Đề và đáp án chính thức thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ Văn lớp 12 Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương. Đề và đáp án chính thức thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ Văn lớp 12 Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương. Đề và đáp án chính thức thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ Văn lớp 12 Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm : 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm):
BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO
bông súng tím mọc lên từ nước bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên mà nhớ trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím bão Haiyan màu gì?
(Thanh Thảo, Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)
Anh/chị có suy nghĩ gì về thông điệp của bài thơ?
Câu 2 (7,0 điểm):
"Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự giãi bày
và gửi gắm tâm tư"
( Lê Ngọc Trà)
Bằng những hiểu biết về truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam và bài thơ
"Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
-Hết -Họ tên thí sinh: ………Số báo danh: ……….…… Chữ kí của giám thị 1:……… Chữ kí của giám thị 2: ………
……
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN NGỮ VĂN
Đáp án gồm: 04 trang
A YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh, tránh
đếm ý cho điểm Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một
cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm
Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (3,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc
b Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những yêu cầu cơ bản sau :
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: niềm lạc quan, tin tưởng vào sự tốt
đẹp, tươi sáng của cuộc sống.
0,25
- Bài thơ thể hiện những suy nghĩ về hai hình tượng siêu bão và hoa
súng Siêu bão tượng trưng cho những tai ương, bất trắc, sự hủy diệt,
chết chóc luôn có thể xảy ra trong cuộc sống Hoa súng tượng trưng cho
cái đẹp, sự sống và bình yên Cái đẹp, sự sống ấy có thể nắm bắt và
thấu cảm bởi sự hữu hình (bông súng màu tím), còn tai họa, sự hủy diệt
thì khó nắm bắt và lường trước bởi sự vô hình, bất ưng, ngoài mọi quy
luật (bão Haiyan màu gì?)
- Từ ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng này, bài thơ đặt vấn đề về sự kì
diệu của cuộc sống với sự song hành, hoà nhập, diễn biến khó lường
của bình yên và bão tố, cái đẹp và sự hủy diệt, sự sống và cái chết
cùng niềm tin tưởng cuối cùng vào sự tốt đẹp của cuộc sống (trong siêu
bão một bông súng nở)
- Cuộc sống vốn rất phức điệu, đa chiều, muôn màu vẻ: có bình yên và
bão tố, cái đẹp và hiểm họa, tốt và xấu Những điều tưởng như đối lập
đó vẫn luôn song song cùng tồn tại, vừa loại trừ vừa bao hàm nhau
- Bản chất của sự sống là luôn biến đổi, vận động không ngừng; hết
đêm đến ngày, qua đông lại sang xuân, tận bên trong cái tàn úa, khô
héo, một mầm sống lại đang sinh sôi, trong vất vả đau đớn, hạnh phúc
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 3vẫn hiện hình.
- Trong cuộc đời mỗi con người đều có thể phải trải qua những tai
ương, bất trắc Thấu hiểu những bí ẩn, những diễn biến khôn lường của
cuộc sống để có được tâm thế an nhiên, bình thản, có sự tỉnh táo, sáng
suốt và niềm tin vào cuộc đời
(Lấy dẫn chứng minh họa phù hợp)
- Khẳng định thông điệp trên là đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa gợi mở,
nhắc nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó
khăn, thử thách trong cuộc sống
- Nhận thức được rằng chính trong gian khổ, hiểm nguy, con người
trưởng thành hơn
- Phê phán những người không biết trân trọng giữ gìn cuộc sống bình
yên, tự đẩy mình vào bão tố cuộc đời hoặc yếu đuối, bạc nhược, nản chí
trước khó khăn, thử thách
5 Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động 0,25 Câu 2 (7,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao
tác lập luận
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các
ý cơ bản sau:
- Nghệ thuật là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội, là phương thức
quan trọng để con người nhận thức, khám phá và cải tạo cuộc sống theo
quy luật của cái đẹp
- Tình cảm là những cung bậc cảm xúc, là nỗi niềm tâm tư sâu kín của
lòng người được ngân rung lên trong tác phẩm văn học
- Giãi bày: bày tỏ, phô diễn những điều chất chứa trong lòng.
- Gửi gắm: trao gửi, phó thác với thái độ thiết tha.
-> Tác phẩm nghệ thuật là nơi bày tỏ và trao gửi những điều thầm kín
trong đời sống tâm hồn con người
- Văn học nghệ thuật phản ánh đời sống thông qua lăng kính chủ quan của
người nghệ sĩ Chính vì thế, nội dung của văn học không chỉ phản ánh
hiện thực đời sống khách quan mà còn gắn liền với tình cảm chủ quan
- Phản ánh trong văn học không phải là sự sao chép nguyên si hiện thực
đời sống như nó vốn có Hiện thực trong văn học bao giờ cũng là hiện
thực gắn với tâm tư, tình cảm, thể hiện sự nghiền ngẫm lí giải hiện thực
của tác giả
Trang 4- Mặt khác, tư duy hình tượng đòi hỏi ở nhà văn sự nhạy bén, tình cảm sâu
sắc, mãnh liệt với hiện thực cuộc sống và con người
- Tình cảm mãnh liệt giúp nhà văn biết cách truyền những xúc động của
trái tim mình đến trái tim người đọc bằng con đường nghệ thuật, thông
qua các phương tiện nghệ thuật phù hợp
* Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ( Thạch Lam)
- Truyện thể hiện những rung cảm tinh tế, sâu lắng của tác giả về thiên
nhiên, cảnh vật và cuộc sống con người Điều đó được gửi gắm qua cái
nhìn và sự cảm nhận của nhân vật Liên: bức tranh thiên nhiên phố huyện
khi chiều về, mùi ẩm mốc của rác sau phiên chợ nghèo, hoa bàng từng đợt
rụng xuống, bầu trời ngàn sao lấp lánh, ngọn đèn con nơi quán hàng của
chị Tí
- Niềm thương cảm với những phận người nhỏ bé sống mòn mỏi, lay lắt,
buồn thương: mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi
- Nâng niu, trân trọng những ước mơ, khát vọng của con người: hình ảnh
ngọn đèn con của chị Tí, những hoài niệm về quá khứ của chị em Liên,
giấc mơ và niềm hi vọng về tương lai của những người dân phố huyện,
hình ảnh chuyến tàu đêm
-> Tóm lại: truyện ngắn "Hai đứa trẻ" đã thể hiện tình cảm gắn bó, yêu
thương của Thạch Lam với những điều bình dị, thân thuộc xung quanh và
niềm thiết tha với những vẻ đẹp "tiềm tàng, khuất lấp" trong thiên nhiên
và tâm hồn con người Đó cũng chính là tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác
phẩm
Để thể hiện những nội dung trên, tác giả đã tìm đến với thể loại truyện
ngắn trữ tình, giàu chất thơ
* Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" ( Hàn Mặc Tử)
- Tình yêu dành cho cảnh sắc thiên nhiên thể hiện qua những cảm nhận
tinh tế về bức tranh thôn Vĩ buổi bình minh, vẻ thơ mộng, huyền diệu của
một đêm trăng bên dòng sông
- Tình cảm thiết tha, trìu mến với con người qua những cảm nhận về vẻ
đoan trang, phúc hậu của gương mặt chữ điền sau cành lá trúc, nét tinh
khôi của một sắc áo cùng tiếng gọi " khách đường xa" đầy khắc khoải
- Niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, ước vọng được hòa nhập, thấu
hiểu và cảm thông, được gửi gắm trong những câu hỏi: "Sao anh không về
chơi thôn Vĩ?", "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó ", "Ai biết tình ai có
đậm đà?".
-> Bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống
con người và những trăn trở, khát khao về tình người, tình đời Về nghệ
thuật, hình ảnh thơ trong sáng nhưng vẫn giàu sức gợi, ngôn ngữ có sự
sáng tạo với những kết hợp từ độc đáo và những biểu tượng đa nghĩa
2,00
0,5
0,5 0,5
0,5
2,00
0,5 0,5 0,5
0,5
* Nhận xét chung:
Như vậy, "Hai đứa trẻ" và "Đây thôn Vĩ Dạ" đều là sự giãi bày và gửi
gắm tâm tư, trăn trở về cuộc sống của người nghệ sĩ Nội dung tư tưởng
đó đã được thể hiện trong những hình thức nghệ thuật phù hợp Đó cũng
chính là yếu tố làm nên giá trị và sức sống lâu bền của hai tác phẩm
0,25
Trang 55 Bàn luận, mở rộng 0,5
- Trong quá trình sáng tạo, nhà văn phải lao động miệt mài bằng cả trí óc
và con tim, bằng cả tâm lực và trí lực để cho ra đời những tác phẩm vừa
sâu sắc về tư tưởng, vừa lay động lòng người
- Tác phẩm văn học có giá trị khi tình cảm cá nhân hòa quyện với lí tưởng
thời đại, hướng con người tới những cảm xúc tích cực và nhân văn
- Độc giả khi đến với tác phẩm văn học không chỉ quan tâm đến hiện thực
được nói tới mà còn phải thấu hiểu những tâm tư, tình cảm nhà văn gửi
gắm, từ đó có sự đồng cảm, tri âm một cách sâu sắc
……….Hết………