1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án hóa học 11 bài 40 Ancol

13 318 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 80,86 KB

Nội dung

Giáo án hóa học 11 bài 40 Ancol . Giáo án hóa học 11 bài 40 Ancol . Giáo án hóa học 11 bài 40 Ancol . Giáo án hóa học 11 bài 40 Ancol . Giáo án hóa học 11 bài 40 Ancol . Giáo án hóa học 11 bài 40 Ancol .

Trang 1

Tuần 29 (Từ 14/3/2016 đến 19/3/2016)

Ngày soạn: 10/3/2016

Ngày bắt đầu dạy: ………

Tiết 57

Chương VIII: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL – PHENOL

BÀI 40: ANCOL

A MỤC TIÊU

1 Kiến thức

HS biết: Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, t/chất vật lí của ancol

HS hiểu: liên kết hiđro, ảnh hưởng của liên kết hidro đến tính chất vật lí

2 Kỹ năng

Giúp học sinh rèn luyện để đọc tên viết được công thức của ancol và ngược lại Víêt đúng công thức đồng phân của ancol

3 Thái độ, tư tưởng

Có lòng yêu thích bộ môn

Có thái độ nghiêm túc trong học tập

4 Định hướng phát triển năng lực

Năng lực ngôn ngữ hóa học

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

B CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- phương pháp: - phương pháp đàm thoại

- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- đồ dùng: giáo án

2 Học sinh

Ôn lại các kiến thức về bậc cacbon, đồng phân cấu tạo, quy tắc gọi tên

C TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

Không

3 Dẫn vào bài mới

4 Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại ancol

GV nêu định nghĩa

GV lưu ý đặc điểm: nhóm hiđoxyl

(-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử

cacbon no

I Định nghĩa, phân loại

1 Định nghĩa

Ancol là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon

Trang 2

GV đàm thoại gợi mở về cách phân

loại ancol

GV lấy ví dụ cho mỗi loại và tổng

quát hoá công thức (nếu có)

+ Ancol no mạch hở, đơn chức:

VD: CH3OH, C2H5OH, ,CnH2n - OH

+ Ancol ko no, mạch hở, đơn chức:

VD: CH2 = CH - CH2 - OH

+ Ancol thơm đơn chức:

VD: C6H5-CH2-OH:

+ Ancol đa chức:

VD: CH2(OH)-CH2(OH) :

CH2(OH)-CH(OH)-CH2(OH):

CH3CH2CH2OH, CH2 = CHCH2OH

2 Phân loại

- Phân loại dựa theo đặc điểm gốc hidrocacbon: ancol no, ancol không no, ancol thơm

- Phân loại dựa theo số lượng nhóm chức: ancol đơn chức, ancol đa chức

CTTQ ancol no đơn chức mạch hở:

CnH2n+1OH hoặc CnH2n+2O (n ≥ 1)

Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng phân và danh pháp của ancol

GV yêu cầu HS liên hệ với cách viết

đồng phân của hiđrocacbon và viết

các đồng phân của C4H9OH

GV lấy ví dụ:

CH3OH: ancol metylic

y/c HS rút ra quy tắc gọi tên

HS gọi tên tương tự cho C2H5OH,

C3H7OH

GV bổ sung tên gọi một số ancol

khác

GV lấy ví dụ: CH3OH: metanol

y/c HS rút ra quy tắc gọi tên

GV bổ sung: Mạch từ 3C trở lên phải

đánh số thứ tự

- Chọn mạch chính là mạch cacbon

dài nhất có chứa nhóm OH

- Đánh STT cacbon trên mạch chính

từ đầu gần nhóm OH hơn

II Đồng phân danh pháp

1 Đồng phân

- Đồng phân về vị trí nhóm chức

- Đồng phân về mạch cacbon

- Đồng phân loại nhóm chức

C4H9OH 1/ CH3-CH2-CH2-CH2-OH 2/ CH3-CH2-CH(OH)-CH3

3/ CH3-CH(CH3)-CH2-OH 4/ CH3-C(OH)-(CH3)2

2 Danh pháp

a) Tên thông thường

ancol: R-OH

Ancol + tên gốc ankyl + ic

CH3-OH ancol metylic

CH3-CH2-OH ancol etylic

CH3-CH2-CH2-OH: ancol propylic

CH2(OH)-CH2(OH) : Etilen glicol

CH2(OH)-CH(OH)-CH2(OH): glixerol

b) Tên thay thế:

Tên hidrocacbon tương ứng mạch chính - vị trí nhóm OH - ol

VD: CH3-OH: metanol

CH3-CH2-OH: Etanol

C3H7OH

CH3CH2CH2OH: propan-1-ol

Trang 3

GV lấy ví dụ với ancol C3H7OH

GV cho HS vận dụng đọc tên các

ancol đồng phân C4H9OH Nếu HS

đọc sai thì GV sửa

CH3-CH(OH)-CH3: propan-2-ol

C4H9OH

CH3-CH2-CH2-CH2-OH: butan-1-ol

CH3-CH(OH)-CH2-CH3: butan-2-ol

CH3-CH(CH3)-CH2OH:

2-metylpropan-1-ol

CH3-C(OH)(CH3)-CH3: 2-metylpropan-2-ol

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí của ancol

GV hướng dẫn HS nghiên cứu các

hằng số vật lí của một số ancol

thường gặp trong bảng 9.3 SGK:

- Căn cứ vào nhiệt nóng chảy và nhiệt

độ sôi, em cho biết điều kiện thường

các ancol là chất lỏng, chất rắn hay

chất khí?

- Căn cứ vào độ tan, em cho biết ở

điều kiện thường các ancol thường

gặp nào có khả năng tan vô hạn trong

nước? Khi nguyên tử C tăng lên thì

độ tan thay đổi như thế nào?

Sau đó HS tự đọc SGK để kiểm tra ý

kiến của mình đúng hay sai và tự bổ

sung thêm các tư liệu

- Liên kết hiđro: Nguyên tử H mang

một phần điện tích dương + của

nhóm -OH này khi ở gần nguyên tử

O mang một phần điện tích - của

nhóm -OH kia thì tạo thành một liên

kết yếu gọi là liên kết hiđro, biểu diễn

bằng dấu ba chấm “ ”

- ảnh hưởng của liên kết hiđro đến

tính chất vật lí: Do có liên kết hiđro

giữa các phân tử với nhau, các phân

tử ancol hút nhau mạnh hơn so với

những phân tử có cùng phân tử khối

nhưng không có liên kết hiđro nên

ancol có nhiệt độ nóng hảy, nhiệt độ

sôi, độ tan trong nước của ancol đều

cao hơn hiđrocacbon, dx halogen, ete

có cùng phân tử khối

III Tính chất vật lí

- Ancol từ C1 là chất lỏng ở điều kiện thường và tan tốt trong nước do chúng tạo được liên kết hidro

5 Củng cố và hướng dẫn về nhà

* Củng cố

GV khái quát lại cách phân biệt và gọi tên các ancol

* Hướng dẫn về nhà

Trang 4

Học bài + lµm BTVN

6 Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy

Trang 5

Tuần 29 (Từ 14/3/2016 đến 19/3/2016)

Ngày soạn: 10/3/2016

Ngày bắt đầu dạy: ………

Tiết 58

ANCOL

A MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Học sinh biết: - Tính chất hóa học của ancol

Học sinh hiểu: - Tính chất hoá học

2 Kỹ năng

Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của ancol

Vận dụng tính chất hoá học của ancol để giải đúng bài tập

3 Thái độ, tư tưởng

Có lòng yêu thích bộ môn

Có thái độ nghiêm túc trong học tập

4 Định hướng phát triển năng lực

Năng lực ngôn ngữ hóa học

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

B CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- phương pháp: - phương pháp đàm thoại

- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- đồ dùng: giáo án

2 Học sinh

Ôn lại bài cũ

C TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

Viết các đồng phân ancol có CTPT C4H10O và gọi tên

3 Dẫn vào bài mới

4 Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân tính chất hóa học của ancol

GV: Cho HS nhắc lại về đặc điểm cấu

tạo của phân tử ancol để từ đó học

sinh có thể vận dụng suy ra tính chất

IV Tính chất hoá học

+ - +

- C - C O H

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng thế của ancol

GV nêu phản ứng của etylic với Na và

1 Phản ứng thế H của nhóm OH

a) Tác dụng với kim loại kiềm

Trang 6

giải thích

GV lấy hai ống nghiệm đựng kết tủa

Cu(OH)2 màu xanh Nhỏ glixerol đặc

sánh vào một ống, còn một ống làm

đối chứng

Glixerol tác dụng với Cu(OH)2, tạo

thành phức chất tan màu xanh da trời

Phản ứng này dùng để nhận biết

poliancol có các nhóm -OH đính với

các nguyên tử C cạnh nhau

GV: Ancol tác dụng với các axit mạnh

như axit sunfuric đậm đặc ở lạnh, axit

nitric đậm đặc, axit halogenhiđric bốc

khói Nhóm -OH ancol bị thế bởi gốc

axit

2C2H5OH + 2Na H2 +2C2H5ONa Natri ancolat Ancol hầu như không phản ứng được với NaOH mà ngược lại, natri ancolát bị thuỷ phân hoàn toàn Ancol là axit yếu hơn nước

RO-Na + H-OH RO-H + NaOH TQ:

CnH2n+1OH+NaCnH2n+1ONa+½ H2

b) Tính chất đặc trưng của glixerin

2C3H8O3 + Cu(OH)2

(C3H6O3)2Cu + 2H2O Dung dịch màu xanh lam

* Dùng phản ứng này để phân biệt ancol đa chức có các nhóm -OH cạnh nhau với ancol đơn chức

2 Phản ứng thế nhóm OH

R - OH + HA  R - A + H2O VD:

C2H5-OH + HBr  C2H5Br + H2O

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phản ứng tách nước của ancol

GV trình bày

HS viết ví dụ 2

GV lưu ý: pứ tách nước của một phân

tử ancol tuân theo quy tắc Zaixep

GV: nếu hỗn hợp có 2 ancol  tạo

thành hỗn hợp 3 ete

3 Phản ứng tách nước

a) Tách nước từ một phân tử ancol

 Anken VD1: CH3-CH2OH C

SO H

o

170

4

2 

 

CH3-CH=CH2 + H2O VD2: CH3-CH(OH)-CH3 C

SO H

o

170

4

2 

 

CH3-CH=CH2 + H2O Tổng quát:

CnH2n+1OH C

SO H

o

170

4

2 

CnH2n + H2O

b) Tách nước từ hai phân tử ancol

 ete:

VD: C2H5-OH + HO-C2H5

C

SO H

o

140

4 2

C2H5OC2H5 + H2O

Hoạt động 4: Tìm hiểu về phản ứng oxh của ancol

GV lưu ý HS: Nguyên tử H của nhóm

4 Phản ứng oxi hoá

a) Phản ứng oxi hoá không hoàn

Trang 7

-OH, nguyên tử H của C gắn với nhóm

OH kết hợp với nguyên tử O của CuO

để sinh ra H2O do vậy ancol bậc 1

sinh ra anđehit và ancol bậc 2 sinh ra

xeton

HS tự lấy ví dụ phản ứng cháy

toàn

VD: CH3-CH2-OH + Cu   t0

CH3-CHO + Cu + H2O

Ancol bậc 1 + CuO   t0

anđehit + Cu + H 2 O

VD2: CH3-CH(OH)-CH3 + CuO

 

t0 CH3-CO-CH3 + Cu + H2O

Ancol bËc 2 + CuO   t0

xêton + Cu + H 2 O

b) Phản ứng cháy

C2H5OH + 3O2  2CO2 + 3H2O

CnH2n+2O + 3n/2O2  nCO2 + (n+1)H2O

Nhận xét:

nH2O > nCO2 => ancol no đơn chức mạch hở

nancol = nH2O – nCO2

5 Củng cố và hướng dẫn về nhà

* Củng cố

GV khái quát lại tính chất hóa học của ancol

* Hướng dẫn về nhà

Học bài + lµm BTVN

6 Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy

Trang 8

Tuần 30 (Từ 21/3/2016 đến 26/3/2016)

Ngày soạn: 13/3/2016

Ngày bắt đầu dạy: ………

Tiết 59

ANCOL (tiếp)

A MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Học sinh biết: phương pháp điều chế, ứng dụng của ancol

2 Kỹ năng

- Giải bài tập về ancol

3 Thái độ, tư tưởng

Có lòng yêu thích bộ môn

Có thái độ nghiêm túc trong học tập

4 Định hướng phát triển năng lực

Năng lực ngôn ngữ hóa học

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

B CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- phương pháp: - phương pháp đàm thoại

- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- đồ dùng: giáo án

2 Học sinh

Ôn lại bài cũ

C TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

Viết các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của propanol

3 Dẫn vào bài mới

4 Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol

GV nêu các phương pháp tổng hợp

ancol

Sản xuất etanol

Giáo viên liên hệ tính chất của

anken đã học để dẫn dắt qua cách

điều chế

Hiđrat hoá etilen với xúc tác axit

V Điều chế

1 Phương pháp tổng hợp

* Cho anken hợp nước:

CH2=CH2 + HOH  xt CH3-CH2-OH

CnH2n + H2O   xt CnH2n+1-OH

* Thuỷ phân dẫn xuất halogen:

RX + NaOH   t0 R - OH + NaX

CH3-Cl + NaOH   t0 CH3-OH + NaCl

* Glixerol được điều chế từ propilen

Trang 9

GV hướng dẫn HS phương pháp

điều chế glixerol từ propilen

GV liên hệ cách nấu rượu trong dân

gian để dẫn dắt qua cách điều chế;

* Lên men tinh bột

GV tổng kết: Etanol là ancol được

sử dụng nhiều

Bênh cạnh các lợi ích mà etanol anol

đem lại; cần biết tính độc hại của

chúng đối với môi trường

CH2=CH-CH3

2 0

450

Cl C

 

 CH2=CH-CH2Cl

CH2Cl-CH(OH)-CH2-Cl   t0

CH2(OH)-CH(OH)-CH2(OH)

2 Phương pháp sinh hoá

Nguyên liệu: tinh bột Các phản ứng điều chế:

(C6H10O5)n -nH2O  xt nC6H12O6

VI Ứng dụng

Etanol là ancol được sử dụng nhiều nhất

Hoạt động 2: Luyện một số bài tập về ancol

HS chữa BT1, BT2, BT3, BT4-SGK

BT1 – SGK (Tr.186)

Viết CTCT các đồng phân ancol

C5H12O và gọi tên

BT2 – SGK (Tr.186)

Viết các phương trình phản ứng

BT3 – SGK (Tr.186)

Phân biệt etanol, glixerol, nước và

Bài tập

C 5 H 12 O

1/ CH3CH2CH2CH2CH2OH: pentan-1-ol 2/ CH3CH2CH2CH(OH)CH3:

pentan-2-ol 3/ CH3CH2CH(OH)CH2CH3:

pentan-3-ol 4/ CH3CH(CH3)CH2CH2OH:

3-metylbutan-1-ol 5/ CH3CH(CH3)CH(OH)CH3:

3-metylbutan-2-ol 6/ CH3C(OH)(CH3)CH2CH3:

2-metylbutan-2-ol 7/ CH2(OH)CH(CH3)CH2CH3:

2-metylbutan-1-ol 8/ CH3C(CH3)2CH2OH:

2,2-đimetylpropan-1-ol

a) CH3CH2CH2OH + Na 

CH3CH2CH2ONa + ½ H2

b) CH3CH2CH2OH + CuO   t0

CH3CH2CHO + Cu + H2O c) CH3CH2CH2OH + HBr 

CH3CH2CH2Br + H2O

Trang 10

BT4 – SGK (Tr.186)

Từ propen, điều chế propan-2-ol,

propan-1,2-điol

BT8 – SGK (Tr.187)

GV hướng dẫn cách đánh STT

- Dùng Cu(OH)2: chất nào hòa tan và cho dung dịch xanh lam là glixerol

- Dùng Na: chất nào phản ứng với Na sinh ra khí là etanol và nước => nhận ra benzen

- Đốt cháy 2 chất còn lại, chất nào cháy được là etanol, chất không cháy là nước

- điều chế propan-1-ol

CH2=CH-CH3 + H2O 

CH3-CHOH-CH3

- điều chế propan-1,2-điol

CH2=CH-CH3 + Br2 

CH2Br-CHBr-CH3

CH2Br-CHBr-CH3 + NaOH 

CH2OH-CHOH-CH3

Đáp án B

5 Củng cố và hướng dẫn về nhà

* Củng cố

GV tổng kết lại các tính chất hoá học của ancol

* Hướng dẫn về nhà

Học bài và làm BT SGK

6 Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy

Trang 11

Tuần 30 (Từ 21/3/2016 đến 26/3/2016)

Ngày soạn: 13/3/2016

Ngày bắt đầu dạy: ………

Tiết 60

LUYỆN TẬP ANCOL

A MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Học sinh biết: phương pháp điều chế, ứng dụng của ancol

2 Kỹ năng

Giải bài tập về ancol

3 Thái độ, tư tưởng

Có lòng yêu thích bộ môn

Có thái độ nghiêm túc trong học tập

4 Định hướng phát triển năng lực

Năng lực ngôn ngữ hóa học

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

B CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- phương pháp: - phương pháp đàm thoại

- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- đồ dùng: giáo án

2 Học sinh

Ôn lại bài cũ

C TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

Viết các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của propanol

3 Dẫn vào bài mới

4 Tổ chức các hoạt động trên lớp

GV hướng dẫn HS làm các BT 5, 6,

8, 9 SGK

BT5 – SGK (Tr.187)

Hướng dẫn

- hỗn hợp X gồm etanol và

propan-1-ol đều tác dụng với Na sinh ra H2

=> viết phương trình phản ứng

- đặt ẩn x, y là số mol của etanol và

propan-1-ol

- Lập hệ phương trình, giải nghiệm

BT5 – SGK (Tr.187)

PT :

C2H5OH + Na  C2H5ONa + ½ H2

C3H7OH + Na  C3H7ONa + ½ H2

Gọi số mol C2H5OH là x mol ; số mol

C3H7OH là y mol

Có hệ : 46x + 60y = 12,2

Trang 12

BT6 – SGK (Tr.187)

Hướng dẫn:

- Khối lượng bình 1 tăng là khối

lượng H2O

=> tính số mol H2O

- Khối lượng bình 2 tăng là khối

lượng CO2

=> tính số mol CO2

=> ancol no đơn chức: CnH2n+2O

=> viết phương trình phản ứng cháy

=> tìm n

- khi tác dụng với CuO, đun nóng, A

tạo thành anđehit => A là ancol bậc

1

=> viết CTCT của A

BT9 – SGK (Tr.187)

Hướng dẫn:

- ancol no đơn chức mạch hở:

CnH2n+1OH

- từ số mol H2 => số mol ancol =>

M

=> CTPT

BT7 – SGK (Tr.187)

Hướng dẫn:

- Tính khối lượng tinh bột thực sự

(không kể chất xơ)

- Sử dụng sơ đồ phản ứng điều chế

ancol etylic

½ x + ½ y = 0,125 Giải ra được : x = 0,2 ; y = 0,05

 mC2H5OH = 46.0,2 = 9,2 gam

 % C2H5OH = 75,4%

 %C3H7OH = 24,9%

BT6 – SGK (Tr.187)

mH2O = 0,72 gam => nH2O = 0,04 mol

mCO2 = 1,32 gam => nCO2 = 0,03 mol

Nhận thấy: nH2O > nCO2 => ancol no đơn chức mạch hở

Gọi công thức ancol là CnH2n+2O

CnH2n+2O  nCO2 + (n+1)H2O 0,03 0,04

 0,03.(n + 1) = 0,04n

 n = 3

 ancol là C3H7OH Cho ancol tác dụng với CuO, t0 thu được anđehit => ancol bậc I

CH3CH2CH2OH: propan-1-ol

BT9 – SGK (Tr.187)

Gọi công thức ancol là CnH2n+1OH PT:

CnH2n+1OH + Na  CnH2n+1ONa + ½ H2

nH2 = 0,025 mol => nancol = 0,05 mol

mancol = 3,7 gam

Mancol = 3,7/0,05 = 74

 ancol là C4H9OH

BT7 – SGK (Tr.187)

1 tấn = 106g Khối lượng (C6H10O5)n: 106.95% = 0,95.106 g

Sơ đồ điều chế:

(C6H10O5)n  nC6H12O6  2nC2H5OH Khối lượng ancol: 0,95.106

162 n .2n 46 g Thể tích ancol: 0,95.106

162 n .2n 46 /0,789 ml

Do hiệu suất 80%

Thể tích thực tế thu được:

Trang 13

162 n .2n 46 /0,789.80%

= 0,547.106 ml = 547 lit

5 Củng cố và hướng dẫn về nhà

* Củng cố

GV tổng kết lại các tính chất hoá học của ancol

* Hướng dẫn về nhà

Học bài và làm BT SGK

HS đọc tư liệu SGK Tr.188

6 Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy

Ngày đăng: 29/01/2019, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w