1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam

114 126 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 891,2 KB

Nội dung

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều nội dungquan trọng về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, các kết quả đạt được đã có tác động nhất định

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Thủy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Khoát Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, người đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo, các cô chú, anh chị cơ quan Thành ủy Tam Kỳ, UBND thành phố Tam Kỳ; Phòng Thống Kê, Phòng Lao động Thương binh & Xã hội, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Kinh tế thành phố Tam

Kỳ đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin và số liệu để tôi thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế Huế, thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế, Lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp tại cơ quan Ban Tuyên giáo Thành ủy Tam Kỳ, các anh chị học viên cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị khóa 2016-2018 của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin dành tất cả tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, chồng, người thân và bạn bè đã động viên, chia sẻ, hỗ trợ tôi về tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn.

Huế, tháng 12/2018 Tác giả luận văn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: TRẦN THỊ THU THỦY

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN KHOÁT

Tên đề tài: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng CCKT hợp lý là một trong những nội dung cơ bản của cả nước;trong CCKT thì CCKT ngành là bộ phận cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là nòngcốt của chiến lược phát triển kinh tế, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.Đối với thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, việc xác định CCKT hợp lý màđặc biệt là CCKT ngành sẽ khai thác được hết thế mạnh và tiềm năng của thànhphố Đây là vấn đề mà đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể Từ thực tế

đó, tôi xin chọn đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ,tỉnh Quảng Nam" để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Phương pháp nghiên cứu

Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phân tích, tổng hợp, so sánh; phươngpháp thu thập thông tin

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn đã đánh giá thực trạng CCKT ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnhQuảng Nam trong giai đoạn 2013 - 2017 Từ đó, đưa ra phương hướng và giải phápthích hợp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT ngành của thành phố theohướng tích cực, nhằm đưa kinh tế thành phố phát triển theo hướng bền vững, giúpđịa phương hoàn thiện các chính sách đề án chuyển dịch CCKT ngành phục vụ choquá trình CNH, HĐH

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC VIẾT TẮT ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Những đóng góp của luận văn 5

7 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 6

1.1 Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 6

1.1.1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành 6

1.1.2 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 12

1.1.3 Sự cần thiết và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 16

1.1.4 Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 20

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 23

1.2 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số nước, một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm đối với thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 29

1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 29

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

1.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 34

1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 38

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 40

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 40

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 42

2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 51

2.2 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 52

2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo nhóm ngành kinh tế 52

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nội bộ nhóm ngành kinh tế 56

2.3 Đánh giá chung thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 71

2.3.1 Những kết quả đạt được 71

2.3.2 Những hạn chế và bất cập 74

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 76

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM .78

3.1 Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 78

3.1.1 Mục tiêu 78

3.1.2 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ 79

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 81

3.2.1 Khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn 81

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

3.2.3 Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường 83

3.2.4 Phát triển, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 85

3.2.5 Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 87

3.2.6 Thực hiện có hiệu quả các chính sách quản lý kinh tế - xã hội 91

3.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

I Kết luận 93

II Kiến nghị 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 98

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Hiện trạng dân số toàn thành phố Tam Kỳ, giai đoạn 2012 - 2017 43Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2013-2017 43Bảng 2.3: Dân số trong độ tuổi lao động lao động giai đoạn 2013 - 2017 44Bảng 2.4: Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh

tế 44Bảng 2.5 : Tình hình phát triển văn hóa - xã hội, giai đoạn 2013 - 3017 50Bảng 2.6: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh

Quảng Nam (theo giá so sánh năm 2010) 53Bảng 2.7: Cơ cấu tăng trưởng giá trị sản xuất thành phố thời kỳ 2013-2017 54Bảng 2.8: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố

Tam Kỳ, giai đoạn 2013-2017 57Bảng 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 58Bảng 2.10: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng

giai đoạn 2013 - 2017 (theo giá cố định 2010) 60Bảng 2.11: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp thành phố, giai đoạn

2013 - 2017 60Bảng 2.12: Giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông - lâm - thủy sản ở thành phố

Tam Kỳ, giai đoạn 2013-2017 62Bảng 2.13: Cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành nông - lâm - thủy sản ở thành

phố Tam Kỳ, giai đoạn 2013 - 2017 62Bảng 2.14: Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm từ 2013 – 2017 64Bảng 2.15: Số lượng lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế 66Bảng 2.16: Điều tra hiệu quả xã hội từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành

phố Tam Kỳ 69Bảng 2.17: Lao động được tạo việc làm mới giai đoạn 2013 đến 2017 69Bảng 2.18: Các ngành cần ưu tiên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở

thành phố Tam Kỳ 71Bảng 2.19: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế ở thành phố Tam Kỳ, giai đoạn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng giá trị sản xuất theo nhóm ngành kinh tế 53Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu giá trị (GDP) các ngành kinh tế ở thành phố Tam Kỳ

54Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng giá trị Thương mại - Dịch vụ năm 2013-2017.57Hình 2.4: Biểu đồ giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - xây dựng 2013-2017 59Hình 2.5: Biểu đồ số lượng lao động trong các ngành kinh tế 66

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT

CCKTN : Cơ cấu kinh tế ngành

CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CDCCKTN : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

GDP : Gross dometics produc (Tổng sản phẩm quốc nội)

GO : Gross Output (Tổng giá trị sản xuất)

ODA : Development official (Hỗ trợ phát triển chính thức)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn đi liền với quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Trongnhững năm qua, cơ cấu kinh tế của nước ta đã chuyển dịch theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng Nhờ đó, sauhơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng;

từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam

đã xây dựng nên cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đápứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo ra môi trường thuhút nguồn lực xã hội cho sự phát triển dài hạn và bền vững

Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP trong những nămgần đây, cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tíchcực; tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngàycàng tăng Điều này chứng tỏ đây là xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm gópphần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế của đất nước

Năm 1997 sau khi tái lập tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ, mở ragiai đoạn lịch sử mới cho thị xã Đến năm 2005, Tam Kỳ được chia tách thành 02đơn vị hành chính mới trực thuộc tỉnh là huyện Phú Ninh và thị xã Tam Kỳ Trảiqua nhiều giai đoạn lịch sử với không ít khó khăn, thách thức, song với tinh thầnđoàn kết, nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tam Kỳ đã thực hiệnthắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tháng 12/2015 Tam

Kỳ trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Nam Trong những năm qua, cơcấu kinh tế của Tam Kỳ chuyển dịch tích cực theo đúng định hướng của địa phương

là tăng nhanh tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷtrọng ngành nông nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Là một thành phố trẻ có nhiều tiềm năng và lợi thế nhưng chưa được khaithác và phát huy hiệu quả, thành phố Tam Kỳ đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cầngiải quyết nhằm phát triển trong giai đoạn mới Để xứng đáng trọng trách là đô thịtỉnh lỵ, nhiệm vụ, mục tiêu của thành phố Tam Kỳ là tiếp tục tập trung nguồn lựcđẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững; chuyển dịch cơ cấu theohướng tiếp tục phát triển nhanh thương mại - dịch vụ và công nghiệp, tạo bướcchuyển biến mạnh mẽ về phát triển nông nghiệp đô thị.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong thời gian qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế nói riêng đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, vìvậy đã có nhiều công trình được công bố như:

- TS Nguyễn Thị Bích Hường (2005), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt

Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- PGS.TS Phạm Thị Khanh (2010), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

phát triển bền vững ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Nguyễn Thị Bích Liên (2011), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”, Luận

văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế - Đại học Huế

- Và một số đề tài luận văn thạc sỹ khác ở trường Đại học Kinh tế - Đại họcHuế có đề cập về vấn đề này

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều nội dungquan trọng về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, các kết quả đạt được

đã có tác động nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từngvùng, từng địa phương Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Vì vậy,trong giai đoạn hiện nay để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thì kết quả của việc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

nghiên cứu là cần thiết, làm cơ sở cho việc hoạch định phương hướng và giải pháp pháttriển kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ trong thời gian đến.

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1.Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ởthành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn vừa qua; từ đó, đề xuất phươnghướng và những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cơ cấu kinh tế ngành và quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

- Về thời gian: Nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 - 2017; đề xuấtphương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ởthành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp

duy vật lịch sử

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

5.2 Phương pháp cụ thể:

5.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài được tiến hành dựa trên việcthu thập số liệu từ các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ

từ năm 2013 đến năm 2017; Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ từ năm 2013đến năm 2017 và các tài liệu liên quan khác

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài được tiến hành điều tra 100 cán

bộ, công chức thuộc các cơ quan, phòng, ban của UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnhQuảng Nam để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ năm 2013 đếnnăm 2017

5.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Việc xử lý và hệ thống hóa số liệu dựa vào phương pháp phân tổ thống kêtheo các tiêu chí đáp ứng yêu cầu và mục đích nghiên cứu, các bảng hỏi được xử lýbằng phần mềm excel

5.2.3 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệuthu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhtại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

5.2.4 Phương pháp đối chiếu, so sánh

Dựa trên cơ sở số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được trong từng năm vàgiai đoạn, đề tài đối chiếu, so sánh để thấy rõ thực trạng và xu hướng chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ từ năm 2013 đến năm 2017

5.2.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Các tài liệu sau khi được số hóa và thống kê sẽ được tiến hành tổng hợp,phân tích dựa trên các nội dung cần nghiên cứu Kết hợp giữa các thông tin từnguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp phản ánh thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành ởthành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

6 Những đóng góp của luận văn

- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành ở Việt Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng

- Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ,tỉnh Quảng Nam trong những năm qua, đặc biệt là từ giai đoạn 2013 - 2017 Đồngthời, rút ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trongquá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

- Đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thờigian đến

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương

Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam

Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

1.1 Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.1.1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành

1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế

- Khái niệm cơ cấu kinh tế

Để phân tích khái niệm "cơ cấu kinh tế", trước hết cần làm rõ khái niệm "cơcấu" Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng thì cơ cấu hay kết cấu là mộtphạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một đối tượng, là tập hợp những liên hệ

cơ bản, tương đối ổn định giữa các bộ phận cấu thành nên đối tượng đó trong mộtthời gian nhất định

Từ khái niệm "cơ cấu" vận dụng vào đối tượng là nền kinh tế quốc dân của mộtquốc gia, ta có thuật ngữ "cơ cấu kinh tế", cho đến nay đã có nhiều tác giả đề cập đếnkhái niệm "cơ cấu kinh tế" do đó thuật ngữ này có nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Theo quan điểm của Mác, cơ cấu kinh tế của một xã hội là toàn bộ nhữngquan hệ sản xuất phù hợp với quá trình sản xuất nhất định của lực lượng sản xuấtvật chất, cơ cấu là một sự phân chia về chất và tỷ lệ số lượng của những quá trình

sản xuất xã hội Các Mác cho rằng: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của

mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không phụ thuộc vào ý muốn của họ, tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy cũng hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội” [1,6].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cơ cấu kinh tế là tổng hợp các

ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng hợp thành một khoảng thời gian nhất định”.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các

bộ phận hợp thành, cùng với vị trí tương quan và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân” [10].

Từ những quan niệm về cơ cấu kinh tế nói trên có thể hiểu khái quát: “Cơ

cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó bao gồm tổng thể các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất xã hội như các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế Các

bộ phận này gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ

tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cao Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu riêng của nó phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế,

xã hội cụ thể”[12;6].

Trong tiếp cận cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải xem xét các yếu tố của lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất, trong trạng thái có tính tương đối ổn định, lịch sử cụthể, phát triển theo đúng các quy luật khách quan, nhất là mối quan hệ chứa đựngtrong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất Chính tính tương đối ổn định này làm cho cơ cấu kinh tế biến đổi trong giớihạn cho phép, mà nếu vượt qua giới hạn đó, hệ thống kinh tế xã hội chuyển sangloại hình cơ cấu khác Từ sự phân tích trên có thể rút ra những khía cạnh không thểthiếu được khi tiếp cận khái niệm cơ cấu kinh tế, đó là:

+ Cơ cấu kinh tế bao gồm các bộ phận cấu thành mối quan hệ biện chứng giữaquan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra thông qua mối quan hệ kinh tế giữa cácngành và nội bộ ngành, giữa các vùng kinh tế và giữa các thành phần kinh tế với nhau

+ Cơ cấu kinh tế được xem xét trên cả hai mặt định tính và định lượng củatừng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

+ Cơ cấu kinh tế được xem xét trong điều kiện lịch sử của mỗi nước, mỗivùng, mỗi địa phương, mỗi ngành trong từng thời kỳ nhất định

+ Gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được xác định trong từng thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Từ đó có thể rút ra khái niệm cơ cấu kinh tế như sau: Cơ cấu kinh tế là tổng

thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế gắn với trình độ công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng với tính chất của mối quan hệ tương tác giữa tất cả các bộ phận; gắn với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định; nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được xác định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Cơ cấu kinh tế có các đặc trưng chủ yếu sau

+ Thứ nhất, cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, phản ánh và chịu sự tác

động của quy luật khách quan Vai trò của yếu tố chủ quan là thông qua nhận thứcngày càng sâu sắc những quy luật đó, phân tích đánh giá những xu hướng phát triểnkhác nhau, thậm chí mâu thuẩn để tìm ra những phương án thay đổi cơ cấu cho phùhợp với những điều kiện cụ thể của đất nước, cũng như của từng địa phương, từngvùng, từng ngành trong qúa trình phát triển kinh tế Đối với một quốc gia hay mộtngành, một địa phương cơ cấu kinh tế được nhận thức và phản ánh ở chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội, ở các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển của Nhà nước,của ngành hay của địa phương

+ Thứ hai, CCKT mang tính lịch sử xã hội Thực tế cho thấy, nền kinh tế chỉ

có thể phát triển khi giữa các bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội xác lập đượcnhững quan hệ tỷ lệ cân đối nhất định của phân công lao động xã hội Giữa các nềnsản xuất, những yêu cầu về số lượng, về chất lượng, cách thức thực hiện, những tỷ

lệ cân đối là khác nhau, sự khác nhau ấy là do quy luật kinh tế đặc thù quy định, dođiều kiện kinh tế - xã hội khác nhau qui định CCKT gắn liền với sự biến đổi khôngngừng của bản thân các yếu tố, các bộ phận trong nền kinh tế và những mối quan hệgiữa chúng Chỉ khi nào giải quyết tốt, hợp lý những vấn đề đó thì toàn bộ quá trìnhtái sản xuất mới diễn ra trôi chảy và đem lại hiệu quả cao

+ Thứ ba, CCKT luôn luôn vận động và phát triển theo chiều hướng ngày càng

hợp lý, hoàn thiện và đạt hiệu quả cao Đó là sự vận động và phát triển không ngừngcủa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội ngày càng ở trình độ cao, phạm vi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

động làm cho lực lượng sản xuất và cấu trúc của nó có sự nhảy vọt về chất, tạo điềukiện cho con người có ý thức để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển đồng bộ,hợp lý trong quá trình tái sản xuất xã hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

+ Thứ tư, cơ cấu kinh tế vận động theo hướng ngày càng tăng cường mở rộng

sự hợp tác, phân công lao động trong nước và quốc tế Trong nền kinh tế thị trường,

sự vận động khách quan của cơ cấu kinh tế theo hướng mở rộng sự hợp tác và phâncông lao động diễn ra không chỉ ở trong phạm vi mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi quốcgia mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới Do đó, mỗi quốc giamuốn phát triển nhanh cần xác định được cơ cấu kinh tế trên cơ sở lợi thế của mìnhgắn với thị trường trong nước và quốc tế, nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, thúcđẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền kinh tế quốc dân

- Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới các góc độ sau

+ Cơ cấu kinh tế ngành: Cơ cấu kinh tế ngành là cơ cấu thể hiện sự phân

công lao động giữa các ngành, như giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Trongmỗi ngành lại phân chia thành các ngành nhỏ hơn và có cơ cấu nhất định, cơ cấunhỏ nằm trong cơ cấu lớn Các loại cơ cấu đó tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhaucùng phát triển

Xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp

và dịch vụ trên hai phương diện chủ yếu là giá trị sản xuất và lực lượng lao động xãhội Cơ cấu kinh tế ngành có vai trò cực kỳ quan trọng, là trụ cột quyết định cáchình thức cơ cấu kinh tế khác

+ Cơ cấu kinh tế vùng: Cơ cấu kinh tế vùng thể hiện sự phân công lao động

lãnh thổ với lợi thế và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng mà hìnhthành các vùng kinh tế theo hướng sản xuất chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằmkhai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng, tạo ra sự pháttriển nhanh và bền vững

Xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế vùng là phát triển theo hướng tăngcường sự hợp tác, liên kết giữa các vùng, làm cho mỗi vùng đều có cơ cấu kinh tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

hợp lý, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển, giảm sự chênh lệch trong pháttriển giữa các vùng.

+ Cơ cấu các thành phần kinh tế: Cơ cấu các thành phần kinh tế là cơ cấu giữa

các thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thểtiểu thủ và kinh tế tư bản tư nhân Trong điều kiện của nước ta, xu hướng vận động củacác thành phần kinh tế là phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước Trong kinh tếNhà nước thì trước hết là các doanh nghiệp Nhà nước cần tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại

để thực sự giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc dân Đồng thời, khuyến khích vàtạo điều kiện thuận lợi cả về kinh tế và môi trường để các thành phần kinh tế khác yêntâm đầu tư phát triển, vì mục tiêu chung là tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, giảiquyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân

Ngoài 3 loại cơ cấu nói trên, cơ cấu kinh tế còn bao gồm cơ cấu kinh tế kỹthuật, cơ cấu tái sản xuất và cơ cấu các yếu tố cấu thành nền sản xuất xã hội như cơcấu lao động, cơ cấu thị trường, cơ cấu hàng hóa dưới hình thái hiện vật và giá trị…

Tóm lại, cơ cấu kinh tế thể hiện trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia,

mỗi vùng, của từng địa phương, cơ sở, trong đó cơ cấu kinh tế ngành là nội dungquan trọng nhất Cơ cấu vùng có ý nghĩa đối với nhiệm vụ hoạch định chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùngmiền, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền Cơ cấu cácthành phần kinh tế phù hợp sẽ tạo ra nội lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và pháttriển Cơ cấu kinh tế theo quy mô kỹ thuật công nghệ và quan hệ hàng hóa - tiền tệphát triển là động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Với mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài, nội dung luận văn tập trungchủ yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.1.1.2 Cơ cấu kinh tế ngành

- Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành

Cơ cấu kinh tế ngành là xét nền kinh tế dựa trên cơ sở phân công lao động xãĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

ngành là tổng thể các ngành của nền kinh tế quốc dân được hợp thành theo mộtquan hệ tỷ lệ về lượng, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành và phản ánh trình độ

phát triển của nền kinh tế “Cơ cấu kinh tế ngành là tổng thể các ngành kinh tế quốc

dân, trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành đó với nhau và với nền kinh tế quốc dân trong không gian, thời gian

và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định”[14;4] Như vậy, cơ cấu kinh tế ngành

phụ thuộc vào sự phân ngành kinh tế và sự phân chia này lại thay đổi theo thời gian,tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế

- Cơ cấu kinh tế ngành được hiểu theo các nội dung sau:

+ Một là, số lượng các ngành kinh tế cấu thành Số lượng các ngành kinh tế

không cố định mà luôn hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội.Căn cứ vào tính chất của phân công lao động xã hội biểu hiện qua sự khác nhau vềquy trình công nghệ tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ có thể phân hệ thống kinh

Nhóm ngành dịch vụ (khu vực III): gồm các ngành thương mại, dịch vụ, dulịch, tài chính, bưu điện…

Trong cơ cấu kinh tế ngành, khu vực I và khu vực II là nhóm ngành sản xuấtvật chất, còn khu vực III thuộc nhóm ngành phục vụ sản xuất vật chất Trong mỗinhóm ngành sẽ có từng phân ngành nhỏ hơn

+ Hai là, mối quan hệ giữa các ngành Trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất

định, các ngành kinh tế có mối quan hệ liên kết, phối hợp và tương tác qua lại vớinhau theo những nội dung, cách thức nhất định và được biểu hiện ở các quan hệ về

số lượng tương quan về chất lượng Về số lượng, CCKTN thể hiện ở tỷ trọng củamỗi ngành trong tổng thể hệ thống kinh tế; về chất lượng, CCKTN phản ánh vị trí,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

tầm quan trọng của từng ngành và mối quan hệ tính chất tác động qua lại giữa cácngành với nhau.

+ Ba là, sự hình thành CCKTN phản ánh khả năng khai thác các nguồn lực

hữu hạn hiện có Sự hình thành và phát triển các ngành kinh tế luôn dựa trên việckhai thác các nguồn lực hữu hạn của nền kinh tế, do đó CCKTN phản ánh quy mô

và tính hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực hữu hạn vào các ngành sản xuấtriêng trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định

+ Bốn là, CCKTN luôn vận động và thay đổi theo từng thời kỳ phát triển Số

lượng các ngành cấu thành tổng thể hệ thống kinh tế và mối quan hệ giữa chúngbao giờ cũng được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Tuynhiên, số lượng các ngành không cố định và mối quan hệ giữa các ngành luôn thayđổi cùng với sự vận động và biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội Do vậy CCKTN

là phạm trù động, luôn luôn vận động, thay đổi theo từng thời kỳ phát triển và làdấu hiệu phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế

Khi xem xét CCKTN người ta thường dùng các chỉ tiêu: Giá trị sản phẩm và

tỷ trọng giá trị sản phẩm của các ngành, tốc độ tăng trưởng chung và tốc độ tăngtrưởng của từng ngành và không chỉ dựa trên chỉ tiêu giá trị, mà còn phải phân tíchchỉ tiêu cơ cấu lao động, chỉ tiêu cơ cấu vốn đầu tư… tổng hợp các chỉ tiêu đó phảnánh thực trạng cơ cấu kinh tế ngành

1.1.2 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong nền kinh tế quốc dân là bao gồm toàn bộ những bộ phận có mối quan

hệ hữu cơ với nhau Những bộ phận này coi như là các phần tử trong một cấu trúc

có sự quan hệ mật thiết mà sự thay đổi của phần tử này hay sự biến đổi một yếu tốlàm cho phần tử này thay đổi thì cũng làm cho các yếu tố khác của phần tử khácthay đổi Sự thay đổi của các các bộ phận bên trong một cấu trúc, tổng thể nền kinh

tế hay một khu vực, vùng kinh tế là làm thay đổi cơ cấu kinh tế hay là sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm biến đổi một cách hợp lý

tỷ trọng của các ngành, các vùng, các thành phần, các bộ phận trong nền kinh tếtheo những định hướng và mục tiêu nhất định; nghĩa là đưa hệ thống kinh tế từ trạngthái này tới trạng thái khác tối ưu hơn thông qua sự quản lý, điều khiển của con ngườitheo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý phải đáp ứng các yêu cầu:

+ Phản ảnh đúng yêu cầu của các quy luật kinh tế: quy luật quan hệ sản xuấtphải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất v.v

+ Phù hợp với xu hướng và sự tiến bộ của khoa học và công nghệ trên thế giới.+ Khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, ngành, xí nghiệp cả về chiềurộng lẫn chiều sâu, triệt để sử dụng lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động …

+ Phù hợp với sự phân công hợp tác quốc tế, vì vậy cơ cấu kinh tế đó phải là

“cơ cấu kinh tế mở”

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội

là một nội dung quan trọng của CNH, HĐH; là yêu cầu tất yếu khách quan vớinhững định hướng cơ bản sau:

+ Một là, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu cơ bản chi phối quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh

tế bền vững được đặt ra là mục tiêu, quan điểm chính trong mối quan hệ biện chứnggiữa kinh tế - xã hội liên quan mật thiết với quá trình phát triển nền kinh tế Côngnghiệp hóa - hiện đại hóa áp dụng thành tựu kinh tế, công nghiệp phát triển kinh tếthường làm cho vấn đề xã hội nẩy sinh phức tạp, do vậy coi việc giải quyết vấn đề kinh

tế - xã hội phải đi liền với nhau

+ Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với khai thác các nguồn

lực, tiềm lực bên trong và bên ngoài

Ngày nay, bất cứ một nền kinh tế nào muốn phát triển được thì phải mở cửa,hội nhập với nền kinh tế thế giới dù là bằng hình thức này hay hình thức khác Mởcửa nền kinh tế vừa nhằm khai thác nguồn lực bên trong, vừa tập dụng nguồn lực

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

bên ngoài, đặc biệt, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật công nghệ phát triển như

vũ bảo, đã làm cho các nước đi sau càng có cơ hội tận dụng thành tựu đó để làm cho

lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh và phù hợp, có như vậy chuyểndịch cơ cấu kinh tế mới đáp ứng được sự hội nhập và toàn cầu hóa

+ Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đặt trong sự gắn bó, tác động qua lại

lẫn nhau giữa cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy cao độ của thành phần kinh tế Nhànước, kinh tế tập thể và khuyến khích tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân vàkinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển Để trong thời gian ngắn nhất ta có thể vừatăng giá trị GDP, đồng thời tiếp thu công nghệ quản lý, công nghệ kỹ thuật mới trongquản lý xã hội, quản lý nhà nước, đặc biệt quản lý kinh tế

+ Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải lấy việc phát huy nguồn lực con

người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững phải bồi dưỡng thể lực

và trí lực, và sử dụng nhân tài

Con người là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế Nhân tố con người cóvai trò quyết định tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm và ngược lại.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng CNH-HĐH lấy nhân tố con người làmđộng lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế bền vững, phải thực hiện các mục tiêu: Cảithiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi sinh, môitrường sinh thái, thực hiện tiến bộ công bằng, đảm bảo dân chủ

+ Năm là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với những ngành, lĩnh vực đem

lại thu nhập cao, làm cho nền kinh tế tăng trưởng đó là: Điện tử, bưu chính viễn thông,năng lượng, tin học Việc quan tâm phát triển ngành nghề này là làm tăng nhanh kimngạch xuất khẩu Việc mở rộng quan hệ quốc tế qua con đường kinh tế, đặc biệt chúng

ta tiếp thu được thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại để tạo ra những bước pháttriển nhảy vọt làm cho lộ trình CNH-HĐH diẽn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn

1.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

CDCCKT nói chung và CDCCKT ngành nói riêng là yêu cầu khách quancủa mỗi nước trong quá trình công nghiệp hóa Là một bộ phận của CCKT thì cơ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Quá trình CDCCKT là sự biến đổi, vận động, phát triển không đồng đều giữacác ngành kinh tế Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung củanền kinh tế sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại ngành có tốc độ phát triển thấp hơn sẽgiảm tỷ trọng Và như vậy, quá trình đó cũng làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.Thực chất của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không phải do sự phát triển khôngđồng đều giữa các ngành trong mỗi thời kỳ mà nó còn do sự biến đổi của nền kinh

tế làm cho các ngành không phù hợp mất đi và thay vào đó là những ngành mới phùhợp hơn Và do đó làm thay đổi về số lượng các ngành cũng như vai trò thiết yếucủa các ngành trong nền kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu ngành mặt khác nữa là domối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành với nhau Mối quan hệ ấy thể hiện qua

sự thay đổi của một ngành làm cho ngành khác thay đổi hay các thay đổi về côngnghệ sản xuất cũng tác động tới các ngành khác có liên quan

Cơ cấu ngành kinh tế được coi là hợp lý trong nền kinh tế thị trường đòi hỏicác ngành công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ, hợp lý và đồng bộ.Trong đó, mạng lưới dịch vụ và các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp côngnghệ cao với tư cách là những ngành kinh tế phát triển mới có thể phục vụ tốt choviệc phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp truyền thống và nông nghiệp Do

đó, xu hướng CDCCKT ngành được coi là hợp lý và tiến bộ là tỷ trọng các ngànhdịch vụ, công nghiệp và xây dựng ngày càng tăng; tỷ trọng các ngành nông, lâmnghiệp, thủy sản và khai khoáng ngày càng giảm trong tổng giá trị sản phẩm xã hội

Ở các nước phát triển, vị trí, vai trò của nhóm ngành dịch vụ là cao nhất, song ởViệt Nam, vì là một nước đang phát triển nên vị trí của nhóm ngành nông nghiệpcòn lớn, trong khi các ngành công nghiệp và dịch vụ còn phát triển ở trình độ thấp

Tóm lại, có thể hiểu CDCCKT ngành chính là sự vận động phát triển của cácngành làm thay đổi vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thờigian để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phâncông lao động xã hội

Từ cách hiểu trên, CDCCKT ngành là kết quả của quá trình sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

+ Xuất hiện thêm một số ngành kinh tế mới hoặc mất đi một số ngành đã códẫn đến sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế.

+ Sự thay đổi về quy mô, tốc độ và tăng trưởng của các ngành không đồngđều, dẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ, cơ cấu và mối quan hệ giữa các ngànhtrong nền kinh tế thay đổi

+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dẫn đến sự chuyển dịch thay đổi công nghệsản xuất sản phẩm hay khả năng thay thế cho nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội

+ Sự chuyển dịch CCKT ngành là kết quả của quá trình tất yếu khách quantrong phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia Vấn đề quan trọng là sựCDCCKT ngành diễn ra theo chiều hướng và tốc độ như thế nào

1.1.3 Sự cần thiết và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.1.3.1 Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

- Thứ nhất, xuất phát từ tình hình, xu hướng chung của khu vực và thế giới

Trong mấy thập niên qua các nước thuộc vùng Châu Á - Thái Bình Dương

đã tận dụng tốt những lợi thế so sánh để phát triển nền kinh tế của mình nên đã đạttốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho khu vực này trở thành khu vực phát triển năngđộng nhất thế giới Nhờ đó đã phát triển những nước công nghiệp hoá mới, cónhững nước đã đứng vào hàng ngũ các nước có tốc độ tăng trưởng cao Cùng vớitốc độ tăng trưởng ở các nước này giá nhân công ngày càng tăng đã làm giảm khảnăng cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra bởi giá thành tăng Các nước kémphát triển hơn lại có nhu cầu tiếp nhận các công nghệ có trình độ thấp để từng bướctham gia vào thị trường thế giới, tạo ra cơ may và tăng cường khả năng cạnh tranhtrên thị trường thế giới Sự gặp gỡ cung và cầu công nghệ trình độ thấp đã thúc đẩynhanh quá trình chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang pháttriển làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước này

Mặt khác, sự đổi thay nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra nhữnglĩnh vực công nghệ mới, có hiệu quả cao đặc biệt là các công nghệ tiết kiệm tàinguyên, bảo vệ môi trường Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, bên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

hạn chế và chưa đạt được so với các nước trong khu vực và trên thế giới; vì vậytrong tương lai chúng ta cần phải phấn đấu hơn nữa Một trong những giải phápquan trọng là phải điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành cho phùhợp với tình hình kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

- Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu trong nước

Mục tiêu CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ

sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiên tiến, phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Để thực hiện được mục tiêu trênđòi hỏi nước ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế

+ Chuyển dịch CCKTN nhằm đáp ứng được sự phân công lao động quốc tế,sớm đưa Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới, tạo cho chúng ta có được chỗđứng và thế mạnh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

+ Việt Nam đã gia nhập AFTA, WTO; việc tham gia vào các tổ chức này về

cơ bản sẽ mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội và cũng có nhiều thách thức Việc tậndụng các cơ hội và đối phó với những thách thức buộc chúng ta phải có chiến lượcphát triển đúng đắn, có sự chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự phát triểntrong nước, đưa hàng hoá của chúng ta đủ sức cạnh tranh đối với hàng hoá của cácnước khác

Khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh trênthị trường trong và ngoài nước Khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh, bao gồm cả lợithế so sánh “tĩnh” và lợi thế so sánh “động” là một trong những yêu cầu xuyên suốt đốivới quá trình chuyển dịch CCKTN Để hội nhập sâu và hiệu quả vào kinh tế khu vực

và quốc tế, trước mắt chiến lược cơ cấu kinh tế ngành phải dựa trên cơ sở nguồn lựctrong nước về lực lượng lao động, dựa vào thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, khai thác

và chế biến chúng cho cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân mang lại nhiều cơ hội cho sự pháttriển công bằng Ta thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành sẽ mang lại điều này mộtcách tốt nhất, bởi nó tạo ra nhiều cơ hội làm việc và tạo điều kiện cho đông đảo tầnglớp nhân dân tiếp cận cơ hội đó Chuyển dịch CCKTN tạo nhiều việc làm mới và

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

phát huy lợi thế nguồn nhân lực, giải quyết việc làm ở nông thôn, chuyển một bộphận lớn lao động nông nghiệp ở nông thôn sang hoạt động trong các ngành nghềkhác tại nông thôn, tại thành thị là mà chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang đến.

+ Việt Nam là một nước đi sau trong phát triển, muốn đuổi kịp các nướckhác một cách nhanh chóng thì cần có chiến lược CNH, HĐH một cách đúng đắn,phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, phải có một cơ cấu ngành đủ mạnh sẵn sàng thamgia phân công lao động quốc tế và cạnh tranh trên thị trường thế giới

1.1.3.2 Quan điểm, phương hướng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành ở nước ta hiện nay

- Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

+ Chuyển dịch CCKT phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơbản, phải đảm bảo giải phóng lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế cao, ổn định

và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động

+ Chuyển dịch CCKT phải nhằm khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, tàinguyên, lao động, kỹ thuật hiện có trong nước, nhanh chóng thích nghi với nhu cầuhội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế

+ Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo sự ổn định, tạo ra sự cân đối trong pháttriển sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội

+ Chuyển dịch CCKT phải đặt trong sự kết hợp hài hòa giữa các ngành côngnghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, giữa các vùng lãnh thổ; giữa thành thị vànông thôn; giữa miền xuôi, trung du và miền núi

+ Chuyển dịch CCKT phải thực hiện nhất quán nền kinh tế nhiều thành phần,trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân giữ vai trò động lựctrong sự phát triển kinh tế nước ta

+ Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo triển khai thành công quá trình CNH, HĐH,thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, từ bước chuyển sang nền kinh tế tri thức

- Phương hướng chuyển dịch CCKT ngành

+ Tập trung sức đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Trước hếtĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

 Đẩy mạnh thủy lợi hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất làcông nghệ sinh học.

 Đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng giá trị thu được trên đơn vị diệntích Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năngtiêu thụ, nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu

 Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng câycông nghiệp có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến

 Đầu tư hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn.Phát triển các ngành nghề và dịch vụ đa dạng ở nông thôn

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động đúnghướng có hiệu quả ở nông thôn

+ Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tập trung theo hướng:

 Vừa phát triển mạnh các ngành sử dụng nhiều lao động vừa đi nhanh vàomột số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao; phát triển mạnh côngnghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, giày da, cơ khí, điện tử, công nghệphần mềm

 Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng sản xuất

tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng, dầu khí,luyện kim, cơ khí chế tạo hóa chất cơ bản, với bước đi hợp lý, phù hợp với điềukiện vốn, công nghệ, thị trường

 Chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngành nghề đa dạng,xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hóa,tăng tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp gia công, lắp ráp

 Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiến tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầuxây dựng trong nước, có năng lực đấu thầu các công trình xây dựng ở nước ngoài

+ Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ theo hướng:

 Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thương mại,các loại hình vận tải, bưu chính, viễn thông, du lịch, bảo hiểm Trong đó, du lịchphải thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

 Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế trong nền kinh tế

và đời sống xã hội Đặc biệt chú ý nâng cao năng lực và chất lượng hoạt độngthương mại để mở rộng thị trường trong nước và quốc tế

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay

+ Đối với các nước có nền kinh tế phát triển cao

Xu hướng chung của CDCCKT ngành là chuyển từ khu vực sản xuất vật chấtsang khu vực dich vụ Đối với các nước đang phát triển, xu hướng chung là chuyểndịch trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, chủ yếu là từ nông nghiệp sang côngnghiệp gắn với quá trình công nghiệp hóa

+ Đối với Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp là giảm dần tỷ trọngnông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp, trong nông nghiệp giảmdần độc canh lúa, tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp, rau, quả, cây đặc sản, chănnuổi để sản xuất nhiều nông sản hàng hóa và xuất khẩu có giá trị cao Xu hướngtrong nội bộ ngành công nghiệp là chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạnghóa sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến trong khi đó, giảm tỷ trọngngành công nghiệp khai thác; trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũngchuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnhtranh được về giá, giảm các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợpvới yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu Xu hướng trong nội bộ ngànhdịch vụ là tăng trưởng trên các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế vàphát triển đô thị, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư,chuyển giao công nghệ

1.1.4 Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Cơ cấu kinh tế phản ánh cả về lượng lẫn về chất mối tương quan tỷ lệ giữacác bộ phận hợp thành của nền kinh tế nên khi đánh giá quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế, cần chú ý cả những quan hệ tỷ lệ về mặt lượng cũng như phân tích sựthay đổi về chất (theo quan điểm lượng đổi chất đổi) Đối với quá trình chuyển dịch

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

cơ cấu ngành kinh tế những chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếbao gồm:

1.1.4.1 Tỷ trọng giá trị sản xuất của mỗi ngành trong tổng giá trị sản xuất

Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng hiện nay chỉ tiêu GDP là mộttrong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độtăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế

Trong đánh giá quá trình CDCCKT, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế làmột trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độthành công của CNH Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I (khu vực nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ) là một trong những tiêu chí đầu tiên thường đượcdùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế Trong quátrình CNH, mối tương quan này có xu hướng khu vực công nghiệp và dịch vụ có tỷ

lệ ngày càng tăng lên, còn khu vực nông nghiệp có tỷ lệ giảm xuống Và trong điềukiện của khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vựcchiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp

Ở góc độ cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu các thành phần kinh tế, một chỉ sốkinh tế khác cũng thường được sử dụng là cơ cấu GNP Sự khác biệt giữa cơ cấuGDP và cơ cấu GNP chỉ là ở chổ, chỉ tiêu GNP chỉ phần giá trị tăng thêm hàng nămđược sản xuất ra thuộc sở hữu của một nền kinh tế, còn GDP thì ở trong nền kinh tế

đó Tuy nhiên, sự ưa dùng cơ cấu GDP đối với những nền kinh tế đang phát triển,đang CNH không phải bởi nhìn chung quy mô GDP ở đây thường lớn hơn GNP, màđiều quan trọng là ở chỗ quy mô GDP phản ánh rõ hơn những khía cạnh khác nhaucủa môi trường kinh doanh và đặc biệt là cùng với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động củanền kinh tế cũng được phản ánh rõ ràng hơn

1.1.4.2 Tỷ trọng lao động của mỗi ngành trong tổng số lao động của nền kinh tế

Một chỉ tiêu rất quan trọng dùng để đánh giá sự CDCCNKT đó là cơ cấu laođộng đang làm việc trong các nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các ngànhkinh tế khác nhau Các nhà kinh tế học đánh giá rất cao chỉ tiêu này, vì ở góc độ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

phân tích kinh tế vĩ mô, cơ cấu lao động xã hội mới là chỉ tiêu phản ánh sát thựcnhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của quá trình CNH, HĐH Bởi vìCNH, hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó, không phải chỉ đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọnggiá trị của sản xuất công nghiệp, mà là cùng với mức đóng góp vào GDP ngày càngtăng của lĩnh vực công nghiệp (hiện nay là công nghiệp và dịch vụ dựa trên công nghệ

kỹ thuật hiện đại), phải là quá trình nâng cao đời sống xã hội con người, trong đó cơ sởquan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệpchiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nềnkinh tế

1.1.4.3 Tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi ngành trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế

Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phân bổ các nguồn vốn đầu tưhàng năm vào các ngành, các lĩnh vực để thực hiện chủ trương, phương hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Việc phân bổ này trong điều kiện nguồn vốnhạn hẹp sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ nẩy sinh cơ chế xin - cho tiêu cực và làm méo mó

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư thấp Vì vậy cần phải có cơ chế vàquy định nghiêm ngặt trong việc phân bổ vốn đầu tư, sao cho vốn đầu tư được phân

bổ tương đối hợp lý, đảm bảo được nhịp độ phát triển của các ngành kinh tế

1.1.4.4 Tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của mỗi ngành kinh tế

Chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành kinh tế là mộttrong những chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành Đồng thờicũng phản ánh kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Một cơ cấu kinh tế hợp lýđược thể hiện trước hết ở chỉ tiêu tỷ trọng GDP (ở cấp thành phố là tỷ trọng giá trịsản xuất), nhưng cơ cấu ấy có hiệu quả không còn thể hiện ở tỷ trọng đóng góp ngânsách nhà nước của mỗi ngành kinh tế

Ngoài ra, một nhóm các chỉ tiêu khác cũng có thể đánh giá tính hiệu quả củaCCKT với tư cách là kết quả của cơ cấu phân bổ các nguồn lực xã hội, trước hết là

cơ cấu đầu tư Đó là các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động xã

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

tiêu này vốn là những chỉ tiêu tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế của đấtnước, nhưng trong một chừng mực nhất định, chúng góp phần đáng kể vào việcđánh giá tính hiệu quả của CCKT đang được xây dựng của một nền kinh tế.

Tóm lại, khi phân tích và đánh giá quá trình CDCCKT của một nền kinh tế,

ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu gồm cơ cấu GDP các ngành kinh tế, cơ cấulao động đang làm việc trong nền kinh tế, tỷ trọng vốn đầu tư và tỷ lệ đóng góp vàongân sách Mức độ chi tiết, cụ thể và các khía cạnh tiếp cận của những phân tíchnày trước hết phụ thuộc vào yêu cầu mục tiêu cần đánh giá, vào nguồn tài liệu sẵn

có và nhiều yếu tố khác Ngoài ra, có thể tập hợp rất nhiều các tiêu chí có ý nghĩa

bổ trợ khác, mỗi tiêu chí đều hàm chứa một ý nghĩa kinh tế nhất định trong phântích quá trình CDCCKT Vì vậy, tùy theo mục đích, yêu cầu mà có thể lựa chọn,quyết định việc phân tích các tiêu chí cho phù hợp

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.1.5.1 Các nguồn lực tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nhân tố như vị trí địa lý, điều kiện khí hậu,thổ nhưỡng, nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên nước… Đốivới nền kinh tế kém phát triển, đang trong thời kỳ công nghiệp hoá thì cơ cấu kinh

tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nói riêng chịu sự chi phối rất lớn của vị trí địa

lý và tài nguyên thiên nhiên Chính sự khác biệt về vị trí địa lý và tài nguyên thiênnhiên đã tạo ra lợi thế so sánh của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, cho phép hìnhthành nên những ngành nghề có tính cạnh tranh và hiệu quả cao Vì vậy, để nềnkinh tế đạt hiệu quả cao cần thiết phải có chiến lược xây dựng và chuyển dịch cơcấu kinh tế phù hợp với những vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn tàinguyên tương đối phong phú, có đường bờ biển kéo dài nên Việt Nam có nhiều lợithế để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển các ngành công nghiệp khaithác, chế biến khoáng sản có trữ lượng lớn, phát triển du lịch và các ngành dịch vụgắn với biển Mặt khác chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệuquả các lợi thế tự nhiên cũng như cần phải chú trọng đến bảo vệ và cải tạo môitrường tự nhiên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

1.1.5.2 Nguồn lực con người

Con người là yếu tố bền vững vô tận, là nhân tố cơ bản góp phần thúc đẩytăng trưởng và phát triển kinh tế Đó là con người có sức khỏe, có trí tuệ, có taynghề, có trình độ chuyên môn, có tổ chức chặt chẽ, có động lực và nhiệt tình trongcông việc

Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xãhội, do đó nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng, phát triểnkinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng Các nhân tố vềdân số như mật độ dân số, quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tháp dân số có liênquan trực tiếp đến khả năng đảm bảo nguồn lao động và nhu cầu của thị trường, còn

số lượng và chất lượng lao động lại liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn ngànhnghề và ngành nghề cần ưu tiên phát triển, do đó có tác động trực tiếp đến sự thayđổi và chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nền kinh tế

Muốn phát huy nhân tố con người phải hoàn thiện hệ thống giáo dục, y tế….Nhân tố tri thức của con người không thể thông qua cơ chế thị trường mà hình thànhđược Thị trường tự nó không đủ khả năng cung cấp một nền giáo dục và đào tạođúng mức Do vậy, Chính phủ phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo và sửdụng, tuyển chọn nhân tài

Vấn đề cần chú ý là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao Vì thế nâng caochất lượng nguồn lực con người có ý nghĩa sống còn đối với việc chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại

1.1.5.3 Nguồn vốn đầu tư

Vốn là toàn bộ của cải vật chất được con người tích lũy lại và những của cải

tự nhiên ban cho như: đất đai, khoáng sản… đã được cải tạo hoặc chế biến Vốn cóthể biểu hiện dưới hình thái hiện vật hoặc dưới hình thức tiền tệ Nguồn vốn có vaitrò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia nóichung và của một địa phương nói riêng Vốn tạo ra của cải, vật chất góp phần đắc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng.

Không thể khai thác các nhân tố tác động (kinh tế thị trường, các điều kiện tựnhiên, các tiến bộ khoa học - công nghệ…) nếu không có nhân tố vốn đầu tư Nhiềunghiên cứu đã đi đến kết luận rằng vốn là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởngkinh tế Vốn đóng góp vào tăng trưởng sản lượng không chỉ một cách trực tiếp nhưmột yếu tố đầu vào mà còn gián tiếp thông qua sự cải tiến kỹ thuật Hơn nữa thôngqua cải tiến kỹ thuật thì kỹ năng của người lao động ngày càng được nâng cao vàđến lượt nó sẽ làm tăng năng suất lao động giúp quá trình sản xuất trở nên có hiệuquả hơn

1.1.5.4 Khoa học và công nghệ

Sự xuất hiện những ngành mũi nhọn của khoa học công nghệ như: điện tử tin học, sinh học và gen, vật liệu mới và năng lượng mới… đã tạo ra những lợi thếcạnh tranh mới, cơ hội để các nước đi sau có thể phát triển "rút ngắn" bằng việcchuyển dịch trong nội bộ các ngành Thông qua đó, các hoạt động sản xuất kinhdoanh có thể thực hiện theo phương thức mới với năng suất và hiệu suất cao hơn,tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng hơn, sử dụng ít sức lao động hơn, hiệu quảcao hơn, bảo vệ được môi trường cho phát triển bền vững

-Trong từng nội bộ ngành, sự phát triển của khoa học - công nghệ là mộttrong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch CCNKT theohướng CNH, HĐH Trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học - công nghệ làm tăngnăng suất lao động, hiệu quả sản xuất và thay đổi cả phương thức lao động trongnông nghiệp Khoa học kỹ thuật đã có những tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điệnkhí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học Từ đó hàng loạt giống cây trồng vậtnuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn được đưa vào sản xuất Nhờ đó nôngnghiệp chuyển sang sản xuất các ngành trồng trọt giá trị và hiệu quả kinh tế cao nhưcây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây sinh vật cảnh Như vậy, cùngvới sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, những lợi thế của các yếu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

tố sản xuất truyền thống sẽ giảm xuống, đồng thời xuất hiện những lợi thế so sánhmới liên quan tới hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm được sản xuất ra.

Trong lĩnh vực công nghiệp, nhờ tiến bộ khoa học và công nghệ mà các ngànhkhai thác, chế biến nguyên liệu truyền thống bị thu hẹp, đồng thời xuất hiện nhữngngành khai thác, chế biến nguyên liệu mới thích hợp Nền sản xuất và công nghiệptruyền thống được thay thế dần bằng các ngành công nghiệp mới và dịch vụ mới Khuvực dịch vụ ngày càng mở rộng so với hai khu vực còn lại của nền kinh tế quốc dân.Giá trị sản xuất và lợi nhuận kinh doanh dựa chủ yếu vào tài nguyên thông tin, đặc biệt

là những thông tin về tương lai, về cái chưa biết Quy mô tiêu dùng của mỗi nước cũngnhư thế giới không ngừng mở rộng Chính những tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ làmthay đổi cơ cấu và tổ chức vật chất, kinh tế - xã hội của xã hội loài người nói chung,thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.1.5.5 Nhân tố thị trường

Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp

để thích ứng với các điều kiện thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy sự hình thành

và chuyển dịch CCNKT của một đất nước nói chung và địa phương nói riêng Khicác doanh nghiệp trong nước sản xuất ra những hàng hóa đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng trong nước, thay thế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, thìCCNKT có xu hướng chuyển dịch theo hướng thay thế nhập khẩu Khi hàng hóacủa các doanh nghiệp được sản xuất ra đáp ứng nhu cầu của nước ngoài thì CCNKT

có xu hướng chuyển dịch hướng về xuất khẩu Khi nền kinh tế phát triển, thu nhậpcủa người dân tăng lên, dẫn đến sức mua của thị trường tăng, số lượng những hànghóa đang được tiêu dùng sẽ cần phải sản xuất nhiều thêm Thu nhập tăng cũng làmphát sinh ra những nhu cầu về các loại hàng hóa mới: cầu về hàng hóa thiết yếu sẽgiảm đi về tỷ lệ tương đối trong cơ cấu tiêu dùng, cầu về hàng hóa lâu bền và đắttiền sẽ tăng lên Những nhân tố nói trên sẽ khiến các doanh nghiệp hoạt động trênthị trường tự động chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cáchphù hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu mới của thị trường, và do đó, sẽ làm thay đổi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập của người dân tăng lên tạo sức mualớn thì thị trường nông thôn tạo cơ sở để các khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếptục phát triển và hướng vào xu thế hiện đại hoá ngành nông nghiệp Sản xuất hànghoá phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến là hệthống giao thông, thông tin liên lạc và điện Sự phát triển của thị trường tạo điềukiện tiêu thụ nông sản phẩm với tốc độ nhanh, khuyến khích phát triển các cơ sởcông nghiệp chế biến nông sản, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất các loạisản phẩm phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu.

1.1.5.6 Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế Thương mại

và đầu tư quốc tế lại đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn lực đầu vào choquá trình sản xuất Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế có tác động lớn tới chuyển dịchCCNKT Điều này được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

- Hội nhập quốc tế làm cho luồng thương mại quốc tế mở mang và tác độngmạnh đến xuất nhập khẩu của các nước Từ đó, nó tác động đến cơ cấu đầu tư, dẫnđến làm thay đổi cơ cấu và trình độ sản xuất của các ngành kinh tế

- Hội nhập quốc tế thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, thay đổi công nghệ,tiến bộ kỹ thuật Chuyên môn hoá cũng tạo ra những hoạt động dịch vụ và chế biếnmới Điều đó làm cho tỷ trọng của các ngành truyền thống giảm trong khi đó tỷtrọng của các ngành dịch vụ kỹ thuật mới được tăng trưởng nhanh chóng, dần dầnchiếm ưu thế

- Hội nhập quốc tế thúc đẩy tự do hoá đầu tư và ảnh hưởng mạnh đến thu hútcác nguồn vốn quốc tế, qua đó thúc đẩy sản xuất và chuyển đổi CCNKT quốc gia

Với toàn cầu hoá đầu tư, các nước trên thế giới có quan hệ tài chính chặt chẽ

và ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau, làm cho sự di động của dòng vốn đầu tư quốc tếnhanh hơn, chuyển dịch CCNKT ở các nước cũng được thúc đẩy nhanh hơn

Như vậy, tự do hoá thương mại và đầu tư dưới dạng tác động của hội nhậpkinh tế quốc tế có tác động làm thay đổi CCNKT thế giới: cơ cấu sản xuất và đầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

tư, cơ cấu tiêu dùng, cơ cấu luồng hàng và thị trường của các nước Những thay đổi

đó ảnh hưởng to lớn tới định hướng CCNKT của một quốc gia

1.1.5.7 Cơ chế và chính sách

Chuyển dịch CCNKT của nền kinh tế nhanh hay chậm, đúng hướng hay khôngphụ thuộc lớn vào quyết định chủ trương chuyển dịch và tổ chức thực hiện các mụctiêu, nhiệm vụ đã xác định Trong quá trình chuyển dịch CCNKT thì Nhà nước đóngvai trò quyết định trong việc hoạch định chủ trương và chính sách thúc đẩy

Nhà nước xây dựng và quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - -xã hội của đất nước Đó thực chất làcác định hướng phát triển, định hướng phân bổ nguồn lực và đầu tư theo ngành, địaphương và theo vùng lãnh thổ Với vai trò định hướng này, Nhà nước đã có ảnhhưởng tới việc hình thành và xu hướng chuyển dịch CCNKT

Trong một số trường hợp, Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở kinh

tế, các ngành hoặc các lĩnh vực cần ưu tiên có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nềnkinh tế Ngược lại, đối với một số ngành, lĩnh vực không khuyến khích hoặc không

có lợi cho nền kinh tế, Nhà nước hạn chế đầu tư sản xuất Trong những trường hợpnày, vai trò của Nhà nước có tác động lớn đến chuyển dịch CCNKT hoặc điềuchỉnh, tạo ra CCNKT mới trong thời gian ngắn Tuy nhiên, trong trường hợp nàyNhà nước có thể lạm dụng vai trò tác động của mình, xem nhẹ vai trò của thịtrường Do vậy, sự can thiệp trực tiếp nhiều khi có thể đưa lại kết quả không nhưmong muốn và gây tác động ngược lại

Bằng hệ thống chính sách, pháp luật và các công cụ khác, Nhà nướckhuyến khích hay hạn chế, thậm chí gây áp lực để các doanh nghiệp, các nhà đầu

tư trong và ngoài nước phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng Nhà nước

đã xác định Thông qua hệ thống cơ chế, chính sách, như chính sách về thuếquan, bảo hộ mậu dịch, ưu đãi đầu tư…, Nhà nước có thể ngăn cản một cách hữuhiệu sự di chuyển của các dòng vốn đầu tư hoặc các luồng di chuyển hàng hóadịch vụ giữa các quốc gia, các ngành hay các vùng lãnh thổ Qua đó, Nhà nước

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

có thể điều chỉnh, hạn chế, thậm chí ngăn cản quá trình hình thành và chuyểndịch CCNKT.

Môi trường thể chế, chính sách thường gắn bó chặt chẽ với thể chế chính trị

và đường lối xây dựng kinh tế Theo đó, quan điểm đường lối chính trị nào sẽ cómôi trường thể chế chính trị đó, đến lượt nó, môi trường thể chế lại ước định cáchướng chuyển dịch CCNKT nói chung cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành, từngvùng và thành phần kinh tế

Tính hoàn thiện của bộ máy nhà nước, luật pháp và thể chế kinh tế sẽ là điềukiện có tính quyết định đến sự hình thành và phát triển CCNKT có hiệu quả Sự ổnđịnh, minh bạch, đồng bộ của thể chế kinh tế (nhất là các chính sách đầu tư, tàichính) sẽ góp phần phát triển CCNKT theo chiều hướng tốt Cơ chế quản lý sẽ tácđộng lên cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư, tạo ra sự cân đối ngành giữa các vùng,giảm bớt khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các ngành

Thái độ của đội ngũ nhà lãnh đạo, quản lý nhà nước về kinh tế cũng là mộtnhân tố định tính nhưng có vai trò quan trọng đối với chuyển dịch CCNKT, bởi lẽnếu quan điểm, định hướng, mức độ thiện chí, tính quyết đoán, phong cách, khảnăng tư duy trong đổi mới phương thức quản lý kinh tế… của lãnh đạo sẽ tác độngđến hành động, chính sách trong chiến lược phát triển và chuyển dịch CCNKT củamỗi địa phương và quốc gia

1.2 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số nước, một

số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm đối với thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Sau thế chiến thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng kiệt quệ và

khủng hoảng trầm trọng Tuy nhiên với đường lối “Kinh tế là trên hết”, “tất cả

hướng về sản xuất”, nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng vượt qua giai đoạn tái thiết,

hàn gắn vết thương chiến tranh để bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế Nhật Bảntiến hành cải biến sâu rộng toàn bộ CCKT, trọng tâm là xây dựng CCKT mới hướng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

tới mục tiêu kép: xuất khẩu và tiêu dùng nội địa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh,theo hai xu hướng sau:

có rất nhiều lợi thế cạnh tranh thì thực hiện CNH hay phát triển công nghiệp nôngnghiệp

Thứ hai: Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nhằm cấu trúc lại cơ cấu nền kinh tế,khẳng định rõ vị thế của một quốc gia phát triển ở trình độ cao của thế giới

Để thực hiện tốt chiến lược CDCCKT, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành sáuchính sách cốt lõi:

+ Chính sách quản lý cầu vĩ mô, thể hiện đậm nét trong hai cuốc sách: Sách

trắng về kinh tế và Sách trắng về kinh tế thế giới, đề ra những quan điểm chính

thống, hướng dẫn cộng đồng kinh doanh theo mục tiêu, đường lối của Chính phủ

+ Chính sách phát triển công nghiệp, với mục tiêu là trọng cung, hướngmạnh về xuất khẩu

+ Chính sách nhân lực và giáo dục, với mục tiêu phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành hiệu quả

+ Chính sách phân phối, với trọng tâm thực hiện chủ nghĩa bình đẳng trongphúc lợi của nhân dân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

+ Chính sách phát triển vùng, với trọng tâm là xây dựng kế hoạch phát triểntổng thể quốc gia, thiết kế và hướng dẫn phân bổ các nguồn lực, gắn với phát triểncác ngành, lĩnh vực trên cơ sở lợi thế cạnh tranh và phát triển dân số theo vùnghướng mạnh về phát triển bền vững.

+ Chính sách nghiên cứu và triển khai (R&D), với mục tiêu là khuyến khíchcác nhà khoa học sáng chế, trên cơ sở tăng chi ngân sách cho việc nghiên cứu vàtriển khai, trọng dụng nhân tài, khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu công nghệmới nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái,…

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới phát triển, được xếp là nước có nềnkinh tế thị trường đứng thứ 11 trên thế giới Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người(tính theo sức mua tương đương) của nước này đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm

1963 lên 10.000 USD vào năm 1995, đạt mức 32.400 USD vào năm 2014, theocông bố của Ngân hàng thế giới (WB), tổng sản phẩm quốc nội năm 2017 của HànQuốc đạt 1.530,8 tỷ USD, đứng thứ 12 thế giới Theo một báo cáo phân tích và dựbáo của Goldman Sachs năm 2007, Hàn Quốc có thể trở thành nước đứng thứ 9 trênthế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD Hàn Quốc đãchuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, khuvực: Tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 33,6% năm 1975 đến 43,25% năm

1995 và đến nay là 40,2%, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ từ 42% GDP năm 1975 lên50,9% năm 1995 và đến nay là 54,6%, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ60% xuống còn 24,5% vào năm 1975, 6,2% năm 1995 và chỉ còn 5,2% vào năm

2009 Có sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ngành như trên là do :

- Hàn Quốc lựa chọn mô hình chuyển dịch CCKTN theo hướng CNH, HĐH

“rút ngắn” : Rút ngắn thời kỳ xây dựng công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, nhanhchóng chuyển sang xây dựng cơ cấu ngành hướng về xuất khẩu Quá trình chuyểnđổi cơ cấu ngành của Hàn Quốc bắt đầu từ cơ cấu nông nghiệp sang cơ cấu côngnghiệp, từ công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn sang công nghiệp sử dụng côngnghệ cao nhưng với thời gian rút ngắn hơn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 14/02/2019, 15:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998) Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấphành Trung ương Đảng khoá VIII
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
9. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, tập 2
Tác giả: Ngô Đình Giao
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1994
13. Nguyễn Thị Bích Liên (2011): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”,ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Liên
Năm: 2011
1. Các Mác và Ph.Ăngghen (1993), toàn tập, tập 13, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
2. Chi cục thống kê thành phố Tam Kỳ, Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 Khác
3. Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (2010) Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 Khác
4. Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (2015) Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 Khác
10. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (2007), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w