1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Câu hỏi nhận định đúng sai Luật Ngân hàng

9 3K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 30,18 KB

Nội dung

NHNNVN hiện nay chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước về tiện tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, phát hành tiền, cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, điều phối các TCTD nhằm đảm bảo ch

Trang 1

BÀI SOẠN MÔN LUẬT NGÂN HÀNG

-oOo -I CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SA -oOo -I GIẢI THÍCH NGẮN GỌN:

1 Quá trình hình thành và phát triển NH ở VN là kết quá tất yếu của sự phát triển kinh tế

xã hội.

Trả lời: Nhận định trên là đúng Vì đây là kết quả của sự phân công lao động xã hội, sự tích lũy

của cải dưới dạng tiền tệ, hơn nữa sự xuất hiện của tiền tệ trong hoạt động nhận gửi tiền và nhu cầu sử dụng vốn trong quá trình vay mượn là nhu cầu tất yếu để hình thành và phát triển Ngân hàng ở Việt Nam

2.Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi tiền?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh

tiền tệ chứ không phải là hoạt động tiền gửi

3 Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống NH trong đó các NH vừa phát hành tiền vừa thực hiện KD?

Trả lời: Nhận định trên là đúng Vì hoạt động của ngân hàng một cấp là việc vừa phát hành tiền,

vừa thực hiện hoạt động cho vay

4 NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ PL NH với tư cách là chủ thể mang quyền lực nhà nước?

Trả lời: Nhận định trên là đúng NHNN đóng vai trò là người điều hành các chính sách tiền tệ

cũng như quản lý tổng thể các TCTD hoạt động trong nền kinh tế Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 và Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước 2010

5.Nguồn của luật NH là các văn bản quy phạm PL do NN ban hành?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì nguồn của Luật NH bao gồm: hiến pháp, các đạo luật, bộ luật

dân sự, luật doanh nghiệp, hợp tác xã , luật đầu tư, ngoài ra còn có điều ước quốc tế, tập quán, thông lệ quốc tế chứ không phải riêng các văn bản quy phạm PL do NN VN ban hành

6 Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh có điều kiện?

Trả lời: đúng Vì hoạt động NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số

nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản trong nền kinh tế khá đặc biệt, mang tính chất nhạy cảm nên phải đưa ra các điều kiện để đạt được hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động tránh ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc gia (khoản 1 điều

6 Luật NHNN 2010)

7 Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải đủ 18 tuổi?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì trẻ em dưới 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể tham gia QHPL ngân hàng thông qua các hoạt động gửi tiết kiệm, gửi tiền qua thẻ, sử dụng thẻ

( Căn cứ tại Điều 16 Thông tư số Số: 19/2016/TT-NHNN ngày 30 /6 /2016 của NHNNVN)

8 NHNNVN được phép KD tiền tệ?

Trả lời: Sai NHNNVN hiện nay chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước về tiện tệ, hoạt động ngân

hàng và ngoại hối, phát hành tiền, cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, điều phối các TCTD nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ được đưa ra sẽ đạt hiệu quả cao nhất (khoản 3 điều 2)

9 Đối tượng điều chỉnh của luật NH có thể là đối tượng điều chỉnh của các luật khác?

Trả lời: Nhận định trên là đúng Vì Đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng là các quan hệ xã

hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá

Trang 2

trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác Phương pháp điều chỉnh của Luật ngân hàng là phương pháp tác động bình đẳng, thỏa thuận

10 NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động NH cho các TCTD khác?

Trả lời: Nhận định trên là Đúng Vì căn cứ tại Điều 18 Luật Các TCTD 2010 thì Ngân hàng Nhà

nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này

11 Chủ tịch hiệp hội NH có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chánh trong lĩnh vực KD tiền tệ?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

kinh doanh tiền tệd không phải là chủ tịch Hiệp hội ngân hàng mà bao gồm các chủ thể sau: Thanh tra viên ngân hàng đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Thanh tra, Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng, Trưởng đoàn thanh tra do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các chủ thể quy định tại Điều 50 NĐ số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

12 Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHN dưới hình thức tái cấp vốn?

Trả lời: Nhận định trên là Sai Vì theo K2 Điều 11 Luật Ngân hàng nhà nước thì ngân hàng nhà

nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức: cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác nhằm đáp ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng

13 NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của CP.

Trả lời: Nhận định trên là sai Cơ quan quản lý nợ nước ngoài của chính phủ là Cục quản lý nợ và

tài chính đối ngoại thuộc Bộ tài chính quy định tại điều 1 Quyết định Số 2328/QĐ-BTC ngày 09/09/2014 của Bộ tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục quản lý nợ

và tài chính đối ngoại

14 NHNN phải đóng thuế TNDN cho phần chênh lệch thu chi tài chính của mình?

Trả lời: Sai NHNN hoạt động phi lợi nhuận, không có nghiệp vụ kinh doanh nên không đóng

thuế TNDN

15 BTC là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty TC, Cty CTTC?

Trả lời: Nhận định trên là Sai Vì căn cứ tại Điều 18 Luật Các TCTD 2010 thì Ngân hàng Nhà

nước mới có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho CTTC, CTCTTC

16 NHNNVN là cơ quan trực thuộc QH?

Trả lời: Sai Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng

trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

17 Chi nhánh NHNN và PTNT là một pháp nhân?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụthuộc, có con

dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàngNông nghiệp theo ủy quyển của Ngân hàng Nông nghiệp chứ không có quyền tự chủ và quyền quyết định toàn bộ (Điều 43 Quyết định số 117/2002/QĐ/HĐQT-NHNo ngày 03/6/2002)

18 Thống đốc NHNN là thành viên Chính Phủ.

Trang 3

Trả lời: đúng Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật ngân hàng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là

thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

19 NHNNVN chỉ cho TCTD vay vốn

Trả lời: Sai Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời

quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định (Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

20 NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng CP Trả lời: Sai NHNN Việt Nam chỉ bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết

định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 25 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

21 NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi.

Trả lời: Sai Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời

quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định (Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

22 Mọi tổ chức thực hiện hoạt động NH đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc?

Trả lời: Nhận định trên là sai vì ngân hàng chính sách không phải thực hiện dự trữ bắt buộc Theo

quy định tại Điều 17 Luật các TCTD thì NHCSXH được thành lập theo QĐ số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 Theo đó, NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được NN đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% và một số ưu đãi khác

23 Hội đồng chính sách tiền tệ QG là đơn vị thuộc NHNNVN

Trả lời: sai Là đơn vi trực thuộc Chính Phủ Điều 3 Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 17/6/2016

của Thủ tướng Chính phủ thì Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia làm việc theo nguyên tắc tư vấn và theo Quy chế làm việc của Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quy định

24 Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kd ngoại tệ?

Trả lời: Sai Phải có giấy phép hoạt động kd ngoại tệ mới được thực hiện.

25 Cty CTTC không được cho GĐ của chính cty ấy thuê TS dưới hình thức thuê TC.

Trả lời: đúng Căn cứ theo điều 126 Luật các TCTD quy định về những trường hợp không được

cấp tín dụng

26 TCTD nước ngoài muốn hoạt động NH tại VN chỉ được thành lập dưới hình thức chi nhánh NH nước ngoài.

Trả lời: sai Vì căn cứ tại Khoản 8 Điều 4 Luật các TCTD 2010 tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ

chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.

Trang 4

27 Chủ tịch HĐQT của TCTD này có thể tham gia điều hành TCTD khác.

Trả lời: đúng Căn cứ tại điều 34 Luật các TCTD 2010 thì các trường hợp ngoại trừ được phép

tham gia điều hành

28 Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí BH tiền gửi?

Trả lời: sai TCTD là chủ thể đóng phí BHTG căn cứ tại khoản 1 điều 6 Luật bảo hiểm tiền gửi.

29 Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với TCTD hoạt động động NH khi bị mất khả năng thanh toán?

Trả lời: Nhận định trên là sai vì căn cứ tại khoản 1 điều 3 thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày

14/3/2013 thì Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất

khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.

30 Người gửi tiền là thành viên HĐQT không được BH theo chế độ tiền gửi?

Trả lời: Nhận định trên là đúng Căn cứ tại khoản 2 điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.

31 Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bão hiểm tiền gửi?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì Căn cứ tại điều 18 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 chỉ đồng Việt

Nam của cá nhân gửi mới được bảo hiểm

32 TCTD không được KD BĐS?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì căn cứ tại khoản 1, 2, 3 điều 132 Luật các tổ chức tín dụng thì

các TCTD được phép kinh doanh

33 Mọi TCTD đều được nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân, hộ gia đình?

Trả lời: Nhận định trên là sai Điều 112 Luật các tctd thì công ty tài chính chỉ được phapr nhận

tiền gửi từ tổ chức

34 TCTD chỉ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.

Trả lời: Nhận định trên là sai Căn cứ tại Điều 6 Luật các TCTD tùy từng tctd mà được phép

thành lập dưới hình thức khác nhau bao gồm cty cổ phần, công ty TNHH, Cty TNHH 1 thành viên

35 Mọi tổ chức tín dụng đều được thực hiện HD kinh doanh ngoại tệ.

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì chỉ có những TCTD được Nhà nước cho phép kinh doanh ngoại

tệ và phải theo hướng dẫn số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/8/2014 của NHNNVN về việc hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

36 Chỉ có thống đốc NHNN VN mói có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng KSĐB?

Trả lời: Đúng Căn cứ tại khoản 1 điều 5 thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 thì

1 Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và theo đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh) hoặc Ban kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền:

a) Quyết định việc đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

b) Quyết định thời hạn, gia hạn thời hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt và nội dung giám sát đặc biệt, nội dung kiểm soát toàn diện;

c) Quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt; cử, trưng tập cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt; đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt;

Trang 5

d) Chỉ định người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này;

đ) Xử lý những vấn đề do Ban kiểm soát đặc biệt đề nghị quy định tại điểm d khoản 2 Điều 148 của Luật Các tổ chức tín dụng;

e) Yêu cầu chủ sở hữu của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định, bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật trong một thời hạn được xác định cụ thể; hoặc yêu cầu chủ sở hữu của

tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng, trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các tổ chức tín dụng khác trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng hoặc không thể thực hiện được việc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu và trong thời hạn được Ngân hàng Nhà nước xác định;

g) Trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác thực hiện việc tham gia góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng này không thực hiện được yêu cầu nêu tại điểm e khoản 1 của Điều này hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng theo khoản 3 Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng;

h) Quyết định việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

2 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định các vấn đề qui định tại khoản 1 Điều này (trừ Điểm g) đối với quỹ tín dụng nhân dân.

37 Ban KSĐB có quyền yêu cầu NHNN cho TCTD vay khoản vay đặc biệt?

Trả lời: Nhận định trên là sai Căn cứ tại khoản 2 Điều 148 luật Các TCTD năm 2010 thì yêu cầu

NHNN cho TCTD vay khoản vay đặc biệt không nằm trong quyền hạn và chức năng của Ban KSĐB

38 Cty tài chính không được mở tài khoản và cung cấp DV thanh toán cho khách hàng? Trả lời: Sai Khoản 4 điều 109 Luật các TCTD 2010 thì được phép.

39 TCTD không được thành lập dưới hình thức công ty TNHH?

Trả lời: Sai Căn cứ tại Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì được thành lập.

40 Cty cho thuê tc được phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì căn cứ tại Điều 112 luật các tctd 2010 thì Hoạt động ngân

hàng của công ty cho thuê tài chính Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức.

41 TCTD được dùng vốn huy động để góp vốn mua cổ phần của DN và của TCTD khác theo quy định của PL?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì căn cứ tại điều 115 luật các TCTD Góp vốn, mua cổ phần của công ty cho thuê tài chính

Công ty cho thuê tài chính không được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên kết dưới mọi hình thức

42 TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố chính cổ phiếu của TCTD đó

Trả lời: đúng Điều k5 126 Luật các TCTD

43 TCTD phi NH không được làm DV thanh toán?

Trả lời: đúng k4 điều 4 luật các tctd.

44 Tài sản đang cho thuê không được dùng để đảm bảo nghĩa vụ?

Trả lời: sai Điều 24 ND163/2006/NĐ-CP.

Trang 6

45 Tài sản đăng ký GDĐB phải thuộc sở hữu của người đăng ký giao dịch đảm bảo?

Trả lời: sai Điều 12 ND163/2006/NĐ-CP Người đăng ký GDĐB là bên nhận thế chấp, chủ tài sản

là bên thế chấp Ngoài ra ở điều 13 quy định trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc ở hữu của bên bảo đảm

46 Giống câu 42

47 Giống 40

48 TS trong biện pháp thế chấp luôn là BĐS?

Trả lời: sai Còn có thể có máy móc thiết bị, xe ô tô… và các thế chấp đòi nợ quy định tại điều 22

Điều 12 ND163/2006/NĐ-CP

49 Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng ký?

Trả lời: Sai Căn cứ tại Điều 10 ND163/2006/NĐ-CP

50 BL ngân hàng là hình thức cấp TD?

Trả lời: Đúng căn cứ theo khoản 18 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng Bảo lãnh ngân hàng là hình

thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận

51 Giao dịch đảm bảo có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết?

Trả lời: sai Căn cứ tại Điều 10 NĐ163/2006/NĐ-CP

52 HĐTD phải được lập thành VB và có công chứng chứng thực mới có hiệu lực pháp luật? Trả lời: sai Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay)

với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoán trả cả gốc và lại, dựa trên sự tín nhiệm có thể có công chứng hoặc không

53 TD ngân hàng là một hình thức của hoạt động cho vay?

Trả lời: sai TD ngân hàng bao gồm nhiều hình thức cấp TD như cho vay, bảo lãnh, phát hành LC

54 NH phải có nghĩa vụ cho vay nếu bên vay có TSĐB?

Trả lời: sai Căn cứ điều 7 luật các tctd Quyền tự chủ hoạt động

1 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

2 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ khác nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật

55 Công chứng - chứng thực và đăng ký đảm bảo có ý nghĩa pháp lý như sau và có thể thay thế cho nhau?

Trả lời: sai Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 NDD163/2006/NĐ-CP.

56 TCTD không được cho chính GĐ của TCTD vay vốn?

Trả lời: đúng , Căn cứ tại điều 126 khoản 1 điểm a (có giải thích câu trên rồi)

57 Mọi TCTD khi thực hiện cấp TD đều phải tuân theo hạn mức tín dụng?

Trả lời: đúng => xem quy định về giới hạn cấp TD đối với 1 KH và nhóm KH liên quan của luật

TCTD 2010

Trang 7

58 Một KH không được vay quá 15% VTC tại 1 NH?

Trả lời: Đúng, Điều 128 luật các tổ chức tín dụng

59 TCTD được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu?

Trả lời: đúng Căn cứ khoản 2 điều 92 luật các tctd.

60 Con của GĐ NH có thể vay tại chính NH đó nếu như có TSĐB?

Trả lời: nhận định trên sai Điểm b khoản 2 điều 126 Luật các TCTD.

61 Chủ thể cho vay trong quan hệ cấp TD cho vay là mọi TCTD?

Trả lời: Nhận định trên là sai Vì chỉ những tổ chức tín dụng được cấp phép thõa điều kiện tại điều

20 và điều 21 luật các tctd.

62 HĐTD vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ cho HĐTD đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý?

Trả lời: Đúng Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 NĐ 163/2006 trừ trường hợp có thõa thuận

khác

63 TCTD chỉ cho vay trên cơ sở nhu cầu vốn của KH và VTC của TCTD đó?

Trả lời: sai Hoạt động cho vay phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: sử dụng vốn đúng mđích,

phương án vay vốn khả thi, thanh toán nợ vay đúng hạn (yếu tố phụ: có TSĐB)

64 Chủ tịch HĐQT của TCTD này không được tham gia điều hành TCTD khác?

Trả lời: Trả lời: đúng Căn cứ tại điều 34 Luật các TCTD 2010 thì các trường hợp ngoại trừ được

phép tham gia điều hành

65 Giá trị TSĐB phải lớn hơn nghĩa vụ của bảo đảm?

Trả lời: Sai Căn cứ tại điều 5 NĐ 163/2006/NĐ-CP

66 TSDB phải thuộc sở hữu bên vay?

Trả lời: Sai Căn cứ tại điều 4 NĐ 163/2006/NĐ-CP

67 Một TS có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều NH khác nhau nếu giá trị TS lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ?

Trả lời: Đúng Căn cứ tại điều 5 NĐ 163/2006/NĐ-CP

68 TCTD ko được phép đòi bên bảo đảm tiếp tục trả nợ nếu giá trị TSBĐ sau khi xử lý ko

đủ thu hồi vốn?

Trả lời: Sai Không tìm ra điều luật.

69 Mọi TCTD đều được cung ứng DV thanh toán qua TK?

Trả lời: nhận định trên là sai Vì một số NH không được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài

khoản: tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng

70 Người bị ký phát sec có trách nhiệm thanh toán nếu tờ séc được xuất trình?

Trả lời: đúng Vì Séc là một loại văn bản mệnh lệnh thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ

tài khoản ra lệnh cho Ngân hàng trích từ khoản tiền của mình để trả cho người có tên trọng séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy, hoặc người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay chuyển khoản Ngoài

ra séc còn định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu

71 Người thụ hưởng được quyền truy đòi bất kỳ chủ thể nào liên quan đến việc ký phát hành séc?

Trang 8

Trả lời: Đúng, vì căn cứ tại Điều 4 Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 của thống Đốc ngân hàng NN: Quy định về Truy đòi do séc không được thanh toán

1 Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc theo quy định của Quy chế này, người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền mình được hưởng hợp pháp Đối tượng, số tiền, cách thức và thủ tục truy đòi áp dụng tương tự theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của Luật Các công

cụ chuyển nhượng

2 Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình

72 người ký phát hành sec phải đảm bảo khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên sec cho người thụ hưởng tại thời điểm phát hành séc?

Trả lời: Đúng, vì căn cứ tại Điều 3 Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 của thống Đốc ngân hàng NN: Điều 3 Nghĩa vụ của người ký phát

1 Bảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình Khả năng thanh toán có thể là số dư trên tài khoản thanh toán mà người ký phát có quyền sử dụng; hoặc số dư trên tài khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng theo thoả thuận với người bị ký phát

2 Ký phát séc theo đúng quy định tại Điều 10 của Quy chế này Trường hợp tờ séc được lập không đúng quy định do lỗi của người ký phát khiến người thụ hưởng bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát lập tờ séc khác thay thế Người ký phát có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu này của người thụ hưởng ngay trong ngày được yêu cầu hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày được yêu cầu đó

3 Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán do séc đó không đủ khả năng thanh toán, người ký phát phải hoàn trả không điều kiện số tiền bị truy đòi trên séc

73 Tờ séc nếu không đảm bảo tính liên tục cũa dãy chữ ký chuyển nhượng thì không có giá trị thanh toán?

Trả lời: đúng căn cứ tại điểm a khoản 1 điều 17 và điểm b khoản 3 điều 18 Quyết định số

30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 của thống Đốc ngân hàng NN

74 Người bị ký phát phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng do chậm thanh toán séc?

Trả lời: Đúng, căn cứ tại điều 25 và điều 29 Nghị định số 30 của CP ngày 09/5/1996 thì Điều 25 Đối với

séc hợp lệ được nộp đòi thanh toán, đơn vị thanh toán có trách nhiệm thanh toán ngay Nếu thanh toán chậm do lỗi của đơn vị thanh toán, gây thiệt hại cho người thụ hưởng thì đơn vị thanh toán phải bồi thường

Điều 29 Sau khi nhận séc, đơn vị thu hộ phải nộp séc ngay cho đơn vị thanh toán Nếu nộp séc chậm gây

thiệt hại cho người thụ hưởng, đơn vị thu hộ phải bồi thường Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể nộp séc ngay, khi hết thời gian bất khả kháng, đơn vị thu hộ phải kịp thời nộp séc đơn vị thanh toán kèm theo văn bản xác nhận lý do bất khả kháng của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi đơn vị thu hộ đóng trụ sở

75 Trong phương thức thanh toán bằng LC, NH chỉ cần căn cứ vào BCT nêu trong LC? Trả lời: Đúng.

76 Séc bảo lãnh là cam kết trả tiền của NH đối với người thụ hưởng

Trả lời: Sai Căn cứ tại điều 14 Bảo lãnh séc Nghị định số 30 của CP ngày 09/5/1996

Bảo lãnh séc là việc người thứ 3 (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh

sẽ thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người được bảo lãnh không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ tờ séc

Trang 9

Để bảo lãnh cho tờ séc, người bảo lãnh ghi cụm từ "bảo lãnh", số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên mặt trước tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát

Người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan đến séc, xử lý tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát và những người có trách nhiệm với người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán

77 Thư tín dụng là cam kết bảo lãnh ngân hàng?

Trả lời: đúng Cam kết thanh toán vô điều kiện khi người NK không thực hiện thanh toán cho nhà

XK

78 Hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng vô hiệu nếu hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh nghĩa vụ thanh toán vô hiệu?

Trả lời: Sai.

II Câu hỏi tự luận:

Ngày đăng: 12/02/2019, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w