỗ trợ tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Theo Trung tâm cây thuốc Hà Nội - Viện Dược liệu, hiện nay việc sản
xuất Hoàng kỳ trong nước vẫn còn chưa đủ cung cấp cho thị trường tiêu thụ Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu Hoàng kỳ từ bên ngoài vào chủ yếu là nhập của Trung Quốc, trung bình hàng năm chúng ta nhập 300 tấn Hoàng kỳ với
Trang 29quyết liệt Dưới đất cây cạnh tranh nhau về nước, dinh dưỡng trong đất và khoảng trống trong đất để phát triển củ Khi đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém củ nhỏ Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi phải cạnh tranh với cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa chính vì vậy sẽ làm cho cây yếu, sức chống chịu kém trước các điều kiện ngoại cảnh Khi trồng ở mật độ thấp cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều do vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể lại giảm Bên cạnh đó cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh do tính quần thể bị giảm Mật độ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng được tối đa các điều kiện của đồng ruộng từ đó giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng tích lũy của cây tăng, từ đó có thể tăng năng suất
và tăng sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế.
2.4.2 Cơ sở khoa học xác định lượng phân bón hợp lý
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần qua các thời kỳ sinh trưởng để tạo nên một năng suất kinh tế tối đa Phân bón là thức ăn của cây trồng.
Việc bón phân hợp lý cho cây trồng phải dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cây Cần phải xác định được lượng phân bón cần thiết cho từng loại cây trồng, cần xác định tỷ lệ các loại phân bón và thời kỳ bón phân hợp lý cũng như lựa chọn phương pháp bón phân thích hợp cho từng loại cây trồng Bón như vậy vừa thỏa mãn nhu cầu sinh lý của cây vừa tăng được hiệu quả sử dụng phân bón (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006)
Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng thì N có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất N có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến các hoạt động sinh lý của cây.
Cây trồng rất nhạy cảm với phân đạm Phản ứng trước tiên khi bón phân đạm là cây sinh trưởng mạnh, tăng trưởng nhanh về chiều cao, diện tích lá, đẻ nhánh nhiều, tăng sinh khối nhanh, các hoạt động sinh lý cũng được xúc tiến như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng và kết quả cuối cùng là năng suất cây trồng tăng.
Mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cần lượng đạm khác nhau Hầu hết các loại cây trồng có nhu cầu về đạm ở giai đoạn đầu lớn hơn ở giai đoạn sau.
Trang 30Trong giai đoạn đầu cây bắt đầu phát triển thân lá, tốc độ tăng trưởng của
tế bào rất nhanh, là giai đoạn ổn định về số lá, diện tích lá Khi cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì nhu cầu đạm của cây bắt đầu giảm đi.
Bón đạm cho cây trồng căn cứ vào nhiều yếu tố như tính chất đất đai, khả năng cung cấp đạm của cây Nếu đất có thành phần cơ giới nặng có thể bón tập trung một lượng đạm lớn ở dạng amôn Nếu đất có thành phần cơ giới nhẹ thì cần bón rải ra theo nhu cầu của cây Bón đạm cần quan tâm đến loại phân bón
và đặc điểm của chúng, mặt khác cũng cần quan tâm đến đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng trước Bón lượng đạm không hợp lý có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất cây trồng Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu và gây nên hiện tượng lốp đổ, giảm năng suất nghiêm trọng Ngược lại thiếu đạm làm cho cây sinh trưởng kém, giảm sút hoạt động quang hợp và tích luỹ, giảm năng suất nghiêm trọng.
Cây trồng yêu cầu lân thấp hơn đạm Lân là yếu tố quan trọng mà cây cần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nhất là ở giai đoạn đầu.
Do đó lân thường được bón lót trước khi trồng Lân có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây Hoàng kỳ nói riêng Khi bón đủ lân, biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển, xúc tiến hình thành cơ quan sinh sản , tiến hành trao đổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là quang hợp và hô hấp Kết quả là tăng năng suất cây trồng.
Lân có vai trò tăng khả năng hút đạm, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm, chống lốp đổ, rút ngắn thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả Giúp cây tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Do đó thiếu lân sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây như: Cây nhỏ, dáng mảnh khảnh, lá hẹp, mặt lá có những chấm nâu Nếu thiếu lân nghiêm trọng sẽ dẫn tới thân cây có màu đỏ, rễ có màu nâu, giảm năng suất và chất lượng của cây trồng Thừa lân không có biểu hiện gây hại như thừa đạm Vai trò sinh lý của kali đối với cây là cực kỳ quan trọng, kali điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất và các hoạt động sinh lý của cây Kali có tác dụng điều chỉnh các đặc tính lý hoá của keo nguyên sinh chất và từ đó ảnh hưởng đến
Trang 31tốc độ và chiều hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào Kali điều chỉnh sự đóng mở khí khổng và dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch libe nên kali
có ý nghĩa quan trọng trong tăng năng suất kinh tế và phẩm chất sản phẩm Kali làm tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như tính chống bệnh, tính chống chịu hạn, nóng…
Thiếu kali cây có biểu hiện về hình thái rất rõ là lá ngắn, hẹp, xuất hiện các chấm đỏ, lá bị khô rồi héo rũ vì mất sức trương Thiếu kali làm giảm khả năng chống chịu của cây trồng và giảm năng suất kinh tế rõ rệt.
Bón phân kali vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế sẽ làm tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ tích luỹ về cơ quan dự trữ nên sẽ làm tăng năng suất kinh tế Bón phân kali sẽ phát huy hiệu quả của phân đạm và lân.
Vì vậy, việc bón tỷ lệ cân đối giữa đạm - lân - kali là kỹ thuật bón phân hiệu quả
nhất đối với các cây trồng (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
2.4.3 Cơ sở khoa học của việc ức chế ưu thế ngọn
Hiện tượng ưu thế ngọn là một hiện tượng phổ biến ở trong cây Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của chồi bên và rễ bên Đây là một sự ức chế tương quan vì khi loại trừ ưu thế ngọn bằng cách cắt chồi ngọn và rễ chính thì cành bên và rễ bên được giải phóng khỏi ức chế
và lập tức sinh trưởng Hiện tượng này được giải thích rằng auxin được tổng hợp chủ yếu ở ngọn chính và vận chuyển xuống dưới làm cho các chồi bên tích luỹ nhiều auxin nên ức chế sinh trưởng Khi cắt ngọn chính, lượng auxin tích luỹ trong chồi bên giảm sẽ kích thích chồi bên sinh trưởng (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
2.4.4 Vai trò sinh lý của Gibberellin
Gibberellin (GA) là nhóm phytohocmon thứ 2 được phát hiện vào năm
1955 - 1956 gồm (GA1, GA2, GA3, ) GA được xem là 1 phytohoocmon quan
trọng của thế giới thực vật (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
*Vai trò sinh lý của Gibberellin
GA có tác dụng kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng về chiều cao của thân, chiều dài của cành, rễ.
GA kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do
đó nó có tác dụng phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng Hàm lượng GA thường tăng lên lúc chồi cây, củ căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy mầm Trong
Trang 32trường hợp này GA kích thích sự tổng hợp của các enzym thủy phân khác như protease, photphatase,… và làm tăng hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác tạo điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm Trên cơ sở đó, nếu xử lý GA ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt.
Trong quá trình sản xuất muốn phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ, tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt có thể sử dụng GA đặc biệt là GA3.
GA có tác dụng trong việc kích thích sự ra hoa đặc biệt GA có hiệu quả trong việc phân hóa giới tính đực Nó ức chế sự hình thành hoa cái và kích thích hình thành hoa đực Có thể sử dụng GA để tăng tỷ lệ hoa đực cho cây có hoa đực
GA có ảnh hưởng kích thích lên sự hình thành quả và tạo quả không hạt.
2.4.5 Kỹ thuật trồng trọt và nhân giống
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc kỹ thuật trồng trọt và nhân giống cây Hoàng kỳ.
Điều kiện sinh thái:
Theo Wang (2009), Hoàng kỳ thích nghi ở những nơi có khí hậu ôn hòa,
các vĩ độ N30 - N33º, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 4 - 12ºC, hàng năm lượng mưa 500 - 900 mm, và ánh sáng mặt trời hàng năm 1600 - 2600 giờ Cũng theo
Wang (2009), Hoàng kỳ đã được trồng thành công ở một số vùng có khí hậu thích nghi ở các nước châu Âu, như Đức, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Viện Dược liệu (2004), Hoàng kỳ là cây ưa sáng và ưa ẩm, phát triển tốt ở vùng có khí hậu ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 150C Về mùa đông cây rụng lá, do có phần rễ ăn sâu dưới đất nên có thể chịu được qua thời kỳ băng giá Cây ra hoa quả hàng năm, gieo trồng bằng hạt.
Điều kiện đất đai
Theo Wang (2009), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện đất đai đến sinh trưởng phát triển của Hoàng kỳ cho thấy Hoàng kỳ phát triển tốt ở điều kiện đất khô, đất thoát nước tốt như đất cát, trong điều kiện ngập nước rễ cái bị
ức chế đáng kể Ngoài ra Hoàng kỳ phát triển tốt trong môi trường đất hơi axit.
Theo Shibata et al (1996) (Dẫn theo Wang, 2009), cho thấy Hoàng kỳ
trồng trong cát và đất màu nâu có sự tăng trưởng tốt nhất và sự tập trung cao của isoflavonoid trong rễ cái.
Trang 33Cũng theo Shibata et al (1996) (Dẫn theo Wang, 2009), khi nghiên cứu
ảnh hưởng của độ chặt đất đến chiều dài rễ cái, số lượng và chiều dài của rễ bên, kết quả cho thấy rằng nén chặt đất vào gốc ngăn chặn rễ cái kéo dài và thúc đẩy phát triển rễ bên.
Theo Mia et al (1998) khi nghiên cứu phương pháp làm đất cho Hoàng kỳ
với các độ sâu cày bừa đất khác nhau cho thấy: trọng lượng khô của rễ cái khi cày bừa ở các độ sâu 80cm, 50cm, 25cm tăng hơn so với đất không cày bừa.
Như vậy từ các kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng Hoàng kỳ thích hợp trồng trong các điều kiện: đất thoát nước tốt, đất tơi xốp, yêu cầu làm đất sâu, và lên luống cao.
Xử lý hạt trước khi trồng
Theo Wang (2009), hạt giống của Hoàng kỳ cứng và nhỏ Kích thước hạt
trung bình từ 1 - 2mm Các hạt giống Hoàng kỳ có hiện tượng ngủ nghỉ Cấu
tạo vỏ hạt gồm các lớp tế bào dày, các lớp tế bào này chứa pectin và có tính thấm nước kém Khả năng chống thấm của các hạt giống có thể bị phá vỡ bằng các biện pháp như chà xát mạnh bằng tay hoặc bằng máy đối với các hạt giống
đã được lưu trữ, còn hạt giống tươi cần phải ngâm 24 giờ trong nước ấm trước khi gieo.
Theo Wang (2005), khi nghiên cứu về tỷ lệ nảy mầm của hạt Hoàng kỳ cho thấy hạt giống Hoàng kỳ ngâm trong Gibberellin nồng độ 200 ppm trong 24 giờ có thể cải thiện tỷ lệ nảy mầm so với không xử lý Gibberellin
Hạt Hoàng kỳ đã được bảo quản ở -22ºC trong tủ lạnh trong hơn 30 ngày
sau đó ngâm trong nước ấm một vài phút trước trước khi gieo có tỷ lệ nảy mầm
tăng gấp đôi so với không xử lý (Shibata et al., 1995) (Dẫn theo Wang, 2009)
Theo Wang (2009), Hoàng kỳ là cây thuộc họ Đậu, tuy nhiên lại không tìm thấy các nốt sần trên rễ cây Hoàng kỳ, mà chỉ thấy các nốt màu hồng trên rễ sau 45 ngày trồng khi mà các hạt giống đem trồng được tiêm Rhizobium spp Điều này cho thấy Hoàng kỳ có khả năng cố định N nếu hạt Hoàng kỳ tiêm với vi
khuẩn Rhizobium thích hợp.
Như vậy để tăng khả năng nảy mầm cũng như tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Hoàng kỳ cần tác động các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt trước khi gieo.
Mật độ, khoảng cách trồng:
Trang 34Theo Wang (2009), có hai phương pháp để trồng Hoàng kỳ là phương pháp trực tiếp gieo hạt giống và phương pháp trồng cây con Khoảng cách đối
với cả hai phương pháp này thường cây cách cây là 20 - 45 cm, hàng cách hàng
là 30 - 45 cm Tuy nhiên, nồng độ của astragaloside IV là cao nhất ở khoảng cách
20 cm x 20 cm.
Sâu bệnh hại
Theo Wang (2009), tỷ lệ cây trồng bị chết nhiều nhất vào mùa xuân và
mùa hè khoảng 50 - 60% cây trồng bị chết, mùa xuân cây trồng chết chủ yếu là
do côn trùng ăn rễ và thối rễ là do nấm Pythium và Phytophthora vào mùa hè Ngoài ra còn các côn trùng hại trên thân, lá như: rệp, bọ cánh cứng Vì vậy, sau
trồng Hoàng kỳ 3 - 5 tháng, nên giảm tưới nước, độ ẩm của đất nên được kiểm
tra thường xuyên, hạn chế tưới nước quá nhiều làm Pythium and Phytophthora phát triển.
Những bệnh thường gặp trên cây Hoàng kỳ như: Bệnh phấn trắng do nấm Erysiphic spp, héo cây con và thối rễ do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium solani, và Rhizoctonia solani (Theo Wang, 2009).
Ở nước ta việc trồng và khai thác Hoàng kỳ mới chỉ dừng lại ở mức độ các trung tâm nghiên cứu, Trung tâm cây thuốc chứ chưa được phát triển đại trà.
Quy trình kĩ thuật chăm sóc cây Hoàng kỳ (Theo quy trình kỹ thuật trồng
và chăm sóc của Trung tâm chuyển giao cây thuốc – Viện dược liệu)
- Làm đất: Đất được trồng là đất cát pha, được cày bừa kỹ, nhặt sạch
cỏ dại.
Lên luống cao 40 cm, mặt luống 60 - 70 cm
- Lượng phân bón cho 1ha cho 1 năm: 8tấn phân HCVS + 150kg phân lân canxi + 350kg NPK (15:15:15) + 72kg N
- Cách bón:
Bón lót: 8tấnkg phân HCVS + 150kg phân lân canxi
Bón thúc:
+ Sau trồng 1 tháng: Bón 1/ 8 lượng phân còn lại
+ Sau trồng 3 tháng: Bón 3/ 8 lượng phân còn lại
+ Sau trồng 6 tháng: Bón 1/ 2 lượng phân còn lại
Trang 35- Mật độ trồng: 13 cây/m2
- Khoảng cách: 25x30 cm
- Sau khi trồng được tưới nước đẫm nước cho hệ rễ con tiếp xúc với đất Định kỳ tưới nước hai lần vào sáng, chiều cho tới khi cây hồi xanh Sau đó, chỉ
bổ sung nước khi cảm thấy đất bị khô.
- Thường xuyên làm sạch cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Thu hoạch:
Thu hoạch hạt giống: Thu khi vỏ quả chuyển sang màu nâu.
Thu hoạch dược liệu: Thu sau 2 - 3 năm Thu vào tháng 11 Tiêu chuẩn: rễ
củ hình trụ đạt độ dài từ 30 - 90cm, đường kính từ 1 - 3,5cm Củ được rửa sạch
có màu nâu nhạt, có nếp nhăn chạy dọc hoặc rãnh dọc.
Năng suất trung bình: 4 - 4,5 tấn/ha củ khô Tương đương 13.500 - 16.500
kg củ tươi, tỉ lệ: 1kg củ tươi được 0,29 kg củ khô.
Hoàng kỳ được nhân giống bằng hạt giống Hiện nay ở Việt Nam hạt giống Hoàng kỳ chủ yếu được nhập từ Trung Quốc Chưa có quy trình nhân giống chính thức cho cây Hoàng kỳ.
Trang 36PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là 2 mẫu giống cây thuốc Hoàng kỳ (Astragalus
membranaceus) có nguồn gốc Nội Mông - Trung Quốc: Hoàng kỳ 1 (HK1) và
Hoàng kỳ 2 (HK2).
- Vật liệu: Kính hiển vi quang học có trắc vi thị kính, cồn, bình đựng mẫu, lam, lamen, cân kĩ thuật, carmine, xanhmethylene, phèn, thước thẳng, máy ảnh Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và dụng cụ lao động.
- Phân bón sử dụng trong nghiên cứu:
Phân hữu cơ vi sinh Quế lâm 01: của Công ty cổ phần tập đoàn Quế lâm, thành phần gồm: Hữu cơ =15%, độ ẩm=30%, vi sinh vật cố định đạm: 1*106CFU/g, vi sinh vật phân giải lân: 1*106 CFU/g, vi sinh vật phân giải xenlulozo: 1*106 CFU/g Phân có tác dụng: Hoàn trả và bổ sung cho đất lượng hữu cơ bị thiếu hụt, cải thiện các tính chất hóa lý của đất, làm đất tơi xốp, tăng màu mỡ.
Phân NPK Phú Mỹ (15-15-15): Của Công ty phân bón Phú Mỹ Thành
phần Nts: 15%; P2O5: 15%; K2O: 15%; Các nguyên tố trung và vi lượng: Ca, Mg,
S, Si, Fe, Zn, Cu, Mn, B, Mo… Phân có tác dụng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, kích thích bộ rễ phát triển mạnh Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng kháng chịu trước thời tiết bất lợi và sâu bệnh phá hoại, rút ngắn thời gian thu hoạch Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Phân đạm Phú Mỹ: Hàm lượng Nitơ tối thiểu: 46.3%, Hàm lượng Biuret tối đa: 1.0%.
Phân lân canxi: của Công ty phân bón Bốn Mùa, thành phần gồm: Supe lân 16%, CaO 37%, MgO 20%
- Thuốc bảo vệ thực vật:
Thuốc trừ sâu: sử dụng các thuốc có phổ tác động rộng và nguồn gốc sinh học như: ĐT Bisad 0.5ME; Abamectin 5EC; Sherpa 20ND…
Thuốc trừ bệnh: trừ bệnh lở cổ rễ giai đoạn cây nhỏ; phòng bệnh thối gốc
thân Sử dụng thuốc Carbendazim 80WP; Topsim - M 70WP, Tilt supper …
Trang 373.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Địa điểm thí nghiệm:
- Các thí nghiệm nghiên cứu về đặc điểm nông học được tiến hành tại
Trung tâm Chuyển giao cây thuốc - Thanh Trì - Hà Nội.
- Các chỉ tiêu nghiên cứu về đặc điểm thực vật học được thực hiện tại phòng Nghiên cứu Thực vật, bộ môn Thực vật, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
* Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 10 /2015 đến tháng 8/2016.
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và đặc điểm giải phẫu thực vật của 2 mẫu giống cây thuốc Hoàng kỳ.
Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm nông học của cây thuốc Hoàng kỳ (Hoàng kỳ 1).
nảy mầm của hạt Hoàng kỳ.
Công thức Phương pháp xử lý hạt
CT1 (ĐC) Hạt ngâm trong nước ấm 40 0C trong 60’
Hạt ngâm trong nước ấm 40 0C trong 60’, sau đó xử lý bằng dd GA3
CT2
CT3
CT4
nồng độ 500ppm, thời gian xử lý trong 30’
Hạt ngâm trong nước ấm 40 0C trong 60’, sau đó xử lý bằng dd GA3nồng độ 1000ppm, thời gian xử lý trong 30’
Hạt ngâm trong nước ấm 40 0C trong 60’, sau đó xử lý bằng dd GA3
nồng độ 1500ppm, thời gian xử lý trong 30’
+ Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của
cây thuốc Hoàng kỳ.
Trang 38- Nền phân bón chung cho các CT tính cho diện tích 1 ha (trừ TN3): 8tấn phân HCVS + 150kg phân lân canxi + 350kg NPK (15:15:15) + 72kgN
Các kĩ thuật chăm sóc khác đồng nhất theo một quy trình chung
+ Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của liều lượng đạm tới sinh trưởng, phát
triển của cây thuốc Hoàng kỳ.
Công thức Lượng phân bón (1ha)
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của việc ngắt ngọn tới sinh trưởng, phát triển
của cây thuốc Hoàng kỳ
CT1(ĐC): Không ngắt ngọn
CT2: Ngắt ngọn khi có 30 % số cây phân cành cấp 1
* Quy trình kĩ thuật chăm sóc chung cho cây Hoàng kỳ (Theo quy
trình kỹ thuật trồng và chăm sóc của Trung tâm chuyển giao cây thuốc - Viện dược liệu)
- Làm đất: Đất được trồng là đất cát pha, được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ
dại Lên luống cao 40 cm, mặt luống 60 - 70 cm
- Lượng phân bón cho 1ha cho 1 năm: 8tấn phân HCVS + 150kg phân lân
canxi + 350kg NPK (15:15:15) + 72kg N
- Cách bón:
Trang 39Bón lót: 8tấn phân HCVS + 150kg phân lân canxi
Bón thúc:
+ Sau trồng 1 tháng: Bón 1/ 8 lượng phân còn lại
+ Sau trồng 3 tháng: Bón 3/ 8 lượng phân còn lại
+ Sau trồng 6 tháng: Bón 1/ 2 lượng phân còn lại
- Khoảng cách: 25x30 cm
- Sau khi trồng được tưới nước đẫm nước cho hệ rễ con tiếp xúc với đất.
Định kỳ tưới nước hai lần vào sáng, chiều cho tới khi cây hồi xanh Sau đó, chỉ
bổ sung nước khi cảm thấy đất bị khô.
- Thường xuyên làm sạch cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
*Trong mỗi thí nghiệm cần chú ý đảm bảo đồng đều về các yếu tố phi thí nghiệm như: ánh sáng, chất đất, độ dốc đất ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây Hoàng kỳ.
Các chỉ tiêu theo dõi
*Các chỉ tiêu theo dõi về đặc điểm thực vật học
Các chỉ tiêu về đặc điểm thực vật học đều được tiến hành theo dõi trên 30 cây ngẫu nhiên.
* C ác c h ỉ t i êu h ì n h t h ái t h ự c v ật:
- Rễ: Xác định hình thái bộ rễ khi cây ra hoa Đo độ lan rộng và ăn sâu của
bộ rễ Mô tả đặc điểm hình thái bộ rễ Chụp ảnh minh họa.
- Thân: Màu sắc thân Chiều cao thân chính (được xác định khi cây ra hoa
và đã ổn định về hình thái, đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng)
- Đặc điểm phân cành: Đếm số cành cấp 1/cây, số cành cấp 2 (nếu có
- Lá: Được quan sát, đo và mô tả ở các lá bánh tẻ số 1 - 3 tính từ ngọn
xuống Màu sắc lá (mặt trên, mặt dưới), hình dạng lá, kích thước lá kép, lá chét.
Số lá/ thân chính, số lá chét/ lá kép, đặc điểm lá kép, đặc điểm lá chét Chụp ảnh minh họa.
- Tán: Đo đường kính tán khi cây ra hoa
- Hoa: Ghi công thức hoa, vẽ sơ đồ hoa, mô tả hình thái màu sắc hoa, đo kích thước các thành phần hoa Mô tả hình dạng, cấu tạo của bầu nhuỵ, chỉ nhị, bao phấn Hình dạng, kích thước hạt phấn.
Trang 40- Mô tả đặc điểm cụm hoa, đếm số hoa/cụm Chụp ảnh minh họa.
- Mô tả đặc điểm hình thái quả, đo kích thước quả Chụp ảnh minh họa.
- Mô tả đặc điểm hình thái hạt, đo kích thước và cân trọng lượng hạt Chụp ảnh minh họa.
* C ác c h ỉ t i êu g iải ph ẫu t h ự c v ật
Làm tiêu bản, khảo sát dưới kính hiển vi quang học có trắc vi thị kính, đo kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu rễ, thân, lá (quy đổi đơn vị đo theo trắc vi vật kính) Chụp ảnh minh họa.
+ Đo các cấu tạo giải phẫu rễ Hoàng kỳ:
• Rễ sơ cấp: Dày biểu bì, ngoại bì, dày vỏ sơ cấp, dày nhu mô vỏ, dày nội
bì, bán kính trung trụ, dày vỏ trụ
• Rễ thứ cấp: Dày bần, dày nhu mô vỏ, dày cương mô, dày libe, dày tượng tầng, dày vỏ thứ cấp, số lượng bó libe
+ Đo các cấu tạo giải phẫu thân Hoàng kỳ:
• Thân sơ cấp: Dày biểu bì, dày hậu mô, dày nhu mô vỏ, dày cương mô, libe, gỗ, ruột
• Thân thứ cấp: Dày bần, dày nhu mô vỏ, dày cương mô, libe thứ cấp, gỗ thứ cấp, ruột
+ Đo các cấu tạo giải phẫu lá Hoàng kỳ:
• Cấu tạo giải phẫu lá Hoàng kỳ: Dày biểu bì trên, biểu bì dưới, lớp cuticula, dày phiến, độ dày mô giậu, dày mô xốp
• Cấu tạo giải phẫu gân chính lá Hoàng kỳ: Dày gân chính, hậu mô, cương mô, libe, gỗ, kích thước bó dẫn gân chính
+ Quy đổi đơn vị bẳng thước đo vật kính:
Kích thước của các bộ phận giải phẫu = số vạch * 25 (µm)