1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA “ THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA”. MÔN: ĐỊA LÍ

25 304 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 269 KB

Nội dung

Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên. Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, hệ sinh thái rừng … Phân tích được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống.

Trang 1

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BẾN TRE

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA “ THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA”.

MÔN: ĐỊA LÍ

Họ và tên: Lò Thị Sao

Chức vụ: giáo viên.

Đơn vị công tác: Trường THPT Bến Tre

Đối tượng bồi dưỡng lớp 12.

Dự kiến số tiết dạy dự kiến 6 tiết

Năm học: 2015-2016

Trang 2

CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ

I Mục tiêu của chuyên đề

Trang 3

- Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiênkhác và cảnh quan thiên nhiên.

- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên:địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, hệ sinh thái rừng …

- Phân tích được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạtđộng sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống

2.Kỹ năng, thái độ.

- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu

-Thấy được lợi ích của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta trong đời sống sinhhoạt và sản xuất

II Hệ thống kiến thức:

1 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a Tính chất nhiệt đới

- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến

- Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều

có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt

độ trung bình năm cao

- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20ºC (trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 - 3000 giờ / năm

- Độ ẩm cao: hơn 80%, cân bằng ẩm luôn dương

c Gió mùa mùa đông

- Nguồn gốc: từ áp cao Xibia

Trang 4

- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau, ở miền Bắc nước ta chịu tácđộng của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi làgió mùa Đông Bắc

- Tính chất, phạm vi hoạt động

+ Vào nửa đầu mùa đông không khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại chomiền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông khối khí lạnh di chuyển qua biểngây thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở Bắc Bộ, BắcTrung Bộ

+ Khi di chuyển xuống phía Nam, khối khí này trở nên suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầunhư bị chặn lại ở dãy Bạch Mã

Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc gặp địa hìnhchắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, nhưng lại tạo mùa khô cho Nam Bộ vàTây Nguyên

* Gió mùa mùa hạ: vào mùa hạ, từ tháng V đến tháng X, có 2 luồng gió cùng hướng

tây nam thổi vào Việt Nam

- Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tâynam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên Vượtdãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, khối khí trở nên nóng, khô trànxuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc

- Từ giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh lên Vượt qua vùng biểnxích đạo, khối khí trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam

Bộ và Tây Nguyên Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyênnhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX choTrung Bộ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển thao hướng đông nam vào Bắc Bộtạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta

Kết luận: Với sự hoạt động của các khối khí theo mùa đã tạo nên sự phân mùa của khí hậu

- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều

Trang 5

- Miền Nam: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

- Đồng bằng Trung Trung Bộ, Tây Nguyên: có sự đối lập mùa mưa và mùa khô

2 Các thành phần tự nhiên khác

a Địa hình

-Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:

+ Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá

+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxto với các hang động, thung khô + Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng + Hiện tượng đất trượt, đá lở

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:

+ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến gần trăm mét

b Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:

+ Cả nước có 2360 con sông có độ dài trên 10 km

+ Đi dọc dọc bờ biển cứ 15 - 20 km có một cửa sông

+ Phần lớn là sông nhỏ

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:

+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m 3 / năm

+Tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn

- Chế độ nước theo mùa: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng vớimùa khô

Trang 6

- Sinh vật rất phong phú

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làrừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

- Các loại sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế

3 Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

* Đối với sản xuất nông nghiệp

- Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi phát triển nền nông nghiệplúa nước, có khả năng tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi,phát triển nông lâm kết hợp

- Khó khăn: Tính thất thường của thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho kế hoạchthời vụ, thiên tai, dịch bệnh

* Đối với các hoạt động sản xuất khác và đời sống

- Thuận lợi: phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải, du lịch…và đẩy mạnh hoạtđộng khai thác, xây dựng… nhất là vào mùa khô

- Khó khăn:

+ Thiếu nước trong mùa khô

+ Độ ẩm cao, khó khăn bảo quản máy móc và các nông sản

+ Có nhiều thiên tai, gây thiệt hại lớn cho sản xuất

+ Thời tiết bất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống

+ Môi trường tự nhiên dễ bị suy thoái

III.Bảng mô tả nội dung kiến thức:

Trang 7

-Trình bày đượcđặc điểm của biểuhiện thiên nhiênnhiệt đới ẩm giómùa của các thànhphần tự nhiên: địahình, sông ngòi,đất và sinh vật.

hình thành nênkhí hậu nhiệtđới ẩm giómùa

-Phân tích đượctác động củathiên nhiênnhiệt đới ẩmgió mùa đếncác thành phần

tự nhiên khác

cà cảnh quan tựnhiên

-Phân tích đượctác động củathiên nhiênnhiệt đới ẩmgió mùa đếncác mặt hoạtđộng sản xuất

lí Việt Nam đểgiải thích đượccác đặc điểmcủa khí hậuViệt Nam

-Sử dụng bảng

số liệu để vẽ vàphân tích thủychế của sôngngòi

-Sử dụng bản

đồ Địa lí tựnhiên hoăcÁtlat Địa lí ViệtNam để giảithích để giảithích các đặcđiểm nhiệt đới

ẩm gió mùathông qua cácthành phần tựnhiên: địa hình,

giữa các nhân

tố hình thành vàphân hóa khíhậu

-Phân tích đượcmối quan hệ tácđộng của cácthành phần tựnhiên tạo nêntính thống nhấtcủa thiên nhiênnhiệt đới ẩmgió mùa

-Liên hệ thực tế

để thấy đượcthuận lợi và trởngại của khíhậu đối với sảnxuất của nướcta

Trang 8

sông ngòi, đất

và hệ sinh tháirừng

IV Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp:

1 Các dạng bài đặc trưng.

a Dạng trình bày: các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Đây là dạng bài

ở mức độ đơn giản đòi hỏi học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản

b Dạng phân tích: Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối vớihoạt động sản xuất và đời sống Ở dạng này đòi hỏi học sinh có khả năng đánh giánhững tác động của khí hậu đối với hoạt động sản xuất và đời sống

c Dạng bài chứng minh: câu hỏi thường gặp là chứng minh rằng các thành phần tựnhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

d Dạng bài giải thích: là một dạng bài khó, đòi hỏi học sinh phải nắm rõ kiến thức vàhiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên

2 Phương pháp đặc thù.

- Hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức và những đặc điểm nổi bật

- GV đưa ra các dạng bài và hướng học sinh cách giải từng dạng

- Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi

V Câu hỏi và bài tập:

1.Câu hỏi nhận biết.

Câu 1:Nêu nguyên nhân, biểu hiện tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn:

* Tính chất nhiệt đới:

- Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên nhận được

lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh

Trang 9

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến nhiệt độ trung bình nămcao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

- Nền nhiệt độ cao, trung bình trên 20oC (trừ vùng núi cao)

- Số giờ nắng cao: 1400 - 3000 giờ/năm

* Tính chất ẩm:

- Nguyên nhân: do nước ta tiếp giáp Biển Đông nên khi các khối khí đi qua biển đã

mang lại cho nước ta lượng mưa lớn và độ ẩm cao

- Lượng mưa lớn: 1500 - 2000mm

- Độ ẩm cao: hơn 80%, cân bằng ẩm luôn dương

Câu 2: Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Hướng dẫn:

-Gió mùa mùa đông:

+Nguồn gốc từ khối khí lạnh phương Bắc; hướng đông bắc.

+Thời gian từ tháng XI-> tháng 4 năm sau

+Đặc điểm thời tiết ( nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm)

+Phạm vi hoạt động từ dãy Bạch Mã ( vĩ tuyến 160 B) trở ra

Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc gặp địa hình chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, nhưng lại tạo mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên

* Gió mùa mùa hạ: vào mùa hạ, từ tháng V đến tháng X, có 2 luồng gió cùng hướng

tây nam thổi vào Việt Nam

- Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tâynam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên Vượtdãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, khối khí trở nên nóng, khô trànxuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc

Trang 10

- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh Vượt qua vùng biển xíchđạo, khối khí trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam Bộ vàTây Nguyên

-Hoạt động của các khối khí cùng với đường dải hội tụ nhiệt đới gây mưa vào mùa hạcho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX ở Trung Bộ

Kết luận: Với sự hoạt động của các khối khí theo mùa đã tạo nên sự phân mùa của khí hậu

- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều

- Miền Nam: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

- Đồng bằng Trung Trung Bộ, Tây Nguyên: có sự đối lập mùa mưa và mùa khô

Câu 3: Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta.

Hướng dẫn:

* Địa hình

-Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi :

+ Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá

+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxto với các hang động, thung khô + Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng + Hiện tượng đất trượt, đá lở

-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:

+Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long hằng năm lấn ra biểnvài chục đến gần trăm mét

* Sông ngòi

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc:

+ Cả nước có 2360 con sông có độ dài trên 10 km

+ Đi dọc dọc bờ biển cứ 15 - 20 km có một cửa sông

+ Phần lớn là sông nhỏ

Trang 11

-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:

+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m 3 / năm

+Tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn

-Chế độ nước theo mùa: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng vớimùa khô

Câu 4: Chứng minh biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sinh vật của nước ta.

-Trong giới sinh vật thành phần nhiệt đới chiếm ưu thế…

-Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểucho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta

Câu 5: Hoạt động của gió mùa đã dẫn đến sự phân chia mùa khí hậu trên các khu vực lãnh thổ nước ta như thế nào.

Hướng dẫn:

-Miền Bắc : có mùa đông lạnh khô, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều

-Miền Nam: có hai mùa mưa, khô rõ rệt

-Giữa Tây Nguyên và đồng bằng vên biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa vàmùa khô

2.Câu hỏi thông hiểu:

Câu 1: Phân tích các nhân tố tác động đến sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt Nam

Hướng dẫn:

Trang 12

- Vị trí địa lí

+ Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên nhận được lượng

bức xạ mặt trời lớn, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh

+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến nhiệt độ trung bìnhnăm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới

+ Nền nhiệt độ cao, trung bình trên 20oC (trừ vùng núi cao)

+ Số giờ nắng cao: 1400 – 3000 giờ/năm

+ Kéo dài từ 8034’B - 23023’B và tiếp giáp với biển nên khí hậu Việt Nam phân hoá

đa dạng, phức tạp và có lượng ẩm dồi dào

- Địa hình:

+ Tạo ra các đai cao khí hậu

+ Vai trò của các bức chắn địa hình

- Hoàn lưu khí quyển: mùa của khí hậu và mùa của cảnh quan tự nhiên

- Sự kết hợp của chế độ gió mùa và địa hình từng nơi dẫn đến: khí hậu Việt Nam rất đadạng và phức tạp

Câu 2: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa ?

Trang 13

-Mưa nhiều rửa trôi các chất badow tan làm đát chua, đồng thời có sự tích tụ ooxitsnhôm tạo ra màu đỏ vàng Loại đất này được gọi là đất feralit đỏ vàng.

-Qúa trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axít, do đó đất feralit làloại đấtở vùng đồi núi nước ta

Câu 4: Hãy phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt

động sản xuất và đời sống

Hướng dẫn

* Đối với sản xuất nông nghiệp

- Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp lúanước, có khả năng tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi,phát triển nông lâm kết hợp

- Khó khăn: Tính thất thường của thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác,

cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai phòng trừ dịch bệnh…

* Đối với các hoạt động sản xuất khác và đời sống

- Thuận lợi: phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải, du lịch… và đẩy mạnh hoạt độngkhai thác, xây dựng… nhất là vào mùa khô

- Khó khăn:

+ Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnhhưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi

+ Độ ẩm cao gây khó khăn bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản

+ Có nhiều thiên tai như bão lũ lụt, hạn hán hàng năm gây tổn thất rất lớn chomọi ngành sản xuất, thiệt hại cho người và tài sản

+ Các hiện tượng thời tiết như dông, lốc, mưa đá, rét đậm rét hại cũng gây ảnhhưởng lớn đến sản xuất và đời sống

+ Môi trường tự nhiên dễ bị suy thoái

Câu 5: Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

Trang 14

Hướng dẫn:

-Về nhiệt độ: có sự chênh lệch giữa 2 vùng ( Nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh

hưởng của gió Lào, Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình ).-Về chế độ gió và lượng mưa:

+ Đông Trường Sơn: mùa mưa vào thu đông là do đón gió Đông Bắc từ biển thổivào,hay có bão, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh gây mưa Trong khi đóTây Nguyên lại là mùa khô do ảnh hưởng dãy Trường Sơn chắn gió

+ Tây Nguyên: mùa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam Lúc này bên Đông TrườngSơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô và nóng

Câu 6: Vì sao quá trình xâm thực diễn ra mạnh khu vực đồi núi.

Hướng dẫn:

-Nhiệt độ cao, mưa nhiều

-Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa làm cho quá trình phong hóa, bóc mòn,vận chuyển xảy ra mạnh mẽ

-Bề mặt địa hình có độ dốc lớn nham thạch dễ bị phong hóa

-Bị mất lớp phủ thực vật

Câu 7: Vì sao sông ngòi nước ta dày đặc, nhiều nước giàu phù sa và chế độ nước theo mùa.

Hướng dẫn:

-Do tác động của khí hậu mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích và

bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc nên mạng lưới sông ngòi dày đặc

-Mưa nhiều làm cho nước sông chảy lớn.Mặt khác sông của nước ta lại nhận được mộtlượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ nên sông ngòi nhiều nước.Giàu phù sa là hệquả của xâm thực mạnh ở vùng đồi núi

-Mưa nhiều nên sông ngòi có chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùacạn trùng với mùa khô

Ngày đăng: 20/01/2019, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w