Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC 12
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi
132
Họ, tên thí sinh: Lớp
Câu 1: Ở mối quan hệ sinh thái nào sau đây, một loài bị hại và một loài trung tính?
A Quan hệ vật ăn thịt – con mồi B Quan hệ ức chế cảm nhiễm
C Quan hệ hội sinh D Quan hệ vật kí sinh – vật chủ
Câu 2: Trong cùng một ao nuôi cá người ta thường nuôi ghép cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá
trắm đen, cá rô phi, có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích
A làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao B giảm dịch bệnh
C tận thu nguồn thức ăn tối đa trong ao D giảm sự đa dạng sinh học trong ao
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là
đúng?
A Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng
B Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật
C Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng
D Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái
Câu 4: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?
A Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
B Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần
C Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động
D Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh
Câu 5: Một quần thể thực vật bao gồm có 300 cá thể có kiểu gen BB, 500 cá thể có kiểu gen Bb, 200 cá
thể có kiểu gen bb Tần số alen B và b trong quần thể lần lượt là
A B = 0,2; b = 0,8 B B = 0,45; b = 0,55 C B = 0,5; b = 0,5 D B = 0,55; b = 0,45 Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?
A Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật
có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
B Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật tồn tại và phát
triển
C Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh
vật
D Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật
thực hiện các chức năng tốt nhất
Câu 7: Chim mỏ đỏ đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên mình của linh dương làm thức ăn Mối
quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc mối quan hệ:
C Sinh vật ăn sinh vật khác D Cộng sinh
Câu 8: Điều nào sau đây không đúng với loài đặc trưng trong quần xã:
A Chỉ có ở mặt ở quần xã đó mà không có ở các quần xã khác
B Có vùng phân bố hẹp và ít gặp trong quần xã
C Có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài
khác
D Có thể là một loài ưu thế trong quần xã
Câu 9: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A Các con bồ nông xếp thành hàng để bắt cá
Trang 2C Các con hổ tranh giành nhau thức ăn
D Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn
Câu 10: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng
chưa gây chết được gọi là:
A Khoảng lợi nhuận B Ổ sinh thái C Khoảng chống chịu D Giới hạn sinh thái Câu 11: Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện:
A Số lượng cá thể nhiều B Có nhiều nhóm tuổi khác nhau
C Có nhiều tầng phân bố D Có thành phần loài phong phú
Câu 12: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm có thể có ở quần thể sinh vật ?
A Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài
B Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật
C Quần thể bao gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố nơi xa nhau
D Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau
Câu 13: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật là
A sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể
B sự tăng số lượng cá thể
C sự giảm kích thước cơ thể
D sự giảm khối lượng cơ thể
Câu 14: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là
A tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu
phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
B tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố,
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
C tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của quần thể
D tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ tối đa, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của quần thể
Câu 15: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A Giới hạn sinh thái càng rộng, sinh vật phân bố càng hẹp
B Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết
C Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau
D Trong khoảng chống chịu của nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật tốt nhât
Câu 16: Quần thể sinh vật là gì?
A Là nhóm cá thể của các loài khác nhau, phân bố trong một khoảng không gian nhất định, có khả
năng sinh sản ra thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính và trinh sản
B Là nhóm cá thể của một số loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra thế hệ
mới hữu thụ
C Là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất
định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống
D Là nhóm cá thể của cùng một loài, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, phân bố trong
vùng phân bố của loài
Câu 17: Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể Thỏ ở Ôxtrâylia là:
A Số lượng tăng giảm bất thường do thiếu thức ăn
B Số lượng tăng giảm bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy
C Số lượng tăng giảm bất thường do động đất
D Số lượng tăng giảm bất thường do khí hậu thay đổi
Câu 18: Điều nào sau đây không đúng với quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
A Phát triển khả năng sống của quần thể
B Đảm bảo cá thể thích nghi tốt với điều kiện môi trường
C Làm cho mật độ cá thể của quần thể không thay đổi
D Khai thác được nhiều nguồn sống của môi trường
Trang 3Câu 19: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn alen a quy định quả vàng Một vườn cà chua
gồm 500 cây có kiểu gen AA, 400 cây có kiểu gen Aa và 100 cây có kiểu gen aa Biết rằng không có đột biến xảy ra Khi cho các cây cà chua giao phấn tự do với nhau, thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là
A 9% quả đỏ : 91% quả vàng B 70% quả đỏ : 30% quả vàng
C 30% quả đỏ : 70% quả vàng D 91% quả đỏ : 9% quả vàng
Câu 20: Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?
A Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa
B Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
C Gà rừng bị chết rét
D Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời kì thu hoạch lúa
Câu 21: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn thì thuộc
mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
A Cạnh tranh khác loài B Quan hệ hỗ trợ
C Cạnh tranh cùng loài D Quan hệ hợp tác
Câu 22: Nhân tố sinh thái nào sau đây được xếp vào nhân tố sinh thái hữu sinh?
A Nhiệt độ B Vi sinh vật gây bệnh C Độ ẩm D Ánh sáng
Câu 23: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có tần số kiểu gen dị hợp tử là 0,8 Bb Sau 3 thế hệ tự thụ phấn
thì tần số kiểu gen Bb trong quần thể là
Câu 24: Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ
muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể Đây là kiểu biến động:
A Theo chu kì mùa B Theo chu kì nhiều năm
C Không theo chu kì D Theo chu kì tuần trăng
Câu 25: Ở người, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng Một quần
thể đang cân bằng di truyền có 49% số người tóc thẳng Biết không xảy ra đột biến Theo lí thuyết, tần
số kiểu gen Aa trong quần thể là
Câu 26: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
A Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn
B Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước
C Môi trường sinh vật, môi trường trên cạn, môi trường nước
D Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật
Câu 27: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A Tập hợp cá mè sống trong ao B Tập hợp các con gà trong lồng ở ngoài chợ
C Tập hợp ốc sống trong ao D Tập hợp cây ở trong rừng
Câu 28: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây, không có loài nào có lợi?
A Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn
B Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng
C Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng
D Các cây hành, tỏi tiết các chất ra môi trường làm ảnh hưởng tới các loài khác
Câu 29: Theo định luật Hacđi – vanbec, quần thể ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di
truyền?
A 0,32AA : 0,60 Aa : 0,08aa B 0,64AA : 0,32 Aa : 0,04aa
C 0,3AA : 0,5 Aa : 0,2aa D 0,65AA : 0,35aa
Câu 30: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có tỉ lệ kiểu gen AA bằng 16 lần tỉ lệ kiểu
gen aa Tần số alen a bằng bao nhiêu?
Câu 31: Cá rô phi Việt Nam có khoảng thuận lợi về nhân tố nhiệt độ là:
A 5,6 0C 440C B 5,6 0C 420C C 15,6 0C 440C D 200C 350C
Câu 32: Cá chép có thể sống được ở 2 oC đến 44oC, điểm cực thuận là 28oC Điểm nhiệt độ gây chết của
Trang 4A từ 2 oC đến 44o
C từ 28 oC đến 44o
C D dưới 2 oC và trên 44oC
Câu 33: Các loài sinh vật sống trong rừng Cúc Phương được gọi là
A quần xã sinh vật B nhóm sinh vật dị dưỡng
C quần thể thực vật D nhóm sinh vật phân giải
Câu 34: Tập hợp sinh vật nào sau đây không gọi là quần thể?
A Tập hợp các con cá rô phi đơn tính trong ao B Tập hợp các cây cỏ trên đồng cỏ
C Tập hợp cá sống trong hồ D Tập hợp các cây gỗ trong rừng
Câu 35: Nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể là
A do thay đổi tập tính sinh sản của sinh vật B do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể
C do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật D do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh
Câu 36: Cho các quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
Quần thể 1: 0,75AA + 0,25 aa = 1
Quần thể 2: 1/25AA + 7/25Aa + 17/25 aa = 1
Quần thể 3: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1
Quần thể 4: 100% Aa
Quần thể 5: 0,81AA + 0,11Aa + 0,08 aa = 1
Trong các quần thể trên, số quần thể không cân bằng di truyền là
Câu 37: Ở người, gen D nằm trên nhiễm sắc thường quy định da đen trội hoàn toàn so với alen d quy
định da trắng Một quần thể người đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người da trắng 36% Tần số alen D và
d trong quần thể là
A D = 0,6; d = 0,4 B D = 0,8; d = 0,2 C D = 0,4; d = 0,6 D D = 0,7; d = 0,3 Câu 38: Một loài thực vật, tính trạng màu sắc quả do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập tương tác bổ
sung quy định Khi trong kiểu gen có cả gen A và B thì quy định quả đỏ, chỉ có A hoặc B thì quy định quả vàng, không có A và B thì quy định quả xanh Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,6; B = 0,2 Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I Số loại kiểu gen của quần thể là 9 kiểu gen
II Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là 30,24% đỏ : 59,52% vàng : 10,24% xanh
III Trong quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AaBb
IV Lấy ngẫu nhiên một cây quả vàng, xác suất thu được cây thuần chủng là 35/93
V Lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/21
Câu 39: Khi nói về ổ sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?
A Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì cạnh tranh nhau
B Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới
C Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài
D Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái
Câu 40: Một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen 0,6AA : 0,4Aa Ở
thế hệ F2 tần kiểu gen AA là
- HẾT -
Trang 5ĐÁP ÁN ĐỀ THI KTHK II SINH 12 – NĂM 2018