Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.. Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
I PHẦN MỞ ĐẦU 3
II PHẦN NỘI DUNG 5
2.1 Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn 5
2.1.1 Ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới 5
2.1.2 Ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam 6
2.2 Ô nhiễm môi trường do rác thải 8
2.2.1 Ô nhiễm môi trường do rác thải trên thế giới 10
2.2.2 Ô nhiễm môi trường do rác thải ở Việt Nam 13
3 Giải pháp khắc phục 15
3.1 Biện pháp khắc phục ô nhiễm tiếng ồn 15
3.2 Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do rác thải 16
3 Sử dụng lò đốt rác thải rắn 17
4 Chế biến thành phân hữu cơ 17
III PHẦN KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn
đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới trong quá trình học tập, giúp em hoàn thành bài tiểu luận này Song, vì kiến thức
và kĩ năng còn hạn hẹp nên bản thân em không thể tránh khỏi những thiếu sót, cần phải học hỏi để hoàn thiện mình hơn Kính mong cô giáo góp ý kiến, bổ sung để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng cho em xin kính chúc cô có thật nhiều sức khỏe, thật nhiều hạnh phúc,may mắn trong cuộc sống và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, nó ảnh hưởng đến mọi mặt về đời sống và xã hội
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường"
Trên thế giới: Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người Nước thải từ các trạm xăng, gas đổ thẳng ra vịnh San Francisco
Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:
Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa
Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình tồn tại với mật độ lớn
Trang 4Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng nhanh và sự gia tăng dân
số gây áp lực ngày càng nặng nề
Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề ô nhiễm môi trường do tiếng ồn và rác thải nói riêng luôn là vấn đề gây nhức nhối của toàn thế giới và Việt Nam Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhiều chương trình hành động nhưng thực sự vẫn chưa đạt được nhiều kết quả Thực trạng ô nhiễm môi trường ngày nay đang là một vấn đề nóng của toàn nhân loại.Trong bài viết này, em sẽ đề cập đến ô nhiễm môi trường do tiếng ồn và rác thải hiện nay trên thế giới và Việt Nam
Trong bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót mong được sự đóng góp của cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG 2.1 Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn
Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn (Noise disturbance) là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người và động vật Hầu hết
ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu là phương tiện giao thông – vận tải
Nguồn gốc phát sinh tiếng ồn:
- Nguồn gốc phát sinh tiếng ồn tự nhiên: Do hoạt động của núi lửa, động
đất…Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu, chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm về tiếng ồn và chỉ thực sự tác động đến các hộ dân sống gần khu vực núi lửa hoặc động đất Mặt khác đây không phải là nguyên nhân có tính chu kỳ mà nó xảy ra một cách ngẫu nhiên
- Nguồn gốc phát sinh tiếng ồn nhân tạo: Đây được xem là nguyên nhân
chủ yếu gây ra tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh chủ yếu là do: Phương tiện giao thông ngày càng nhiều, việc sử dụng các loại máy móc trong sản xuất, ngoài ra còn do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người
Tác động đến con người: Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người Âm thanh không mong muốn (âm thanh nhiễu) tác động xấu đến sức khỏe tâm lý, tâm thần Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ và các tác hại khác
2.1.1 Ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây, ô nhiễm tiếng ồn đang trở nên bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường
và chất lượng sống của con người Tại Mỹ, hàng năm người ta đã phải tốn hơn 5
tỷ USD để chữa trị cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh do ô nhiễm tiếng ồn Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) thu thập trong năm
2016, tính trung bình có khoảng 1/5 dân số châu Âu đang bị tiếng ồn của đường phố và hàng xóm làm phiền và tỷ lệ này lớn gấp đôi ở những thành phố lớn và
có xu hướng phụ thuộc vào số người sống trong cùng một nhà
Trang 6Số liệu thống kê cụ thể cho thấy có 17,9% người châu Âu là nạn nhân của tiếng ồn Tỷ lệ này tại các đô thị là 23,3% và 10,4% tại khu vực nông thôn Trong số các nước châu Âu, Italy là nước có tỷ lệ người bị làm phiền do tiếng
ồn thấp hơn mức trung bình tại Liên minh châu ÂU (EU) Số người Italy phàn nàn về tiếng ồn trong năm 2016 chỉ là 16,2% so với 18,3% trong năm 2015 Những quốc gia mà tỷ lệ người dân phản ứng với tiếng ồn cao nhất là Malta (26,2%), Đức (25,1%), Hà Lan (24,9%); tiếp đó là Bồ Đào Nha (23,1%), Romania (20,3%), Hy Lạp (19,9%) và Luxembourg (19,7%) Các quốc gia được coi là "yên tĩnh" hơn gồm có Ailen (chỉ có 7,9% phàn nàn về tiếng ồn), Croatia (8,5%), Bulgaria (10%) và Estonia (10,4%)
Điều đáng nói là qua thăm dò dư luận tại EU, những người độc thân lại thường nhạy cảm hơn với các loại tiếng ồn (tỷ lệ lên đến 20,8%); xếp sau là các cặp đôi (17,8%) và cuối cùng là các đại gia đình bao gồm bố mẹ, con cái (16,6%) Kết quả thống kê cũng cho thấy, khi gia đình có trẻ nhỏ thì mức độ nhạy cảm với tiếng ồn dường như cũng giảm xuống
Theo quy định về tiếng ồn của châu Âu, ô nhiễm tiếng ồn cũng có khả năng liên quan tới các bệnh về tim mạch hoặc gây kích thích kéo theo tình trạng căng thẳng và kiệt sức
2.1.2 Ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, đối với khu vực đặc biệt (là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác), tiếng
ồn cho phép từ 6 đến 21h là 55dB, từ 21 h đến 6 h sáng hôm sau là 45dB
Đối với khu vực thông thường (khu chung cư, nhà ở trong hẻm, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính ) thì từ 6h đến 21h là 70dB, từ 21h đến 6h sáng
là 55dB Thế nhưng trên thực tế, chúng ta phải sống chung với tiếng ồn quá định mức cho phép một cách thường xuyên
PGS TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng TN&MT TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong ba nguồn gây tiếng ồn chính ở đô thị, gồm hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng - dịch vụ thì tiếng ồn giao
Trang 7thông là nặng nhất Những kết quả đo đạc tiếng ồn trên nhiều tuyến đường TP.
Hồ Chí Minh đều vượt mức cho phép nhiều lần
Trong Hội thảo “ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe và biện pháp dự phòng” do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) phối hợp với Công ty Rion Nhật Bản tổ chức ngày 20/7/2017 tại Hà Nội đã đưa ra thông báo:
Ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị và khu công nghiệp đều vượt mức cho phép
Theo Kết quả nghiên cứu và đánh giá của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường tại 12 đường và nút giao thông chính tại Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban ngày là 77,8 đến 78,1 dBA (mức âm quy định của tiếng ồn), vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 đến 8,1 dBA Tiếng ồn tương đương trung bình vào ban đêm là 65,3-75,7 dBA (vượt tiêu chuẩn từ 10-20 dBA) Còn ở các khu công nghiệp, người lao động ở mọi ngành nghề đều phải tiếp xúc với tiếng ồn Trong tổng số khoảng 52 triệu người lao động, có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định
Sài Gòn là đô thị lớn cũng là nơi tập trung rất nhiều tiếng ồn, cửa hàng khai trương, quán karaoke, quán nhậu, cơ sở sản xuất, cho đến liên hoan tiệc tùng v.v… khiến tiếng ồn luôn bủa vây người dân Sài Gòn cũng là nơi nhận rất nhiều phản ánh của người dân về những hoạt động ồn ào ảnh hưởng sức khỏe
Ngày 16/10/2014, UNBD Sài Gòn đã ra văn bản yêu cầu các sở ban ngành
và địa phương tăng cường kiểm tra xử lý tiếng ồn, độ rung của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố
Nghị định của Chính phủ Số 06/CP, ngày 20 Tháng 1 năm 1995 Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động Về An Toàn Lao động, Vệ sinh lao động
• Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần;
• Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay;
• Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định
Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc
Trang 8Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (sau đây gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8h), đo theo đặc tính A, không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quá 15 dBA
Năm 2001 là năm thứ 6 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy ngày 25/4 làm ngày "Quốc tế phòng chống tiếng ồn" Đây là lần đầu tiên nước ta chính thức tham gia phong trào này Theo khuyến cáo của WHO, ngưỡng tiếng ồn cho phép là:
• Môi trường nghỉ ngơi, độ ồn thường xuyên (âm nền) không quá 40 dB
• Môi trường sinh hoạt, âm nền không quá 60 dB
• Môi trường sản xuất, âm nền không quá 80 dB Nếu độ ồn cao hơn, thời gian tiếp xúc phải giảm
2.2 Ô nhiễm môi trường do rác thải
Rác thải chính là những chất thải hằng ngày do con người chúng ta sinh hoạt và làm việc thải ra môi trường xung quanh Rác thải được chia ra làm nhiều loại như rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt Rác thải công nghiệp tồn tại dưới các hình thức: chất hóa học của các máy, nước thải, các loại phế liệu bẩn Còn rác thải sinh hoạt nó là những thứ gắn liền với đời sống hằng ngày của chúng ta như: chai nhựa, túi ni lông, bao tải các loại thức ăn, nước uống còn thừa, những vật dụng không còn tác dụng sử dụng nó đều được coi là rác thải Ngày nay, khi đất nước chúng ta ngày một gia tăng dân số, thì tỷ lệ rác thải đang
ở mức gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Mặc dù đảng và nhà nước ta cũng có những chính sách, biện pháp ngăn ngừa chúng Tuy nhiên không phải khi nào, con người cũng có những ý thức chấp hành việc xả rác đúng nơi quy định Minh chứng cho thấy, rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp lợi dụng việc ở gần biển,
xả trực tiếp các loại chất thải, nước thải ra biển, gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng Cụ thể là việc cá chết hàng loạt ở khu vực biển kéo dài từ nghệ an hà tĩnh hồi tháng 4/2016 Nguyên nhân trực tiếp là do sự ô nhiễm của nước biển Hay ngay tại hà nội đầu tháng 10 vừa rồi khu vực hồ tây, cá chết hàng loạt mà nguyên nhân là do sự ô nhiễm trực tiếp của nguồn nước Thế mới thấy, chính
Trang 9con người chúng ta lại làm hại lẫn nhau Ngoài ra, hằng ngày chúng ta vẫn thường xuyên xả rác ra môi trường ngoài.Làm ô nhiễm môi trường ngay trên cuộc sống của chúng ta
Rác thải ảnh hưởng đến nhiều mặt của môi trường:
- Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến nguồn nước: Rác thải sinh hoạt ảnh
hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm Rác có thể do người dân
đổ trực tiếp hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa xuống sông, ao hồ, cống rãnh… Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực Lâu dần lượng rác nhiều lên, sẽ làm giảm diện tích ao, hồ giảm khả năng tự làm sạch của nước (do hệ sinh thái trong nước bị hủy diệt), gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước, làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ra các bệnh nguy hiểm
- Ảnh hưởng đến môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều
chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu
bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay, chúng ta đang sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày Các túi nilon này cần tới 50-60 năm mới phân hủy trong đất Do đó, chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút
- Ảnh hưởng đến cảnh quan: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất đống lộn
xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh không đẹp, gây mất mỹ quan
Tác động của rác thải đến sức khỏe cộng đồng: Trong rác thải sinh hoạt, thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe Khu tập trung rác là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình Rác thải không được thu gom, tồn đọng
Trang 10trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người sống xung quanh Những người sống gần bãi rác hoặc tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa… Đặc biệt, các bãi rác công cộng là nguồn mang dịch bệnh Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ tồn tại 40 ngày, trứng giun đũa tồn tại 300 ngày… Các loại vi trùng gây bệnh trong rác thải càng trở nên nguy hiểm khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chuột, ổ ruồi, muỗi… Một số bệnh điển hình do các vật chủ trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da
do xoắn trùng; ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
Theo Intergrated Solid waste management (1995) thì nguồn rác thải: (i) Từ các khu dân cư; (ii) Từ các trung tâm thương mại; (iii) Từ các công sở, trường học, công trình công cộng; (iv) Từ các hoạt động công nghiệp; (v) Từ các hoạt động xây dựng đô thị; (vi) Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của đô thị
2.2.1 Ô nhiễm môi trường do rác thải trên thế giới
Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu Loại chất dẻo này chiếm 10% tổng lượng chất thải hiện đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người
Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân hủy Một chiếc túi nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất
5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm
Gần 1/3 số túi nilon mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý,
và hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là "ô nhiễm trắng."