sản phẩm cũng như yêu cầu, trình độ quản lý doanh nghiệp mà vận dụng phươngpháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho phù hợp.1.6.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí phát sinh thực
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây ngành kinh doanh nước giải khát đang được nhiều
doanh nghiệp quan tâm đầu tư, đặc biệt sự xuất hiện rất nhiều loại nước giải khátvới sự đa dạng về chủng loại khiến cho sự cạnh tranh giữa các thương hiệu nước
giải khát trên thị trường diễn ra gay gắt Điều này đòi hỏi nhà quản lý các doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh nước giải khát làm sao để kinh doanh hiệu quả, xâydựng được thương hiệu, thu hút được khách hàng, nâng cao được sức cạnh tranhcủa sản phẩm trên thị trường, điều này phụ thuộc rất lớn vào việc ra quyết định củanhà quản lý
Trong xu hướng hội nhập kinh tế, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng nâng cao chất lượngcủa sản phẩm đồng thời có những biện pháp nhằm hạ giá thành để nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp
Sản phẩm của các doanh nghiệp muốn có vị trí trong lòng số đông người tiêudùng thì sản phẩm đó phải có chất lượng và nhiều yếu tố khác nữa trong đó có giá
cả sản phẩm Tính giá thành sản phẩm là một nội dung có tính xuất phát điểm trongnhiều công việc khác của kế toán quản trị như hoạch định, tổ chức, kiểm soát và raquyết định Tính giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng mộtchính sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và là cơ sở cho các quyết định tácnghiệp khác
Với tầm quan trọng đó, việc vận dụng một hệ thống tính giá thành phù hợp làrất cần thiết trong tổ chức công tác kế toán quản trị ở doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh nước giải khát nói chung và Nhà máy nước khoáng Thạch Bích nói riêng Vìvậy, tác giả chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tính giá thành tại Nhà máy nướckhoáng Thạch Bích thuộc tổng công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi” làm đề tàinghiên cứu của mình
Trang 22 Tổng quan
Tính giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong quản trị doanhnghiệp, tính giá góp phần xác định giá thành của sản phẩm, ngành hàng, từng bộphận và toàn doanh nghiệp, tính giá thành còn giúp cho các nhà quản trị làm tốtcông tác hoạch định và kiểm soát chi phí, là cơ sở để các nhà quản trị xây dựngchính sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và nhiều quyết định tác nghiệp khác.Chính vì vậy mà từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu vấn đề này Các nướcphát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật, Đức, đã áp dụng kế toán quản trị từ rấtlâu, vào giai đoạn cuối của thế kỷ 19 nhiều công ty của Anh, Mỹ đã chú trọng đến
kế toán quản trị như phân tích giá phí và quyết định giá cả, định giá chuyển nhượng,phân tích lãi lỗ cơ hội, Tại Việt Nam hiện nay một số doanh nghiệp đã bước đầuvận dụng và xây dựng cho doanh nghiệp mình một bộ máy kế toán quản trị riêngbiệt, chú trọng rất nhiều đến vấn đề tính giá thành sản phẩm phục vụ cho quản trị vàcũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này Có rất nhiều nghiên cứu về chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, dượcphẩm, may mặc, Cụ thể là, tác giả Trần Văn Dung (năm 2002) nghiên cứu về “Tổchức kế toán quản trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, tác giảHoài Anh (2006) đã có bài nghiên cứu về “ Đổi mới phương pháp tính giá thành sảnxuất sản phẩm trong doanh nghiệp Dược phẩm”, tác giả đã đưa ra phương phápphân bổ chi phí sản xuất chung mới và xác định đối tượng tính giá cho lô sản phẩmsản xuất dựa trên phương pháp tính giá cũ, nhằm phù hợp hơn với đặc thù sản xuấtsản phẩm của ngành Dược chứ chưa đưa ra một giải pháp tính giá mới Tác giả CaoThị Cẩm Vân (2007) nghiên cứu về “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và phương pháp tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp Dệt may Tp.Hồ ChíMinh”, tác giả đã đưa ra một loạt các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán, sổsách và tài khoản sử dụng và đưa ra phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng thaycho phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm, Còn rất nhiềunghiên cứu của các tác giả khác về “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành”trong các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất khác Mặc dù vậy, tất cả các công
Trang 3trình nghiên cứu về kế toán quản trị đã công bố đều chưa nghiên cứu về công táctính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, một ngànhcông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh khá gay gắt hiện nay
Vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác tính giáthành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất nước giải khát hiện nay, cụ thể là tại Nhàmáy nước khoáng Thạch Bích thuộc Tổng công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi Từ
đó, đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm để phục vụ choquản trị doanh nghiệp
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về mặt lý luận của các phương pháp tính giá thành sản phẩm.Tìm hiểu phương thức tổ chức sản xuất sản phẩm và phương pháp tính giá thànhcủa các sản phẩm hiện nay của Nhà máy nước khoáng Thạch Bích
Qua phân tích phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy nướckhoáng Thạch Bích, nhận ra những hạn chế và ảnh hưởng không tốt của nó tới côngtác quản trị tại đơn vị Từ đó, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác tính giáthành sản phẩm của đơn vị nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị tại đơn vị
4 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu
Đề tài được nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về phươngpháp tính giá thành sản phẩm dựa trên phương pháp luận biện chứng, phương phápphỏng vấn, khảo sát thực tế và phân tích, tổng hợp để rút ra các kết luận và đề xuấtcác giải pháp để vận dụng và công tác tính giá thành sản phẩm tại đơn vị
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tế công tác tính giá thành sảnphẩm của Nhà máy nước khoáng Thạch Bích Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cácsản phẩm được sản xuất tại Nhà máy và nguồn nước khoáng nguyên liệu Nhà máykhai thác để sản xuất một số sản phẩm
Trang 46 Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tính giá thành sản phẩm
Chương 2: Thực tế công tác tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy nướckhoáng Thạch Bích thuộc tổng công ty Đường Quảng Ngãi
Chương 3: Hoàn thiện công tác tính giá thành tại Nhà máy nước khoángThạch Bích
Trang 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
1.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao độngsống và lao động vật hoá được tính trên một đại lượng kết quả sản phẩm hoàn thànhnhất định
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sảnxuất nhất định, là đại lượng xác định biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa 2 yếutố: Chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đạt được
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượnghoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trongquá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thựchiện nhằm đạt mục đích sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phíthấp nhất Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để xác định, tính toán hiệu quả kinh tếtrong doanh nghiệp sản xuất
1.2 Vai trò của tính giá thành trong công tác quản trị doanh nghiệp
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình sử dụng các nguồn lựckinh tế tại doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có ích cho người tiêudùng Quá trình đó làm phát sinh các loại chi phí tại nhiều địa điểm khác nhau trongdoanh nghiệp Do vậy, tập hợp chi phí và tính giá thành là một nội dung cơ bản và
có tính truyền thống trong kế toán quản trị Vai trò của tính giá thành trong công tácquản trị được thể hiện qua:
- Tính giá thành góp phần xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, qua
đó là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của từng sản phẩm, ngành hàng, từng bộphận và toàn doanh nghiệp
Trang 6- Tính giá thành sản phẩm, dịch vụ giúp cho các nhà quản trị làm tốt các côngtác hoạch định và kiểm soát chi phí ở từng nơi phát sinh chi phí (từng phòng ban,từng phân xưởng, từng hoạt động, ).
- Tính giá thành còn giúp cho các nhà quản trị trong các nỗ lực nhằm giảm thấpchi phí sản phẩm, có giải pháp cải tiến sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường
- Tính giá thành sản phẩm còn là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng mộtchính sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và là cơ sở cho nhiều quyết định tácnghiệp khác
Với tầm quan trọng đó, việc xây dựng và vận dụng hệ thống tính giá thànhphù hợp là rất cần thiết trong tổ chức công tác kế toán quản trị ở doanh nghiệp Việcxây dựng hệ thống tính giá thành cần quan tâm đến một số khía cạnh sau:
- Cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của vấn đề tính giá thành Một hệ thốngtính giá thành rất chi tiết và cụ thể có thể cung cấp nhiều thông tin cho nhà quản trị,nhưng lại mất nhiều thời gian và tiền bạc, nhất là chi phí về đào tạo Do vậy, hệthống tính giá thành phức tạp chỉ vận dụng khi các nhà quản trị tin tưởng rằng hoạtđộng chung của toàn doanh nghiệp được cải thiện nhiều trên cơ sở thông tin đượccung cấp của hệ thống tính giá thành
- Hệ thống tính giá thành cần phải được thiết kế phù hợp với hoạt động sảnxuất kinh doanh hiện tại Nó phụ thuộc vào bản chất của ngành sản xuất, quy môcông nghệ, tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu về thông tin cho công tácquản trị
1.3 Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Chi phí là một nguồn lực mất đi để đạt được một mục tiêu nhất định Chi phíphát sinh luôn gắn liền với một không gian cụ thể ở tại một thời điểm cụ thể Tàinguyên ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng khan hiếm nên các nhà quản trị luônđặt ra câu hỏi chi phí phát sinh ở đâu với quy mô như thế nào và ảnh hưởng đến các
Trang 7hoạt động khác như thế nào Vì vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượngtính giá thành là một đặc tính quan trọng trong kế toán quản trị.
1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định trước để tập hợp chi phí.Xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định giới hạn các bộ phận chịuchi phí hoặc các đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành Khái niệmnày không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác.Trên một góc độ chung, có hai biểu hiện về đối tượng tập hợp chi phí, đó là: Cáctrung tâm chi phí và sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại
- Các trung tâm chi phí là những bộ phận trong doanh nghiệp mà nhà quản trị
ở bộ phận đó chịu trách nhiệm về những biến động chi phí phát sinh trong kỳ Trongdoanh nghiệp sản xuất, trung tâm chi phí có thể là từng phân xưởng, từng đội sảnxuất, đơn vị sản xuất Mỗi phân xưởng có thể là một giai đoạn công nghệ trongquy trình sản xuất ở doanh nghiệp, hoặc có thể hoàn thành công việc có tính độc lậpnào đó
- Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, một công việc ví dụ như đơn đặthàng hay một hoạt động, một chương trình nào đó, Đối tượng tập hợp chi phí trongtrường hợp này thường không quan tâm đến bộ phận phát sinh chi phí mà quan tâmchi phí phát sinh cho công việc gì, ở hoạt động nào Khi đó, người quản trị có thể sosánh, đánh giá chi phí giữa các sản phẩm, các hoạt động với nhau
1.3.2 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là kết quả của quá trình sản xuất hoặc quá trìnhcung cấp dịch vụ cần được tính giá thành để đáp ứng yêu cầu quản lý Xác định đốitượng tính giá thành thường gắn với yêu cầu của nhà quản lý về kiểm soát chi phí,định giá bán cho sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh về một đối tượng nàohay hoạt động nào đó
Trong doanh nghiệp sản xuất thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm,bán sản phẩm, công việc hoàn thành qua quá trình sản xuất Đối tượng tập hợp chi
Trang 8phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ với nhau trong hệ thống tính giáthành ở đơn vị Nếu đối tượng tập hợp chi phí cần xác định là bước đầu tiên cho quátrình tập hợp chi phí thì đối tượng tính giá thành gắn liền với việc thực hiện tính giáthành Trong một số trường hợp, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giátrùng nhau.
1.4 Khái niệm chi phí và các tiêu thức phân loại chi phí
1.4.1 Khái niệm
Chi phí được định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằmtạo ra các loại tài sản, hàng hoá hoặc các dịch vụ Trong kế toán quản trị chi phíđược phân loại và sử dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm cung cấp nhữngthông tin cần thiết và phù hợp cho quản lý doanh nghiệp
1.4.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chi thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
1.4.2.1 Chi phí sản phẩm
Là chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, các chi phí nàykết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua các giai đoạn sản xuất sản phẩm(được gọi là giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng) Tuỳ thuộc vào phươngpháp tính giá thành được áp dụng mà chi phí sản phẩm có khác nhau Với phươngpháp tính giá toàn bộ, chi phí sản phẩm bao gồm các khoản mục: Chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Đây lànhững chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm
Nếu sản phẩm, hàng hoá chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ nằm tronggiá thành (trị giá vốn) của hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán Nếu sản phẩm,hàng hoá được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ trở thành chi phí giá vốn hàng bántrên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 91.4.2.2 Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ gồm các khoản mục chi phí còn lại sau khi đã xác định cáckhoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất sản phẩm Nó thường bao gồm chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính Chi phí thời kỳ là các chiphí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, những chi phí này gắn liền với doanh thu bánhàng trong kỳ kế toán Nó không tạo nên giá trị của hàng tồn kho mà nó ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà nó phát sinh Đây cũng là chi phí cấu thành nêngiá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
Như vậy, chi phí của thời kỳ của kỳ nào thì kết chuyển hết cho kỳ đó và ảnhhưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh (xem sơ đồ 1.1)
Sơ đồ 1.1: Mô hình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
Chi phí sản xuất
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Lãi thuầnChi phí thời kỳ
Trang 101.4.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
1.4.3.1 Chi phí khả biến (Biến phí)
Chi phí khả biến là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ thuận với sự thay đổicủa mức độ hoạt động, tức là tổng số chi phí khả biến sẽ tăng hoặc giảm tương ứngvới sự tăng hoặc giảm của mức độ hoạt động, nhưng chi phí khả biến tính theo đơn
vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi cócác hoạt động xảy ra
Trong đơn vị sản xuất thì chi phí khả biến thường là các chi phí nằm trongkhoản mục chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp Ngoài ra còn một số chiphí khác thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung như chi phí vật liệu
Về phương diện lý thuyết, sự biến động của chi phí trong mối quan hệ vớikhối lượng hoạt động có thể xảy ra ba trường hợp, tương ứng sẽ có ba loại biến phísau:
+ Tổng biến phí tỷ lệ thuận trực tiếp với khối lượng hoạt động thực hiện, cònbiến phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động thì không thay đổi Biếnphí trong trường hợp này gọi là biến phí tỷ lệ Thuộc loại này có chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định theo sảnlượng
+ Tổng biến phí tăng nhanh hơn khối lượng hoạt động thực hiện, vì vậy biếnphí trung bình một đơn vị khối lượng hoạt động cũng tăng lên Trường hợp này cóthể được lý giải là khi cường độ lao động vượt quá giới hạn bình thường, hiệu lựccủa các yếu tố sản xuất sẽ giảm sút; hoặc có sự gia tăng khối lượng sản xuất, đòi hỏiphải tăng nhiều hơn các CPSX
+ Tổng biến phí tăng chậm hơn khối lượng hoạt động và biến phí trung bìnhcho 1 đơn vị khối lượng hoạt động giảm xuống Hiện tượng này xảy ra khi khốilượng hoạt động gia tăng tạo nên các điều kiện để sử dụng có hiệu quả hơn các yếu
tố của quá trình sản xuất
Trang 11.4.3.2 Chi phí bất biến (Định phí)
Chi phí bất biến là những chi phí, xét về lý thuyết, không có sự thay đổi theocác mức độ hoạt động đạt được Vì tổng chi phí bất biến là không thay đổi cho nênkhi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính theo đơn vị các mức độ hoạtđộng sẽ giảm và ngược lại
Trong doanh nghiệp sản xuất, các loại chi phí bất biến thường gặp là chi phíkhấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, chi phí quảngcáo, Có 4 loại định phí sau:
+ Định phí tuyệt đối: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thayđổi khối lượng hoạt động, còn định phí trung bình thì giảm đi
+ Định phí tương đối: Trong trường hợp khả năng của các yếu tố sản xuấttiềm năng đã khai thác tối đa, muốn tăng được khối lượng hoạt động cần bổ sungđầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới Trong trường hợp này, khối lượng sảnxuất sản phẩm không phải nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của định phí màquy mô sản xuất cần thiết phải thay đổi khả năng, trữ lượng và năng lực sản xuất
+ Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi được một cách nhanhchóng vì chúng thường xuyên liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức củamột doanh nghiệp Định phí bắt buộc có bản chất sử dụng lâu dài, nên khi quyếtđịnh đầu tư vào tài sản cố định, các nhà quản trị cần cân nhắc kỹ lưỡng vì khi đãquyết định thì doanh nghiệp buộc phải gắn chặt với quyết định đó trong một thờigian dài Mặt khác định phí bắt buộc không thể tuỳ tiện cắt giảm, dù chỉ một thờigian ngắn vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi và mục đích lâu dài của doanhnghiệp
+ Định phí tuỳ ý (định phí không bắt buộc): Là các định phí có thể được thayđổi nhanh chóng bằng các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp, ví dụ như chiphí quảng cáo, Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng định phí này trongcác quyết định của mình
Trang 121.4.3.3 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chiphí khả biến và chi phí bất biến Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗnhợp mang đặc điểm của chi phí bất biến và khi hoạt động tăng lên chi phí hỗn hợp
sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến, phần bất biến trong chi phí hỗn hợpthường là bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, cònphần khả biến là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỷ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm tỷ lệ khá caotrong các loại chi phí, chẳng hạn như chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy mócthiết bị, Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm soát và chủ động điều tiết chiphí, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí
và biến phí Các phương pháp dùng để phân tích chi phí hỗn hợp là phương phápcực đại, cực tiểu và phương pháp bình phương bé nhất
Đây là cách phân loại đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ cho các nhàquản trị doanh nghiệp hoạch định, kiểm tra và ra quyết định Cách phân loại nàyquan tâm tới cách ứng xử của chi phí mà dựa vào đó để nghiên cứu mối quan hệgiữa chi phí – khối lượng và lợi nhuận Điều này có ý nghĩa trong việc khai thác khảnăng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để ra quyết định ngắn hạn nhằm tối đahoá lợi nhuận Việc phân biệt định phí và biến phí giúp cho nhà quản trị xác địnhđúng phương hướng để nâng cao hiệu quả:
+ Đối với biến phí: Phương hướng chính là tiết kiệm tổng biến phí và biếnphí đơn vị
+ Đối với định phí: Cần phấn đấu để nâng cao hiệu lực của định phí trong sảnxuất kinh doanh
1.4.4 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
Đặc điểm của cách phân loại này là căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế vàhình thái nguyên thuỷ ban đầu của chi phí để tập hợp sắp xếp những chi phí có cùng
Trang 13tính chất, nội dung vào một yếu tố chi phí mà không phân biệt chi phí đó phát sinh
ở nơi đâu và nơi nào chịu chi phí
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được chia thànhnăm yếu tố:
- Chi phí vật liệu: Đó là toàn bộ chi phí về vật liệu chính (kể cả nửa thành
phẩm) mua ngoài; chi phí vật liệu mua ngoài; phụ tùng thay thế mua ngoài; công cụdụng cụ mua ngoài xuất dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm trong doanh nghiệp
- Chi phí nhân công: Bao gồm chi phí về tiền lương phải trả cho công nhân
sản xuất, nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Đó là chi phí khấu hao tài sản cố định
trong lĩnh vực sản xuất như máy móc thiết bị sản xuất, các tài sản cố định khácdùng chung ở phân xưởng, bộ phận khác của toàn doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Đó là những chi phí trả cho các đơn vị bên
ngoài về lao vụ, dịch vụ mà đơn vị này cung cấp cho doanh nghiệp phục vụ cho sảnxuất
- Chi phí khác bằng tiền: Là các chi phí ngoài các khoản chi phí đã ghi ở các
yếu tố trên
+ Tác dụng: Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế có tác dụng chobiết những chi phí nào đã dùng vào quá trình sản xuất sản phẩm và tỷ trọng củatừng loại đó chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số chi phí sản xuất Điều này có ýnghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng định mức vốn lưu động, nhu cầu vốnlưu động của doanh nghiệp trong việc lập các dự toán chi phí sản xuất và kiểm tracác dự toán đó trong quá trình sản xuất Phân loại chi phí theo tính chất kinh tế còn
là tài liệu quan trọng dùng làm căn cứ để xác định định mức tiêu hao vật chất vàtính thu nhập quốc dân theo từng ngành Ngoài ra còn làm căn cứ để lập báo cáo chiphí sản xuất theo yếu tố
Trang 141.4.5 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế
Đặc điểm của cách phân loại này là căn cứ vào công dụng kinh tế của chiphí, mục đích sử dụng của chi phí, nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí để sắpxếp những chi phí có cùng công dụng vào một khoản mục Theo chế độ kế toán tàichính hiện hành thì toàn bộ chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm được chia thành bakhoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đó là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệuchính (kể cả nửa thành phẩm), vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế xuất dùngtrực tiếp để sản xuất sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp: Đó là các chi phí về tiền lương, tiền công phảitrả, các khoản bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế trích theo lương,tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
- Chi phí sản xuất chung: Đó là các chi phí liên quan đến việc tổ chức sảnxuất và quản lý sản xuất trong phạm vi một phân xưởng (đội, bộ phận) Chi phí sảnxuất chung hiện nay bao gồm các nội dung:
+ Chi phí nhân viên: Phản ánh các chi phí trả cho các nhân viên phân xưởng
về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTNnhư quản đốc, thủ kho, nhân viên kế toán phân xưởng, công nhân vận chuyển, sửachữa tại phân xưởng
+ Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu đểsửa chữa, bảo quản TSCĐ, vật liệu sử dụng ở phân xưởng
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí công cụ dụng cụ dùng chung ởphân xưởng: như khuôn mẫu, dụng cụ cầm tay, bảo hộ lao động,
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu haoTSCĐ hữu hình, vô hình, thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng như khấu hao máymóc thiết bị sản xuất tại phân xưởng, phương tiện vận tải, truyền dẫn, nhàxưởng, nhà làm việc tại phân xưởng
Trang 15+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh những lao vụ, dịch vụ mua ngoàinhư: điện, nước, chi phí sửa chữa TSCĐ,…
+ Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chiphí nêu ở trên
Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầuquản lý chi phí sản xuất theo định mức; cung cấp số liệu cho công tác tính giá thànhsản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm dịch vụ; làmtài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sảnphẩm kỳ sau
1.4.6 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt động
có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ,được chia thành hai loại lớn: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
1.4.6.1 Chi phí sản xuất
Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩmbằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị Chiphí sản xuất bao gồm 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp và chi phí sản xuất chung
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục này bao gồm các loại nguyên
liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Trong đó, nguyên vậtliệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụkhác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặtchất và lượng và hình dáng
- Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục này bao gồm tiền lương và những
khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí phục vụ và
quản lý quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi các phân xưởng.Khoản mục chi phí này bao gồm: Chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc
Trang 16quản lý sản xuất, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lýphân xưởng, chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chiphí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng.
1.4.6.2 Chi phí ngoài sản xuất
Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm hoặc phục vụcông tác quản lý chung toàn doanh nghiệp Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoảnmục chi phí: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này gồm các chi phí phát sinh phục
vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển,bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiệnvận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo,v.v
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất
cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinhdoanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp Khoản mục này bao gồm các chiphí như: Chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viênquản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý doanh nghiệp,các chi phí dịch vụ mua ngoài khác,v.v
1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành
1.5.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản 621 được mở chi tiết theo từngđối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn làchi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan căn cứ vàocác chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng (đội,địa điểm, ) sản xuất
- Trường hợp cần phải phân bổ gián tiếp, tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là:
Trang 17+ Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm, có thể chọntiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sảnxuất,
+ Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là:chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính,khối lượng sản phẩm sản xuất
1.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” được mở chi tiết cho từng đốitượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định
- Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượngchịu chi phí liên quan Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đếnnhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được (như tiền lương phụ, các khoảnphụ cấp, hoặc tiền lương theo thời gian của công nhân sản xuất thực hiện nhiềucông tác khác nhau trong ngày) thì được tập hợp chung, sau đó chọn tiêu thức tíchhợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan
- Tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là:
+ Chi phí nhân công định mức hoặc kế hoạch
+ Giờ công định mức
+ Giờ công thực tế
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất
- Các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính cho từng đối tượng căn cứ vào tỷ lệ tínhtheo quy định hiện hành và số chi phí tiền lương đã tập hợp của từng đối tượng
1.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Tài khoản 627 " Chi phí sản xuất chung” được mở và tập hợp theo từng địađiểm phát sinh chi phí và được mở theo chi phí sản xuất chung Trường hợp mỗiđơn vị, bộ phận sản xuất chỉ tiến hành sản xuất một loại sản phẩm, một loại công
Trang 18việc hay lao vụ nhất định, chi phí sản xuất chung của bộ phận, đơn vị đó là chi phítrực tiếp và được kết chuyển trực tiếp cho loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đó
- Nếu có nhiều loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ, chi phí sản xuất chungcủa từng bộ phận, đơn vị được phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thứcphân bổ nhất định Có thể phân bổ chung theo tổng chi phí sản xuất phát sinh, cũng
có thể phân bổ riêng theo từng khoản mục của chi phí sản xuất chung đã tập hợptrên các tài khoản cấp 2 của tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Tiêu thức sửdụng để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là:
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Tổng chi phí sản xuất cơ bản (bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chiphí nguyên vật liệu trực tiếp)
+ Dự toán (hoặc định mức) chi phí sản xuất chung
Trong một hệ thống tính giá thành linh hoạt hơn, chi phí sản xuất chung cóthể được tính cho các đối tượng liên quan theo định mức, hay dự toán Phần chênhlệch giữa mức thuẹc tế và dự toán được điều chỉnh vào cuối kỳ kế toán theo mộtphương pháp nhất định
1.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình gia công, sảnxuất, chế biến Toàn bộ chi phí sản xuất thực tế chi dùng trong kỳ thì một phần cấuthành trong giá thành sản phẩm, phần còn lại nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ
Vì vậy, tính toán sản phẩm dở dang cuối kỳ là một trong những điều kiện đảm bảocho giá thành sản phẩm chính xác
Việc tính toán, xác định chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cóthể được tiến hành theo các phương pháp khấu hao khác nhau, tuỳ thuộc vào đặcđiểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặcđiểm, tính chất sản phẩm, tỷ trọng từng loại chi phí tham gia vào quá trình chế tạo
Trang 19sản phẩm cũng như yêu cầu, trình độ quản lý doanh nghiệp mà vận dụng phươngpháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho phù hợp.
1.6.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí phát sinh thực tế
Theo phương thức này sản phẩm dở dang được đánh giá dựa vào chi phí thực
tế phát sinh theo từng khoản mục chi phí: Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trựctiếp, sản xuất chung (trừ trường hợp đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vậtliệu trực tiếp chỉ tính nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm dở dang mà thôi), sau
đó tổng hợp lại để xác định được chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.6.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức
Theo phương thức này sản phẩm dở dang được đánh giá dựa vào định mứcchi phí theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm để tính đượcchi phí định mức khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn, sau đó tổnghợp lại để xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ =
Chi phí sản xuất địnhmức ở từng công đoạn x
Số lượng sản phẩm dởdang ở công đoạn đóPhương thức này chỉ áp dụng thích hợp cho những sản phẩm, công việc đãxây dựng được một hệ thống định mức chi phí hợp lý, hoặc giá thành sản phẩmđược thực hiện theo phương pháp định mức
* Trong mỗi phương thức đánh giá sản phẩm dở dang nêu trên có hai phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chiphí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính, còn chi phí nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung được tính cả cho sản phẩm hoàn thành
Trang 20Khối lượng sảnphẩm dở dangcuối kỳ
dở dang cuốikỳ
Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau thì sản phẩm dơ dang ở giai đoạn công nghệ sau được đánh giá theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn công nghệ trước đó.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trựctiếp có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng công việc ít Tuy nhiên phươngpháp này có nhược điểm là kết quả không chính xác cao vì chỉ có một khoản chi phí
Do vậy, đây là phương pháp chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có chi phí nguyênvật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sảnphẩm dở dang ít và không biến động nhiều giữa cuối kỳ với đầu kỳ
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương:
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu mọi khoản chiphí đã sử dụng trong quá trình sản xuất Căn cứ vào khối lượng và mức độ hoànthành của sản phẩm dở dang, ta tính ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tươngđương, sau đó áp dụng các công thức sau để tính toán khoản mục chi phí cho sảnphẩm dở dang:
- Đối với những chi phí bỏ ra một lần ngay từ đầu vào sản xuất như chi phínguyên vật liệu trực tiếp thì khoản mục này được tính theo công thức của đánh giásản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 21- Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung thì các khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang cuối
kỳ được xác định như sau:
+ Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất nhưnguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính:
Chi phí của
Chi phí củasản phẩm dởdang đầu kỳ
+
Chi phí phátsinh trong kỳ
Khối lượng
dở dang cuối kỳ Khối lượng
sản phẩmhoàn thành
+
Khối lượngsản phẩm dởdang cuối kỳ
dở dang cuốikỳ
+ Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theomức độ hoàn thành
Chi phí của
Chi phí củasản phẩm dởdang đầu kỳ
+
Chi phíphát sinhtrong kỳ
Khối lượng sảnphẩm
dở dang cuối
kỳ
Khối lượngsản phẩmhoàn thành
+
Khối lượng sảnphẩm dở dang cuối
kỳ tương đương sảnphẩm hoàn thành
cuối kỳ tươngđương sản phẩmhoàn thành
Trong đó:
Khối lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ tương đương sản
phẩm hoàn thành
=
Khối lượng sảnphẩm dở dangcuối kỳ
x
Tỷ lệ chế biến đãhoàn thành
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thànhtương đương có ưu điểm là kết quả chính xác nhưng khối lượng tính toán nhiều Do
Trang 22vậy phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệutrực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong toàn bộ chi phí sản xuất.
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp tính 50% chi phí chế biến
là hệ quả của phương pháp đánh giá theo khối lượng hoàn thành tương đương:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc vật liệu chính) tính cho sản phẩmhoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau, các chi phí khác còn lại gọi là chi phíchế biến tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%
1.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là một trình tự các bước phải thực hiện để tínhtổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành theo đúng các đối tượngtính giá thành, dựa trên cơ sở số liệu về chi phí sản xuất đã được tập hợp
Trong KTTC các chi phí sản xuất được tập hợp và tính giá thành theo cácphương pháp: Phương pháp tính giá thành giản đơn, phương pháp tính giá thànhphân bước, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tính giáthành theo hệ số, phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, phương pháp tính giá thànhloại trừ, phương pháp tính giá thành theo định mức
Trong KTQT các chi phí sản xuất cũng được tập hợp theo các khoản mục:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung, sau đó tính giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm trong KTQT chủ yếuphục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp như kiểm soát chi phí, ra quyếtđịnh, Trong KTQT các phương pháp tính giá chủ yếu sau:
1.7.1 Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp
Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là phương pháp mà theo đó, chỉ cócác biến phí sản xuất liên quan đến sản xuất sản phẩm tại nơi sản xuất được tính vàogiá thành sản phẩm hoàn thành Định phí sản xuất không được tính vào giá thànhsản phẩm hoàn thành Đây có thể được coi là cách tính không đầy đủ để phục vụnhững yêu cầu riêng cho nhà quản trị
Trang 23Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm hoàn thành bao gồm ba loại: Chiphí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và biến phí sản xuất chung.Trình tự tập hợp chi phí sản xuất như sau:
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
- Chi phí sản xuất phát sinh cần phân loại theo cách ứng xử chi phí
- Cuối kỳ, kế toán toán tổng hợp toàn bộ biến phí sản xuất để tính giá thànhsản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm được xác định như sau:
Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng biến phí sản xuất
Sản lượng tương đương hoàn thành trong kỳ
Trang 24Sơ đồ 1.2: Phương pháp tính giá trực tiếp và báo cáo lãi lỗ
-
-= - -
=
1.7.2 Tính giá thành theo phương pháp toàn bộ
Là giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí cố định và chi phíbiến đổi thuộc các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất toàn bộ của sản phẩm bao gồmcác phương pháp sau:
Chi phí vật
liệu trực tiếp
Sản xuất kinh doanh dở dang
Chi phí nhân công trực tiếp
Biến phí sản xuất chung
Thành phẩm
Doanh thu
Biến phí sản xuất của hàng bán
Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Số dư đảm phí
Định phí sản xuất chung
Định phí bán hàng và QLDN
Lợi nhuận thuần
Trang 251.7.2.1 Tính giá thành theo công việc
Đặc điểm cơ bản của hệ thống tính giá thành theo công việc là việc tính toánphân bổ chi phí cho từng công việc cụ thể Công việc ở đây có thể là một đơn đặthàng như: Sản xuất áo quần được thiết kế theo mẫu, sản xuất một chiếc máy bay,xây dựng một toà nhà, hoặc đơn giản hơn là sản xuất những sản phẩm giống nhaunhư in lịch, in thiệp, một dịch vụ, lao vụ cụ thể: sửa chữa một xe ôtô, tổ chức mộttour du lịch,
Trong hệ thống tính giá thành theo công việc, các khoản chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp vàtheo dõi riêng để tính giá thành cho từng công việc Qua đó, người quản lý doanhnghiệp có thể nắm bắt được chi phí và theo dõi lãi lỗ riêng của từng công việc để cóbiện pháp kiểm soát chi phí hữu hiệu
Quá trình kế toán chi phí theo công việc được thể hiện qua sơ đồ sau:
Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì toàn bộ chi phí được tập hợp trên Phiếu chiphí đơn đặt hàng trên là tổng giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm sẽ được xác địnhnhư sau:
Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị =
Số lượng sản phẩm sản xuất
Lệnh sản xuất
Phiếu theo dõi
nguyên vật liệu Phiếu theo dõinhân công Phân bổ chi phí sảnxuất chung
Phiếu chi phí đơn đặt hàngĐơn đặt hàng
Trang 261.7.2.2 Tính giá thành theo quá trình sản xuất
Hệ thống tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất là một hệ thốngtính toán và xác định giá thành sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo một trật tựnhất định gồm nhiều công đoạn khác nhau Trong quá trình sản xuất, hình thái vậtchất của sản phẩm thường thay đổi khi nó chuyển từ công đoạn này sang công đoạnsản xuất khác Mỗi giai đoạn có thể tạo nên bán thành phẩm có giá trị sử dụng nhấtđịnh, có thể tiêu thụ được
Theo phương pháp này, ta không xác định chi phí cho từng lô sản phẩm cụthể nào mà chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn hoặc từng bộ phậnsản xuất khác nhau của doanh nghiệp
1.7.2.3 Tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
Phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) ra đời nhằmkhắc phục những hạn chế của hệ thống tính giá truyền thống trong việc phân bổ chiphí sản xuất chung Phương pháp ABC nhấn mạnh các hoạt động như là những đốitượng tập hợp chi phí chủ yếu và những chi phí chủ yếu theo hoạt động này sau đó
sẽ phân bổ cho những đối tượng tính giá thành theo số lượng các hoạt động mà cácđối tượng này sử dụng
Phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) nhằm vạch racách tính giá thành chính xác hơn phương pháp truyền thống về các nguồn lực màdoanh nghiệp đã hao phí cho từng chủng loại mặt hàng, phương pháp ABC xác địnhđối tượng tập hợp chi phí là các hoạt động Mỗi hoạt động được hiểu là nơi phátsinh chi phí trong doanh nghiệp Chi phí liên quan đến mỗi doanh nghiệp có thể làbiến phí hoặc bao gồm cả biến phí và định phí
a Hoạt động và nguồn lực trong phương pháp ABC
* Khái niệm về phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC)
ABC là một hệ thống thông tin kế toán xác định các hoạt động của tổ chức
và tập hợp các chi phí bằng cách xem bản chất và phạm vị của những hoạt động đó.ABC tính toán chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ dựa vào các hoạt động dùng để
Trang 27chế tạo, hoàn chỉnh, phân phối hay hỗ trợ các sản phẩm hoặc dịch vụ đó Như vậy,với phương pháp ABC thì các hoạt động của doanh nghiệp trở thành các điểm tíchluỹ chi phí cơ bản Chi phí liên kết với hoạt động và hoạt động liên kết với sảnphẩm.
* Hoạt động và phân tích hoạt động trong doanh nghiệp sản xuất
Hoạt động là sự biến đổi những yếu tố đầu vào thành những sản phẩm đầu rađược thực hiện bằng những cách thức (gọi là tác vụ) nằm trong sự kiểm soát củađơn vị, như: Xử lý đơn đặt hàng, vận chuyển nguyên vật liệu,
Quá trình chuyển hoá của hoạt động có thể khái quát như sau:
- Các cấp hoạt động trong doanh nghiệp
Các cấp hoạt động trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau Về cơbản, mỗi hoạt động trong doanh nghiệp sản xuất có thể chia thành bốn cấp độ nhưsau:
+ Hoạt động cấp đơn vị sản phẩm
+ Hoạt động cấp nhóm sản phẩm
+ Hoạt động cấp sản phẩm
+ Hoạt động cấp tiện ích
* Nguồn lực và bản chất của nguồn lực trong doanh nghiệp sản xuất
Nguồn lực là những yếu tố kinh tế được cung cấp và sử dụng để thực hiệncác hoạt động trong doanh nghiệp Ví dụ: Nguyên liệu, công cụ dụng cụ, lao động,máy móc thiết bị là các nguồn lực chủ yếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp
- Phân loại nguồn lực trong doanh nghiệp
+ Nguồn lực có thể phân thành hai loại chủ yếu: Các nguồn lực biến đổi vàcác nguồn lực cố định
Trang 28Nguồn lực biến đổi là nguồn lực được cung cấp và sử dụng khi cần Ví dụ:Năng lượng điện tiêu thụ trong nhà máy, nhiên liệu, Các nguồn lực biến đổi đượccung cấp mà không đòi hỏi phải cam kết dài hạn trong việc sử dụng bất kỳ khốilượng nào của nguồn lực.
b Nội dung của quy trình tính giá theo phương pháp ABC trong doanh nghiệp sản xuất
* Phân tích các hoạt động và xác định các nguồn lực
Bước đầu tiên trong quy trình tính giá ABC là tiến hành phân tích các hoạtđộng để xác định các nguồn lực sử dụng cho từng hoạt động Sự tiêu hao các nguồnlực phát sinh trong việc thực hiện các hoạt động khác nhau Phần lớn các nguồn lựctiêu hao được ghi nhận dưới dạng các chi phí ở các tài khoản chi phí trong công táchạch toán, ví dụ: Nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển nguyên liệu, máy móc thiết
bị, dịch vụ mua ngoài
Điểm mấu chốt trong quá trình phân tích các hoạt động là việc phân loại cáchoạt động theo các cấp hoạt động Trên cơ sở đó, kế toán có thể xác định được cáctiêu thức phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động và phân bổ chi phí hoạt độngcho các đối tượng một cách phù hợp
Các chi phí gián tiếp thường được kế toán quản trị phân thành hai loại:
- Chi phí biến đổi (Biến phí)
- Chi phí cố định (Định phí)
* Phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động trong doanh nghiệp
Điều kiện quan trọng để lựa chọn một tiêu thức phân bổ phù hợp là mối quan
hệ nhân quả
Chi phí nguồn lực có thể được phân bổ cho các hoạt động bằng cách phân bổtrực tiếp hoặc ước lượng Việc phân bổ trực tiếp đòi hỏi việc đo lường mức độ sửdụng thực tế các nguồn lực hoạt động Trường hợp không thể đo lường mức sửdụng thực tế các nguồn lực thì có thể ước lượng tỷ lệ phần trăm thời gian lao động
sử dụng cho mỗi hoạt động
Trang 29Thông thường để mô tả mối quan hệ giữa chi phí và hoạt động người ta thiếtlập ma trận Chi phí – Hoạt động (EAD) Trong bước này, các hoạt động liên quanđến từng loại chi phí được xác định để thiết lập mà trận EAD Nhóm chi phí biểudiễn theo cột, trong khi các hoạt động đã được xác định ở trên biểu diễn theo hàng,nếu hoạt động i có sử dụng chi phí j, đánh dấu vào ô ij Sau đó, thay thế những dấu
đã đánh bằng hệ số tỷ lệ ma trận EAD Tổng các cột trong ma trận EAD phải bằng
1 Tiếp theo tính giá trị bằng tiền của các hoạt động
* Lựa chọn nguồn phát sinh chi phí
Nguồn phát sinh chi phí hay nguồn sinh phí là những nhân tố có mối quan hệnhân quả trực tiếp với chi phí Các chi phí trực tiếp có thể liên kết trực tiếp đến mộtsản phẩm mà không có nguồn sinh phí Tất cả các chi phí sản xuất khác cần liên kếtgiữa chi phí, hoạt động và sản phẩm
* Phân bổ chi phí của các hoạt động cho các đối tượng tính giá và tính giá thành sản phẩm
Trên cơ sở các chi phí đã được xác định, bước tiếp theo kế toán phân bổ chiphí của các hoạt động cho các đối tượng tính giá thông qua việc thiết lập ma trậnHoạt động – Sản phẩm (APD), thể hiện mối quan hệ của hoạt động và sản phẩm
Ma trận APD được thiết lập như sau: Các hoạt động được biểu diễn theo cột,còn các sản phẩm được biểu diễn theo hàng Nếu sản phẩm i sử dụng hoạt động j, tađánh dấu vào ô ij Sau đó thay thế những dấu đánh bằng tỷ lệ trong ma trận APD
Tổng các cột của ma trận APD phải bằng 1 Cuối cùng, ta tính toán giá trịbằng tiền của các sản phẩm, theo công thức:
OCP (i) = ∑
=
N
j 1 TCA (j) × APD (i,j)
Trong đó: - OCP (i): Chi phí chung của sản phẩm i
- N: Số hoạt động
- TCA (j): Giá trị bằng tiền của hoạt động j
- APD(i,j): Tỷ lệ ô i,j của ma trận EADTrên cơ sở phân bổ chi phí sản xuất cung tập hợp theo các hoạt động cho cácsản phẩm, cùng với việc tính toán, hạch toán chi phí trực tiếp cho các sản phẩm, giáthành sản phẩm được hình thành
Giá thành của từng loại sản phẩm được tính như sau:
Trang 30Giá thành sản phẩm i = Chi phí trực tiếp của
Chi phí sản xuất gián tiếpphân bổ cho sản phẩm i
1.7.2.4 Tính giá thành theo chi phí mục tiêu
“ Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản
trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và
kế hoạch hóa sản phẩm mới Phương pháp cũng cho phép cung cấp một cơ sở kiểmsoát ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận
đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm”.
Mô hình phương pháp chi phí mục tiêu
Mặc dù các nguyên tắc của phương pháp chi phí mục tiêu được trình bày theo lýthuyết tương đối giống nhau, các mô hình đưa ra của phương pháp này có một vài khácbiệt Các sơ đồ 1.3; 1.4; và 1.5 minh họa của một mô hình của Sakurai (1990)
Khái niệm kaizen có thể được hiểu như là sự xem xét cải tiến không ngừngchi phí nhằm duy trì liên tục tỷ lệ chi phí/lợi nhuận ở mức tốt nhất (Marqués, 1998).Kaizen costing quan tâm đến nhận diện những cơ hội để cải tiến chi phí trong giaiđoạn chế tạo
Sơ đồ 1.3: Quản trị chi phí sản xuất theo Sakurai
Chi phí ước tính
Chi phí mục tiêu
Giai đoạn phác họa/giảm chi phí sản xuất Cải tiến quá trình
phác thảo SX và công nghệ Chi phí mục tiêu
1
2
3
Trang 31Sơ đồ 1.5: Phương pháp chi phí mục tiêu ở Toyota được trình bày bởi Sakurai
Các giai đoạn phát triển sản phẩm Quản trị chi phí
Sơ đồ 1.4: Chi phí mục tiêu và các giai đoạn sản xuất sản phẩm
Chi phí ước tính
Giai đoại phác thảo/Giai đoạn phát triển sản phẩm
Đánh giá tổng thể giá trị
Chi phí mục tiêu
Giai đoạn sản xuất
Giảm chi phí không ngừng (cost kaizen)
Nghiên cứu thị trường
Lập kế hoạch
Bán hàng Lãi nhuận mong đợi
Chi phí có thể được chấp nhận Chi phí ước tính theo các điều
kiện sản xuất
Xác lập chi phí mục tiêu
Phác thảo qui trình sản xuất
Phép thử thực nghiệm
Dự kiến các quy trình chế tạo
Dự kiến trang thiết bị và
Trang 32Phương pháp chi phí mục tiêu được bắt đầu bằng việc ước tính giá bán củasản phẩm Giá bán ước tính dựa vào công dụng và thuộc tính của sản phẩm, các đốithủ cạnh tranh trên thị trường Trên cơ sở lợi nhuận mong đợi, doanh nghiệp phảixác định chi phí sản xuất và tiêu thụ có thể chấp nhận để tiến hành sản xuất sản
phẩm Chi phí mục tiêu được xác lập dựa vào chi phí có thể chấp nhận và chi phí ước tính theo các điều kiện sản xuất hiện có của doanh nghiệp Mỗi giai đoạn phát
triển sản phẩm sẽ được đánh giá nhằm đạt được mục tiêu chi phí đã xác định Việcđánh giá này dựa trên phân tích giá trị nhằm đánh giá việc thiết kế sản phẩm vànhận diện các cơ hội có thể cải tiến giá trị của sản phẩm
Ba giai đoạn thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu
- Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất :
Chi phí mục tiêu phải được xác định theo từng bộ phận cấu thành sản phẩm
- Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định :
Giai đoạn đầu liên quan đến quá trình phân tích Giai đoạn thứ hai này liênquan đến tổ chức thực hiện Quá trình thực hiện chi phí sản xuất cần phải phát hiệnnhững thành phần của sản phẩm có chi phí quá cao so với tầm quan trọng được xácđịnh ở bước thứ nhất
o Kế hoạch hóa tốt hơn quá trình chế tạo sản phẩm;
Trang 33o Lựa chọn đầu tư hợp lý;
o Lựa chọn công nghệ phù hợp mang lại hiệu suất cao;
o Vận dụng hệ thống sản suất “kịp thời” (Just-in time) để loại trừ cácchi phí phát sinh do chờ đợi các yếu tố sản xuất, chờ đợi một giaiđoạn nào đó hoặc do dự trữ quá cao
o Hệ thống quản trị chất lượng tổng thể để tránh lãng phí chi phí
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay đã tạo ra môitrường kinh doanh cạnh tranh hết sức khắc nghiệt giữa các doanh nghiệp với nhau,đặc biệt là những doanh nghiệp cùng ngành hàng sản xuất kinh doanh Sự cạnhtranh của các doanh nghiệp này chủ yếu xoay quanh các vấn đề về chất lượng và giá
cả của sản phẩm Như chúng ta biết giá cả của sản phẩm được quyết định phần lớn
là từ giá thành sản phẩm, vì vậy vấn đề tính giá thành sản phẩm trở thành mối quantâm hàng đầu của doanh nghiệp
Chương này đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tính giá thànhsản phẩm sản xuất Bao gồm: Khái niệm giá thành sản phẩm, vai trò của giá thànhsản phẩm trong công tác quản trị doanh nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm, các chi phí sản xuất, phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang và các phương pháp tính giá theo truyền thống và phương pháp tính giá mớitheo quan điểm hiện đại được áp dụng trong kế toán quản trị Đây là cơ sở lý luận choviệc phản ánh thực trạng về công tác tính giá thành tại Nhà máy nước khoáng ThạchBích và từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác tính giá ở Nhàmáy nước khoáng Thạch Bích
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY NƯỚC KHOÁNG THẠCH BÍCH THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
2.1 Khái quát chung về Nhà máy nước khoáng Thạch Bích
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy nước khoáng Thạch Bích
Tên đơn vị: Nhà máy nước khoáng Thạch Bích
Tên giao dịch: Nhà máy nước khoáng Thạch Bích – Công ty CP Đường
Quảng Ngãi
Địa chỉ: 02 Nguyễn Chí Thanh-Phường Quảng Phú- TP Quảng Ngãi.
Nhà máy nước khoáng Thạch Bích là đơn vị thành viên của công ty Cổ phầnĐường Quảng Ngãi Được thành lập và đưa vào hoạt động năm từ 1994 với sảnphẩm đầu tiên là nước khoáng thiên nhiên Thạch Bích đóng trong chai nhựa (PET).Qua 12 năm, từ chỗ chỉ sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng trong chai PET, Nhàmáy hiện có hàng chục loại sản phẩm như: Nước yến, trà bí đao, nước tăng lựcLion, cam ép, vải, mãng cầu, trà xanh 100, nước me, tasty1, tasty cam, tasty soda,nước khoáng , sản lượng tiêu thụ hơn 30 triệu lít/năm Thương hiệu Thạch Bích đãkhẳng định được vị thế của mình, thị trường được mở rộng trên 51 tỉnh thành trong
cả nước với hơn 174 Đại lý cấp 1 Công tác chăm sóc khách hàng được Nhà máyquan tâm hàng đầu với hơn 120 cán bộ thị trường, được đào tạo khá cơ bản về côngtác chuyên môn, luôn cố gắng đáp ứng và thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng
ở mức tốt nhất
Không chỉ tiêu thụ trong thị trường nội địa, sản phẩm nước tăng lực của Nhàmáy đã xuất sang thị trường Trung Đông, Campuchia Đây là tiền đề cho việc mởrộng thị trường xuất khẩu trong những năm kế tiếp
Trang 35Nhà máy đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2000vào trong việc quản lý sản xuất và kinh doanh nên sản phẩm của Nhà máy đạt chấtlượng cao, chất lượng phục vụ tốt, thị trường tiêu thụ rộng khắp
- Sản phẩm của Nhà máy được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt NamChất Lượng Cao trong 4 năm liền (2004 - 2007)
- Liên tiếp trong 2 năm liền (2004, 2006) Thương hiệu Thạch Bích đượcTrung Ương Hội Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam bình chọn thương hiệu đoạt giải SaoVàng Đất Việt
- Tháng 4 năm 2006 Thạch Bích được chứng nhận là một trong 500 thươnghiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn được phối hợp tổ chứcbởi Phòng thương mại & Công nghiệp Việt Nam và Công ty ACNielsen
- Tháng 10 năm 2006 Nhãn hiệu Thạch Bích được chương trình tư vấn vàbình chọn là nhãn hiệu cạnh tranh - nổi tiếng Quốc Gia năm 2006 do Cục Sở hữuTrí tuệ tổ chức và bình chọn
Hơn mười hai năm xây dựng phát triển và trưởng thành, thương hiệu ThạchBích đã được khẳng định vị thế trên thị trường Trong những năm đến, Nhà máytiếp tục đầu tư thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu Thạch Bích trở thànhthương hiệu nước giải khát hàng đầu tại Miền Trung - Tây Nguyên; tạo tiền đề pháttriển và nâng cao thị phần tiêu thụ tại các tỉnh Miền Bắc và Miền Nam Thời gianđến, Nhà máy sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác phục vụkhách hàng ở mức tốt nhất để không phụ lòng tin của người tiêu dùng
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy nước khoáng Thạch Bích
- Nhà máy sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng nước giải khát đa dạng vềchủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, góp phần tăng nguồn thucho ngân sách nhà nước
Trang 36- Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả thế mạnh của địa phương đặt biệt
là nguồn lao động, nhằm tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng và nâng cao đời sống nhân dân
- Sử dụng yếu tố lao động, tài sản, vốn của nhà máy theo đúng quy định vềquản lý kinh tế hiện hành, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, nâng cao công suất, tìm hiểu cán cân cungcầu trên thị trường và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
2.1.3 Quy mô sản xuất và kinh doanh của Nhà máy
Nhà máy từng bước thay đổi máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, tăng năngsuất lao động, luôn được củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm Với công suấtcủa Nhà máy ban đầu 30 triệu lít/năm (9/1994), do yêu cầu phát triển của thị trườngngày càng tăng, Nhà máy đã đầu tư nâng công suất lên trên 100 triệu lít/năm, thiết
bị và công nghệ của Ý, có nhiều chủng loại sản phẩm cùng thương hiệu Thạch Bíchnhư nước khoáng chai pet, nước khoáng ga, nước yến, nước tăng lực lion, nước tráicây dinh dưỡng các loại
Đầu năm 2010 Nhà máy nước khoáng Thạch Bích đã đầu tư xây dựng, lắpđặt và đi vào hoạt động dây chuyền sản xuất nước khoáng chai pet với công suất 40triệu lít/năm (có khả năng mở rộng nâng công suất lên 90 triệu lít/năm), thiết bị tiêntiến của Đài Loan, công nghệ chế biến nóng của Thái Lan, vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng(dây chuyền này thay thế cho dây chuyền sản xuất nước khoáng trước đây đã cũ)
Trong năm 2009, Nhà máy nước khoáng Thạch Bích đã sản xuất và tiêu thụ44.392.000 lít nước giải khát các loại (tăng 17% so với năm 2008); doanh thu 176
tỷ đồng (tăng 24 %)
Trang 372.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Nhà máy
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy nước khoáng Thạch Bích
ca B
Tổ sản xuất
ca C
Tổ sản xuất chai Pet
Tổ tiếp nhận vỏ chai, két
Tổ bốc xếpthành phẩm
Nhà máy
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất phụ
Phòng
kế toán tài chính
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng KCS Phòng kỹ
thuật sản xuất
Trang 38- Tổ sản xuất chai Pet: Chuyên sản xuất chai Pet mục đích phục vụ cho việcsản xuất nước giải khát chai Pet.
- Tổ tiếp nhận vỏ chai, két: Nhận vỏ chai, két của khách hàng trả về và làm tủtục nhập kho bao bì luân chuyển sau đó chuyển chứng từ lên phòng kế toán để hạchtoán theo dõi
- Tổ bốc xếp thành phẩm: Sắp xếp thành phẩm nhập kho thường là lao độnggiản đơn thuê ngoài theo hình thức trả lương nhật hoặc khoán
2.1.5 Sơ lược về tình hình tài chính của Nhà máy
Nhà máy là đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty Đường nên một số chỉtiêu trên Báo cáo tài chính không thể hiện được như: Tiền và các khoản tươngđương tiền, nguồn vốn chủ sở hữu, Tình hình tài chính của đơn vị được giới thiệuqua Bảng cân đối kế toán giữa niên độ 2009 và Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh giữa niên độ 2009 (Xem trang sau)
Trang 39Đơn vị báo cáo: Nhà máy nước khoáng Thạch Bích Mẫu số B01-DN
Bảng 2.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ
Tại ngày 30 tháng 6 năm 2009
ĐVT: Đồng
A Tài sản ngắn hạn 100 15.474.855.497 21.508.269.686
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
III Các khoản phải thu 130 5.090.076.765 4.379.254.235
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 26.973.027 57.521.606
IV Tài sản dài hạn khác 260 7.610.993.446 504.660.270
Trang 40Đơn vị báo cáo: Nhà máy nước khoáng Thạch Bích Mẫu số B 02a-DN
Bảng 2.2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA NIÊN ĐỘ
ĐVT: Đồng
Luỹ kế từ đầu năm đến cuối
quý này
1 Doanh thu bán hàng và ccdvụ 01 52.193.680.752 47.794.128.723 90.349.009.054 77.372.562.606
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 82.031.663 88.185.157 196.560.804 151.422.108
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 493.330.463 455.465.087 828.753.993 687.232.426
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD {30 = 20 +
(21 -22) – (24 + 25)} 30 4.355.231.709 4.009.513.759 5.833.203.684 4.875.608.777
12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế