TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGKHOA DU LỊCH---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG, KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TÂM LINH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA DU LỊCH -o0o -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
ỨNG DỤNG, KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TÂM LINH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG
Ở HỒ TÂY, HÀ NỘI (Trường hợp Chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ)
SINH VIÊN THỰC HIỆN: CHU NGỌC BÍCH
MÃ SINH VIÊN: A25030
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ
DU LỊCH - LỮ HÀNH
Trang 2Ở HỒ TÂY, HÀ NỘI (Trường hợp Chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ)
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Đức Khoa
Họ tên sinh viên: Chu Ngọc Bích
Ngành đào tạo: Quản trị Dịch vụ
Du lịch - lữ hành
Trang 3Hà Nội – 2018
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫnkhoa học của Ths Nguyễn Đức Khoa Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này
là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trongcác bảng biểu phục vụ trong việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thuthập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra trong khóa luận có sử dụng một số nhận xét, đánh giá, cũng như số liệucủa các tác giả khác, đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nộidung khóa luận của mình
SINH VIÊN THỰC HIỆN
CHU NGỌC BÍCH
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Sau khi kết thúc 4 năm học tại Trường Đại học Thăng Long, em đã được giao đềtài khóa luận về “Vận dụng, phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số di tích
và danh thắng ở Hồ Tây, Hà Nội”
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết cho em xin được gửi tới các thầy cô Bộmôn Du lịch của trường Đại học Thăng Long lời chào trân trọng nhất, cùng với lờichúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc Nhờ sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo nhiệttình chu đáo của thầy cô, em đã có thể xuất sắc hoàn thành khóa luận
Đặc biệt, cho em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên – Thạc
sỹ Nguyễn Đức Khoa đã quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn em làm khóa luận trongsuốt thời gian qua
Với điều kiện và vốn kiến thức còn hạn chế, khóa luận này không thể tránh đượcnhiều thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để emnâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ tốt quá trình công tác của em sau này
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2018
Sinh viên
CHU NGỌC BÍCH
Trang 6MỤC LỤ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và Khách thể nghiên cứu: 2
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
5 Ý nghĩa của đề tài……….4
6 Kết cấu của khóa luận……… 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH VÀ CÁC DI TÍCH VĂN HÓA 6
1.1 Du lịch văn hóa tâm linh 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Vai trò của du lịch văn hóa tâm linh 9
1.1.3 Đặc điểm của du lịch văn hóa tâm linh 10
1.1.4 Các thành phần cấu thành du lịch văn hóa tâm linh 11
1.2 Di tích văn hóa 12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2 Các tiêu chí để đánh giá giá trị của di tích văn hóa tâm linh 15
1.3 Mối quan hệ giữa hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và di tích văn hóa 16
1.3.1 Vai trò của du lịch văn hóa tâm linh với di tích văn hóa 16
1.3.2 Vai trò của di tích đối với hoạt động du lịch văn hóa tâm linh 16
1.4 Yêu cầu để phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại di tích 17
1.4.1 Tính hấp dẫn………17
1.4.1.1 Sự linh thiêng………18
1.4.1.2 Tính lịch sử 18
1.4.1.3 Quy mô, kiến trúc 19
1.4.1.4 Giá trị nghệ thuật và tính nguyên bản 19
1.4.1.5 Sự kết hợp với các yếu tố xung quanh 20
1.4.2 Tổ chức………20
Trang 71.4.2.1 Tổ chức các hoạt động ở khu vực……….21
1.4.2.2 Quản lý các dịch vụ……… 21
1.4.3 An toàn an ninh………21
1.4.4 Nhân lực……… 21
1.4.4.1 Số lượng………22
1.4.4.2 Kiến thức……… 22
1.4.4.3 Thái độ……… 22
1.4.5 Khả năng tiếp cận và liên tuyến……… 23
1.4.6 Các yêu cầu khác……… 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI 2 DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC VÀ PHỦ TÂY HỒ 25
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu……… 26
2.1.1 Chùa Trấn Quốc 26
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.1.2 Cảnh quan và kiến trúc 26
2.1.1.3 Hệ thống tu hành và quản lý 27
2.1.1.4 Các hoạt động chủ yếu 28
2.1.2 Phủ Tây Hồ 28
2.1.2.1 Vị trí 28
2.1.2.2 Nguồn gốc và lịch sử 28
2.1.2.3 Kiến trúc 29
2.1.2.4 Lễ hội 29
2.2 Các giá trị của chùa Trấn Quốc đối với hoạt động du lịch văn hóa tâm linh……….29
2.2.1 Tính hấp dẫn 29
2.2.1.1 Về giá trị lịch sử……… 30
2.2.1.2 Về quy mô, kiến trúc……….30
2.2.1.3 Giá trị nghệ thuật và tính nguyên bản……… 31
2.2.2 Tổ chức 32
2.2.2.1 Tổ chức hoạt động ở chùa Trấn Quốc……… 32
Trang 82.2.3 An toàn an ninh 32
2.2.4 Nhân lực 33
2.2.5 Khả năng tiếp cận và liên tuyến 33
2.2.6 Các yêu cầu khác 34
2.3 Các giá trị của phủ Tây Hồ đối với hoạt động du lịch văn hóa tâm linh………35
2.3.1 Tính hấp dẫn……….35
2.3.1.1 Giá trị lịch sử và truyền thuyết……….……….36
2.3.1.2 Về quy mô, kiến trúc……… 36
2.3.1.3 Giá trị và tính nguyên bản……….38
2.3.1.4 Sự kết hợp với các yếu tố xung quanh……… 38
2.3.2 Tổ chức……… ….39
2.3.2.1 Tổ chức các hoạt động ở chùa Trấn Quốc……… ……….39
2.3.2.2 Tổ chức các hoạt động ở Phủ Tây Hồ……… 39
2.3.3 An toàn an ninh………39
2.3.4 Nhân lực……… 39
2.3.5 Khả năng tiếp cận và liên tuyến……… 40
2.3.6 Các yêu cầu khác………40
2.4 Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh…… ……… 40
2.4.1 Tại chùa Trấn Quốc 41
2.4.1.1 Cơ cấu và số lượng khách……….42
2.4.1.2 Đặc điểm khách……….42
2.4.1.3 Thực trạng về vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và cung ứng dịch vụ phục vụ du lịch văn hóa tâm linh………43
2.4.2 Tại Phủ Tây Hồ 44
2.4.2.1 Cơ cấu và số lượng khách……….45
2.4.2.2 Đặc điểm khách……….46
2.4.2.3 Thực trạng về vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và cung ứng dịch vụ phục vụ du lịch văn hóa tâm linh………47
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 48
Trang 9CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI CHÙA TRẤN QUỐC VÀ PHỦ TÂY HỒ
……… ……… ……… 49
3.1 Các định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh và bảo tồn di sản văn hóa ……….……….…….…… 49
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh 49
3.1.2 Định hướng bảo tồn và phát triển di sản văn hóa 50
3.2 Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại chùa Trấn Quốc 51
3.2.1 Giải pháp quảng bá hình ảnh 51
3.2.2 Giải pháp đào tạo kiến thức du lịch 51
3.2.3 Giải pháp về cung ứng dịch vụ 52
3.2.4 Giải pháp liên kết, hợp tác 52
3.3 Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Phủ Tây Hồ.……… ….53
3.3.1 Giải pháp quản lý di tích 53
3.3.2 Giải pháp giáo dục 54
3.4 Các khuyến nghị……… ……54
3.4.1 Các khuyến nghị đối với khách du lịch 55
3.4.2 Các khuyến nghị đối với Ban Quản lý 56
3.4.3 Các khuyến nghị đối với chính quyền địa phương 58
3.4.4 Các khuyến nghị đối với các công ty du lịch 60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 61
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC……… 66
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1 Bảng tổng hợp số liệu điều tra về mục đích của khách đến chủa Trấn Quốc 31Bảng 2 2 Bảng thống kê độ tuổi của khách đến chủa Trấn Quốc 31Bảng 2 3 Độ tuổi phân bổ khách tới Phủ Tây Hồ 33
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2 2 Đánh giá thang điểm các tiêu chí tại Phủ Tây Hồ……… ………
Trang 12DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
(Tổ chức du lịch thế giới)
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, mộthoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhucầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước Về mặt kinh
tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nướccông nghiệp phát triển Theo nghị quyết 08-NQ/TW, ban hành ngày 16/01/2017 của
Bộ Chính trị nước ta, việc phát triển du lịch đã được định hướng trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn của Việt Nam
Du lịch văn hóa là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với Việt Nam song đã
có một lịch sử lâu dài trên thế giới Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO - WorldTourism Organization) từng thống kê du lịch văn hóa đóng góp khoảng 37% du lịchtoàn cầu và dự báo có thể tăng khoảng 15% mỗi năm Có rất nhiều quốc gia thế giớikhai thác hiệu quả loại hình này trong đó có các quốc gia Đông Nam Á
Cùng với việc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nhu cầu về vật chất đượcngười dân chú trọng thì bên cạnh đó đời sống văn hóa tinh thần cũng ngày càngphong phú và phát triển Tâm linh cũng là một trong những yếu tố đó Từ đó, mộttrong những hoạt động du lịch đang trở nên ngày càng phổ biến đó là du lịch vănhóa tâm linh Hoạt động du lịch này đang dần trở nên giữ vai trò quan trọng trongđời sống xã hội bởi nó gắn liền với tín ngưỡng và tôn giáo
Hồ Tây, Hà Nội có diện tích khoảng hơn 500 ha với chu vi là 18 km, xungquanh khu vực này có rất nhiều di tích và danh thắng, không chỉ là những nơi mangdấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tâm linh, được rất nhiều ngườicoi là nơi linh thiêng trong đó có chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ Chùa Trấn Quốc
là trung tâm Phật giáo và là một ngôi chùa linh thiêng tại thủ đô Hà Nội có lịch sửkhoảng 1.500 năm, đây cũng là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới đượcbình chọn bởi tờ Daily Mail (Anh) Phủ Tây Hồ lại là nơi biểu trưng cho tín ngưỡngthờ Mẫu cổ truyền ở Việt Nam, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng
di tích Lịch sử - Văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996 Đây là hai địa danh nổi tiếng
mà khi nhắc tới thủ đô Hà Nội không ai là không biết và đã tới Hà Nội dù là đi du
Trang 14Tuy nhiên cho đến nay chưa có tài liệu nào đi cụ thể vào du lịch văn hóa tâmlinh, văn hóa tín ngưỡng gắn liền với những địa điểm trên Bên cạnh đó, những tàiliệu về hệ thống di tích, danh thắng đã đề cập đến Hồ Tây và các điểm di tích nhưchùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ nhưng việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nơiđây lại chưa được chú trọng khai thác cũng như chưa đề cập đến những giải pháp,ứng dụng để hoạt động này đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội.
Vì những lí do trên, em quyết định chọn đề tài khóa luận:
“Ứng dụng, khai thác hoạt động văn hóa tâm linh trong sự phát triển du lịch tại một số di tích và danh thắng ở Hồ Tây, Hà Nội”
(Trường hợp Chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ)
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu các giá trị và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh củahai di tích chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ để từ đó đưa ra các giải pháp để thúc đẩyhoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại hai địa điểm trên
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một cách khoa học các cơ sở lí luận về du lịch văn hóa tâm linh vàcác di tích văn hóa bao gồm các khái niệm, vai trò và đặc điểm về di tích văn hóa,
di tích văn hóa tâm linh để từ đó đưa ra được nội dung mới
- Đưa ra các tiêu chí đánh giá của hệ thống di tích văn hóa, di tích văn hóatâm linh
- Tìm ra được các giá trị của di tích Chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ đểnghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp, khuyến nghị xây dựng kế hoạchphát triển du lịch văn hóa tâm linh và bảo tồn những nét văn hóa cổ xưa mà ngườidân xung quanh đã gìn giữ hàng nghìn năm, tránh bị sự ảnh hưởng của những mụcđích kinh doanh từ những đối tượng xung quanh khu vực nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ thể: các giá trị văn hóa và hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại chùaTrấn Quốc và phủ Tây Hồ
Trang 15- Khách thể nghiên cứu: các sư, trụ trì, ban quản lý, chính quyền địa phương,những người trông nom tại chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ; khách đến thăm tại 2điểm trên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tập trung vào 2 di tích nổi tiếng ở khu vực Hồ Tây là chùa TrấnQuốc và phủ Tây Hồ
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Để có những thông tin chính xác, có cơ sở cần tập hợp các tài liệu, giáo trìnhliên quan đến du lịch văn hóa, du lịch văn hóa tâm linh, hệ thông di tích và danhthắng, quản trị kinh doanh điểm đến, các sách báo có đề cập đến tín ngưỡng tôngiáo như: Giáo trình Du lịch văn hóa, Bài giảng Hệ thống di tích lịch sử văn hóa vàdanh thắng Việt Nam, giáo trình Quản trị kinh doanh điểm đến, cá bài báo, tạp chí
và các trang web về du lịch văn hóa tâm linh
4.2 Phương pháp điều tra xã hội học
- Phỏng vấn: người dân địa phương, khách đến lễ tại chùa và phủ, ban quản lý,những người trông nom di tích và những nhà làm du lịch để từ đó đưa ra được thựctrạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại 2 di tích Chùa Trấn Quốc và Phủ Tây
Hồ
- Phát bảng hỏi, hệ thống câu trả lời có sẵn: 100 tờ phát cho du khách đến hànhhương tại chùa Trấn Quốc và 100 tờ phát tại phủ Tây Hồ vào các thời điểm như sau:
+ 70% vào ngày rằm, mùng một + 30% còn lại phát vào những ngày thường
4.3 Phương pháp quan sát, trải nghiệm
- Ghi lại hình ảnh hai di tích
- Trực tiếp tham dự các buổi lễ tại đây
Trang 164.4 Phương pháp thống kê
+ Thống kê số lượng du khách đến thăm hai di tích trong những ngày lễ,ngày thường để phân loại mục đích của từng đối tượng, cơ cấu khách và nhữngthành phần chủ yếu tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa tâm linh
+ Thống kê kết quả điều tra thông qua bảng hỏi do chính tác giả thực hiện
5 Ý nghĩa của đề tài
- Tập hợp và phân tích hệ thống lí luận về du lịch văn hóa tâm linh và các ditích văn hóa
- Tập hợp và phân tích các tài liệu và đưa ra những nội dung mới trong hoạtđộng du lịch văn hóa tâm linh gắn với các di tích
- Đưa ra các yêu cầu, tiêu chí để phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại di tích
- Đánh giá được thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh hiện nay; từ
đó đưa ra các giải pháp
- Vận dụng các giải pháp này cho các điểm di tích tương tự hoặc làm tài liệutham khảo cho các môn học khác
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình ảnh và tài liệu tham
khảo, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và di tích – danh thắng
Chương 1 sẽ đưa ra các định nghĩa về du lịch văn hóa tâm linh và di tích vănhóa; đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và di tíchvăn hóa Cuối cùng chương I sẽ nêu ra yêu cầu để phát triển du lịch văn hóa tâmlinh tại di tích
Chương 2: Thực trạng vận dụng, phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại
2 di tích chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ
Chương này sẽ chỉ ra những nét tiêu biểu trong lịch sử hình thành và pháttriển, cảnh quan và kiến trúc cùng các hoạt động tiêu biểu về địa bàn nghiên cứ(Chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ) Cùng với đó là thực trạng hoạt động du lịch vănhóa tâm linh tại hai di tích
Trang 17Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp để phát triển du lịch văn hóa tâm linh tài chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ
Chương cuối là những định hướng cho sự phát triển của hoạt động du lịch vănhóa tâm linh Tác giả đưa ra những giải pháp và khuyến nghị để hoạt động du lịchvăn hóa tâm linh tại hai di tích Chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ phát triển một cáchđúng đắn, hợp lý và bền vững
Trang 18NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH VÀ
CÁC DI TÍCH VĂN HÓA 1.1 Du lịch văn hóa tâm linh
1.1.1 Khái niệm
Du lịch văn hóa tâm linh là một hoạt động du lịch đã và đang rất phổ biến,đặc biệt là các nước chú trọng về tôn giáo, tín ngưỡng như Ấn Độ, Thái Lan và cảnước Việt Nam ta Tuy nhiên, lại chưa có một định nghĩa cụ thể nào cũng như tàiliệu về hoạt động du lịch này mà con người ta chỉ nhớ đến như một lần hành hương
Và để tìm hiểu và xây dựng nên định nghĩa về khái niệm du lịch văn hóa tâm linh,trước hết cần làm rõ và hiểu hơn về các khái niệm chi tiết trong cả cụm danh từ này
- Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), cácchuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiệntượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cánhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mụcđích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ
- Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch baogồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích thamquan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thưgiãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liêntục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừcác du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền
- Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2017, ban hành ngày19/6/2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoàinơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng
Trang 19nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặckết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Tóm lại, du lịch là “một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội”.
1.1.1.2 Khái niệm về văn hóa
Theo cách hiểu chung, văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất cũng như tinhthần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử phát triển Cũng vì vậy văn hóamang tính khác biệt và tính đại diện Mỗi nền văn hóa đều đại diện cho một cộngđồng Có bao nhiêu cộng đồng dân tộc trên thế giới, thì có bấy nhiêu nền văn hóa
Sự đa dạng của các dân tộc chính là sự đa dạng của văn hóa Chính tính đa dạng vàtính khác biệt của văn hóa đã làm nên động cơ của du lịch Do vậy, dưới góc nhìncủa du lịch, văn hóa được hiểu ở 2 khía cạnh: từ quan niệm của khách du lịch và từquan niệm của nhà cung ứng dịch vụ du lịch [Du lịch văn hóa, trang 2-3,TS.Nguyễn Văn Bình]
Chúng ta có thể thấy: “Dù dưới góc nhìn nào hay với mục đích ra sao, thì văn hóa vẫn là một tổng thể các giá trị của lịch sử, xã hội được lưu giữ từ đời này qua đời khác; tạo nên một nét riêng biệt cho cả một cộng đồng, dân tộc Nó được con người ta lưu giữ, tìm hiểu và truyền đạt lại cho các thế hệ sau để từ đó giữ gìn bản sắc của dân tộc; để khi nhìn lại hay nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến đặc trưng của vùng miền đó”
1.1.1.3 Khái niệm về du lịch văn hóa
Nếu hiểu theo cách phân tích thuật ngữ thông thường thì Du lịch văn hóa đơngiản có thể hiểu là loại hình du lịch dựa vào các nguồn tài nguyên văn hóa (culture– based tourism) của một quốc gia, một khu vực, Hoặc nói theo ngôn ngữ chuyênngành thì “Du lịch văn hóa là toàn bộ các hoạt động tổ chức khai thác các giá trị vănhóa bản địa phục vụ phát triển du lịch”
Theo định nghĩa của WTO, “Du lịch văn hóa là những chuyến đi mà mụcđích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trịvăn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di sản văn hóa của
Trang 20Cũng như du lịch nói chung, trong thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau
về du lịch văn hóa Tùy theo những cách tiếp cận khác nhau, có thể hiểu “Du lịchvăn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia củacộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” (12, Điều 4)
1.1.1.4 Khái niệm về tâm linh
Theo Từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên, tâm linh có hai nghĩa: tiêntri và tinh thần Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, tâm linh là trí tuệ tự cóbên trong lòng người
Theo các tài liệu về Phật giáo lại cho rằng con người gồm một phần là sinh lý
là thần sắc hình tướng giới hạn trong không gian bằng xương, thịt, da, được tạothành bởi bốn yếu tố vật chất, sách Phật gọi là tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong, phầnthứ hai là phần tâm lý hay tinh thần, ý thức gồm: "thụ uẩn", "tướng uẩn", " hànhuẩn", "thức uẩn" được biểu hiện bằng "thất tình " (bảy lĩnh vực tình cảm: ái, ố, hỉ,
nộ, lạc, ai, dục) Con người sau khi chết không phải là hết, sách Phật gọi là "chấpđoạn" Sau khi chết nhân quả người đó tiếp tục đầu thai vào kiếp khác, sách Phậtgọi là "chấp thường", được giải thích bằng các thuyết: nghiệp báo - luân hồi
Từ đó ta có thể thấy,
Tâm là niềm tin của con người, một ý niệm bên trong
Linh là những yếu tố phi vật chất tạo ra giá trị tinh thần và thường mang xuhướng siêu nhiêm
Tâm linh là niềm tin vào những hiện tượng mang tính chất siêu nhiên khiến mọi ngưỡng coi như 1 tín ngưỡn, tạo thành một đức tin, một hệ thống giáo
lý mà con người muốn gửi gắm tâm hồn, ý niệm bên trong của mình vào đó Từ những hệ thống lí luận, những tín ngưỡng văn hóa đó mà dần hình thành nên thành một tôn giáo cho con người
1.1.1.5 Khái niệm về du lịch văn hóa tâm linh
Từ những định nghĩa được rút ra từ các phần trên, chúng ta có thể thấy dulịch văn hóa tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa kếthợp hoạt động tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tínngưỡng, tôn giáo của con người trong đời sống tinh thần
Trang 21Du lịch văn hóa tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm năm naytrên khắp thế giới Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ “hành hương” để nói
về chuyến đi của mình Tuy nhiên, danh từ này chưa thể nói hết được tính chất, ýnghĩa và mục đích của chuyến đi “Hành hương” mang nặng ý nghĩa tâm linh,nhưng trong mỗi chuyến đi không phải tất cả mọi người đều chỉ có duy nhất mụcđích mang ý nghĩa tín ngưỡng mà có một bộ phận tuy tham gia chuyến hành hươngnhưng thiên về tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử, cội nguồn, phong tục nhiều hơn làtín ngưỡng
Tóm lại, du lịch văn hóa tâm linh cũng là “một loại hình du lịch văn hóa nhưng khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, thăm quan, tìm hiểu và nâng cao nhận thức của du khách”.
1.1.2 Vai trò của du lịch văn hóa tâm linh
Văn hóa và tín ngưỡng là hai yếu tố quan trọng trong việc hình thành nênhoạt động du lịch văn hóa tâm linh Nó không chỉ mang lại những lợi ích về pháttriển kinh tế mà còn phát huy được những giá trị tinh thần, có vai trò rất lớn đối với
- Có thể xem du lịch văn hóa tâm linh là công cụ kiến tạo hòa bình bởi nógóp phần xây dựng mối quan hệ thân thiện, khuyến khích tình bằng hữu, giúp vượtqua các thành kiến về văn hóa và tôn giáo
- Du lịch văn hóa tâm linh còn là công cụ hữu hiệu trong việc giáo dục cácgiá trị văn hóa nói chung và những giá trị văn hóa tinh thần nói riêng cho tất cả mọingười, góp phần giữ gìn và phát huy hơn nữa các giá trị văn hóa của dân tộc
Trang 22- Giữ chân khách nội địa và thu hút khách quốc tế là một vai trò tất yếu kháchcủa hoạt động này Bởi lẽ nhờ những giá trị văn hóa tâm linh phong phú, đa dạng,bền lâu đó mà sự quan tâm, chú trọng của du khách sẽ trở nên ngày một nhiều hơn
1.1.3 Đặc điểm của du lịch văn hóa tâm linh
1.1.3.1 Tính bảo tồn
Du lịch văn hóa tâm linh hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và giữgìn các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần Trong quátrình phát triển phải không ngừng bảo tồn các di tích có ý nghĩa tôn giáo như: chùa,đình, đền, nhà thơ, … hay các nghi lễ truyền thống, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩmthực, … vì đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn
du khách
1.1.3.2 Du lịch văn hóa tâm linh là một dạng tài nguyên du lịch
Nó khai thác các điểm đến từ đó tạo nên hoạt động du lịch tại điểm đó
Ví dụ như tỉnh Đồng Tháp có Khu di tích Gò Tháp với 5 cụm tiêu biểu: GòTháp Mười, chùa Tháp Linh (Tháp Mười Cổ Tự), đền thờ và mộ Đốc binh NguyễnTấn Kiều và Thiên hộ Võ Duy Dương, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ là nơi hội tụđầy đủ các giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo và tín ngưỡng Chính vì vậy, Gò Tháp làmột điểm đến cho loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại Đồng Tháp
1.1.3.3 Du lịch văn hóa tâm linh mang tính kết hợp, kết nối rất cao với hoạt động
văn hóa – xã hội
- Du lịch văn hóa tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin Ở Việt Nam, Phật giáo
có số lượng lớn nhất và các công trình tôn giáo là những ngôi chùa, miếu, đền vàcác di tích lịch sử Ở nước ngoài có các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Caođài, Hòa Hảo thường gắn với các điểm như những nhà thờ, tòa thánh
- Du lịch văn hóa tâm linh còn gắn với những hoạt động thể thao tinh thầnnhư thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinhthần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái TrúcLâm Yên Tử
- Ngoài ra du lịch văn hóa tâm linh còn có những hoạt động gắn với yếu tốlinh thiêng và những điều huyền bí Chính yếu tố tâm linh là động lực tạo ra sứcmạnh của con người, từ đó có thể tạo nên nhiều hoạt động du lịch hơn
Trang 231.1.4 Các thành phần cấu thành du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp của nhiều yếu tố không thể tách rời, sựtham gia của nhiều đơn vị cá nhân, doanh nghiệp Các thành phần đó cũng chính lànhân tố quan trọng trong việc thu hút được lượng du khách ổn định và bền vững choloại hình du lịch này
1.1.4.1 Yếu tố con người
+ Con người ở đây cụ thể đó là khách du lịch Khác với những loại hìnhkhác, du khách có nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng hay khám phá thì khách du lịch ở đâymục đích họ hướng tới là thưởng thức, tìm hiểu văn hóa và hoạt động của họ làhướng tới tôn giáo, tín ngưỡng, cầu may mắn, bình an hay tìm về một nơi an yên,thanh bình
+ Yêu cầu về nhận thức văn hóa, khách du lịch cần nắm rõ mục đích củachuyến du lịch Nó không chỉ đơn thuần là đi nghỉ dưỡng, tham quan, vãn cảnh mà
nó còn được kết hợp tìm hiểu văn hóa gắn với hoạt động tâm linh, tín ngưỡng
1.1.4.2 Yếu tố điểm đến
+ Điển hình của yếu tố này chính là tài nguyên du lịch Điểm đến là tập trungcác tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu hành hương kết hợpthưởng thức văn hóa của du khách Các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịchtrong loại hình này dù mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sựkiện thì cũng đều gây ra động lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách và luôn gắnliền với yếu tố tâm linh
+ Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng:
Giao thông và vận chuyển khách ở điểm đến sẽ làm tăng thêm chất lượng củacác điểm du lịch Sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thịtrường nguồn khách là điểm căn bản cho sự thành công của các điểm đến Sự sángtạo trong việc tổ chức giao thông du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tập dukhách trong việc tiếp cận điểm đến và là một yếu tố quan trọng thu hút khách dulịch
Trang 241.1.4.3 Dịch vụ
- Chương trình và các hoạt động tổ chức, các dịch vụ đi kèm
+ Các chương trình giao lưu văn hóa, tưởng nhớ các vị thần thánh đã có côngvới đất nước, các lễ hội truyền thống
+ Các dịch vụ lưu trú của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mà còn tạođược cảm giác chung về sự tiếp đãi cuồng nhiệt và ấn tượng khó quên về món ăn vàđặc sản địa phương
+ Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ khác: ngày nay nhu cầu của du khách ngàymột tăng cao bởi nền kinh tế đang trên đà phát triển Vì vậy, khách du lịch khôngchỉ đơn giản chỉ có mục đích hành hương mà họ còn muốn được đãi ngộ trongnhững điều kiện, tiện nghi tốt nhất, phong phú nhất
- Phương tiện vận chuyển
Ví dụ: tại những di tích và danh thắng có địa hình phức tạp như Động HươngTích (chùa Hương), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), quần thể danh thắng Tràng An(Ninh Bình) hay chùa Linh Ứng (Bà Nà Hill) đã có xây dựng hệ thống cáp treo,thang máy hay xe điện đưa đón du khách để làm tăng hiệu quả du lịch, tránh làmmất thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe du khách Từ đó sẽ khai thác triệt để đượccác đối tượng ở các độ tuổi khác nhau tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa tâmlinh
- Dịch vụ mang tính chất giải trí:
Khu mua sắm lưu niệm, khu nghỉ ngơi giải trí, các dịch vụ chụp ảnh hay hoạtđộng tổ chức những trò chơi dân gian để du khách nhận thức được yếu tố văn hóatại điểm đến du lịch đó
1.2 Di tích văn hóa
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Di tích
- Theo khái niệm của Luật Di sản:
Di tích là một không gian vật chất cụ thể, khách quan như công trình, địađiểm, các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó và cảnh quan thiênnhiên có sự kết hợp với các công trình kiến trúc hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động
Trang 25của con người nằm trong khu vực cảnh quan thiên nhiên đó Di tích tồn tại cụ thểtrong một không gian và thời gian, các di tích có quy mô, kiến trúc khác nhau
Từ đó, chúng ta có thể có nhận định như sau: “Di tích là những công trình, địa điểm hay dấu vết tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể gắn liền với quá khứ, với những sự kiện lịch sử trọng đại của thế hệ xa xưa Nó gắn liền với những giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa, khoa học Bản thân di tích vừa chứa đựng những giá trị vật chất vừa chứa đựng giá trị tinh thần”.
1.2.1.2 Di tích văn hóa
Theo Luật Di sản văn hóa thì di tích lịch sử, văn hóa được quan niệm như sau:
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảovật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học Ditích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quátrình dựng nước và giữu nước;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hungdân tộc, danh nhân của đất nước;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kì cách mạng, kháng chiến;
- Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
- Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trịtiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
Như vậy, di tích văn hóa có thể được hiểu là: “Tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị văn hóa được lưu lại từ đời này qua đời khác Nó mang ý nghĩa rất lớn đối với hình ảnh của một đất nước”
1.2.1.3 Di tích văn hóa phục vụ tâm linh
- Loại hình di tích văn hóa khảo cổ
Những nơi khai quật ra các di vật khảo cổ:
+ Di tích di chỉ hang động: Động Tam thanh, Động Nhị Thanh có chùa TamGiáo thờ Khổng Tử (Đạo Nho), Đức Phật tổ Thích Ca (Đạo Phật) và Tổ Đạo LýLão quân (Đạo Giáo)
Trang 26+ Di chỉ cư trú có thành lũy: Thành Cổ Loa với đền thờ vua An DươngVương, Thành Nhà Hồ với những nơi linh thiêng như Đền thờ nàng Bình Khươnghay đình Đông Môn
- Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc nghệ thuật là những di tích gắn với những công trình xâydựng, kiến trúc điển hình Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm:
+ Nhóm di tích tôn giáo, tín ngưỡng gồm:
* Di tích đình làng: gắn liền với tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
Ví dụ: Đình làng Quảng Bá thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Thànhphố Hà Nội, thờ vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng (tức Bố Cái Đại Vương)
* Di tích chùa tháp Phật giáo: chùa Trấn Quốc, chùa Thiên Mụ
* Di tích đền thờ: Đền Bà Chúa Kho gắn với tín ngưỡng thờ mẫu, Đền thờ các
vị vua triều Lý (Bắc Ninh), triều Trần (Thái Bình)
* Di tích nhà thờ: gắn với các đạo như Thiên Chúa Giáo, đạo Tin Lành
Ví dụ: Nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), Nhà thờ Lớn (Hà Nội)
Trang 27Mỗi loại hình di tích nêu trên đều mang những giá trị riêng về văn hóa và tâm linh, mỗi điểm đến lại giúp du khách vừa trải nghiệm được các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho sức mạnh của con người ở mỗi giai đoạn lại giúp họ đáp ứng được nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng Các di tích này đều có đặc điểm chung là có những yếu tố văn hóa cùng song hành với hoạt động tâm linh
1.2.2 Các tiêu chí để đánh giá giá trị của di tích văn hóa tâm linh
Di tích văn hóa tâm linh phải có một trong những tiêu chí như sau:
- Tiêu chí về giá trị lịch sử, tâm linh:
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quátrình dựng nước và giữ nước
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của một nhânvật lịch sử hoặc nhân vật truyền thuyết có yếu tố tâm linh, tín ngưỡng
+ Công trình xây dựng, địa điểm có lưu giữ di vật, từ thời xưa có chứa đựngtín ngưỡng, văn hóa hay giá trị thiêng liêng, mang lại sự tin tưởng trong đời sốngtinh thần cho con người
+ Số lượng người coi trọng tâm linh chiếm tỉ trọng cao
+ Lượng du khách tìm đến di tích để phục vụ mục đích tìm hiểu văn hóa, tâmlinh cao
- Tiêu chí về giá trị quy mô, kiến trúc, nghệ thuật:
+ Di tích vừa chứa đựng những nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuậtkiến trúc vừa có những yếu tố để phát triển hoạt động hành hương cho du khách
+ Là một công trình nghệ thuật được xây dựng nên để tôn thờ một vị anhhùng dân tộc, một giai nhân thời xưa hay về một nhân vật truyền thuyết có khả năngtạo đức tin lớn mạnh trong con người
+ Là một địa điểm có thể tổ chức gắn kết giữa những nét văn hóa truyềnthống đan xen với hoạt động về tôn giáo, tín ngưỡng
+ Công trình đặc trưng cho một phong cách kiến trúc văn hóa nào đó
+ Công trình có tính trang trí nổi bật
Trang 28- Tiêu chí về giá trị xã hội:
+ Công trình là nơi thu hút các các hoạt động và các dịch vụ công cộng phục
vụ cộng đồng dân cư khu vực và thành phố
+ Công trình đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư khu vực và thành phố.+ Là nơi có thể tổ chức và vận dụng nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu du lịchcủa du khách
+ Có khả năng phát triển những nét văn hóa của xã hội và gìn giữ những nétđặc trưng đó
1.3 Mối quan hệ giữa hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và di tích văn hóa
1.3.1 Vai trò của du lịch văn hóa tâm linh với di tích văn hóa
- Thông qua hoạt động du lịch, du khách được trực tiếp tiếp xúc, thẩm nhận,
và trải nghiệm tại các di tích, từ đó nuôi dưỡng và phát triển các giá trị tâm linh tínngưỡng từ trong tiềm thức của mình
- Hoạt động du lịch góp phần làm tăng khả năng kinh tế cho khu vực, làmphong phú thêm các hoạt động diễn ra tại di tích, người dân địa phương được thamgia nhiều hơn vào các hình thức kinh doanh du lịch tại di tích
- Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của di tích
- Du lịch văn hóa tâm linh giúp phát triển hành vi hướng thiện, nâng cao tinhthần đoàn kết, hướng về cội nguồn, xây dựng xã hội hài hòa, tốt đẹp
- Nhờ có hoạt động du lịch mà hình ảnh của di tích văn hóa được giới thiệurộng rãi hơn, từ đó góp phần làm tăng giá trị văn hóa tâm linh tại điểm di tích đó
- Nhiều ngành nghề, cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, … được hình thành khiếncho điểm di tích trở nên thu hút hơn và khai thác được nhiều khía cạnh hơn tronghoạt động du lịch
1.3.2 Vai trò của di tích đối với hoạt động du lịch văn hóa tâm linh
- Là một tài nguyên du lịch để thu hút du khách
+ Tâm linh và các giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng gắn bó và tồn tại songhành cùng dân tộc từ hàng ngàn năm nay Còn con người thì còn tôn giáo tínngưỡng Các di tích văn hóa có vai trò lưu giữ các giá trị này, nó được coi là yếu tốtài nguyên du lịch (điểm đến) của một hoạt động du lịch
Trang 29+ Giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống là thế mạnh, làm nên sức hấp dẫncho du lịch Giá trị về hình ảnh của di tích càng nổi tiếng đối với khách quốc tế thìviệc tăng giá trị về kinh tế cho hoạt động du lịch là điều tất nhẽ
- Đẩy mạnh các hoạt động du lịch, các hoạt động tín ngưỡng
+ Đây được coi là một dấu ấn về nguồn cội, về lịch sử dựng nước và giữnước, về một lối sống và còn là dấu ấn gắn bó với tôn giáo tin ngưỡng Không chỉvậy, các di tích còn đóng vai trò như một lời quảng cáo về đất nước, con người,nâng cao hiểu biết về tâm linh cho du khách Các di tích với bề dày lịch sử là minhchứng cho sự phát triển lâu dài của đất nước Điều này phù hợp và là sự thu hútchính cho những du khách tham gia hoạt động du lịch tìm hiểu về văn hóa
+ Hơn nữa, tại các di tích thường chứa đựng những giá trị về mặt tâm linhnhư cầu may, cầu bình an, sức khỏe, tiền tài, … đây là những điều cực kì thu hút dukhách tham gia các chuyến tham quan du lịch Tại các di tích còn chứa đựng nhữnggiá trị tâm linh mà đa số người dân Châu Á theo đạo Phật vì vậy các di tích đóngvai trò lớn trong việc nâng cao số lượng khách tham quan du lịch
Từ những khái niệm trên, tác giả xin đưa ra: “ Di tích là nơi lưu giữ những dấu
ấn xưa lại có nét linh thiêng từ những vị thần, thánh thời xưa, tạo một đức tin vững chai trong lòng những du khách tham gia vì thế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa tâm linh Có thể nói, đó là tiền đề
để tạo ra hoạt động tín ngưỡng”
1.4 Yêu cầu để phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại di tích
Trang 301.4.1.1 Sự linh thiêng
Tài nguyên văn hóa với đặc điểm kì diệu, thú vị, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càngthu hút đông đảo du khách đến thăm quan nhằm thỏa mãn trí tò mò cũng như phầnnào đó đáp ứng được lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp củamỗi vùng, mỗi địa phương Bên cạnh đó còn kết hợp được với hoạt động tâm linh,tín ngưỡng để con người có thể tìm về một đức tin, một nơi giúp họ cảm thấy anyên, thanh thản, sẽ giúp cho du khách có một sự hứng khởi khi tham gia vào hoạtđộng du lịch này
Điều kiện thời gian cũng là một trong những yêu cầu để phát triển du lịch vănhóa tâm linh Với bề dày lịch sử càng lâu đời, niên đại của các di tích càng dài baonhiêu thì du khách lại càng có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa và lòng tin hơn vềmặt tâm linh
1.4.1.2 Tính lịch sử
Di tích, là sản phẩm do lao động của con người trong quá khứ để lại và đượcxem xét công nhận là di tích không bị ràng buộc bởi quy định về thời gian trong quákhứ Ví dụ: di tích đình Tây Đằng, Hà Tây được xây dựng cách đây trên 500 nămnhưng di tích Địa đạo Vịnh Mốc mới được xây dựng trong thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ của dân tộc, khoảng 40 năm
Di tích, là bằng chứng vật chất sinh động phản ánh trung thực quá trình ra đờitrong lịch sử của sản phẩm đó trên các phương tiện: nó được tạo ra trong hoàn cảnhnào, được tạo ra với mục đích gì, được tạo ra bằng cách nào và được ai tạo ra.Nghiên cứu điều đó, sẽ phát hiện ra lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ sảnphẩm đó ra đời Cố đô Huế được xây dựng cách đây trên 200 năm nhằm phục vụ sựcai trị đất nước và hưởng thụ của các vua quan triều Nguyễn, nó phản ánh quá trìnhlịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, cũng như trình độ khoa học, kỹthuật, hội họa, điêu khắc của người Việt Nam thời kỳ đó [8, trang 62 – 65]
Trang 311.4.1.3 Quy mô, kiến trúc
Tại các điểm di tích, quy mô và kiến trúc là những điểm cơ bản để thu hút sựchú ý của du khách Mỗi quốc gia thường có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinhsống Mỗi dân tộc có lịch sử, văn hóa, khoa học phát triển khác nhau Nghiên cứucác di tích do các dân tộc khác nhau sáng tạo ra trong quá khứ không những thấyđược sự phát triển về lịch sử, văn hóa, khoa học của từng dân tộc, mà còn thấy đượctính đa dạng về văn hóa của mỗi quốc gia Nhà sàn, tượng nhà mồ, sử thi là bằngchứng của sự phát triển văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Tháp Chàm là bằngchứng về sự phát triển văn hóa của dân tộc Chăm
1.4.1.4 Giá trị nghệ thuật và tính nguyên bản
Các di tích đều bao gồm hai mặt giá trị tiêu biểu, giá trị văn hóa vật thể và giátrị văn hóa phi vật thể
Giá trị vật chất (vật thể) của di tích là cái mà chúng ta nhìn thấy, nó tồn tạitrong một không gian vật chất nhất định như chùa, đình, lăng tẩm, thành quách,tháp, địa đạo, tượng, cây cối
Giá trị văn hóa tinh thần (phi vật thể) gắn với di tích là cái mà chúng ta chỉnhận thấy thông qua các hoạt động tái hiện nó của con người như lễ hội, ca, múa,nhạc, các ghi chép về bản thân di tích đó
Giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tạo cho di tích có giá trị về vật chất cụthể và giá trị văn hóa tinh thần có thể gọi là giá trị vật chất là phần “xương thịt” vàgiá trị văn hóa phi vật thể là “phần hồn” của di tích đó Di tích cố đô Huế, các lăngtẩm, cung đình phản ánh giá trị vật chất, các điệu múa hát, nhã nhạc cung đình Huếphản ánh giá trị văn hóa phi vật thể
Giá trị vật chất của di tích được hình thành trên cơ sở hao phí thời gian laođộng xã hội cần thiết của con người trong quá khứ khi sáng tạo ra nó Bản thân nóchứa đựng giá trị lao động xã hội của con người trong việc sản xuất ra các vật liệu
để xây dựng, trong việc tổ chức kết hợp các vật liệu theo một quy trình khoa học
Tuy nhiên, không thể lấy thước đo thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết
để đánh giá giá trị của nó Bởi vì, khi sản phẩm lao động của con người trong quá
Trang 32xã hội của con người tạo ra nó mà còn chứa đựng những giá trị tiêu biểu của xã hội
về lịch sử, văn hóa, khoa học Do đó, di tích là tài sản vô giá của quốc gia [8, trang
57 – 59]
1.4.1.5 Sự kết hợp với các yếu tố xung quanh
Có thể phân chia các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch baogồm: cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, kiến trúc, phong cảnh thiênnhiên, khí hậu, di tích lịch sử; các loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán v.v
Nhân tố tâm lý xã hội tại điểm đến du lịch đó là sự hiếu khách và tính thânthiện của cộng đồng dân cư sở tại, các sự kiện văn hóa, cuộc sống ban đêm và vuichơi giải trí, tính mới lạ của điểm đến du lịch, khả năng tiếp cận, các món ăn và sựyên tĩnh, môi trường chính trị, xã hội và giá cả;Tính hấp dẫn của điểm đến du lịchđược thể hiện ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch có sức thu hút khách
du lịch cao và có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đi tới điểm du lịchvới nguyên tắc: “Dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiện nghi”
Tính hấp dẫn du lịch là lực hút giữa điểm đến du lịch và điểm cấp khách(nơi
có khách du lịch tiềm năng) đây là yếu tố quan trọng nhất Lực hút (sức thu hút) nàybao gồm: sự phù hợp của tài nguyên cho các hoạt động du lịch; cơ sở hạ tầng và cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; sức chứa; sự phát triển các loại dịch vụ phục
vụ khách tại điểm đến du lịch; sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên để tổ chức cácloại hình du lịch v.v Tất cả những giá trị đó sẽ tạo nên sức thu hút đối với khách
du lịch và các nhà kinh doanh du lịch tại các điểm đến du lịch
1.4.2 Tổ chức
1.4.2.1 Tổ chức các hoạt động ở khu vực
Tại các hoạt động cần chú trọng tuyên truyền các giá trị của di tích lịch sử,truyền thuyết lễ hội trên hệ thống loa, đài tại lễ hội và địa phương nơi diễn ra hoạtđộng Bố trí không gian hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan(sắp xếp các hàng quán, đảm bảo tất cả các khu vực của di tích kinh doanh một cáchhợp lý, theo quy định của Ban quản lý di tích) Chỉ đạo, có phương án quản lý hòmcông đức; bố trí lực lượng hướng dẫn cách đặt lễ, thu gom kịp thời các loại tiền lẻ,tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minhbạch và đúng mục đích Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp
Trang 33với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tínhnguyên trạng của di tích theo đúng Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫnthi hành Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động mê tín, dịđoan, phát tán văn hóa phẩm độc hại, tổ chức cờ bạc trá hình, “Thương mại hóa”hoạt động lễ hội
1.4.2.2 Quản lý các dịch vụ
Đó là khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch, nó có ý nghĩarất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụkhách du lịch Để là điểm đến du lịch hấp dẫn cần có vật chất kỹ thuật phục vụ dulịch một cách đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế Ngoài ra còn có các cơ
sở khác như mua sắm, rạp hát, rạp xiếc, các cơ sở về thể thao(sân bóng đá, sângolfs, sân tenis, bowling…v.v), các cơ sở chăm sóc sức khỏe (massage, tắm bùn, bểbơi nước khoáng v.v) Các cơ sở phục vụ sinh hoạt như: mạng Internet, nơi đổitiền, thanh toán bằng thẻ v.v Tất cả những vấn đề trên tạo cho khách một tâm lýthoải mái, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và tham gia vào các hoạt động tại điểm đến dulịch
1.4.3 An toàn an ninh
Tính hấp dẫn của điểm du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính trị, kinh
tế và xã hội tại điểm du lịch như : vấn đề an ninh, an toàn cho khách, nhận thứccộng đồng dân cư về phục vụ khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch vàcác doanh nghiệp du lịch v.v
Tuyệt đối chú ý công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chốngdịch bệnh tại khu vực tổ chức lễ hội; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông,phòng chống cháy, nổ; bảo đảm vệ sinh môi trường,… khu vực và không gian lễhội
1.4.4 Nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại điểm đến du lịch đóng một vai trò quyếtđịnh cho sự phát triển Hoạt động du lịch chủ yếu là dịch vụ, dịch vụ phụ thuộc vàoyếu tố con người không những trực tiếp phục vụ khách mà cả những người gián tiếpphục vụ cũng như cộng đồng dân cư tại điểm đến
Trang 341.4.4.1 Số lượng
Theo Tổng cục Du lịch, hiện tại, cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch,chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ 42% được đào tạo về dulịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa quađào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ Chính vì thế, số lao động cóchuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu vừa yếu nhưng số lao động chưa đáp ứng yêucầu lại dư thừa Hơn thế nữa, số lượng người làm du lịch trong hoạt động du lịchvăn hóa tâm linh vẫn còn thiếu và chưa chú trọng đến hoạt động này để khai thácnguồn nhân lực một cách dồi dào hơn
1.4.4.2 Kiến thức
Mặc dù yêu cầu về kỹ năng nghiệp vụ không có khác biệt, nhưng về kiếnthức thì đối với người làm du lịch văn hóa tâm linh thường có yêu cầu cao hơn vìkiến thức nền về văn hóa và tâm linh rất đa dạng Sở dĩ như vậy vì đối tượng thamquan du lịch văn hóa tâm linh rất đa dạng như đã đề cập Hơn nữa, phân khúc khách
du lịch văn hóa thường có nhận thức cao và có như cầu hiểu biết cao hơn Chính vìvậy, người làm du lịch văn hóa ngoài việc khổ luyện , thường là những người có trínhớ tốt, nắm vững một khối lượng kiến thức rất lớn và đa dạng
Ngoài ra, yêu cầu về ngoại ngữ cũng hết sức khắt khe mới có thể đáp ứngđược việc truyền đạt thông tin đầy đủ, chuẩn xác đến du khách
1.4.4.3 Thái độ
Những người trực tiếp phục vụ khách, đó là nhân viên trong các doanh nghiệp
du lịch (doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, thuyếtminh viên tại các điểm tham quan, lái các phương tiện phục vụ khách v.v) Họ lànhững người trực tiếp chịu trách nhiệm phục vụ khách từ lúc họ đến cho đến khi họ
đi Ấn tượng của họ về sự phục vụ của các nhân viên là rất lớn, họ đòi hỏi một sựnhiệt tình với công việc và trách nhiệm của nhân viên đối với khách từ những côngviệc và hành động nhỏ nhất Nếu như nhân viên làm tốt sẽ tạo ra một ấn tượng sâusắc cho khách và đây sẽ là một hình thức tuyên truyền và quảng cáo hiệu quả nhất Những nhân viên trong các cơ sở như: bán hàng lưu niệm, các cơ sở dịch vụvừa phục vụ cộng đồng dân cư vừa phục vụ khách du lịch v.v Họ là những ngườigián tiếp phục vụ khách du lịch, những hành động không tốt của họ như nói thách,
Trang 35bán hàng giả, lấy giá cao…v.v sẽ đem lại một ấn tượng, cảm xúc không tốt khôngchỉ với họ mà cả điểm đến du lịch và địa phương, đất nước.
Khách du lịch đến điểm đến du lịch sẽ tìm hiểu về phong tục tập quán, nếp sinhhoạt của cộng đồng dân cư Thái độ ứng xử của cộng đồng dân cư đối với khách dulịch là một trong những vấn đề tác động mạnh đến ấn tượng và cảm xúc của khách.Một cộng đồng dân cư hiếu khách, tôn trọng khách, nhiệt tình với khách sẽ đem lạidanh tiếng không chỉ cho địa phương mà cho cả điểm đến du lịch
1.4.5 Khả năng tiếp cận và liên tuyến
Một điểm đến du lịch có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫnkhông thể khai thác được vì việc tiếp cận điểm đến đó hết sức khó khăn Vấn đề tiếpcận điểm đến du lịch thuận lợi phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Khoảng cách giữa điểm đến du lịch và nguồn khách (hay giữa điểm đi vàđiểm đến) là một trong những yếu tố về khả năng tiếp cận Điều này chỉ thuận lợikhi có mạng lưới các phương tiện giao thông vận chuyển khách đa dạng, thuận tiện,
dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.Đó là mạng lưới của các hãng hàng không, mạnglưới đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường biển
- Đối với khách du lịch quốc tế, đó là việc đơn giản hóa các thủ tục từ thịthực xuất nhập cảnh đến các thủ tục hộ chiếu,hải quan tại các cửa khẩu quốc tế Tất
cả những thủ tục hành chính này sẽ tạo ra những ấn tượng đầu tiên đối với khách và
Trang 36văn hóa với yếu tố tâm linh, các hoạt động xúc tiến tại di tích phải cùng nhau xúctiến dựa trên cơ sở cùng có lợi
- Liên kết để tạo nên bản riêng cho di tích => là một sự thu hút mạnh mẽ đốivới du khách hay những nhà kinh doanh du lịch muốn đầu tư vào di tích
- Sự hợp tác từ người dân địa phương và ban quản lý di tích trong vấn đề bảotồn giá trị của di tích, người dân địa phương cần phối hợp với các cơ quan chứcnăng để chấp hành những quy định đưa ra về việc bảo vệ di tích quốc gia và nhữngchính sách phát triển đóng góp cho kinh tế tại di tích
Trang 37TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, khóa luận đã đề cập đến những nội dung chính như sau:
- Đưa ra được khái niệm của du lịch văn hóa tâm linh từ những định nghĩa cấu thành cụm từ này như khái niệm về du lịch, về văn hóa, về tâm linh
- Chỉ ra được đặc điểm và các thành phần cấu thành hoạt động du lịch văn hóa tâm linh
- Đưa ra khái niệm di tích văn hóa, di tích văn hóa phục vụ tâm linh từ đó đặt
ra các tiêu chí để đánh giá giá trị của di tích văn hóa tâm linh Các tiêu chí như sau
+ Tiêu chí về giá trị lịch sử, tâm linh
+ Tiêu chí về giá trị nghệ thuật, kiến trúc, quy mô
+ Tiêu chí về mặt xã hội
- Đề cập đến mối quan hệ giữa hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và di tích văn hóa Di tích là nơi lưu giữ những dấu ấn xưa lại có nét linh thiêng từ những vị thần, thánh thời xưa, tạo một đức tin vững chai trong lòng những du khách tham gia
vì thế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa tâm linh Qua đó, đây là tiền đề để tạo ra hoạt động tín ngưỡng
Cuối cùng chương 1 đã chỉ ra các yêu cầu để phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại di tích Đây là nội dung quan trọng nhất để từ đó có thể tiếp tục triển khai nội dung của các chương tiếp theo Từ các yêu cầu này, chúng ta có thể áp dụng vàohai điểm di tích đã chọn trong bài khóa luận để vận dụng, phát triển du lịch văn hóa tâm linh và đưa ra các giải pháp cụ thể hơn
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI 2 DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC VÀ PHỦ TÂY HỒ 2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ),chùa có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội Kiếntrúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanhnhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang Là trung tâm Phật giáo củakinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần Với những giá trị về lịch sử vàkiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rấtnhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốcnguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa, gần bờ sôngHồng Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựngtrên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần).Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng Trạngnguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 vềcông việc tôn tạo này Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắptượng Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa Năm
1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, chođổi tên chùa là Trấn Bắc Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đãđược nhân dân quen gọi cho đến ngày nay
Trang 39Sau một thời gian bị chiến tranh tàn phá, theo nội dung tấm bia do Tiến SĩPhạm Quí Thích dựng năm 1815, từ năm 1813 đến năm 1815, chùa Trấn Quốc lạiđược Sư trụ trì là Khoan Nhân tổ chức trùng tu lại chính điện, nhà thiêu hương, tiềnđường, hành lang, gác chuông, hậu đường, đồng thời đắp tượng Phật và đúc chuônglớn Chùa Trấn Quốc là một trong số rất ít những ngôi chùa ở miền Bắc có photượng Thích-ca nhập niết bàn bằng gỗ thếp vàng.
Điểm độc đáo đầu tiên của chùa Trấn Quốc là cổng vào của chùa Đến thamquan chùa Trấn Quốc lần đầu tiên thường có cảm giác cổng chùa bị lệch khi nhìn từ
xa, nhưng khi đến gần lại không có cảm giác đó Cổng chùa Trấn Quốc được xâychếch sang một bên để hòa làm một với lối đi cong cong mềm mại dẫn vào chùa Điqua cổng chùa, chỉ cần men theo con đường lát gạch đỏ là có thể đến được vớinhững công trình kiến trúc bên trong bao gồm tiền đường ở chính giữa quay mặt vềhướng Tây
Dãy hành lang tiếp tục nối dài bởi nhà thiêu hương và thượng điện, đằng sau
là gác chuông Điểm nhấn riêng của chùa Trấn Quốc là vườn mộ tháp cổ phía sauchùa với nhiều ngôi tháp cổ có từ thời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng thế kỉ 18 Trong đó,nổi bật nhất là tòa tháp lục độ đài sen 11 tầng, cao 15m được xây dựng vào năm
1998 Mỗi tầng tháp đều có 6 ô cửa, trong mỗi ô đều đặt 1 tượng Phật A Di Đà bằng
đá quý Trên đỉnh tháp là Cửu Phẩm Liên Hoa (đài sen 9 tầng) bằng đá quý Mặc dù
đã trải qua nhiều lần tu sửa làm thay đổi diện mạo ban đầu của chùa Trấn Quốc thếnhưng với giá trị ngàn năm lịch sử, ngôi chùa Trấn Quốc vẫn là một chốn thờ tựlinh thiêng mà bất cứ du khách nào đến thủ đô đều muốn một lần ghé lại Mới đây,chùa Trấn Quốc còn vinh dự được trang Thrillist bầu chọn vào danh sách nhữngngôi chùa, đền thờ, cung điện, tháp có cảnh quan và kiến trúc đẹp nhất thế giới
2.1.1.3 Hệ thống tu hành và quản lý
Các đời trụ trì của chùa Trấn Quốc gồm:
Thiền Sư Vân phong
Tăng Thống Khuông Việt
Quốc Sư Thảo Đường
Thiền Sư Thông Biện
Trang 40 Thiền sư Tịnh Không
Thiền Sư Giác Qúan
Thiền Sư Qủang tế
Thiền Sư Tịnh trí Giác Khoan (dòng Tào Động)
Hoà Thượng Kim Cương tử
Hoà thượng Thích thanh Nhã
2.1.1.4 Các hoạt động chủ yếu
Lễ hội đua thuyền rồng trên Hồ Tây
Lê hội hoa đăng
Lễ Vu Lan hằng năm
Đại lễ Phật đản
2.1.2 Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ Hà Nội là di tích lịch sử cấp cuốc gia Hàng năm có rất đông
người tới Phủ Tây Hồ cầu tài cầu lộc cầu bình an Phủ Tây Hồ Hà Nội được xem là
một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền chùa ở Hà Nội, thu hút khôngchỉ những người dân Hà Nội, mà cả những du khách thập phương đến thắp hươngcầu phúc
2.1.2.1 Vị trí
Phủ Tây Hồ thuộc thôn Tây Hồ, trước là đất một làng cổ của kinh thànhThăng Long nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội Phủ Tây Hồ nằmtrên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, cách trung tâm Thủ đôkhoảng 4km về phía Tây
Nơi đây đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấpbằng di tích Lịch sử - Văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996
2.1.2.2 Nguồn gốc và lịch sử
Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh Trong hệ thống điện thần Việt Nam, ChúaLiễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, LiễuHạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín ngưỡng thờMẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam Tục truyềnrằng: bà là Quỳnh Hoa – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vìtội làm vỡ cái ly ngọc quý Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền,