Trong thực tế, trong 3 năm học gần đây tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn có kiến thức đa dạng về các kiểu bài: Tự sự, Miêu tả,
Trang 1MỤC LỤC
13 3 Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7
16 1 Ý nghĩa của đề tài với việc giảng dạy 16
17 2 Nhận định về việc áp dụng và phát triển sáng kiến 17
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 2THCS Trung học cơ sở
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
CHO HỌC SINH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 Lý do chọn dề tài:
Ông cha ta có câu “Văn học là nhân học” Thật vậy văn học có ý nghĩa quan trọng thiết thực trong đời sống, góp phần phát triển khả năng cảm thụ và phát triển hệ tư duy phong phú của con người Với vai trò là một môn khoa học
xã hội, môn văn trong nhà trường có tác dụng quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Nó đồng thời kết hợp với các bộ môn khoa học khác để tác động trực tiếp lên trí não của các em giúp các em HS cảm nhận và tái hiện thế giới quan
Trang 3tăng cường rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành viết bài văn, giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kết thực tiễn vô cùng sinh động, phong phú với cuộc sống Biến những kiến thức sách vở thành kĩ năng sống thực tế
Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và tập làm văn Trong đó Tập làm văn là phân môn khó nhất, nặng kiến thức nhất đòi hỏi người học phải thật sự chú ý, mày mò, sáng tạo Cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng từng phát biểu: “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói”, điều đó chính xác nhất với thể loại
văn thuyết minh
Trong thực tế, trong 3 năm học gần đây tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn có kiến thức
đa dạng về các kiểu bài: Tự sự, Miêu tả, Thuyết minh, Nghị luận xong việc rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung và rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh nói riêng là một vấn đề tạo ra nhiều khó khăn cho cả GV và HS Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn thuyết minh là kiểu văn bản học sinh được học chủ yếu ở lớp 8 và mở rộng hơn ở lớp 9 Với một hệ thống kiến thức nối tiếp như vây, việc rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung và làm văn thuyết minh phải được thực hiện một cách căn bản, có hệ thống, có sự đầu tư của người dạy và có tính tích cực, chủ động của người học
Mặc dù kiến thức để làm một bài văn thuyết minh không khó vì nó rất thực
tế, gắn liền với các sự vật, sự việc và nó hiện hữu ngay trong môi trường xung quanh chúng ta, nhưng do khả năng và phương pháp nắm bắt, tích lũy nguồn tri thức cũng như việc trau dồi vốn từ để trình bày tái hiện đối tượng cần thuyết minh còn nhiều hạn chế nên kết quả các bài làm văn thuyết minh của HS chưa cao Vì vậy cần phải có những hình thức phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học văn thuyết minh cho HS THCS, đó là vấn đề khiến tôi trăn trở, day dứt muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này
2 Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ mục tiêu và thực tiễn trên, tôi đưa ra phương pháp làm thế nào
để rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết minh đạt hiệu quả tốt nhất Hình thành
cho các em những kĩ năng cơ bản, hệ thống và dễ dàng hơn khi tiếp cận làm văn thuyết minh với những mục đích quan trọng sau:
- Nghiên cứu lựa chọn ra một phương pháp giảng dạy khoa học, có hiệu quả nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, đảm bảo
học sinh làm trung tâm trong tất cả các giờ học.
- Góp phần phát triển năng lực văn học của học sinh, qua đó giúp các em có tâm hồn cảm thụ thế giới quan, hình thành và phát triển nhân cách
- Làm rõ nội dung quan điểm: Rèn luyện kĩ năng dạy - học văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS với yêu cầu phát triển về kiến thức từ lớp 8 lên lớp 9
- Đưa ra những định hướng cụ thể cho việc xây dựng bài giảng phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh nói chung và việc dạy học môn Ngữ văn nói chung ở trường THCS hiện nay
Trang 43 Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết minh cho HS THCS (Học sinh lớp 8A trường THCS Tụ Nhân, Hoàng Su Phì,
Hà Giang và học sinh khối 8 trường PTDTBT THCS Bát Đại Sơn, Quản Bạ)
4 Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu rèn luyện tốt cho học sinh một số kĩ năng làm bài văn thuyết minh thì việc dạy và học văn thuyết minh sẽ thuận lợi hơn, đồng thời kết quả làm bài văn thuyết minh của học sinh sẽ tốt hơn rất nhiều
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc dạy và học văn thuyết minh
ở trường THCS Tụ Nhân, Hoàng Su phì, Hà Giang và trường PTDTBT THCS Bát Đại Sơn, Quản Bạ, Hà Giang
- Đề xuất một số biện pháp tích cực, khả thi trong việc rèn luyện một số kĩ năng làm bài văn thuyết minh cho HS bậc THCS
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Qua sách vở, qua tư liệu mạng, tham khảo ý kiến đồng nghiệp để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức, tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài
- Phương pháp điều tra xã hội học: Quan sát, thực nghiệm các hoạt động dạy - học văn thuyết minh trong đơn vị công tác, tổng kết đánh giá đối chiếu việc dạy và học văn thuyết minh trên thực tế giảng dạy của bản thân và việc học
và làm bài của HS
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành phân loại và dạy thử nghiệm có áp dụng các biện pháp của sáng kiến trên một số HS của một lớp nhất định để có sự
so sánh đối chiếu, rút kinh nghiệm, đánh giá chính xác tầm ảnh hưởng của sáng kiến so với những đối tượng không được áp dụng sáng kiến
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và so sánh, đối chiếu các kết quả học tập của HS trước và sau khi áp dụng sáng kiến
7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
- Do điều kiện tôi mới luân chuyển công tác về trường PTDTBT THCS Bát Đại Sơn từ đầu năm học 2016 - 2017, cũng như thời lượng của nội dung đề tài nên tôi đã nghiên cứu, áp dụng sáng kiến trên đối tượng HS lớp 8 của hai trường: THCS Tụ Nhân, Hoàng Su Phì, Hà Giang và PTDTBT THCS Bát Đại Sơn, Quản Bạ, Hà Giang
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ năm học 2014
-2015, trong quá trình áp dụng đã chỉnh sửa, bổ sung và đang tiếp tục thực hiện
Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 Cơ sở lí luận:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật,
Trang 5hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích Do điều kiến thức trong văn thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người và phải được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ
và hấp dẫn
Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học, đòi hỏi chính xác, rạch
ròi Muốn làm được bài thuyết minh, phải tiến hành đìều tra, nghiên cứu, học hỏi, tích lũy tri thức.
Văn bản thuyết minh không xa lạ đối với học sinh, bởi bài giảng của các thầy cô trong tất cả các môn học chính là bài thị phạm tốt cho văn bản thuyết minh Chỉ cần GV có phương pháp phù hợp để hướng dẫn là HS có thể làm được bài thuyết minh Hơn nữa trong phân môn Văn học cũng có những văn bản
thuyết minh rất hay như: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá,
là nguồn tư liệu cho việc cảm thụ và học tập cách viết bài văn thuyết minh hiệu quả hơn
Để dạy và học tốt văn thuyết minh ở bậc THCS, người dạy và người học trước tiên cần nắm vững hệ thống 9 bài học và luyện tập về văn thuyết minh ở lớp 8 gồm:
- Tìm hiểu chung về văn thuyết minh
- Phương pháp thuyết minh
- Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng
- Thuyết minh về một thể loại văn học
- Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Thuyết minh về một phương pháp cách làm
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Ôn tập về văn thuyết minh
2 Thực trạng của vấn đề:
a Thuận lợi, khó khăn:
Thuận lợi: Được sự quan tâm sát xao và tạo điều kiện của BGH, chính quyền địa phương về các điều kiện day - học Sự quan tâm, động viên, chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, tổ chuyên môn, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhiệt tình, năng nổ trong công việc, sự sáng tạo tìm tòi, tự học hỏi qua nhiều năm giảng dạy cũng rút ra được nhiều kinh kiệm quý báu
Khó khăn: Trường PTDT BT THCS Bát Đại Sơn thuộc địa bàn một xã biên giới, điều kiện kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế Mặc dù đã được các cấp chính quyền và thầy cô vận động, định hướng và tạo mọi điều kiện có thể để cho các em học tập, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mực đến việc học của con em, chưa có những kiến thức cần thiết để kèm cặp con em mình
HS 100% là con em các dân tộc thiểu số vùng cao, nhận thức còn hạn chế, điều kiện vật chất khó khăn chủ yếu dựa vào nội dung bài học sách giáo khoa, thiếu nguồn tư liệu để tham khảo, học tập, khả năng diễn đạt và vốn từ còn yếu Nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng và sự cần thiết nắm bắt và thực hành văn
Trang 6bản thuyết minh, mối quan hệ giữa học và hành văn bản thuyết minh, còn tỏ ra
hờ hững, xem nhẹ loại văn bản này hoặc học qua loa, trình bày vấn đề sơ sài
Học sinh chưa có thói quen quan sát tìm hiểu sự vật chung quanh (dù gần gũi nhất), còn mải chơi, chưa chú trọng vấn đề học tập, thiếu kiến thức thực tế
Những nhược điểm trên dần trở thành thói quen thụ động, đối phó, “xa lạ” với những gì diễn ra xung quanh, trong đời sống hằng ngày mặc dù nó rất gần gũi, quen thuộc
Về phía giáo viên việc định hướng các hoạt động dạy học chưa đạt hiệu quả như mong muốn, xem nhẹ vai trò của văn bản thuyết minh so với các kiểu văn bản khác Vì thế chưa thật sự chú ý tìm ra các biện pháp dạy học tốt nhất, còn thiếu cụ thể, chủ yếu theo SGK và hướng dẫn trong sách giáo viên Nên kết quả viết bài văn thuyết minh của HS còn thấp, đôi khi lạc đề, xa đề, thiếu thuyết phục…
b Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Qua khảo sát, thống kê, phân tích kết quả việc học và viết bài về văn thuyết minh trước khi tôi áp dụng đề tài cho thấy, điểm trung bình và điểm yếu còn nhiều, tỉ lệ các em nắm vững kiến thức, đạt điểm khá, giỏi v ki u v n b n này ề kiểu văn bản này ểu văn bản này ăn bản này ản này
r t th p: ất thấp: ất thấp:
Tỉ lệ (%) Nắm vững kiểu
văn bản
Nắm vững kĩ năng làm bài văn thuyết minh
2013 - 2014
THCS Tụ Nhân, Hoàng Su Phì,
Hà Giang
12/43 HS =27,9% 9/43 HS = 20,9%
2014 - 2015 THCS Tụ Nhân,Hoàng Su Phì, 8/27 HS = 29,6% 6/27 HS = 22,2 %
2015 - 2016 THCS Tụ Nhân,Hoàng Su Phì 11/44 HS = 25% 9/44 HS = 20,5% Giữa kì I
2016 - 2017
PTDT BT THCS Bát Đại Sơn, Quản Bạ, Hà Giang
15/60 HS = 25% 12/60 HS = 20%
Hơn nữa, tôi nhận thấy kết quả trên phản ánh kĩ năng quan sát, tích lũy tri thức về đối tượng cần thuyết minh cũng như việc vận dụng các biện pháp thuyết minh của HS vào bài viết còn yếu, vốn từ để trình bày còn hạn chế, nội dung thuyết minh còn lộn xộn chưa đảm bảo tính khách quan, chân thực… đòi hỏi người dạy phải suy nghĩ, tìm cách cải tiến phương pháp hơn nữa Giúp các em
có thêm kiến thức thực tế từ nhiều đối tượng khác nhau để bài học được nhẹ nhàng, linh hoạt hơn
3 Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
a Chuẩn bị của giáo viên:
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài, tôi đã đầu tư từ những năm học trước và lần lược tiến hành các bước sau:
Trang 7- Nghiên cứu, nắm đặc trưng kiểu văn bản thuyết minh, tìm hiểu nội dung
chương trình giảng dạy và sách giáo khoa, sách tham khảo lớp 8, tùy thời lượng được phân bố và nội dung kiến thức bài dạy, phát huy thế mạnh của các phương pháp được áp dụng
- Tìm hiểu, nắm kĩ lại các phương pháp để tìm cách kết hợp vận dụng
theo từng bài, từng lớp khác nhau Đặc biệt nhấn mạnh ở các phương pháp thông dụng nhất như: nêu định nghĩa, nêu ví dụ, số liệu, so sánh…
- Ghi chép, lựa chọn nhiều cách làm, so sánh đối chiếu các kết quả thu
được, sau đó kịp thời khắc phục và bổ sung
- Chọn lọc các đối tượng cần thể nghiệm, đối chứng.
b Các giải pháp tổ chức dạy học trên lớp:
Trên cơ sở xây dựng và nắm vững lý thuyết sau đó mới thực hành phương pháp mới nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu bài học, bước đầu HS phải tìm hiểu đặc trưng của kiểu văn bản thuyết minh so với các loại văn bản khác, nhận diện văn bản thuyết minh, tích luỹ tri thức khách quan, nắm vững các phương pháp thuyết minh, cách viết “văn” trong văn bản thuyết minh
* Một số giải pháp đã thực hiện:
- Giải pháp giúp HS hiểu rõ đặc điểm của văn bản thuyết minh so với loại văn bản khác:
+ Như đã biết, văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) một cách khách quan, chính xác, về mọi hiện tượng
sự vật trong đời sống xã hội Có tính chất phổ biến thông dụng ấy nên văn bản thuyết minh rất gần gũi với đời sống con người, xã hội như: một đồ dùng sinh hoạt, một danh lam thắng cảnh, môt món ăn, một thể loại văn học…
+ Hiểu được đặc điểm ấy để HS có thể rút ra được những nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt bài văn thuyết minh Điểm khác biệt của văn thuyết minh là
ở chỗ“Văn bản thuyết minh trong đời sống con người” rất quen thuộc và gần
gũi
+ Để hình thành khái niệm, kết luận, đầu tiên chúng ta khai thác ý nghĩa thực tế và thông dụng từ các văn bản mẫu mà SGK đưa ra, đồng thời lấy thêm ví
dụ từ các bài giảng của giáo viên khi lên lớp giúp học sinh nắm được đặc điểm của văn bản thuyết minh Tiếp đó giúp HS hiểu được nội dung lợi ích, ý nghĩa của những sự vật, hiện tượng, một nét sinh hoạt văn hóa nào đó nhờ có văn thuyết minh tái hiện lại mà trở nên gần gũi Thậm chí các em có thể liên hệ thêm nhiều đề tài, vật dụng để tập thuyết minh Qua đó, HS có kĩ năng nhận biết và thực hành văn thuyết minh như một nhu cầu trong đời sống
- Giải pháp giúp HS nhận diện văn bản thuyết minh:
+ Một trong những việc làm quan trọng là HS phải nhận diện văn bản thuyết minh với đặc điểm cơ bản của nó và phân biệt với các kiểu văn bản khác bởi văn bản thuyết minh làm cho người ta “hiểu” bản chất của sự vật, hiện tượng chứ không nặng về diễn biến sự việc như văn tự sự hay thiên về lí lẽ, suy luận, hoặc dùng luận điểm, dẫn chứng như văn nghị luận Nó là kiểu bài giải thích bằng lí tính, bằng tri thức khoa học khách quan và chính xác, bằng sự quan sát
Trang 8và nhận xét khách quan của người viết để tái hiện những đặc điểm tiêu biểu, bản chất của sự vật Nó cung cấp một tri thức khách quan cho người đọc
+ Một GV tinh tế sẽ khéo léo dẫn dắt HS nhận diện văn bản thuyết minh bằng những câu hỏi đơn giản nhưng cực kì hiệu quả để HS nắm bắt các đặc
điểm của của văn thuyết minh một cách đễ dàng như: Văn bản trên đã cung cấp cho em những tri thức về đối tượng nào? Muốn có những tri thức đó, em phải làm gì? Theo em, tác dụng của văn bản thuyết minh đối với đời sống hằng ngày như thế nào? Em hãy tìm thêm những đề tài, đối tượng thuyết minh khác trong đời sống?
- Giải pháp giúp HS tích luỹ tri thức khách quan:
Mọi đối tượng cụ thể trong cuộc sống đều có thể được quan sát, tái hiện,
thuyết minh nhưng phải có “tri thức” về đối tượng Tức là:
Đầu tiên GV cần phải giúp học sinh nắm rõ các đặc điểm, nội dung của các văn bản thuyết minh đã học, bước đầu hình thành kiến thức về kiểu bài thuyết minh Sau đó mới tổ chức, gợi ý cho HS quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng phổ biến xung quanh đời sống, từ những sự vật, đồ vật đơn giản, quen thuộc: cây cối, hoa lá, phích nước, bút bi, nồi cơm… đến các đối tượng khó hơn: di tích, thắng cảnh, nét sinh hoạt văn hoá, lễ hội… Sau đó ghi chép những đặc điểm cơ bản rồi tập trình bày Hoặc quan sát và ghi chép từ những đối tượng từ gần đến xa, từ thân thuộc đến bắt đầu làm quen, tìm hiểu Từ đó làm tăng tính thực hành một cách sinh động và phong phú hơn, tránh áp đặt nặng nề trong khi học văn thuyết minh, hướng đến tư duy tích cực nhạy bén hơn ở HS
- Giải pháp viết văn bản thuyết minh:
Học sinh cần nắm chắc và phân biệt được cách viết bài văn thuyết minh
so với các kiểu bài miêu tả, tự sự, nghị luận đã học ở các lớp dưới, cụ thể:
Biết dùng những từ ngữ thuộc kiểu bài và đối tượng thuyết minh như: cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách sử dụng, bảo quản đối với thuyết minh một thứ
đồ dùng, nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm với bài thuyết minh về một món ăn, đặc sản… Cách hiểu của văn thuyết minh phải xuất phát từ tri thức về
sự vật, hiện tượng được thuyết minh, cách diễn đạt và từ ngữ của văn thuyết minh cần chính xác, ngắn gọn, súc tích, không bịa đặt, tưởng tượng Thậm chí những đối tượng có tính khoa học thì khó tránh được sự khô khan Song tri thức
nó cung cấp nếu gọn gàng, dễ hiểu, trong sáng và khách quan thì vẫn có sức hấp dẫn riêng
Để HS có thể nắm chắc và thực hiện tốt nhất các giải pháp trên việc tôi tiến hành củng cố kiến thức cụ thể, chi tiết cho học sinh trên 2 nội dung lý thuyết và thực hành như sau:
Về lý thuyết GV cần khắc sâu cho HS về đặc điểm, yêu cầu chính của văn thuyết minh gồm:
Tính tri thức: Nhiệm vụ chính của văn thuyết minh là cung cấp tri thức về đối tượng được thuyết minh Tri thức trong văn bản thuyết minh được truyền thụ
một cách trực tiếp và có hệ thống Chẳng hạn trong bài thuyết minh về “Huế”
(trang 115 SGK Ngữ văn 8 tập 1) người viết đã cung cấp một cách có hệ thống
Trang 9những tri thức về địa danh này như: Đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa, lịch sử
… Trong khi cùng một đối tượng là “Huế”, nhưng trong bài thơ “Thăm Huế mộng mơ” của Trần Đình Nhâm lại khêu gợi toàn bộ những cảm xúc vui sướng,
hồi hộp, trữ tình lãng mạn đằm thắm của kiểu văn bản biểu cảm trong ngày trở lại thăm Huế:
“ Lại về với Huế mộng mơ
Xích lô một “cuốc” đôi bờ sông Hương Giọng em nói răng mà thương
Áo em tím cả đoạn đường anh qua
Bao năm lãng tử xa nhà
Trở về xứ Huế đậm đã tình quê
Nhớ Em,thương mái tóc thề
Nhớ đêm trăng sáng, vai kề bến sông ”
Tính khoa học: Văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo tính khoa học tức
là tính chân thực của thông tin Có thể kết hợp với các phương thức miêu tả, tự
sự nhưng tuyệt đối không được tưởng tượng, hư cấu hay sử dụng đa dạng các biện pháp nghệ thuật tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, nói quá như trong văn bản nghệ thuật mà phải phản sử dụng chủ yếu ngôn ngữ khoa học phản ánh đúng bản chất và quy luật của sự vật một cách chân thực vốn có
Ví dụ mục b, SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1, trang 115 có văn bản thuyết minh:
“Tại sao lá cây có màu xanh lục?” tác giả sử dụng ngôn ngữ khoa học để giải
thích, cung cấp ngắn gọn chân thực cho người đọc tri thức khoa học về màu sắc xanh của lá cây Nhưng cũng viết về chiếc lá nhà văn Khái Hưng lại diễn đạt bằng một kiểu bài biểu cảm có sử dụng phong phú các biện pháp tu từ nhân hóa,
ẩn dụ: “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng ”
Tính khách quan: Đó chính là tính khách quan trong thái độ của người viết, cần trung thực không bị chi phối bởi tình cảm riêng tư Đồng thời tri thức bài văn thuyết minh phải phù hợp với thực tế khách quan
Chính vì bảo đảm tính khách quan mà Hoàng Văn Huyền trong bài thuyết
minh về cây dừa Bình Định (trang 114, SGK ngữ văn 8 tâp 1) đã rất trung thực
trong việc giới thiệu những đặc điểm và công dụng của cây dừa Ngay cả khi dẫn câu ca dao thì vẫn không hề bị chi phối bởi khả năng lay động tình cảm trong câu ca đó
Tính thực dụng: Văn thuyết minh có tính thực dụng cao nhất vì nó trực
tiếp giới thiệu, cung cấp tri thức tiễn, gần gũi có tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực của đời sống Ví dụ sau khi đọc bài thuyết minh một món ăn thì một người dù chưa biết về món ăn đó cũng có thể đễ dàng thực hành chế biến món
ăn đó Hoặc sau khi đọc bài thuyết minh về một thứ đồ dùng, người ta có thể
Trang 10dựa vào bản để hiểu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động để tháo lắp, sửa chữa,
sử dụng đồ dùng đó
Về yêu cầu HS phải nắm bắt được đặc trưng sự vật: Sự vật trong thế giới
xung quanh ta là “muôn hình vạn trạng” Vì vậy cần phân biệt giữa sự vật này
và sự vật khác Nắm bắt được đặc trưng của sự vật thì trọng tâm của bài văn mới được biểu đạt một cách rõ ràng, chính xác, cụ thể đối tượng mình thuyết minh Tức là nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng được thuyết minh, phải hiểu biết đối tượng, người thuyết minh phải nắm được những đặc điểm tiêu biểu, cấu tạo, nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh với đời sống con người Tri thức này cần phải trực tiếp quan sát tỉ mỉ, thể nghiệm Hoặc cũng có thể gián tiếp tìm hiểu qua tài liệu, sách vở
Yêu cầu nữa là phải làm rõ mạch thuyết minh: Có nghĩa là phải trình bày mạch lạc, linh hoạt phù hợp theo trình tự không gian, thời gian, phương diện, cấu trúc…sao cho hợp lý, lôgic, rõ ràng, dễ hiểu
Hơn nữa HS phải biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận để tăng tính thuyết phục, truyền cảm như việc đưa yếu tố miêu tả làm cho đặc điểm của đối tượng có hình ảnh cụ thể, đưa yếu tố tự sự làm cho đối tượng được trình bày cụ thể hơn, đưa yếu tố biểu cảm làm cho bài văn có cảm xúc tránh khô khan, đưa yếu tố nghị luận làm cho ta thấy được lời bình, lời nhận xét
về đối tượng của người viết, từ đó giúp ta hiểu rõ đối tượng cần thuyết minh hơn
Điểm đáng lưu ý nữa là ngôn ngữ trong văn thuyết minh phải chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu: đúng quy tắc ngữ pháp trong dùng từ, đặt câu, phù hợp với thực tế khách quan, không được khoa trương, đa nghĩa, thiếu minh bạch, rõ ràng Ngôn từ cần trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu
Về phương pháp: Thứ nhất GV cần dạy cho HS nắm chắc sáu phương pháp đặc trưng trong văn thuyết minh.
Phương pháp nêu định nghĩa: Nhằm chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh, bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, thường kết hợp với từ “là”, ví dụ:
“Quản Bạ là một huyện vùng cao phía bắc của tỉnh Hà Giang, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch nhờ có nhiều thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ”.
Phương pháp nêu ví dụ: Tức là nêu lên một hay nhiều dẫn chứng thực tế
Để thuyết minh, giải thích được rõ ràng hơn, tạo ấn tượng và sức thuyết phục
Ví dụ: Trong văn bản Ôn dịch thuốc lá (SGK văn 8 tập 1) tác giả nêu: “Người ta cấm hút thuốc ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la ”
Phương pháp so sánh: Là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng cùng
loại để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh, ví dụ: “Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố ở Âu - Mĩ ” (Ôn dịch thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện, SGK Ngữ văn 8 Tập 1).
Phương pháp liệt kê: Lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng
theo một trật tự nào đó Ví dụ thuyết minh về chiếc xe đạp (SGK văn 8 tập 1,
trang 138) lần thống kê các bô phận nhỏ lẻ của chiếc xe đạp: “Hệ thống truyền