LỜI MỞ ĐẦUMột tổ chức, một doanh nghiệp, một quốc gia muốn thành công phải có được sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa nguồn lực của con người và cơ sở vật chất, kỹ thuật,… Trong đó nguồn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Một tổ chức, một doanh nghiệp, một quốc gia muốn thành công phải có được sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa nguồn lực của con người và cơ sở vật chất, kỹ thuật,… Trong đó nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề luôn được quan tâm của xã hội Nền kinh tế thị trường – định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới đã có những bước tăng trưởng rất dánh khích lệ Những kết quả đạt được đó có phần đóng góp hết sức quan trọng của một nguồn nhân lực có kỹ năng, có trình
độ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong các thành phần kinh tế, đặc biệt trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, trên thực tế, việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước chưa đạt hiêu quả cao và còn nhiều bất cập Tình trạng tuyển dụng không theo nhu cầu thực tế và năng lực của người dự tuyển vẫn tồn tại, hiệu quả sử dụng lao động thấp, chế độ dành cho lực lượng lao động chưa tạo dược sức hút, chưa giữ chân được người thực sự có tài năng… Điều này đã làm cho chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước bị ảnh hưởng, đòi hỏi cầ phải
có những chế độ, chính sách phù hợp để giữ gìn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong muôn vàn những vấn đề mà các nhà quản lý phải đối mặt
để duy trì và phát triển doanh nghiệp, không thể không nhắc tới quản lý nhân sự Bởi lẽ nhân sự là những vấn đề mấu chốt cho sự thành công của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào
Quản lý nhân sự là yếu tố có tầm quan trọng chiến lược trong sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ
sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại với nhau Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được , học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân
sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức Theo ông Trần Tuấn Anh – Phó Giám đốc Trung tâm báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “ Theo xu hướng phát triển thị trường lao động, nghề Quản trị nhân lực chuyên nghiệp là một lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng của bất kỳ tổ chức nào”
Trang 2Kinh tế ngày càng hội nhập, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng Để giữ được nhân viên giỏi, doanh nghiệp đang phải dùng mọi cách như tăng lương, thưởng, tăng đào tạo, giao thêm quyền hạn cho nhân viên Hơn bao giờ hết, việc đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất và năng lực đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là vấn đề bức thiết Đào tạo những nhà quản trị có năng lực tuyển dụng, huấn luyện, sử dụng, phát huy tốt nhất nguồn nhân lực ấy lại càng cần kíp và thách thức hơn.Ngành học Quản trị nguồn nhân lực đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và không ngừng thay đổi, cập nhật cho kịp với xu thế của thời đại Ở tại Việt Nam, một số ít, rất ít trường Đại học bắt đầu đào tạo ngành này Sinh viên tốt nghiệp từ ngành này, tuyệt đại đa
số đã làm việc đúng chuyên ngành vì đây là một lĩnh vực tương đối mới với nhu cầu cao Qua thăm dò và khảo sát tình hình tại công ty FPT, chúng em được biết quản trị nguồn nhân lực hiện tại vẫn là một vấn đề khiến nhiều nhà lãnh đạo phải băn khoăn, nhất là khi đất nước đang hội nhập, đang phải vươn mình lớn lên từng ngày, từng giờ Mặc dù hằng năm có khoảng hơn 300.000 sinh viên tốt nghiệp
đã góp phần giải quyết nhân lực cho các doanh nghiệp nhưng thực
tế, nhân lực của chúng ta vẫn thiếu và yếu, một số chưa được sử dụng đúng chuyên ngành đào tạo, vì vậy, cũng chưa phát huy được năng lực Một số đông khác chưa thích nghi kịp với môi trường làm việc, phong cách chuyên nghiệp, hiện đại và còn nhiều bất cập khác Chính vì thế, chúng em đã làm bài báo cáo thực hành này về hoạt động Quản trị nguồn nhân lực của công ty FPT nhằm đưa ra các giải pháp tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp này
Trang 3Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp FPT 1.1: Lý do lựa chọn doanh nghiệp FPT
1.2: Khái quát chung về doanh nghiệp
1.2.1: Sơ lược về doanh nghiệp
FPT, tên viết tắt của Công ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty
Phát triển và Đầu tư Công nghệ), là một công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin
Ngày thành lập: 13/9/1988
Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội,
Việt Nam
Lĩnh vực kinh doanh:
+Công nghệ: bao gồm Phát triển phần mềm; Tích hợp hệ thống;
và Dịch vụ CNTT
+Viễn thông: bao gồm Dịch vụ viễn thông và Nội dung số
+Phân phối- bán lẻ các sản phẩm công nghệ: bao gồm Phân phối các sản phẩm công nghệ và Bán lẻ các sản phẩm công nghệ
+Giáo dục: bao gồm trường THPT FPT, Đại học FPT, sau đại học, liên kết quốc tế và đào tạo trực tuyến
Số điện thoại: (04) 73007300
Email: wedmaster@fpt.com.vn
Wedside: http://www.fpt.com.vn
Vốn điều lệ:
1.2.2: Lịch sử hình thành quá trình phát triển
- Ngày 13/9/1988, FPT được thành lập với tên gọi Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa (Chữ gốc FPT ban đầu
có nghĩa là The Food Processing Technology Company - Công ty Cổ
phần Chế biến Thực phẩm)
- Ngày 27/10/1990 được đổi thành The Corporation
for Financing Promoting Technology - Công ty Đầu tư và Phát triển
Công nghệ với hoạt động kinh doanh cốt lõi là CNTT
- Tháng 4 năm 2002 trở thành công ty cổ phần
Trang 4- Năm 1998 trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam tạo bước phát triển đột phá cho lĩnh vực này tại Việt Nam
- Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập trường Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT Hiệu trưởng của trường là Tiến sĩ Lê Trường Tùng, còn Chủ tịch Hội đồng Quản trị là Phó giáo sư, Tiến sĩ Trương Gia Bình
- Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổ phiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) và Intel Capital FPT nhận được một khoản đầu tư là 36,5 triệu USD thông qua quỹ đầu tư TPG Ventures và Intel Capital
- Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả thuận liên minh chiến lược
- Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ "Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ" thành "Công ty Cổ phần FPT" viết tắt là "FPT Corporation"
- Ngày 24 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố quyết định
bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới là ông Nguyễn Thành Nam thay ông Trương Gia Bình Ông Nam là thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, Chủ tịch HĐQT của Công ty Phần mềm FPT (FSOFT)
- Tháng 2 năm 2011, Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT có nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Đình Anh làm Tổng giám đốc thay thế cho ông Nguyễn Thành Nam
- Ngày 31 tháng 7 năm 2013, Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã thông qua nghị quyết bổ nhiệm ông Bùi Quang Ngọc, Tiến sĩ về cơ
sở dữ liệu, làm Tổng Giám đốc FPT thay thế ông Trương Gia Bình Ông Ngọc là một trong các thành viên sáng lập và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT
- Năm 2014, FPT là công ty CNTT đầu tiên của Việt Nam mua lại 1 công ty CNTT nước ngoài, RWE IT Slovakia (đơn vị thành viên của Tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu, RWE)
- Tháng 8 năm 2017, FPT chuyển nhượng 30% vốn tại Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) cho Vina Capital và Dragon Capital, giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn tại FPT Retail xuống còn 55%
- Tháng 9 năm 2017, FPT chuyển nhượng 47% vốn tại Công ty Cổ phần Thương mại FPT (FPT Trading) cho Tập đoàn Synnex (Đài Loan), giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn tại FPT Retail xuống còn 48%
1.3: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp FPT
Trang 51.3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguồn: http://fpts.com.vn/vn/gioi-thieu/gioi-thieu-chung/to-chuc/
1.3.2: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.3.2.1: Phòng Tổ chức - Hành chính – Nhân sự:
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính
Trang 6- Tổ chức tiếp nhận công văn, giấy tờ và phát hành công văn đi, đến, quản lý con dấu, lưu trữ công văn và hồ sơ công chức viên chức, tổ chức phục vụ khai thác tài liệu và lưu trữ theo chế độ quy định của Nhà nước - Quản lý tài sản, tổ chức, kế toán, quản lý kho, thủ quỹ , đánh máy cơ quan, sắp xếp phương tiện nơi làm việc và tổ chức hội họp của công ty
- Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức viên chức của Công ty
Quản lý và xây dựng kế hoạch biên chế, quỹ tiền lương, xây dựng
kế hoạch đào tạo công nhân viên chức hàng năm của Công ty
- Phối hợp và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật nghiệp vụ phù hợp với quy hoạch và phát triển
- Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan, công tác an ninh quốc phòng, phòng cháy chữa cháy của Công ty, giúp lãnh đạo theo dõi công tác thi đua khen thưởng
- Quản lý sử dụng các phương tiện làm việc đi lại của cơ quan phục vụ cho lãnh đạo Công ty đi công tác
- Thực hiện công tác báo cáo thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất về công tác của phòng
- Tổng hợp tình hình và lập kế họach của ngành Tổng hợp kế hoạch báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực được phân công cho lãnh đạo công ty
- Tổng hợp nghiên cứu, dự thảo và hướng dẫn các phòng ban và
cá nhân thực hiện các chủ trương, chính sách của ngành trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu
về các lĩnh vực quản lý của tổ chức theo quy định của pháp luật
- Thực hiện công tác báo cáo thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất về công tác của phòng
- Thực hiện 1 số công tác khác trong chức năng của Công ty khi Lãnh đạo công ty giao
1.3.2 2 Phòng kế toán
+ Chức năng : Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế
quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Hiệu trưởng
và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng qui chế, chế độ theo quy định hiện hành
+ Các nhiệm vụ cụ thể :
- Thu nhập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị
- Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm - Đề xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ tiêu chuẩn, định mức thu, chi
Trang 7- Đề xuất dự toán chi thường xuyên hàng năm trên cơ sở nhiệm
vụ cấp trên giao
- Đề xuất phân bổ tài chính thường xuyên hàng năm
- Hướng dẫn các phòng ban trực thuộc lập dự toán chi hàng năm
- Tham mưu xét duyệt các dự toán thu, chi hàng năm của đơn vị được Giám đốc phân công
- Trình báo cáo Bộ chủ quản dự toán thu, chi tài chính của Công
ty hàng quý, năm và các báo cáo cần thiết khác cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch
- Tổ chức thực hiện dự toán thu nhận hàng năm đã duyệt và các khoản thu nhận khác theo chỉ đạo, phê duyệt của Giám đốc công ty
- Thực hiện chi xuất tài chính cho các khoản chi theo chế độ qui định, các khoản chi theo dự toán, chi công việc được duyệt và các khoản chi ngoài dự toán chi được Giám đốc phê duyệt
- Trình Giám đốc phê duyệt các hồ sơ thanh quyết toán của các
cá nhân và các phòng ban trực thuộc
- Thực hiện việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập cao theo quy định
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định quản lý tài chính
và chế độ tài chính Thực hiện dự toán thu, chi hàng năm, chế độ chi trả cho người lao động, chế độ quản lý tài sản, các qui định về công
nợ, xử lý mất mát, hư hỏng, thiếu hụt tài sản
- Thu nhận, xuất cấp bảo quản tiền mặt và các chứng chỉ, hiện vật có giá trị như tiền - Thực hiện các thủ tục giao dịch ngân sách theo qui định với Kho bạc nhà nước Bắc Ninh - Thực hiện các thủ tục giao dịch tài chính với các Ngân hàng thương mại có mở tài khoản -Phát hành và luân chuyển các chứng từ kế toán theo qui định
- Thực hiện đầy đủ công tác kế toán tài chính theo qui định của Nhà nước
- Lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo qui định của Nhà nước
- Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định hiện hành của nhà nước phục vụ cho việc quản
lý, điều hành của Giám đốc , của cấp trên
- Thực hiện tự kiểm tra tài chính và công khai tài chính theo chế
độ quy định
1.3.2.3 Phòng kinh doanh
- Tổ chức quan hệ, tìm kiếm khách hàng để Công ty có thể tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện hợp đồng;
- Làm thủ tục xuất khẩu (hải quan, vận chuyển hàng);
- Hoàn chỉnh chứng từ xuất khẩu;
- Phối hợp với các phân xưởng sản xuất để lên kế hoạch sản xuất
và xuất khẩu hàng hóa; - Xây dựng kế hoạch vật tư, bao bì, nguyên
Trang 8liệu và tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng kịp thời phục vụ sản xuất;
- Quản lý kho thành phẩm, vật tư, bao bì sản xuất;
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về giá và chiến lược xuất khẩu;
- Tham gia các kỳ hội chợ trong - ngoài nước và các hoạt động xúc tiến thương mại
1.3.2.4 Phòng kỹ thuật
+ Chức năng chung:
- Hỗ trợ các công việc liên quan đến thiết kế đồ họa, thiết kế website, mạng nội bộ, domain,hosting, quản lý website nội bộ, email, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật
- Hỗ trợ các phòng ban khác các vấn đề về kỹ thuật chuyên môn (không giải đáp các thắcmắc linh tinh)
+ Nhiệm vụ chung:
- Hỗ trợ nhân viên kinh doanh web, giải đáp thắc mắc, giá cả, kỹ thuật, công nghệ liên quan
- Nhận yêu cầu từ nhân viên kinh doanh web, lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, xây dựng,phản hồi website
- Quản lý hệ thống mạng nội bộ, phần mềm chuyển giao của công ty
- Quản lý, đăng ký, gia hạn, khắc phục sự cố, sao lưu, phục hồi các vấn đề liên quan đến domain và hosting, email
- Lập kế hoạch, nâng cấp các sản phẩm kinh doanh của công ty
- Quản lý về kỹ thuật các website nội bộ của công ty
- Khắc phục sự cố máy tính nội bộ của công ty về mặt tổng thể của công ty (không chịu trách nhiệm cho các phần mềm dùng riêng – cá nhân hoặc linh tinh)
- Tư vấn chuyên sâu đối với các khách hàng có nhu cầu thiết lập mạng nội bộ
- Hỗ trợ hành chánh nhân sự đào tạo nhân viên về: giới thiệu tính năng – thông số kỹ thuật của các công cụ kinh doanh, đào tạo sử dụng phần mềm tin học hóa công ty, hướng dẫn nhân viên mới sử dụng email nếu họ chưa biết (Không hỗ trợ hướng dẫn các yêu cầu
sử dụng các phần mềm linh tinh)
1.4: Sự cần thiết phải nghiên cứu công tác quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiên FPT
Trang 9Chương 2: Thực dụng phân tích công việc tại doanh nghiệp
FPT 2.1: Cơ sở lý luận về phân tích công việc
2.1.1: Khái niệm
Phân tích công việc được hiểu là tiến trình thu thập thông tin về
công việc cụ thể để xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan
hệ khi thực hiện công việc, tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành các yếu cầu tối thiểu để người thực hiện cần có để hoàn thành công việc nào đó một cách thành công
2.1.2: Vai trò
Phân tích công việc có vai trò quan trọng, là cơ sở để triển khai các nội dung tiếp theo trong công tác quản trị nhân lực tại doanh nghiệp
Hoạch định nguồn nhân lực
Làm cơ
Tiêu chuẩn công việc
Mô tả công việc
Phân
tích
An toàn sức khỏe
Tuyển dụng Đào tạo phát
Đánh giá thành tích
Trả công khen thưởng
Trang 102.1.3: Quy trình
Bước 1: Xác định mục đích phân tích công việc
Bước 2: Xem xét thông tin cơ bản có liên quan
Bước 3: Lựa chọn người thực hiện công việc tiêu biểu để phân tích Bước 4: Thu thập các thông tin về công việc
Bước 5: Thẩm định kết quả phân tích
Bước 6: Viết các tài liệu về công việc.
2.2: Thực trạng phân tích công việc tại doanh nghiệp FPT 2.1.1: Chức năng nhiệm vụ của bộ phận trọng phân tích công việc