1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú thiện, tỉnh gia lai

114 288 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Đối với nguồn thu này còn nhiều tiềm năng khai thác bởithực trang quản lý thuế còn sót hộ , doanh thu tính thuế còn chưa tương xứng với doanh thu thực tế kinh doanh của hộ… Do đó ,

Trang 1

NGUYỄN CÔNG THẠCH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học : TS NINH THỊ THU THỦY

Đà Nẵng - Năm 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Công Thạch

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 4

1.1.1 Khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò của thuế 4

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, của hộ kinh doanh cá thể 10

1.1.3 Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể 14

1.2 QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 22

1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế 22

1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 22

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thu thuế 31

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 34

1.3.1 Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách 34

1.3.2 Nhân tố thuộc về cơ quan thuế 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI 41

Trang 4

PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI 412.1.1 Đặc điểm tự nhiên 412.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội 422.1.3 Tình hình hoạt động của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyệnPhú Thiện 442.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘKINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN PHÚ THIỆN,

TỈNH GIA LAI 462.2.1 Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ kinhdoanh cá thể 462.2.2 Thực trạng giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế 532.2.3 Thực trạng quản lý quy trình thu thuế 572.3 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI HUYỆN PHÚ THIỆN VÀNGUYÊN NHÂN 712.3.1 Những hạn chế 712.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI 753.1 CĂN CỨ THIẾT LẬP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠIHUYỆN PHÚ THIỆN 753.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Phú Thiện đến năm

2015 75

Trang 5

doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiện 77

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI HUYỆN PHÚ THIỆN 81 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý các thủ tục hành chính thuế 81

3.2.2 Giải pháp tăng cường giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế 85

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý qui trình thu thuế 89

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 94

3.3.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 94

3.3.2 Sửa đổi, bổ sung chính sách thuế hiện hành 96

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 6

Cơ quan thuếCán bộ thuế

Dự toán pháp lệnh

Dự toán

Dự toán phấn đấuĐối tượng nộp thuếGiá trị gia tăngTổng sản phẩm quốc nộiHội đồng nhân dânHội đồng tư vấn

Hộ kinh doanhKhu vực kinh tế ngoài quốc doanhMôn bài

Ngoài quốc doanhNgân sách Nhà nướcNgười nộp thuếQuản lý thuếSản xuất kinh doanhThu nhập cá nhânThu nhập doanh nghiệpTiêu thụ đặc biệt

Tài nguyên

Uỷ ban nhân dân

Ủy nhiệm thu

Trang 7

2.1 Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Phú Thiện giai đoạn 43

2008 – 2011 theo giá hiện hành

2.3 Doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn 48

huyện Phú Thiện năm 2011

2.4 Lƣợt hộ kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh hàng tháng từ năm 51

2.9 Kết quả thu thu thuế NQD giai đoạn 2008-2011 Chi cục 61

Thuế huyện Phú Thiện

2.10 Cơ cấu cán bộ của CCT theo mô hình chức năng QLT năm 64

2011

2.11 Tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể 2008-2011 67

Trang 8

Số hiệu Tên hình Trang hình

2.1 Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Thiện năm 2011 442.2 Tỷ trọng thuế năm 2011 huyện Phú Thiện phân theo ngành 50

kinh tế

2.3 Miễn, giảm thuế hộ tạm nghỉ kinh doanh 2008-2011 CCT 53

Phú Thiện

2.4 Kết quả quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại CCT huyện 55

Phú Thiện giai đoạn 2008-2011

2.5 Kết quả thực hiện DT thu NQD CCT huyện Phú Thiện giai 62

2.8 Mức độ hài lòng của HKD trên địa bàn huyện Phú Thiện về

chất lƣợng cung cấp các dịch vụ công của CCT và thái độ 70phục vụ của CBT năm 2011

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thông qua nguồn thu này để Chính phủ chi tiêu cho các công trình công cộng, cải thiện hệ thống an sinh xã hội Vì vậy vấn đề quản lý thu thuế sao cho thu đúng , thu

đủ luôn được đặt ra để tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo sự công bằngtrong nghĩa vụ đóng góp của người dân

Trong thời gian qua, công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước với tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên, ý thức tự giác chấp hành nghĩa

vụ nộp thuế của các hộ kinh doanh cá thể vẫn còn thấp , tình trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn luôn xảy ra ở nhiều hình thức , với mức độ khác nhau, nợ thuế ngày càng tăng Đối với nguồn thu này còn nhiều tiềm năng khai thác bởithực trang quản lý thuế còn sót hộ , doanh thu tính thuế còn chưa tương xứng với doanh thu thực tế kinh doanh của hộ… Do đó , vấn đề cấp thiết đặt ra là phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng cao hiệu lự c của công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiện nhằm hướng tới 2 mục tiêu cơ bản là:

- Về phía ngành thuế: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào

Ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn thu ổn định và tăng thu qua các năm

-Về phía hộ kinh doanh cá thể: Nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế

của hộ kinh doanh đối với Ngân sách Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý giải quyếtđầy đủ các quyền lợi của người nộp thuế

Huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai là huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh

tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ) có số thu từ thuế không nhiều, chưa đủ đáp ứng

Trang 10

nhu cầu chi tiêu hằng năm của huyện, nhưng nguồn thu thuế chủ yếu từKVKTNQD, tỷ trọng số thuế từ khu vực này chiếm từ 80% đến 90%, trong đó

từ hộ kinh doanh cá thể chiếm từ hơn 50% đến 60% trong tổng thu từKVKTNQD trên địa bàn huyện Nhiều năm qua Chi cục thuế huyện hoànthành dự toán pháp lệnh (DTPL) do Cục Thuế tỉnh Gia Lai giao, nhưng tínhchất đa dạng và phức tạp của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn đòi hỏi Chicục thuế cần khắc phục những tồn tại và các mặt hạn chế nhằm nuôi dưỡngnguồn thu, thu đúng, thu đủ tiền thuế theo quy định của pháp luật

Xuất phát từ những lý do trên, việc chọn đề tài: Hoàn thiện công tác

quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú

Thiện, tỉnh Gia Lai có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thu thuế đối với hộ kinhdoanh cá thể

-Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiện , chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở huyện

-Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộkinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiện,tỉnh Gia Lai trong thời gian đến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác

quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiệnthuộc tỉnh Gia Lai, bao gồm các vấn đề chủ yếu như: Tổ chức bộ máy quản lýthu thuế, quá trình thực hiện quản lý thuế, kết quả lập bộ thuế và tổ chức thu,nộp thuế, kiểm tra thuế

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý thu thuế hộ

kinh cá thể trên địa bàn, bao gồm: hộ nộp thuế theo phương pháp khai thuế và hộ

Trang 11

nộp thuế theo phương pháp ổn định thuế.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp

- Luận văn kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một số tácgiả có công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý thuế hộ kinhdoanh cá thể đã được công bố

Bên cạnh đó, các nội dung về quản lý thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế,các chính sách thuế mà luận văn đề cập còn dựa vào các chính sách thuế đượcban hành và đang áp dụng đến thời điểm năm 2011, làm cơ sở lý luận choviệc phân tích công tác quản lý thu thuế

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Thời gian qua, vấn đề quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế đối

hộ kinh doanh cá thể nói riêng được nhiều nhà khoa học và các nhà quản lýquan tâm nghiên cứu Một số đề tài đã đi vào nghiên cứu xung quanh vấn đềquản lý thu thuế đối với KVKTNQD, dưới đây là một số công trình tiêu biểu:

1 PGS.TS Lê Văn Ái (2000), Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nền kinh tế, NXB Tài chính, Hà Nội, 2 PTS Lê Văn Ái (1996), Thuế Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội, 3 PTS Lê Văn Ái (1996), Thuế Nhà nước, NXB Tài

chính, Hà Nội

Trang 12

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ

ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 1.1.1 Khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò của thuế

a Khái niệm về thuế

Thuế là một phạm trù kinh tế tài chính mang tính khách quan, đồng thờicung là phạm tù lịch sử, thuế ra đời từ khi hình thành nhà nước Nó tồn tại cùngvới sự phát triển của nhà nước Trong lịch sử phát của xã hội loài người, nhànước xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp, để duy trì bộ máy hoạt độngcủa mình như: an ninh, quốc phòng, cho hoạt động bộ máy nhà nước, sự nghiệpgiáo dục, y tế…và các phúc lợi công cộng khác đòi hởi nhà nước phải có nguồntài chính để chi trả Nguồn tài chính này có được là do sự đóng góp của mọithành viên trong xã hội và sự đóng góp mang tính bắt buộc

Trên các sách báo kinh tế thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhấttuyệt đối khái niệm về thuế Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đưa

ra mới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó chưa phản ánh

đủ bản chất chung nhất của phạm trù này Chẳng hạn, theo các nhà kinh điển thìthuế được quan niệm rất đơn giản: “Thuế khóa là cái vú sữa của Chính phủ”

Ph Ăngghen: Để duy trì quyền lực công cộng cần phải có sự đóng gópcủa những người công dân cho nhà nước đó là thuế má

Mác - Ăng-ghen cho rằng để thực hiện quyền lực công cộng cần phải có

sự đóng góp của các công dân cho nhà nước, khoản đóng góp đó gọi là thuế.Trong cuốn từ điển của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và BryanLowes cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhậpcủa cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu),trên việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”

Trang 13

Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn sáchEconomics K.P Makkohhell và C.L Bryu - Moscow - 1993 của hai nhà kinh tế

Mỹ K.P.Makkohhell và C.L.Bryu như sau: “Thuế là một khoản chuyển giao bắt

buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty và

các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được mộtcách trực tiếp hàng hoá hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiềnphạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”

Trong giáo trình Thuế của Học viện Tài chính (nhà xuất bản Tài chínhnăm 2008) Theo đó, thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân vàpháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy địnhnhằm sử dụng cho mục đích công cộng

b Bản chất của thuế

Thuế là một công cụ tài chính của nhà nước, được sử dụng để hìnhthành nên quỹ tiền tệ tập trung nhằm sử dụng cho mục đích công cộng Cáckhoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thunhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phânphối của cải xã hội dưới hình thức giá trị

Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong, vốn có củathuế thông qua những đặc điểm để phân biệt thuế với các công cụ tài chínhkhác, cụ thể:

- Một là, thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trong

xã hội cho nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự:

Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của nhà nước Thuế là một khoản đóng góp bắt buộcgắn với quyền lực của nhà nước, hành động đóng thuế cho nhà nước là hànhđộng thực hiện nghĩa vụ của người công dân Tính bắt buộc là thuộc tính cơbản vốn có của thuế, giúp phân biệt thuế với các hình thức động viên tài chínhkhác của NSNN như phí, lệ phí hay hình thức phạt bằng tiền

Trang 14

Tuy nhiên, tính bắt buộc của thuế không mang nội dung hình sự, nghĩa làviệc đóng thuế cho nhà nước không phải là kết quả nảy sinh từ hành vi viphạm pháp luật mà là nghĩa vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hộitôn vinh.

- Hai là, thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế ( GDP , chỉ số giá tiêu dùng , chỉ số giá sản xuất , thu nhập , lãi suất , các yếu tố chính trị, xã hội…) trong thời kỳ nhất định:

Các yếu tố tác động đến thuế thường là mức độ tăng trưởng của nềnkinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biếnđộng của NSNN…Thông qua công cụ thuế của nhà nước sẽ góp phần kíchthích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các nhà sản xuất Ngoài ra nhànước còn dùng NSNN đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trườngthuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động

Các yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế thường là thể chế chính trịcủa nhà nước; tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống vănhóa, xã hội của dân tộc…

- Ba là, thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu:

Tính không hoàn trả trực tiếp của thuế được biểu hiện trên các mặt;

Thứ nhất, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất

đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp xã hội chuyển giao cho nhà nướckhông hoàn toàn dựa trên mức độ NNT thụ hưởng những dịch vụ và hàng hóacông cộng do nhà nước cung cấp NNT cũng không có quyền đòi hỏi nhànước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới phátsinh khoản chuyển giao thu nhập cho nhà nước;

Thứ hai, khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế hoàn trả không

trực tiếp, có nghĩa là NNT suy cho cùng sẽ nhận được một phần các hàng hóa,dịch vụ công cộng mà nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng, giá trị

Trang 15

phần hàng hóa, dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản thuế mà họnộp cho nhà nước (khác nhau giữa thuế và các khoản phí, lệ phí).

Nhà nước thu thuế cũng là nhằm tạo ra một nguồn lực tập trung để duytrì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước vàchi phát triển cơ sở hạ tầng, chi phúc lợi công cộng, chi văn hóa, giáo dục y

tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện cảtrước và sau khi thu được thuế vào NSNN

- Bốn là, thuế mang tính pháp lý cao:

Hiến pháp nước ta năm 1992, Điều 80 đã ghi rõ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo qui định pháp luật” Quốc hội xác lập

quyền thu thuế của Chính phủ bằng hệ thống Luật Những tiêu thức thườngđược xác định trước trong các Luật thuế là: đối tượng chịu thuế, đối tượng nộpthuế, mức thuế phải nộp, thời hạn nộp và các chế tài khác mang tính cưỡng chế

- Năm là, các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của nhà nước đối với con người và tài sản.

c Chức năng của thuế

Thuế là phạm trù kinh tế, tài chính, nó biểu hiện những thuộc tính vốn cócủa các quan hệ kinh tế, tài chính Thuế có những đặc trưng, hình thức vậnđộng và các chức năng riêng của mình bắt nguồn từ tổng thể các mối quan hệkinh tế, tài chính

Thuế thực hiện hai chức năng: chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước và chức năng điều tiết nền kinh tế

d Vai trò của thuế

- Thuế là công cụ chủ yếu huy động tập trung nguồn lực cho nhà nước:

Bất kỳ một chế độ nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tạocho mình một nền tài chính quốc gia vững chắc, mà trong đó nguồn tài chính chủ yếu được động viên từ thuế và phí từ nội bộ nền kinh tế quốc dân

Trang 16

“Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN” Ở nước ta, từ khi Luật thuế rađời, nguồn thu từ thuế ngày một tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thuNSNN Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủyếu và quan trọng nhất, tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên80% tổng thu của ngân sách Ở nước ta hiện nay nếu không tính các khoảnthu từ dầu thô, nguồn thu từ thuế thường chiếm trên 90% tổng các khoản thucủa NSNN Đây là nguồn thu ổn định nhất, được kế hoạch hóa trên cơ sởtiềm năng và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước Vai trò của thuế thực

sự được nâng lên và thể hiện rõ trong quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý và điều tiếtcủa nhà nước, thuế được áp dụng thống nhất đối với các thành phần kinh tế,không phân biệt kinh tế nhà nước hay KVKTNQD, nó bao quát và điều tiếtcác hoạt động kinh doanh, mọi nguồn thu nhập, mọi tài nguyên thiên nhiêncũng như mọi hoạt động tiêu dùng trong xã hội

Thuế tạo nguồn thu cho NSNN nhưng nguồn thu đó được hình thànhtrên cơ sở nền kinh tế tăng trưởng và đạt hiệu quả cao Đây là vấn đề luônđược quan tâm đúng mức trong quá trình hoạch định chính sách và tổ chứcquản lý thu thuế

- Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

Thuế là công cụ chủ yếu của nhà nước dùng để quản lý điều tiết vĩ mônền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh Một chính sách thuế đặt ra không chỉ đơnthuần tại nguồn thu cho NSNN, mà quan trọng hơn là thực hiện chức năngquản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Sự điều tiết của nhà nước thông qua thuế thể hiện hai mặt đó là:

+ Khuyến khích và hạn chế Điều này được thể hiện trong việc xây dựng

cơ cấu các loại thuế và mối quan hệ giữa chúng, cả việc xây dựng thuế suất,

Trang 17

chế độ miễn, giảm thuế phù hợp với điều kiện thực tế Từ thuế khuyến khíchmột số ngành nghề, hoạt động SXKD cần thiết cho nền kinh tế quốc dân hoặcmột số ngành, nghề tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm thay thế hàng nhậpkhẩu, sản phẩm phục vụ đại đa số quần chúng nhân dân (áp dụng mức thuếsuất thấp); ưu đãi về thuế vào lĩnh vực, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hộikhó khăn, đặc biệt khó khăn.

+ Hạn chế hoặc thu hẹp một số ngành, nghề không có lợi cho sự phát triểncủa nền kinh tế, cho nhu cầu tiêu dùng hoặc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục,đến sức khỏe của cộng đồng (áp dụng mức thuế cao), kể cả thuế nhập khẩu.Nhà nước dùng công cụ thuế để điều chỉnh và hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả và mang lại lợi ích dân sinh

- Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối:

Với học thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith nền kinh tế thịtrường không có sự điều chỉnh, can thiệp của nhà nước, thị trường tự điềuchỉnh nền kinh tế Do vậy, một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thịtrường là phân hóa giàu nghèo, tức là có sự chênh lệch lớn về mức sống, vềthu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Kinh tế thị trường càng pháttriển thì sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có xuhướng gia tăng Tình trạng trên không chỉ liên quan đến vấn đề đạo đức, côngbằng xã hội mà còn tạo ra lũng đoạn và độc quyền, về lâu dài không thể ổnđịnh cho nền kinh tế tăng triển

Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành quả từ sự nỗ lực của cảcộng đồng, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định.Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên sẽ thiếucông bằng, sẽ tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân

cư, gây ra bất ổn xã hội Chính vì vậy, nhà nước cần phải can thiệp vào quá

Trang 18

trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội Thuế là công cụ quan trọng mànhà nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này.

Thông qua hệ thống các sắc thuế, nhà nước điều chỉnh mức thu nhậpgiữa các cá nhân có trong xã hội, người có thu nhập cao phải đóng thuế cao

và ngược lại (thể hiện qua hoạt động tiêu dùng chịu sự điều tiết của các sắcthuế gián thu và thuế TNCN) Tổ chức kinh doanh có lợi nhuận cao phải đóngthuế nhiều hơn tổ chức có lợi nhuận thấp (thể hiện ở sắc thuế TNDN)

- Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Vai trò này được thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật thuếtrong thực tế Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các luật thuế đãđược ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện phápnắm vững số lượng, quy mô các cơ sở SXKD, ngành nghề và lĩnh vực kinhdoanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh cũng như các định mức chi tiêu đặcthù và các phương thức hạch toán Từ công tác thu thuế, cơ quan thuế phát hiện,cập nhật, kiến nghị hoặc đề xuất chính sách thuế hoàn thiện, sao cho Thuế làcông cụ kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của cả nền kinh tế, đảm bảo chứcnăng của Thuế đối với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, của hộ kinh doanh cá thể

a Khái niệm hộ kinh doanh cá thể

Theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng kí kinh doanh , khái niệm pháp lý về hộ kinh doanh được sử dụng thống nhất hiện nay là:

“HKD do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn

bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” (điều 36)

Trang 19

Trong thực tế HKD hoạt động đa dạng, đôi khi không hoàn toàn là cánhân kinh doanh mà còn có sự hùn vốn giữa các cá nhân; do đặc thù ngànhnghề nhiều HKD sử dụng hơn 10 lao động như kinh doanh ăn uống, sản xuấtthủ công mỹ nghệ thu hút rất nhiều lao động… nhưng thực chất đặc điểm vàqui mô kinh doanh vẫn mang tính chất của HKD; các HKD buôn chuyến, kinhdoanh thời vụ không có địa điểm kinh doanh cố định.

Theo Chế độ kế toán HKD ban hành kèm theo Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính:

“HKD là tất cả các hộ SXKD chưa đủ điều kiện thành lập DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, phục vụ sửa chữa

và các dịch vụ khác có doanh số bán hàng theo qui định của BTC đối với từng ngành nghề cụ thể” [41, tr.36]

Trong đề tài sử dụng khái niệm này vìcó tính tổng quát và phù hợp vớicác qui định về QLT hiện hành

b Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

HKD cá thể là bộ phận kinh tế năng động, lấy lợi nhuận làm mục tiêuhoạt động Môi trường hoạt động và đặc điểm của HKD về qui mô, tính phứctạp trong giao dịch kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, mức độ hiểu biết vềthuế, thời gian hoạt động SXKD là những yếu tố quyết định biện pháp QLT

- Đặc điểm về sở hữu: HKD mang tính chất của một hộ gia đình, hoạt

động dựa vào vốn, tài sản và sức lao động của những người trong gia đìnhnên gắn kết chặt chẽ, có trách nhiệm cao đối với tài sản, vốn, hiệu quả SXKD.Hoạt động của HKD mang tính tự chủ cao, chủ hộ tự quyết định mọi việc.Quan hệ mua bán ở khu vực này thường là thỏa thuận trực tiếp, trao tay trên

cơ sở "thuận mua vừa bán" không ký kết hợp đồng kinh tế, ít sử dụng hoá đơnchứng từ Do đó, việc QLT, xác định đúng doanh thu, lợi nhuận của HKDkhông đơn giản

Trang 20

- Về qui mô SXKD, trình độ chuyên môn, quản lý: HKD có qui mô nhỏ,

ít vốn nên dễ dàng thay đổi hoạt động SXKD để ứng phó với những biến độngthị trường Song không có điều kiện trang bị máy móc hiện đại, dự trữ

nguyên vật liệu, hàng hoá với số lượng lớn cộng thêm trình độ chuyên môn,quản lý, tay nghề của người lao động thấp do đó năng suất, chất lượng vàhiệu quả SXKD không cao, hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường.Đây là thành phần kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trườngkinh doanh Đặc điểm này đòi hỏi QLT phải có biện pháp và cách thức phùhợp HKD hiểu biết về pháp luật nói chung và chính sách thuế có hạn chế, cácchính sách, thủ tục về thuế cần đơn giản, dễ thực hiện

- Số lượng HKD lớn, đa dạng về đối tượng, hình thức, ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động HKD có số lượng rất lớn, có mặt ở khắp các địa

bàn, hoạt động ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực Thành phần tham gia kinhdoanh phức tạp, có HKD chuyên nghiệp, có người nghỉ hưu, nghỉ mất sức,nông dân lúc nông nhàn, các đối tượng chính sách kinh doanh, thậm chícó cảcán bộ công chức nhà nước kinh doanh để cải thiện đời sống…

Ngoài các HKD sản xuất, buôn bán thuần tuý, có địa điểm cố định, còncó nhiều dạng hoạt động khác như hộ buôn chuyến, kinh doanh thời vụ, vỉa

hè, kinh doanh sáng tối, hộ tổ chức sản xuất, gia công ở các làng nghề, cáctrang trại…

- Về ý thức tuân thủ pháp luật thuế Các HKD cá thể có mức độ tuân thủ

thuế khác nhau, đa số chấp hành nhưng chưa thực sự hài lòng và tích cực hợptác với cơ quan thuế tùy theo mức độ nhận thức của họ Chuẩn mực xã hội,nghĩa vụ công dân, vai trò vị thế của HKD trong cộng đồng, nhận thức về sựcông bằng trong nghĩa vụ thuế và sự đối xử của cơ quan thuế là những yếu tốtác động đến nhận thức và hành vi của HKD từ đó tác động đến ý thức tuân thủ thuế

Trang 21

c Vai trò của hộ kinh doanh cá thể

- HKD góp phần tạo việc làm, sử dụng số lượng lớn lao động, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo Trong điều kiện lực lượng lao động ngày

càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao, khả năng thu hút lao động của các DN hạnchế thì HKD giải quyết được nhiều việc làm tại các địa phương HKD qui môvốn nhỏ, có khả năng thích nghi cao với điều kiện nông thôn, nơi có nhiều laođộng nông nhàn, trình độ thấp, đời sống nhân dân còn khó khăn Ở thành thị,HKD trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp cũng tạo khánhiều việc làm Theo thống kê, năm 2010 cả nước có khoảng 2,7 triệu HKD,tạo việc làm cho 11 triệu lao động và đóng góp 13% GDP cả nước Mức thunhập bình quân 600.000 đồng/người/tháng có ý nghĩa lớn trong việc cải thiệnđời sống, xoá đói giảm nghèo

-HKD huy động được một khối lượng lớn vốn, khai thác tiềm năng, sức sáng tạo trong dân, thúc đẩy sản xuất phát triển Tuy qui mô nhỏ nhưng số

lượng nhiều HKD có khả năng huy động nguồn vốn nằm rải rác trong dân HKDcòn đưa vào SXKD một khối lượng lớn tài sản: đất đai, nhà cửa, phương tiệnvận tải, máy móc thiết bị, bí quyết nghề nghiệp, tận dụng mọi thời gian và khônggian để phát triển SXKD Đây còn là môi trường phát huy khả năng sáng tạo,tính năng động, nhạy bén trong SXKD của người lao động

- HKD góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn HKD phát triển nhanh tạo nên sự thay đổi to lớn bộ mặt của nhiều

vùng nông thôn, góp phần tạo ra sự phát triển cân bằng giữa nông thôn vàthành thị Sự phát triển của HKD ở khu vực nông thôn đóng vai trò chuyểndịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế, thay đổi bộ mặt nôngthôn theo hướng văn minh

- HKD tạo ra mạng lưới phân phối lưu thông hàng hoá đa dạng , rộng khắp về tận những vùng sâu, vùng xa: HKD là một bộ phận kinh tế quan

Trang 22

trọng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ thiết yếucho xã hội Lượng sản xuất của từng HKD không nhiều nhưng với số lượnglớn HKD tạo ra được một khối lượng hàng hoá lớn, đa dạng, phong phú.HKD nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng củadân cư, mang hoàng hóa đến tận những vùng xa xôi hẻo lánh , góp phần bình

ổn giá cả, cân đối phát triển kinh tế giữa các vùng

- Sự phát triển của HKD góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn thu ổn định và ngày càng tăng cho NSNN Số thu từ HKD chiếm

khoảng 2% tổng thu Ngoài ra, HKD còn tích cực tham gia xây dựng cáccông trình văn hoá, trường học, giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và nhiều đóng góp phúc lợi xã hội khác

1.1.3 Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể

Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế đánh vào các thể nhân kinh doanh, trong đó có 6 sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh, cụ thể:

- Thuế môn bài (MB):

Thuế môn bài là một sắc thuế gián thu và thường là định ngạch đánh vào

giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh Thuế

môn bài được thu hàng năm Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng kýhoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của nămkinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương [41, 20/10/2011].Trong hệ thống thuế nước ta, thuế môn bài động viên sự đóng góp của

hộ kinh doanh tạo nguồn thu quan trong cho nhu cầu chi tiêu của NSNN Sựđộng viên từ thuế môn bài được tính theo năm, mức thuế được áp dụng theo

số tuyệt đối căn cứ vào quy mô kinh doanh của hộ Mức thuế môn bài đượchiện nay áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể gồm 6 mức, từ 50.000đồng/năm đến 1.000.000 đồng/năm căn cứ vào mức thu nhập tháng của hộkinh doanh, kể cả hộ có thu nhập thấp được miễn thuế [4, tr 3]

Trang 23

Tuy số thu hàng năm của thuế môn bài không nhiều so với số thu của cácloại thuế khác nhưng đây lại là nguồn thu tương đối ổn định và thường tăngthu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của nhà nướcngay từ đầu mỗi năm khi các nguồn thu khác chưa nhiều, do hộ ra kinh doanhmỗi năm một tăng Về chính sách thuế MB, hộ ra kinh doanh vào thời gian 6tháng đầu năm thì nộp thuế môn bài cả năm, của 6 tháng cuối năm thì nộp50% mức thuế môn bài cả năm, hộ mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bàingay trong tháng được cấp phép kinh doanh và cấp mã số thuế, hộ đang kinhdoanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch.

Một ưu điểm quan trọng nhất của thuế môn bài là nó có giá trị chỉ dẫncho việc áp dụng các sắc thuế khác như: thuế GTGT, thuế TNCN, thuếTTĐB, thuế TN Mọi cá nhân có hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuếmôn bài (kể cả có giấy phép kinh doanh hay chưa có giấy phép kinh doanh)

Do đó, thuế môn bài có tác dụng thống kê, kiểm soát các hộ kinh doanh nhằm

hỗ trợ cho việc hành thu các loại thuế có số thu cao hơn, và vì thế, thuế mônbài không quy định chế độ miễn, giảm thuế

- Thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của cácsản phẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thôngđến tiêu dùng Thuế GTGT được hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu (hoặchàng hóa được coi là xuất khẩu), có tác dụng khuyến khích hàng xuất khẩu,tạo điều kiện để hàng hóa trong nước có thể cạnh tranh trên thị trường nướcngoài; thuế GTGT kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn hàng nhậpkhẩu, có tác dụng bảo vệ hàng sản xuất trong nước

+ Đối tượng đánh thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại ViệtNam, kể cả hàng sản xuất trong nước hay hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng nội

bộ hoặc làm quà biếu, quà tặng (trừ hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế quyđịnh tại Luật thuế GTGT)

Trang 24

+ Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các hộ có hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.

+ Các hộ kinh doanh có thể lựa chọn và đăng ký với CCT để được ápdụng phương pháp tính thuế GTGT phù hợp với quy mô, điều kiện kinhdoanh thực tế của mình, phương pháp tính thuế GTGT gồm: phương phápkhấu trừ thuế, phương pháp tính thuế trực tiếp, cụ thể:

Theo phương pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT phải nộp (=) Số thuế

GTGT đầu ra (-) Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Số thuế GTGT đầu ra được xác định bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định bằng tổng số thuếGTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuếGTGT của hàng hóa nhập khẩu

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các hộ kinh doanh lớn chấphành đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hạch toánđược cả đầu vào, đầu ra

Theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT, có ba hình thức khác

nhau:

* Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từtheo quy định: Hàng hóa dịch vụ mua vào và bán ra đều có hóa đơn, chứng từhợp lệ thì: Số thuế GTGT phải nộp (=) GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra(x) Thuế suất thuế GTGT Trong đó, GTGT (=) Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra (-) giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua

* Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện chế độ lập hóa đơn, chứng từ khibán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ đối với hànghóa, dịch vụ mua vào thì:

Trang 25

Trong đó: tỷ lệ GTGT được Bộ Tài chính quy định cho từng ngànhnghề, từng khu vực và được Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương cụ thể hóa cho từng trường hợp cụ thể.

* Đối với hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, lập hóa đơn,chứng từ khi mua bán hàng hóa, dịch vụ: Về nguyên tắc, những hộ loại nàythường là những hộ kinh doanh nhỏ, bán lẻ hàng hóa và kinh doanh nhiều mặthàng, hàng bán không lập hóa đơn, chứng từ mua, bán Những hộ này nộpthuế GTGT như sau:

Ở Việt Nam, thuế GTGT được áp dụng từ 01/01/1999 thay cho thuếdoanh thu trước đây (sắc thuế này hiện đã có trên 120 quốc gia áp dụng).Theo đó, thuế suất thuế GTGT có 04 mức thuế: 0% (áp dụng cho hàng hóa,dịch vụ thực tế xuất khẩu ); 5% áp dụng cho những hàng hóa, dịch vụ cầnthiết cho nhu cầu đời sống và sản xuất; 20% dụng đối với hàng hóa, dịch vụcần điều tiết cao; 10% đối với đại bộ phận các hàng hóa, dịch vụ còn lạikhông thuộc diện áp dụng các thuế suất (0%,5%, 20%); đến nay Luật thuếGTGT sửa đổi, bổ sung đã giảm bớt số lượng mức thuế suất từ 4 mức xuốngcòn 3 mức, bỏ mức thuế suất 20%

Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN.Hiện nay, số thu về thuế GTGT ở nước ta chiếm tỷ trọng khoảng 25-27%trong tổng thu ngân sách nội địa (Nguồn Tổng cục Thuế).

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

Thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ

Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả NNT có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Trang 26

+ Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả NNT có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

+ Đối tượng đánh thuế TNDN: là TNCT phát sinh trong năm của doanhnghiệp, hộ kinh doanh cá thể có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vàcác khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động SXKD, DV ở nướcngoài Việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh nặng hay nhẹ là tùy thuộcvào quan điểm của mỗi nhà nước về điều tiết thu nhập qua thuế thu nhập, khảnăng quản lý thuế, chi phí quản lý thuế cũng như mục tiêu mà thuế thu nhậpphải đạt là góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội củamỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định

+ Phương pháp tính thuế:

Số thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN Doanh thu để

Hộ kinh doanh cá thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế

độ kế toán, hóa đơn chứng từ, cơ quan thuế sẽ ấn định thu nhập chịu thuế đểtính thuế TNDN

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng hiện nay là 25%, trừtrường hợp quy định khác và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi

Ở nước ta, số thu thuế TNDN là một trong những sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách nội địa, khoảng 22% (Nguồn Tổng cục Thuế).

Đối với hộ kinh doanh cá thể, thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ từ năm tính thuế 2008 trở về trước được điềuchỉnh bởi Luật thuế TNDN; từ kỳ tính thuế năm 2009 đến nay thu nhập chịuthuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh bởiluật thuế TNCN

Trang 27

- Thuế TNCN:

Thuế TNCN là thuế trực thu, đánh vào thu nhập của cá nhân kinh doanh,thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế và các khoản thu nhập chịu thuếTNCN khác Thuế TNCN được đưa vào áp dụng lần đầu tiên vào năm 1799

ở Vương quốc Anh, được hoàn thiện và chính thức ban hành vào năm 1842.Sau đó, các nước tư bản phát triển khác trên thế giới cũng áp dụng loại thuếnày: Nhật (1887), Mỹ (1913), Pháp (1914) Ở Việt Nam, thuế TNCN lần đầutiên được ban hành dưới dạng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,KVKTTN không chịu sự điều chỉnh bởi sắc thuế này Từ năm 2009, với việc

áp dụng Luật Thuế TNCN được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII ngày 21/11/2007, hộ kinhdoanh cá thể chuyển từ nộp thuế TNDN sang nộp thuế TNCN đối với cáckhoản thu nhập từ SXKD của mình

+ Đối tượng nộp thuế TNCN là tất cả các cá nhân, nhóm cá nhân có hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và cá nhân có thu nhập chịu thuếTNCN quy định lại Luật thuế TNCN áp dụng từ ngày 01/01/2009 trở đi

+ Đối tượng đánh thuế TNCN: là thu nhập của thể nhân phát sinh trongnăm tính thuế Đối với hộ kinh doanh cá thể thì việc chuyển thu nhập tínhthuế từ Luật thuế TNDN sang áp dụng Luật thuế TNCN có ý nghĩa hết sứcquan trọng Thể hiện qua các điểm sau:

* Thuế TNDN (thuế công ty): điều chỉnh thu nhập chịu thuế của các pháp nhân, thu nhập của hộ kinh doanh cá thể là thu nhập của thể nhân là phù hợp;

* Mức thuế suất áp dụng cho thu nhập từ kinh doanh của hộ kinh doanh cáthể được áp dụng theo biểu thuế lũy tuyến từng phần (không áp dụng mức thuếsuất cố định như Luật thuế TNDN), thể hiện rõ tính ưu việt là cá nhân có thunhập cao thì mức đóng thuế nhiều hơn cá nhân có thu nhập thấp hơn Mặt khác,Luật thuế TNCN quy định một số chi phí được giảm trừ khi xác định

Trang 28

thu nhập chịu thuế đó là: chi phí hỗ trợ , chi phí cố định được giảm trừ chobản thân thể nhân (4triệu đồng/tháng) và mỗi người phụ thuộc (1,6 triệuđồng/tháng); người phụ thuộc đăng ký giảm trừ gia cảnh đảm bảo theo quyđịnh của Luật thuế TNCN và không hạn chế về số lượng.

+ Phương pháp tính thuế:

Số thuế TNCN =Thu nhập x Thuế suất TNCN

phải nộp thuế theo Biểu thuế lũy tuyến

Thu nhập Doanh thu để (Chi phí hợp lý + chi phí Thu

tính thu nhập - hỗ trợ + các khoản giảm + nhập

=

Các hộ kinh doanh cá thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủchế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, cơ quan thuế sẽ ấn định thu nhập chịu thuếđể tính thuế TNCN

- Thuế tiêu thu đặc biệt (TTĐB):

Là sắc thuế đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm trong danhmục do nhà nước quy định

Thuế TTĐB được sử dụng phổ biến trên thế giới với các tên gọi khácnhau (ở Pháp thuế - tiêu dùng đặc biệt, ở Thụy Điển - thuế đặc biệt, hay thuếhàng hóa ở các nước Đông Nam Á) Ở Việt Nam, Luật Thuế TTĐB đượcQuốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua, nhằm thay thế thuế hàng hóatrước đây, có hiệu lực từ ngày 01/01/1990, áp dụng thống nhất đối với các cơ

Trang 29

+ Căn cứ tính thuế TTĐB: là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB.

Thuế TTĐB phải nộp (=) Giá tính thuế TTĐB (x) Thuế suất thuế TTĐB.+ Đối tượng nộp thuế TTĐB: là cơ sở kinh doanh có sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB

+ Phương pháp tính thuế:

Đối với các hộ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng chế độ

kế toán, hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế sẽ ấn định thuế TTĐB phải nộp.Hiện nay, một số hàng hóa, dịch vụ hiện đang chịu thuế GTGT ở mứccao và một số hàng hóa, dịch vụ cần thiết để hướng dẫn tiêu dùng sẽ được bổsung vào diện thuế TTĐB Các mức thuế suất sẽ được thu gọn lại, đồng thờiđiều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TTĐB phù hợp với việc đánh giá GTGTvào hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB

Cùng với thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN; thuếTTĐB đóng góp số thu quan trọng cho NSNN Trong những năm gần đây, sốthu từ thuế TTĐB ở nước ta luôn tăng qua các năm và thường chiếm tỷ trọngkhoảng 7-10% trong tổng số thu từ thuế và phí (Nguồn Tổng cục Thuế 2010).

- Thuế tài nguyên:

Thuế TN là sắc thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên khai thác Số thuếtài nguyên phải nộp (=) Số lượng tài nguyên thực tế khai thác (tài nguyênnguyên khai) (x) Giá tính thuế đơn vị tài nguyên (x) Thuế suất thuế TN

Thuế TN không chỉ tạo lập nguồn thu cho ngân sách mà còn là công cụ quản lý nhà nước nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý các nguồn TN thiên nhiên Thuế TN là một khoản thu của NSNN đối với người khai thác TN thiên

Trang 30

nhiên do nhà nước quản lý Thuế TN đánh trên sản lượng và giá trị thươngphẩm của TN khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích sử dụng TN Thuế

TN được cấu thành trong giá bán tài nguyên, xét đến cùng người tiêu dùng

TN hoặc sản phẩm được tạo ra từ TN thiên nhiên phải trả tiền thuế TN

Ngoài các sắc thuế nêu trên, một số sắc thuế khác điều chỉnh đối với hộkinh doanh cá thể như thuế nhà, đất Tuy nhiên, các khoản thu này chiếm tỷtrọng không lớn trong tổng số thu từ hộ kinh doanh cá thể

1.2 QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế

Quản lý thu thuế là việc tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuếnhằm đảm bảo NNT chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quyđịnh của pháp luật Quản lý thu thuế được quy định bằng pháp luật, có mụctiêu và đảm bảo cho chính sách thuế được thực thi trong thực tiễn

Nhà nước là chủ thể quản lý thu thuế mà trực tiếp là cơ quan thuế các cấp.Đối tượng quản lý thu thuế là NNT Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cáthể là hoạt động quản lý của nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để tổ chứchướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật thuế đối với hộ kinhdoanh, nhằm huy động nguồn thu vào NSNN theo quy định của pháp luật

1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Nội dung quản lý thuế là những hoạt động mà cơ quan thuế các cấp phảithực hiện trong quá trình quản lý thu thuế Nhằm bảo tính pháp lý về quản lýthuế, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Quản lý thuế, cóhiệu lực thi hành từ 01/07/2007 Luật quản lý thuế tạo nền tảng cho việc ápdụng cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, theo đó người nộp thuế tự tính,

tự khai, tự nộp thuế vào NSNN; cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theochức năng dựa trên hệ thống thông tin về người nộp thuế

Quản lý thu thuế là một trong những nội dung cơ bản của quản lý thuế,

Trang 31

gồm các nội dung cơ bản sau:

a Quản lý các thủ tục hành chính về thuế

Quản lý các thủ tục hành chính thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhằmtạo điều kiện cho người nộp thuế đăng ký thuế, kê khai thuế và thực hiện nộptheo đúng qui định Các thủ tục hành chính thuế gồm : Đăng ký thuế, kê khaithuế, ấn định thuế , nộp thuế, giải quyết hoàn thuế , miễn thuế, giảm thuế v àxóa nợ thuế, xử phạt về thuế

(1) Đăng ký thuế: Là việc HKD thực hiện khai báo nghĩa vụ phải nộp

thuế của mình với cơ quan thuế Cơ quan thuế sẽ quản lý đăng ký thuế thông qua việc cấp mã số thuế cho HKD Quản lý đăng ký thuế, bao gồm việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thuế của HKD mới, cấp mã số thuế; tiếp nhận hồ

sơ và xử lý thông tin về thay đổi địa điểm kinh doanh, loại hình, vốn, ngành nghề kinh doanh và xử lý vi phạm về đăng ký thuế

(2) Kê khai thuế, ấn định thuế:

- Kê khai thuế: Được thực hiện trên cơ sở các cơ chế quản lý thu thuế và

phương thức kê khai thuế Đây là cơ chế quản lý thuế trong đó NNT tự xác địnhnghĩa vụ thuế theo quy định tại các luật thuế, tự kê khai thuế và tự nộp đầy đủ,đúng hạn số thuế phát sinh vào NSNN Cơ quan thuế chủ yếu tập trung vào côngtác tuyên truyền, hỗ trợ hướng dẫn NNT nhằm tạo điều kiện cho NNT hiểu vàthực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tiến hành công tác thanh tra,kiểm tra và cưỡng chế thuế có hiệu quả hơn đối với các trường hợp có khả năngrủi ro cao về thực hiện nghĩa vụ thuế (khả năng gian lận thuế lớn) Cơ chế tự kêkhai, tự nộp thuế thường gắn với mô hình tổ chức theo chức năng Hình

thức khai thuế với NNT là hộ kinh doanh được thực hiện kê khai thuế trêngiấy; đây là phương thức kê khai trong đó NNT kê khai thuế vào các mẫu tờkhai bằng giấy (viết tay hoặc đánh trên máy tính và in lên giấy) và gửi đến cơquan thuế trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

Trang 32

- Ấn định thuế : Nếu người nộp thu ế là hộ cá thể nộp thuế theo phương

pháp kê khai nhưng không đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ

sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặcngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; không khai thuế, không nộp bổsung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chínhxác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế; không phản ánh hoặc phản ánhkhông đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa

vụ thuế; không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cầnthiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trịgiao dịch thông thường trên thị trường; có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tàisản để không thực hiện nghĩa vụ thuế [29, tr 17].

Cơ quan Thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế; so sánh sốthuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô; tàiliệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực để ấn định thuế

(3) Thu, nộp thuế: Thu, nộp thuế là khâu quan trọng trong công tác QLT

và được quy định tại các Luật thuế, Luật QLT

Đối với NNT nói chung và hộ kinh doanh cá thể nói riêng, việc nộp thuếđược thực hiện từ ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.Trường hợp NNT tự khai, tự nộp thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn cuốicùng nộp tờ khai thuế hàng tháng (ngày 20 tháng sau) Đối với hộ kinh doanh

ổn định thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo thuế của cơquan thuế

Thông qua công tác thu, nộp thuế đánh giá mức độ hoàn thành công tácQLT của cơ quan thuế; đồng thời đánh giá ý thức chấp hành nghĩa vụ thuếcủa NNT

+ Đối với cơ quan thuế: Việc thu đủ tiền thuế trong thời hạn quy định, nộp

tiền thuế kịp thời vào NSNN, nhập chứng từ nộp thuế, hạch toán số thuế đã

Trang 33

nộp của NNT, theo dõi thanh toán thuế, thanh toán nợ, không những đánh giá hiệu quả QLT mà còn đảm bảo tính đúng số nợ thuế của NNT theo từng khoản thuế.

+ Đối với NNT: Việc nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn thể hiện ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT với NSNN NNT thể hiện tính tuân thủ

pháp luật thuế và công tác QLT giảm thiểu được rủi ro

(4) Giải quyết miễn thuế , giảm thuế , hoàn thuế , xóa nợ thuế , xử phạt thuế: Đó là các hoạt động tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục và giải quyết hồ sơ

theo qui định ; theo dõi số thuế được miễn , giảm, hoàn thuế, xóa nợ Trườnghợp xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với HKD cá thể trong trường hợp: Cá nhânđược pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự màkhông có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ

b Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế

(1) Quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế:

- Quản lý ĐTNT: Là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cơ quan thuế trongviệc quản lý thu thuế Quản lý ĐTNT thể hiện việc quản lý số lượng doanhnghiệp, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, được cấp mã sốthuế Đó là quá trình cơ quan thuế thực hiện các bước công việc từ khâu quảnlý đăng ký thuế, nhập và xử lý dữ liệu khai ban đầu của NNT, thông tin vềNNT phục vụ cho công tác quản lý thu thuế theo quy định của Luật thuế, trên

cơ sở đó cung cấp các thông tin về NNT cho các bộ phận chức năng khai thác

và quản lý kê khai nộp thuế

Cơ quan thuế muốn thu đúng, thu đủ tiền thuế trước hết phải quản lý hếtĐTNT tại địa bàn, nắm bắt đầy đủ thông tin về NNT để tạo cơ sở cho việc xácđịnh ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh làm căn cứ xác định doanhthu tính thuế và số thuế phải nộp Quản lý ĐTNT không đầy đủ về số lượng,cập nhập không chính xác các thông tin khai ban đầu và khai bổ sung củaNNT sẽ làm giảm tính pháp lý trong QLT và thất thu thuế, gây bất bình đẳnggiữa NNT với nhau

Trang 34

Quản lý ĐTNT mang ý nghĩa quản lý nguồn thu, chống sót hộ và tạocông bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT Quản lý ĐTNT làkhâu đầu tiên và quan trọng trong quá trình quản lý thu thuế.

- Quản lý doanh thu tính thuế : Xác định doanh thu tính thuế của hộ kinhdoanh sát với doanh thu thực tế kinh doanh của hộ có ý nghĩa quan trong choviệc tính đầy đủ số thuế phải nộp, chống thất thu thuế, đảm bảo sự công bằng,bình đẳng trong kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Doanh thu tính thuế là cơ sở quan trọng để xác định số thuế phải nộp củamọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động SXKD Yêu cầu xác định đúngdoanh thu tính thuế vừa đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong việc thựchiện nghĩa vụ thuế của NNT, vừa tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh tronghoạt động SXKD, tạo sự đồng thuận, nâng cao ý thức tuân thủ Luật thuế củacộng đồng xã hội

(2) Kiểm tra thuế:

Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhằm đo lường, phát hiệnnhững sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh kịp thời hoạt độngcủa NNT nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật thuế

Kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thuếhiện đại, đặc biệt trong điều kiện thực hiện cơ chế NNT tự tính thuế, tự khai,

tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ thuế, thì kiểmtra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan QLT đối với các hoạt động, giaodịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện các thủ tụchành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT, đảm bảo pháp luậtthuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống

Kiểm tra thuế cần được tiến hành thường xuyên, linh hoạt và theo kế hoạch dưới hai hình thức sau:

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan QLT: Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan

quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh

Trang 35

giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sựtuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế Khi kiểm tra hồ sơ thuế, côngchức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuếvới các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kếtquả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu.

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT: Trường hợp hết thời hạn theo thông báo

của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thôngtin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung

hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp

ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở củangười nộp thuế

Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kếhoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểmtra đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu viphạm pháp luật về thuế [28, tr 30, 31, 32]

Khả năng bị phát hiện trốn thuế, bị cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ thuế

và mức xử phạt đối với các vi phạm về thuế là những yếu tố tác động mạnhđến ý thức tuân thủ thuế của NNT nhất là hộ kinh doanh

c Quản lý quy trình thu thuế

(1) Lập dự toán thu thuế

Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế trong một thời

kỳ nhất định, không tách rời dự toán NSNN Dự toán thu NSNN là chỉ tiêu pháp lệnh được Bộ Tài chính, UBND tỉnh, HĐND, UBND huyện giao hàng năm, là cơ sở để phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong kỳ kế hoạch

Lập dự toán thu thuế là hoạt động cơ bản nhất của cơ quan thuế Dự toánthu thuế nhằm xác định mục tiêu thu thuế bằng những con số cụ thể ở từng

Trang 36

nguồn thu, từng lĩnh vực Dự toán thu thuế là động lực cho việc huy động cácnguồn lực của cơ quan thuế để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, làmột trong những cơ sở để đánh giá kết quả QLT.

Lập dự toán thu thuế bao gồm các công việc sau : Tổng hợp đánh giá tìnhhình thực hiện dự toán năm trước; Phân tích biến động kinh tế xã hội , sự thayđổi các chính sách thuế , tình hình hoạt SXKD của các HKD cá thể ; Phân tíchkhả năng nguồn lực có thể huy động cho hoạt động thu thuế ; Phân tích hành

vi tuân thủ thuế của HKD; Xác định khả năng thu thực tế ; Từ đó xác định mục tiêu thu thuế và hình thành các phương án thu thuế

(2) Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế

Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế là các hoạt động của cơ quan thuế nhằmtriển khai, phổ biến chính sách thuế, thông tin, hướng dẫn để HKD hiểu biếtđầy đủ các qui định về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế; tácđộng vào những hành vi tâm lý xã hội của HKD nhằm nâng cao nhận thức,đạo đức kinh doanh, khuyến khích HKD chấp hành tốt chính sách thuế, giảmsai sót do thiếu hiểu biết từ đó giảm chi phí hành chính thuế, chi phí thanh tra,cưỡng chế thuế

- Hoạt động tuyên truyền gồm các nội dung:

+ Phát triển các chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế quacác phương tiện thông tin đại chúng Các hình thức cổ động trực quan nângcao nhận thức về nghĩa vụ thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế, phong cáchphục vụ, cải thiện hình ảnh của cơ quan thuế, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cơquan thuế và HKD

+ Tôn vinh, khen thưởng HKD chấp hành tốt nghĩa vụ thuế qua đó nâng cao ýthức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế, tạo tác động lan toả với các HKD khác.+ Thu thập thông tin từ HKD về nhu cầu hỗ trợ về thuế, vướng mắc

trong thực hiện chính sách thuế tạo điều kiện cải thiện ý thức chấp hành

Trang 37

- Hoạt động hỗ trợ gồm các nội dung:

+ Cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế và các quy trình tuân thủ thuế

+ Hướng dẫn, tư vấn cho HKD thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khaithuế, thực hiện đúng các qui định về sổ sách kế toán, các báo cáo thuế, cácthủ tục miễn, giảm, hoàn thuế

+ Giải đáp các thắc mắc của HKD trong quá trình thực hiện các chính sách thuế

Tuyên truyền hỗ trợ về thuế là hoạt động có vị trí hết sức quan trọngtrong toàn bộ quá trình QLT Khâu này làm tốt, hiệu quả sẽ giảm đáng kểkhối lượng công việc và chi phí QLT Cơ quan thuế kết hợp nhiều hình thứctuyên truyền hỗ trợ về thuế như trao đổi trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế, giảiđáp vướng mắc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tuyên truyền hỗ trợ giántiếp qua các ấn phẩm, qua hệ thống mạng thông tin thuế, tổ chức các Hội nghịtuyên dương khen thưởng, Hội nghị đối thoại

(3) Tổ chức bộ máy thu thuế

Đây là khâu quan trọng trong quản lý thuế, bao gồm việc xác định cơ cấu

tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp và phân bổ đội ngũ cán bộ công chứcmột cách hợp lý đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả cácchức năng quản lý thuế

Cùng với tổ chức bộ máy khoa học , phương pháp làm việc tiến tiến , cầnphát triển nguồn nhân lực thu thuế và quản lý thu thuế có trìn h độ chuyên môn, nắm vững các qui định pháp luật về thuế , có phẩm chất đạo đức tốt , kết hợp với các trang thiết bị phương tiện làm việc hiện đại sẽ cho kết quả QLT có hiệu quả cao.

(4) Quản lý nợ thuế

Nội dung của công tác quản lý nợ thuế bao gồm:

Trang 38

-Theo dõi, phân tích số thuế nợ của NNT theo từng loại thuế, mức nợ,tuổi nợ Phân theo nhóm nợ: (1) Nợ khó thu: là các khoản tiền nợ thuế củaNNT gặp khó khăn, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với NSNN (2) Nợchờ xử lý: là các khoản nợ thuế của người nộp thuế phải nộp NSNN nhưngđã có văn bản gửi đến cơ quan thuế đề nghị xử lý miễn, giảm, xoá nợ, gia hạnnộp thuế, xử lý bù trừ các khoản nộp NSNN (3) Nợ có khả năng thu: là sốtiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào Ngân sách Nhànước nhưng đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật về thuế mà chưa nộpvào Ngân sách Nhà nước và không thuộc các trường hợp nợ thuộc hai nhóm

nợ khó thu, nợ chờ xử lý nêu trên

- Kết hợp phân tích nợ với phân tích thông tin về SXKD, tình hình tài chínhcủa NNT để xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thu nợ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp

- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền nợ thuế của NNT,có biện pháp kịp thời để đôn đốc, xử phạt nợ thuế theo quy định của luật thuế

- Cưỡng chế nợ thuế: Việc cưỡng chế nợ thuế xuất phát từ việc NNT có

nợ thuế thuộc diện phải cưỡng chế thuế nhưng chưa nộp tiền thuế vàoNSNN NNT nợ thuế trên 90 ngày, cơ quan thuế đã phát hành thông báo nợthuế, lập các thủ tục về quản lý nợ thuế nhưng nợ thuế trên 90 chưa đượcnộp vào NSNN, cơ quan thuế ban hành Quyết định cưỡng chế nợ thuế theoquy định của Luật QLT làm cơ sở tổ chức cưỡng chế nợ thuế

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Điều

93-+ Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tíndụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;

+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

Trang 39

+ Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luậtđể thu đủ tiền thuế, tiền phạt;

+ Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

+ Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

+ Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

+ Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thu thuế

Trong quá trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, ngành thuế luônxây dựng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế; đồng thời phảiluôn tiến đánh giá, bổ sung, điều chỉnh phù hợp nhằm củng cố các hoạt độngcủa mình Các chỉ tiêu này hướng theo các nội dung quản lý thuế, đảm bảotính tiên tiến, có khả năng đánh giá toàn diện hoạt động của hệ thống quản lýthu thuế Kết quả quản lý thu thuế thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

a Kết quả thực hiện dự toán thu thuế

Nhiệm vụ chính trị của cơ quan thuế là hoàn thành dự toán thu NSNN

Số thuế thu được hàng năm chính là “sản phẩm” của cơ quan thuế trong hoạtđộng quản lý thuế tại địa bàn Hoàn thành dự toán thu thuế là chỉ tiêu quantrọng nhất để đánh giá kết quả công tác quản lý thu thuế của đơn vị thu thuế.Cùng với việc hoàn thành DT thu thuế, kết quả thu thuế còn được đánhgiá ở chỉ tiêu mức tăng trưởng số thu so với thực hiện của các năm trước và

tỷ lệ huy động thuế trên GDP Trong Kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệthống thuế giai đoạn 2005- 2010, đảm bảo tỷ lệ động viên về thuế và phí vàoNSNN bình quân hàng năm đạt từ 20-21% GDP và tốc độ tăng trưởng số thubình quân từ 16% - 18%/năm [14, tr 3]

Trang 40

b Quản lý ĐTNT, doanh thu tính thuế

- Quản lý đối tượng nộp thuế : Chỉ tiêu quản lý ĐTNT phản ánh việc

thực hiện QLT của cơ quan thuế một cách đầy đủ, đúng quy định của LuậtQLT, các Luật thuế Yêu cầu của QLT là quản lý tất cả ĐTNT trên địa bàn,đưa vào lập bộ thuế, quản lý thu thuế theo quy định Việc quản lý ĐTNTkhông đầy đủ thể hiện công tác QLT kém hiệu quả

- Doanh thu tính thuế: là chỉ tiêu phản ánh doanh thu thực tế kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ chịu thuế của NNT trong kỳ tính thuế

Doanh thu của hộ kinh doanh cá thể là chỉ tiêu tài chính phản ánh tổng giá trị được tính bằng tiền của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ (bán ra, tiêu dùng nội bộ) trong một thời gian nhất định Doanh thu của hộ kinh doanh cá thể gồm doanh thu từ hoạt động mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Qua công tác nắm địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin kê khai đăng ký thuế của NNT, các Đội thuế tiến hành sắp xếp phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh

và theo phương pháp tính thuế

c Chỉ tiêu quản lý thuế nợ đọng

Chỉ tiêu nợ đọng thuế đánh giá việc thu, nộp thuế chưa kịp thời Mụctiêu của công tác quản lý nợ thuế là xử lý NNT dây dưa, chây ỳ tiền thuế, tiềnphạt, nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN theo quyđịnh của pháp luật thuế

Chỉ tiêu nợ đọng thuế được Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) sử dụng đểđánh giá công tác quản lý nợ thuế là tỷ lệ (%) nợ đọng thuế trên tổng số tiềnthuế thu nộp NSNN trong năm Ngành Thuế đặt chỉ tiêu tổng số nợ thuếkhông vượt quá 5%, so với tổng thu NSNN hàng năm (không bao gồm nợkhông còn đối tượng để thu, nợ phát sinh từ các khoản thu không giao trong

DT và tiền thuế đã nộp vào NSNN đang chờ điều chỉnh); giảm 100% nợ chờđiều chỉnh; giảm 50% nợ chờ xử lý; thu trên 80% các khoản tiền thuế nợ đến

Ngày đăng: 14/02/2019, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS Lê Văn Ái (2000), Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nền kinh tế, (Viện nghiên cứu tài chính), NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nềnkinh tế
Tác giả: PGS.TS Lê Văn Ái
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2000
[14] Bộ Tài chính (2005), Kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2005- 2010, ban hành kèm theo Quyết định số 1629/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuếgiai đoạn 2005- 2010, ban hành kèm theo Quyết định số 1629/QĐ-"BTC ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2005
[4] Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Thông tư số 96/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ- CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về thuế Môn bài Khác
[5] Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 4/12/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TTĐB và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB Khác
[6] Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003; Nghị định số 148/2004/NĐ- CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày Khác
[7] Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN Khác
[8] Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành ND 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của CP Quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế Khác
[9] Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP 11/12/2008 quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN Khác
[10] Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNCN Khác
[11] Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 26/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT Khác
[12] Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định 106/2010/NĐ –CP ngày 28/10/201 của Chính phủ Khác
[13] Bộ Tài chính (2000), Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ kế toán hộ kinh doanh Khác
[15] Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 8/9/2011 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 Khác
[16] Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Thiện lần thứ XVII, Nghị quyết phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2010-2015 Khác
[17] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 4/12/2003 Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TTĐB và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB Khác
[18] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 về sửa đổi, bổ sung khoản Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT Khác
[19] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư Khác
[20] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh Khác
[21] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN Khác
[22] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w