1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MÁY GIEO HẠT thien than Elnino.Tu Tb

119 137 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 3,56 MB
File đính kèm DO AN TOT NGHIEPN20.rar (9 MB)

Nội dung

“Tính toán thiết kế máy gieo hạt 2 hàng và lập QTCN chế tạo một số chi tiết quan trọng của máy” ( thuyết minh + bản vẽ ). tham khảo đi anh em Mô tả phải lớn hơn 200 kí tự. anh em thông cảm. Mô tả phải lớn hơn 200 kí tự. anh em thông cảm.

Trang 1

Đại học 1

Mục lục Lời nói đầu 3

CHƯƠNG I 4

TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 4

1.1 Khái niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4

1.2 Vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 5

1.3 Đặc điểm của nền nông nghiệp công nghệ cao 6

1.4 Nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 7

1.5 Tình hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta: 7

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ MÁY GIEO HẠT 10

2.1 Giới thiệu chung 10

2.2 Tổng quan về máy gieo hạt 10

CHƯƠNG III LỰA CHỌN MÔ HÌNH THIẾT KẾ MÁY 18

3.1 Phân tích lựa chọn mô hình thiết kế máy: 18

3.2 Xây dựng và chọn lọc ý tưởng thiết kế 21

3.3 Mô hình toàn máy 32

CHƯƠNG IV THIẾT KẾ ĐỘNG HỌC MÁY 33

4.1 Xác định các thông số động học 33

4.2 Tính toán sơ bộ số lỗ gieo trên đĩa 35

4.3 Lựa chọn chế độ làm việc của máy gieo 36

4.4 Trục truyền động của đĩa gieo 40

CHƯƠNG V THIẾT KẾ ĐỘNG LỰC HỌC MÁY 41

5.1 Các bộ phận truyền động 41

5.2 Thiết kế các chi tiết đỡ nối 65

Trang 2

Đại học 2

A THIẾT KẾ TRỤC 65

B CHỌN Ổ LĂN 91

C Chọn then 97

CHƯƠNG VI 100

THIẾT KẾ CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN QUAN TRỌNG CỦA MÁY 100

A Cấu tạo một số bộ phận quan trọng của máy 100

CHƯƠNG VII 101

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO TRÌ MÁY 101

7.1 Những điều cần lưu ý trước khi gieo 101

7.2 Điều chỉnh máy gieo 101

7.3 Chăm sóc bảo dưỡng máy 102

7.4 Vận hành máy gieo 102

CHƯƠNG VI : THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MỘT CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH CỦA MÁY 104

A THIẾT KẾ CHI TIẾT TRỤC ĐĨA GIEO 104

1 – Yêu cầu và lời khuyên chung khi chọn chuẩn: 110

2 - Chọn chuẩn tinh: 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

Trang 3

Đại học 3

Lời nói đầu

Ngành nông nghiệp phải khơi gợi được khát vọng dân tộc, 10 năm nữa phấn đấu lọt top 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất

Đây là mục tiêu dài hạn được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm

2019

Bức tranh nông nghiệp trong năm 2018 được đánh giá là đạt nhiều kết quả vượt bậc có nhiều bứt phá ngoại mục Ngành nông nghiệp đóng góp vào xuất khẩu vượt mức kế hoạch và đứng thứ 2 Đông Nam Á về xuất khẩu nông nghiệp Cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 vượt ngưỡng 40 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017, đạt mức cao nhất từ trước đến nay với thị trường trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ Nước ta đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo năm 2018 Cùng với thế mạnh về cây lúa, các loại hoa màu cũng được phát triển rộng rãi như : đậu tương, bắp ( ngô), lạc, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Tuy nhiên, thực trạng sản xuất hiện nay vẫn còn khá nhiều công đoạn còn thủ công, trong đó khâu gieo trồng chiếm một tỉ lệ lớn công lao động trong canh tác loại cây này, làm giảm năng suất, gây khó khăn cho công đoạn chăm sóc và thu hoạch Nhìn

thấy thực trạng đó chúng em quyết định thực hiện đề tài “Tính toán thiết kế máy

gieo hạt 2 hàng và lập QTCN chế tạo một số chi tiết quan trọng của máy” nhằm

vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, ứng dụng để thiết kế sản phẩm cơ

khí Nhóm em rất may mắn và biết ơn thầy X vì thầy là người đã dìu dắt nhóm

trong quá trình làm đồ án, với sự cố gắng đến nay nhóm em đã hoàn thành đồ án của mình Trong quá trình làm đồ án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn Chế tạo máy

và các thầy cô trong khoa cơ khí để đề tài nhóm em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Việt Nam, ngày 17 tháng 03 năm 2018

Sinh viên thực hiện :

NXT

Trang 4

Đại học 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

CAO 1.1 Khái niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

- Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng những công

nghệ tiên tiến, hiện đại mới nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, cải thiện chất

lượng nông sản Ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp hiện đại

sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững, bắt kịp xu thế, đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng nông sản của người tiêu dùng

làsự kết hợp và ứng dụng các công nghệ trên để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt là đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững

Hình 1.1 Ứng dụng công nghệ nhà kính trong sản xuất rau sạch

➢ Hiện nay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phổ biến nhất:

✓ Cơ giới hóa các khâu từ nhân giống, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến

✓ Tự động hóa quy trình bằng máy móc, công nghệ thông tin

Trang 5

Đại học 5

✓ Đưa công nghệ sinh học vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao

✓ Hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến hiệu quả kinh tế cao

1.2 Vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tại Việt Nam, nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong toàn cục nền kinh tế Nông nghiệp giúp đảm bảo lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị quốc gia Trong khi đó, những thành tựu từ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào trong sản xuất đã đóng góp rất lớn tạo những bước đột phá mới về chủng loại, số lượng và chất lượng nông sản Chính vì thế nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao được xem là xu hướng tất yếu mà một đất nước cần hướng tới không

chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều đang đi theo xu hướng này

Hình 1.2 Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Ứng phó với biến đổi khí hậu: Việt Nam thuộc một trong những nước hứng

chịu hậu quả nặng nề nhất từ các hiện tượng biến đổi khí hậu hàng năm Nếu không ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thì nền nông nghiệp lạc hậu sẽ phải chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm

- Chống lại sự phá hoại của sâu, bệnh: những công trình nghiên cứu nguồn

giống biến đổi gen giúp tăng sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi trước sâu và bệnh góp phần giảm tối đa thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp

Trang 6

Đại học 6

- Giảm công sức lao động: so với hình thức sản xuất lạc hậu cũ thì nông

nghiệp công nghệ cao giúp bà con giảm tối đa sức lao động nhờ sự cơ giới hóa, tự

động hóa của máy móc Trước đây, mỗi người chỉ có thể nuôi đàn gà và chục con thì nay với những công nghệ chăn nuôi gà công nghệ cao, một người có thể quản lý

cả một trang trại gà hàng nghìn con

- Giảm thời gian nuôi trồng, tăng giá trị kinh tế: cũng nhờ sự cơ giới hóa và tự

động hóa mà người dân rút ngắn thời gian thu hoạch, nâng cao giá trị kinh tế Ngoài ra, những công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp cũng đảm bảo tính chính

xác hơn giúp giá trị sản phẩm trên thị trường nông sản ngày một cải thiện

- Sản xuất nông nghiệp tập trung hóa, quy mô hóa: so với những hoạt động

sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún xưa cũ thì nhờ nông nghiệp công nghệ cao,

bà con dễ dàng tập trung mở rộng quy mô sản xuất, tiết kiệm chi phí, đem lại nguồn thu lớn hơn rất nhiều

- Như vậy, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ là thành tựu giá

trị của các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu mà nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người nông dân nói riêng và cả nền nông nghiệp nói chung

1.3 Đặc điểm của nền nông nghiệp công nghệ cao

- Nền nông nghiệp công nghệ cao có những đặc điểm sau đây :

- Vốn đầu tư lớn

- Thu hồi lớn

- Ứng dụng giàu tri thức : Ví dụ riêng với việc ứng dụng công nghệ sinh học những kiến thức sau đây đều được áp dụng : toán học, sinh học, nông nghiệp, tin học, thực vật học, động vật học, vi sinh vật, di truyền, sinh học phân tử,…

- Thị trường tập trung chủ yếu vào một số ít công ty lớn đòi hỏi công nghệ cao

và vốn đầu tư lớn

- Xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp kiểu mới

- Thường tập trung vào các lĩnh vực như tạo giống mới qua kỹ thuật di truyền, công nghệ gen, sử dụng kỹ thuật mới trong việc nhân giống

- Quy trình chăn nuôi gia súc hoàn toàn tự động và được kiểm soát chặt chẽ

- Phá triển các nguồn năng lượng mới, có thể dựa trên cây trồng và tảo, chú trọng sản xuất cồn hay nguyên liệu thay thế dầu hỏa

- Sản xuất thức ăn nhân tạo cho người và gia súc bao gồm các loại thức ăn giàu đạm bằng việc thăm dò các nguồn đạm đơn bào, công nghệ lên men với các dòng vi sinh vật có hiệu quả cao, sản xuất các lá protein ăn được và sản

Trang 7

1.4 Nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

- Phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau :

- Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp

- Chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao

- Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao

- Phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi

- Bảo quản, chế biến nông sản

- Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp

- Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC

1.5 Tình hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta:

- Khái niệm NNCNC đã được nhắc đến từ những năm 2000, tuy nhiên do nhiều yếu tố, chỉ đến năm 2004 một số doanh nghiệp mới dè dặt áp dụng vào thử nghiệm

- Trong khoảng 10 năm trở lại đây, kinh tế và khoa học phát triển hơn, khả năng tài chính tốt hơn, nhận thức về NNCNC tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh những cảnh báo trầm trọng trong vấn đề an toàn thực phẩm tăng lên, nhiều tỉnh thành và doanh nghiệp cả nước mới chính thức bắt tay vào chiến dịch đầu tư cho NNCNC

- Hiện cả nước có 29 Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch ở 12 tỉnh, thành phố Trong đó, có 7 khu đã đi vào hoạt động, tập trung vào khâu nhân giốg và phát triển ở 3 lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi

- Vùng nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên tại Lâm ĐồngVùng nông nghiệp công nghệ cao Thái Phiên nằm trên cung đường nối Đà Lạt và Nha Trang, cách trung tâm TP Đà Lạt gần 10 km, có tổng diện tích khoảng 150 ha Thái Phiên là một trong bốn làng hoa truyền thống của Đà Lạt, được xem là vùng tiên phong

Trang 8

Đại học 8

trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng

Hình 1.5.1 Sản xuất hoa cúc tại làng hoa Thái Phiên, TP Đà Lạt

Hình 1.5.2 Những trang trại bò áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi

- Chính phủ cũng có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển nông nghiệp CNC, điển hình là các chính sách về đất đai, gói tín dụng 100.000 tỷ đồng mới

Trang 9

-Để nông nghiệp thực sự là một thế mạnh của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập,

có thương hiệu mạnh và đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế cần phải tiến hành đầu tư mạnh mẽ và bài bản cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng và phát triển hơn nữa các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo và

hỗ trợ người nông dân trong sản xuất với sự đồng hành của mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp và nhà nông sẽ là hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong thời đại mới

Trang 10

Đại học 10

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ MÁY GIEO HẠT 2.1 Giới thiệu chung

- Máy gieo hạt là thiết bị dùng để gieo hạt chính xác Trước khi máy gieo hạt

xuất hiện, phương pháp gieo hạt được thực hiện theo phương pháp truyền thống làm bằng tay Phương pháp này vừa lãng phí, vừa thiếu chính xác, dẫn đến việc phân bố hạt giống không đều và làm giảm hiệu suất Việc sử dụng máy gieo hạt có

thể tăng hiệu suất lên tới 8 lần

- Máy có bánh dẫn có đường kính khoảng 35 đến 50 cm, lưỡi cày,bộ phận lấp

đất, hộp đựng hạt, hộp đựng phân, ống trụ có móc hạt, khung giá đỡ, giúp máy đồng thời vừa có thể gieo hạt vừa bón được phân

- Máy có điểm tiếp xúc với đất là bánh dẫn và lưỡi cày nên có thể gieo hạt ở trên nhiều địa hình khác nhau

2.2 Tổng quan về máy gieo hạt

2.2.1 Nhu cầu thực tiễn

- Cùng với sự phát triển của rất nhiều loại máy móc phục vụ cho nhu cầu nâng

cao năng xuất và sản lượng các loại cây nông nghiệp hiện nay, máy gieo hạt cũng

là loại hình máy nông nghiệp được nhiều nước quan tâm nghiên cứu và sản xuất nhờ vào ứng dụng của nó đối với nghành sản xuất nông nghiệp

- Bên cạnh đó sự phát triển của nền kinh tế, ngành nông nghiệp ngày càng được coi trọng Chính vì thế việc nghiên cứu và chế tạo các lại máy móc tự động sẽ được đẩy mạnh để thay thế sức lao động của con người, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, phát triển nền kinh tế Các loại máy gieo hạt trên thế giới được nghiên cứu chủ yếu là những loại máy có công xuất lớn có thể gieo mọi loại hạt

2.2.2 Đặc điểm

- Các bộ phận máy gieo phân phối hạt nhờ truyền động trực tiếp từ bánh xe máy gieo nhằm đảm bảo một số yêu cầu về kỹ thuật gieo như khoảng cách gieo, mật độ hạt được gieo…

2.2.3 Phân loại máy gieo

• Có nhiều cách phân loại máy gieo như sau:

a Dựa vào hình thức gieo gồm có các loại máy gieo như sau:

- Máy gieo vãi

Trang 11

Đại học 11

- Máy gieo hàng

- Máy gieo hốc

- Máy gieo ô vuông

b Dựa vào chức năng máy gồm có các loại như sau:

- Máy gieo chuyên dùng

- Máy gieo và bón phân

- Máy gieo, bón phân và phun thuốc

c Dựa vào sức kéo gồm có các loại máy gieo:

- Máy gieo do người kéo

- Máy gieo do gia súc kéo

- Máy gieo gắn trên máy kéo hoặc máy bay

Hình 2.2.3a Máy gieo hạt gắn gia súc kéo

Hình 2.2.3b Máy gieo hạt đẩy bằng tay

Trang 12

Đại học 12

2.2.4 Một số dạng máy gieo hạt trên thế giới

- Trên thế giới với điều kiện địa hình bằng phẳng, diện tích lớn nên các máy gieo hạt được chế tạo với kích thước và công suất khá lớn để thời gian làm việc được rút ngắn Dưới đây là một số mẫu máy gieo hạt hiện đại:

Hình 2.2.4a Máy gieo hạt SeedPro

- Thiết kế hiệu quả của SeedPro sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn về một đồng hồ hạt giống đơn giản, có độ chính xác cao ALMACO SeedPro cung cấp cho bạn sản phẩm nhạy cảm với kích thước ít nhất có sẵn Điều đó có nghĩa là cải thiện độ chính xác cho "đếm hạt xuống" và khoảng cách "trong hàng" ở bất kỳ tốc độ trồng

có nghĩa là kết quả được cải thiện! SeedPro mới của ALMACO là đồng hồ đo chính xác nhất hiện nay

• Cấu hình tùy chỉnh từ các tùy chọn 2-24 hàng có sẵn

• Thiết kế ba con lăn độc đáo chính xác chỉ ra hạt giống chưa phân loại, chưa được phân loại Không có độ nhạy cỡ hạt

• Đĩa đón có đường kính lớn có nghĩa là các bản RPMS tấm thấp hơn và hạt giống phù hợp

• Thiết kế mang tính cách mạng cho phép nâng cấp và nâng cấp giá cả phải chăng

• SeedPro retrofits có sẵn cho hầu hết các nhà trồng cây thương mại bao gồm các đơn vị hàng IH®, John Deere Max-Emerge ™, Kinze®, Bertini và Great Plains trong bất kỳ số lượng cấu hình hàng nào

Trang 13

Đại học 13

• Có sẵn với một số cấu hình giám sát

Hình 2.2.4b Máy gieo hạt Cone Plot Planter

- ALMACO's Cone Type Seeders là VERSATILE! Chúng được thiết kế, thiết

kế và thử nghiệm để sử dụng với nhiều loại hạt giống Họ cũng là CHÍNH XÁC Thiết kế hạt giống kiểu hình nón ba cung cấp sự phân biệt hạt giống nhanh chóng, hiệu quả và chính xác

• Tùy chỉnh cấu hình và tùy chọn có sẵn

• Đơn vị hàng của John Deere ™, Kinze® hoặc Case IH®

• Bánh xe đo điều chỉnh để cung cấp độ chính xác trồng thống nhất

• Có sẵn trong thanh công cụ hạng nặng thủy lực đơn hoặc đôi

• Dễ dàng để thay đổi truyền

• Hệ thống vẫy bằng tay hoặc bằng điện

• Phễu lớn để trồng xen kẽ đường viền với đồng hồ đo hạt ALMACO

2.2.5 Sự phát triển của máy gieo hạt ở Việt Nam

- Với tinh thần nâng cao năng suất, giảm lao động chân tay thay bằng các máy móc, không ít người dân cùng các công ty ở nước ta đã tìm tòi và sáng tạo ra nhiều loại máy nông nghiệp như: máy gặt lúa liên hoàn, máy cày…Trong đó máy gieo hạt cũng được quan tâm rất nhiều

- Một số máy gieo hạt trên thị trường Việt Nam:

Trang 14

Đại học 14

Hình 2.2.5a Máy gieo hạt ĐT-NN01

phân phối, máy có thể thực hiện cùng một lúc 3 tính năng: Xẻ rãnh, tra hạt, lấp đất Máy gieo được đa dạng các loại hạt như: Hướng dương, ngô, đậu tương…Với khả năng gieo hạt tự động, nhanh và đều, nên hoàn toàn có thể thay thế được cho việc

gieo hạt thủ công hơn nữa còn giúp giảm công lao động và cho năng suất cao

- Dụng cụ gieo hạt tự động sử dụng rất đơn giản không tốn nhiên liệu, công

suất nhanh gấp 5 lao động tay chân, giá thành rẻ, tiết kiệm được chi phí Máy có kết cấu rất gọn nhẹ, chỉ nặng 10 kg, máy gieo hạt tự động được thiết kế đẩy tay hoàn toàn, với 10 răng trên 1 bánh đẩy, mỗi răng dài 7cm, khoản cách giữa các răng là 16cm tương ứng khoản cách gieo giữa các hạt Độ chính xác gieo hạt đạt tới 100%

Trang 15

Đại học 15

Hình 2.2.5b Máy gieo hạt của anh Nguyễn Văn Anh

- Máy có cấu tạo đơn giản gồm một chiếc lưỡi cày đất được gắn ở gầm máy, có chức năng đào rãnh và gạt đất phủ hạt và phân Máy tiết kiệm phân, tránh bị rửa trôi như cách bón phân truyền thống Một bộ phận thứ 2 của máy là bánh răng được gắn với hai bánh dẫn Khi có lực chuyển động từ bánh dẫn, các lẫy móc hạt liên kết với bánh răng sẽ tự động móc và nhả đều hạt hoặc phan bón chứa trong hộp để thả xuống luống đất trồng (lẫy to nhỏ có thế thay đổi theo kích thước hạt và lượng phân cần bón) Người gieo hạt có thể điều chỉnh khoảng cách và mật độ trên một diện tích đất trồng

Hình 2.2.5c Robot gieo hạt tự động Made in Vietnam

- Chiếc máy này có kết cấu đơn giản, có thể gieo được nhiều loại hạt, kể cả những loại hạt bé nhất như hạt rau dền Đặc biệt, máy hoạt động với năng suất cao,

có thể thay thế từ 20 - 30 nhân công Theo tính toán khi sử dụng chiếc máy này

Trang 16

Đại học 16

gieo sào hạt rau cải ngọt (làm thành 18 luống) thì mất khoảng 10

phút/luống và cho năng suất 3,2 tấn/ha

Hình 2.2.5d Máy gieo hạt Philip 314

- Nhóm kỹ sư trẻ ở TP.HCM gồm Phạm Tú Anh Vũ, Nguyễn Hồng Quân và Đinh Quốc Tần vừa nghiên cứu, chế tạo thành công chiếc máy gieo hạt có tên Philip 314 với nhiều tính năng ưu việt Philip 314 hoạt động theo nguyên tắc khí động học, gieo đa năng liên hoàn bao gồm cày rãnh, gieo hạt, lấp đất Do hạt được gieo bằng khí thổi nên không bị trầy xước, không vỡ hạt, tỷ lệ nảy mầm không thua

so với gieo theo phương pháp thủ công Mỗi chiếc máy có 4 khoang gieo, khoảng cách hàng từ 30- 60cm, khoảng cách lỗ từ 10-30cm Người sử dụng có thể thay đổi tùy theo từng loại đất và mùa vụ Với năng suất gieo từ 4- 5ha bắp/ngày, từ 2,5 - 3,5 ha/ngày đối với đậu xanh, đậu nành, hạt bông… Philip 314 thay thế cho 50- 60 lao động phổ thông

Trang 17

- Khoảng cách hạt gieo từ 10 – 20cm (có thể điều chỉnh)

- Độ sâu hạt gieo là 2cm (có thể điều chỉnh)

- Công suất gieo 6-8Ha/ 8 giờ Chỉ cần một người để sử dụng máy

- Khoảng cách hạt gieo từ 10 – 20cm (có thể điều chỉnh)

- Độ sâu hạt gieo là 2cm (có thể điều chỉnh)

- Công suất gieo 6-8Ha/ 8 giờ Chỉ cần một người để sử dụng máy

- Kích thước 1600x1000x1100 cm

- Bảo hành: 12 tháng

Trang 18

Đại học 18

CHƯƠNG III LỰA CHỌN MÔ HÌNH THIẾT KẾ MÁY

3.1 Phân tích lựa chọn mô hình thiết kế máy:

3.1.1 Đặc điểm mô hình nền nông nghiệp trong nước

- Đặc điểm mô hình nền nông nghiệp nước ta đa phần sản xuất theo kiểu hộ gia đình có quy mô sản xuất vừa và nhỏ Diện tích đất nông nghiệp được chia ra thành những mảnh ruộng có kích thước nhỏ khiến cho việc di chuyển máy móc gặp nhiều khó khăn Điều kiện kinh tế của người sản xuất nông nghiệp còn thấp Trình độ khoa học kĩ thuật của người sản xuất còn chưa cao

3.1.2 Các hình thức gieo hạt

- Theo bài giảng cơ khí nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thì hiện

nay có các hình thức gieo hạt sau

a Gieo vãi

- Hạt được rải khắp mặt liếp không theo hàng Đây là hình thức gieo giống như nông dân sạ lúa, hạt được máy rải đều trên ruộng, sau đó dùng bừa để bừa lấp hạt Gieo vãi còn được gọi là gieo toàn bề mặt, nó có ưu điểm là máy móc đơn giản, năng suất cao, nhưng khó chăm sóc cây trồng bằng máy

- Hạt cách đều nhau: Hạt được rải trên hàng ở các khoảng đều nhau Nếu ở

mỗi vị trí có từ 2 - 3 hạt trở lên thì được gọi là gieo theo hốc Gieo theo

khoảng cách thường được áp dụng để gieo bắp và các loại đậu

c Gieo ô vuông

- Sau khi gieo hạt nằm ở các vị trí vừa theo hàng ngang vừa theo hàng dọc giống như vị trí các con cờ trên bàn cờ Gieo ô vuông có lợi điểm là có thể chăm sóc cây trồng bằng máy theo cả hai chiều nên có thể làm tơi đất và diệt được hầu hết cỏ dại Nhưng nó đòi hỏi máy móc và kỹ thuật gieo phức tạp

Trang 19

Đại học 19

3.1.3 Yêu cầu về việc trồng các loại hạt

- Kỹ thuật làm đất : cày sâu, bừa kỹ và làm sạch cỏ dại

- Cày sâu làm tăng khả năng giữ nước, cải thiện điều kiện sống cho hệ vi sinh vật trong đất làm cho rễ cây phát triển tốt hơn, rễ cây ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt

- Độ sâu lấp hạt có ảnh hưởng trực tiếp thời gian nảy mầm của hạt giống và chất lượng cây con từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây giống sau này Chính vì vậy khi gieo trồng cần chú ý xác định độ sâu lấp hạt thích hợp cho từng mùa vụ, từng loại đất nhằm giúp cho hạt nảy mầm nhanh và thuận lợi

- Đối với đất đủ ẩm độ sâu lấp hạt thích hợp từ 3 - 5 cm, đối với đất khô không

đủ ẩm khi lấp hạt độ sâu từ 5 -7 cm Chú ý không để hạt giống tiếp súc trực tiếp với phân hoá học Ngược lại gieo trên đất ướt trong vụ hè hoặc vụ đông chỉ cần lấp hạt sâu 2-3 cm Thậm chí bà con sử dụng phân chuồng hoai mục cùng với lân, tro bếp hoặc đất bột để lấp hạt càng tốt giúp cho hạt nhanh mọc

- Lên luống, rạch hàng hoặc bổ hốc trồng

- Luống rộng khoảng 1,3 m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống rộng 1 – 1,2 m được gieo thành các hàng dọc theo chiều dài luống

- Chiều rộng rãnh tưới, tiêu nước 20-25 cm, chiều cao luống 20-25 cm

- Hiện nay ở một số địa phương có tập quán trồng cây ( lạc, đậu phộng,…) theo hàng thì ta rạch hàng, khoảng cách hàng cách hàng 15-30 cm và hốc cách hốc 15-

30 cm gieo 1 hạt/hốc Còn nếu tiến hành bổ hốc thì không cần rạch hàng mà chỉ bổ hốc theo mật độ khoảng cách tương tự như cách rạch hàng

- Đối với đât bãi bằng phẳng có thể trồng thành băng rộng 2,5-3 m, sau đó rạch hàng gieo, giữa các băng nên có rãnh thoát nước ( rãnh rộng 20-30 cm) Hạt (lạc,

Trang 20

Đại học 20

đậu phộng,…) sau khi gieo được phủ 1 lớp đất dày 3-5 cm, đất phải đảm bảo đủ ẩm sau khi gieo

Nhận xét : Từ những đặc điểm nêu trên ta lựa chọn thiết kế mô hình máy dạng vừa

và nhỏ có cấu tạo đơn giản nhỏ gọn phù hợp với điều kiện thực tế giúp người sản xuất dễ dàng sử dụng và vận hành thiết bị Lựa chọn mô hình này giúp giảm giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân

3.1.3 Mô hình thiết kế

- Máy gieo hạt là máy nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ gieo hạt thay thế cho sức người trong việc cuốc đất, bỏ hạt và lấp hạt trong quá trình gieo dưới sự điều khiển của con người

- Máy tích hợp nhiều chức năng chính như là : Xẻ rãnh, tra hạt , lấp đất được bà con sử dụng để gieo các loại hạt giống như : Bắp, đậu tương, lạc,…

- Máy có khả năng gieo hạt tự động, nhanh, đều, giúp bà con tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức, nâng cao hiệu quả công việc rõ rệt,…

Yêu cầu kỹ thuật

- Đảm bảo việc gieo hạt đúng yêu cầu kỹ thuật cho việc trồng nhiều loại hạt

- Độ sâu gieo hạt từ 3-8 cm

- Đảm bảo khoảng cách giữa các hạt là 15- 30 cm, hàng cách hàng 15- 40 cm

- Mỗi lỗ chỉ bỏ một hạt giống Đảm bảo gieo đều trên diện tích gieo Độ sai lệch cho phép so với định mức không quá ± 3%; độ sai lệch giữa các hàng và bộ phận gieo 3%

- Bón phân: rắc được phân dạng viên ACA hoặc phân tổng hợp NPK dạng hạt với lượng phân được bón: 25-200 kg/ha ( phân vô cơ), ở giữa 2 hàng gieo Độ sai lệch ≤ 10%

- Bộ phận rạch hàng phải rạch hàng tới độ sâu theo yêu cầu, hướng hạt tới đáy rãnh đã nén chặt và độ sâu đồng đều, lấp hạt kín bằng đất tới nhỏ, với độ dầy theo yêu cầu Độ sai lệch về độ sâu không quá ± 1cm Mặt ruộng sau khi gieo phải phẳng, độ cao các sóng và gồ đất không vượt quá 2 – 3 cm

- Kích thước chiều rộng của máy không quá 0.5 m

- Kích thước chiều dài của máy nhỏ hơn 1,2 m

- Kích thước chiều cao của máy nhỏ hơn 1m

- Trọng lượng của máy nhỏ hơn 100kg

- Máy phải đảm bảo việc gieo không làm cho hạt giống bị hư hỏng ( nứt, vỡ,… ),

có hệ thống điều chỉnh cơ học để điều chỉnh lượng hạt gieo, độ sâu lấp hạt

- Máy phải đảm bảo an toàn cho người vận hành, sử dụng

- Bánh xe hoạt động nhẹ, êm, dễ dàng di chuyển, không bị kẹt đất, giúp gieo hạt nhanh tiết kiệm thời gian

- Thời hạn sử dụng cho một máy là 10.000 giờ

Trang 21

Đại học 21

Yêu cầu kinh tế

- Năng suất của máy đạt 3000m2/giờ

- Máy được thiết kế sử dụng cho quy mô hộ gia đình

- Giá thành cho một chiếc máy khoảng dưới 10 triệu đồng

- Máy được thiết kế sử dụng, vận hành phù hợp với đối tượng là nông dân

Yêu cầu sử dụng

- Trên máy có hướng dẫn sử dụng, vận hành máy

- Một số quy định khi vận hành máy để đảm bảo an toàn cho cả người và máy

3.1.4 Giới thiệu chung về mô hình máy sẽ chế tạo:

• Cấu tạo chung của máy

- Khung máy và các thiết bị phụ trợ

• Mô hình máy và chức năng cơ bản của từng bộ phận

- Máy chế tạo có thân máy với nhiệm vụ làm giá đỡ cho các chi tiết được lắp ráp lên Động cơ xăng được lắp trên thân máy và được nối động với bánh trước bằng

bộ truyền xích Bộ phận reo hạt và bón phân có cấu tạo tương tự nhau được lắp thành từng cặp ngang theo thân máy Bánh xe gồm 1 bánh trước với nhiệm vụ dẫn động từ động cơ giúp máy có thể di chuyển, 2 bánh sau có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho máy và truyền chuyển động quay cho bộ phận gieo hạt và bộ phận bón phân

- Lưỡi cày được chế tạo tách rời có thể tháo lắp dưới thân máy giúp điều chỉ được chiều sâu rãnh và khoảng cách các hàng tùy ý Bộ phận lấp đất được lắp dọc với lưỡi cày với nhiệm vụ sau khi gieo hạt và bón phân xong bộ phận lấp đất sẽ gạt lớp đất mà lưỡi cày đã xới lên xuống lại rãnh như ban đầu

3.2 Xây dựng và chọn lọc ý tưởng thiết kế

Trang 22

• Khảo sát 4 kiểu bộ phận gieo phổ biến :

A Bộ phận gieo kiểu đĩa quay

- Bộ phận gieo lọai này gồm một hộp đựng hạt, trong hộp có một buồng ngăn hạt tràn vào Phía trước có một 1 chổi quét hạt và một cơ cấu nhấn hạt Khi hạt chạy trên đĩa và lọt vào lỗ hạt, các hạt còn lại bị chổi quét hạt gạt trở lại Khi lổ chứa hạt trên đĩa bị động gặp lỗ trên đĩa cố định thì hạt rơi tự do vào ống dẫn hạt vào rãnh hạt Để hạt chắc chắn phải rơi xuống có thêm cơ cấu nhấn hạt và để hạt rơi an tòan,

lỗ trên đĩa cố định được khóat hình elíp

• Bộ phận gieo hạt bằng đĩa có ba kiểu :

- Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nằm ngang

- Cơ cấu lấy nhả hạt kiểu đĩa có trục đứng

- Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nghiêng một góc α

a Trường hợp kiểu đĩa gieo có trục nằm ngang

Hình 3.2.3a Sơ đồ lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nằm ngang

6 Rulô gạt khi lấy hạt

7 Lỗ nhận hạt khoan trên đĩa gieo

A Sơ đồ chung

B Đĩa lấy hạt có trục ngang

Trang 23

Đại học 23

❖ Nguyên lý hoạt động

- Với loại hạt tròn, khá đồng đều về kích thước Đĩa (3) có đường kính từ 100 đến 600 mm, nó có bề dày đủ để khoan 1 hoặc 2 hàng lỗ Các lỗ của đĩa có kích thước chỉ để cho một giống dễ dàng lọt vào Trục của đĩa nằm ngang Hạt giống

từ thùng (1) tự rơi xuống buồng gieo (2) và tự nạp vào mỗi lỗ trên đĩa một hạt trong khoảng số lỗ của đĩa gieo (3) nằm trong đáy buồng gieo Một rulô (6) có bề mặt bằng cao su quay ngược chiều với đĩa (3) nhẹ nhàng gạt các hạt không nằm trong lỗ trở về buồng hạt Khe hở giữa mặt rulô (6) và mặt ngoài đĩa gieo đảm bảo gạt hết hạt nằm trên mặt ngoài đĩa gieo bảo đảm gạt hết hạt nằm trên mặt ngoài đĩa gieo trở lại buồng gieo mà không ảnh hưởng tới các hạt nằm gọn trong

lỗ, để các hạt này quay cùng với đĩa gieo Đĩa gieo (3) sẽ mang các hạt ra ngoài, khi tới ống dẫn hạt (5), nó sẽ đổ hạt xuống ống dẫn hạt để đưa hạt xuống rãnh

b Cơ cấu lấy nhả hạt kiểu đĩa có trục đứng

1 Nắp thùng

2 Thùng chứa hạt

3 Lò xo

4 Chốt gạt hạt khi đĩa lấy hạt

7 Chốt đẩy hạt khỏi rãnh cắt của đĩa

Trang 24

Đại học 24

này với thành thùng hạt giống (2) Đĩa gieo (11) được dẫn động từ một trục ở đáy thùng Khi nó quay thì trượt trên vòng đệm (12) Phía trên đĩa gieo (11) là tấm hỗ trợ (8) Tấm hỗ trợ này không quay, được bắt vào giữa tấm đáy

(13) và thùng (2) sao cho giữa nó và đĩa gieo có khe hở 1 đến 2 mm Trên tấm hỗ trợ (9) có khoảng trống đảm bảo cho hạt nạp vào rãnh của đĩa (11) với thành thùng chứa hạt, trên đó còn lắp chốt gạt (4) để gạt các hạt giống nằm trong rãnh của đĩa, đảm bảo mỗi rãnh chỉ có một hạt Khi tới thời điểm nhả hạt thì chốt ấn (7) sẽ tác động ấn hạt ở trong rãnh của đĩa nhanh chóng thoát xuống ống dẫn hạt

c Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nghiêng một góc α

Hình 3.2.3b Sơ đồ nguyên lý bộ phận gieo hạt kiểu đĩa nghiêng

1 Trống tời 6 Bộ truyền bánh răng côn

2 Khung gieo 7 Đĩa gieo

3 Sợi dây 8 Đĩa cố định

4 Bánh xe 9 Cửa nhả hạt

5 Bộ truyền xích 10 Vít điều chỉnh góc nghiêng đĩa gieo

Trang 25

có khoan các lỗ lấy hạt, hình 4.2 Trong một vòng quay của đĩa, lỗ lấy hạt di chuyển qua khối hạt tập trung ở góc nghiêng thấp của đĩa cố định, tại đây dưới tác dụng của trọng lực của khối hạt hạt sẽ được điền vào trong lỗ, sau đó lỗ tiếp tục di chuyển lên cao và trong quá trình này các hạt không nằm trong lỗ sẽ di chuyển xuống phía dưới do tác dụng của trọng lực và chỉ có những hạt nằm trong lỗ của đĩa gieo tiếp tục di chuyển đến cửa nhả hạt (9) của lỗ cố định (8) Hạt từ cửa (9) rơi xuống và theo ống dẫn hạt xuống rãnh gieo

❖ Ưu điểm : Hạt có khả năng tự trôi vào vị trí rãnh ( lỗ, hốc) chia hạt, có khả năng tự điền đầy vào lỗ, rãnh hạt, giảm sự chèn ép, giảm tỷ lệ hạt bị xước, nứt

vỡ

❖ Nhược điểm : Cơ cấu tạo chuyển động quay của đĩa gieo phức tạp ( chuyển động quay của đĩa gieo thông qua chuyển động quay của cặp bánh răng côn) Chế tạo phức tạp, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa và giá thành tăng

Không thích hợp cho những hạt không đều về kích thước

B Bộ phận gieo kiểu trục cuốn:

- Bộ phận gieo lọai này gồm một hộp đựng hạt Phía dưới có một cặp trục cuốn hạt Cặp trục cuốn hạt này gồm trục cố định bên trong có khóet các rãnh tròn và

Trang 26

Đại học 26

một trục rỗng bên trong di động, được khóet ngược với rãnh trên trục cố định, tạo thành cặp trục lắp khít vào nhau Tùy theo số hạt cần gieo mà điều chỉnh trục ngòai chạy ra và vào để có lượng hạt theo yêu cầu Khi làm việc hạt sẽ rơi vào rãnh và theo trục xuống phía dưới và rơi tự do vào ống dẫn hạt vào rãnh hạt

Hình 3.2.3c: Sơ đồ cụm gieo kiểu trục cuốn

Trang 27

Đại học 27

❖ Cách điều chỉnh lượng gieo

- Thay đổi chiều dài trục rãnh khế trong họng hạt

- Thay đổi tỉ số truyền bánh xe đỡ máy tới trục rãnh khế

❖ Ưu điểm

- Thích hợp cho việc gieo hàng kiểu liên tục

- Đơn giản, dễ chế tạo và dễ điều chỉnh lượng gieo

- Gieo đều và khá chính xác đối với các loại hạt nhỏ như lúa, cao lương

Trang 28

Đại học 28

này do giảm áp nên hạt bám chặt vào lỗ đĩa và quay theo đến phần không giảm áp hạt rơi xuống rãnh Đĩa gieo khác nhau có số lỗ khác nhau, để phù hợp với mật độ gieo

- Có tính ưu việt hơn hẳn 2 loại trên vì có thể gieo với độ chính xác cao, năng suất và có thể áp dụng với nhiều loại hạt khác nhau

- Tuy nhiên kết cấu của máy gieo kiểu chân không rất phức tạp, giá thành cao và chỉ áp dụng thuận lợi với những vùng chuyên canh lớn

D Bộ phận gieo kiểu rung

-Khi làm việc trục cam nhận truyền động từ bánh xe máy gieo sẽ làm các thanh truyền rung chuyển động dao động làm ống rung hoạt động, hạt từ thùng chứa rơi vào ống rung và bị rung động tới ống dẫn hạt

- Thay đổi lượng gieo bằng cách thay đổi kích thước miệng ống rung và độ nghiêng của ống rung

- Bộ phận gieo hạt loại này có ưu điểm đảm bảo an toàn cho hạt gieo, do đó gieo các loại hạt có vỏ mỏng, dễ bị xây sát như vừng, lạc…

-Ngoài ra còn có loại bộ phận gieo hạt kiểu bàn chải, kiểu gầu múc,…

- Kiểu lăn ( đĩa quay )

- Kiểu trượt ( lưỡi dao tịnh tiến )

A Bộ phận rạch hàng kiểu đĩa quay

Trang 29

- Để điều chỉnh độ rạch sâu chỉ việc điều chỉnh sức nén của lò xo

❖ Ưu điểm : Rạch rãnh sâu đều , không dính đất nên được điều chỉnh phổ biến

❖ Nhược điểm :

- Đối với đất lẫn nhiều sỏi đá không sử dụng được

- Giá thành chế tạo đắt

Trang 30

Đại học 30

B Bộ phận rạch hàng kiểu tịnh tiến

Hình 3.2.2b Lưỡi rạch dạng mũi neo

Hình 3.2.2c Lưỡi rạch dạng dao cong

- Điều chỉnh độ sâu bằng cách thay đổi khoảng cách giữa cạnh sắc của dao rạch với bánh xe máy gieo hạt theo phương thẳng đứng

❖ Ưu điểm : Cấu tạo gọn nhẹ, làm việc chắc chắn

- Dùng để rạch đất nhiều sỏi đá vẫn được

❖ Nhược điểm : Hay bị dính đất nên không sử dụng được vùng đất ẩm ướt có

độ kết dính cao

- Nén đất dưới đáy rãnh kém thường tạo thành những sóng đất cao

❖ Nhận xét : Qua những phân tích trên ta chọn bộ phận rạch hàng kiểu tịnh tiến 3.2.3 Ống dẫn hạt

- Ống dẫn hạt có nhiệm vụ dẫn hạt từ bộ phận gieo xuống rãnh đã rạch sẵn

Trang 31

Đại học 31

❖ Yêu cầu

- Phải đảm bảo mềm, dẻo, không làm vướng hạt, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp

và không thay đổi hình dạng khi nhiệt độ thay đổi Ống dẫn hạt có các loại sau :

A Loại dải xoắn có trong các máy gieo lúa

Loại này rung động tốt, co dãn tốt, nhược điểm là kém sửa chữa

B Loại ống cao su gấp nếp : Loại này kém rung động hơn so với loại dải xoắn

- Ưu điểm : Không bị phân hóa học làm hỏng nên thường dùng làm ống dẫn phân hóa học

C Loại phễu trồng xếp lên nhau

- Rung động kém hơn loại dải xoắn Nhưng hỏng dễ sửa chữa bằng cách thay phễ, dùng làm ống dẫn phân hóa học

- Ngoài ra còn có các loại ống khác : ống tôn , ống lồng,… những loại ống này không đảm bảo yêu cầu nên ít dùng

Nhận xét : Qua những phân tích trên ta chọn loại ống dẫn hạt dải xoắn

3.2.5 Cần rạch tiêu

- Dùng để rạch đường tiêu làm đường chuẩn giúp cho người lái máy đi đúng đường, đúng khoảng cách quy định cho lượt làm việc kế tiếp

Trang 32

9 8

Hình 3.3 Mô hình toàn máy

Trang 33

Đại học 33

CHƯƠNG IV THIẾT KẾ ĐỘNG HỌC MÁY

4.1 Xác định các thông số động học

4.1.1 Yêu cầu thiết kế của máy gieo hạt

- Với các cây trồng khác nhau thì kích thước hạt giống cũng khác nhau khá nhiều, chính vì vậy khi nghiên cứu chế tạo máy ta cần phải xác định kích thước của các loại hạt giống được trồng phổ biến ( lạc, ngô, đậu,…)

- Ví dụ như đối với giống ngô trồng phổ biến ở miền bắc nước ta Các giống ngô lai VN có chiều dài trung bình từ 9,8 đến 10,6 mm, chiều rộng trung bình từ 7,9 đến 8,6 m, chiều dày hạt có kích thước trung bình từ 4,6 đến 6,4 mm Các giống ngô nếp có kích thước trung bình là 8,8 x 8,5 x 4,5 mm

- Như vậy khi thiết kế bộ phận gieo hạt cần phải có nhiều đĩa hạt có các kích thước phù hợp để có thể gieo được các loại giống khác nhau

- Với các giống cây trồng khác nhau thì mật độ và khoảng cách gieo trồng cũng khác nhau vì vậy tốc độ làm việc của máy, độ rộng của hàng gieo cũng cần phải có khả năng điều chỉnh một cách cơ động

4.1.2 Tính toán các thông số kỹ thuật

2 3

5

11

8 7

Trang 34

STT Các thông số Ký hiệu và biểu thức quan hệ

1 Khoảng cách giữa hai hốc gieo liên tiếp a1

4 6

a 1 2

Trang 35

• Hệ thống truyền động cho đĩa gieo :

- Mômen quay truyền cho đĩa gieo được lấy từ bánh xe (1) thông qua một bộ truyền xích Mỗi đĩa gieo có một bộ truyền riêng để truyền động và có thể điều chỉnh độ lệch giữa các hạt trên hai hàng gieo khi cần thiết Với bộ truyền xích khi cần thiết có thể thay đổi tỉ số truyền để thay đổi mật độ trên các hàng tương ứng với mỗi khoảng cách

- Hệ thống lấp hạt có nhiệm vụ phủ lên hạt gieo một lớp đất và nén chặt lại để tránh thoát ẩm khi gieo

4.1.3 Đặc tính chung của quá trình gieo hạt

- Quá trình làm việc của máy gieo hốc là thực hiện nhiệm vụ gieo lượng hạt n vào hốc, nếu mỗi hốc ta gieo một hạt (n = 1) thì ta gọi là gieo điểm Khi đó lượng gieo cần thiết cho một ha sẽ được tính theo công thức sau:

4 3

10

n N

a b

= (4.1)

• Trong đó :

- N3 : Lượng hạt gieo trên một ha ( hạt/ha)

- a : Khoảng cách giữa các hốc trên hàng (m)

- b: Khoảng cách giữa các hàng (m)

- m: Số hạt trên hốc (n)

- Bộ phận gieo trống được nhận truyền động từ bánh xe gieo hạt qua hệ thống truyền lực Khi thay đổ tỉ số truyền i từ bánh xe máy gieo tới trống gieo ( đĩa gieo) sẽ thay đổi khoảng cách a giữa các hạt trên hàng hoặc số lượng hạt x trong hốc và sẽ thay đổi số hạt trên một mét của hàng gieo (N0) hay số hạt gieo trên một ha (N3)

4.2 Tính toán sơ bộ số lỗ gieo trên đĩa

- Qua nghiên cứu cho thấy số lỗ trên trống gieo phụ thuộc vào tỉ số truyền bánh xe máy gieo đến trống gieo, vào đường kính bánh xe máy gieo Số hạt cần gieo trong một hốc

- Với trống quay liên tục được truyền động từ bánh xe máy gieo lên thì số lỗ của trống gieo được tính như sau:

-Nếu D là đường kính bánh xe máy gieo, a là khoảng cách giữa các hốc thì

Trang 36

Đại học 36

bánh xe quay một vòng, máy gieo gieo được một số hốc là :

.D

k a

D k

4.3 Lựa chọn chế độ làm việc của máy gieo

Áp dụng các công thức trong chuyển động tròn đều:

Trang 37

.

v n

h

i D a

n

Với n1 - là số vòng quay của bánh tựa đồng

n2 - là số vòng quay của trục đĩa gieo

Từ đó ta có:

2

.(1 )

m h

d v a

a k v v

Nhận xét : v mmax khi a hmax;

-Ta cũng cần chú ý rằng nếu tôc độ của trống quá lớn thì hạt khó bám trên

bề mặt trống do vậy khoảng cách a sẽ không đều

Tỷ số truyền từ bánh xe lên đĩa gieo tính như sau :

Trang 38

Đại học 38

1 (1 )

k a i

➢ Mật độ và khoảng cách trồng : Khi gieo hạt tùy theo loại hạt giống, mùa vụ,

và độ phì của đất Nguyên tắc chung để xác định mật độ là:

- Giống cây phân cành nhiều thì trồng thưa

- Đất tốt, thâm canh trồng thưa hơn đất xấu và đất ít thâm canh

- Mùa nắng trồng dầy hơn mùa mưa

❖ Khảo sát một số giống cây trồng phổ biến

A Cây đậu tương

- Về mật độ, khoảng cách và cách gieo hạt : theo quy trình hướng dẫn sản xuất đậu tương đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành như sau :

Vụ xuân : Nếu gieo giống chín sớm cần đảm bảo có từ 50-60 cây/ 2

m , khoảng cách hàng là 30-35cm, cây cách cây là 5-6cm,

- Với các giống chín trung bình cần đảm bảo từ 40-50 cây/ 2

m với khoảng cách hàng là 35-40cm, cây cách cây là 5-6cm

Vụ hè : Do sự phát triển của thân lá mạnh nên nói chung cần gieo thưa hơn Cụ thể

là với giống chín sớm cần đảm bảo có từ 40-50 cây/ 2

m , với khoảng cách hàng là 35-40cm, cây cách cây là 10 cm

- Với các giống chín muộn cần gieo thưa hơn nữa với mật độ 15-20 cây/ 2

m , với khoảng cách hàng là 40-50cm và khoảng cách giữa các cây rộng từ 12-15cm

Vụ đông : Trong vụ này sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương kém hơn, do

đó cần gieo một mật độ cao hơn, các khoảng cách sẽ hẹp hơn để đảm bảo năng suất

và không lãng phí đất Trong vụ này chủ yếu là gieo giống chín sớm

- Cách gieo : Với đất ẩm chỉ cần gieo độ sâu 3-5cm là vừa, nếu thấy đất thiếu ẩm thì gieo sâu hơn một chút Gieo trên đất ướt trong vụ hè chỉ cần 2-3cm

B Cây lạc

- Tùy vào từng giống , từng loại đất và mức độ thâm canh cụ thể:

- Luống rộng 75-80cm (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo luống cao 20-25cm và mặt luống rộng 45-50cm, gieo hai hàng dọc theo chiều dài luống Khoảng cách hạt trong một hàng 10cm

- Luống rộng 1,3m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống rộng 1,0m được gieo thành hàng dọc theo chiều dài luống Khoảng cách hàng cách hàng 25cm và khoảng cách giữa 2 hạt trong một hàng 10cm

- Với mật độ như trên lượng giống cần cho 1 sào 500m2 từ 7-10kg lạc vỏ

C Cây ngô

- Lượng giống gieo trồng từ 15-20kg/ha (tùy giống và mật độ trồng), dự phòng một số hạt gieo vào bầu để trồng dặm

- Mật độ gieo trồng phổ biến hiện nay từ 5,7-7,1 vạn cây/ha

-Khoảng cách có thể bố trí : hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 20-25cm (gieo một hạt) hoặc hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 25-30cm (gieo một hạt)

Trang 39

Đại học 39

• Với mỗi khoảng cách hạt trên hàng ta có một tỷ số truyền tương ứng :

1 (1 )

k a i

Hình 4.3b Đĩa gieo hạt

- Trong trường hợp a=a1= 10cm, tỷ số truyền :

1 1

.(1 ) 12.100.(1 0, 03)

1

k a i

.(1 ) 12.200.(1 0, 03)

2

k a i

Trang 40

Đại học 40

1 3

.(1 ) 12.300.(1 0, 03)

3

k a i

số lỗ không nhận hạt trong trống tăng lên

Chọn tốc độ tiến của máy, chọn v m= 3,1 ( km/h)

Để tính toán tỉ số truyền ta tính với vận tốc làm việc lớn nhất

m

v = 3,1 km/h = 0,86 (m/s)

➢ Ta tính sơ bộ số vòng quay của đĩa :

- Ta chọn đĩa có 12 lỗ nên đĩa đĩa quay 1 vòng sẽ gieo được 12 hạt

- Trong 1s đĩa gieo quay được : 860/ 3600 = 0,24 ( vòng)

❖ Nhận xét : Việc chọn tốc độ chuyển động của máy gieo vm = 3,1km/h có thể chấp nhận được

4.4 Trục truyền động của đĩa gieo

4.4.1 Nhiệm vụ

- Truyền mômen xoắn từ bánh xích tới đĩa gieo

- Chịu uốn do lực căng của xích

- Lắp vừa vào vòng bi cầu

4.4.2 Cấu tạo

- Do lực tác động vào trục không lớn lắm cho nên không cần tính chính xác trục

mà chỉ cần đảm bảo lắp ghép, ta chọn lắp theo tiêu chuẩn vòng bi

Ngày đăng: 20/01/2019, 07:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] – Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí – Tập 1 PGS. TS. Trịnh Chất – TS. Lê Văn Uyển. Nhà xuất bản Giáo Dục – 2007 Khác
[2] – Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí – Tập 2 PGS. TS. Trịnh Chất – TS. Lê Văn Uyển. Nhà xuất bản Giáo Dục – 2007 Khác
[3] – Giáo trình Máy và Thiết bị nông nghiệp – Tập 1 Trần Đức Dũng. Nhà xuất bản Hà Nội Khác
[5] – Sổ tay công nghệ chế tạo máy – PGS. TS. Trần Văn Địch. Nhà xuất bản khoa học & Kỹ thuật Khác
[6] – Hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy – PGS. TS. Trần Văn Địch. Nhà xuất bản khoa học & Kỹ thuật – 2004 Khác
[7] – Dung sai và lắp ghép – PGS.TS. Ninh Đức Tốn. Nhà xuất bản giáo dục Khác
[8] – Vẽ kỹ thuật cơ khí – Tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,2016 [9] – Vẽ kỹ thuật cơ khí – Tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w