1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty Thủy Sản_CTU

78 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 21,16 MB

Nội dung

Khái niệm vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệptồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm: tiền mặttại quỹ của doa

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Không gian 2

1.3.2 Thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Tổng quan về vốn bằng tiền 3

2.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ 4

2.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 8

2.1.4 Kế toán tiền đang chuyển 11

2.1.5 Tổng quan về kế toán các khoản phải thu 13

2.1.6 Kế toán khoản phải thu khách hàng 14

2.1.7 Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 18

2.1.8 Kế toán phải thu nội bộ 20

2.1.9 Kế toán các khoản phải thu khác 24

2.1.10 Phân tích vốn bằng tiền và các khoản phải thu 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 30

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 30

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN QUANG MINH 33

3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty 33

3.1.1 Thông tin cơ bản của Công ty 33

Trang 2

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 33

3.2 Ngành nghề kinh doanh 28

3.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 34

3.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 37

3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 37

3.4.2 Chế độ và chính sách kế toán tại công ty 38

3.4.3 Hình thức kế toán tại Công ty 38

3.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh 41

3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015 đến 2017 41

3.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2018 44

3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương pháp hoạt động của Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh 46

3.6.1 Thuận lợi 46

3.6.2 Khó khăn 47

3.6.3 Phương pháp hoạt động 47

Chương 4: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN QUANG MINH 48

4.1 Kế toán vốn bằng tiền 48

4.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 48

4.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 58

4.1.3 Kê toán tiền đang chuyển 70

4.2 Kế toán các khoản phải thu 70

4.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 70

4.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 80

4.2.3 Kế toán phải thu nội bộ 83

4.2.3 Kế toán các khoản phải thu khác 83

4.3 Phân tích khoản mục vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh 83

Trang 3

4.3.1 Phân tích biến động vốn bằng tiền và các khoản phải thu giai đoạn

2015-2017 83

4.3.2 Phân tích biến động vốn bằng tiền và các khoản phải thu giai đoạn 6 tháng đầu năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 85

4.3.3 Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 và 6 tháng đầu năm 2017, 2018 85

Chương 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN QUANG MINH 89

5.1 Nhận xét chung 89

5.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán 91

5.3 Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu 92

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

6.1 Kết luận 93

6.2 Kiến nghị 93

6.2.1 Đối với Nhà nước 93

6.2.2 Đối với ngân hàng 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 96

Trang 4

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tài khoản 111 7

Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán tài khoản 112 10

Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán tài khoản 113 12

Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán tài khoản 131 17

Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán tài khoản 133 19

Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán tài khoản 1361 22

Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán tài khoản 1368 23

Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán tài khoản 138 26

Hình 3.1 Sơ đồ bộ cơ cấu tổ chức của Công ty 34

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 37

Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính 39

Hình 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 41

Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ thu tiền mặt 49

Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi tiền mặt 50

Hình 4.3 Sổ cái tài khoản 111 55

Hình 4.4 Sổ chi tiết tiền mặt Việt Nam Đồng 57

Hình 4.5 Lưu đồ luân chuyển chứng từ thu tiền qua Ngân hàng 59

Hình 4.6 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi tiền qua Ngân hàng 60

Hình 4.7 Sổ cái tài khoản 112 65

Hình 4.8 Sổ chi tiết tiền gửi nội tệ ngân hàng Agribank 66

Hình 4.9 Sổ chi tiết tiền gửi ngoại tệ ngân hàng Agribank 67

Hình 4.10 Sổ chi tiết tiền gửi nội tệ ngân hàng BIDV 68

Hình 4.11 Sổ chi tiết tiền gửi ngoại tệ ngân hàng BIDV 69

Hình 4.12 Lưu đồ luân chuyển chứng từ hoạt động bán hàng 71

Hình 4.13 Sổ cái tài khoản 131 76

Hình 4.14 Sổ chi tiết phải thu khách hàng trong nước – TK 1311 78

Hình 4.15 Sổ chi tiết phải thu khách hàng ngoài nước – TK 1312 79

Trang 5

Hình 4.16 Sổ cái tài khoản 133 82

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thủy Sản QuangMinh giai đoạn 2015-2017 42Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thủy Sản QuangMinh trong 6 tháng đầu năm 2018 45Bảng 4.1: Tình hình biến động vốn bằng tiền và các khoản phải thu của Công

ty TNHH Thủy Sản Quang Minh giai đoạn 2015 - 2017 84Bảng 4.2: Tình hình biến động vốn bằng tiền và các khoản phải thu của Công

ty TNHH Thủy Sản Quang Minh trong 6 tháng đầu năm 2018 85Bảng 4.3: Tỷ số khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thủy Sản QuangMinh giai đoạn 2015 – 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 85

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Với thế mạnh về thủy sản, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khôngngừng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế Vừa qua, Hiệp hội chế biến

và xuất khẩu thủy sản (VASEP) dẫn nguồn tin từ Tổng cục Hải quan cho biết,xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tính đến ngày 15/8/2018 đạt 5,09 tỷ USD,tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái Ước tính xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu

năm sẽ đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) Đây là một tin vui nhưng cũng là thách thức cạnh tranh

lớn đối với các doanh nghiệp trong cơ chế nền kinh tế mới Dó đó, các doanhnghiệp muốn tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường thìkhông chỉ phải biết phát huy tối đa tiềm lực của mình để bắt kịp với nhữngthay đổi và sự phát triển của nền kinh tế, mà còn phải nhận thức được vị tríquan trọng của cơ cấu nguồn vốn cũng như khả năng tài chính của doanhnghiệp mình, vì để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì cũng cầnphải có một nguồn vốn nhất định Vì thế, nguồn vốn mà đặc biệt là vốn bằngtiền đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sựhình thành và phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh nguồn vốn thì việc quản

lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng là vấn đề cầnđược quan tâm nhiều nhất, bởi các khoản phải thu góp phần tạo nên nguồn vốnbằng tiền, nguồn vốn có ổn định thì doanh nghiệp mới vững mạnh

Cả hai yếu tố trên đều có ý nghĩa quan trọng đối với mọi hoạt động củadoanh nghiệp Đó cũng là hai trong những nghiệp vụ quan trọng đóng vai trò

là cơ sở ban đầu, đồng thờitheo suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Vì vậy, không thể không nói đến vai trò cần thiết của công tác kế toántrong việc quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu Công tác kế toán vốnbằng tiền nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thựctrạng cũng như cơ cấu của vốn bằng tiền trong quá trình kinh doanh để cácnhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết, từ đó đưa

ra những quyết định tối ưu cho vệc đầu tư hay các chỉ tiêu trong tương lai mộtcách hợp lý, đảm bảo việc sử dụng vốn một cách hiệu quả, hạn chế đến mứcthấp nhất tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn trong kinh doanh để đạt hiệuquả kinh doanh tốt nhất Bên cạnh kế toán vốn bằng tiền thì công tác kế toáncác khoản phải thu còn phản ánh những thông tin liên quan đến nguồn vốn thugiúp cho doanh nghiệp có thể kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các hoạt độngkinh tế, tình hình tài chính của doanh nghiệp

Trang 9

Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được sự cần thiết, tầm quantrọng của công tác kế toán quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu đối với

doanh nghiệp, nên em chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải

thu tại Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh” làm đề tài nghiên cứu.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là thực hiện công tác kế toán và phân tích vốnbằng tiền, các khoản phải thu tại Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh Qua

đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao quản

lý vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại công ty trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để hoàn thành được mục tiêu chung, đề tài đi vào các mục tiêu cụ thể:

- Thực hiện kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công tyTNHH Thủy Sản Quang Minh trong tháng 01/2018

- Phân tích tình hình vốn bằng tiền và các khoản phải thu của đơn vị giaiđoạn 2015 – 2017 và 6 tháng đầu năm 2018

- Đưa ra các giải pháp thích hợp để hoàn thiện công tác kế toán và nângcao quản lý vốn bằng tiền, các khoản phải thu của Công ty trong thời gian tới

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh, có trụ

sở chính được đặt tại Lô 2.20A, KCN Trà Nóc II, phường Phước Thới, Quận

Ô Môn, TP Cần Thơ

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 08/2018 đến tháng 12/2018

- Số liệu thực hiện kế toán: đề tài sử dụng số liệu kế toán phát sinh trongtháng 01/2018

- Số liệu sử dụng để phân tích vốn bằng tiền và các khoản phải thu: đề tài

sử dụng số liệu qua các năm 2015, 2016, 2017 và 6 tháng đầu năm 2018

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán và tình hình quản lývốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoảnphải thu (phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ,phải thu khác và dự phòng phải thu khó đòi) tại Công ty TNHH Thủy SảnQuang Minh

Trang 10

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

(Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính về việc

hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp)

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền

a Khái niệm vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệptồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm: tiền mặttại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ở các ngân hàng và các khoản tiền đangchuyển Với tính linh hoạt cao - vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầuthanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí Vốn bằngtiền được phản ánh gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đangchuyển (Võ Văn Nhị, 2005, trang 19)

b Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền

- Phản ánh kịp thời tình hình biến động và số dư của từng loại vốn bằngtiền của doanh nghiệp Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu với thủ quỹ

để đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền

- Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tụchạch toán vốn bằng tiền nhằm giám sát tình hình chấp hành chế độ quản lývốn bằng tiền và chế độ thanh toán

- So sánh, đối chiếu số liệu kế toán vốn bằng tiền với sổ quỹ và sổ phụcủa ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện những khoản thừa hoặc thiếu củadoanh nghiệp để kiến nghị các biện pháp xử lý

c Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền

- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tựphát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ

và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đốichiếu

- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tạidoanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp

- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy địnhcủa chế độ chứng từ kế toán

Trang 11

- Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ Khi phát sinh cácgiao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theonguyên tắc:

+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;

+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền

- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanhnghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế

2.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ

* Khái niệm

- Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngânphiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý Mọi nghiệp vụ thu, chi bằngtiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thựchiện

- Kế toán tiền mặt tại quỹ là phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặtcủa Công ty trong kỳ kế toán

* Tài khoản sử dụng và nội dung

- Kế toán sử dụng TK 111 “Tiền mặt” để phản ánh số hiện có và tìnhhình thu, chi tiền mặt tại quỹ

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 111:

+ Bên Nợ:

• Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ

• Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo(trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng)

• Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo

+ Bên Có:

• Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ xuất quỹ

• Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo(trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm)

• Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo

+ Số dư Nợ: các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ tồn quỹ cuối kỳ

- TK 111 - Tiền mặt, được chi tiết thành 3 TK cấp 2:

Trang 12

+ TK 1111 - Tiền Việt Nam: phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặtViệt Nam tại quỹ tiền mặt.

+ TK 1112 - Ngoại tệ: phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và

số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam

+ TK 1113 – Vàng tiền tệ: phản ánh tình hình biến động và giá trị vàngtiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp

* Nguyên tắc hạch toán tiền mặt tại quỹ

- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ

doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tê và vàng tiền tệ Chỉ phản ánhvào TK 111 “Tiền mặt” số tiền thực tế nhập, xuất, tồn quỹ Đối với khoản tiềnthu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt) thì khôngghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đangchuyển”

- Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹtại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền củadoanh nghiệp

- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và

có đầy đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phépnhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán

- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặtghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất,nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm

- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt Hàngngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹtiền mặt với sổ kế toán tiền mặt.Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phảikiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý

- Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ

ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

+ Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợprút ngoại tệ từ Ngân hang về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kếtoán của TK 1112

+ Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền

- Vàng tiền tệ được phản ánh trong TK này là vàng được sử dụng với cácchức năng cất giữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng

Trang 13

tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặchàng hóa để bán.

- Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của phápluật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyêntắc:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằngngọai tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệpthường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

+ Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nướctại thời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giámua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước

Trang 14

Chi tạm ứng, CP phát sinh bằng tiền mặt

Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, TSCĐ, đầu tư XDCB bằng tiền mặtThuế GTGT

Ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt

* Sơ đồ hạch toán

Trang 15

Nguồn: Tổng hợp từ thông tư 200/2014/TT-BTCHình 2.1 Sơ đồ hạch toán tiền mặt tại quỹ

244

1381 2.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng

* Khái niệm

- Tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc,…của

doanh nghiệp đang được gửi tại các Ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính,…

để đáp ứng nhu cầu chi tiêu phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Kế toán tiền gửi ngân hàng là theo dõi và phản ánh số tiền hiện có, tình

hình tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp trong kỳ

kế toán để lập các sổ và báo cáo liên quan

* Tài khoản sử dụng và nội dung

- Kế toán sử dụng TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” để phản ánh số hiện có

và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của

doanh nghiệp

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 112:

+ Bên Nợ:

• Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo

(tỷ giá ngoại tệ tăng)

• Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo

+ Bên Có:

• Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo

(tỷ giá ngoại tệ giảm)

• Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo

+ Số dư Nợ: số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại

Ngân hàng tại thời điểm báo cáo

- TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” được chi tiết thành 3 TK cấp 2 như sau:

+ TK 1121 – Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện

đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam

+ TK 1122 – Ngoại tệ: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi

tại Ngân hàng bằng Ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam

+ TK 1123 – Vàng tiền tệ: phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng

tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo

* Nguyên tắc hạch toán TGNH

Trang 16

- Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra,

đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên

sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từcủa Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đốichiếu, xác minh và xử ký kịp thời

- Ở những doanh nghiệp có các bộ phận, tổ chức phụ thuộc không tổchức kế toán riêng, có thể mở TK chuyên thu, chuyên chi hoặc mở TK thanhtoán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngânhàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu

- Khoản thấu chi Ngân hàng không được ghi âm trên TK tiền gửi ngânhàngmà được phản ánh tương tự như khoản vay Ngân hàng

- Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ

ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc sau:

+ Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;

+ Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền

- Vàng tiền tệ được phản ánh trong TK này là vàng được sử dụng với cácchức năng cất giữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hangtồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặchàng hóa để bán

- Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp

luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyêntắc:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư TGNH bằngngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính Ngân hàng thương mại nơi doanhnghiệp mở TK ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

+ Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nướctại thời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giámua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước

Trang 17

Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, đầu tư XDCB

CP SXKD, CP hoạt động khác

Trả lại vốn góp, cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ

3331

* Sơ đồ hạch toán

Trang 18

211, 213, 217, 152, 241, 153, 156, 157, 611

2.1.4 Kế toán tiền đang chuyển

* Khái niệm

Kế toán tiền đang chuyển là phản ánh các khoản tiền Việt Nam và Ngoại

tệ của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi qua

bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, đã trả

cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ TK tại Ngân hàng để

thanh toán cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay

bản sao kê của Ngân hàng trong kỳ kế toán

* Tài khoản sử dụng và nội dung

- Kế toán sử dụng TK 113 “Tiền dang chuyển” để hạch toán các nghiệp

vụ liên quan tiền đang chuyển của doanh nghiệp

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 113:

+ Bên Nợ:

• Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân

hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được

giấy báo có

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển

tại thời điểm báo cáo (tỷ giá tăng)

+ Bên Có:

• Số tiền kết chuyển vào TK 112 hoặc tài khoản có liên quan

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển

tại thời điểm báo cáo (tỷ giá giảm)

+ Số dư Nợ: các khoản tiền còn đang chuyển tại thời điểm báo cáo

- TK 113 “Tiền đang chuyển” được chi tiết thành 2 TK cấp 2 như sau:

+ TK 1131 – Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển

+ TK 1132 – Ngoại tệ: phản ánh số ngoại tệ đang chuyển

* Nguyên tắc hạch toán tiền đang chuyển

Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các

trường hợp sau:

- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng

- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho doanh nghiệp khác

- Thu tiền bán hàng chuyển thẳng vào Kho bạc để nộp thuế

Trang 19

Thuế GTGT

Nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác KD không thành lập pháp nhân

Thuế GTGT

113 131

3331

511, 515, 711

111

413 112

Thu tiền nợ KH nộp thẳng vào NH chưa nhận được GBC

Thu tiền bán hàng, thu nhập khác nộp thẳng vào NH chưa nhận được GBC

Thuế GTGT (nếu có)

Xuất quỹ tiền mặt gửi vào NH chưa nhận được GBC

Chuyển TGNH trả nợ nhưng chưa nhận được GBN

Đánh giá lại số dư ngoại tệ đang chuyển tai thời điểm báo cáo

Đánh giá lại số dư ngoại tệ đang chuyển tai thời điểm báo cáoNhận được GBN của NH về số tiền đã trả người bán

Nhận được GBC về số tiền đã gửi vào NH

* Sơ đồ hạch toán

112

Nguồn: Tổng hợp từ thông tư 200/2014/TT-BTC

Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán tiền đang chuyển

413 331

Trang 20

2.1.5 Tổng quan về kế toán các khoản phải thu

a Khái niệm các khoản phải thu

Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức, đơn vị bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tưhay các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp (Ngô Thế Chi

và Trương Thị Thủy, 2008, trang 52)

b Vai trò của kế toán các khoản phải thu

Kế toán các khoản phải thu là việc ghi chép và xử lý các giao dịch tàichính liên quan đến hoạt động bán hàng và các khách hàng Lĩnh vực này gồmcác vai trò đáng giá như:

- Phân tích lập hóa đơn: liên lạc với các nhóm bán hàng của công ty đểlập hóa đơn kịp thời gửi cho khách hàng

- Phân tích các yêu cầu thanh toán tiền mặt: đảm bảo phân chia kịp thời

và chính xác các khoản thanh toán hóa đơn cho các phòng và các bộ phậnchức năng liên quan

- Phân tích các khoản thu và tranh chấp: thu các khoản thanh toán quáhạn và giải quyết các vấn đề thanh toán mà khách hàng kiến nghị

- Phân tích kiểm soát tín dụng: thực hiện các hoạt động quản lý tín dụnghàng ngày, đảm bảo các thông tin và phân tích tín dụng được cập nhật

- Quản lý các khoản phải thu: đảm bảo các khoản thanh toán của kháchhàng được quản lý một cách hiệu quả

c Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu

- Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối

tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản

lý của doanh nghiệp

- Phân loại các khoản phải thu là phải thu khách hàng, phải thu nội bộ vàphải thu khác

- Khi lập báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoảnphải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn Việc xác định các khoản cầnlập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại

là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán

- Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa của cáckhoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tàichính

Trang 21

2.1.6 Kế toán các khoản phải thu khách hàng

* Khái niệm

- Phải thu khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thươngmại phát sinh từ các giao dịch mang tính chất mua – bán như: phải thu về bánhàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, cáckhoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập vớingười bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty con, liêndoanh, liên kết) Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền bánhàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác

- Kế toán các khoản phải thu khách hàng là theo dõi và phản ánh cáckhoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanhnghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, BĐSĐT, TSCĐ, cungcấp dịch vụ phát sinh trong kỳ kế toán

* Tài khoản sử dụng và nội dung

- Kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu của khách hàng” để phản ánh cáckhoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanhnghiệp với khách hàng

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 131:

+ Bên Nợ:

• Số tiền phải thu khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa,BĐSĐT, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính

• Số tiền thừa trả lại cho khách hàng

• Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (tỷ giá ngoại tệ tăng)

+ Bên Có:

• Số tiền khách hàng đã trả nợ

• Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng

• Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng

có khiếu nại

• Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặckhông có thuế GTGT)

• Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua

• Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (tỷ giá ngoại tệ giảm)

+ Số dư Nợ: số tiền còn phải thu khách hàng

- Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiềnnhận trước hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiếttheo từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi

Trang 22

tiết theo từng đối tượng phải thu của TK này để ghi cả 2 chỉ tiêu bên “Tài sản”

và bên “Nguồn vốn”

* Nguyên tắc hạch toán phải thu của khách hàng

- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình

thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bánsản phẩm, hàng hóa,…không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thutiền ngay

- Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từngđối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từnglần thanh toán

- Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với cáckhoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu nhưcác giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường

- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loạicác khoản nợ: nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năngkhông thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khóđòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được

- Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏathuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đãcung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua cóthể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao

- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của kháchhàng theo từng loại nguyên tệ Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thìthực hiện theo nguyên tắc:

+ Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (Nợ TK 131), kếtoán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểmphát sinh (là tỷ giá mua của Ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàngthanh toán) Trường hợp nhận trước của người mua khi đủ điều kiện ghi nhậnDoanh thu thì bên Nợ TK 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với

số tiền đã nhận trước

+ Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (Có TK 131), kế toán phải quyđổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượngkhách nợ Trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thìbên Có TK 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ TKtiền) tại thời điểm nhận trước

Trang 23

+ Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng cógốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định củapháp luật Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của kháchhàng là tỷ giá mua ngoại tệ của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉđịnh khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

Trang 24

CKTM, giảm giá, hàng bán bị trả lại

3331

* Sơ đồ hạch toán

Trang 25

* Tài khoản sử dụng và nội dung

- Kế toán sử dụng TK 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” để phản

ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừcủa doanh nghiệp

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133:

+ Bên Nợ: số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ + Bên Có:

• Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

• Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

• Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá

• Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

+ Số dư Nợ: số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGTđầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả

- TK 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” được chi tiết thành 2 TKcấp 2 như sau:

+ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ+ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

* Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế

GTGT đầu vào không được khấu trừ Trường hợp không thể hạch toán riêngđược thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133 Cuối kỳ, kế toánphải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quyđịnh của pháp luật về thuế GTGT

- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tàisản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tùytheo từng trường hợp cụ thể

Trang 26

Bù trừ nợ

2293, 642

Nguồn: Tổng hợp từ thông tư 200/2014/TT-BTCHình 2.5 Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Mua vật tư, hàng hóa, DV

Thuế GTGT hàng NK phải nộp được khấu trừ

- Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyếttoán, nộp thuế phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT

* Sơ đồ hạch toán

Trang 27

KH ứng trước hoặc thanh toán tiền

2.1.8 Kế toán phải thu nội bộ

hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộplên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới trong kỳ kế toán

* Tài khoản sử dụng và nội dung

- Kế toán sử dụng TK 136 “Phải thu nội bộ” để phản ánh các khoản nợ

phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp vớiđơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độclập

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 136:

+ Bên Nợ:

• Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới

• Kinh phí chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án, các khoản khác được ghităng số phải thu của chủ đầu tư đối với ban quản lý dự án

• Các khoản đã chi hộ, trả hộ DN cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ

• Số tiền DN cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp

• Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên giao xuống

• Số tiền phải thu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ vớinhau

• Các khoản phải thu nội bộ khác

+ Bên Có:

• Thu hồi vốn, quỹ ở các đơn vị cấp dưới

• Quyết toán với đơn vị cấp dưới về kinh phí sự nghiệp đã cấp hoặc đã sử dụng

• Giá trị TSCĐ hoàn thành chuyển lên từ ban quản lý dự án, các khoản khácđược ghi giảm số phải thu của chủ đầu tư đối với ban quản lý dự án

• Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ

• Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng

+ Số dư Nợ: số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ

- TK 136 “Phải thu nội bộ” được chi tiết thành 4 TK cấp 2 như sau:

Trang 28

111, 112, 113

+ TK 1361 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

+ TK 1362 – Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá

+ TK 1363 – Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa.+ TK 1368 – Phải thu nội bộ khác

* Nguyên tắc hạch toán phải thu nội bộ

- Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợphải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dướitrực thuộc doanh nghiệp độc lập Các đơn vị cấp dưới trực thuộc là các đơn vịkhông có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác

kế toán, như các chi nhánh, xí nghiệp, ban quản lý dự án, hạch toán phụthuộc doanh nghiệp

- Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các công ty thành viên, xínghiệp, là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập không phản ánhtrong TK này mà phản ánh như đối với các công ty con

- Tài khoản 136 phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị cấp dưới có quan

hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ

- Cuối kỳ kế toán phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư

TK 136 “Phải thu nội bộ”, TK 336 “Phải trả nội bộ” với các đơn vị cấp dưới

có quan hệ theo từng nội dung thanh toán

Trang 29

521 1361

111, 112, 152, 156 411

Vốn KD đơn vị phụ thuộc đã nộp cho Ngân sách

411

Giá trị hao mònGiá trị còn lại

Thu hồi vốn KD ở đơn vị trực thuộc bằng TSCĐ

Trang 30

Chiết khấu thanh toán

Nguồn: Tổng hợp từ thông tư 200/2014/TT-BTCHình 2.6 Sơ đồ hạch toán phải thu nội bộ về vốn kinh doanh

Giá trị hao mòn

214

1368

Trang 31

+ Các khoản chi hộ bên thứ 3 được quyền nhận lại, các khoản bên nhận

ủy thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao ủy thác

+ Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn TS,phải thu về tiền phạt, bồi thường, TS thiếu chờ xử lý

- Kế toán các khoản phải thu khác là phản ánh các khoản nợ phải thungoài phạm vi đã phản ánh ở các TK 131, TK 133, TK 136 và theo dõi tìnhhình thanh toán của các khoản nợ phải thu này trong kỳ kế toán

* Tài khoản sử dụng và nội dung

- Kế toán sử dụng TK 138 “Phải thu khác” để phản ánh các khoản nợ

phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các TK 131, TK 136 và tình hình thanhtoán các khoản nợ phải thu này

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 138:

+ Bên Nợ:

• Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết

• Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) đối với tài sảnthiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay

• Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hóa DN nhà nước

• Phải thu về tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ cáchoạt động đầu tư tài chính

• Các khoản chi hộ bên thứ 3 phải thu hồi, các khoản nợ phải thu khác

• Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (tỷ giá tăng)

+ Bên Có:

• Kết chuyểngiá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghitrong biên bản xử lý

• Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hóa DN nhà nước

• Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác

• Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (tỷ giá giảm)

+ Số dư Nợ: các khoản nợ phải thu khác chưa thu được

Trang 32

- TK 138 “Phải thu khác” có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản

ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết củatừng đối tượng cụ thể)

- TK 138 “Phải thu khác” có 3 TK cấp 2 như sau:

+ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

+ TK 1385 – Phải thu về cổ phần hóa

+ TK 1388 – Phải thu khác

* Nguyên tắc hạch toán

Phải thu khác bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Giá trị TS thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyênnhân, phải chờ xử lý

- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong vàngoài DN) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,…đã được

xử lý bắt bồi thường

- Các khoản cho bên khác mượn bằng TS phi tiền tệ

- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tưXDCB, CPSX, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệtphải thu hồi

- Các khoản chi hộ phải thu hồi như: các khoản bên nhận ủy thác NK chi

hộ cho bên giao ủy thác XK, về phí Ngân hàng, phí giám định hải quan, phívận chuyển, bốc vác, các khỏan thuế,…

- Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa DN Nhà nước như: CP cổphần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao độngtrong DN cổ phần hóa,…

- Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các họat động đầu tư tàichính

- Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên

* Sơ đồ hạch toán

Trang 33

Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá các khoản phải thu của KH bằng ngoại tệ cuối kỳ

Nguồn: Tổng hợp từ thông tư 200/2014/TT-BTCHình 2.8 Sơ đồ hạch toán phải thu khác

Đánh giá lại số dư phải thu gốc ngoại tệ

Thu hồi bồi thường của cá nhân, tổ chức theo quyết định xử lý

111, 1388, 334

632

CP CPH được trừ vào số tiền Nhà nước thu được từ CPH338

Chi trợ cấp cho lao động được trừ vào số tiền Nhà nước thu được từ CPH

111, 112

Giá trị còn lại của hàng tồn mất mát sau khi bồi thường tính vào GVHB

Nhận được tiền do đối tác liên doanh chuyển trả, thu được tiền nợ phải thu khác

Đánh giá lại số dư phải thu gốc ngoại tệ

413 3388

Thanh toán bù trừ các khoản đã chi hộ

Trang 34

2.1.10 Phân tích vốn bằng tiền và các khoản phải thu

2.1.3.1 Khái quát về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

a Khái niệm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tàichính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trongtài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khảnăng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiềntrong quá trình hoạt động Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánhgiá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng

so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sửdụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng

b Ý nghĩa của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các dòng tiền thu, chi trong một kỳhoạt động của doanh nghiệp Cùng với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kếtquả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạo nên bức tranh toàn cảnh vềtình hình tài chính của doanh nghiệp

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp cho các đối tượng sử dụng biết doanhnghiệp đã tạo ra tiền từ những nguồn nào và chi tiêu tiền cho những mục đích

gì Trên cơ sở đó, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp các đối tượng sử dụngđánh giá về khả năng trang trải công nợ, chi trả cổ tức trong tương lai củadoanh nghiệp

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về sốlượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểmtra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệgiữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động củathay đổi giá

c Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kếtoán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáolưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”.Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày, doanh nghiệp đượcđánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu

- Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trênBáo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạnthu hồi hoặc đáo hạn không quá ba tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng

Trang 35

thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền

kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo Ví dụ: kỳ phiếu Ngânhàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi,…có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạnkhông quá ba tháng kể từ ngày mua

- Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyểntiền tệ theo ba loại hoạt động:

+ Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền phát sinh từ các hoạtđộng tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác khôngphải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính

+ Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh từ các hoạtđộng mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và cáckhoản đầu tư không thuộc các khoản tương đương tiền

+ Luồng tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh từ các hoạtđộng tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của nguồn vốn chủ sở hữu vàvốn vay của doanh nghiệp

- Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư

và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cở sở thuần:

+ Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ vàtrả lại cho chủ sở hữu tài sản

+ Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gianđáo hạn ngắn như: mua, bán ngoại tệ; mua, bán các khoản đầu tư; các khoản đivay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá ba tháng

- Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quyđổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tàichính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch

- Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền haycác khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyểntiền tệ Ví dụ:

+ Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặcthông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính

+ Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu

- Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởngcủa thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ phải được trình bày thành các chỉtiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với cáckhoản mục tương ứng trên Bảng cân đối kế toán

Trang 36

- Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền vàtương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng khôngđược sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác màdoanh nghiệp phải thực hiện.

d Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước

- Các tài liệu kế toán khác như: Sổ kế toán tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết,các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”, “Tiền đang chuyển ”, sổ kếtoán toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác,bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, các tài liệu kế toán chi tiết khác,…

2.1.3.2 Các chỉ số tài chính đánh giá vốn bằng tiền và các khoản phải thu

a Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current ratio)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current ratio) là mối tương quangiữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ antoàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắnhạn Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có

thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn (Nguồn:

“CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn (2.1)

Nợ ngắn hạn

b Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio): là mối tương quan

giữa tài sản ngắn hạn và các khản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toánsau khi tài sản đã được loại bỏ các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh

toán (Nguồn: “CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho (2.2)

Nợ ngắn hạn

c Hệ số khả năng thanh toán tức thờ (Cash Ratio): là mối tương quan

giữa tiền đang có và các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn

Trang 37

hạn bằng số tiền đang có của doanh nghiệp Do tiền có tầm quan trọng đặc biệtquyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt

khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp (Nguồn: “CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009)

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền (2.3)

Nợ ngắn hạn

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp của đề tài bao gồm số liệu về các khoản

vốn bằng tiền, các khoản phải thu và kết quả hoạt động kinh doanh được thuthập từ các Chứng từ, Sổ Cái, Sổ chi tiết trong tháng 01/2018 và các Báo cáotài chính qua các năm 2015, 2016, 2017 và 6 tháng đầu năm 2018

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp so sánh:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích

và chỉ tiêu kỳ gốc để thấy được mức độ tăng trưởng giữa các năm Mục tiêucủa phương pháp này là dung để so sánh số liệu năm phân tích với số liệu nămtrước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không, sau đó tìm ra nguyên nhâncủa các chỉ tiêu kinh tế nhằm đề ra biện pháp khắc phục

∆Y = Y1 – Y0 (2.4)

Trong đó:

Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích

Y0: Chỉ tiêu kỳ gốc

∆Y: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

- So sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của các chỉ tiêu phân tích

so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênhlệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc, từ đó nói lên tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêukinh tế Mục tiêu sử dụng phương pháp này là dùng để làm rõ tình hình biếnđộng của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nghiên cứu, so sánh tốc độ tăngtrưởng giữa các chỉ tiêu

∆Y = [(Y1 – Y0)/Y0] * 100 (2.5)

Trong đó:

∆Y: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phân tích

Trang 38

Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích và Y0: Chỉ tiêu kỳ trước

2.2.3 Phương pháp hạch toán

- Phương pháp lưu đồ: dùng lưu đồ để mô tả trình tự luân chuyển chứng

từ về vốn bằng tiền và các khoản phải thu

- Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp thông tin và kiểm tra

sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Phương pháp này nhằm saochụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán, được dùng

để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thànhtheo thời gian, địa điểm phát sinh vào các sổ kế toán

- Phương pháp ghi sổ kép: là phương pháp dùng để phản ánh số tiền của

các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào tài khoản kế toán trên sổ kế toántheo quan hệ đối ứng Nợ - Có của các tài khoản tham gia trong định khoản kếtoán

- Phương pháp hạch toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải thu: dựa theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính về

việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Trang 39

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

THỦY SẢN QUANG MINH3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

3.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

- Tên đầy đủ của công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNTHỦY SẢN QUANG MINH

- Tên giao dịch quốc tế: QUANG MINH SEAFOOD LIMITEDLIABILITY COMPANY

- Trụ sở chính: Lô 2.20A, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường PhướcThới, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ

- Điện thoại: +84 (292)3744898

- Mã số thuế: 1800632634

- Website: http://quangminhseafood.com.vn

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh được thành lập theo Giấy phépkinh doanh số 5702000063 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấpngày 06/06/2006 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/06/2006

Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh là một công ty quốc tế chuyênnghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến, tiếp thị và xuất khẩu thủy sản.Các mặt hàng của Công ty là những mặt hàng có thương hiệu, chất lượng caođược thị trường chấp nhận nhiều năm qua Công ty có các nhà máy và hệthống trang trại riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, liên tục nâng cấp các cơ sởhiện đại và không ngừng đào tạo lực lượng lao động lành nghề để tạo ra sảnphẩm chất lượng cao nhất Đến nay công ty không ngừng phát triển với baphân xưởng chế biến hàng xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn quốc tế: Xưởng chếbiến tôm đông lạnh; Xưởng chế biến cá tra, basa; Xưởng chế biến hàng giá trịgia tăng (cá và tôm)

Về con người, với bề dày kinh doanh của mình Công ty có nguồn nhânlực có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc Ngoài

ra, để tăng năng lực của mình, Công ty còn quan hệ với nhiều đối tác chuyênnghiệp bên ngoài trong công tác bảo hành, sửa chữa, tư vấn

Ngày đăng: 19/01/2019, 21:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w