Tiến hành ba lần chuẩn độ trong dung dịch axit mỗi lần đều đối với một lượng dư axit sunfuric và thu được những kết qủa sau đây: + 0,2228 gAM natri oxalat dùng hết 28,74 cm3 dung dịch k
Trang 1HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT TỈNH
QUẢNG NGÃI
ĐỀ THI MÔN HÓA KHỐI 11
NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 4 trang, gồm 10 câu)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1: (2 điểm)
Đinitơ pentoxit phân hủy tạo thành nitơ oxit và oxy theo phương trình:
2N2O5 → 4NO2 + O2
Cơ chế của phản ứng trên như sau:
(1) N2O5 1
-1
k k
NO2 + NO3
(2) NO2 + NO3 k 2
NO2 + O2 + NO (3) NO+ N2O5 k 3
3NO2 1.1/ Sử dụng nguyên lý phỏng định trạng thái bền đối với NO và NO3, viết biểu thức tốc độ của phản ứng phân hủy đinitơ pentoxit Xác định bậc của phản ứng
1.2/ Năng lượng hoạt động hóa của phản ứng ở 300K là EA = 103 kJ Ở nhiệt độ nào thì hằng số tốc độ phản ứng tăng gấp đôi Biết EA và A không đổi trong suốt quá trình phản ứng
Câu 2: (2 điểm)
Trộn 10ml dung dịch H2SO4 có pH = 1,2 (dung dịch X) với 15 ml dung dịch pyridin
C5H5N 0,037M (dung dịch Y) thu được dung dịch A
2.1/ Tính độ điện li của ion C5H5NH+ trong dung dịch A
2.2/ Chuẩn độ 25 ml dung dịch A bằng dung dịch NaOH 0,05M đến đổi màu metyl da cam Tại thời điểm chuyển màu pH = 4,4 Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng
Cho pKa2 (H SO )2 4 = 2;
5 5
a (C H NH )
Câu 3: (2 điểm)
Một dung dịch ceri (IV) sunfat cần được chuẩn hóa, cho các dung dịch và các chất sau đây:
Natri oxalat rắn, dung dịch kali pemanganat và dung dịch sắt (II) sunfat, cả hai đều không biết nồng độ
Tiến hành ba lần chuẩn độ trong dung dịch axit (mỗi lần đều đối với một lượng dư axit sunfuric) và thu được những kết qủa sau đây:
+ 0,2228 gAM natri oxalat dùng hết 28,74 cm3 dung dịch kali pemanganat
+ 25,00 cm3 dung dịch sắt (II) sunfat dùng hết 24,03 cm3 dung dịch kali pemanganat
+ 25,00 cm3 dung dịch sắt (II) sunfat dùng hết 22,17 cm3 dung dịch ceri (IV) sunfat
3.1/ Viết các phương trình phản ứng của ba lần chuẩn độ
3.2/ Tính nồng độ của dung dịch ceri (IV) sunfat
Cho các thế điện cực tiêu chuẩn: 3+ 2+
0
Fe /Fe
0
Ce /Fe
3.3/ Tính KC của phản ứng: Fe2+ + Ce4+ → Fe3+ + Ce3+
(Đối với phần còn lại của bài tập giả thiết các điều kiện là tiêu chuẩn)
3.4/ Tính tỉ số
2 3
Fe
Fe
tại điểm tương đương
3.5/ Nếu như người ta sử dụng một chất chỉ thị oxi hóa - khử (In) với E0 bằng thế của dung dịch tại điểm tương đương để nhận biết điểm kết thúc của việc chuẩn độ đó thì sẽ không có vấn đề gì về độ chính xác của việc nhận biết điểm kết thúc
Trang 2Nhưng đối với chất chỉ thị sau đây thì: InOx + 2e → In2-kh E0 = 0,80V
Sự chuyển màu sẽ thể hiện rõ khi:
1
10
kh
Ox
In
In
Tính thế của dung dịch tại điểm tương đương
3.6/ Tính
2 3
Fe
Fe
tại điểm chuyển màu của chất chỉ thị này và cho biết sai số phần trăm trong lần chuẩn độ đã tiến hành
Câu 4: (2 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 17,5 gam dung dịch HNO3 50,4% thu dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B Cho 100ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z Lọc kết tủa Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu 3,2 gam chất rắn R Cô cạn dung dịch Z được rắn T, nung T đến khối lượng không đổi thu 8,21 gam rắn Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
4.1/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
4.2/ Tính C% mỗi chất tan trong X
4.3/ Giả sử trong khí B gồm hai chất khí có tỉ lệ mol là 3:2, xác định hai chất khí và tính V Câu 5: (2 điểm)
5.1 Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau bằng cách xác định cấu trúc các chất từ (A) đến (L)
5.2 Chỉ thị axit- bazơ phenolphthalein được điều chế bằng phản ứng giữa anhidritphtalit và phenol xúc tác H2SO4 có phản ứng sau:
Viết cơ chế cho phản ứng tổng hợp phenolphthalein và cơ chế cho quá trình chuyển hóa phenolphthalein thành đianion màu đỏ trong môi trường bazơ
Câu 6: (2 điểm)
Trang 36.1 Metyl da cam là chất chỉ thị màu axit-bazơ có công thức:
(H3C)2N N N SO3Na
Cho biết nguyên tử N nào có tính bazơ mạnh nhất ? Giải thích
6.2 Pentapeptit X: Lys-Val-His-Glu-Met có một dãy các pKa là: 2,3 – 4,3 – 6,0 – 9,0 – 10,5
Đặt các giá trị pKa bên cạnh các nhóm chức thích hợp của X
Câu 7: (2 điểm)
Axit xitric (axit-2-hydroxy-1,2,3-propantricacboxylic) được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, sản xuất nước ngọt và làm thuốc cắn màu trong công nghiệp phẩm nhuộm Ngoài ra nó cũng là một chất trung gian quan trọng trong các qúa trình sinh hóa 7.1/ Viết công thức cấu tạo của sản phẩm sinh ra khi đun nóng axit xitric với axit sunfuric đặc ở 45 – 500C Loại axit hữu cơ nào tham gia được phản ứng trên?
7.2/ Sau khi đun nóng axit xitric với axit sunfuric, người ta thêm anisol (metoxybenzen) vào hỗn hợp phản ứng và thu được chất A (C12H12O5)
A tạo anhydrit khi đun nóng với anhydrit axetic
Để trung hoà 118 mg A cần 20 ml dung dịch KOH 0,05M
Cùng một lượng chất A như trên phản ứng vừa đủ với 80 mg brom để tạo thành sản phẩm cộng
Xác định công thức cấu tạo A
7.3/ Nếu trong phản ứng hình thành A ta thay anisol bằng chất khác như phenol hay resoxinol thì tương ứng ta thu được các chất B và C B không cho phản ứng màu khi tác dụng với FeCl3 nhưng C thì có Trong cùng điều kiện phản ứng tạo thành 2 chất B, C thì hiệu suất tạo thành C cao hơn
Xác định công thức cấu tạo của B và C
- Phản ứng tạo thành A và B khác nhau ở điểm cơ bản nào?
- Tại sao hiệu suất tạo thành C cao hơn tạo thành B?
Câu 8: (2 điểm)
Từ benzen và các chất vô cơ cần thiết đề nghị sơ đồ tổng hợp:
8.1/ Axit 5-amino – 2,4 – đihidroxibenzoic
8.2/ caprolactam
Câu 9: (2 điểm)
Xét một hỗn hợp khí A cân bằng do sự nhiệt phân COCl2 ở nhiệt độ T theo phương trình phản ứng: COCl2 (k) CO (k) + Cl2 (k)
Ở nhiệt độ này, độ phân li của COCl2 là 0,25; áp suất tổng cộng P = 1 atm, thể tích của hỗn hợp là V Người ta thêm vào hỗn hợp A một thể tích Cl2 bằng đúng thể tích Cl2 có trong hỗn hợp A, rồi nén cho thể tích của hệ trở lại như cũ Tính độ phân li của COCl2 trong điều kiện mới
Câu 10: (2 điểm)
Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm, dạng hình học phân tử và cho biết từ tính của các hợp chất phức sau:
Trang 410.1/ [Ni(CN)4]2-; [NiCl4]2- dựa vào thuyết VB
10.2/ [Ni(NH3)4]2+ dựa vào các dữ kiện thực nghiệm sau:
[Ni(NH3)4]2+ + HCl
(A) + (B) (A, B có cùng công thức [Ni(NH3)2Cl2]) (A)
0
+ HCl, t
(A) + (COOH)2 → [Ni(NH3)2(C2O4)]
(B) + (COOH)2
Xác định cấu trúc phân tử A, B và [Ni(NH3)2(C2O4)]
-HẾT - Người ra đề: Hoàng Yến Nhi- ĐT: 0935527645