Luận văn nghiên cứu chế định tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HNGĐ năm 2014. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề sau: Khái niệm tài sản, sở hữu tài sản, căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ riêng của vợ chồng.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN CỪ
HÀ NỘI - NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, ví dụ trong Luận văn là hoàn toàn trung thực Những
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4TAND: Tòa án nhân dân
MỤC LỤC
Trang 55 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn 6
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN
1.1.4 Khái niệm tài sản riêng và xác định tài sản riêng của vợ, chồng 151.2 Ý nghĩa của quy định tài sản riêng của vợ, chồng và chế định tài sản riêng
1.3 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật Việt Nam 201.3.1 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật thời kỳ phong kiến
201.3.2 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật thời Pháp thuộc 211.3.3 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật ở miền Nam nước
Trang 61.4 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật một số nước trên thế
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
2.1 Các căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng 36
2.3.2 Xác định quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng của
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG 693.1 Thực tiễn thi hành chế định tài sản riêng của vợ, chồng 69
Trang 73.2.2 Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về chế định tài sản riêng của
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ)
là mối quan hệ xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống Trải qua gần 30 năm của công cuộc đổi mới, đất nước ta đang ngày càng bước những bước đi vững chắc trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt nhiều thành tựu đáng kể Dưới tác động của sự phát triển kinh
tế - xã hội, các quan hệ pháp luật cũng có sự biến đổi sâu sắc theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực trong số đó phải nhắc tới sự thích ứng của quan hệ HN&GĐ Có thể khẳng định rằng, trong xã hội Việt Nam hiện nay, việc vợ chồng tham gia rộng rãi vào các giao dịch dân sự, kinh tế,… đã là hiện tượng mang tính tất yếu, khách quan; không chỉ thể hiện sự bình đẳng của vợ, chồng trong quan hệ HN&GĐ mà còn góp phần không nhỏ cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của vợ, chồng và của cả gia đình Bên cạnh đó, việc pháp luật hiện hành ghi nhận và bảo hộ quyền có tài sản riêng của vợ, chồng trong thời
kỳ hôn nhân còn góp phần tạo ra hành lang pháp lý để vợ, chồng chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật khác Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực này thì quan hệ HN&GĐ cũng bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng (tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng) ngày càng nhiều, phức tạp và gay gắt
Trong bối cảnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Sau gần 2 năm đi vào thực thi trong đời sống, Luật HN&GĐ năm 2014 đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và điều
Trang 9chỉnh các quan hệ HN&GĐ nói chung, các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng.
Trong những năm qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tài sản của vợ chồng, tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu độc lập về tài sản riêng của vợ, chồng; đặc biệt là về vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành Bên cạnh đó, trong thực tiễn xét xử của Tòa án, vì nhiều lí do khác nhau
mà việc áp dụng các quy định về tài sản riêng của vợ, chồng còn gặp nhiều vướng mắc; đặc biệt là trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc đi sâu nghiên cứu về vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng là hết sức cần thiết Đây cũng là lí do tác giả lựa chọn
và nghiên cứu đề tài “Chế định tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014”.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ thời phong kiến, pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng đã được quy định trong một số luật , như Quốc triều Hình Luật, Hoàng Việt Luật lệ Sau này, khi Luật HN&GĐ, luật dân sự ra đời thì chế định tài sản của vợ chồng được quy định xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Việt Nam Những quy định đó cũng có những sự thay đổi cho phù hợp với từng thời kì lịch sử, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn
Xuất phát từ tầm quan trọng của gia đình trong xã hội, các vấn đề liên quan đến HN&GĐ luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các vấn đề của HN&GĐ, đặc biệt là về chế định tài sản của vợ chồng trên nhiều bình diện khác nhau
Trang 10Chế định tài sản của vợ chồng đã được triển khai nghiên cứu một cách sâu rộng, thậm chí đã được đưa vào giáo trình giảng dạy chuyên ngành Luật HN&GĐ trong các trường đào tạo luật học ở Việt Nam như Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2002, Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội năm 2001,… Bên cạnh đó có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết trên các báo, tạp chí liên quan đến tài sản của vợ chồng như:
- Đặng Thị Hồng Hoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khóa luận tốt
nghiệp "Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong chế định tài sản vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành", Hà Nội, 2011.
- Vũ Văn Hiền, “Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam”, NXB Bộ
Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1960
- Nguyễn Hồng Hải, “Vài nét về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số 6 năm 1997
- Nguyễn Văn Cừ, “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, NXB Tư Pháp, 2008
- Nguyễn Văn Cừ, “Quyền sở hữu của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000”, Tạp chí Luật học số 6/2002
- Nguyễn Văn Cừ, “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học năm 2005
Trang 11- Nguyễn Văn Cừ “Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh” đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (2008) do TS Nguyễn
Văn Cừ làm chủ nhiệm
- Nguyễn Hồng Hải, “Nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Luật học, Số 4 năm 2000.
- Nguyễn Hồng Hải, Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận văn thạc sĩ,
“Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội,
2002
Song, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thừa nhận trong Luật HN&GĐ năm 2014 có nhiều thay đổi Do đó, luận văn là công trình nghiên cứu một cách toàn diện chế độ tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu chế định tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014 Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề sau: Khái niệm tài sản,
sở hữu tài sản, căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ riêng của vợ chồng
- Phạm vi nghiên cứu:
Chế định tài sản riêng của vợ, chồng đã được thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới Trong lịch sử, ở Việt Nam cũng đã từng ghi nhận sự tồn tại của
Trang 12chế độ tài sản này Tuy nhiên, bên cạnh một số vấn đề lý luận về chế định tài sản riêng của vợ, chồng, Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong phạm vi các quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành.
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng, tìm hiểu việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thực tiễn xét xử của Tòa án Qua đó, tìm hiểu những quy định bất cập, chưa phù hợp, chưa cụ thể và kiến nghị về hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về xác định tài sản riêng của vợ, chồng Với mục tiêu này, luận văn được triển khai với các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng; qua đó khẳng định tính tất yếu và cần thiết của việc quy định vấn đề này trong pháp luật thực định;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng; qua đó phân tích những điểm bất cập, chưa hợp
lý, chưa khoa học của các quy định đó làm cơ sở cho các kiến nghị hoàn thiện chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật hiện hành;
- Tìm hiểu việc áp dụng pháp luật về vấn đề xác định tài sản riêng của
vợ, chồng thông qua thực tiễn xét xử của Tòa án có liên quan trực tiếp đến vấn đề này;
Trang 13- Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn, luận văn nêu lên một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định có liên quan đến vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật
5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Tác giả viết luận văn dựa trên một số câu hỏi nghiên cứu sau:
- Khái niệm tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản là gì?
- Quy định pháp luật hiện hành về chế định tài sản riêng của vợ, chồng như thế nào?
- Các quy định hiện hành về chế định tài sản riêng của vợ, chồng có vướng mắc, bất cập gì?
- Các TAND áp dụng pháp luật về chế định tài sản riêng của vợ, chồng
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm khoa học của
Trang 14chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Theo đó, pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, được hình thành trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội Cả trong lý luận và thực tiễn đều chứng minh rằng: hệ thống pháp luật nói chung, các quy định cụ thể của pháp luật nói riêng phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thì mới có tính khả thi, qua đó góp phần cho xã hội ổn định và phát triển.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu quy định về xác định tài sản riêng của vợ, chồng qua các thời kỳ ở Việt Nam;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn;
- Phương pháp so sánh được sử dụng khi tìm hiểu đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành so với pháp luật các thời kỳ trước ở Việt Nam cũng như so với pháp luật của một số nước khác cùng quy định về vấn đề xác định tài sản riêng Qua đó, thấy được sự tiến bộ, phù hợp của pháp luật với các điều kiện văn hóa xã hội ở Việt Nam;
- Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án thông qua các số liệu cụ thể Qua đó, đánh giá sự phù hợp giữa các quy định pháp luật với thực tiễn qua đó rút ra kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này
Trang 157 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học:
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế định tài sản riêng của vợ, chồng, là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, tài liệu tham khảo cho việc xây dựng giáo trình, giáo án của giảng viên
Ý nghĩa thực tiễn:
Với các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về chế định tài sản riêng của
vợ, chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014, công trình nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao việc thực hiện, thực thi pháp luật về chế định tài sản riêng của vợ, chồng Qua một số giải pháp hoàn thiện đó, có thể đề xuất hướng hoàn thiện đối với TAND các cấp, giúp cho việc thực thi pháp luật được tốt hơn
8 Bố cục (các chương) của luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chế định tài sản riêng của vợ, chồng
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định tài sản riêng của vợ, chồng
Chương 3: Thực tiễn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về chế định tài sản riêng của vợ, chồng
Trang 16CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG
1.1 Một số khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm chế định pháp luật và chế định tài sản của vợ chồng
1.1.1.1 Khái niệm chế định pháp luật
Theo từ điển luật học “Chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội gần gũi, có cùng tính chất trong phạm vi mỗi ngành luật vốn bao gồm nhiều chế định”.
Như vậy, một nhóm quan hệ xã hội xảy ra có tính chất, phạm vi gần gũi với nhau trong phạm vi một ngành luật nào đó sẽ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp luật đó chính là chế định pháp luật
Ví dụ: Ngành luật dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế… Ngành Luật HH&GĐ có các chế định
về tài sản của vợ chồng (đối với tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng), chế định về kết hôn, chế định về ly hôn…
1.1.1.2 Khái niệm chế định tài sản và tài sản riêng của vợ, chồng
Trang 17Dựa vào khái niệm chế định pháp luật, có thể hiểu: Chế định tài sản của
vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định
Chế định tài sản của vợ chồng thực chất là chế định sở hữu của vợ chồng Vợ, chồng vừa là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình, vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình tham gia các giao dịch dân sự Chế định tài sản của vợ chồng có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế định tài sản này, thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy định trong pháp luật hôn nhân
và gia đình
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, nhà nước bằng pháp luật quy định chế định tài sản của vợ chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng Những quy định của pháp luật về chế định tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo điều kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản của vợ chồng
Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế định tài sản của vợ chồng phụ thuộc vào sự phát sinh, chấm dứt của quan hệ hôn nhân hay nói cách khác, chế định tài sản của vợ chồng thường chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân
Trang 18Như vậy, chế định tài sản của vợ chồng được pháp luật ghi nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng, tạo điều kiện để vợ, chồng có những cách “xử sự” theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội.
Chế định tài sản riêng của vợ, chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về căn cứ, nguồn gốc; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng
1.1.2 Khái niệm thời kỳ hôn nhân
Theo Khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.”
Như vậy, thời kỳ hôn nhân được giới hạn từ thời điểm đăng ký kết hôn hoặc hôn nhân được công nhận là có hiệu lực đến thời điểm chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng chết, vợ hoặc chồng bị tuyên bố chết, do ly hôn bằng bản án hoặc quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật
Trong suốt thời kỳ này, do sự tồn tại của quan hệ hôn nhân nên đời sống chung của vợ chồng được thiết lập, tính chất cộng đồng của hôn nhân cũng được thể hiện rõ nét, đồng thời vợ chồng có các quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau…
Ngoài ra, thời kỳ hôn nhân còn là cơ sở pháp lý quan trọng được các nhà làm luật ghi nhận và sử dụng để xác định thời điểm bắt đầu và khoảng
Trang 19thời gian tồn tại chế độ tài sản của vợ chồng Do đó, các thuật ngữ như: tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng cũng được xây dựng và
sử dụng trong thời kỳ này
1.1.3 Khái niệm tài sản riêng và xác định tài sản riêng của vợ, chồng
Trên cơ sở kết hợp những phân tích về khái niệm tài sản trong pháp luật dân sự và những quy định của pháp luật HN&GĐ có thể hiểu: tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản) thuộc quyền sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng, tách biệt với khối tài sản chung của vợ chồng
Xác định tài sản riêng của vợ, chồng là việc chúng ta căn cứ vào các quy định của pháp luật HN&GĐ để đưa ra nhận định tương đối chính xác cho vấn đề: những gì thì được coi là tài sản riêng của vợ, chồng; qua đó giúp cho việc áp dụng vấn đề tài sản riêng của vợ, chồng vào thực tiễn được thống nhất
và hiệu quả hơn
Việc một bên vợ hoặc chồng có tài sản riêng và có nhu cầu xác lập quyền sở hữu riêng đối với khối tài sản này là một thực tế trong xã hội, đã được ghi nhận từ Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1986 và tiếp tục kế thừa trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000, Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 Việc quy định về tài sản riêng của vợ, chồng là vô cùng tiến bộ và cần thiết trong
xu thế phát triển hiện nay Bởi lẽ, song song với sự phát triển của nền kinh tế thì khối lượng tài sản trong xã hội cũng tăng lên thúc đẩy hình thành ý thức về việc xác lập khối tài sản riêng để phục vụ các nhu cầu cá nhân Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý của con người trong việc mong muốn sở hữu khối tài sản độc lập và chủ động trong quá trình sử dụng tài sản
Trang 20Bên cạnh đó, trước khi kết hôn có thể mỗi bên vợ, chồng đã tự tạo lập được một khối tài sản nhất định do chính công sức lao động của mình Về bản chất, khối tài sản này là thuộc sở hữu riêng của một bên vợ, chồng Do đó, nếu sau khi kết hôn tài sản này đương nhiên trở thành tài sản chung, một bên
vợ, chồng còn lại trở thành chủ tài sản và có đầy đủ quyền năng pháp lý đối với tài sản thì hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên tắc xác lập quyền sở hữu tài sản được quy định trong BLDS
Ngoài ra, bên cạnh mối quan hệ giữa vợ và chồng, các thành viên trong gia đình còn rất nhiều mối quan hệ với các thành viên khác trong xã hội Trong quá trình giao lưu, ngoài nhu cầu về tình cảm, mỗi cá nhân có thể có rất nhiều các nhu cầu chính đáng liên quan tới tài sản như: làm từ thiện, tặng quà lưu niệm, cấp dưỡng cho con riêng,…Trong các trường hợp này, nếu áp dụng chế độ tài sản chung thì sẽ làm cản trở nhiều nhu cầu chính đáng của cá nhân, cản trở sự phát triển của xã hội
1.2 Ý nghĩa của quy định tài sản riêng của vợ, chồng và chế định tài sản riêng của vợ, chồng
Pháp luật hiện hành ghi nhận và bảo hộ quyền có tài sản riêng cũng như quy định các căn cứ để xác định tài sản riêng của một bên vợ, chồng là thực
sự cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả trong lý luận cũng như thực tiễn
Việc ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là sự hiện thực hóa những nguyên tắc Hiến định ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, là sự
cụ thể hóa chế định quyền sở hữu trong BLDS và là một nội dung quan trọng của chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014 Quy định này được xây dựng dựa trên sự phát triển của nền kinh tế - xã hội kết hợp với việc
Trang 21phân tích tâm lý, ý thức, phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam ta Trên cơ sở đó, Nhà nước tạo ra cơ chế pháp lý bảo đảm cho việc một bên vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng, thực hiện đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản Đồng thời các quy định này cũng giúp Nhà nước quản lý các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản riêng của một bên
vợ, chồng nhằm đảm bảo sự hợp lý, hài hòa của các lợi ích trong xã hội
Quy định về tài sản riêng của vợ, chồng tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo tính độc lập tương đối của vợ, chồng trong việc quản lý tài sản đặc biệt là đối với tài sản thuộc sở hữu riêng, tạo cơ sở để vợ, chồng chủ động tham gia vào các quan hệ xã hội cũng như vào các giao dịch dân sự, thương mại vì lợi ích gia đình cũng như lợi ích cá nhân, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước
ta đã và đang tạo ra một môi trường hết sức thuận lợi để các cá nhân có thể phát huy hết khả năng làm giàu cho chính mình, gia đình và xã hội Khi vợ, chồng tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế cũng đồng thời làm phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi pháp luật giải quyết đặc biệt là về chủ thể tham gia giao dịch, quyền cũng như nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng trong các giao dịch
đó Ngoài ra, đối tác trong các giao dịch này cũng rất quan tâm tới việc tài sản đưa vào giao dịch là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của một bên, mục đích xác lập giao dịch, quyền nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản
đó như thế nào, để qua đó có thể xác định được mức độ đảm bảo thực hiện giao dịch Vì vậy, quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ, chồng giúp việc xác định tài sản riêng trở nên đơn giản và thống nhất, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng được minh bạch hóa về mặt chủ thể Đây là tiền đề tạo
ra môi trường pháp lý thuận lợi, ổn định để vợ, chồng chủ động tham gia vào các quan hệ kinh tế, xã hội đồng thời góp phần đảm bảo quyền lợi của các bên
có liên quan
Trang 22Xác định cụ thể tài sản riêng của một bên vợ, chồng là căn cứ quan trọng để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến tài sản của vợ chồng Thông thường, trong đời sống hôn nhân ít khi đặt ra vấn đề xác định tài sản chung hay riêng nhưng khi vợ, chồng có nhu cầu phân định tài sản riêng thì các quy định của pháp luật là căn cứ pháp lý để các bên hoặc Tòa án xác định đâu là tài sản riêng của vợ, chồng, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên vợ, chồng trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng đó Việc xác định tài sản riêng không chỉ để bảo vệ quyền lợi của bên vợ, chồng có tài sản mà qua đó còn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình, của cộng đồng và của xã hội
Việc quy định hạn chế quyền của một bên vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình trong một số trường hợp đã tạo điều kiện để vợ, chồng thể hiện trách nhiệm với gia đình thông qua việc đưa tài sản riêng vào sử dụng chung, qua đó xây dựng ý thức cùng chung sức xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc Đây là điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, tránh những mâu thuẫn xảy ra làm tổn thương đến tình cảm và
sự đoàn kết trong gia đình, giúp vợ, chồng xác định được quyền và nghĩa vụ
về tài sản đối với gia đình, đối với nhau và đối với con cái
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa các thành viên khác trong gia đình Việc thực hiện và áp dụng chế định tài sản của vợ chồng góp phần củng cố, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng và giữa các thành viên của gia đình với nhau
Chế định tài sản của vợ chồng góp phần điều tiết, ổn định quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng phải ký kết rất nhiều hợp đồng dân sự với người khác, nhờ có chế định
Trang 23tài sản của vợ chồng, các giao dịch đó được đảm bảo thực hiện, quyền lợi của
vợ chồng, của người tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng được bảo vệ
Chế định tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật hôn nhân và gia đình được nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể Nhìn vào chế định tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của nhà nước, người ta có thể nhận biết được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó
Chế định tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế định tài sản của
vợ chồng được liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng Dù vợ chồng lực chọn chế độ tài sản ước định hay chế độ tài sản pháp định luôn được pháp luật quy định rõ
1.3 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật Việt Nam
1.3.1 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật thời kỳ phong kiến
Trong thời kỳ phong kiến, vấn đề tài sản của vợ chồng không được các nhà làm luật quan tâm do đó không được quy định thành một chế định riêng
rẽ Bởi lẽ xã hội thời kỳ này chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng Nho giáo, tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ phải tam tòng,… đã ăn sâu vào trong tiềm thức và đời sống của mỗi người Trong gia đình truyền thống, yếu tố tình cảm, lợi ích tinh thần được coi trọng hơn các yếu tố vật chất Việc
Trang 24người đàn ông là trụ cột của gia đình, người phụ nữ khi xuất giá trở thành người của gia đình chồng, sống và phục tùng những quy củ lễ giáo của gia đình chồng được coi như một lẽ đương nhiên trong cuộc sống Bởi thế, người chồng mặc nhiên được coi là chủ gia đình đồng thời là chủ sở hữu các tài sản trong gia đình và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tài sản vì lợi ích của gia đình Còn người vợ không có quyền sở hữu tài sản, ngay cả đối với tài sản chung của vợ, chồng Với thực trạng xã hội như thế, pháp luật phong kiến hoàn toàn không dự liệu các quy định về tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng, mọi tài sản đều là của chung và vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng cũng không được đặt ra
1.3.2 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật thời Pháp thuộc
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng đã đầu hàng vô điều kiện Thời kỳ Pháp thuộc kéo dài gần tám chục năm, với chính sách nham hiểm “chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền và
ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng
- Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (DLBK)
- Ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK)
- Ở Nam Kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (DLGYNK)
Tập Dân luật giản yếu năm 1883 (DLGYNK)
Trang 25Nhà làm luật năm 1883 đã “quên” không dự liệu về chế độ tài sản của
vợ chồng Theo án lệ, pháp luật Nam kỳ quy định: tất cả tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quyền quản lý của người chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi người vợ chết Trong trường hợp người vợ chết thì chồng là chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của gia đình do hiệu lực của hôn nhân chứ không phải là hưởng gia tài từ người vợ Nhưng nếu người chồng chết trước thì người vợ chỉ có quyền hưởng dụng thu lợi trên toàn bộ tài sản của gia đình khi còn ở góa Ngoài ra, án lệ cũng công nhận người vợ có tài sản riêng trong một số trường hợp: tài sản là đồ tư trang, tài sản của vợ do gia đình vợ tặng cho hoặc để lại thừa kế, bất động sản đã ghi rõ tên vợ là chủ sở hữu trong sổ địa bộ Như vậy, căn cứ vào các án lệ ở Nam Kỳ thời kỳ này chúng ta đã có cơ sở để xác định những tài sản nào là tài sản riêng của người vợ
Dân luật Bắc Kỳ (DLBK 1931) và Dân luật Trung Kỳ (DLTK 1936).
Pháp luật ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ lại có điểm khác biệt so với pháp luật Nam Kỳ trong vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng Do chịu ảnh hưởng từ BLDS Pháp năm 1804 nên trong bộ Dân luật Bắc Kỳ và trong BLDS Trung Kỳ (Hoàng Việt Hộ luật) đều có quy định về chế độ tài sản ước định và áp dụng nguyên tắc bất di bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn khế Vấn đề tài sản giữa vợ chồng đã có những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật (DLBK 1931, DLTK 1936)
Điều 104, DLBK quy định: “Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến đoàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và không được trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn thể.”
Trang 26Và khi vợ chồng lập tư ước về tài sản thì khi đã làm giá thú thì không được thay đổi gì nữa (Điều 105 DLBK)
Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận lập hôn khế khi kết lập giá thú, DLBK và DLTK đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho vợ chồng đó là chế độ cộng đồng toàn sản Tức là mọi tài sản của vợ và mọi tài sản của chồng hợp thành khối tài sản chung của vợ chồng Theo Điều
106, 107 DLBK và Điều 104, Điều 105 DLTK “Nếu hai vợ chồng không có
tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà chung nhau”.
Theo Điều 106, 107 DLBK quy định và Điều 104, Điều 105 DLTK thì
cả các tài sản (lương bổng, lợi tức thu được từ tài sản của vợ chồng) trong thời kỳ hôn nhân, dù là động sản hay bất động sản đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng; trừ khi vợ, chồng chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của mình Giải pháp này có ý nghĩa giúp cho việc chia tài sản chung của vợ chồng được thuận lợi và đơn giản, vì không nhất thiết vợ chồng phải chứng minh một tài sản nào đó là tài sản chung của vợ chồng (theo phương pháp suy đoán là tài sản chung từ chế độ cộng đồng toàn sản) Ngoài ra, nếu bên vợ, chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì đương nhiên phải có nghĩa vụ chứng minh
Như vậy, theo quy định của hai bộ luật DLBK và DLTK thì trước khi kết hôn vợ hoặc chồng có thể có tài sản riêng nhưng kể từ khi kết hôn trong suốt thời kỳ hôn nhân thì các tài sản riêng đó (bao gồm cả động sản và bất động sản) được hợp nhất thành khối tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên,
đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân Chỉ có những tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ chồng đã được hợp nhất
Trang 27tạm thời vào khối tài sản chung của vợ chồng lại được tách ra để chia theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bên đó có quyền lấy lại, còn đối với tài sản chung sẽ được chia đôi cho vợ chồng
1.3.3 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật ở miền Nam nước ta trước ngày thống nhất đất nước (1954-1975)
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, theo Hiệp định Giơnevơ đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác biệt Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa
xã hội Ở miền Nam nước ta, sau năm 1954, với chế độ ngụy quyền Sài Gòn
đã ban hành ba văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ:
- Luật gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm gồm 135 điều chia làm bốn thiên
- Sắc luật số 15/64 ngày 23/07/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh, quy định về giá thú, tử hệ và tài sản công cộng, gồm ba chương và 158 điều
- BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu
Các văn bản pháp luật này quy định về chế độ tài sản của vợ chồng đều
dự liệu về chế độ tài sản ước định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thỏa thuận về vấn đề tài sản từ trước khi kết hôn, miễn là sự thỏa thuận bằng hôn ước đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục
và quyền lợi của con (Điều 45 Luật gia đình Điều 49, Sắc luật số 15/64 và Điều 144, 145 BLDS)
Trang 28Trong trường hợp hai vợ chồng không lập hôn ước với nhau về tài sản thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) Cả ba văn bản luật này cũng đều dự liệu chế
độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật, tuy nhiên, các quy định đó không giống nhau:
- Luật gia đình ngày 02/01/1959
Luật gia đình, cũng giống BLBK và DLTK trước đây quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định cũng là chế độ cộng đồng toàn sản và chỉ
dự liệu chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn ước Nội dung của chế độ tài sản không lập hôn ước được quy định là chế
độ cộng đồng tài sản (của chung), nghĩa là tất cả tài sản, hoa lợi của vợ hay chồng dù có trước hay sau khi kết hôn đều là tài sản chung
Cũng như DLBK và DLTK, Luật gia đình cũng dự liệu những tài sản (động sản hoặc bất động sản) mà vợ, chồng có từ trước khi kết hôn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản này tạm thời được coi là tài sản chung của vợ chồng; trường hợp phải phân chia tài sản của vợ chồng thì của riêng ai lại trả cho người đó
- Sắc luật số 15/64 ngày 23/07/1964 và BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn
Hai văn bản này cũng ghi nhận chế độ tài sản ước định cho phép vợ chồng được tự do ký kết hôn ước, thỏa thuận về vấn đề tài sản của họ từ trước khi kết hôn, miễn sao không trái với thuần phong mỹ tục và trật tự công cộng (Điều 49 Sắc luật số 15/64; Điều 144 BLDS năm 1972)
Trang 29Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước về vấn đề tài sản, Sắc luật 15/64 và Bộ dân luật 1972 dự liệu chế độ tài sản pháp định áp dụng trong thời kỳ hôn nhân đó là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản (Điều 53 Sắc luật 15/64, Điều 150 Bộ dân luật 1972) Ngoài khối tài sản chung, Điều 55 Sắc luật số 15/64, Điều 152 Bộ dân luật 1972 đã ghi nhận việc mỗi bên vợ, chồng có một khối tài sản riêng, bao gồm:
- Những bất động sản thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn (tức là các bất động sản mà vợ hay chồng đã có từ trước khi kết hôn)
- Những bất động sản mà mỗi bên vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng
Như vậy, so với quy định trong Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ và Luật Gia đình thì quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng trong Sắc luật 15/64 và Bộ dân luật 1972 có điểm khác biệt: thay vì áp dụng chế độ cộng đồng toàn sản như trước đây thì hai văn bản này lại ghi nhận chế độ cộng đồng động sản và tạo sản Bên cạnh các quy định về khối tài sản chung của vợ chồng thì pháp luật còn ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng, tồn tại độc lập với khối tài sản chung của vợ chồng và quy định căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ, chồng Mặc dù ở thời kỳ này, tài sản mà mỗi bên vợ, chồng được quyền sở hữu riêng chỉ bao gồm các bất động sản nhưng việc pháp luật ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân đã thể hiện sự tiến bộ rõ rệt
1.3.4 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay
Trang 301.3.4.1 Giai đoạn trước khi có Luật HN&GĐ năm 2014
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, do tình hình chính trị, kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên Nhà nước ra chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnhNhìn chung, các quan hệ dân luật và HN&GĐ từ năm 1945-1950 vẫn được điều chỉnh bởi ba văn bản luật (DLBK, DLTK, DLGYNK) do thực dân Pháp ban hành trước 1945
Năm 1950 do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đòi hỏi cần phải xóa bỏ, hạn chế ảnh hưởng của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu; Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên quy định điều chỉnh một số quan hệ HN&GĐ: Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn
Về cơ bản, các sắc lệnh này đều ghi nhận chế độ cộng đồng toàn sản trong thời kỳ hôn nhân trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng đối với tài sản chung
Luật HN&GĐ năm 1959
Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta không ghi nhận chế độ tài
sản ước định Theo quy định tại Điều 15: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”
Luật HN&GĐ năm 1959 ghi nhận chế độ cộng đồng toàn sản: Toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc cả hai vợ
Trang 31chồng được tặng cho chung hay được thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khối tài sản thuộc
sở hữu chung hợp nhất đó Việc pháp luật giai đoạn này quy định tài sản của
vợ chồng theo chế độ cộng đồng toàn sản là phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội thời đó, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi người phụ nữ trong gia đình
Luật HN&GĐ năm 1986
Luật HN&GĐ năm 1986 chỉ quy định về chế độ cộng đồng tài sản pháp định cho vợ chồng mà không ghi nhận chế độ tài sản ước định Tuy nhiên, chế độ tài sản pháp định theo Luật HN&GĐ năm 1986 có rất nhiều điểm mới
so với pháp luật về HN&GĐ trước đây Theo đó chế độ tài sản của vợ chồng
là chế độ cộng đồng tạo sản với phạm vi tài sản chung hẹp hơn so với luật giai đoạn trước Đặc biệt, Điều 16 Luật HN&GĐ năm 1986 ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng, bao gồm:
- Các tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn
- Các tài sản mà vợ hoặc chồng được tặng cho riêng hay được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân
Lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận một cách trực tiếp về quyền có tài sản riêng của vợ, chồng và các căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ chồng Theo đó, vợ, chồng hoàn toàn bình đẳng trong việ c sở hữu tài sản riêng Bên cạnh đó, tài sản mà vợ, chồng có quyền sở hữu riêng cũng không chỉ giới hạn là bất động sản mà bao gồm tất cả các loại tài sản theo quy định của pháp luật Việc Luật HN&GĐ ghi nhận vợ, chồng có quyền
Trang 32có tài sản riêng là phù hợp với quy định của Hiến pháp 1980 về quyền sở hữu tài sản riêng của công dân, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ chồng
về tài sản, mặt khác tạo điều kiện để vợ, chồng chủ động trong việc định đoạt tài sản riêng của mình với tư cách là chủ sở hữu, tạo sự linh hoạt trong các mối quan hệ có liên quan đến tài sản của vợ chồng
Luật HN&GĐ năm 2000
Giống với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng không dự liệu về chế độ tài sản ước định giữa vợ chồng vì không phù hợp với tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam Chế độ cộng đồng tài sản pháp định mà Luật HN&GĐ năm 2000 quy định là chế độ cộng đồng tạo sản, áp dụng cho các cặp vợ chồng Cũng như Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về phạm vi của vợ chồng đối với các loại tài sản
đó, các trường hợp chia tài sản chung và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng
So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 khi quy định
về chế độ tài sản của vợ chồng đã có sự đổi mới cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung cụ thể; Góp phần bổ khuyết một số điểm hạn chế khi dự liệu về chế
độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1986
1.3.4.2 Giai đoạn từ khi có Luật HN&GĐ năm 2014
Trải qua gần 15 năm thực hiện, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam hiện nay Do đó, ngày 19/06/2014, Luật HN&GĐ năm 2014 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực ngày 01/01/2015 Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về hôn nhân và gia
Trang 33đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (hay còn gọi là hôn ước) đã được ghi nhận: “Vợ chồng
có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận…” (Khoản 1 Điều 28)
Thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận là một sự thay đổi lớn về tư tưởng lập pháp của Nhà nước ta Các nhà lập pháp cho rằng: việc áp đặt một chế độ tài sản trong hôn nhân cho tất cả các cặp vợ chồng là cứng nhắc, không đáp ứng được nhu cầu của một số cặp vợ chồng muốn thực hiện một chế độ tài sản phù hợp với tình trạng kinh tế của họ và gia đình; quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 không đảm bảo quyền tự định đoạt của người có tài sản được quy định trong Hiến Pháp và BLDS; nhiều Bộ, ngành địa phương đã
có ý kiến cho rằng việc lập thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân là cần thiết,
là cách ứng xử công bằng và tiến bộ, giúp giảm thiểu xung đột và tiết kiệm được án phí tranh tụng trong trường hợp ly hôn; pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều quy định về các chế độ tài sản của vợ chồng khác nhau (chế độ tài sản theo luật định và chế độ tài sản theo thỏa thuận) Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được Luật HN&GĐ năm
2014 thừa nhận song song với chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
Để hướng dẫn các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 Trong đó, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định tương đối cụ thể và chặt chẽ
1.4 Chế định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật một số nước trên thế giới
Trang 34Qua nghiên cứu việc pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới cho thấy, pháp luật nhiều nước ghi nhận việc vợ, chồng có tài sản riêng bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng Ở các nước phương Tây, coi trọng quyền tự do của cá nhân, quyền tự do thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình Chính vì vậy mà các nước phương Tây hầu như lựa chọn chế độ hôn ước, chỉ khi vợ, chồng không
có thỏa thuận hôn ước mới áp dụng chế độ tài sản pháp định Hôn ước là sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng để quy định những vấn đề về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản theo quy định của pháp luật nước mình hoặc tự thỏa thuận ra một chế độ tài sản hoàn toàn riêng biệt miễn là không trái với các nguyên tắc của pháp luật Tuy nhiên thỏa thuận đó không được thay đổi, Điều 1395 BLDS Pháp năm
1804 quy định: Hôn ước không thể thay đổi sau khi đã kết hôn
Bên cạnh việc ghi nhận sự thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật các nước còn đặt ra chế độ tài sản pháp định để áp dụng trong trường hợp không có hôn ước hoặc hôn ước không cụ thể Chế độ tài sản pháp định phổ biến nhất và được hầu hết các quốc gia ghi nhận đó là chế độ tài sản cộng đồng Chế độ tài sản này cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Trong điều kiện kinh tế - xã hội truyền thống, một số quốc gia ghi nhận chế độ tài sản cộng đồng dưới hình thức cộng đồng toàn sản Trong chế độ này hoàn toàn không thừa nhận quyền sở hữu riêng về tài sản của vợ, chồng Toàn bộ tài sản trước
và trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt là loại tài sản nào cũng đều thuộc
về khối tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên, chế độ này ngày càng bộc lộ nhiều điểm hạn chế, không đảm bảo được lợi ích cá nhân và quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đặc biệt đối với những tài sản có nguồn gốc là tài sản riêng
Trang 35Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, chế
độ cộng đồng động sản và tạo sản được hầu hết các nước phương Tây ghi nhận để thay thế cho chế độ cộng đồng toàn sản Những nước theo chế độ tài sản này thừa nhận việc vợ, chồng có quyền có tài sản riêng, theo đúng tinh thần của nhà làm luật cho rằng: Vợ, chồng phải để giành cho mình làm của riêng những tài sản chính của mình và theo các nhà làm luật thì đó là bất động sản (BLDS Pháp 1804) Theo đó, vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với bất động sản có trước khi kết hôn và bất động sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân Theo chế độ tài sản này, căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ, chồng chính là dựa vào thời kỳ hôn nhân, nguồn gốc tài sản và loại tài sản, theo đó chỉ có những tài sản là bất động sản mới có thể là tài sản riêng của một bên vợ, chồng
Trải qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự xác định tài sản của vợ chồng đặc biệt là xác định tài sản riêng trên cơ sở phân tách động sản
và bất động sản không còn phù hợp Tài sản chính yếu hiện nay không chỉ là bất động sản mà còn bao gồm nhiều tài sản khác thuộc về động sản, quyền tài sản, giấy tờ có giá,…Do đó chế độ cộng đồng tạo sản ra đời nhằm xóa bỏ những điểm hạn chế của chế độ cộng đồng động sản và tạo sản Chế độ cộng đồng tạo sản ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng Theo quy định của nhiều quốc gia áp dụng chế độ cộng đồng tạo sản thì những tài sản của
vợ, chồng không phân biệt động sản hay bất động sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của một bên vợ, chồng Đây là nội dung được quy định tại Điều 1471, 1474 BLDS và Thương mại Thái Lan, BLDS Pháp (Từ Điều 1401 đến 1408),…
Trong các quy định của BLDS Pháp, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định dựa vào căn cứ về bản chất tài sản, nguồn gốc tài sản và tính chất
Trang 36thay thế của tài sản Theo đó, tài sản được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:
- Tài sản riêng theo bản chất: theo quy định tại Điều 1404 là những loại tài sản riêng do bản chất của nó, bao gồm:
+ Những quần áo, đồ dùng cá nhân của mỗi bên vợ, chồng
+ Những công cụ lao động cần thiết cho nghề nghiệp của mỗi bên vợ, chồng, trừ trường hợp đó là phần phụ của một cơ sở thương mại hoặc một cơ
sở sản xuất là bộ phận của cộng đồng tài sản
+ Những tài sản phát sinh từ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần của vợ hoặc chồng
+ Những quyền đòi nợ và những khoản trợ cấp không thể chuyển nhượng
+ Những tài sản khác theo nghĩa chung nhất có tính cách cá nhân và những quyền gắn liền với con người
- Tài sản riêng theo nguồn gốc: bao gồm những tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn hoặc có được trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng, được di tặng riêng
- Tài sản riêng do tính chất của sự thay thế: Theo lý thuyết về sự thay thế vật thì khi một vật được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng có nguồn gốc từ tài sản riêng thì nó vẫn là tài sản riêng Trong trường hợp thay thế vật
tự động như quy định tại Điều 1407 BLDS Pháp thì: tài sản mới có được do
Trang 37đổi một tài sản riêng, tài sản mới này vẫn là tài sản riêng, nếu khi đổi tài sản
vợ chồng đã lấy tài sản chung để bù vào thì khi thanh toán họ phải bồi hoàn lại phần giá trị tài sản đã lấy từ tài sản chung
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, chế độ tài sản duy nhất được thừa nhận là chế độ tài sản pháp định Việc quy định cụ thể nội dung của chế độ tài sản cũng được các nhà làm luật cân nhắc trên cơ sở đảm bảo chức năng xã hội cơ bản của gia đình, tạo cơ sở pháp lý để vợ, chồng được bình đẳng trong quan
hệ hôn nhân gia đình cũng như các quan hệ dân sự, kinh tế khác đồng thời là
cơ sở để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến tài sản của vợ chồng Vì vây, hình thức được các nhà làm luật xã hội chủ nghĩa lựa chọn áp dụng là chế độ cộng đồng tạo sản Trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân của một bên vợ, chồng với lợi ích của gia đình, lợi ích chung của xã hội, pháp luật HN&GĐ của hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều ghi nhận bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng thì một bên vợ, chồng có quyền sở hữu tài sản riêng Luật HN&GĐ và giám hộ của Cộng hòa nhân dân Hungari quy định:
Từ sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống với nhau theo chế độ tài sản chung trong suốt thời kỳ hôn nhân.Vì vậy được coi là sở hữu chung không phân chia tất cả những gì mà cả hai người hoặc một trong hai người có được trong thời kỳ hôn nhân, trừ những tài sản thuộc sở hữu cá nhân của một người (Khoản 1 Điều 27)
Cũng ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng, Điều 13 Luật Hôn
nhân năm 1980 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: “Tài sản của vợ chồng làm ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra, mỗi bên có thể có tài sản riêng ngoài quy định trên”,….
Trang 38Căn cứ để xác định tài sản riêng của một bên vợ, chồng lại được từng quốc gia ghi nhận với các tiêu chí khác nhau nhưng tựu chung lại thì việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật các nước ghi nhận chế độ cộng đồng tạo sản đều dựa trên một số căn cứ như: thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân, nguồn gốc tài sản, sự thỏa thuận của vợ chồng, bản chất của tài sản,
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Ở chương này, tác giả đã phân tích khái niệm tài sản, quyền sở hữu tài sản, chế định pháp luật và chế định tài sản của vợ chồng từ đó xây dựng định nghĩa tài sản riêng của vợ chồng, xác định tài sản riêng của vợ chồng và đưa
ra ý nghĩa của quy định chế định tài sản riêng của vợ, chồng Bên cạnh đó, chương I còn khái quát chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật ở Việt Nam qua các thời kỳ và trong pháp luật một số nước trên thế giới để từ
đó có cơ sở so sánh, đánh giá, phâ tích chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014
Trang 402.1 Các căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành chúng ta có thể đưa ra một số căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ chồng như sau:
2.1.1 Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân
Về khái niệm thời kỳ hôn nhân, theo khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ
năm 2014 quy định: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ
vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”
Đây là căn cứ quan trọng và đầu tiên để xác định tài sản chung của vợ chồng
Như vậy, thời kỳ hôn nhân được tính thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật (được đánh dấu bằng sự kiện kết hôn) Và việc kết hôn