1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUẨN độ ACID BASE NHÓM 7 tổ 11 y2015c

5 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 419,87 KB

Nội dung

Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch BÁO CÁO THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC BÀI 2:CHUẨN ĐỘ ACID-BASE I.. Tóm Tắt Lý Thuyết *Acidtheo Bronsted là những chất có khả năng cung cấp H3O+trong nước

Trang 1

Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC

BÀI 2:CHUẨN ĐỘ ACID-BASE

I Tóm Tắt Lý Thuyết

*Acid(theo Bronsted) là những chất có khả năng cung cấp H3O+(trong

nước).Đó là các acid cổ điển(HCl,H2SO4)và phần lớn các cation(trừ cation kim loại kiềm và một số kim loại kiềm thổ như Na+,K+,Ba2+ được xem là trung tính)

*Base(theo Bronsted)là những chất có khả năng nhận H+ đồng thời tạo ra

OH- trong nước.Đó là các base cổ điển như NaOH,Ba(OH)2 và phần lớn các anion(trừ một số anion như Cl-,NO3- xuất phát từ các acid mạnh như HCl,HNO3).Các anion có chứa H như HSO4-,HPO4- trong dung dịch có

pH > 7 hay pH < 7

*Muối là sự phối hợp của 1 cation(có tính acid hay trung tính)và một

anion(có tính base hay trung tính).Muối có thể có tính base,trung tính hay acid tùy theo độ mạnh tương đối của cation hay anion

*Các chất chỉ thị pH là những phẩm màu hữu cơ có pH thay đổi trong 1 khoảng pH nhất định

*Chất đệm là những chất có chức năng giữ pH dung dịch thay đổi ít hoặc thay đổi không đáng kể khi thêm vào một ít H+,OH- hay khi pha loãng.Thành phần của chất đệm thường gồm 1 acid yếu và một base liên hợp của acid

đó

*Phương pháp chuẩn độ là dùng một chất đã biết trước nồng độ để xác định nồng độ của chất khác.Để xác định điểm tương đương cần biết gần đúng pH ở điểm tương đương và chọn một chỉ thị pH thích hợp đổi màu xác điểm tương đương

*Nồng độ mol(ký hiệu là CM) là phân tử gam(số mol) chất tan có trong 1 lít dung dịch

*Nồng độ đương lượng(ký hiệu là CN) là số đương lượng gam chất tan có trong 1000ml dung dịch

II Thực Hành

Bài 1.Chuẩn độ dung dịch

Trang 2

-Hóa ch ất

+NaOH chuẩn 0.1M

+Dung dịch H3PO4 chưa biết rõ nồng độ

+Dung dịch phenolphthalein 1%0

*Các bước tiến hành thí nghiệm

+Dùng pipette hút 10ml dung dịch H3PO4 vào bình nón + 2,3 giọt

phenolphtalein

+Lúc này thấy dung dịch trong bình nón không màu vì acid có pH < 7 mà phenolphthalein chỉ thị màu trong khoảng pH 8-9.6

+Tráng burrette 2 lần với nước sạch,1 lần với nước cất và 1 lần với dung dịch và một lần với NaOH 0.1M

+Đổ dung dịch NaOH 0.1M vào burrette đầy đến vạch 0(phần dưới khóa đã được lấp đầy NaOH 0.1M)

+Mở khóa để dung dịch NaOH 0.1M nhỏ từ từ vào bình nón đồng thời lắc đều bình nón để phản ứng xảy ra

+Đợi đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng bền thì dừng lại và đọc kết quả(làm 3 lần như vậy)

*Kết quả

Lần 1: Dùng hết 7,6ml NaOH 0.1M

Lần 2: Dùng hết 7.7ml NaOH 0.1M

Lần 3: Dùng hết 7.5ml NaOH 0.1M

=>Trung bình NaOH cần : 7.6+7.7+7.5

3 = 7.6(ml)

*Tính C M của dung dịch H 3 PO 4

Ta có mNaOH = n.M = CMNaOH Vdd NaOH.MNaOH = 0.1 0.0076

40=0.0304(g)

ENaOH = 401 =40(g)

CNNaOH= (mct/E.V).1000=40 0.00760.0304 1000= 100(g/l)

khác nhau mà tác dụng vừa đủ với nhau thì thể tích của chúng tỉ lệ nghịch với nồng độ

VNaOH.NNaOH=VH3PO4.N H3PO4

0.0076 100= N H3PO4 0.01

 CNH3PO4= 76(g/l) (1)

EH3PO4 =982 =49 (2)

Mà CNH3PO4=𝑚𝑐𝑡

𝐸.𝑉 1000 (3)

Trang 3

(1)(2)(3) => mct =0.03724(g)

=>nH3PO4=0.00038 (mol)

 CM= 𝑛𝑉=0.038(M)

Bài 2:Khảo sát chất đệm

a)

Các bước tiến hành thí nghiệm

-Lấy 50ml dd CH3COOH 0.1M cho vào cốc(loại 100ml) + 25ml dd NaOH 0.1M

-Dùng máy đo trị số pH dung dịch vừa pha theo thực tế

*Kết quả pH=3.9

b) Tính Ca,Cm trong dung dịch vừa pha.Từ đó suy ra giá trị gần đúng của pH dung dịch đệm theo lý thuyết(biết pKa của CH3COOH = 4.757)

CH 3 COOH + NaOH => CH 3 COONa + H 2 O

Trước phản ứng 0.005mol 0.0025mol

Phản ứng 0.0025mol 0.0025mol 0.0025mol

 Nồng độ mol của CH3COOH còn lại trong dung dịch sau phản ứng

Ca=0.05+0.0250.0025 )=301(M)

 Nồng độ mol của CH3COOH tạo thành trong dung dịch sau phản ứng

Cm = 0.05+0.0250.0025 )=301 (M)

 pH của dd đệm theo lý thuyết

pHchất đệm= pKa + lg(CmCa)=4.757

c)1 *Các bước tiến hành thí nghiệm

-Lấy 20ml dung dịch đệm + 5 giọt dd NaOH 0.1M cho vào cốc -Dùng máy đo trị số pH vừa pha

*Kết quả:pH=3.91

*Nhận xét:pH dung dịch vừa pha tăng lên do có sự thêm vào ion OH- trong dung dịch NaOH,nhưng vì dung dịch ban đầu là dung dịch đệm nên pH tăng lên không nhiều

2 *Các bước tiến hành thí nghiệm

- Lấy 20ml dung dịch đệm + 5 giọt dd HCl 0.1M cho vào cốc -Dùng máy đo trị số pH vừa pha

*Kết quả:pH=3.84

*Nhận xét:pH dung dịch vừa pha giảm xuống do có sự thêm vào ion H+ trong dung dịch HCl,nhưng vì dung dịch ban đầu là dung dịch đệm nên pH giảm xuống không nhiều

3 *Các bước tiến hành thí nghiệm

- Lấy 20ml dung dịch đệm + 20ml nước cất cho vào cốc

Trang 4

-Dùng máy đo trị số pH vừa pha

*Kết quả:pH=3.94

*Nhận xét:pH dung dịch vừa pha tăng lên không đáng để so với pH dung dịch đệm ban đầu

d)1 *Các bước tiến hành thí nghiệm

-Lấy 20ml nước cất + 2 giọt NaOH 0.1M cho vào cốc -Dùng máy đo trị số pH vừa pha

*Kết quả:pH=9.24

*Nhận xét:pH dung dịch vừa pha tăng lên đáng kể so với pH của nước (5.5- 6.5) do có sự thêm vào ion OH- trong dung dịch NaOH

2 *Các bước tiến hành thí nghiệm

-Lấy 20ml nước cất + 2 giọt HCl 0.1M cho vào cốc -Dùng máy đo trị số pH vừa pha

*Kết quả:pH=3.38

*Nhận xét:pH dung dịch vừa pha giảm xuống đáng kể so với pH của nước (5.5-6.5) do có sự thêm vào ion H+ trong dung dịch HCl

Nhận xét chung:so sánh kết quả thí nghiệm ở câu c) và d) ta thấy:ở câu c) thêm 5 giọt base hay acid mà pH trong dd lúc sau không thay đổi

nhiều,trong khi ở câu d) chỉ cần 2 giọt base hay acid mà độ pH của dd đã thay đổi đáng kể => dd đệm có chức năng giữ cho pH của dd thay đổi ít hoặc thay đổi không đáng kể khi thêm vào 1 ít H+,OH- hay khi pha loãng

Ngày đăng: 13/02/2019, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w