1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su của việt nam sang thị trường ấn độ

132 453 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 10,29 MB

Nội dung

Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên. Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 20122016. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ đến 2020

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO SU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 60310106

Họ và tên học viên: Phùng Nguyễn Bảo Hùng

Người hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Thanh Bình

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Trang 3

Tôi tên là Phùng Nguyễn Bảo Hùng, học viên lớp cao học CH22 của Trường Đại học Ngoại thương, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, mã số 60310106 với đề tài luận văn

thạc sĩ: “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ”, xin cam đoan:

- Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, đượcthực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Thanh Bình

- Các thông tin, số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ nhữngnguồn đáng tin cậy, được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định

- Nội dung nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố

TP HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2017

Người cam đoan

Phùng Nguyễn Bảo Hùng

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẢM CAO SU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 6

1.1 Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu sản phẩm cao su 6

1.1.1 Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu 6

1.1.2 Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên 9

1.2 Sự cần thiết trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 11

1.2.1 Vị trí của ngành cao su đối với Việt Nam 11

1.2.2 Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 13

1.3 Các hướng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cao su 17

1.3.1 Phát triển khách hàng nhập khẩu 17

1.3.2 Phát triển danh mục sản phẩm xuất khẩu 17

1.3.3 Cải thiện chất lượng sản phẩm 18

1.3.4 Cải thiện giá trị sản phẩm qua các công đoạn sơ chế - chế biến - xuất khẩu 19 1.3.5 Phát triển nguồn nhân lực tạo tiền đề cho phát triển bền vững 19

1.3.6 Nắm bắt và áp dụng các chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu cao su của Chính Phủ Việt Nam và Ấn Độ 21

1.4 Một số nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam 21

1.4.1 Chất lượng nguồn nhân lực 21

1.4.2 Chất lượng sản phẩm 22

1.4.3 Nguyên liệu đầu vào 22

1.4.4 Giá thành sản phẩm xuất khẩu 23

1.4.5 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 24

1.4.6 Hàng hóa thay thế 25

Trang 5

Lan 26

1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 27

1.5.2 Bài học rút ra cho Việt Nam 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO SU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 31

2.1 Tổng quan về thị trường Ấn Độ 31

2.1.1 Giới thiệu chung về Ấn Độ 31

2.1.2 Quan hệ song phương Việt Nam – Ấn Độ 36

2.1.3 Đặc điểm thị trường cao su Ấn Độ 40

2.2 Thực trạng một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 45

2.2.1 Thiết kế khảo sát một số nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 45

2.2.2 Phân tích thực trạng một số nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 46

2.3 Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 53

2.3.1 Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu và đơn giá bình quân 53

2.3.2 Xúc tiến thương mại 57

2.3.3 Nguồn nhân lực 58

2.4 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2012 – 2016 61

2.4.1 Thành tựu 61

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 65

3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2022 65

3.1.1 Quan điểm phát triển 65

3.1.2 Mục tiêu phát triển 66

3.1.3 Định hướng phát triển của ngành cao su trong giai đoạn 2018-2022 67

Trang 6

3.2.1 Triển vọng kinh tế thế giới 68 3.2.2 Dự báo về thị trường cao su thế giới 69

3.3 Triển vọng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2020 693.4 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2020 đối với các doanh nghiệp 71

3.4.1 Giải pháp về phát triển chất lượng nguồn nhân lực và tiếp thu công nghệ tiên tiến 71 3.4.2 Giải pháp về phát triển chất lượng và nâng cao giá trị của cao su Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu 73 3.4.3 Giải pháp về liên kết giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp và hộ kinh doanh, liên kết bốn nhà 74 3.4.4 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường Ấn

Độ 76

3.4.5 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 76 3.4.6 Giải pháp xây dựng và hoàn thiện kênh phân phối của sản phẩm cao

su Việt Nam trên thị trường Ấn Độ 78

3.5 Một số kiến nghị đối với nhà nước 79

3.5.1 Mở rộng và tận dụng các cơ hội thông qua đẩy mạnh quan hệ hợp tác ngoại giao với Ấn Độ 79 3.5.2 Thành lập Trung tâm kiểm soát chất lượng cao su thiên nhiên Việt Nam 80

KẾT LUẬN 82

Trang 7

STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

Rubber Producing Countries

Hiệp Hội Các Nước Sản Xuất Cao Su Thiên Nhiên

Lượng

10 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Consortium Công Ty Cao Su Quốc Tế

Organiza-tion For StandardizaOrganiza-tion

Tổ Chức Tiêu Chuần Hóa Quốc Tế

17 ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại quốc tế

Rubber Council Hội đồng cao su quốc tế 3 bên

Cooperation And

Develop-Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế

Trang 8

26 RRIT

28 SVR Standard Vietnamese Rubber Cao su khối chuẩn Việt Nam

Natu-ral Rubber

Cao su thiên nhiên đã định chuẩn

kỹ thuật

Accredi-tation Scheme

Hệ Thống Công Nhận Phòng ThíNghiệm Việt Nam

36 VRA Vietnam Rubber Association Hiệp Hội Cao Su Việt Nam

Trang 9

STT Danh mục bảng Trang

1 Bảng 1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su từ năm 2012 đến

2 Bảng 2.1: Các chỉ số về kinh tế của Ấn Độ giai Đoạn 2013-2015 33

3 Bảng 2.2 Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2008-2015 36

4 Bảng 2.3: Danh sách top 5 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu và Việt Nam xuất

5 Bảng 2.4: Một số thông tin về đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam 38

6 Bảng 2.5: Phát triển cao su thiên nhiên của Ấn Độ giai đoạn 2012 – 2016 40

7 Bảng 2.6: Sản lượng lốp xe Ấn Độ theo chủng loại, giai đoạn 2010 – 2016 42

8 Bảng 2.7: Biểu thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên vào Ấn Độ áp dụng từ

11 Bảng 2.10: Cơ cấu các mặt hàng cao su Thiên nhiên nhập khẩu của Ấn Độ

12 Bảng 2.11 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật (CMKT) trong

15 Biều đồ 1.2 Tỉ lệ tăng giá dầu thô, giá cao su tờ xông khói và giá cao su

17 Biểu đồ 2.2 Sản lượng sản xuất lốp xe của Ấn Độ, giai đoạn 2010 – 2016 42

18 Biều đồ 2.3: Sản lượng lốp xe Ấn Độ theo chủng loại, giai đoạn 2010 – 2016 43

19 Biều đồ 2.4: Tiêu thụ cao su theo sản phẩm của Ấn Độ, 2014 – 2015 44

20 Biều đồ 2.5: Tiêu thụ cao su thiên nhiên trong phân khúc sản phẩm cao su

Danh mục sơ đồ

23 Sơ đồ 2.1: Mô hình phòng quản lý chất lượng do VRG ban hành năm 2010 47

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, cao su luôn nằm trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam (kim ngạch xuất khẩu có giá trị trên 3 tỷ USD) Không những đem vềnguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam, cao su còn là cây trồng giúp phủ xanh đồi trọc bảo

vệ mội trường và là cây trồng giúp cải thiện đời sống cho nhiều người dân ở Việt Nam.Việt Nam đang trong tiến trình công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa NgànhCao su luôn được xem là một trong những ngành có vị trí quan trọng Các sản phẩmcao su đặc biệt là cao su thiên nhiên đang ngày càng phát triển không chỉ về số lượng

mà còn đồng đều về chất lượng Nhưng việc phát triển đầu ra hay nghiên cứu chuyênsâu về một thị trường luôn là cần thiết không chỉ cho chính sản phẩm cao su mà còncác sản phẩm có liên quan khác

Bên cạnh đó mối quan hệ hợp tác ngày càng bền vững giữa Việt Nam - Ấn Độ,thị trường Ấn Độ có nhiều triển vọng trở thành thị trường lớn và ổn định cho ngànhcao su Việt Nam trong thời gian sắp tới

Ấn Độ có những lợi thế là kỹ năng kinh doanh và quản lý, nhân lực có tay nghềcao, trong các năm trở lại đây Ấn Độ luôn duy trì là quốc gia có tốc độ tăng trưởngkinh tế cao nhất thế giới Tuy nhiên nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên hiện là mộttrong những thách thức lớn của ngành cao su nước này Diện tích thu hoạch và năngsuất suy giảm dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu sản xuất Do đó Ấn Độ phải nhậpkhẩu cao su thiên nhiên từ các nước khác Đây cũng là cơ hội cho các nước sản xuấtcao su thiên nhiên, trong đó có ngành cao su của Việt Nam để xuất khẩu vào thị trường

tế Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ” làm nội dung nghiên

cứu của luận văn

Trang 12

2 Mục đích của đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên.Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường

Ấn Độ giai đoạn 2012-2016

Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ đến 2020

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan ngành cao su Việt Nam, đưa ra đặc điểm thị trường Ấn Độ và nhữngyếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ

Căn cứ vào cơ sở lý luận và những phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất nhữnggiải pháp nhằm hạn chế rủi ro, đẩy mạnh xuất khẩu cao su một cách bền vững từ ViệtNam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2018-2022

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận văn từ 2012 – 2016, các đề xuất áp dụngtrong hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ từ 2018 đến năm2022

Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là tại Việt Nam và thịtrường Ấn Độ

Về nội dung nghiên cứu: Quy trình kinh doanh cao su thiên nhiên bắt đầu từ khichăm sóc và khai thác cao su cho đến sản phẩm đặt an toàn dưới sự định đoạt củakhách hàng Quy trình này bao gồm đào tạo nhân lực, chọn giống cây trồng, chăm sóc,thu hoạch mủ, đem về chế biến (đi kèm là kiểm tra chất lượng sản phẩm), nghiên cứuthị trường, xúc tiến bán hàng, bán hàng, giao hàng, thanh toán và các công việc sau khibán hàng Trong khuôn khổ của luận văn tác giả tập trung vào việc nghiên cứu thịtrường, xúc tiến thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên củacác doanh nghiệp xuất khẩu cao su thiên nhiên

Trang 13

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy có một số bài viết có liên quan đề tài của tác giảnhư sau:

Văn Thị Tường Vy, 2010, Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc,Thực trạng và giải pháp Trong hơn một thập kỉ qua Trung Quốc luôn là đối tác lớncủa Việt Nam về thương mại, đặc biệt là xuất khẩu cao su thiên nhiên Bài viết đã trìnhbày về thực trạng cũng như giải pháp dấy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiênsang thị trường Trung Quốc Đặc biệt là một số bài học kinh nghiệm khi thâm nhậpvào thị trường này cho các doanh nghiệp

Lê Thị Quỳnh, 2012, Hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam thực trạng và giảipháp phát triển Tác giả viết về thực trạng xuất khẩu cao su việt Nam giai đoạn 2007-

2011 và một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su Vì bài viết khôngtrình bày một thị trường cụ thể và bài viết đã hơn 5 năm nên khả năng áp dung vàothực tiễn là không cao

Nguyễn Thành Trung, 2012, Thực trạng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam

và dự báo đến năm 2015 Tác giả đã nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng hóa củaViệt Nam trong giai đoạn 2006-2010 Tác giả tập trung phân tích cụ thể vềkim ngạch, thị phần xuất khẩu đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Namtrong nhiều năm nay như cao su, gạo, thủy sản,… Qua đó, tác giả đã chỉ ra các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam như vốn, chi phí đầu vào, thịtrường, chi phí vận chuyển Nghiên cứu đã đóng góp trong việc tập trung nghiên cứucác chính sách đẩy mạnh xuất khẩu và dự báo giá trị xuất khẩu một số mặt hàng xuấtkhẩu đến năm 2015

Nguyễn Thị Như Tâm, 2014, Nâng cao năng lực cạnh tranh cao su thiên nhiênViệt Nam tại thị trường Nhật Bản nhằm đón đầu cơ hội từ Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương Bài viết đã nêu ra được tình hình chung của cao su thiên nhiên việtnam trong giai 2004-2013 và một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củasản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam khi xuất vào thị trường Nhật Bản

Ngô Thị Mỹ, 2016, Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nôngsản của Việt nam Tác giá đã nghiên cứu và định lượng nhân tố ảnh hưởng đến xuấtkhẩu nông sản của Việt Nam từ đó đề ra các giải pháp nhằm đấy mạnh xuất khẩu các

Trang 14

mặt hàng nông sản của Việt Nam Bên cạnh đó, luận án vẫn có tồn tại là chưa nghiêncứu được tương tác của các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu các mặt hàng nông sản củaViệt Nam Ngoài ra các giải pháp chỉ dừng ở việc đẩy mạnh xuất khẩu làm gia tăng giátrị và kim nghạch xuất khẩu mà chưa nghiên cứu đến việc nâng cao giá trị gia tăng chohàng nông sản của Việt Nam.

5 Khách thể nghiên cứu

Công ty có hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên ở Việt Nam

6 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Phương pháp thống kê, tổng hợp: Các số liệu thứ cấp, tác giả sẽ lựa chọn cácnguồn có độ tin cậy cao như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Báo cáo ngànhcủa Hiệp hội Cao su Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Trung Tâmthương mại Quốc tế ITC

Phương pháp so sánh, phân tích: Trên cơ sở thu thập các thông tin thứ cấp kể trêntác giả sẽ tiến hành phân tích và đối chiếu để làm rõ hơn cho vấn đề

Phương pháp chuyên gia và phỏng vấn chuyên gia: Ngoài phỏng vấn một sốchuyên gia tác giả còn trích dẫn và phân tích các phát biểu của các lãnh đạo của cáccông ty cao su và lãnh đạo ngành cao su

Về thu thập số liệu sơ cấp: Tác giả sẽ tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi

7 Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu sản phẩm cao su

và sự cần thiết đầy mạnh xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm cao su Việt Nam sang thịtrường Ấn Độ giai đoạn 2012-2016

Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam sangthị trường Ấn Độ giai đoạn 2018-2022

Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến

Trang 15

Quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở 2 tại TP.HCM đã nhiệt tìnhgiảng dạy và cung cấp những kiến thức nền tảng cho tác giả trong suốt thời gian qua.Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn PGS, TS Nguyễn Thanh Bình là người trực tiếp hướngdẫn tận tình và chỉ bảo tác giả trong suốt thời gian hoàn thành luận văn Do hạn chế vềthời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng kiến thức nên luận văn không thể tránhkhỏi những hạn chế, thiếu sót, vì vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp

từ phía Quý Thầy, Cô và bạn đọc nhằm giúp cho luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 16

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẢM CAO SU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

1.1 Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu sản phẩm cao su

1.1.1 Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu

1.1.1.1 Khái niệm

Việc xuất khẩu có nghĩa là vận chuyển các hàng hóa và dịch vụ ra khỏi thẩmquyền của một quốc gia Người bán hàng hóa, dịch vụ đó được gọi là một nhà xuấtkhẩu và có trụ sở tại nước xuất khẩu trong khi người mua ở nước ngoài có trụ sở đượcgọi là nhập khẩu Trong thương mại quốc tế, "xuất khẩu" đề cập đến việc bán hàng hóa

và dịch vụ sản xuất trong nước đến thị trường khác (Joshi, Rakesh Mohan, 2005,

International Marketing, tr 503-520)

Theo điều 28, Luật Thương mại Việt Nam 2005, Xuất khẩu hàng hóa là việchàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trênlãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện

từ lâu đời và ngày càng phát triển từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoágiữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hìnhthức Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả cácngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá

vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010, Những vấn đề cơbản về xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ, tr 2)

1.1.1.2 Một số hình thức xuất khẩu

Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh nhằm phân tán và chia sẻrủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩukhác nhau Một số hình thức xuất khẩu thường được các doanh nghiệp lựa chọn

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệpsản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nướcngoài với danh nghĩa là hàng của mình

Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường

Trang 17

cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian Vớivai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình.Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thumua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro.

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thôngqua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới Đó có thể là các

cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu Xuất khẩu gián tiếp

sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩuphải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian Tuy nhiên, trên thực tế phươngthức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, vì các lý do:Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà kinhdoanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìm được nhiều

cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn

Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất khẩu

có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải (Lê Ngọc Hải,2013)

Xuất khẩu ủy thác

Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu đóngvai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm thủ tụcxuất khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng % theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhấtđịnh, theo thương vụ hay theo kì hạn Hình thức này có thể phát triển mạnh khi doanhnghiệp đại diện cho người sản xuất có uy tín và trình độ nghiệp vụ cao trên thị trườngquốc tế

Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặtchẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổi với nhau cógiá trị tương đương, người ta còn gọi phương thức này là xuất khẩu liên kết hoặcphương thức hàng đổi hàng

Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát triển,các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương pháp hàng đổi

Trang 18

hàng để cân đối nhu cầu trong nước Phương thức này tránh được rủi ro do biến động

tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược điểm của phương thức này là thời gian traođổi (thanh toán trên thị trường) lâu, do vậy không kịp tiến độ sản xuất mất cơ hội kinhdoanh và phương thức này không linh hoạt (cứng nhắc)

Xuất khẩu theo nghị định thư

Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghị địnhthư giữa hai chính phủ Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểm như khả năngthanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóa tươngđối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên Thực tế là hiện nay các doanh nghiệpxuất khẩu ít còn áp dụng hình thức này

Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi Đặc điểm của hình thức này làhàng hoá không bắt buộc vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay khách hàng

Do vậy giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảoquản hàng hoá Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trong nhiều trườnghợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vận tải, bảo hiểm hànghoá, thủ tục hải quan

Xuất khẩu gia công uỷ thác

Xuất khẩu gia công uỷ thác là một hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị ngoạithương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các xí nghiệp gia công,sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng phí uỷ tháctheo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác Khi thực hiện hình thức này có thể: dựa vàovốn của người khác để kinh doanh thu lợi nhuận, rủi ro ít và chắc chắn được thanhtoán, nhập được những trang thiết bị công nghệ cao tạo nguồn vốn để xây dựng cơbản Tuy nhiên, khi giá gia công rẻ mạt, khách hàng không biết đến người gia công,không nắm được nhu cầu thị trường vì vậy nên không thể điều chỉnh sản phẩm kinhdoanh phù hợp

1.1.1.3 Vai trò

Đối với nền kinh tế thế giới: Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tham

gia vào phân công lao động quốc tế Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất nhữnghàng hoá và dịch vụ mà mình có lợi thế Xét trên tổng thể nền kinh tế thế giới thì

Trang 19

chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việc sử dụng các nguồn lực có hiệuquả hơn và tổng sản phẩm xã hội toàn thế giới tăng lên Bên cạnh đó xuất khẩu gópphần thắt chặt thêm quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.

Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu tạo ngoại tệ quan trọng, chủ yếu để quốc gia thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tĩch luỹ để phát triển sản xuất Đẩy mạnh

xuất khẩu được xem như một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế Việcđẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới

ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tếkhác phát triển theo, dẫn đến kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát

triển nhanh Xuất khẩu kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất.

Đối với doanh nghiệp: Qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hộitham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Những yếu

tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thịtrường Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và hoàn thiện tác phongquản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành

1.1.2 Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên

Cây cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis, có nguồn gốc từ khu vực Nam

Mỹ Chất nhựa của cây (latex) còn được gọi là mủ, là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất

ra các sản phẩm cao su tự nhiên Cây cao su có vòng đời khoảng 26-30 năm, được chialàm 2 thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh Thời kì kiến thiết cơbản tính từ khi bắt đầu trồng đến khi cây được khoảng 5-7 năm tuổi là thời gian có thểbắt đầu đưa vào khai thác cạo lấy nhựa, tùy theo điều kiện chăm sóc Thời kỳ kinhdoanh là khoảng thời gian còn lại của cây, bước vào khai thác và thanh lý cây lấy gỗkhi sản lượng cao su giảm

Cây cao su được xem là đủ tiêu chuẩn mở cạo khi vòng thân cây, đo cách mặt đất

1 m, đạt từ 45-50cm trở lên Cây cao su chỉ trồng được ở vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độtrung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió Nhiệt độ quá thấp có thể ảnhhưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trong khi nhiệt độ quá cao trên 30°C sẽ làmcho mủ chóng đông hoặc đông ngay trên miệng cạo, gây hiện tượng khô mủ Cho nênthời gian cạo mủ cây là từ 3-5h sáng, khi nhiệt độ môi trường còn thấp và đảm bảo mủ

Trang 20

không bị đông khi chảy xuống tô Cây cao su có thân gỗ giòn nên không chịu đượcgió, mức độ gió thích hợp cho cây chỉ khoảng 2-3m/ giây Cây cao su có thể trồng trên

ba loại đất là đất đỏ bazan, đất xám Potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch Đấttrồng cao su phải có độ sâu tầng mặt trên 1m vì rễ cây cao su không thể xuyên quatầng đá ong, không xuyên qua mực nước ngầm và tầng đá mẹ Thông thường từ tháng

1 đến tháng 3 hàng năm là mùa khô, cây cao su rụng lá, không thể cạo mủ trong giaiđoạn này Do đó thời gian thu hoạch của cây cao su thường rơi vào 9 tháng cuối năm.(Công ty chứng khoán VPBank, Báo cáo ngành cao su thiên nhiên Việt Nam năm

2014, tr 3)

Sơ đồ 1.1 : Phân loại cao su thiên nhiên

Nguồn: Nguyễn Thị Huệ, 2006, Cao su, tr 386

Cao su được định chuẩn kỹ thuật (TSNR): là cao su có dạng khối được sơ chế

từ mủ nước hoặc từ mủ đông (mủ chén, mủ dây, mủ tạp ) Tùy theo từng quốc gia màcao su khối kỹ thuật sẽ được ký hiệu khác nhau nhưng có tiêu chuẩn về đặc tính chấtlượng tương tự nhau cho từng chủng loại, ví dụ như Malaysia là SMR, Việt Nam làSVR… Một số chủng loại cao su khối kỹ thuật phổ biến là:

- SVR L, SVR 3L: là loại cao su sơ chế hiện chiếm tỷ lệ cao tại Việt Nam, thíchhợp cho các loại sản phẩm đòi hỏi tính đàn hồi, chịu mài mòn và độ bền cao nhưlốp xe ô tô cao cấp, dây đai, cáp dây điện

- SVR 10, SVR 20: là cao su sản xuất từ mủ đông, mủ tạp, nên hàm lượng chất bẩnthường cao, có màu xậm, là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất lốp xe các loại

- SVR CV 50, SVR CV 60: là loại cao su có độ nhày ổn định sản xuất từ mủ nước

SVR 3L, SVR CV

Mủ đông

Cao su khối SVR 10, SVR

20

Trang 21

vườn cây, là sản phẩm cao su thiên nhiên cao cấp.

Cao su tờ xông khói (RSS): với điều kiện và phương pháp chế biến đặc trưng,

cao su RSS tạo thành tờ, ít bị băm, ít bị lão hóa hơn cao su cốm, được ứng dụng rộngrãi trong kỹ thuật như làm mặt lốp ôtô và các sản phẩm đòi hỏi tính kháng đứt cao,kháng mòn, cũng như độ cứng cao

Cao su ly tâm (Latex): là mủ cao su được cô đặc, sau khi sơ chế có hàm lượng

mủ khô còn 60%, được làm nguyên liệu để sản xuất găng tay, chỉ thun, bong bóng,

nệm gối.

1.2 Sự cần thiết trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ

1.2.1 Vị trí của ngành cao su đối với Việt Nam

Cây cao su cho mủ từ năm thứ 6 và cho thu hoạch từ 8-10 tháng trong năm, chính

vì thế không chỉ vườn cây tạo nguồn thu nhập cho nông dân quanh năm mà các doanhnghiệp chế biến mủ cao su không bị động theo cơ chế mùa vụ như nhiều loại nông sảnkhác

Bảng 1.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su từ năm 2012 đến 2016

Năm Diện tích

(nghìn ha)

DT tăng (nghìn ha)

DT thu hoạch (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Năng suất (kg/ha/năm)

Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam

Giai đoạn từ 2012 đến 2015 mức giá cao su xuất khẩu giảm dần đến mức ngườitrồng cao su có khả năng không bù được chi phí nên diện tích trồng mới giảm Bêncạnh đó người dân cũng tiến hành chuyển đổi sang cây trồng khác cho nên sang năm

2016 diện tích cây cao su còn giảm so với năm trước Còn trong giai đoạn 2008-2011

do chính sách kích cầu của Trung Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu

Trang 22

cao su thiên nhiên dẫn đến giá cao su thế giới tăng vọt dẫn đến diện tích cao su tăngmạnh trong giai đoạn này Dẫn đến diện tích cho khai thác giai đoạn này tăng mạnh.Theo số liệu thống kế từ Tổng cục Hải quan, trong 5 năm qua, trong khi tổng kimngạch xuất khẩu chung vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao (bình quân 12,8%/năm) thìxuất khẩu hàng nông sản lại gặp nhiều khó khăn, chỉ tăng trung bình 2,4%/năm.

Biểu đồ 1.1: Xuất khẩu nông sản và cao su của Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu Tổng cục Hải quan, Số liệu xuất khẩu theo tháng các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, tr 1 Số liệu xuất khẩu nông sản được tổng hợp từ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt

tiêu, gạo, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn

Xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều cũng đạt mức tăng khá tốt, đều tăng trung bình hơn14%/năm trong giai đoạn 2012-2016 Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của nhiềumặt hàng khác vẫn còn thấp, chưa đạt được mức kim ngạch của năm 2012, như: càphê, chè, gạo, sắn và cao su, một phần do xu hướng giảm giá hàng hóa của thế giới

1.2.2 Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn

Độ

1.2.2.1 Lợi ích kinh tế

Trang 23

Xuất khẩu cao su là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị

trường thế giới Cao su thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su đã có mặt ở 107 quốc

gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, xuất khẩu cao su đóng góp hàng tỷ USD mỗi năm

để trở thành mặt hàng chiến lược quốc gia Từ sản lượng khoảng 60 nghìn tấn cao sugiai đoạn 1980-1990 đến nay cao su thiên nhiên đã đạt sản lượng hơn 1 triệu tấn trongcác năm 2014, 2015 và 2016 (Tổng cục Hải quan, 2014, 2015,2016) Bên cạnh đó, kimngạch cao su xuất khẩu luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu

cả nước, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu cao su chính là một đòn bẩygiúp ngành nông nghiệp và công nghiệp Việt Nam phát triển, góp phần tăng kim ngạchxuất khẩu hàng năm khoảng 10% Ngoài ra, các mặt hàng nông sản hiện nay theo địnhhướng khuyến khích xuất khẩu nông sản của Chính phủ giai đoạn 2011-2020, khôngnhững phải thỏa mãn nhu cầu trong nước cao mà bên cạnh đó còn được đẩy mạnh xuấtkhẩu ra nước ngoài Vì vậy với vai trò là một trong những mặt hàng nông sản chủ lựcvới kim ngạch xuất khẩu luôn trên 1 tỷ USD từ năm 2009 đến nay thì việc đẩy mạnhphát triển mặt hàng cao su cũng đồng nghĩa với việc khẳng định được vị trí của nôngsản Việt Nam trên trường quốc tế

Xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ góp phần làm đa dạng hóa thị

trường cho sản phẩm Trong các năm 2012-2016, khoảng 80-85% sản lượng cao su

được dùng cho xuất khẩu và trong đó, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường lớn đối vớimặt hàng cao su của Việt Nam, bằng chứng là tỷ trọng xuất khẩu cao su từ Việt Namsang nước này luôn ở mức trên 50% trong thời gian qua Việc tìm kiếm một thị trườngmới là hướng đi đúng đắn cho các DN xuất khẩu cao su trong nước, giúp cho hoạtđộng kinh doanh cao su thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam thêm ổnđịnh và phát triển tốt hơn

Bên cạnh đó, Ấn Độ hiện đang là đối tác thương mại lớn của Việt Nam Tổngkim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đã tăng từ 1,01 tỷ USD (2006) lên khoảng 5,5

tỷ USD (2016) Trong 11 tháng năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn

Độ đạt 4,81 tỷ USD (tăng 2,3% so với năm 2015); trong đó xuất khẩu Việt Nam sang

Ấn Độ đạt gần 2,44 tỷ USD (tăng 7,4% so với cùng kỳ), nhập khẩu từ Ấn Độ trị giá

Trang 24

2,37 tỷ USD (giảm 2,4%) Đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ, vớikim ngạch 67,5 triệu USD (Hoàng Thị Bích Loan, 2017)

Hơn hết, quan hệ hợp tác về chính trị và thương mại gần đây của hai nước cũnggóp phần làm cho thị trường Ấn Độ dễ tiếp cận hơn sau hơn 20 năm giao lưu kinh tế.Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC, Ấn Độ đứng vị trí thứ ba trongdanh sách các đối tác NK cao su thiên nhiên từ Việt Nam, chiếm trung bình 10%lượng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2012-2016 Vì những lý do nêu trên, Ấn Độ làđiểm sáng cho các DN Việt Nam muốn tìm kiếm thị trường mới, tạo đầu ra vững chắccho sản phẩm cao su trong thời gian tới, giảm bớt dần sự phụ thuộc vào thị trườngTrung Quốc

Xuất khẩu cao su đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn, góp phần vào việc cân đối cán

cân thanh toán Trong xu hướng hội nhập kinh tế, xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan

trọng trong nền kinh tế, tạo ra nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu Năm 2012 là nămđánh dấu cho việc lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu trong vòng 20 năm kể từ năm 1993,với số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy nước ta xuất siêu 780 triệu USD (NgọcAnh, 2013) Trong năm 2013, tuy tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiềukhó khăn, nhưng hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn đạt được kết quả khá ấn tượngvới việc xuất siêu năm 2013 đạt 863 triệu USD, bằng 0,65% tổng kim ngạch xuấtkhẩu Hơn nữa, mặt hàng cao su luôn chiếm kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định trongthời gian qua, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước Vì vậy có thể nói rằng, mặt hàngcao su cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc cải thiện sự mất cân bằng cáncân thanh toán nước nhà

Ngoài ra, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ từ năm 2009 có nhữngchuyển biến tích cực với khối lượng giao dịch tăng dần qua các năm nhưng nhìn vào

cơ cấu cán cân thương mại giữa Ấn Độ và nước ta luôn dương Trong những năm gầnđây thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ đã được cải thiện, trong đó,xuất khẩu cao su thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su sang thị trường Ấn Độ đã gópphần làm giảm mức độ thâm hụt khi kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2009-2013trung bình khoảng 80 triệu USD (tổng hợp từ số liệu của Trademap và VRA) Vìnhững lý do nêu trên, việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su sang thị trường Ấn Độ

Trang 25

sẽ giúp tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, cân bằng cán cân thanh toán của Việt Nam nóichung và giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại so với Ấn Độ.

Hoạt động xuất khẩu cao su góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Việt Nam vốn là một nước

phát triển từ nông nghiệp, nhiều vùng chỉ tập trung trồng lúa, chăn nuôi kém phát triển,

cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn phát triển cây cao su làbước đột phá trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Cây cao su

đã góp phần thực hiện điều chỉnh cơ cấu cây trồng, bố trí lại cơ cấu lao động, tạo lậpđược các vùng sản xuất hàng hóa và thay đổi cơ bản tập quán canh tác, trình độ sảnxuất của nông dân trong vùng quy hoạch, từng bước xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ

có trình độ, đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn của cà nước (Thu Hoài, 2010) Giai đoạn 2012-2016 thịtrường xuất nhập khẩu được mở rộng với kim ngạch ngày càng tăng lên đã củng cố thịtrường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng Cán cân thương mại đượccải thiện rõ rệt, kể từ năm 2012, đã chuyển sang trạng thái thặng dư sau nhiều nămthâm hụt liên tục

Xuất khẩu cao su còn kéo theo sự phát triển của những ngành công nghiệp hỗ trợnhư công nghệ sinh học, hóa học, cơ khí kỹ thuật… Những ứng dụng từ các ngành này

đã được áp dụng xuyên suốt từ giai đoạn trồng trọt, thu hoạch mủ, sơ chế cho đến khâuchế biến thành phẩm Như vậy, việc phát triển đồng thời những ngành công nghiệpnày là điều vô cùng cần thiết một khi muốn thúc đẩy phát triển cây cao su cho xuấtkhẩu

1.2.2.2 Lợi ích xã hội

Nghề trồng cao su không những mang lại nguồn thu lớn cho các hộ nông dân tiểuđiền mà còn góp phần giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương

và cải thiện đời sống của nhân dân Diện tích cây cao su đến năm 2015 đã đạt 981

nghìn ha trong đó diện tích khai thác là 600 nghìn ha (VRA,2015) Với tổng diện tíchcanh tác lớn như vậy đã tạo ra một khối lượng việc làm với mức lương tương đối ổnđịnh cho nhiều hộ gia đình Bên cạnh đó, tình trạng du canh du cư, chặt phá rừng, đốtrừng làm nương rẫy của một bộ phận các dân tộc ít người cũng đã được giảm thiểu Ngoài ra, cũng giúp đồng bào thay đổi căn bản về tập quán canh tác, lối sống khi họ từ

Trang 26

nông dân chuyển sang làm công nhân cao su Cây cao su đã được ví như là “vàngtrắng” và nhờ các chiến lược phát triển cây cao su đã biến những khu rừng nghèo,không đem lại lợi ích trở thành những rừng cao su mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xãhội Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cao su sẽ tạo ra một khu vực sản xuất ổn định, gópphần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở những vùng còn khó khăn Trên hết, việckhai thác, chế biến và xuất khẩu cao su phát triển đã góp phần tạo ra nhu cầu về laođộng trong ngành nghề này

Đẩy mạnh xuất khẩu cao su sẽ góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội, ổn định

tình hình chính trị quốc gia Hiện nay nhiều vùng trọng điểm về an ninh quốc phòng

của quốc gia như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung… đã được phủbóng cây cao su Những vùng này được giao nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn liền với

an ninh quốc phòng Đơn cử như Binh đoàn 15 là đơn vị Kinh tế - Quốc phòng, đượcthành lập năm 1985, với nhiệm vụ được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao là: “ Pháttriển kinh tế gắn với củng cố Quốc phòng - An ninh, xây dựng dân cư-xã hội trên địabàn chiến lược Tây Nguyên và làm nhiệm vụ quốc tế tại hai nước bạn Lào và Vươngquốc Campuchia, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tập trung mủi nhọn phát triển câycao su, cà phê, lúa nước vùng cao, từng bước tạo cho Tây Nguyên phát triển mạnhkinh tế, xã hội và quốc phòng” (Anh Dũng, 2014) Việc làm này không những giúp cảithiện đời sống, tăng mức thu nhập của nhân dân vùng sâu vùng xa trên đất nước màcòn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một lực lượng dân phòng địa phương cùng

sự liên kết với các đơn vị hữu quan nhằm giữ vững an ninh trật tự trong địa bàn

Xuất khẩu giúp tạo nguồn vốn cho nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhằmphục vụ trực tiếp đời sống và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu cao su đãgóp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước Điển hình là hoạt động hếtsức tích cực của các hội khuyến học của các công ty cao su Bên cạnh đó bằng việcnâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên Chính con em của con em sẽ có thêmđiều kiện học tập tham gia đóng góp không chỉ cho sự phát triển của ngành mà còn củacác lĩnh vực khác cho đời sống xã hội

Nhìn chung, tác động tích cực nhất mà hoạt động xuất khẩu cao su đã đem lạicho sự phát triển xã hội chính là việc giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao

Trang 27

động, vốn luôn được xem là một vấn đề nan giải với nền kinh tế đang phát triển nhưViệt Nam Tuy nhiên, số lượng lao động trong ngành cao su tăng nhanh không tươngxứng với chất lượng lao động khi mà thành phần lao động phổ thông với trình độ kỹthuật thấp vẫn chiếm đa số Do đó, việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay chính lànâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn vềyêu cầu kỹ thuật trong quá trình trồng, khai thác mủ và sơ chế cao su ngày càng caocủa các đối tác nước ngoài

1.3.Các hướng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cao su

1.3.1 Phát triển khách hàng nhập khẩu

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗlực Marketing vào Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm Khách hàng

là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ

Do đó khách hàng nhập khẩu là đơn vị hoặc cá thể trực tiếp hoặc thông qua đại lýcủa mình để nhập khẩu hàng hóa rồi sử dụng theo mục đích của mình

Theo tiêu chí về mối quan hệ với nhà nhập khẩu có thể chia phát triển kháchhàng nhập khẩu theo hai cách

Phát triển theo chiều sâu: Doanh nghiệp không gia tăng đối tượng khách hàngnhiều mà tập trung vào lượng khách hàng cũ, tiến hành quan hệ sâu rộng về nhiều mặtvới lượng khách hàng hiện hữu

Phát triển theo chiều rộng: chú trọng đến việc mở rộng đối tượng khách hàng

1.3.2 Phát triển danh mục sản phẩm xuất khẩu

Danh mục sản phẩm là danh sách đầy đủ của tất cả các sản phẩm đem bán củamột công ty Danh mục này được xắp xếp (chia) thành các chủng loại sản phẩm khácnhau Chủng loại sản phẩm là một nhóm các sản phẩm tương tự về các đặc tính vật lýgiành cho các sử dụng tương tự

Bề rộng của danh mục sản phẩm được đo bằng số các chủng loại sản phẩm trongdanh mục sản phẩm

Bề sâu của danh mục sản phẩm được đo bằng loại các kích thước, màu sắc vàmodel có trong mỗi dòng sản phẩm

Chẳng hạn trong chủng loại sản phẩm của công ty BIC có 4 chủng loại sản phẩmlà: Bút, Dao cạo râu, Bật lửa, Nước hoa Đó chính là bề rộng của chủng loại sản phẩm

Trang 28

Bề sâu của danh mục sản phẩm tuỳ thuộc vào từng chủng loại sản phẩm Ví dụ, đốivới chủng loại sản phẩm thứ nhất của BIC có 5 loại sản phẩm - 5 màu khác nhau đã cóliên doanh tại Việt Nam) bao gồm 6 chủng loại sản phẩm là: Chất tẩy rửa, Thuốc đánhrăng, Xà phòng bánh, Thuốc khử mùi, Tã lót

1.3.3 Cải thiện chất lượng sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại khách quan của quy luật cạnh tranh đã trởthành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một nước nói chungcũng như doanh nghiệp nói riêng Dù muốn hay không thì bất kỳ một doanh nghiệpnào cũng đều phải chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh Do đó mỗi doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải tìm cách thích ứng với thị trường cả về khônggian và thời gian cũng như cả về chất lượng lẫn số lượng Cạnh tranh được xem làđộng cơ buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để nângcao chất lượng sản phẩm của mình, hay nói khác hơn doanh nghiệp phải xây dựng một

hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ Bởi vì tiêu chuẩn tạo nên sức cạnhtranh của một sản phẩm chính là việc nâng cao chất lượng sản phẩm đó

Nâng cao chất lượng sản phẩm là cách nâng cao uy tín của doanh nghiệp, duy trìđược lượng khách hàng cũ cũng như thu hút thêm những khách hàng mới, mở rộng thịtrường kinh doanh tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Cùng với sựtiến bộ của khoa học công nghệ, nền sản xuất hàng hoá đã và đang không ngừng pháttriển, khi mà mức sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về hàng hoá đãtrở nên đa dạng, phong phú hơn và giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất củangười tiêu dùng Do đó, chất lượng sản phẩm trong điều kiện hiện nay đang được xem

là công cụ cạnh tranh hữu hiệu Nâng cao chất lượng sản phẩm chính là đồng nghĩavới việc nâng cao tính hữu ích của sản phẩm đó, đồng thời giảm chi phí trên một đơn

vị sản phẩm nhờ việc hoàn thiện quy trình sản xuất, đổi mới, cải tiến các hoạt động vàgiảm lãng phí về phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa nhằm thoả mãn nhu cầu củangười tiêu dùng

1.3.4 Cải thiện giá trị sản phẩm qua các công đoạn sơ chế - chế biến - xuất khẩu

Đo lường, giám sát chất lượng thường xuyên

Các doanh nghiệp sẽ kịp thời phát hiện các lỗi sai và sửa chữa khi thực hiên việckiểm tra thường xuyên, tuy nhiên vẫn xảy ra hai trường hợp:

Trang 29

Thứ nhất, khi phát hiện ra lỗi trong quá trình sản xuất, điều này được xem maymắn cho doanh nghiệp vì khách hàng sẽ không bao giờ biết về những lỗi này, doanhnghiệp có thể sẽ chậm trễ về việc giao dịch với khách hàng nhưng khi đó sản phẩmđến tay khách hàng là một sản phẩm hoàn hảo thì sẽ không có gì đáng lo.

Thứ hai, sản phẩm bị lỗi do khách hàng phát hiện, đây là sai lầm vô cùng tai hại

vì có thể dẫn đến mất khách hàng hoặc những tin đồn xấu về công ty, do đó tăngcường kiểm soát chất lượng hơn nữa để kịp thời phát hiện và hạn chế các lỗi sai là việclàm hết sức cần thiết của mỗi doanh nghiệp

Hoàn thiện quá trình làm việc

Mỗi doanh nghiệp nên hiểu rõ rằng hầu hết các trường hợp xảy ra sai sót là lỗi doquá trình chứ không phải do con người, đừng quy trách nhiệm lên một cá nhân về lỗisản phẩm mà hãy kiểm tra lại quy trình làm việc cũng như bổ sung thêm một số bướckiểm tra vào hệ thống nhằm hạn chế xảy ra lỗi

Tổ chức họp hàng tuần

Một buổi họp tổng kết, thảo luận với tất cả các thành viên về những lỗi đã xảy ra

và tìm nguyên nhân, cách khắc phục là điều nên làm sau mỗi tuần làm việc Việc nàyban đầu có thể sẽ kéo dài và tẻ nhạt nhưng sẽ đem lại hiệu quả cho việc cải thiện chấtlượng sản phẩm

Sắp xếp thứ tự mức độ các lỗi sai

Việc sắp xếp các vấn đề, các lỗi xảy ra theo mức độ quan trọng và bắt đầu giảiquyết từ những vấn đề cấp thiết nhất cũng là việc làm cần thiết đồng thời dành nhiềuthời gian ở các vị trí mà thường gặp vấn đề

Thông báo kết quả đánh giá

Kết quả đánh giá chất lượng của công ty nên được đặt tại những nơi nhiều người

dễ nhìn thấy nhằm mục đích giúp mọi người nắm bắt được kết quả làm việc của mình,đồng thời cũng nhấn mạnh mục tiêu cải thiện chất lượng của công ty

1.3.5 Phát triển nguồn nhân lực tạo tiền đề cho phát triển bền vững

Quan điểm xem “Cson người là nguồn vốn - vốn nhân lực” cho rằng: “Phát triểnnguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng vàchất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kịnh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo

sự phát triển của mỗi cá nhân” (Bùi Thị Thanh, 2005)

Trang 30

Quan điểm của các nhà nghiên cứu của UNDP cho rằng: "Phát triển nguồn nhânlực chịu sự tác động của năm nhân tố: giáo dục - đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môitrường, việc làm và sự giải phóng con người Trong quá trình tác động đến sự pháttriển nguồn nhân lực, những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau,trong đó, giáo dục - đào tạo là nhân tố nền tảng, là cơ sở của tất cả các nhân tố khác.Nhân tố sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người lànhững nhân tố thiết yếu, nhằm duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững nguồn nhânlực Nền sản xuất càng phát triển, thì phần đóng góp của trí tuệ thông qua giáo dục -đào tạo ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với đóng góp của các yếu tố khác trong cơ cấugiá trị sản phẩm của lao động" (Bùi Thị Thanh, 2005)

Quan điểm sử dụng năng lực con người của ILO cho rằng: “Phát triển nguồnnhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề, mà bên cạnh phát triểnnăng lực, là làm cho con người có nhu cầu sử dụng năng lực đó để tiến đến có đượcviệc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”

Quan điểm của Nguyễn Minh Đường: “Phát triển nguồn nhân lực được hiểu làgia tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, đạo đức,tâm hồn để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, làm giàu cho đất nước, gópphần cải tạo xã hội, cũng như phát huy truyền thống của dân tộc và góp phần tô điểmthêm bức tranh muôn màu của nhân loại Do vậy, phát triển nguồn nhân lực phải đượctiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môitrường xã hội thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển " (Trần Khánh Đức, 2002) Trên giác độ vi mô, có quan điểm cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực trongdoanh nghiệp là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp thu hút, duytrì và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựctrên cả ba phương diện thể lực, trí lực, tâm lực; điều chỉnh hợp lý quy mô, cơ cấunguồn nhân lực một cách bền vững và hiệu quả” (Nguyễn Thế Phong, 2010)

Với những quan điểm trên, nội hàm khái niệm phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

- Về mục tiêu, phát triển nguồn nhân lực là việc hoàn thiện và nâng cao năng lựclao động và năng lực sáng tạo của con người trong mỗi doanh nghiệp sao cho phù hợpvới công việc hiện tại cũng như thích ứng với sự đổi mới trong tương lai

Trang 31

- Về tính chất, phát triển nguồn nhân lực là quá trình mang tính liên tục và chiếnlược nhằm mục đích nâng cao năng lực của doanh nghiệp về vấn đề nguồn lực conngười.

- Về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm việc hợp lý hóa quy mô, cơcấu nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong đó, phát triểnnguồn nhân lực về chất lượng trên cả 3 phương diện thể lực, trí lực và tâm lực là vấn

đề quan trọng nhất

- Về biện pháp, phát triển nguồn nhân lực được xem là quá trình thực hiện tổngthể những chính sách và biện pháp thu hút, duy trì và đào tạo mang tính chất “đầu tưchiến lược” cho nguồn lực con người của mỗi doanh nghiệp

1.3.6 Nắm bắt và áp dụng các chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu cao su

của Chính Phủ Việt Nam và Ấn Độ

Chính phủ các nước bằng các công cụ của luôn tìm cách điểu chỉnh mọi hành vicủa người dân và doanh nghiệp trong nước mình Trong một thị trường thương mại tự

do thì việc doanh nghiệp nắm bắt các quy định của nước sở tại hay nước của mình làhết sức cần thiết

1.4 Một số nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam

1.4.1 Chất lượng nguồn nhân lực

Có thể nói đây là nhân tố tham gia xuyên suốt quy trình từ khi ra quyết định, kếhoạch cho đến khi tạo ra sản phẩm, quảng bá, bán hàng đến khi chăm sóc sau bánhàng

Theo Liên hợp quốc: ”Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lựccủa toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế-

xã hội trong một cộng đồng”

Theo giáo trình “Nguồn nhân lực” của Nhà xuất bản Lao động xã hội: “Nguồnnhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đóđang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồnnhân lực xã hội” (Nguyễn Tiệp, 2008)

Nguồn nhân lực: thể hiện qua số lượng và chất lượng nguồn nhân lực Số lượng

nguồn nhân lực thể hiện qua số lượng công nhân lao động trong ngành cao su, nhữngnhà kĩ thuật, quản lý, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên Chất

Trang 32

lượng nguồn nhân lực thể hiện qua trình độ, kĩ năng, kiến thức chuyên môn của nhữnglực lượng lao động này (M Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia 1999, tr 151).

1.4.2 Chất lượng sản phẩm

Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế “Chất lượng là tổng thể các chi tiêu, nhữngđặc trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp vớicông dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất và thời gian nhanhnhất” (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2015) Như vậy, chất lượng sảnphẩm là sự phù hợp với yêu cầu Yêu cầu này bao gồm các yêu cầu của khách hàngmong muốn thoả mãn nhu cầu của mình và các yêu cầu mang tính kinh tế, kỹ thuật vàcác tính chất pháp lý khác

Chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp, là yếu tố cạnh tranh hàngđầu để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đặc biệt là sản phẩm xuấtkhẩu bởi chúng ta không có mặt tại thị trường để tìm hiểu nguyên nhân và không có cơhội để sửa chữa (Visimex, 2015)

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng trong việc chọn lựanhà cung ứng của các đơn vị nhập khẩu Chất lượng sản phẩm là một trong các điềukhoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chất lượng sản phẩm khôngchỉ ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm, khả năng bảo quản mà còn cả chất lượng củathành phẩm Điều quan trọng không kém là chất lượng sản phẩm còn thể hiện định vịchung của sản phẩm quốc gia khi xuất khẩu vào một quốc gia Hiện nay, Malaysia vàThái Lan đã tạo được định vị đối với mặt hàng cao su thiên nhiên có chất lượng caotrên thị trường cao su thiên nhiên thế giới

1.4.3 Nguyên liệu đầu vào

Nguyên vật liệu là yếu tố tham gia trực tiếp cấu thành nên sản phẩm Những đặctính của nguyên liệu sẽ được đưa vào sản phẩm, vì vậy chất lượng của nguyên liệu ảnhhưởng trực tiêp đến chất lượng sản phẩm được sản xuất ra Không thể sản phẩm cóchất lượng sản phẩm từ những nguyên liệu không tốt Chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ

và chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm

Ngoài ra, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việcthiết lập hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ

Trang 33

lâu dài, hiểu biết, tôn tròng lẫn nhau giữa còn người sản xuất và người cung ứng nhằmđảm bảo khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng nơi cần thiết.

Chủng loại cao su nguyên liệu được nhập khẩu nhiều nhất là cao su khối TSR10

và TSR20 Đây cũng là 2 chủng loại sản phẩm mà các doanh nghiệp ngành sản xuất vỏ

xe hiện có nhu cầu lớn, nhưng sản lượng trong nước sản xuất không đủ đáp ứng

Khảo sát của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam ở một số doanh nghiệp sản xuất

vỏ, ruột xe cho thấy, đối với hãng vỏ xe Goodyear, cao su Việt Nam chỉ mới đáp ứngmột phần SVR10, trong khi nhu cầu chủ yếu là TSR20 với trên 500.000 tấn/năm;Casumina có nhu cầu TSR10, TSR20 khoảng 500 tấn/tháng, phải nhập từ Malaysia;Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cần khoảng 18.000 tấn cao su thiên nhiên/năm, chủ yếu là SVR10 và SVR20, tuy nhiên do nguồn cung nội địa không đủ nênbuộc phải nhập khẩu

Ngoài thiếu về số lượng, các nhà máy cao su nguyên liệu tại Việt Nam hầu hếtchưa đáp ứng được độ đồng đều về chất lượng Trong khi đó, các lô SVR10, SVR20của Malaysia có độ dẻo, độ nhớt thuận lợi cho việc cán luyện, ép xuất, tạo hình, lưuhóa, cũng như giảm tỷ lệ phế phẩm nhiều hơn so với nguyên liệu trong nước

Vấn đề là trong cơ cấu cao su nguyên liệu của Việt Nam, hiện chủng loạiSVR10, SVR20 chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15% – 17%, trong khi nhu cầu sử dụngthực tế lại lên đến 65% – 70% Các công ty cao su trong nước hiện chỉ tập trung đầu tưsản xuất những chủng loại cao cấp có giá bán cao như SVR3L, ít quan tâm đầu tư dâychuyền sản xuất SVR10, SVR20 do giá bán ra thấp

Theo thống kê của VRA, từ năm 2016 đến nay, giá SVR10 thấp hơn SVR3L từ

40 – 220 USD/tấn Tuy nhiên theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu của thế giới về cao

su thiên nhiên là 15 triệu tấn, trong đó chỉ có 150.000 tấn SVR3L Do đó, nếu các công

ty cao su không giảm sản lượng SVR3L và vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, sẽ có nguy cơthừa trên 300.000 tấn/năm, phải đối mặt với vấn đề tiêu thụ khó khăn, bị ép giá, yêusách chất lượng từ đối tác…

1.4.4 Giá thành sản phẩm xuất khẩu

Trong hoạt động ngoại thương, một trong những căn cứ quan trọng ảnh hưởngđến NLCT của hàng hóa xuất khẩu là giá cả Theo kinh tế chính trị học, giá cả là sựbiểu hiện bên ngoài của giá trị Vì giá trị là cơ sở của giá cả nên giá cả phụ thuộc vào

Trang 34

giá trị Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị bao gồm: năng suất lao động, mức độ phứctạp hay giản đơn của lao động (Nguyễn Văn Hảo và cộng sự, 2006)

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, tính bằng số lượngsản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (OECD, 2002) Dựa trên các lợi thếcạnh tranh có sẵn của Việt Nam về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mộtchính sách giá đúng đắn và linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận và thị phần,đồng thời khẳng định được vị thế và nâng cao NLCT của sản phẩm

Do đó, các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên cần phải nghiên cứu và ápdụng các biện pháp tiên tiến để sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong tất cả cáckhâu của quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu giá thành,góp phần nâng cao NLCT của sản phẩm

Chuyên môn hoá quy mô lớn sẽ làm giảm chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tếtheo quy mô được thực hiện Heckscher – Ohlin nhà kinh tế học Thuỵ Điển đã pháthiện quy luật lợi thế trên dựa vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đó là việc tínhtoán các yếu tố đầu vào để xác định sản phẩm đầu ra có giá thành thấp nhất có thể.Những nước có ưu thế về nguồn lực như: tài nguyên, lao động, đất đai thì giá thànhsản phẩm rẻ nếu quốc gia đó chọn những sản phẩm chuyên môn hoá sử dụng nhiềunguồn lực về tài nguyên, lao động, đất đai và từ đó họ kinh doanh có hiệu quả

1.4.5 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc để thâm nhập vào thị trường mớithì nghiên cứu thị trường luôn là công việc quan trọng đối với mỗi nhà kinh doanh.Bởi vì thị trường là nơi mà họ sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh trên đó

Đối thủ cạnh tranh chính của cao su Việt Nam là các nước trong khu vực nhưThái Lan, Indonexia, Malaixia… đều là những nước xuất khẩu cao su tự nhiên vào bậcnhất thế giới, chủng loại cao su tự nhiên của những nước này phù hợp với nhu cầu thếgiới do các nước này đầu tư rất mạnh vào công nghiệp chế biến cao su

Sản phẩm cao su cua Thái Lan, Malaixia, Indonexia hầu hết đã có mặt ở cac thịtrường Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…là những nước có nhu cầu cao sulớn nhưng chỉ có những nước như Thái Lan, Malaixia, Indonexia mới đáp ứng đượcnhững nhu cầu này Bên cạnh đó ngành cao su của họ đã được Nhà nước chú trọng vàquan tâm từ rất lâu nên lộ trình mở rộng thị trường rất hiệu quả bởi có sự phối hợp

Trang 35

chặt chẽ giữa nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và các nhà sản xuất, chế biến Đặc biệt

là dự án Thành phố cao su của Thái Lan tập trung vào những khách hàng dùng cao sunguyên chất, phục vụ cho chế biến trực tiếp Hiện nay, cao su tự nhiên của Việt Namchủ yếu được xuất khẩu qua các nhà nhập khẩu trung gian như Síngapore, HồngKông…Vì vậy trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào cácthị trường

1.4.6 Hàng hóa thay thế

Hàng hóa thay thế Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn

một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau) Thông thường, hàng hóathay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêudùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng nàythay đổi

Cao su tổng hợp là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co

giãn Một chất co giãn là vật chất có đặc tính cơ học là chịu được sức ép thay đổi hìnhdạng hơn phần lớn các vật chất khác mà vẫn phục hồi hình dạng cũ Cao su tổng hợpđược dùng thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng, khi mà những đặc tính

ưu việt của nó phát huy tác dụng Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ca su tổng hợp haycao su tổng hợp là dầu mỏ Cho nên diễn biến giá dầu mỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếngiá cao su tổng hợp Đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến giá cao su thiên nhiên

Trang 36

TỈ LỆ TĂNG GIÁ TSR20 SO VỚI QUÝ LIỀN TRƯỚC (%)

TỈ LỆ TĂNG GIÁ RSS3 SO VỚI QUÝ LIỀN TRƯỚC (%)

TỈ LỆ TĂNG GIÁ DẦU THÔ SO VỚI QUÝ LIỀN TRƯỚC (%)

Biều đồ 1.1 Tỉ lệ tăng giá dầu thô, giá cao su tờ xông khói và giá cao su định

chuẩn kĩ thuật TSR20 giai đoạn 2015-2016

Nguồn tác giả tổng hợp từ số liệu của IRSG

Biều đồ cho thấy tương quan dương về giá của cao su kĩ thuật TSR20, cao su tờxông khói RSS3 với giá dầu thô Phù hợp với nhận định mà tác giả đã đề cập

1.5 Bài học kinh nghiệm về xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ của Thái Lan

Trong phạm vi luận văn, căn cứ vào những lý do dưới đây, tác giả xin nghiêncứu những kinh nghiệm về việc thúc đẩy xuất khẩu cao su của Thái Lan sang thịtrường Ấn Độ, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất

thế giới trong hơn 10 năm trở lại đây

Thứ hai, Chất lượng của mặt hàng cao su thiên nhiên Thái Lan luôn được đánh

giá cao cũng như bán được với giá cao hơn các sản phầm cùng loại xuất khẩu từ nước

ta

Thứ ba, Thái Lan có tiếng nói và sức ảnh hưởng nhất định với giá cao su cũng

như là thị trường cao su nói chung bằng việc là thành viên của các tổ chức cao su thếgiớinhư IRCo- công ty cao su thế giới, ANRPC- Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su

Trang 37

thiên nhiên

Thứ tư, Thái Lan cũng là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á nên có

những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên- xã hội với Việt Nam, do đó những thànhcông cũng như những bài học kinh nghiệm trong chiến lược xuất khẩu cao su của TháiLan sẽ thật sự gần gũi và hữu ích cho nước ta

1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong hoạt động xuất khẩu cao su của Thái Lan, phải kể đến những thành côngnổi bật của nước này bao gồm:

Thứ nhất, Thái Lan đã thực hiện rất tốt công tác nghiên cứu từ khâu sản xuất sản

phẩm đến khâu quản lý, chuyển giao công nghệ cho người trồng Đồng thời việc liênkết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và hộ trồng đã tạo điều kiện cho sự phát triển củangành cao su Thái Lan, giúp ngành cao su nước này có chỗ đứng vững chắc trên thịtrường Ấn Độ Trong những năm vừa qua, nhiều cơ quan quản lý nhà nước như ViệnNghiên cứu cao su Thái Lan (RRIT), Văn Quỹ nghiên cứu Thái Lan, phòng Quỹ hỗ trợtái canh cao su (ORRAF) đã được thành lập với mục đích hỗ trợ, thực hiện và đánh giá

về sự tăng trưởng của giống cao su trong những điều kiện tự nhiên khác nhau Bêncạnh đó, mỗi năm Thái Lan đều chi 1,4% GDP ngành nông nghiệp và 1,1% tổng ngânsách cho những hoạt động nghiên cứu các loại giống mới Nhờ vậy, nước này có thểtạo ra những loại giống có chất lượng tốt và đem lại năng suất cao, góp phần nâng cao

vị thế của mặt hàng cao su Thái trên trường quốc tế Ngoài ra nhằm tăng thị phần trênthị trường Ấn Độ, thông qua việc nghiên cứu, Thái Lan cũng đưa ra các biện pháp thugom mủ cao su rất tiện lợi, vì nhu cầu về RSS của Ấn Độ luôn chiếm tỷ trọng caonhất Theo như đó, nhà máy sẽ đưa ra những yêu cầu kỹ thuật về mặt chất lượng củacao su để hộ trồng thực hiện theo, từ đó dễ dàng kiểm soát và duy trì được chất lượng

ổn định

Thứ hai, Thái Lan đã xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng rõ ràng

Bằng việc sớm ý thức được rằng chất lượng cao su sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả

và thương hiệu cao su quốc gia, đồng thời thị trường Ấn Độ cũng yêu cầu chất lượngcao su tốt nhằm phục vụ cho nền công nghiệp trong nước, nên vào năm 1968 Thái Lan

đã hình thành Hệ thống cao su định chuẩn kỹ thuật Thái Lan với tên gọi là TTR (ThaiTested Rubber) và sau này đổi thành cao su tiêu chuẩn Thái Lan (Standard Thai

Trang 38

Rubber: STR) Sau 2 lần xét bổ sung tiêu chuẩn (vào năm 1983 và 1995), đến nay cao

su khối STR có các cấp hạng bao gồm: STR XL, STR 5L, STR 5, STR 5CV, STR 10,STR 10CV, STR 20 và STR 20 CV Hơn nữa, nước này còn thành lập Viện nghiêncứu cao su để kiểm tra chéo và quản lý chất lượng cao su thiên nhiên đồng thời cũng

ủy quyền cho các phòng Kiểm nghiệm được phép cấp giấy chứng nhận chất lượng Vàcác lô hàng cao su Thái Lan được cấp giấy chứng nhận chất lượng từ Phòng Kiểmnghiệm do Nhà nước công nhận cũng như từ các Phòng kiểm nghiệm tư nhân đượcViện Nghiên cứu cao su nước này ủy quyền thì thường được đảm bảo về chất lượngđúng theo Giấy chứng nhận, giúp người mua tin cậy vào sản phẩm cao su Thái Lanhơn (Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2013B) Đối với Ấn Độ, do thường xuyên quan hệmua bán với bạn hàng truyền thống nên sự tin tưởng các đối tác được các doanhnghiệp là vấn đề được Ấn Độ đặt lên hàng đầu

Thứ ba, chính phủ Thái Lan và các tổ chức có liên quan đã hỗ trợ tích cực ngành

cao su nước này Cụ thể là chính phủ đã hoàn thiện hệ thống pháp lý bằng việc ban

hành Luật Kiểm soát ngành cao su (Rubber Act) vào năm 1999 dựa trên cơ sở chỉnhsửa các Luật kiểm soát ngành cao su được ban hành năm 1938, 1940 và 1947 Theo

đó, các cơ sở và doanh nghiệp hoạt động chế biến, thu mua mủ cao su, xuất nhập khẩucao su đều phải xin giấy phép, đồng thời tuân thủ các quy định cũng như chịu sự giámsát, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Nếu doanh nghiệp nào vi phạm sẽ

bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ vi phạm nhưng không quá ba năm (Hiệp hộiCao su Việt Nam, 2013B) Ngoài ra, chính phủ nước này còn thành lập ra các cơ quanquản lý nhà nước và tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợcho ngành cao su quốc gia, phân định rõ nhiệm vụ của các cơ quan này cũng như hỗtrợ lẫn nhau và tạo sự liên kết trong nội bộ ngành (chi tiết xem phụ lục 3)

Thứ tư, Thái Lan đã tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm nâng cao vai trò của họ

trên thị trường cao su quốc tế Năm 2001, Thái Lan đã cùng với Indonesia và Malaysia

thành lập nên ITRC- Hội đồng cao su quốc tế 3 bên, nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợicủa các nước sản xuất cao su thiên nhiên để giá cao su không bị rớt xuống đến mứcquá thấp Hiệu quả của việc hợp tác này đã có tác dụng tích cực điển hình như khi cóđộng đất xảy ra ở Nhật Bản và Trung Quốc, các nước này công bố doanh số bán xethấp hơn dự kiến (Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới) thì Ấn Độ

Trang 39

cũng ngừng mua cao su để chờ giá cao su hạ thấp hơn nữa Như đã đề cập ở phần1.2.3.2, nhu cầu tiêu thụ cao su của Ấn Độ khá lớn do nền công nghiệp sản xuất ô tô

và phụ tùng ô tô từ cao su của nước này rất phát triển nên các doanh nghiệp Ấn Độluôn muốn tìm cách hạ giá thành cao su nguyên liệu đầu vào Nhằm tránh việc các thịtrường tiêu thụ cao su có cơ hội ép giá đẩy giá cao su rớt giá thảm hại, Thái Lan đã kêugọi các quốc gia xuất khẩu cao su tạm dừng bán cao su ở tất cả thị trường cũng nhưkhông chấp nhận những yêu cầu của các nhà nhập khẩu vì nhận thấy nhu cầu của cácnhà sản xuất lốp xe vẫn rất cao Nhờ đó giá cao su đã được giữ ổn định ở mức 4 USD/

kg Ngày 10/2/2014, IRCo- công ty cao su quốc tế 3 bên (trong đó có Thái Lan,Indonesia và Malaysia) đã ra khuyến cáo cho các thương nhân ở ba nước này khôngnên bán cao su với giá thấp như hiện tại vì mức giá như vậy là bất hợp lý (IRCo,2014) Như vậy, có thể thấy Thái Lan đã có tầm nhìn cũng như những động thái quyếtliệt có sức ảnh hưởng to lớn đến thị trường cao su thế giới, xứng đáng là nhà xuất khẩucao su số một

1.5.2 Bài học rút ra cho Việt Nam

Nhìn chung có thể kết luận rằng, sự thành công của Thái Lan tại thị trường Ấn

Độ thực tế là do thương hiệu cao su Thái Lan đã được nước này xây dựng rất tốt tại

Ấn Độ, từ đó Thái Lan có thể duy trì giá cũng như thị phần một cách ổn định chứkhông hẳn là bởi sản phẩm của Việt Nam kém hơn sản phẩm Thái Lan Thông quađịnh hướng cũng như những bước đi đúng đắn của Thái Lan đã đem lại cho họ nhữngthành công như vậy, Việt Nam cũng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm qua nhưsau:

Thứ nhất, việc xây dựng các viện nghiên cứu, các trung tâm hỗ trợ với cơ sở vật

chất, khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến phục vụ việc lai tạo, phát triển giống là hếtsức cần thiết nên Việt Nam nên mạnh dạn đầu tư Đồng thời sự liên kết giữa doanhnghiệp và các hộ nuôi trồng cũng phải được gia tăng Một trong những cách nhằmtránh phát sinh chi phí cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng cao su do phathêm tạp chất là việc triển khai mô hình thu mua mủ hàng ngày, không thông quathương lái Nhà máy phải có sự liên hệ trực tiếp với các hộ trồng, hoặc cũng có thểthông qua một trung tâm hỗ trợ làm cầu nối liên kết nhằm đưa ra mức tiêu chuẩn vềchất lượng cao su để các hộ trồng có thể cải thiện trên diện tích canh tác theo đó và

Trang 40

cũng như ổn định đầu vào- đầu ra Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải phát huy tối đa vaitrò của cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, phổ biến và chỉ dẫn hộ trồng,doanh nghiệp trồng, thu hoạch mủ và chế biến, sản xuất dựa trên những phương pháphiện đại nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thứ hai, một trong những giải pháp cấp thiết cần được các cơ quan Nhà nước,

Hiệp hội Cao su Việt Nam cùng với các doanh nghiệp phối hợp xây dựng và triển khaithực hiện chính là vấn đề quản lý chất lượng, nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnhtranh cũng như giúp cho ngành cao su Việt Nam phát triển bền vững Việc xây dựng

hệ thống quản lý chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc gia cần được phổ biến nhânrộng toàn ngành Song song đó, các cơ quan Nhà nước cũng cần hình thành hệ thốngquản lý, kiểm tra chặt chẽ đối với chất lượng cao su Đồng thời khi xây dựng hệ thốngquản lý chất lượng cao su cấp quốc gia, Việt Nam nên tham khảo những đạo luật vềquản lý ngành cao su và chất lượng cao su thiên nhiên của các nước sản xuất hàng đầu,

đó là những thực tiễn quý báu nhằm tạo nên sự tương thích với tiêu chuẩn quốc tế

Thứ ba, để đạt được chất lượng và cơ cấu sản phẩm tốt, phù hợp nhất thì quy

trình trồng, khai thác, sơ chế rồi xuất khẩu cao su thiên nhiên luôn đòi hỏi có sự phốihợp giữa các bên với nhau Mặc dù nước ta đã xây dựng những cơ quan, tổ chức nhằm

hỗ trợ cho ngành cao su nhưng rõ ràng các bên vẫn chưa có sự phối hợp thống nhất Vìvậy, cần có một sự phân công cụ thể hơn đến mỗi tổ chức, chú trọng về một vấn đềnhưng bằng cách thông qua một mạng lưới liên kết và quản lý chung các tổ chức nàyvẫn có thể hỗ trợ lẫn nhau Nhờ đó, tạo ra được một sự bao quát quản lý trong toànngành mà vẫn có sự quan tâm đi sâu vào chi tiết

Thứ tư, ngành cao su Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao vị thế cao su nước nhà khi

tham gia vào liên minh những nước có sản lượng và xuất khẩu cao su hàng đầu thếgiới, nhờ đó tác động đến giá cao su khi được giao dịch Việc tăng cường mối quan hệhợp tác quốc tế sẽ không những tạo ra mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng nướcngoài mà còn góp phần vào việc bảo vệ ngành cao su quốc gia trước những biến độngthế giới

Ngày đăng: 27/01/2019, 06:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w