1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố hồ chí minh đến năm 2025

116 574 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM đến năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.HCM, đồng thời phù hợ

Trang 1

MAI ĐỨC PHÚC

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

Trang 3

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

châu Á – Thái Bình Dương GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

WAR Wildlife at Risk - Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã

WHO World Health Organisation – Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 4

Bảng 1.1 Tiêu chí liên quan đến văn hóa và xã hội 15

Bảng 1.2 Tiêu chí liên quan đến môi trường trong phát triển bền vững 17

Bảng 2.1.Tỷ trọng khách du lịch đến TP.HCM so với cả nước Giai đoạn 2005-2017 29 Bảng 2.2 Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM 31

Bảng 2.3 Thống kê đóng góp của du lịch vào GDP của TP.HCM 32

Bảng 2.4 Doanh thu và tốc độ tăng của doanh thu du lịch thành phố so với cả nước giai đoạn 2005 – 2017 34

Bảng 2.5 Thống kê nguồn tài chính phục vụ trùng tu di sản văn hóa 37

Bảng 2.6 Khối lượng thu gom rác tại TP.HCM 40

Bảng 2.7 Ước tính lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch 40

Bảng 2.8 Thống kê số lượng hệ sinh thái nước biển ven bờ 46

Bảng 2.9 Năng lực tổ chức quản lý bền vững của của doanh nghiệp 49

Bảng 2.10 Tình hình gia tăng lợi ích đối với cộng đồng 52

Bảng 2.11 Hạn chế liên quan đến gia tăng lợi ích đối với di sản văn hoá 54

Bảng 2.12 Hạn chế liên quan đến tối đa hoá lợi ích đối với môi trường 55

Bảng 2.13 Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề bảo tồn các nguồn tài nguyên 56

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 6

1.1 Quan điểm về phát triển bền vững 6

1.2 Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững 7

1.2.1 Khái niệm du lịch bền vững 7

1.2.2 Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững 9

1.2.3 Vai trò của phát triển du lịch bền vững 10

1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 10

1.3.1 Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý 10

1.3.2 Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững 11

1.3.3 Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương 11

1.3.4 Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững 12

1.4 Nội dung phát triển du lịch bền vững 12

1.4.1 Yếu tố kinh tế 12

1.4.2 Yếu tố về văn hoá - xã hội 14

1.4.3 Yếu tố về môi trường 15

1.5.Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương trong nước 18

Tóm tắt chương 1 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 27

2.1 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh 27

Trang 6

2.2.1 Hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí

Minh 32

2.2.2 Hiệu quả về văn hoá-xã hội trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 35

2.2.3 Thực trạng về môi trường trong phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 39

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 48

2.3.1 Kết quả đạt được 48

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 49

Tóm tắt chương 2 60

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 61

3.1 Định hướng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 61

3.2 Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 63

3.2.1 Đổi mới tư duy về phát triển du lịch bền vững 64

3.2.2 Giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững 70

3.2.3 Giải pháp phát huy sự tham gia của doanh nghiệp trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 75

3.2.4 Giải pháp phát huy sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 80

Tóm tắt chương 3 83

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 84

1 Một số kiến nghị để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 84

2 Kết luận 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Tài liệu tiếng Việt 90

Tài liệu tiếng Anh 91

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

TP.HCM là Thành phố biểu tượng của sự phát triển năng động bật nhất cả nước

và đi đầu về việc thu hút khách du lịch Năm 2011, lượng du khách quốc tế tới TP.HCM là 3,5 triệu lượt chiếm 58,3% so với cả nước Đến năm 2015, con số này tăng lên 4,6 triệu và cũng chiếm 58,2% so với cả nước Năm 2015, du lịch của TP.HCM mang về 94.600 tỷ đồng

Lượng khách du lịch đến TP.HCM ngày càng tăng cho thấy sức hút cũng như hiệu quả của chính sách du lịch của thành phố Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra một số thách thức cho Thành phố, trong đó có những thách thức liên quan đến chính sách phát triển du lịch bền vững Có thể kể ra một số thách thức cơ bản như: TP.HCM chưa có định hướng chiến lược rõ ràng về phát triển du lịch bền vững; TP.HCM chưa

có những hành động cụ thể, liên tục và thống nhất kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đạt được phát triển du lịch bền vững Về phía các doanh nghiệp du lịch, ý thức về phát triển du lịch bền vững chưa đảm bảo Các doanh nghiệp chưa có những hành động cụ thể để góp phần vào phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM Nói cách khác, TP.HCM không những tích cực hơn nữa để có thể vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, nhằm làm cho họ quay lại nhiều hơn nữa, mà còn làm cho du lịch trở thành động lực cho phát triển kinh tế của TP.HCM Không những vậy, vấn đề cảnh quan và môi trường tự nhiên cũng chưa được đảm bảo

Bên cạnh thực trạng trên, việc phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM cần được đặt ra để phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chug của cả nước Ngày

phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; chiến lược này đặt ra mục tiêu là: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới Phấn đấu đến năm

2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển” Mục tiêu này cho

Trang 9

thấy rằng việc có được một chính sách phát triển du lịch bền vững cho TP.HCM hoàn toàn phù hợp với định hướng chung về phát triển du lịch của cả nước nói riêng và với

xu thế phát triển kinh tế xanh nói chung

Không những vậy, về mặt lý luận, hiện nay, vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu

về phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM Trên thực tế, vẫn có nhiều nghiên cứu bao gồm đề tài, bài báo, luận văn và luận án bàn về phát triển du lịch bền vững, nhưng phần lớn các nghiên cứu này được tiến hành ở những địa phương khác Vẫn còn trống vắng nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở TP.HCM Nói cách khác, những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển du lịch bền vững như: hiệu quả, quá trình xây dựng và thực hiện, đầu tư cho chính sách phát triển du lịch của TP.HCM chưa được nghiên cứu một cách bài bản và có hệ thống

Xuất phát từ luận giải về nhu cầu thực tiễn, chiến lược phát triển du lịch bền vững của trung ương và “khoảng trống” trong nghiên cứu về du lịch bền vững tại

TP.HCM như trình bày ở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển bền vững ngành du

lịch TP.HCM đến năm 2025” để làm luận văn thạc sĩ

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhóm nghiên cứu gồm các bài viết ở Hội thảo

- Tư liệu “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” được tổ chức với

sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tại Huế, tháng 5/1997

- Hội thảo khoa học “Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” tại Hà Nội, vào tháng 4 năm 1998

- Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam” diễn ra vào tháng 9 năm 1999, tại Hà Nội Hội thảo này do ba cơ quan phối hợp đó là Tổng cục Du lịch, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), và

Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP)

- Diễn đàn Du lịch Á Âu (ASEM 2008) lần thứ 3 với về “Tăng cường quan hệ đối tác Á Âu vì sự phát triển du lịch bền vững” đã được tổ chức vào tháng 9 năm

2008 tại Việt Nam

Trang 10

- Hội thảo Quốc tế về “Quản trị du lịch sinh thái cộng đồng”, diễn ra ngày 12/5/2010, tại Huế, do Học viện MêKông (Thái Lan) phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế tổ chức

- Hội thảo khoa học với chủ đề: “Hướng dẫn phát triển du lịch có trách nhiệm” tháng 6/2012, do Tổng cục Du lịch đã kết hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha thực hiện

- Hội thảo khoa học nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cho ngành Du lịch Việt Nam” trong thực hiện “Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030”

- Hội thảo “Du lịch xanh nhằm hướng tới phát triển du lịch Việt Nam bền vững” tháng 4 năm 2013 Đây là hội thảo thuộc khuôn khổ của dự án MEET-BIS Dự

án này đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Tham gia hội thảo có rất nhiều tham luận làm rõ cơ sở lí luận cũng như kinh nghiệm phát triển Du lịch bền vững của Việt Nam và hội nhập quốc tế

Nhóm nghiên cứu gồm các luận văn

- Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Ninh Bình của tác giả Lâm Thị Hồng Loan (2012), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Giảng viên lý luận chính trị

- Phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững của tác giả Nguyễn Anh Tuấn năm 2013, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành du lịch, Trường Khoa học Xã hội và nhân văn

- Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền trung Việt Nam của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ (2016), Chuyên ngành Quản

lý kinh tế, Trường Đại học Thương Mại

- Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012), Luận văn Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trang 11

Các công trình nghiên cứu nêu trên đều có những giá trị về lý luận và thực tiễn nhất định đối với phát triển bền vững ngành du lịch Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện về phát triển du lịch bền vững tại TP HCM

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng phát triển du lịch TP.HCM trên quan điểm phát triển bền vững

Nhiệm vụ nghiên cứu: từ những thực trạng phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững, ta đưa ra những giải pháp cho phát triển du lịch bền vững của TP.HCM thực sự hiệu quả và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của TP.HCM

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: ngành du lịch TP.HCM trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2005 - 2016 và định hướng phát triển đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Tác giả sử dụng phương pháp luận Mac - Lenin, cụ thể là áp dụng tư tưởng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch bền vững

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, học viện sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất là phương pháp phân tích Tác giả đã tiến hành thu thập tư liệu thứ

cấp liên quan đến đề tài, để làm cơ sở phân tích sự phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu từ Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Tổng Cục Thống kê, cục Thống kê TP.HCM, Hiệp hội du lịch…để phục vụ cho việc phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM, để từ

Trang 12

đó làm căn cứ và cơ sở cho việc khuyến nghị những chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025

Thứ hai là phương pháp chuyên gia Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối

với một số đại diện của doanh nghiệp du lịch, để xem xét đánh giá về chính sách phát triển du lịch bền vững của TP.HCM

Thứ ba là phương pháp điều tra khảo sát Ở phương pháp này, tác giả tiến hành

khảo sát một số đối tượng là doanh nghiệp lữ hành du lịch, nhà hàng, khách sạn để bổ sung và luận giải thêm nguồn số liệu thứ cấp cũng như để hiểu rõ hơn những suy nghĩ của đối tượng này, đối với vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch ở TP.HCM

Thứ tư là phương pháp phân tích SWOT Tác giả tiến hành phân tích tình hình

phát triển du lịch ở TP.HCM hiện nay kết hợp với các phương pháp nghiên cứu trên

để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần phát triển bền vững du lịch TP.HCM

6 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Đề tài không những có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn Về lý luận, đề tài đóng góp vào lý luận về phát triển du lịch bền vững Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM đến năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.HCM, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển bề vững du lịch của Việt Nam trong thời gian tới

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn có ba chương

-Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững

-Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch của TP.HCM từ góc độ phát triển bền vững

-Chương 3: Chính sách và giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM

Trang 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1 Quan điểm về phát triển bền vững

1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững

Quan niệm phát triển bền vững khởi phát từ năm 1972 khi Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị tại Stockholm, Thuỵ Điển với chủ đề “Phát triển phải tôn trọng môi trường” sau hàng loạt những khủng hoảng về kinh tế Tại Hội nghị này, lần đầu tiên vấn đề môi trường được đề cập trong khái niệm phát triển Đây là nền tảng quan

trọng dẫn đến sự ra đời của khái niệm “phát triển bền vững” vào năm 1987, “là sự

phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”

Giai đoạn 1992 - 2002, vấn đề phát triển bền vững càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của nhiều nước trên thế giới, nhờ đó khái niệm phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và hoàn thiện và trở thành nền tảng tư tưởng quan trọng trong chính sách phát triển của các nước trên thế giới

Cùng với diễn tiến của nhân loại, vấn đề phát triển bền vững cũng được cập nhật và bổ sung Nếu như năm 1987, vấn đề phát triển bền vững nhấn mạnh đến vấn

đề thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai, thì đến những năm sau, quan niệm này được bổ sung thêm Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất đã đưa ra

khái niệm phát triển bền vững là “sự phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh, dựa trên

việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế

hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thoả mãn những nhu cầu của họ”

Đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững hoàn

thiện hơn khái niệm phát triển bền vững Hôi nghị này cho rằng, “Phát triển bền

vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển Đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

Nếu như hai khái niệm trước đề cập đến sự tương quan của thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau trong phát triển, thì đến khái niệm này, vấn đề phát triển được cụ thể

Trang 14

hoá, ít trừu tượng và mang tính định hướng cho hành động một cách rõ nét hơn với

ba nội hàm là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

1.1.2 Nội dung phát triển bền vững

Phát triển bền vững bao gồm các nội dung như sau:

Thứ nhất là phát triển bền vững về kinh tế Theo tác giả Phạm Thị Thanh Bình

(2015), phát triển bền vững về kinh tế là đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về GDP với một tỷ trọng phù hợp, trong đó, đóng góp của khu vực dịch vụ cao hơn so với nông nghiệp, và sẽ chiếm đa số về lâu dài Tăng trưởng bền vững về kinh tế hoàn toàn khác biệt với quan điểm tăng trưởng bằng mọi giá

Thứ hai là phát triển bền vững về xã hội Khía cạnh này nhấn mạnh đến tính

nhân bản của sự phát triển Sự phát triển do con người tạo ra và phải phục vụ cho con người, cho sự công bằng trong xã hội Để đo lường tính bền vững của khía cạnh xã hội, các nước sử dụng chỉ số phát triển con người (Human Development Index) với

ba khía cạnh: tuổi thọ, học vấn và thu nhập GDP bình quân đầu người

Thứ ba là bảo vệ tốt môi trường tự nhiên Đó là việc đảo bảo tính tự nhiên của

môi trường, không phá huỷ, phá hoại, không làm tổn thương môi trường Tăng cường bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường thật sự trở thành một bộ phận trong lành và mật thiết với con người Để đánh giá tính bền vững về môi trường, nhiều nước trên thế giới áp dụng chỉ số ESI-chỉ số bền vững về môi trường

1.2 Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững

1.2.1 Khái niệm du lịch bền vững

Có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch, tuy nhiên để đảm bảo tính chính thống của khái niệm, tác giả lựa chọn khái niệm du lịch được đề cập trong Luật Du

lịch Việt Nam Theo Luật này, “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú

thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Theo khái niệm này, du lịch gắn với hoạt động của con người, cụ thể là hoạt động di chuyển, tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng của con người Trong quá trình tham gia vào dịch vụ du lịch, những “con người du lịch” có tác động đến môi trường

Trang 15

tự nhiên và môi trường nhân tạo (do con người tạo ra hay còn gọi là môi trường thứ hai) Sự tác động này có khi là tích cực, nhưng cũng có khi không tích cực Với nhu cầu làm cho du lịch thật sự có ích, hạn chế những khía cạnh tiêu cực, khái niệm du lịch bền vững xuất hiện

Du lịch bền vững là vấn đề được các nhà nghiên cứu về du lịch quan tâm với

một số quan niệm khác nhau Tác giả Phạm Trung Lương (2014) cho rằng “p hát triển

du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên

và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”

Tác giả Phạm Trung Lương tiếp cận du lịch bền vững từ ba góc độ: kinh tế, văn hoá, và môi trường Về kinh tế, du lịch bền vững là phải tạo ra thu nhập cho cộng đồng hướng đến nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương nơi diễn ra du lịch

Về văn hoá là phải bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hoá, đảm bảo sự toàn vẹn của các giá trị này trong hoạt động du lịch Về môi trường, du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác du lịch

Tương tự như vậy, Tổ chức Du lịch thế giới cho rằng “Du lịch bền vững là việc

phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” (Nguyễn Đình Hoè & Vũ Văn Hiến, 2001)

Cùng cách tiếp cận này, Edgell (2006) đưa ra khái niệm cụ thể hơn Theo ông, phát triển du lịch bền vững là phải thân thiện với môi trường kể cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo; không được ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá, ngôn

Trang 16

ngữ, phong tục, tập quán và thậm chí là môi trường bối cảnh sống của con người; là phải bảo vệ văn hoá, lịch sử, di sản và nghệ thuật của cộng đồng địa phương

So với quan niệm của Phạm Trung Lương, quan niệm của Edgell không khác biệt mấy về cách tiếp cận Đó là đã đề cập đến 02 trụ cột quan trọng của du lịch bền vững là môi trường và văn hoá Điểm khác biệt duy nhất trong hai khái niệm này là Edgell không đề cập đến khái niệm kinh tế trong du lịch bền vững của mình

Tóm lại, qua phân tích hai khái niệm về du lịch bền vững ở trên, có thể hiểu

phát triển du lịch bền vững là hoạt động vừa mang lại giá trị kinh tế cho cộng đồng địa phương, vừa đảm bảo những vấn đề về văn hoá và môi trường gắn với cộng đồng địa phương đó

1.2.2 Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững

Từ khái niệm về du lịch bền vững ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm của phát triển du lịch bền vững như sau:

Thứ nhất, du lịch bền vững phải gắn chặt với cộng đồng địa phương Cộng đồng

địa phương giữ vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch Đó là nơi diễn ra hoạt động du lịch và là yếu tố quan trọng nếu không nói là quyết định đến chất lượng của hoạt động du lịch Quan trọng hơn nữa là chính cộng đồng địa phương là nơi tạo nên giá trị của hoạt động du lịch, tạo nên cái gọi là “đặc sản” của du lịch Theo đó, tính bền vững của hoạt động du lịch phải xuất phát từ tính bền vững của địa phương

Thứ hai, du lịch bền vững liên quan đền nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế

-xã hội nên đòi hỏi các hành động phát triển du lịch phải mang tính tổng thể về mặt chính sách Như đã trình bày trong khái niệm phát triển du lịch bền vững ở trên, ba khía cạnh quan trọng của du lịch bền vững cần phải được quan tâm một cách thoả đáng là kinh tế, văn hoá và môi trường Đây là ba nội dung quan trọng và lớn của một địa phương và quốc gia Theo đó, sự phát triển du lịch bền vững phải bao gồm những hành động vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa mang tính tổng hợp và liên kết với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Nó phải gắn liền với sự phát triển bền vững nói chung

Trang 17

Thứ ba, phát triển bền vững du lịch cần thiết phải nhấn đến hành động của

nhiều chủ thể có liên quan như cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, du khách, công ty du lịch, nhà nước và các chủ thể khác có liên quan

1.2.3 Vai trò của phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững có những vai trò hết sức quan trọng sau:

Thứ nhất là phát triển du lịch bền vững góp phần thúc đẩy phát triển bền vững

nói chung của địa phương và của cả nước Nếu phát triển du lịch bền vững thành công thì đây là một nguồn đóng góp ngân sách bền vững và có lợi cho ngân sách của quốc gia và địa phương, góp phần tạo nên sự phát triển chung của xã hội

Thứ hai, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương

với mục đích vừa bảo nguyên giá trị môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo ở địa phương để khai thác chúng một cách hiệu quả, thường xuyên và liên tục trong quá trình phát triển du lịch của địa phương Đây được xem là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính bền vững của du lịch và cũng là một trong những vai trò cốt lõi của du lịch bền vững

Thứ ba, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị

văn hoá, truyền thống của địa phương để không ngừng giới thiệu chúng tới bạn bè quốc tế gần xa Về khía cạnh này, du lịch bền vững vừa giữ vai trò tôn tạo, bảo vệ, làm cho các giá trị văn hoá sống lại mà còn giúp chuyển tải những giá trị văn hoá tốt đẹp, ưu việt đến nhiều đối tượng trong xã hội và trên quốc tế

Thứ tư, phát triển du lịch bền vững góp phần cải thiện bền vững mức sống của

người dân của cộng đồng Chính vì vai trò này mà APEC lựa chọn du lịch trở thành một trong những ưu tiên hợp tác với Việt Nam với mục tiêu mà họ đưa ra là giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện thông qua phát triển du lịch bền vững

1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

1.3.1 Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý

Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn lực vật chất như vị trí địa lý, con người, cơ sở

hạ tầng và nguồn lực phi vật chất như các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán Đối với hoạt động khai thác du lịch, các nguồn lực này giữ vai trò vừa là đầu vào vừa là

Trang 18

đầu ra Với tư cách là đầu vào, các nguồn lực này là lý do để tiến hành hoạt động du lịch Với tư cách là đầu ra, các nguồn lực này trở nên dồi dào và trù phú hơn nhờ quá trình du lịch

Nguyên tắc khai thác này nhấn mạnh đồng thời đến hai khía cạnh của hoạt động

du lịch là khai thác các nguồn lực có sẵn và phát huy các nguồn lực có sẵn đó Nói cách khác, quá trình khai thác du lịch không ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên, không làm suy cạn nguồn tài nguyên mà ngược lại cần làm cho chúng trở thành một nguồn lực sống động, có ý nghĩa cho sự phát triển

Phát triển du lịch phải phù hợp với bối cảnh và nguồn lực văn hoá, xã hội của từng địa phương để khai thác và tôn tạo những nguồn lực này một cách hợp lý

1.3.2 Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững

Bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững trước hết cần phải đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên ở các điểm đến Tiếp theo nữa phát triển du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, khuyến khích sử dụng năng lượng xanh, không phá hoại và tàn phá môi trường tự nhiên Hoạt động bảo vệ môi trường cần phải được lồng ghép trong các chính sách phát triển du lịch bền vững

1.3.3 Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương

Trong hoạt động du lịch, có sự tham gia của nhiều bên như người dân địa phương, chính quyền, doanh nghiệp du lịch và các tổ chức phi lợi nhuận Các chủ thể này vận động và tương tác với nhau trong suốt quá trình khai thác dịch vụ du lịch của địa phương Thế nhưng không phải lúc nào và bất cứ điểm đến du lịch nào, lợi ích từ hoạt động du lịch cũng được phân chia hợp lý cho các bên có liên quan Trên thực tế

ở nhiều điểm du lịch, người dân địa phương bị tổn hại hơn là hưởng lợi Nguồn thu

về mặt kinh tế, mà người dân có được không bù đắp được những tổn hại về môi trường, văn hoá mà họ đang gánh chịu Phần lớn lợi nhuận có được chảy về phía các doanh nghiệp Đó là phát triển du lịch không bền vững Quan điểm phát triển du lịch bền vững cho rằng chính cộng đồng phải là người hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động

du lịch đó Hoạt động du lịch phải làm cho cuộc sống, mức sống và chất lượng sống

Trang 19

của họ tăng lên một cách đáng kể, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo một cách bền vững

1.3.4 Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững

Trên thực tế, ở một số địa phương, nhờ thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương mà hoạt động du lịch đã thu được những kết quả tốt đẹp Có thể kể ra như Hội An hoặc làng cổ Phước Tích tỉnh Thừa Thiên Huế

Không những được chứng minh từ thực tiễn, mà các lý thuyết liên quan đến du lịch đều khẳng định vai trò của cộng đồng địa phương Bởi cộng đồng địa phương là nơi diễn ra hoạt động du lịch, nơi nuôi dưỡng và bảo lưu các giá trị văn hoá và môi trường tự nhiên Tất cả những giá trị phục vụ du lịch không thể tách rời cuộc sống của người dân và không gian của cộng đồng Xuất phát từ vai trò như vậy, cộng đồng địa phương cần phải được xác định là một chủ thể quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch của địa phương Vì vậy sự tham gia của cộng đồng địa phương mang tính quyết định đến phát triển du lịch bền vững

Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng du lịch cần quan tâm đến một số

khía cạnh quan trọng Thứ nhất là người dân địa phương phải có tiếng nói trong phát triển du lịch tại địa phương của họ Thứ hai là người dân địa phương phải là chủ thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch ở địa phương bằng nhiều hình thức Thứ ba,

người dân địa phương phải có tiếng nói trong việc bảo vệ những di sản mà địa phương của họ đang có

1.4 Nội dung phát triển du lịch bền vững

Phát triển bền vững du lịch cần quan tâm ba khía cạnh quan trọng về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường

1.4.1 Yếu tố kinh tế

Du lịch phải mang lại lợi ích cho các chủ thể chính khác liên quan đến du lịch Các chủ thể chính tham gia hoạt đọ ng du lịch bao gồm co sở kinh doanh du lịch, khách du lịch, cọ ng đồng bản địa no i có hoạt đọ ng du lịch và co quan quản lý nhà

nu ớc về du lịch Mỗi chủ thể có vai trò, vị trí riêng và thông qua hoạt đọ ng tham gia,

Trang 20

bằng hành vi cụ thể của mình, đều có những đóng góp, tác đọ ng, ảnh hu ởng đến sự phát triển của du lịch Do đó tính trách nhiẹ m của các chủ thể tham gia hoạt đọ ng du lịch là yếu tố cần thiết để góp phần đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững; đồng thời vấn đề công bằng về lợi ích cũng chính là mọ t trong các yêu cầu, nọ i dung của phát triển du lịch bền vững, mọ t mục tiêu mà phát triển du lịch bền vững hu ớng đến Yêu cầu về trách nhiẹ m đối với mỗi chủ thể bao gồm cả trách nhiẹ m về kinh tế, xã

họ i và môi tru ờng Cùng với trách nhiẹ m, mỗi chủ thể cũng đều có co họ i và quyền

đu ợc thụ hu ởng lợi ích tu o ng xứng, tạo nên sự cân bằng và công bằng giữa trách nhiẹ m và quyền lợi: co sở kinh doanh du lịch có co họ i cạnh tranh bình đẳng, đu ợc thu lợi chính đáng từ những sản phẩm, dịch vụ du lịch mà mình đã đầu tu ; khách du lịch đu ợc hu ởng thụ sản phẩm du lịch, đu ợc thỏa mãn nhu cầu tham quan ngắm cảnh, trải nghiẹ m va n hóa, xã họ i và tạ n hu ởng môi tru ờng trong lành ở điểm du lịch đúng với chi phí đã bỏ ra; cọ ng đồng bản địa đu ợc mở ra co họ i viẹ c làm, tiêu thụ sản phẩm, giữ gìn va n hóa truyền thống tu o ng xứng với viẹ c thể hiẹ n vai trò trách nhiẹ m

là mọ t phần tạo nên bản sắc của sản phẩm du lịch và với những đóng góp vào viẹ c bảo vẹ , giữ gìn bản sắc, tài nguyên, môi tru ờng du lịch; co quan quản lý nhà nu ớc, chính quyền địa phu o ng có đu ợc nguồn thu ngân sách từ du lịch, cùng với sự phát triển kinh tế - xã họ i, mọ t hẹ tài nguyên và môi tru ờng đu ợc bảo vẹ , tôn tạo và an ninh trạ t tự chung của địa phu o ng đu ợc bảo đảm, tu o ng xứng với những co chế, chính sách, biẹ n pháp quản lý cụ thể đã thực hiẹ n để tạo co sở, điều kiẹ n, môi tru ờng đảm bảo phát triển du lịch bền vững (Dương Hoàng Hương 2017, tr.40-41)

Nói cách khác, du lịch được nhận định như là ngành kinh tế tổng hợp có khả năng tạo ra lợi nhuận cao Về yếu tố kinh tế, du lịch phải mang lại tăng trưởng kinh tế cho Thành phố và cuộc sống của các cộng đồng dân cư có du lịch (Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, 2017) Yếu tố kinh tế được hiểu là lợi ích về mặt kinh tế mà hoạt động du lịch tạo ra Đó là nguồn thu từ hoạt động du lịch thể hiện trong đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của địa phương cụ thể là vào GDP của địa phương Đó còn là nguồn thu thể hiện trong sự thay đổi trong thu thập của

Trang 21

người dân tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, là lợi ích kinh tế mà cộng đồng địa phương có được từ hoạt động du lịch

1.4.2 Yếu tố về văn hoá - xã hội

Một trong ba chân của phát triển du lịch bền vững là những giá trị về văn hoá

và xã hội Điều kiện về văn hoá và xã hội được hiểu là những giá trị văn hoá và xã hội được tích tụ và chắc lọc trong quá trình phát triển của cộng đồng địa phương Hoạt động du lịch không được gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch Du lịch không những góp phần giới thiệu giá trị văn hoá và xã hội đến du khách mà còn phải tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương

Văn hoá, trước hết, là một giá trị được sử dụng trong phát triển du lịch nói chung và du lịch bền vững nói riêng Bên cạnh những loại hình du lịch khác như du lịch giáo dục, du lịch khám chữa bệnh, gần đây xuất hiện loại hình du lịch mới Đó là

du lịch văn hóa Loại hình du lịch này được đánh giá là loại hình du lịch đặc thù của các nước đang phát triển Sản phẩm chính của du lịch văn hóa là sản phẩm văn hóa,

lễ hội truyền thống dân tộc, phong tục tín ngưỡng Những sản phẩm này tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước, bởi sự khác biệt và phong phú đa dạng của nó

Ở những nước đang phát triển hoặc đang phát triển, do hạn chế về tài chính nên không thể đầu tư xây dựng những địa điểm du lịch đắt tiền Do đó, các quốc gia này hướng đến một sự thay thế khác, đó là dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc Việc dựa vào những nguồn lực này vừa giải quyết bài toàn về kinh phí và vốn đầu tư mà còn giúp tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, góp phần đáng kể vào sự phát triển của cộng đồng

Thế nhưng các hoạt động du lịch trên thực tế có thể tạo ra sự thay đổi về kinh

tế, xã hội dẫn đến tác động đến những các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể một cách trực tiếp và gián tiếp

Không những vậy, các vấn đề xã hội cùng thường xuất hiện kèm theo hoạt động

du lịch Và đây cũng được xem là một trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động này

Trang 22

Điều kiện về văn hoá và xã hội có thể được cụ thể hoá theo bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Tiêu chí liên quan đến văn hóa và xã hội

1 Sự xuất hiện các bệnh/dịch bệnh liên quan đến du lịch

2 Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch

3 Hiện trạng các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương

4 Số người ăn xin/tổng số dân cư của địa phương

5 Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch

6 Độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống (lễ hội, ma

chay, cưới hỏi, phong tục, tập quán, ) được xác định bằng phương

pháp chuyên gia (trao đổi với các chuyên gia)

7 Vấn đề bảo tồn các di tích văn hoá

(Nguồn: Nguyễn Mạnh Cường, 2017, tr 27) Theo Bảng 1.2 ở trên, tiêu chí văn hoá xã hội được thể hiện rất rõ ràng ở một số khía cạnh Về khía cạnh văn hoá, có tiêu chí liên quan đến di tích lịch sử, văn hoá của địa phương; độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống; và vấn đề bảo tồn các di tích văn hoá ở địa phương Về khía cạnh xã hội có tình hình xuất hiện các bệnh tật do du lịch gây ra; tình hình tệ nạn xã hội, số người ăn xin, và vấn đề mất giá của đồng tiền

1.4.3 Yếu tố về môi trường

Môi trường được hiểu là toàn bộ “các yếu tố tự nhiên và vạ t chất nhân tạo bao quanh con ngu ời, có ảnh hu ởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngu ời và sinh vạ t” (Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường) Theo nghĩa này, thì môi trường

là những yếu tố xung quanh con người, có ảnh hưởng đến con người

Hoạt động du lịch vừa có tác động tích vực và tiêu cực đến môi trường Về mặt tích cực, như tác giả Hà Thị Phương Lan (2012), cho rằng du lịch góp phần tăng cường hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường thông qua hoạt động du lịch Không những vậy, hoạt động du lịch còn là động lực để hình thành các khu bảo tồn với mục đích bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học Thế nhưng hoạt động du lịch

Trang 23

cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm môi trường do số lượng người tới điểm du lịch tăng lên nhanh chóng trong khi hoạt động bảo vệ môi trường chưa được đảm bảo Hệ sinh thái vì vậy có nguy cơ bị khai thác quá mức để phục vụ cho du lịch Nói cách khác, hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng rất tiêu cực tới tài nguyên nước Chất thải từ hoạt động du lịch, các chất gây ô nhiễm thải ra từ các khách sạn nhà hàng, hoặc từ các hoạt động vận tải Bên cạnh đó, sự tăng lên của

du khách cũng là mối đe doạ cho môi trường không khí, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí Có thể thấy rằng, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải trong du lịch gây ra là trầm trọng nhất Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới, có khoảng 37%-45% du khách vận chuyển bằng đường bộ và khoảng 40%-45% du khách chọn phương tiện đi lại là máy bay Thêm vào đó, việc tiêu thụ xăng máy bay cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí Chỉ riêng trong năm 1990, ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng máy bay Với lượng xăng tiêu thụ này, lượng khí thải thải ra tương ứng là 550 triệu tấn khí CO2 và 3,5 triệu tấn ôxy nitơ Những khí này gây nên hiện tượng mưa axit và ô nhiễm quang – hoá, rất nguy hiểm

Ngoài vấn đề ô nhiễm không khí, nhiều vấn đề ô nhiễm khác khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước thải do ngành du lịch tạo ra đang là mối đe doạ tới các hệ sinh thái Có thể kể ra những hành động phá hoại và hậu quả nghiêm trọng như phá những khu vực rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng Việc xây dựng các địa điểm du lịch đã làm mất hoặc chia cắt nơi cư trú các loài sinh vật Hành động khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, và biển để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch như tại nhiều điểm du lịch của nước ta đang làm suy kiệt các nguồn tài nguyên này

Số liệu trên thế giới cho thấy, mỗi năm, loài người mát đi khoảng 200.000 ha rừng do

bị cháy, trên 500 loài thực vật Địa trung hải, cùng một số động vật biển quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng

Từ những phân tích trên, có thể thấy, du lịch tuy có mang lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn nhưng ngành công nghiệp không khói này lại đang tạo ra các tác động rất tiêu cực đối với môi trường Một điều đáng quan tâm là, những tác động tiêu cực này

Trang 24

ngày càng trở nên trầm trọng và rõ rệt hơn

Từ những phân tích nói trên, để đảm bảo cho phát triển bền vững du lịch, môi trường nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng cần được bảo tồn, bảo vệ với một

sự quan tâm cao độ, sâu sắc và đồng bộ của nhà nước, cộng đồng và các công ty du lịch Nhờ đó mà vấn đề môi trường được đảm bảo, duy trì được sự đa dạng của hệ sinh thái nhằm không những phục vụ cho du lịch trước mắt mà còn khai thác được những giá trị từ môi trường mang lại về lâu dài

Có thể biểu đạt điều kiện về môi trường ở Bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Tiêu chí liên quan đến môi trường trong phát triển bền vững

1 % chất thải chưa được thu gom và xử lý

2 Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)

3 Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)

4 % diện tích cảnh quản bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch

5 % công trình, kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa hoặc cảnh quan/tổng số công trình

6 Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (với tần suất: phổ biến-hiếm hoi-không có)

7 % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải theo cơ giới (tính theo trọng tải)

(Nguồn: Nguyễn Mạnh Cường, 2016, tr 27) Theo như Bảng 1.1 ở trên, yếu tố môi trường trong phát triển du lịch thể hiện ở nhiều khía cạnh quan trọng Khía cạnh thứ nhất là vấn đề ô nhiêm môi trường được với hai nội dung cụ thể là rác thải liên quan đến du lịch (được đo bằng % lượng chất thải được thu gom) và khả năng vận tải sạch (được đo lường bằng % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải theo cơ giới) Khía cạnh thứ hai là mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà quan trọng nhất là tài nguyên nước và năng lượng điện Khía cạnh thứ ba là tình hình cảnh quan du lịch Khía cạnh thứ tư liên quan đến vấn

đề đa dạng và bảo tồn sinh học được đo lường bằng mức độ tiêu thụ các sản phẩm là

Trang 25

động, thực vật quý hiếm

1.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương trong nước

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của Hội An

10 năm qua, tổng lượt khách đến Hội An tăng 191% với tốc độ phát triển bình quân là 12,61% Năm 2008, Hội An đón hơn 1,1 triệu lượt, đến năm 2017 tăng lên 3,2 lượt, trong đó, khách quốc tế tăng trên 212% so với năm 2008, tốc độ phát triển bình quân 10 năm tăng 13,4% Thị trường khách tham quan chủ yếu là khách quốc tế, chiếm tỉ trọng 70,39% khách tham quan Hội An Thị trường khách nội địa tập trung ở hai thị trường chính là Hà Nội và TP.HCM

Từ năm 2008, giá trị sản xuất ngành thương mại, du lịch, dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng 54%, đến năm 2017 đã tăng lên trên 70% trong cơ cấu kinh tế của thành phố Cơ cấu lao động trong nhóm ngành thương mại, du lịch, dịch vụ không ngừng tăng cao đã góp phần ổn định mức sống giữa các khu vực dân cư nông thôn - đô thị - ven biển - hải đảo Thu nhập bình quân đầu người ở Hội An cũng không ngừng tăng lên, từ năm

2008 đạt hơn 17 triệu đồng/người, đến năm 2017 đã tăng lên gần 41 triệu đồng/người

Sự phát triển về du lịch nói trên là do sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngày càng đầu

tư phát triển, năm 2018 này, thành phố đặt mục tiêu đón 3 triệu 780 nghìn lượt khách

Để đạt mục tiêu đó, ngoài việc củng cố, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có, đưa vào hoạt động một số điểm đến, sản phẩm mới lạ, thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, kế hoạch về phát triển du lịch, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển điểm đến ở các địa phương Có thể nói, Hội An là một điểm đến bình yên, thân thiện trong lòng thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch

Tuy nhiên, ngành du lịch Hội An vẫn đang đứng trước nhiều thách thức mới và

cả những tồn tại lâu dài cần được khắc phục để phát triển bền vững Có thể thấy, công tác tuyên truyền trong cộng đồng vẫn chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ cảnh quang môi trường tự nhiên xã hội, tài nguyên du lịch chưa thật sự đồng đều trong

Trang 26

toàn xã hội Thực tế, đây là nguyên nhân dẫn đến đến phát sinh tệ nạn, vấn nạn xã hội như cò mồi, bu bám, mất trật tự công cộng, phá hoại tài nguyên một cách vô ý thức

Có thể thấy, ngành du lịch địa phương vẫn chưa phát triển đều khắp, tính thiếu

ổn định của cơ chế đang là một cản trở trong kích thích đầu tư sản phẩm mới Trình

độ quản lý, tay nghề của đội ngũ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, công nhân viên chức và người lao động chưa đồng đều cả về nghiệp vụ, ngoại ngữ làm nảy sinh hạn chế kéo dài chưa khắc phục được như sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nặng tính khai thác tự phát, chất lượng dịch vụ chưa cao Trong khi đó, hoạt động bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành vẫn là một khâu bỏ ngõ Cùng với đó, việc cạnh tranh khu vực lân cận, đặc biệt là Đà Nẵng đang tạo áp lực lớn

Trên lĩnh vực quản lý nhà nước, Hội An đang nhanh chóng rà soát trình Tỉnh cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch du lịch địa phương vì một số nội dung đã không còn phù hợp với thực tế Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và kiên trì đề xuất với lãnh đạo tỉnh cũng như ngành du lịch cho phép Hội An được áp dụng một số cơ chế, chính sách thoáng về thuế, đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư Việc xác lập mối quan hệ gắn bó giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thường xuyên theo dõi, trao đổi, tiếp xúc

và có biện pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Để phát triển du lịch Hội An một cách bền vững, công tác bảo vệ, trùng tu và phát huy các giá trị di sản phải được đặt ra Du lịch Hội An là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, vì thế, mỗi người dân Hội An không chỉ là chủ nhân của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên mà còn thực sự là những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch Vấn đề môi trường kinh doanh du lịch cũng đang được đặt ra rất cấp thiết Đến nay, Hội An

đã có phương án hình thành rộng rãi các câu lạc bộ, các hiệp hội ngành nghề để tập hợp, kêu gọi sự đoàn kết, bảo vệ quyền lợi lẫn nhau giữ các doanh nghiệp, chống tình trạng cạnh tranh không lành mạnh từng xảy ra trước đây

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Nhật Bản

hát triển thu o ng hiẹ u điểm đến du lịch và quảng bá đạ c ản địa phu o ng

Trang 27

(Nguyễn Thị Thuý Hạnh, 2017) Nhạ t Bản ngày nay đu ợc chia thành 9 vùng (47 tỉnh

thành) là Hokkaido, Kanto, Tohoku, Chubu, Kinki (hay Kansai), Chugoku, Shikoku, Kyushu và Okina a Mỗi vùng có đạ c điểm địa lý, dân cu , lịch sử khác nhau, gắn liền với những sản phẩm (đạ c sản) nổi tiếng Những sản phẩm này có giá trị nhu là

mọ t sự chỉ dẫn địa lý về vùng Chẳng hạn: nói đến ru ợu sake, ngu ời ta biết ngay là của tỉnh Niigata; nói đến món Hotaruika (mực đom đóm), ngu ời ta biết ngay là của tỉnh Toyama; cũng nhu thế với các món ibuni (thịt vịt) của tỉnh Kana a a và Unagi (lu o n) của tỉnh Shi uoka v.v Bên cạnh các món a n truyền thống đạ c sắc, mỗi tỉnh, thành phố của Nhạ t Bản lại có những điểm hấp dẫn riêng để thu hút khách du lịch: nếu nhu Hokkaido có kiến trúc hiẹ n đại, sôi nổi với những trò cho I mùa đông nhu tru ợt tuyết, tru ợt ván, điêu khắc ba ng thì Tohoku hay Kyoto lại có lịch sử lâu đời với các ngôi chùa cổ kính, thiên nhiên và vu ờn tu ợc tu o i đẹp; nếu nhu vùng Chugoku

đu ợc thế giới biết đến bởi khu vực này có thành phố là Hiroshima từng bị Mỹ ném bom nguyên tử thì vùng Kyushu lại nổi tiếng là no I tạ p trung nhiều núi lửa nhất Nhạ t Bản; nếu nhu Chubu nổi tiếng với núi u i, nhà máy Toyota, tàu vũ trụ Aqua, đền Atsuta, thì Okina a lại gây ấn tu ợng cho du khách bởi quần thể đảo với nhiều phong cảnh đạ c sắc

ng dụng nt rn t mark ting trong phát triển du lịch:

Nhiều na m trở lại đây, Nhạ t Bản ứng dụng Internet marketing để gia ta ng tính hiẹ u quả cho hoạt đọ ng kinh doanh của các doanh nghiẹ p du lịch Na m 2015, Bọ Kinh tế - Thu o ng mại và Công nghiẹ p Nhạ t Bản công bố mở ebsite mang tên

Nippon Quest (2) Đối tu ợng khai thác của Nippon Quest là những phu o ng diẹ n va n

hóa vạ t thể và phi vạ t thể phục vụ du lịch nhu ẩm thực, sản vạ t, lễ họ i, danh lam thắng cảnh từng vùng miền trên toàn đất nu ớc Nhạ t Website đã tạ p trung giới thiẹ u nhiểu sản phẩm đạ c tru ng của địa phu o ng do các nghẹ nhân chế tạo hoạ c doanh nghiẹ p sản xuất, đồng thời cũng giới thiẹ u tạ p quán sinh hoạt đạ c sắc của ngu ời dân mỗi địa phu o ng Với mục đích quảng bá cho ngu ời nu ớc ngoài, trên ebsite có thiết

lạ p phần mềm tự đọ ng biên dịch lời bình sang tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung Bên

Trang 28

cạnh đó, ebsite còn có phần mềm (sắp hoàn thiẹ n) thực hiẹ n chức na ng xếp hạng sau khi tự đọ ng thống kê lu ợng bình chọn của đọ c giả Ngu ời xem chỉ cần truy cạ p trang bằng các nút bấm bình chọn: “Thích a n” hoạ c “Thích mua” Mọi đóng góp, phát hiẹ n từ cá nhân, tổ chức, sau khi đu ợc chứng nhạ n mang đạ c tru ng vùng miền, không vi phạm thuần phong mỹ tục, sẽ đu ợc công khai trên ebsite Các chức na ng

bổ sung hoàn thiẹ n ebsite đang dần dần đu ợc thiết lạ p với mong muốn càng ngày càng làm phong phú hẹ thống sản vạ t và nhạ n đu ợc phản hồi tích cực từ đọ c giả

Nâng cao vai trò cọ ng đồng trong phát triển du lịch:

Bắt đầu từ cuối những na m từ 1980 đến 2000, bên cạnh viẹ c chia s lợi ích hoạt

đọ ng du lịch với cọ ng đồng và phát huy vai trò của cọ ng đồng trong phát triển du lịch, chính phủ Nhạ t Bản đã sớm chú ý đến viẹ c “thu o ng hiẹ u hóa” những di tích lịch

sử, những điểm du lịch thu hút khách của các địa phu o ng Nhiều trung tâm du lịch

đu ợc phát triển thông qua viẹ c chuyển đổi các tòa nhà lịch sử thành các bảo tàng, nhà hàng, khách sạn để chào đón khách du lịch từ trong và ngoài khu vực Ví dụ, ở thành phố Nagahama - Shiga, mọ t nhà kho cũ đã đu ợc cải tạo và sử dụng nhu là mọ t nhà tru ng bày lớn Gần đây, ho n 2 triẹ u khách du lịch đã đến tha m quan nhà tru ng bày này Khu vực bảo tồn và các tòa nhà lịch sử đu ợc thu o ng hiẹ u hóa, những địa danh lịch sử đu ợc quảng bá nhu là các điểm đến du lịch Từ na m 2000 tới nay, nhờ vào các chính sách phát triển du lịch của chính phủ Nhạ t Bản, ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc Theo quan điểm của chính phủ Nhạ t Bản, để phát triển du lịch cọ ng đồng bền vững, điều quan trọng nhất là phải dựa vào ý thức của cọ ng đồng Mô hình phát triển

du lịch cọ ng đồng bền vững ở Nhạ t Bản hiẹ n nay đu ợc phổ biến rọ ng rãi và nhiều địa phu o ng nhu Yu uin, Ibaraki, Tochigi, Gumma, Saitama đã áp dụng Khác với mô hình phát triển du lịch cách đây 10 na m (chính quyền trung u o ng ra quy hoạch, địa phu o ng thực hiẹ n), từ những na m 2000 đến nay, chính cọ ng đồng cu dân địa phu o ng

tự đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững và tự triển khai thực hiẹ n Nói cách

khác, chính phủ Nhạ t Bản đã trao quyền cho cọ ng đồng trong viẹ c phát triển du lịch

Chính sách này giúp địa phu o ng phát huy đu ợc tiềm na ng, thế mạnh của mình, đồng

Trang 29

thời nâng cao chính nhạ n thức của cọ ng đồng trong phát triển du lịch bền vững Lấy tỉnh Yu uin của Nhạ t Bản làm ví dụ: Tỉnh này tự đề xuất mô hình phát triển du lịch của vùng và đã thành công trong viẹ c triển khai thực hiẹ n Những hoạt đọ ng nhu liên hoan phim, tổ chức cuọ c thi hét vào mùa thu, khôi phục phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, phát triển đồ lu u niẹ m mang nhãn hiẹ u Yu uin đã gắn liền với cuọ c sống sinh hoạt hàng ngày của ngu ời dân Từ khi áp dụng mô hình này, vùng

Yu uin của Nhạ t Bản mỗi na m đón khoảng 3,8 triẹ u khách du lịch, trong đó có khoảng 900.000 khách lu u trú và 70% là khách đến lần thứ 2, gần 10% là khách đến

ho n 10 lần

Ho n nữa, chính phủ Nhạ t Bản còn hết sức chú trọng nâng cao ý thức cọ ng đồng trong phát triển du lịch Ở các thành phố du lịch Nhạ t Bản, ngu ời dân địa phu o ng, thạ m chí cả tr em cũng đu ợc trực tiếp đào tạo hu ớng dẫn du lịch Trong viẹ c đào tạo

ý thức và kỹ na ng cho ngu ời dân, Nhạ t Bản lấy yếu tố va n hóa làm hạt nhân Theo quan niẹ m chung của ngu ời Nhạ t, va n hóa Nhạ t phụ thuọ c vào 3 giá trị và nguyên tắc

ca n bản là Wa – sự hài hòa, thân thiẹ n; Kao – bọ mạ t hay niềm kiêu hãnh; và

Omoiyari – sự đồng cảm, thấu cảm và lòng trung thành Vì thế, ngu ời dân địa phu o ng luôn cố gắng thể hiẹ n sự hài hòa thân thiẹ n (Wa), sự thấu cảm và lòng trung thành (Omoiyari) với khách du lịch đến địa phu o ng mình – làm sao để du khách “đi du lịch

mà cảm thấy nhu đang sống ở nhà mình và ngu ợc lại cọ ng đồng sống ở địa phu o ng cũng cảm thấy mình nhu đang đi du lịch” (Seiji Yoneda) Qua viẹ c có rất nhiều khách du lịch tới tham quan, cọ ng đồng địa phu o ng đã nhạ n ra giá trị, nét đẹp của môi tru ờng sống và lịch sử của mình Du lịch đã góp phần phát triển mọ t mạng lu ới nhân lực va n hóa, xã họ I tốt đẹp ho n Hẹ thống tích hợp giữa sự phát triển vùng miền

và bảo tồn di sản va n hóa đu ợc thiết lạ p Nhạ t Bản đã và đang “Thu o ng hiẹ u hóa phong cách sống” – mọ t khái niẹ m mới mà trong đó, “địa điểm du khách muốn tới tha m” là “no I mà ngu ời dân địa phu o ng đang sống mọ t cách sôi đọ ng” Tại địa phu o ng, khách du lịch có thể trải nghiẹ m cuọ c sống cùng với ngu ời dân – sống trong

mọ t cọ ng đồng cởi mở

Trang 30

âng cao t nh liên kết trong phát triển du lịch:

Chính phủ Nhạ t Bản đạ c biẹ t chú trọng đến tính liên kết trong phát triển du lịch Tại Nhạ t Bản, ngành du lịch còn đu ợc gọi với cái tên khác là “ngành tham quan” (观

光业) Sở dĩ có tên gọi này là vì bản thân ngành du lịch Nhạ t Bản có tu o ng quan mạ t thiết với tất cả các loại sản nghiẹ p va n hóa và các ngành nghề khác nhu : khách sạn,

ẩm thực, hàng không, giao thông, bất đọ ng sản, nông nghiẹ p, lâm nghiẹ p, chế tạo sản phẩm Đồng thời, giữa chính phủ và địa phu o ng, giữa các địa phu o ng, vùng miền với nhau, giữa chính quyền địa phu o ng và cọ ng đồng, giữa hẹ thống luạ t pháp với ý thức

và hành đọ ng của ngu ời dân luôn có tính liên kết chạ t chẽ Những tổ chức ở Nhạ t Bản nhu Ủy ban Môi tru ờng, Hiẹ p họ i Bảo vẹ di sản thiên nhiên Nhạ t Bản, Họ i đồng Xúc tiến du lịch sinh thái Nhạ t Bản, những hiẹ p họ i du lịch sinh thái tại các địa phu o ng đều có sự gắn kết chạ t chẽ với cọ ng đồng dân cu trong viẹ c bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, va n hóa Na m 2004, trong số

“5 giải pháp xúc tiến du lịch sinh thái”, Họ i đồng Xúc tiến du lịch sinh thái Nhạ t Bản

đã đu a ra mọ t giải pháp là “Phát triển 13 dự án thí điểm về du lịch sinh thái tại mọ t số địa phu o ng” Bọ Môi tru ờng trực tiếp đầu tu phát triển các mô hình thí điểm trong khoảng thời gian 3 na m Các mô hình này đu ợc chia thành ba nhóm: nhóm các vùng bảo tồn tự nhiên (tại Shiretoko, Shirakami, Ogasa ara, Yakushima); nhóm các vùng

có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, okko, Sasebo); và nhóm các vùng có tài nguyên nhân va n đạ c sắc đi cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên tái sinh (Tajiri, Hanno - naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano)

ấy nhân tố va n hóa làm nền tảng trong phát triển du lịch:

Nhạ t Bản là đất nu ớc có nền va n hóa truyền thống đạ c sắc, đọ c đáo Mỗi sản vạ t

va n hóa đã trở thành biểu tu ợng va n hóa gắn với biểu tu ợng của quốc gia Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhạ t Bản nổi lên nhu mọ t hiẹ n tu ợng đạ c biẹ t về họ i nhạ p của châu Á

Xét về phu o ng diẹ n phát triển du lịch, Nhạ t Bản đã có những chính sách hiẹ u

Trang 31

quả nhằm xây dựng thu o ng hiẹ u quốc gia Điển hình cho những chính sách này là chiến lu ợc “Cool apan” (tiếng Nhạ t: - Ku ru apan, tạm dịch: “Nhạ t Bản thú vị”) Đây là sự tổng hòa của rất nhiều phu o ng diẹ n va n hóa, từ anime (phim hoạt hình Nhạ t Bản), manga (truyẹ n tranh Nhạ t Bản) tới phim truyền hình, thiết kế, thời trang, thực phẩm và du lịch “Cool apan” đu ợc miêu tả nhu mọ t hình thức của quyền lực mềm, có khả na ng gián tiếp ảnh hu ởng đến hành vi, sở thích ngu ời tiêu dùng và khách du lịch quốc tế thông qua các phu o ng tiẹ n va n hoá hay ý thức hẹ , và là chiến lu ợc xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch của Nhạ t Bản mọ t cách hữu hiẹ u Chiến lu ợc “Cool apan” đối với ngành công nghiẹ p truyẹ n tranh của Nhạ t đã đóng góp trực tiếp vào viẹ c ra đời hình thái “Du lịch truyẹ n tranh” đọ c đáo “Lấy truyẹ n tranh làm co sở, tiến hành tổng hợp và khai thác các loại hình hoạt đọ ng chuyên sâu So với truyền thống du lịch, du lịch truyẹ n tranh manga thực sự mang tính thể nghiẹ m, tính định hu ớng thu hút, tính va n hóa ” (5, tr.76) Truyẹ n tranh Nhạ t Bản hiẹ n nay chiếm 60% thị tru ờng truyẹ n tranh thế giới, vì vạ y, hu ớng phát triển “ngành du lịch truyẹ n tranh” ở Nhạ t thực sự mang tính khả quan Để triển khai loại hình du lịch này, ở Nhạ t Bản có các dạng công viên đu ợc thiết kế theo chủ đề, ví dụ: công viên chủ đề Hello Kitty; các công viên mô phỏng theo phim hoạt hình của Hayao Miyazaki Na m 2010, triển lãm quốc tế truyẹ n tranh manga tổ chức ở Tokyo trong hai ngày, đã thu hút 130.000 du khách nu ớc ngoài, đạt đu ợc doanh thu đáng kể

Mọ t ố gợi cho ngành du lịch iẹ t Nam:

Từ thực tiễn Nhạ t Bản, chúng ta có thể rút ra mọ t vài bài học kinh nghiẹ m trong viẹ c phát huy tài sản trí tuẹ địa phu o ng để phát triển ngành du lịch Viẹ t Nam:

- Tầm quan trọng của chính phủ và hiẹ u quả của các chính sách:

Ngành du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có mọ t chiến lu ợc quốc gia về phát triển du lịch và đu ợc cụ thể hoá bằng chu o ng trình hành đọ ng quốc gia Trong quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch, Viẹ t Nam cũng cần học tạ p Nhạ t Bản:

ta ng cu ờng tính liên kết giữa các cấp, các bọ , ngành trung u o ng với địa phu o ng, từ bọ

Trang 32

máy lãnh đạo đến ngu ời dân, ta ng cu ờng tính liên kết giữa ngành du lịch với các ngành nghề khác; ứng dụng Internet marketing trong phát triển du lịch (tạo các website cạ p nhạ t những đạ c sản địa phu o ng gắn với các chỉ dẫn địa lý, có nọ i dung phong phú, thu hút ngu ời dân trong nu ớc và ngu ời nu ớc ngoài tham gia bình chọn);

đạ c biẹ t chú trọng đến phát huy tài sản trí tuẹ địa phu o ng trong phát triển du lịch, mở

mọ t hành lang pháp lý thuạ n lợi, tạo môi tru ờng cho du lịch phát triển đúng hu ớng và hiẹ u quả

- Xây dựng thu o ng hiẹ u địa phu o ng dựa trên nền tảng va n hóa vốn có:

Hiẹ n nay, trên toàn thế giới, hàng chục ngàn thành phố và khu vực đang diễn ra các cuọ c cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tu Vì vạ y, địa phu o ng nào có thu o ng hiẹ u mạnh sẽ thu hút đu ợc nhiều sự quan tâm của các nhà đầu

tu , khách du lịch và nhờ đó sẽ thu đu ợc các thành quả và lợi ích nhu : sự thịnh vu ợng

về kinh tế (phát triển và ta ng tru ởng ổn định), sự gia ta ng tính đa dạng va n hóa Thu o ng hiẹ u của địa phu o ng có thể gắn với sản phẩm truyền thống của chính địa phu o ng đó nhu ẩm thực, trang phục, va n nghẹ ; cũng có thể là mọ t biểu tu ợng do chính địa phu o ng sáng tạo ra trong quá trình tái cấu trúc, nhằm chuyển hóa mọ t thông điẹ p mới Vì thế, mọ t thu o ng hiẹ u địa phu o ng đu ợc xây dựng thành công có thể giúp

du khách nhạ n diẹ n địa phu o ng đó mọ t cách dễ dàng

- Phát huy vai trò của cọ ng đồng trong phát triển du lịch:

Ngành du lịch cần nâng cao ý thức, vai trò của ngu ời dân địa phu o ng trong phát triển du lịch Nhà nu ớc nên áp dụng mô hình trao quyền cho cọ ng đồng địa phu o ng trong viẹ c phát triển du lịch Vai trò của các co quan chức na ng của Nhà nu ớc chỉ là theo dõi, giám sát, tu vấn chứ không phải làm thay Để mô hình này thực sự đi vào thực tiễn, cần có mọ t kế hoạch cụ thể, từng bu ớc, phù hợp với đạ c thù riêng của mỗi địa phu o ng

Trang 33

Tóm tắt chương 1

Chương 1 tập trung nghiên cứu về một số vấn đề lý thuyết về du lịch bền vững

Du lịch bền vững cần đảm bảo ba khía cạnh là kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường Ba yếu tố này được xem là 03 trụ cột của du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững cần phải đảm bảo một số nguyên tắc quan trọng như: sử dụng nguồn lực một cách hợp lý; bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững; phát triển du lịch phải

hỗ trợ kinh tế cho địa phương; và nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững Bên cạnh đó, để đánh giá tinh bền vững của ngành du lịch TP.HCM, cần quan tâm đến 03 yếu tố: môi trường, về văn hoá, và kinh

tế

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh

Khái quát về dân ố của TP.HCM

Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm

2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật

độ trung bình 3.419 người/km² Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số TP.HCM là 7.981.900 người Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của TP bình quân 1%/năm và có xu hướng giảm Thế nhưng, tỷ lệ tăng dân số cơ học tăng bình quân 1,5%/năm và có xu hướng tăng

Trong 20 năm qua, dân nhập cư vào TP.HCM tăng bình quân 8%/năm Mật độ dân số đạt 4.000 người/km2, trong đó mật độ dân số các quận là 13.600 người/km2, gấp 12,85 lần so với mật độ dân số các huyện

Khái quát về vị tr địa l của TP.HCM

Qua quá trình phát triển của mình, TP.HCM được cả nước xem là một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn Đây còn là đầu mối giao thông quan trọng không những của cả nước mà còn của cả Đông Nam Á TP.HCM còn có nhiều lợi thế về vị trí địa

lý và khí hậu

Khái quát về kinh tế của TP.HCM

TP.HCM được xem là đầu tàu của cả nước về kinh tế Đây cũng là nơi diễn ra

sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ Và là nơi có nhịp sống, lao động bận rộn vào bậc nhất của cả nước Sở dĩ được như vậy là vì TP.HCM sở hữu vị trí địa lý thuận lợi Thành phố nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây Thành phố nằm ở vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á Cho nên

Trang 35

Thành phố có điều kiện thuận lợi để trở thành đầu mối giao thông, là nơi nối liền các tỉnh trong vùng nhờ có hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, nổi bật là Cảng Sài Gòn

TP.HCM có nhiều thế mạnh về kinh tế Bên cạnh các lĩnh vực từ khai thác

mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính, TP.HCM đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn trong đó có 4 ngành trọng yếu là cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, hóa chất - nhựa - cao su và ngành điện tử - công nghệ thông tin

Về thương mại - dịch vụ, TP.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng Ngoài Chợ Bến Thành vốn là nơi giao lưu thương mại từ lâu đời của Thành phố, còn có nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện những năm gần đây như Vincom, Diamond Plaza, Aeon mall Sức mạnh của ngành thương mại còn được thúc đẩy bởi mức tiêu thụ lớn của cư dân thành phố, cao hơn nhiều so với nhiều tỉnh khác trên cả nước Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2016)

Khái quát về văn hoá của TP.HCM

Ngoài những yếu tố thuận lợi về mặt địa lý, tiềm lực kinh tế, TP.HCM còn là một vùng đất đa dạng về văn hóa Đây là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá từ khắp các nơi trên đất nước và nhiều nơi trên thế giới Là sự kết hợp giữa nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm xen lẫn với văn hoá Pháp, Mỹ nhưng vẫn giữ được nét riêng mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc Việt Nam Điều này thể hiện thông qua các giá trị vật thể và phi vật thể như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc và nghệ thuật truyền thống, ẩm thực truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội

Với nhiều công trình kiến trúc mang dáng v hiện đại của Châu Âu như Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố chúng ta còn được chiêm ngưỡng các đền, miếu, hội quán của người Hoa, nhất là vùng Chợ Lớn Song bên cạnh đó bản sắc dân tộc Việt Nam vẫn được duy trì và thể hiện rõ nét như chùa Trường Thọ, chùa Từ

Ân và quy mô nhất là chùa Giác Lâm, kế đó là chùa Giác Viên

Trang 36

Chính sự hội tụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên cả nước và thế giới đã mạng lại cho Thành phố này các dòng văn hoá ẩm thực đặc trưng của phương Tây hay của phố Tàu Tuy vậy nhưng nền văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ chính

là sự hấp dẫn đặc biệt đối với các khách du lịch nước ngoài

Việc chú trọng khai thác các giá trị văn hóa vào các hoạt động kinh doanh du lịch tại TP.HCM với mục đích nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là hành động mang tính thiết yếu

2.1.2 Tổng quan về phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.1 Lượng khách du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách của TP.HCM

Trong giai đoạn 2001 – 2005 lượng khách quốc tế đến TP.HCM tăng trưởng liên tục từ 1.226.400 lượt năm 2001, lên hơn 2 triệu lượt năm 2005 Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SA S nên lượng khách quốc tế không tăng, thậm chí còn giảm 9% lượng khách Tuy nhiên, trong hai năm 2005-2006 du dịch TP.HCM có những mùa bội thu, năm 2005 lượng khách quốc tế đến thành phố là 2 triệu người, đạt 150%

kế hoạch dự kiến, tăng gần 30% so với năm 2004, nguyên nhân là do hiệu quả của chính sách miễn thị thực cho công dân một số nước

Năm 2008 - 2009, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, có nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch Tuy nhiên, sau bốn năm phục hồi, lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong năm 2013 là 4.109.000 người, tăng 1,5 lần

so với trước khủng hoảng tài chính Những năm tiếp theo, lượng khách du lịch đến TP.HCM tiếp tục tăng: năm 2014 là 4.109.000 khách; năm 2015 là 4.400.000; năm

2016 là 4.600.000, năm 2017 là 6.389.480 Như vậy có thể thấy lượng khách du lịch đến TP.HCM liên tục tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2017 lên đến hơn 6 triệu lượt khách du lịch đến Thành phố, điều này cho thấy ngành du lịch TP.HCM đã có sức hút mạnh mẽ đối với du khách

Bảng 2.1 Tỷ trọng khách du lịch đến TP HCM so với cả nước

Giai đoạn 2005 - 2017

Trang 37

(Lượt người) (Lượt người) với cả nước (%)

Vào năm 2016, lượng khách du lịch đến TP.HCM là 5.2 triệu lượt khách quốc

tế và 21, 8 triệu lượt khách nội địa (Báo cáo, 2016), năm 2017 là khoảng 6,4 triệu lượt khách quốc tế và 24,9 triệu lượt khách nội địa (Báo cáo, 2017) Nhìn vào hai con

số này có thể thấy trong một năm, số lượng du khách quốc tế đến TP.HCM tăng nhanh, với 1,2 triệu khách về mặt tuyệt đối, và khoảng 10% về mặt tương đối, trong

Trang 38

khi đó số lượng khách nội địa tăng tới gần 3 triệu lượt Đây là một con số tăng hết sức ấn tượng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chứng tỏ TP.HCM vẫn là điểm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước

Về nguồn thu từ du lịch, trong năm 2016, tổng doanh thu toàn ngành du lịch đạt

103 ngàn tỷ (Báo cáo ngành du lịch năm 2016), năm 2017 đạt 115 ngàn tỷ (Báo cáo ngành du lịch năm 2017), tăng 12,6% so với năm 2016

2.1.2.2 Hoạt động của các đơn vị lữ hành, kinh doanh du lịch ở TP.HCM

Theo số liệu tại Báo cáo năm 2017 của Sở Du lịch, đến năm 2017, trên địa bàn TP.HCM có 2.310 cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định và xếp hạng, số liệu cụ thể ở Bảng dưới đây:

Bảng 2.2 Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM

có đủ tiêu chuẩn nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất

Về cơ sở ăn uống, tính đến nay, hiện Thành phố có 132 cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, riêng trong năm 2017 TP.HCM công nhận 19 cơ sở đạt chuẩn đồng thời hướng dẫn những cơ sở khác để giúp họ đạt những tiêu chuẩn đối với cơ sở

ăn uống tại Thành phố

Về cơ sở hoạt động lữ hành, Thành phố có 1.280 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động, trong đó có 624 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 588 doanh nghiệp lữ hành

Trang 39

nội địa, 55 đại lý lữ hành và 12 văn phòng đại diện doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại Thành phố ( Báo cáo Sở Du lịch năm 2017)

TP.HCM có tới 4.945 hướng dẫn viên du lịch với 2.752 quốc tế và 2.193 nội địa TP.HCM còn có 60 cơ sở mua sắp được cấp biển hiêu dịch vụ mua sắm đạt chuẩn du lịch Đặc biệt có 77 doanh nghiệp và 573 điểm bán hàng hoàn thuế trên địa bàn Thành phố Tính đến năm 2017, toàn Thành phố có khoảng 475 xe, 84 tài đủ tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch (Báo cáo Sở Du lịch năm 2017)

2.2 Thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian qua, ngành du lịch TP.HCM luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước Điều này thể hiện thông qua tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố không hề nhỏ và không ngừng tăng lên, thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 2.3 Thống kê đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố

Trang 40

Vào năm 2014, lượng khách du lịch quốc tế và trong nước vào TP.HCM tiếp tục tăng Nếu như năm 2013 chỉ có 19 triệu lượt thì đến năm 2014, con số này lên tới

22 triệu lượt Nhờ đó, tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) lên tới hơn 85.000 tỷ đồng Vào năm 2015, con số này càng khả quan hơn Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2015, chỉ tính riêng lượt khách quốc tế đến TP.HCM cũng đã đạt gần 2,5 triệu lượt khách (tăng 4% so với cùng kỳ), đóng góp vào tổng doanh thu du lịch

là 53.317 tỷ đồng (Nam Đàn, 2015)

Có thể thấy nếu như năm 2013, nguồn thu từ du lịch chỉ 83.191 tỷ thì 4 năm sau (năm 2017), nguồn thu lên tới 115.978 tỷ Tăng gần 30% Đây là bước nhảy vọt quan trọng về mặt đóng góp vào ngân sách Xét trong mối tương quan với cả nước, Thành phố đóng góp bình quân từ 55% - 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và chiếm gần 40% doanh thu du lịch cả nước

Không những vậy, hoạt động du lịch đã và đang góp phần hình thành và phát triển nhiều ngành sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP.HCM, nhờ đó góp phần tạo ra nhiều việc làm do khách du lịch đến tham quan và chi tiêu tại TP.HCM

Về lao động, việc làm, có thể thấy đây là một trong những ngành thu hút số lao động làm việc rất lớn Số liệu thống kê cho thấy số lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch khoảng 870.000 người, lao động gián tiếp khoảng 1,5 triệu người (Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, 2016) Khả năng đóng góp vào giải quyết việc làm của ngành còn thể hiện ở nhu cầu lao động của ngành này trong tương lai còn đang rất lớn Theo thống kê của của Tổng cục Du lịch, ngành này mỗi năm cần thêm khoảng 40.000 lao động, nhưng lượng nhân lực đáp ứng được chỉ có khoảng 15.000 người, và chỉ 12% trong số này được đào tạo cao đẳng, đại học Tình hình này nhận thấy rõ rệt ở TP.HCM với 50 trường đào tạo ngành du lịch, và chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu Hơn bao giờ hết, nhu cầu nhân lực ngành du lịch tại TP.HCM đang ngày một tăng lên

Đóng góp của ngành du lịch còn thể hiện thông qua tác động của ngành này đến lợi ích của cộng đồng Để đánh giá khía cạnh này, tác giả luận văn sử dụng nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Thắng Theo kết quả khảo sát của Trần Thanh Thắng

Ngày đăng: 04/02/2019, 23:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Thị Hậu (2015), Bản sắc văn hóa của đô thị Sài Gòn – TP.HCM, Uỷ ban nhân dân TP.HCM, ngày cập nhật 16/2/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa của đô thị Sài Gòn – TP.HCM
Tác giả: Nguyễn Thị Hậu
Năm: 2015
18. Tổng cục thống kê (2017), Số liệu thống kê về “Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo địa phương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo địa phương
Tác giả: Tổng cục thống kê
Năm: 2017
1. Báo mới (2012), Di sản văn hóa tại TP.HCM: Nhiều nhưng chưa gây dấu ấn Khác
2. Bùi Tá Hoàng Vũ (2017), Thực trạng và phát triển du lịch có trách nhiệm tại TP.HCM, Kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch có trách nhiệm tại TP.HCM, UBND TP.HCM tổ chức Khác
3. Chi cục Bảo vệ Môi trường Thành phố. HCM (2015), Đa dạng sinh học ở TP.HCM Khác
4. Chi cục Phòng Chống tệ nạn xã hội (2015), Báo cáo tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn TP.HCM Khác
5. Dương Hoàng Hương (2017), Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, Luận án Tiến sĩ Chuyên ngành Kinh tế phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khác
6. Hồ Kỳ Minh và ctg (2017), Du lịch lữ hành với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Khác
7. Minh An (2017), Trăn trở quản lý, khai thác di sản văn hóa Khác
8. Nam Đàn (2015), Ngành du lịch đem lại cho Thành phố hàng tỷ USD mỗi năm Khác
9. Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc Khác
11. Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác
12. Nguyễn Thị Thuý Hạnh (2017), Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Nhật Bản và một số gợi ý cho ngành du lịch Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá, số 22 tháng 12 năm 2017 Khác
13. Phạm Phú Cường (2015), Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến thúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiệu hữu TP.HCM, Luận án tiến sĩ kiến trúc, Trường đại học kiến trúc TP.HCM Khác
14. Phạm Thị Thanh Bình (2016), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển Khác
15. Phạm Trung Lương (2014), Phát triển bền vững từ góc độ môi trường, tài liệu Nhân học du lịch Khác
16. Sở Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo hiện trạng môi trường TP.HCM 07 năm (2011-2017) Khác
17. Sỹ Đông (2017), Du lịch THÀNH PHỐ HCM thiếu chiến lược phát triển, Người Lao động, ngày cập nhật 12/2/2018 Khác
19. Thủ Tướng Chính phủ (2013), Quyết định Số: 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 201 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Khác
20. Trần Thanh Thắng (2016), Di tích lịch sử-văn hoá trong hoạt động du lịch Quận 8-TP.HCM, Luận văn Thạc sĩ, Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Hồng Bàng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w