Dữ liệu sơ cấp: Thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn tiến hànhthu thập những thông tin bao gồm: Đối với các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh là về cách thức tiếp cận chính sách khuyến cô
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG MINH GIANG
ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG
Ở CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN THANH OAI, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Bảo Dương
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Giang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Bảo Dương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thờigian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộmôn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Quản lý kinh tế - Học viện Nông nghiệpViệt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thànhluận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Kinh tế huyệnThanh Oai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thànhluận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Giang
Trang 41.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
52.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của thực thi chính sách khuyến công 7
Trang 52.2.3 Rút ra bài học kinh nghiệm cho thực thi chính sách khuyến công huyện thanh oai 24
Trang 63.1.3 Khái quát chung kết quả phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở
huyện thanh oai 323.1.4 Tình hình thực hiện chính sách khuyến công tại huyện thanh
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 37
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 37
Phần 4 Kết quả và thảo luận 394.1 Thực trạng thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề của huyện thanh oa.i
394.1.1 Cụ thể hóa chính sách 39
4.1.2 Thực trạng lập kế hoạch triển khai chính sách 40
4.1.3 Tuyên truyền thực thi chính sách 43
4.1.4 Nguồn lực thực hiện chính sách 46
4.1.5 Triển khai các chính sách khuyến công 49
4.1.6 Cơ chế giám sát đánh giá thực thi chính
sách 61
4.1.7 Phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực thi chính
sách 64
Trang 74.3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách khuyến công tại các
làng nghề của huyện thanh oai
78
4.3.1 Định hướng 78
Trang 84.3.2 Giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề của
huyện thanh oai
78
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 86
5.1 Kết luận 86
5.2 Kiến nghị .87
Tài liệu tham khảo 89
Phụ lục 1 91
Phụ lục 2 95
Trang 10DANH MỤC MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình dân số lao động của huyện Thanh Oai từ năm 2013-2015 31Bảng 3.2 Kết quả công tác đào tạo nghề của huyện Thanh Oai 32Bảng 3.3 Thông tin điều tra sơ cấp 36Bảng 4.1 Kế hoạch tổ chức thực thi chính sách khuyến công huyện Thanh Oai
giai đoạn 2013 – 2015 41Bảng 4.2 Kế hoạch tập huấn chính sách giai đoạn 2013 -2015 42Bảng 4.3 Kế hoạch kinh phí thực hiện các chính sách khuyến công giai đoạn
2013-2015 42Bảng 4.4 Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền 43Bảng 4.5 Số lượng người được tham gia phổ biến chính sách khuyến công ở các
địa phương 44Bảng 4.6 Đánh giá của chủ các cơ sở nghề, người lao động tại các làng nghề về
hình thức tuyên truyền chính sách khuyến công trên địa bàn 45Bảng 4.7 Nhân lực thực thi chính sách khuyến công đoạn 2013 -2015 46Bảng 4.8 Đánh giá của chủ các cơ sở nghề, người lao động tại các làng nghề về thái
độ, tác phong làm việc của cán bộ khi thực thi chính sách khuyến công 47Bảng 4.9 Kinh phí cấp cho thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề 48Bảng 4.10 Đánh giá của cán bộ khuyên công về tính kịp thời và sự phù hợp trong
việc triển khai kinh phí của huyện Thanh Oai trong công tác thực thichính sách khuyến công 48Bảng 4.11 Đánh giá của cán bộ khuyến công về tính chính xác trong cách thức thu
thập hệ thống thông tin phản hồi về sự thực hiện chính sách khuyến công trên địa bàn huyện 62
Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực thi chính sách
khuyến công giai đoạn 2013 - 2015 63Bảng 4.13 Đánh giá của chủ các cơ sở nghề, người lao động và các cán bộ
khuyến công về công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chínhsách khuyên công trên địa bàn 64
Trang 11Bảng 4.14 Kết quả công tác đào tạo, truyền nghề và phát triển nghề năm 2013
-2015 49Bảng 4.15 Kết quả đào tạo, truyền nghề và phát triển nghề may công nghiệp, cơ
khí, mộc dân dụng, dệt công nghiệp giai đoạn 2013-2015 50Bảng 4.16 Đánh giá của cơ sở công nghiệp điều tra về công tác đào tạo, truyền
nghề và phát triển nghề 52Bảng 4.17 Kết quả triển khai kế hoạch nâng cao năng lực quản lý 53Bảng 4.18 Kết quả triển khai kế hoạch hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ
thuật, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2013 - 2015 54Bảng 4.19 Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các làng nghề 55Bảng 4.20 Đánh giá tính khả thi và phù hợp của chính sách hỗ trợ xây dựng mô
hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học
kỹ thuật 56Bảng 4.21 Số lượng các sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu năm 2013 - 2015 của thành phố Hà Nội 57Bảng 4.22 Đánh giá về tính hiệu quả từ chính sách phát triển sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu 58Bảng 4.23 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chính sách phát triển sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu 59Bảng 4.24 Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chính sách hỗ trợ liên danh, liên
kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp 60Bảng 4.25 Sự thu hút lao động từ các làng nghề trên địa bàn 3 xã năm 2015 trước
và sau khi có chính sách khuyến công 70Bảng 4.26 Đánh giá của đối tượng điều tra về sự phù hợp của chính sách khuyến
công thời gian gần đây 72Bảng 4.27 Đánh giá năng lực cán bộ khuyến công qua thực thi chính sách đào tạo
nghề, phát triển nghề và truyền nghề 76Bảng 4.28 Đánh giá của cơ sở công nghiệp về năng lực cán bộ khuyến công 77
Trang 12DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1 Vai trò của thực thi chính sách khuyến công đối với phát triển nông thôn 8
Sơ đồ 2.2 Vai trò của thực thi chính sách khuyến công đối với nhà nước 9
Hình 3.1 Địa giới hành chính huyện Thanh Oai 28
Sơ đồ 4.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức thực thi chính sách khuyến công 64
Trang 13TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hoàng Minh Giang
Tên luận văn: Đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề huyện ThanhOai, thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực thi chính sách khuyến công ởcác làng nghề, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khuyến công
ở làng nghề huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Đối tượng nghiên cứu của luận văn làtình hình thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề tại huyện Thanh Oai, chủ thể
mà đề tài hướng vào nghiên cứu tại đó là các cán bộ tổ chức, triển khai thực thi chínhsách khuyến công và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong tại làng nghề ở huyệnThanh Oai
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiêncứu này là các các số liệu về kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên, dân số lao động, kết quảsản xuất công nghiệp, các kết quả về mô hình, các chương trình khuyến công được lấy
ra từ các báo cáo về tình hình hoạt động khuyến công từ các phòng ban của huyệnThanh Oai v.v… Các bài báo, bản tin trên các phương tiện truyền thông, thông tin trêncác trang website Dữ liệu sơ cấp: Thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn tiến hànhthu thập những thông tin bao gồm: Đối với các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh là
về cách thức tiếp cận chính sách khuyến công đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn,chuyển giao khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại; Đối với Người lao động tại cáclàng nghề là về quá trình tham gia các lớp đào tạo nghề, quá trình chuyển giao ứngdụng khoa học kỹ thuật; Đối với cán bộ khuyến công là về Chính sách khuyến công,cách thức triển khai thực hiện, hiệu quả của chính sách khuyến công, phương hướng
và giải pháp thúc đẩy khuyến công trong thời gian tới Sau khi thu thập được cácthông tin cần thiết qua các phiêu điều tra và báo cáo số liệu sẽ được tổng hợp và xử lýbằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc sosánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách khuyếncông tại các làng nghề Luận văn đã đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến chínhsách khuyến công tại các làng nghề, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thực thi chính sáchkhuyến công, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách khuyến công tạicác làng nghề
Trang 14Luận văn đã phân tích thực trạng công tác thực thi chính sách khuyến công trênđịa bàn huyện Thanh Oai thời gian từ năm 2013 – 2015 Làm rõ các yếu tố ảnh hưởngđến quá trình thực thi chính sách khuyến công trên địa bàn huyện Thanh Oai, đưa rakết quả đạt được và những hạn chế gặp phải, từ đó đưa ra sáu giải pháp nhằm hoànthiện công tác triển khai thực thi chính sách khuyến công trên địa bàn huyện ThanhOai thời gian tới là: Hoàn thiện lập kế hoạch, thực hiện triển khai chính sách; hoànthiện truyền thông và tư vấn chính sách, hoàn thiện trong phối hợp triển khai chínhsách khuyến công; hoàn thiện kiểm tra thực hiện chính sách, tăng cường nguồn lựcthực thi chính sách và cải cách thủ tục hành chính
Quá trình CNH, HĐH nông thôn nước ta những năm đổi mới đă tạo điều kiệncho nhiều Làng nghề truyền thống phục hồi phát triển, đồng thời xuất hiện những làngnghề mới Hoạt động SXKD của các làng nghề ngày càng đa dạng và có những đónggóp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.Thực tế cho thấy, những chuyển biến tích cực của làng nghề là kết quả từ nhiều nhân
tố tác động, trong đó nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng là các chính sách khuyếncông Với đề tài luận văn: “Đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghềhuyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” Tác giá luận văn đă hoàn thành các mục tiêunghiên cứu và có những đóng góp làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của các chính sáchkhuyến công đối với sự phát triển các làng nghề Khái quát điều kiện tự nhiên, KT–
XH để thấy thuận lợi, khó khăn với sự phát triển làng nghề và từ đó đề ra những giảipháp để hoàn thiện chính sách khuyến công nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề tạihuyện Thanh Oai
Trang 15THESIS ABSTRACT
Author’s name: Hoang Minh Giang
Thesis topic: Assessment of policy implementation on industrial extension in craftvillages in Thanh Oai District, Hanoi City
Major: Business Management Code: 60 34 04 10
Place of training: Vietnam National University of Agriculture
Research purpose: Assessment of policy implementation on industrial extension
in craft villages, then propose solutions aimed at complete the industrial extensionpolicy in the craft village of Thanh Oai district, Hanoi city Study subjects of the thesis
is the situation of policy implementation on industrial extension in craft villagess inThanh Oai district, Hanoi city; the main organ that research-oriented topics is theofficers organization, implementation of industrial extension policy; businesses,household business in the craft villages in Thanh Oai district
Thesis use methods of data collection: Secondary materials that support thisresearch include: Data on socio-economic, natural conditions, the working population,the results of industrial production, the results of the model, the industrial extensionprogram is taken from the report of the situation of industrial extension activitiesfrom Thanh Oai district office etc the articles and news reports in the media, theinformation on the website … Primary data: Through surveys and interviews to collectinformation including: For businesses, households are about how to approach theextension policy particularly capital support policies, science and technology transfer,extension of trade; For Workers in the craft villages is about the process of participating
in vocational training courses, the transfer of scientific and technical applications; Forindustrial extension officers industrial extension policy is about how the implementationand effectiveness of public policies, orientations and measures to promote industrialextension in the near future After collecting the necessary information through thesurveys and reporting will be aggregated and processed using Microsoft Excel software,conducting stool nest statistics to serve as a basis for the comparison, analysis and drawpractical conclusions
Thesis has contributed to systematize the rationale for policy implementation onindustrial extension in craft villages Thesis has launched the basic concepts related topublic policies in the craft villages, characteristics, role and significance of the industrialextension policy implementation, analysis of factors affecting the implementation ofpolicies industrial extension in the craft villages Thesis has analyzed the situation ofindustrial extension policy enforcement Thanh Oai district from 2013 - 2015 Clarify
Trang 16the factors affecting the implementation of public policies Thanh Oai district, has giventhe results achieved and constraints encountered, which offers six solutions to perfectthe implementation of policies to implement the recommendations Thanh Oai district's
in future: Improvement of the planning, policy implementation; Improvement ofcommunication and policy advice; Improvement Improvement of the coordinateddeployment of industrial extension policies; Improvement of inspection policyimplementation; Strengthen policy enforcement resources and administrativeprocedures reform
The process of industrialization and modernization of rural in our country createdconditions for many traditional craft village recovery and development, at the same timeappeared the new craft villages The business activities of the craft village areincreasingly diverse and have positive contributions to economic growth, restructuringrural economy in our country In fact, the positive changes of the village is the result ofmany factors affecting, in which factors particularly important role that policyimplementation on industrial extension With the subject of the thesis: "Assessment ofpolicy implementation on industrial extension in craft villages in Thanh Oai district,Hanoi city" Author has been completed research objectives of thesis and contribute toclarify the basis of the theory and practice of industrial extension policy with respect tothe the development of craft villages Essential natural conditions, the economy andsociety to find advantages, difficulties with the development of the craft villages andfrom there set out the solutions to improve industrial extension policy aimed atpromoting the development of craft villages in the Thanh Oai District
Trang 17PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, chính sách khuyến công đã có những đóng góptích cực trong khuyến khích phát triển sản xuất ở địa phương, là cầu nối cho cácđơn vị sản xuất công nghiệp, giúp cơ sở sản xuất tìm kiếm thị trường, giới thiệusản phẩm, liên doanh, liên kết đầu tư, là kênh thông tin để người dân và doanhnghiệp tiếp cận, tìm kiếm thông tin về khoa học - kỹ thuật, chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước trong phát triển công nghiệp
Thời gian qua, việc thực thi chính sách khuyến công tại huyện Thanh Oai
đã có những bước phát triển đáng kể, khẳng định được vai trò quan trọng trongviệc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, giá trị sản xuấtcông nghiệp nông thôn ngày càng tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởnông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều laođộng tại địa phương có thu nhập ổn định Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh,người lao động trên địa bàn đã tiếp cận và hiểu được chủ chương chính sách củaĐảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn Kinh phíkhuyến công tuy không lớn nhưng đã thực sự động viên khuyến khích được cácđơn vị quyết tâm đầu tư phát triển sản xuất
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực thi chính sách khuyến công củahuyện Thanh Oai còn bộc lộ nhiều hạn chế như chưa xuất phát từ nhu cầu thực tếcủa doanh nghiệp; cũng như chưa có định hướng kế hoạch mang tính chiến lượcđáp ứng nhu cầu phát triển và nhân rộng đối với các cụm công nghiệp cũng nhưphát triển nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh… Cơ chế quản lý hoạt độngkhuyến công còn thiếu dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp các hoạt động khuyếncông giữa các đơn vị, tổ chức đoàn thể trong tỉnh gây lãng phí nguồn ngân sách.Thực tế cũng cho thấy nhiều chính sách của huyện chưa đồng bộ, thườngxuyên phải bổ sung sửa đổi, thậm chí chưa thích hợp, khó thực thi gây bế tắctrong hoạt động thực tiễn
Nhằm đưa ra được bức tranh tổng quát về hoạt động khuyến công tại cáclàng nghề của huyện Thanh Oai và rút ra những giải pháp tăng cường hoạt độngkhuyến công của huyện đối với các làng nghề nhằm góp phần khai thông bế tắccủa tình trạng cơ sở sản xuất làng nghề thiếu vốn, thiếu những định hướng sản
Trang 18xuất và phát triển mang tính bên vững trên cơ sở làng nghề truyền thống và nghềmới phù hợp với truyền thống của địa phương, trong khi ngân hàng không chovay sẽ là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trongcác làng nghề tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ nhằm đổi mới công nghệ, qua đónâng cao năng suất, giảm ô nhiễm môi trường, phát triển đào tạo lao động, quản
lý Khai thác hiệu quả mọi tiềm năng của khu vực làng nghề đóng góp nhiều hơnnữa vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Thanh Oai
Trước kia cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tổ thực thi chínhsách khuyến công tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Nguyễn ThịThanh Kim Huệ, 2014), Chính sách khuyến công tại tỉnh Bắc Giang (Trần TôKhương, 2013) và Thực hiện tổ chức khuyến công tại TP.Hà Nội (Nguyễn ThịThủy, 2013) Các công trình đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn
về hoạt động khuyến công, phản ánh được thực trạng các hoạt động khuyêncông đang diễn ra tại địa điểm nghiên cứu Nhưng chưa công trình nào miêu
tả, đánh giá được quá trình thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghềnhư thế nào
Căn cứ vào tình hình thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giáthực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề huyện Thanh Oai, thànhphố Hà Nội”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề, qua đó đề xuấtnhững giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khuyến công ở làng nghề huyệnThanh Oai, thành phố Hà Nội
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khuyến công ở cáclàng nghề huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội
Trang 191.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà tác giả luận văn hướng tới là quá trình triển khaithực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề của cán bộ quản lý huyệnThanh Oai, sự đánh giá của các chủ cơ sở nghề, doanh nghiệp về quá trình thựcthi chính sách khuyến công của các cán bộ huyện Thanh Oai
Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu, báo cáo các năm 2013, 2014, 2015
Số liệu sơ cấp: thu thập tình hình của các làng nghề trong năm 2015
Phạm vi đề xuất giải pháp: 2025
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề gồm những nội dung gì?
Trang 20- Về thực tiễn:
Luận văn đã phân tích thực trạng công tác thực thi chính sách khuyến côngtrên địa bàn huyện Thanh Oai thời gian năm 2013 – 2015 Làm rõ các yếu tốảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách khuyến công trên địa bàn huyệnThanh Oai, đưa ra kết quả đạt được và những hạn chế gặp phải, từ đó đưa ranăm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác triển khai thực thi chính sách khuyếncông trên địa bàn huyện Thanh Oai thời gian tới là: Hoàn thiện lập kế hoạch,thực hiện triển khai chính sách; hoàn thiện truyền thông và tư vấn chính sách,hoàn thiện trong phối hợp triển khai chính sách khuyến công; hoàn thiện kiểmtra thực hiện chính sách, tăng cường nguồn lực thực thi chính sách, cải cách thủtục hành chính
Trang 21PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH KHUYẾN CÔNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm làng nghề
Trong xã hội nông thôn Việt Nam từ ngàn năm nay, làng đã là một tế bào
xã hội Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, những nét thuần phong mỹtục cổ truyền ở nông thôn vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay
Từ buổi ban đầu, phần lớn người dân trong làng vẫn sống bằng nghề nôngnghiệp Về sau để đáp ứng những nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt, có những bộphận dân cư chuyển sang làm và sống bằng các nghề thủ công, họ liên kết chặtchẽ với nhau tạo thành các phường đúc đồng, phường làm mộc, Từ đó các nghềđược lan truyền và hình thành lên các làng nghề
Làng nghề: Là một làng tuy vẫn có trồng chọt, chăn nuôi và một số nghềphụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ, ) song đã nổi trội một nghề truyềnthống, tinh sáo mới một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyênnghiệp, có phường hội, có quy trình công nghệ nhất định, sống chủ yếu bằngnghề đó, sản xuất ra những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tính hàng hóa, (Mai Thế Hơn, 2000)
Làng nghề thủ công: là làng nghề sản xuất các hàng thủ công, nơi quy tụcác nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời Tạiđây có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất
Làng một nghề: Là làng duy nhất có một nghề sản xuất và tồn tại, hoặc cómột nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khách chỉ có lác đác ở một vài hộkhông đáng kể
Làng nhiều nghề: Là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề, có tỷ trọng cácnghề chiếm ưu thế gần tương đương nhau
Làng nghề truyền thống: Là những làng xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử(từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm) và tồn tại đến ngày nay
Trang 22Làng nghề mới: Là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa củacác làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổimới, thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường
Vậy có thể quan niệm làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong mộtthôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuấtkinh doanh độc lập, là những làng có ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế
về số hộ, số lao động, và số thu nhập so với nghề nông
2.1.1.2 Khái niệm về chính sách
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thểnhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hìnhthực tế mà đề ra”
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp đượcthể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo
sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họnhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một
hệ thống xã hội”
Theo Đỗ Kim Chung (2006): Chính sách là tập hợp các chủ trương và hànhđộng về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện Nóbao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêuđó
Các quan điểm về chính sách trên có những định nghĩa khác nhau là dođứng trên các góc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung đềuthống nhất ở những nội dung cơ bản và cùng nhằm mục đích phát triển kinh tế
Và trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm được nêu trong giáotrình “Chính sách nông nghiệp” của Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2008 là:
“Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thốngquy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăntrong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, đảmbảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế”
2.1.1.3 Khái niệm chính sách khuyến công
Chương trình khuyến công quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ vềhoạt động khuyến công quốc gia và địa phương trong từng giai đoạn (thường là
05 năm) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và áp dụng sản xuất sạch hơn trong công
Trang 23nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế -
xã hội, lao động ở các địa phương (Nghị định 45/2012/NĐ-CP)
Kế hoạch khuyến công là tập hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến công hàngnăm, trong đó đưa ra tiến độ, dự kiến kết quả cụ thể cần đạt được nhằm đáp ứngyêu cầu của chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn Kế hoạch khuyếncông quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt; kế hoạch khuyến côngđịa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (Nghị định45/2012/NĐ-CP)
Đề án khuyến công là đề án được lập để triển khai một hoặc một số nộidung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 4 Nghị định này Đề án khuyếncông có mục tiêu, nội dung và đối tượng thụ hưởng, có thời gian thực hiện vàkinh phí xác định (Nghị định 45/2012/NĐ-CP)
Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu “Chính sách khuyến công là tổng thể cácquan điểm, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các tổchức, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp nông thôn nhằm giải quyết vấn đề
Thứ hai, thực thi chính sách khuyến công phụ thuộc vào đặc điểm tổ chứcthực hiện ở mỗi địa phương Mỗi địa phương khác nhau có cơ cấu tổ chức, cáchthực triển khai và các lĩnh vực hoạt động khác nhau Việc thực hiện chính sáchkhuyến công phải đảm bảo đi đúng hướng với mục tiêu phát triển KT-XH củađịa phương
Thứ ba, đối tượng hưởng lợi của việc thực hiện chính sách khuyến côngbaogồm hai nhóm đối tượng là: người sản xuất, cán bộ thực hiện và các tổ chức liênquan đến làng nghề Việc thưc hiện chính sách khuyến công không thể thỏa mãnđược nhu cầu của tất cả mọi người trong xã hội, nó có thể ảnh hưởng tích cựcđến đối tượng này nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng khác
Trang 24Thứ ba, thực thi chính sách khuyến công phải dựa trên phương pháp có sựtham gia của người dân, họ chính là đối tượng thụ hưởng của việc thực hiệnchính sách Việc phát huy sự tham gia của ngườ dân trong thực hiện chính sách
là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển làng nghề,đồng thời tăng cường vai trò của người dân trong thực hiện chính sách sẽ tậndụng tối đa nguồn lực cộng đồng, đảm bảo tính bền vững của chính sách (Trần
Tô Khương, 2013)
2.1.2.2 Vai trò của thực thi chính sách khuyến công
a Vai trò trong phát triển nông thôn
Thông qua hoạt động khuyến công, các cơ sở công nghiệp nông thôn vàngười lao động có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm kiến thức, hỗtrợ giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất và đời sống kinh tế xã hội
Điện nước Giao thông Giáo dục, y tế
Khuyến công Phát triểnnông thôn Khuyến nông
Tín dụng Thị trường Công nghệ
Sơ đồ 2.1 Vai trò của thực thi chính sách khuyến công đối với
phát triển nông thôn
Nguồn: Nguyễn Văn Long (2006)
b Vai trò đối với nhà nước
Khuyến công là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các chínhsách, chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn
Vận động cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp thu và thực hiện chính sách,pháp luật của nhà nước
Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu và nguyệnvọng của các cơ sở công nghiệp nông thôn đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở
đó nhà nước hoạch định, sửa đổi để có được các chính sách phù hợp
Trang 25Sơ đồ 2.2 Vai trò của thực thi chính sách khuyến công đối với nhà nước
Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ (2007)
c Là cầu nối giữa cơ sở công nghiệp và nhà khoa học
Trên thực tế giữa nghiên cứu và ứng dụng thường có một khâu trung gian
để truyền tải hoặc cải tiến cho phù hợp thì mới áp dụng được Ngược lại nhữngkinh nghiệm, những đòi hỏi, nhận xét, đánh giá về kỹ thuật mới của người dân vàdoanh nghiệp cũng cần được phản hồi tới các nhà khoa học để họ giải quyết chosát thực tế Trong trường hợp này vai trò của khuyến công chính là chiếc cầu nốigiữa khoa học với người dân và doanh nghiệp
2.1.2.3 Ý nghĩa
Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia
hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụkhuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địaphương
Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo việclàm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội
Nhận diện rào cản và tìm kiếm nguyên nhân, qua đó đề xuất giải pháp gỡ
bỏ rào cản cho các làn nghề trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Bảnthân các làng nghề, đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động sẽ nhận thức rõhơn những rào cản hiện tại và dự báo những rào cản trong tương lai để chuẩn bịnhững phương án sản xuất kinh doanh phù hợp
Trang 26Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tếđầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng caonăng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trần
- Văn bản thành lập bộ máy tổ chức thực thi chính sách, phân cấp trong quản
Tập hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm trong đó đưa ra tiến
độ, dự kiến kết quả cụ thể cần đạt được nhằm đáp ứng yêu cầu của chường trìnhkhuyến công cấp huyện từng giai đoạn Hàng năm căn cứ vào chương trìnhkhuyến công, từng giai đoạn đã được phê duyệt và văn bản hướng dẫn của các cơquan có liên quan, phòng công thương chủ trì hướng dẫn xây dựng và tổng hợptrình UBND huyện phê duyệt kế hoạch, đồng thời phòng công thương cũng tổchức triển khai kế hoạch khuyến công cấp huyện theo kế hoạch được phê duyệt
Cụ thể hóa kế hoạch khuyến công là đề án khuyến công, đề án khuyến cônghuyện do phòng kinh tế thực hiện theo kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt.2.1.3.3 Tuyên truyền thực thi chính sách
Thông qua việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chínhsách, người thực thi có thể hiểu rõ thêm về mục đích, yêu cầu của chính sách, vềtính đúng đắn của chính sách để tự giác thực hiện theo đúng yêu cẩu về quản lýcủa Nhà nước
Trang 27Việc tuyên truyền cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với mọiđối tượng ngay cả khi chính sách đang được thực thi Có thể phổ biến, tuyêntruyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với đốitượng tiếp nhận, gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng
Công tác tuyên truyền chính sách là hoạt động có mục đích, có kế hoạchnhằm phổ biến, giải thích về chính sách, làm cho người dân hiểu rõ nội dung củachính sách Công tác tuyên truyền có vị trí rất quan trọng Muốn đạt được sự nhấttrí, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động, thực hiện được các mục tiêu,phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra thì phải có sự hiểu rõ và ủng hộ của người dân(Phan Đức Thức, 2014)
2.1.3.4 Nguồn lực thực hiện chính sách
Để tổ chức thực thi chính sách trước hết cơ quan có thẩm quyền quản lýchính sách phải lựa chọn, xây dựng cơ quan thực thi và giao nhiệm vụ chính thứccho cơ quan này Cơ quan thực thi chính sách cần phải bảo đảm về tư cách phápnhân, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, có đủ nguồn lực (nhân lực, vậtlực, tài lực); có hệ thống báo cáo, thống kê, điều tra, phân tích đánh giá trong quátrình thực thi chính sách; có đội ngũ cán bộ, công chức có kinh nghiệm, kiến thức
về khuyến công được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, được thông qua cácchương trình, kế hoạch, đề án khuyến công do cơ quan quản lý nhà nước về hoạtđộng khuyến công tổ chức (Phan Đức Thức, 2014)
2.1.3.5 Triển khai thực hiện các chính sách khuyến công tại các làng nghề
Để tiếp tục khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, nâng cao chấtlượng của hoạt động khuyến công, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sáchlàm cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động này
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP đã mở rộng đối tượng được thụ hưởng chínhsách khuyến công; ưu tiên hỗ trợ theo địa bàn và theo ngành nghề; quy định chế
độ đối với cộng tác viên khuyến công, v.v Kèm theo đó làcác thông tư hướngdẫn để việc triển khai nghị định của Chính phủ về khuyến công được thuận lợi đã
ra đời Mới đây, Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014) Nhờ
đó, hoạt động khuyến công được thuận lợi, có điều kiện đóng góp tích cực hơnvào phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phương
Trang 28b Chính sách nâng cao năng lực quản lý
- Tổ chức tư vấn trực tiếp tại cơ sở;
- Hỗ trợ xây dựng các điểm tư vấn;
- Hỗ trợ một số trang thiết bị ban đầu như bàn ghế, tủ sách, máy tính, tài liệuphục vụ công tác tư vấn Trước mắt hỗ trợ hình thành thí điểm 1 điểm, rút kinhnghiệm và mở rộng thêm một số điểm tư vấn khuyến công tại một số địa điểm;
- Phát triển mạng lưới và tư vấn khuyến công từ tỉnh đến các huyện, xã.Nâng cao năng lực các tổ chức hoạt động khuyến công (Trung tâm khuyến côngtỉnh; Tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội; Các cơ sở đào tạo, các khuyến công viên
và cộng tác viên khuyến công);
- Cung cấp thông tin;
- Xây dựng làng nghề dữ liệu điện tử về CN, TTCN và làng nghề phạm vitoàn tỉnh tại Trung tâm khuyến công, kết nối với Cục Công nghiệp địa phương vàcác tỉnh;
- Xây dựng chương trình truyền hình, bản tin công nghiệp, ấn phẩm khuyếncông, catalo, tài liệu chuyên đề;
- Cung cấp thông tin hoạt động khuyến công cho các báo, đài trung ương,địa phương nhằm giới thiệu các hoạt động khuyến công nổi bật, các mô hình sản
Trang 29xuất kinh doanh điển hình, công nghệ - kỹ thuật mới trong sản xuất công nghiệp nông thôn;
- Tăng cường trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về công tác khuyếncông với các tỉnh Xây dựng trang Web khuyến công nối mạng với Cục Côngnghiệp địa phương, Trung tâm khuyến công các tỉnh, các cơ quan, các huyệntrong tỉnh và các tổ chức dịch vụ khuyến công;
- Hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường cho các sảnphẩm CN, TTCN, làng nghề của tỉnh (Trần Tô Khương, 2013)
c Chính sách thực thi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giaocông nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục mô hình trình diễn kỹ thuật côngnghệ mới, sản phẩm mới cần phổ biến nhân rộng; danh mục công nghệ, tiến bộkhoa học kỹ thuật cần hỗ trợ chuyển giao;
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn trong các lĩnh vực sản xuất tiểuthủ công nghiệp để khuyến khích hiện đại hoá công nghệ truyền thống; sửa chữa,sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp, cơ khí tiêu dùng;chế biến nông – lâm – thủy sản; chế biến nguyên liệu, đặc biệt là quy mô nhỏ tạicác vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến,tiểu thủ công nghiệp;
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiêntiến vào các khâu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễmmôi trường (Nguyễn Thị Thanh Kim Huệ, 2014)
d Thực thi chính sách phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- Xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn thểhiện bản sắc văn hóa truyền thống, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong
và ngoài nước;
- Xây dựng và ban hành hệ thống Quy chế bình chọn các sản phẩm côngnghiệp nông thôn tiêu biểu phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng theo 5 cấp: xã,huyện, tỉnh, khu vực (vùng), quốc gia;
- Tổ chức bình chọn và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nôngthôn tiêu biểu cấp xã, huyện, tỉnh, khu vực, quốc gia;
Trang 30- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu mở rộngsản xuất, thị trường, cải tiến công nghệ, mẫu mã, bao bì đóng gói để tạo ranhững sản phẩm đạt được cấp cao hơn;
- Chi hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêubiểu Xây dựng, đăng ký thương hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại;
- Tổ chức các hội thảo mỗi xã một làng nghề phi nông nghiệp nhằm giúpngười tìm hiểu và tiếp cận tới việc phát huy thế mạnh của làng nghề và tìm giảipháp cho việc đưa nghề mới vào sản xuất (Trần Tô Khương, 2013)
e Thực thi chính sach phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin
- Hỗ trợ hoạt động tư vấn khuyến công trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư;marketing; quản lý sản xuất – tài chính – kế toán – nhân lực; thiết kế mẫu mã,bao bì đóng gói; đất đai; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sảnxuất công nghiệp nông thôn;
- Hỗ trợ hình thành và phát triển các hoạt động tư vấn khuyến công, gồm:điểm tư vấn cố định; tư vấn trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; tưvấn qua mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng;
- Hỗ trợ xây dựng làng nghề dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn,mạng lưới cộng tác viên tư vấn khuyến công cấp xã, huyện đến tỉnh;
- Hỗ trợ xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, ấn phẩmkhuyến công, trang web và các hình thức thông tin đại chúng khác (Nguyễn ThịThanh Kim Huệ, 2014)
f Thực thi chính sách hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triểncụm công nghiệp
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngànhnghề; liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sảnxuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch;
- Hỗ trợ hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp trong các ngànhdệt may, da giầy, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp;
- Hỗ trợ lập quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm côngnghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương tại những địa bànkhó khăn, công nghiệp chậm phát triển (Phan Đức Thức, 2014)
Trang 31g Thực thi chính sách nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chươngtrình khuyến công
- Nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hànhmới các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách vềhoạt động khuyến công;
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn hoạt động khuyếncông để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công;
- Hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm khuyến công theo hướngchuyên nghiệp hóa, kết nối với các cơ quan, viện, trường, doanh nghiệp có khảnăng thực hiện các hoạt động đào tạo, tư vấn kỹ thuật tại cơ sở;
- Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng caonăng lực quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ làm côngtác khuyến công;
- Hợp tác quốc tế để hỗ trợ cho hoạt động khuyến công trong nước (NguyễnThị Thanh Kim Huệ, 2014)
2.1.3.6 Cơ chế giám sát đánh giá thực thi chính sách
Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực thi chính sách và nộidung quan trọng đảm bảo cho sự thành công của chính sách Công tác này baogồm việc xác lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá chính sách.Mọi hoạt động triển khai đều cần kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo chính sáchđược thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực Các cơ quan Nhànước cần bám sát kiểm tra việc thực hiện chính sách một cách thường xuyên và
cụ thể để khắc phục và hạn chế được những phát sinh, khó khăn một cách kịpthời (Phan Đức Thức, 2014)
2.1.3.7 Phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực thi chính sách
Phân cấp, phân quyền trong thực thi chính sách khuyến công gồm:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Thực hiện chức năng chỉ đạo, quản lýnhà nước đối với hoạt động khuyến công trong phạm vi địa phương, bao gồm:
+ Xây dựng, sửa đổi và ban hành chủ trương, chính sách, văn bản quyphạm pháp luật về công tác khuyến công phù hợp với quy định của pháp luật vàđiều kiện địa phương;
Trang 32+ Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công địa phương từng giai đoạn và kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm tại địa phương;
+ Quyết định hình thức hỗ trợ từ kinh phí khuyến công địa phương cho các nội dung hoạt động khuyến công;
+ Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công tại địa phương;
+ Xây dựng, trình Bộ Công Thương tổng hợp các chương trình, kế hoạch,
đề án khuyến công có sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia
- UBND quận, huyện:
+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiếu nại, tố cáo trong các hoạt động khuyến công trên địa bàn địa phương;
+ Quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút các nguồn vốn cho hoạt động khuyến công của địa phương;
+ Cân đối kinh phí từ ngân sách địa phương đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh;
+ Theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương về hoạt động khuyến công tại địa phương
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách khuyến công
Chính sách khuyến công có thể tác động thúc đẩy hoặc có thể cản trở sựphát triển của làng nghề hoặc không mang lại những tác dụng mong muốn Điềunày phụ thuộc vào quá trình chính sách, đó là hoạch định chính sách, tổ chứcthực thi chính sách và phân tích chính sách để đưa ra những kiến nghị hoàn thiệnchính sách Vì vậy chất lượng của chính sách khuyến công chịu ảnh hưởng bởinhiều nhân tố, trong đó một số nhân tố cơ bản là (Phạm Thị Yên, 2012)
2.1.4.1 Sự phát triển của các làng nghề và sản phẩm trong các làng nghề
Sự tồn tại và phát triển các làng nghề phụ thuộc rất lớn vào sự biến đổi củathị trường, những làng nghề có khả năng đáp ứng và thích ứng với sự thay đổinhu cầu của thị trường thì có sự phát triển nhanh chóng Chính thị trường đă tạođịnh hướng cho phát triển của các làng nghề Các hộ, cơ sở SXKD của các làngnghề phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu của hàng hoá dịch
vụ, xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường để hoạchđịnh, cải tiến SXKD phù hợp Ngày nay thị trường không cn bó hẹp là thị trường
Trang 33hàng hoá dịch vụ mà các loại thị trường khác như: thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ… đều có.Nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng cao, sự cạnh tranhcủa cơ chế thị trường đi hỏi phải đa dạng hoá các sản phẩm, nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm Do vậy các làng nghề cũng phải không ngừng đổi mớitrang thiết bị, công nghệ tiên tiến vào quá trình SXKD Trình độ kỹ thuật và côngnghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và do đóảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Nó có thể quyết định sựtồn tại hay suy vong của cơ sở sản xuất sản phẩm đó.
Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương trước đây là đặc điểm củalàng nghề và là nhân tố góp phần hình thành làng nghề Hiện nay, do hội nhậpkinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông… thuận lợi, nguồnnguyên vật liệu khác nhau cho sản xuất các sản phẩm Vì vậy khối lượng, chấtlượng, chủng loại và khoảng cách nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếptới chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất.Việc sử dụng các loạinguyên vật liệu hợp lý, thay thế, giá rẻ phù hợp với quá trình sản xuất là nhân tốtác động đến sự phát triển của các làng nghề (Phạm Thị Yên, 2012)
2.1.4.2 Các nhân tố về môi trường chính sách
Quá trình hội nhập và phát triển đòi hỏi cùng với quá trình đổi mới chínhsách Hệ thống các chính sách của nhà nước có những tác động to lớn có ý nghĩaquyết định tới sự phát triển KT-XH nói chung và các làng nghề nói riêng Sự canthiệp của nhà nước vào các hoạt động SXKD trong điều kiện phát triển kinh tếthị trường là một tất yếu mà các công cụ quan trọng nhất là các chính sách, đặcbiệt là các chính sách kinh tế Các chính sách này có vai trò quan trọng trong việchoạch định, hỗ trợ làng nghề phát triển, tạo môi trường SXKD cho sự phát triểncủa làng nghề (Trần Tô Khương, 2013)
2.1.4.3 Điều kiện cụ thể, đặc thù của địa phương
Các điều kiện về kinh tế, xă hội của huyện có tốc độ phát triển kinh tếnhanh, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với các điều kiện tự nhiên kháthuận lợi về địa lư, cơ sở hạ tầng…, trình độ dân trí khá cao, thu nhập, đời sốngnhân dân khá v.v… là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thực thi chínhsách, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chính sách Mặt khác nhữngđặc điểm của làng nghề ở địa phương cũng tác động đến chất lượng của chínhsách khuyến công, các chính sách khuyến công phải phù hợp với các đặc điểmnày Ví
Trang 34dụ như chính sách khuyến công phải góp phần cải thiện môi trường ở các làngnghề, đổi mới khoa học công nghệ thay cho thủ công lạc hậu, khuyến khích các
mô hình sản xuất lớn thay cho manh mún nhỏ bé v.v… (Phạm Thị Yên, 2012).2.1.4.4 Bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ hoạch định và thực thi chính sáchThành công của chính sách khuyến công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
và sự hoạt động của cơ quan và cán bộ hoạch định và thực thi chính sách đó Phải
có bộ máy hiệu lực và cán bộ có đủ trình độ, năng lực, có sự phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địaphương, giữa nhà nước và nhân dân, thì mới có thể làm tốt công tác phân tích, dựbáo, nêu sáng kiến lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng ban hành chính sáchkhuyến công, tổ chức các hình thức cơ cấu thực hiện chính sách như hướng dẫn,đào tạo tập huấn, xây dựng các chương trình, dự án cụ thể hóa để thực hiện chínhsách, tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá để có những tổng kết, điều chỉnh, hoànthiện chính sách
2.1.4.5 Thủ tục hành chính và kinh phí
Các thủ tục hành chính tạo ra môi trường cho quá trình chính sách khuyếncông, quy định những đòi hỏi và bước đi cần thiết cho quá trình chính sáchkhuyến công tạo ra trình tự ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lí tối ưu.Mặt khác để có một chính sách khuyến công và chính sách đó đi vào cuộc sốngđòi hỏi phải có một nguồn kinh phí nhất định từ NSNN; từ các tổ chức và nhândân đóng góp, đầu tư; từ tài trợ, ủng hộ của tổ chức, nhân dân trong và ngoàinước (Phạm Thị Yên, 2012)
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN
CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Kinh nghiệm thực thi chính sách khuyến công của một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Đài loan
Trong cơ cấu công nghiệp, hầu hết là các xí nghiệp nhỏ và vừa, phát triểntrải qua các giai đoạn nông nghiệp tiến lên công nghiệp hóa Để hỗ trợ phát triểncông nghiệp, Bộ Kinh tế Đài Loan đã đề ra các chương trình phát triển làng nghềtại các địa phương như:
- Chương trình tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp;
- Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm bổ sung chính sách;
Trang 35- Thành lập các làng nghề dịch vụ;
- Chương trình phát triển vốn và thị trường cho doanh nghiệp
Nhờ chính sách và các chương trình khuyến khích phát triển công nghiệp cóđịnh hướng và hiệu quả đã đưa Đài Loan trở thành một trong những nhóm nướccông nghiệp phát triển nhất trong khu vực Nics
Ngành Công Thương của Đài Loan xác định cần phải đẩy mạnh việc thựchiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, như: Phối hợp vớiĐài Phát thanh - Truyền hình Đài Loan để thực hiện các chuyên đề khuyến côngtheo định kỳ hàng tháng, với chất lượng chương trình ngày càng được nâng cao,phối hợp với Tạp chí Công nghiệp thực hiện chương trình tuyên truyền CôngThương Đài Loan - hội nhập kinh tế thế giới trên Đài truyền hình; Định kỳ hàngquý bản tin Khuyến công được xây dựng và phát hành kịp thời, ngày càng đượcđổi mới về nội dung lẫn hình thức; Xây dựng website Trung tâm khuyến công ĐàiLoan, nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh và năng lực sản xuất của trên 500 cơ sởsản xuất công nghiệp nông thôn, cập nhật và phản ánh các nội dung hoạt độngcông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, các hoạt động khuyến công củađịa phương, hướng dẫn kiến thức quản lý doanh nghiệp, thông tin khoa học kỹthuật, thị trường,…; Phát hành tờ rơi, phát hành đĩa CD giới thiệu về ngành nghềtiểu thủ công nghiệp của Đài Loan và giới thiệu về hoạt động khuyến công củaTỉnh Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hoạt động khuyến công thông qua các tạpchí công nghiệp, các tài liệu liên quan đến các Huyện có các làng nghề thủ công
Tổ chức và hỗ trợ kinh phí cho105 đoàn đi khảo sát, tìm hiểu thị trường, đốitác kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm về phát triển sản xuất kinh doanh, các môhình sản xuất kinh doanh điển hình tiên tiến, các lĩnh vực ngành nghề tiểu thủcông nghiệp, làng nghề truyền thống và các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địabàn tại một số nước bạn, với kinh phí hỗ trợ là 233 TWD (Nguyễn Thị ThanhKim Huệ, 2014)
2.2.1.2 Kinh nghiệm Nhật Bản
Tại Nhật Bản các doanh nghiệp công nghiệp địa phương gồm chủ yếu làcác doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số lĩnh vực công nghiệp cần phải thiếtlập quan hệ, thầu phụ với các công ty mẹ (SOE) Các chương trình phát triển ởđây gắn với việc tìm ra “khoảng trống” hay là chia sẻ thị trường với các doanh
Trang 36nghiệp lớn Qua đây, vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng, đặcbiệt là chức năng tạo dựng thị trường, phục vụ công nghiệp hóa nông thôn, tạodựng thể chế tài chính ổn định, có được lòng tin của dân
Ngành Công Thương Nhật Bản đã tổ chức 12 hội chợ triển lãm, đó là hộichợ triển lãm công nghiệp phụ trợ - liên kết doanh nghiệp năm 2012 tại Nhật Bảnvới 230 gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc các ngành:
Cơ khí, điện - điện tử, dệt may, giày da; và tổ chức hội chợ triển lãm “Làng nghề
- Công nghiệp nông thôn và Thương mại Nhật Bản năm 2012” Vận động và hỗtrợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ triễn lãmđược tổ chức trong và ngoài tỉnh, với tổng số tiền hỗ trợ là: 74574 JPY từ nguồnkinh phí khuyến công địa phương Giới thiệu, quảng bá thông tin, hình ảnh chotrên 500 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn và nhiều sản phẩm ngành nghềtiểu thủ công nghiệp khác của Nhật Bản Hiện nay, đang tiếp tục cập nhật thôngtin từ các doanh nghiệp trong tỉnh và các địa phương lân cận Ngoài ra, tạo điềukiện cho 45 doanh nghiệp tham dự diễn đàn giới thiệu cơ hội kinh doanh vớiđoàn doanh nghiệp vùng Kansai Nhật Bản, nhằm giúp các doanh nghiệp có được
cơ hội tìm kiếm đối tác kinh doanh, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường
Tư vấn, hỗ trợ đến các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trở thành vệtinh cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại lớn trong việc sơ chế nguyênliệu đầu vào, gia công lắp ráp sản phẩm, … Tổ chức các buổi hội thảo về kinhnghiệm sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường, công nghệ kỹthuật mới, nhằm trao đổi, phổ biến, nghiên cứu áp dụng vào các cơ sở côngnghiệp nông thôn; Hướng dẫn, tư vấn cho Phòng Kinh tế/Công Thương một sốhuyện trong việc xây dựng chương trình phát triển làng nghề trên địa bàn cáchuyện giai đoạn 2007-2014 và điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng CN-TTCNtrên địa bàn Hướng dẫn, tư vấn thành lập mới các cơ sở, doanh nghiệp sản xuấtcông nghiệp nông thôn, ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất thuộc các ngànhnghề TTCN có khả năng phát triển theo đề án khôi phục và phát triển ngànhnghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và chương trình phát triển mạng lưới cơkhí sửa chữa phục vụ nông nghiệp nông thôn Mở các lớp về khởi sự doanhnghiệp, tăng cường khả năng kinh doanh và các chuyên đề khác liên quan đếnquản lý doanh nghiệp cho cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất công nghiệpnông thôn, với 2.359 lượt người tham dự, tổng kinh phí hỗ trợ tập huấn là
Trang 371429350 JPY Tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp đăng ký tham giachương trình sản phẩm chủ lực của Tỉnh năm 2012 và triển khai đề án đào tạonguồn nhân lực với tổng kinh phí hỗ trợ là 50 triệu JPY từ nguồn kinh phíkhuyến công (Trần Tô Khương, 2012)
2.2.2 Kinh nghiệm thực thi chính sách khuyến công của một số địa phương
Được sự chấp thuận của UBND huyện Đông Anh, hàng năm phòng CôngThương đã tổ chức cuộc thi sáng tạo kiểu dáng hàng thủ công mỹ nghệ, nhằmmục đích khích lệ sự sáng tạo của các nhà thiết kế, các tổ chức, cá nhân, cácdoanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn … tạo ra những sản phẩmmới, phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước, gần với cuộc sốnghiện đại, đồng thời vẫn mang đậm nét truyền thống dân tộc, được thể hiện qua sựkhéo léo của đôi bàn tay người thợ thủ công Nhằm khuyến khích động viên, pháthuy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đem nghề mới về địaphương trong việc xây dựng, khôi phục và phát triển ngành nghề TTCN truyềnthống trên địa bàn Phòng công thương của huyện Đông Anh đã tổ chức xét tặngcác danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đem nghề mới về địa phương.UBND huyện đã công nhận kết quả bình xét có: 01 danh hiệu nghệ nhân, 01danh hiệu người có công đưa người mới về địa phương và 40 danh hiệu là thợ
Trang 38giỏi, thuộc các ngành nghề: Gốm mỹ nghệ, gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, chế tác đá, đúc đồng, thợ mộc
Hạn chế
Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác khuyến công
từ cấp huyện đến cấp xã có nâng lên nhưng còn nhiều hạn chế Lực lượng cán bộlàm công tác khuyến công ở các huyện chưa đủ mạnh, có nhiều lúc, nhiều nơicán bộ chưa hiểu rõ vai trò của khuyến công nên việc thực hiện còn nhiều lúngtúng Cán bộ khuyến công cấp Huyện và cấp xã thường xuyên thay đổi, dẫn đếnảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn.Một số nội dung khuyến công tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch đã đề ra dothời gian phê duyệt các đề án kéo dài và ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầuđối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn
Việc xây dựng nội dung kế hoạch khuyến công hàng năm của các địaphương trong tỉnh chưa sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, do đó khi triểnkhai thực hiện kế hoạch gặp rất nhiều khó khăn
Thông tư hướng dẫn thực hiện khuyến công chậm được ban hành, nội dung
và mức hỗ trợ chưa thật sự hấp dẫn kích thích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mởrộng sản xuất Mặt khác thủ tục hỗ trợ còn nhiều phức tạp và chưa lường hết đượcnhững phát sinh trong thực tế triển khai (Nguyễn Thị Thanh Kim Huệ, 2014).2.2.2.2 Thực thi chính sách khuyến công ở huyện Kiến An thành phố HảiPhòng
Năm 2014 ghi dấu những thành công đáng kể của hoạt động khuyến côngcủa huyện, không chỉ bởi công tác khuyến công đã trở thành một phần không thểthiếu, trở thành động lực khuyến khích ngành công nghiệp nông thôn của tỉnhphát triển mà còn góp phần cải thiện đáng kể đời sống người lao động nông thôn,đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Từ 1,5 tỷ đồng kinh phí khuyến công quốcgia và kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ, Trung tâm khuyến công huyện(TTKC) đã đầu tư thực hiện một cách có trọng tâm, trọng điểm các đề án khuyếncông và tập trung vào những nội dung: đào tạo nghề, đào tạo khởi sự doanhnghiệp, xây dựng mô hình trình diễn…
Với nội dung đào tạo nghề, hoạt động khuyến công huyện Kiến An luôngắn công tác đào tạo với nhu cầu lao động TTKC huyện tiến hành khảo sát nhu
Trang 39cầu lao động tại các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, làng nghề đểđiều chỉnh quy mô của đề án cho phù hợp Năm 2014, TTKC thực hiện 2 đề ánđào tạo nghề may công nghiệp, may giầy, mũ da cho 1000 lao động nông thôn,với tổng kinh phí thực hiện hơn 1 tỷ đồng Sau khi đào tạo, 100% số lao độngnày được tạo việc làm với thu nhập ổn định từ 1,5-2 triệu đồng/người/tháng Làngnghềcũng dành hơn 130 triệu đồng thực hiện các đề án đào tạo khởi sự doanhnghiệp cho lãnh đạo, chủ các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nhằmcung cấp cho các học viên những kỹ năng quản lý cơ bản, những kiến thức cầnthiết về kinh doanh, ý tưởng phát triển sản xuất kinh doanh, phương pháp kinhdoanh sao cho hiệu quả và hợp lý nhất
Theo đánh giá của Phòng Công Thương huyện Kiến An, nội dung đào tạonghề là hoạt động có hiệu quả thiết thực và ý nghĩa nhất trong số các nội dungcủa hoạt động khuyến công, bởi đã tạo cơ hội tuyệt vời cho người lao động khuvực nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định mà không phải “ly hương” Thôngqua đề án đào tạo nghề, hoạt động khuyến công đã xây dựng được lực lượng laođộng có tay nghề cao, có ý thức lao động để tạo tiền đề cho ngành công nghiệpnông thôn hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa Khuyến khích các
DN, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đổi mới và hiện đại hóa phương thứcsản xuất, hoạt động khuyến công của huyện đã dành 265 triệu đồng hỗ trợ xâydựng mô hình trình diễn kỹ thuật đóng mới tàu pha sông biển và mô hình trìnhdiễn kỹ thuật chế tạo máy thái thuốc lào và máy cấy mạ nhổ Khi được áp dụng,những mô hình này đã giúp các DN, cơ sở sản xuất tăng năng suất, chất lượngsản phẩm và bước đầu nhân rộng ra các địa bàn lân cận góp phần thu hút laođộng, giải quyết việc làm, ổn định đời sống kinh tế-xã hội của địa phương
Bên cạnh đó, để giúp các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, làngnghề của huyện có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình ở thị trườngtrong nước và quốc tế, Trung tâm khuyến công Kiến An đã rất tích cực thực hiệnchương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Cụ thể, Làngnghề tổ chức gian hàng triển lãm thành tựu ngành công thương huyện Kiến Angiai đoạn 2006-2014 tại Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiểu biểu lần thứ
3 tại huyện với quy mô 4 gian hàng, và 2 sản phẩm của ngành công nghiệp nôngthôn huyện đã được công nhận danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêubiểu Các DN tham gia hội chợ thu về hàng trăm triệu đồng từ hoạt động kinhdoanh tại Triển lãm Phát huy thành quả của hoạt động năm 2014, sang năm
Trang 402015, TTKC huyện tiếp tục nhân rộng các mô hình, đề án khuyến công, nhưngkhông đầu tư một cách dàn trải mà phát triển theo chiều sâu, thực hiện các nộidung, đề án sát với thực tế địa phương Hiện nay, theo kế hoạch khuyến côngquốc gia đợt 1 của tỉnh, TTKC đang phối hợp với Công ty TNHH Mai Hương,HTX Thảm len Đại Đồng, Công ty CP Thương mại sản xuất Vũ Phát…tổ chứcđào tạo nghề may công nghiệp cho 1000 lao động tại một số xã trong huyện vớimức vốn hỗ trợ 900 triệu đồng
Để hoạt động khuyến công đi vào thực tế sâu hơn nữa, phát huy được tiềmnăng thế mạnh đồng thời khắc phục những hạn chế tồn tại, TTKC huyện Kiến An
đã đề ra nhiều biện pháp như: tăng cường sự phối kết hợp với các tổ chức, cánhân liên quan đặc biệt tăng cường khả năng hoạt động của mạng lưới khuyếncông viên; nỗ lực tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn khác để đẩy mạnh xã hộihóa hoạt động khuyến công; duy trì đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyềnnhằm phổ biến sâu rộng hơn nữa nhận thức về hoạt động khuyến công (Phan ĐứcThức, 2014)
2.2.3 Rút ra bài học kinh nghiệm cho thực thi chính sách khuyến cônghuyện Thanh Oai
Thực tế cho thấy, ở các nước Nhật Bản, Đài Loan đă thu được nhiều kếtquả quan trọng trong việc phục hồi, mở mang và phát triển các làng nghề Để đạtđược kết quả ấy, cần phải có những chính sách, giải pháp tích cực từ phía nhànước để kích thích và phát huy mọi nguồn lực của các làng nghề cho phát triểncác ngành nghề Việc ban hành các quy định pháp chế, tạo môi trường pháp lưthuận lợi cho SXKD, hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn cùng hàng loạtcác chính sách khác tác động vào các yếu tố chi phối sự phát triển của ngànhnghề nông thôn đă tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển của các làng nghề
Sự phát triển làng nghề ở một số nước khu vực châu Á có nhiều điểm tươngđồng với nước ta Qua nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách phát triển làngnghề ở một số nước châu Á, sẽ góp phần hoàn thiện chính sách thúc đẩy pháttriển làng nghề ở nước ta, đó là:
* Phát triển làng nghề cần gắn với quá trình công nghiệp hoá nông thônQuá trình CNH, đô thị hoá, thương mại hoá ở các nước, đă có lúc làm choyếu tố độc đáo, tinh xảo của làng nghề bị phai nhạt, lu mờ Nhưng nói chung cácnước đă chú trọng và coi làng nghề là bộ phận của quá trình công nghiệp hoá