Khái niệm quản lý nhà nước ngành thương mại “Quản lý nhà nước về thương mại” là sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thương mại bằng các công cụ, chính sách, pháp luật nhằm đạt được
Trang 1NGUYỄN QUỐC HẢI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THƯƠNG MẠI TẠI QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Ðà Nẵng – Năm 2018
Trang 2NGUYỄN QUỐC HẢI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TẠI QUẬN THANH
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương phháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 5
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI 9
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI 9
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước 9
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế 10
1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước ngành thương mại 11
1.1.4 Vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành thương mại 11
1.1.5 Chức năng của quản lý nhà nước về thương mại 14
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI 16
1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước ngành thương mại 16
1.2.2 Công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước đối với thương mại 21
1.3 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI 22
1.3.1 Phương pháp hành chính 23
1.3.2 Phương pháp kinh tế 23
1.3.3 Phương pháp tuyên truyền, giáo dục 24
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 24 1.4.1 Yếu tố nguồn lực 24
1.4.2 Yếu tố thị trường 26
1.4.3 Môi trường kinh tế - xã hội và chính sách 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27
Trang 52.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH
KHÊ 28
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 30
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI CỦA QUẬN THANH KHÊ TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2017 34
2.2.1 Đặc điểm thương mại quận Thanh Khê 34
2.2.2 Khái quát ngành thương mại quận Thanh Khê 35
2.2.3 Các nhân tố tác động đến thương mại tại quận Thanh Khê 50
2.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển thương mại tại quận Thanh Khê 55
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TẠI QUẬN THANH KHÊ TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2017 58
2.3.1 Thực trạng thực hiện các nội dung quy hoạch, triển khai các chương trình, đề án phát triển thương mại 58
2.3.2 Thực trạng xây dựng và ban hành văn bản quản lý thương mại 61
2.3.3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh 64
2.3.4 Thực trạng thực hiện các dịch vụ công đối với ngành thương mại tại quận Thanh Khê 76
2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật ngành thương mại tại quận Thanh Khê. 82
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 86 2.4.1 Những thành tựu đạt được 86
2.4.2 Hạn chế tồn tại 89
2.4.3 Nguyên nhân 93
Trang 6CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TẠI QUẬN
THANH KHÊ ĐẾN NĂM 2025 96
3.1 QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TẠI QUẬN THANH KHÊ ĐẾN NĂM 2025 96
3.1.1 Quan điểm quản lý 96
3.1.2 Mục tiêu quản lý 97
3.1.3 Định hướng quản lý 98
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 99
3.2.1 Hoàn thiện công tác thực thi các nội dung trong quy hoạch, triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển thương mại 99
3.2.2 Hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản, cơ chế triển khai thực hiện quản lý thương mại 102
3.2.3 Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ đối với cán bộ công chức quản lý thương mại 105
3.2.4 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật ngành thương mại tại quận Thanh Khê 107
3.2.5 Nhóm giải pháp khác 109
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 111
3.3.1 Kiến nghị Sở Công Thương 111
3.3.2 Kiến nghị UBND Thành phố Đà Nẵng 111
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 112
KẾT LUẬN 113
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
Trang 7: Hội đồng nhân dân: Hợp tác xã
: Khoa học - Công nghệ: Kinh tế - Xã hội
: Nhập khẩu: Ngân sách Nhà nước: Quyết định
: Quản lý nhà nước: Sản xuất – kinh doanh: Thủ tục hành chính: Ủy ban Nhân dân: Văn bản quy phạm pháp luật: Vệ sinh an toàn thực phẩm: Văn minh thương mại: Xuất khẩu
: Xuất Nhập khẩu: Xúc tiến thương mại
Trang 82.1 Tăng trưởng kinh tế quận Thanh Khê giai đoạn 30
2011-2017
2.2 Cơ cấu GRDP đối với các ngành kinh tế quận Thanh 30
Khê giai đoạn 2011-2017
2.3 Số lượng hộ kinh doanh cá thể tại quận Thanh Khê 35
giai đoạn 2012-2017
2.4 Số cơ sở doanh nghiệp ngành thương mại trên địa 36
bàn quận Thanh Khê chia theo ngành kinh tế
2.5 Số lượng chợ và số hộ kinh doanh trên địa bàn quận 37
Thanh Khê
2.6 Cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn quận 38
Thanh Khê
2.7 Cửa hàng kinh doanh khí dầu mở hóa LPG chai trên 39
địa bàn quận Thanh Khê
2.8 Giá trị sản xuất các ngành giai đoạn từ 2006 - 2017 412.9 Số cơ sở ngành thương mại trên địa bàn quận Thanh 42
Khê
2.10 Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu của 46
quận Thanh Khê giai đoạn 2012-2017
2.11 Tốc độ tăng giảm tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh 47
thu của quận Thanh Khê giai đoạn 2012-2017
2.12 Số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế 50
quận Thanh Khê giai đoạn 2012-2017
Trang 92.13 Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận 51
Thanh Khê
2.14 Các văn bản đã ban hành để quản lý ngành thương 63
mại của quận Thanh Khê trong giai đoạn 2012-2017
2.15 Tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 652.16 Cơ cấu, tổ chức bộ máy của các Ban quản lý chợ 752.17 Bảng khảo sát đánh giá dịch vụ hành chính quận 80
Thanh Khê
Những vi phạm pháp luật trong hoạt động thương
2.18 mại trên địa bàn quận Thanh Khê giai đoạn 2012- 83
2017
2.19 Giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn quận 86
Thanh Khê và toàn thành phố giai đoạn 2012-2017
Trang 10Số hiệu Tên hình Trang hình
2.1 Bản đồ hành chính quận Thanh Khê Thành phố Đà 28
Nẵng
2.2 Phần mềm đánh giá khảo sát mức độ hài lòng trực 79
tuyến để tổ chức, công dân thuận tiện đánh giá
2.3 Bảng tổng hợp đánh giá trực tuyến về dịch vụ công 79
Trang 11Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ
2.1 Cơ cấu GRDP đối với các ngành kinh tế quận Thanh 44
Khê giai đoạn 2011-2017
2.2 So sánh cơ cấu GRDP đối với các ngành kinh tế của 44
quận Thanh Khê năm 2012, 2017
Biến động số lượng cơ sở kinh doanh, lao động và
2.3 doanh thu của ngành thương mại trong giai đoạn 2012 45
– 2017
2.4 Biến động tăng trưởng bình quân doanh thu của ngành 45
thương mại trong giai đoạn 2012 – 2017
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành thương
2.5 mại trên địa bàn quận Thanh Khê trong giai đoạn 49
Giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn quận Thanh
2.8 Khê và tỷ trọng trong giá trị Tổng sản phẩm xã hội 87
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012-2017
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, thành phố Đà Nẵng xây dựng cho mình nềnkinh tế thị trường hiện đại, riêng thương mại Đà Nẵng đang trên đà phát triển
và đóng góp ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xã hội Việt Nam Gópphần trong sự phát triển kinh tế của thành phố thì thương mại quận ThanhKhê đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của quận nói riêng và của cảthành phố nói chung với mức đóng góp tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻhàng năm khoảng 6.000 tỷ đồng
Nói đến Thanh Khê, ta biết đây là quận thứ hai của thành phố Đà Nẵng,với diện tích 9,47km2, dân số 191.522 người (năm 2016), 10 đơn vị hành chínhcấp phường, Thanh Khê có nhiều lợi thế trong việc phát triển thương mại, dịch
vụ Thương mại phát triển ở các phương thức kinh doanh hiện đại, tiên tiến,thương nhân phát triển cả về số lượng và năng lực quản trị doanh nghiệp, thịtrường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ phát triển nhanh Ngành thương mại đã gópphần đắc lực vào cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại địa phương
Vai trò của quản lý nhà nước (QLNN) về thương mại tại quận ThanhKhê trong thời gian qua, được biểu hiện cụ thể bằng việc quận đã xây dựng và
tổ chức thực hiện các nội dung cơ chế, chính sách của thành phố nhằm hỗ trợkhuyến khích sự hình thành và phát triển các loại hình thương mại văn minh
và hiện đại Theo số liệu thống kê, quy mô kinh tế năm 2017 tăng gấp từ 1.5-2lần so với năm 2011 Năm 2017 về thương mại - dịch vụ đạt 91,32% so năm
2011 là 86,29%, khuyến khích các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tếtham gia hoạt động thương mại, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và ưu đãi vềvốn, mặt bằng bán hàng, về đào tạo, cung cấp thông tin và xúc tiến thươngmại để xây dựng đội ngũ thương nhân ngày càng lớn mạnh Cách nhìn nhận
Trang 13từ cơ quan QLNN đối với vai trò tại khu vực thương mại đã thay đổi đáng kểngay sau khi thực hiện giai đoạn đổi mới cho đến nay Tuy vậy, sự phát triểncủa ngành thương mại tại quận Thanh Khê thực sự chưa tương xứng vớinhững tiềm năng và lợi thế của một quận thứ hai của thành phố với hội tụnhững tiềm năng, cơ hội cho sự phát triển của ngành Cơ sở vật chất và kếtcấu hạ tầng nhìn chung còn trong tình trạng lạc hậu, số lượng tổ chức/cá nhânkinh doanh phân bổ không đều, tập trung cao độ ở khu vực gần trung tâm, gây
ra tình trạng quá tải, mất cân đối giữa các khu vực trên địa bàn quận, nguồnnhân lực với chất lượng cao cho thương mại con thiếu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế sự phát triển của ngànhthương mại tại quận Thanh Khê Trong đó, nguyên nhân quan trọng là côngtác “Quản lý nhà nước về thương mại” Đây là những hạn chế còn thiếu tínhkhoa học, những vấn đề mới phát sinh trong thương mại chưa được bổ sungkịp thời vào nội dung quản lý ngành, dẫn đến sự yếu kém và làm giảm hiệuquả công tác QLNN Đối với những yêu cầu mới về phát triển kinh tế nóichung và ngành thương mại tại quận Thanh Khê nói riêng thì đòi hỏi phải cóphương hướng và giải pháp mới để thực hiện trong quản lý
Vì vậy, việc nghiên cứu giúp củng cố thêm cơ sở lý luận của công tácQLNN về thương mại, tăng những giải pháp mang tính khoa học và khả thinhằm nâng cao hiệu quả quản lý thương mại trên điạ bàn quận, thúc đẩy sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH.HĐH vừa là vấn đề có ý nghĩa cấpthiết vừa có tầm quan trọng chiến lược lâu dài
Để phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của quận, để tạo ra sự gắnkết tốt hơn giữa khu vực thương mại và các khu vực kinh tế khác, thì công tácQLNN vẫn chưa đáp ứng một cách hiệu quả, tồn tại nhiều vấn đề cần hoàn
thiện Đây chính là lý do tôi lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận Thanh Khê- thành phố Đà Nẵng”làm đề tài
Trang 14luận văn thạc sĩ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và nội dung công tác quản lý nhà nước ngành thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước ngành thương mại tạiquận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất các kiến nghị giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu trongcông tác QLNN ngành thương mại tại quận Thanh Khê trong những năm đến
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về thương mại tại quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: Nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về
thương mại tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Thời gian để tiến hành nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng phát triển
ngành thương mại và công tác QLNN ngành thương mại tại quận Thanh Khêgiai đoạn 2012-2017 và đề xuất giải pháp chủ yếu đối với công tác QLNNngành thương mại đến năm 2025
4 Phương phháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Bao gồm các đề tài, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành,các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, từ niên giám thống kê quận Thanh Khê,thành phố Đà Nẵng, các quy hoạch, báo cáo có liên quan đến lĩnh vực quản lýthương mại về lĩnh vực quản lý ngành thương mại trên địa bàn quận qua cácnăm; các nghị định, thông tư, văn bản của Chính phủ, Bộ Công Thương, Sở Kế
Trang 15hoạch – Đầu tư , Sở Tài Chính, Sở Công Thương về công tác quản lý nhànước đối với thương mại; các thông tin có liên quan trên báo, tạp chí, internet.Luận văn có tham chiếu các kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây
ở các địa phương trong cả nước từ năm 2000 đến 2017
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp : Gồm phương pháp phỏng
vấn, phương pháp điều tra và phương pháp quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn : Luận văn giới hạn sử dụng phương pháp
phỏng vấn đối với đối tượng là lãnh đạo UBND Quận, Lãnh đạo phòng Kinh
tế, BQL chợ, lãnh đạo UBND phường trên địa bàn quận Số lượng dự kiếnphỏng vấn từ 6 đến 10 người Cách thức phỏng vấn : Phỏng vấn trực tiếp
+ Phương pháp điều tra khảo sát : Do thời gian và kinh phí có hạn
nên không thể điều tra hết toàn bộ các mảng ngành về thương mại cũng nhưnền kinh tế đang hoạt động diễn ra Tác giả đã chọn những nhóm lĩnh vựcthuộc ngành mang tính đại diện cao cho cả quận Các nhóm người đượcphỏng vấn có trình độ học vấn, thu nhập, ngành nghề khác nhau Cụ thể :
Khảo sát về cacsowf tổ chức cá nhân sẽ được lựa chọn một cách ngẫunhiên có định hướng trong nhóm để khảo sát vấn đề ứng xử của người tiêudùng về kinh doanh thương mại đối với các cơ sở trong chợ với số lượng mẫuchọn ngẫu nhiên 50 người Bao gồm: Việc thực hiện, chấp hành các quy địnhtham gia hoạt động chợ, công tác tập huấn kiến thức VMTM, công tác tuyêntruyền, truyền thông; cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP, giấy cam kết;thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chấp hành các quy định sử lý vi phạm…
Khảo sát cán bộ chuyên môn BQL chợ, phòng Kinh tế, cán bộ làmcông tác chuyên môn quản lý thương mại về 10 phường khảo sát: 20 người.Nội dung: về tổ chức hoạt động, ban hành và thực thi văn bản, tổ chức bộmáy, công tác thanh kiểm tra, cơ sở vật chất, cấp giấy chứng nhận, bảng camkết…
Trang 16* Thiết kế Phiếu khảo sát:
Giới hạn nghiên cứu chính là cơ sở kinh doanh , người thực hiện dịch
vụ công , cán bộ quản lý khu vực buôn bán thương mại, cán bộ làm công tácquản lý và người tiêu dùng Nhằm nắm bắt công tác QLNN về thương mạitrên địa bàn quận là mục tiêu của nghiên cứu Vì thế, thiết kế câu hỏi để xemxét nhận thức, hiểu biết của người tiêu dùng, cán bộ quản lý, cơ sở kinh doanhtheo phân cấp; về triển khai thực hiện văn bản được về công tác tuyên truyền,công tác tập huấn kiến thức và các quy định nhà nước về quản lý thương mại,đánh giá thanh, kiểm tra và hậu kiểm, xử lý vi phạm
Đây là thành phần chính trong bảng câu hỏi khảo sát mức độ cảm nhậncủa đối tượng nghiên cứu Mỗi phiếu khảo sát có từ 10 đến 25 câu hỏi quansát được đưa vào phiếu khảo sát Để đo lường trong bảng khảo sát một số câuquan sát tác giả sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5
Ngoài ra sử dụng câu hỏi sàng lọc trong bảng khảo sát Phần thông tin cánhân cũng được xây dựng trong bảng câu hỏi
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý tổng hợp thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng mô tả về bộ máy quản lý nhà
nước về quản lý thương mại …
- Phương pháp so sánh: So sánh sự khác biệt của bộ máy quản lý, kết
quả hoạt động, nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư vào công tác đảm bảo quản lýthương mại trong 5 năm 2012-2017
5 Bố cục đề tài
Để đạt được mục đích và những nội dung nghiên cứu, bố cục đề tàigồm 3 chương ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, danh mục bảngbiểu và thuật ngữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục Cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước về quản lý nhànước ngành thương mại
Trang 17Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại tại quận ThanhKhê trong giai đoạn 2012-2017
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhànước về thương mại tại quận Thanh Khê đến năm 2025
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN ngành thươngmại quận Thanh Khê, tôi đã tích cực tìm hiểu, tiến hành thu thập thông tin,tham khảo các công trình, luận văn khoa học có nội dung tương tự đã đượccông nhận, phải kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2006), Thương mại dịch vụ- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [20]
Trong tạp chí Cộng sản số 108 năm 2006, GS.TS Hồ Văn Tĩnh đã nêu rõmột số lý luận và thực tiễn về thương mại dịch vụ Tác giả cũng đã nêu được một
số khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc về thương mại dịch vụ Sau đó, tác giả đãchỉ ra được cách tiếp cận tương mại dịch vụ theo hướng hiện đại:
- Một là, đổi mới và nâng cao nhận thức về thương mại dịch vụ
- Hai là, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thích nghi với Hiệp địnhchung về thương mại dịch vụ
- Ba là, tạo lập môi trường thuận lợi phát triển thương mại dịch vụ
- Bốn là, coi trọng phát huy nhân tố con người trong phát triển thương mại dịch vụ
Nguyễn Mạnh Hoàng (2008), Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh
tế.[12]
Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận, nêu đầy đủ các vấn đề cơ bản như:Khái niệm, chức năng, vai trò của QLNN về ngành thương mại Tiếp đó, tácgiả đi tìm hiểu mục tiêu và nội dung QLNN về thương mại hàng hóa trên địa
Trang 18bàn Hà Nội, đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đền công tác QLNN về thươngmại hàng hóa Việc phân tích thực trạng được tác giả đánh giá được thànhcông, cũng như tìm ra được nguyên nhân của các hạn chế đối với QLNN vềthương mại hàng hóa tại địa bàn Đưa ra những kinh nghiệm xây dựng và thựchiện nội dung QLNN về thương mại hàng hoá ở trong và ngoài nước Từ đó,tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước
về thương mại hàng hoá như: Hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoat động kinhdoanh thương mại, xây dựng và tăng cường năng lực thể chế của các bản quyhoạch thương mại, tăng cường thu hút đầu tu trực tiếp nước ngoài…
Nguyễn Thị Dung (2006), Tự do hóa thương mại và vấn đề Quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại, Báo Nhà nước - pháp luật số
6/2012
Tác giả bài báo đã khái quát được khái niệm, đặc điểm về thương mại
và xu thế tự do hóa thương mại Ngoài ra còn đề cập đến pháp luật về QLNNngành thương mại ở Việt Nam và mức độ đáp ứng yêu cầu của tự do hóathương mại Tác giả đã cho thấy rõ vấn đề ở Việt Nam, giấy phép là một công
cụ để thực hiện QLNN trong xu hướng cải cách hành chính, tuy nhiên vẫn cònmột số bất cập mà cơ chế này một phần đã làm chậm quá trình hoạt độngthương mại Bài viết cũng nêu được những vấn đề lớn nhằm thực hiện được tự
do hóa thương mại đó là: tháo bỏ các rào cản về chính sách, pháp luật và phá
bỏ rào cản về cơ chế quản lý… [10]
Nguyễn Thị Thu Vân (2012), Quản lý nhà nước ngành thương mại thành phố Hội An - Tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Trong luận văn, tác giả cũng trình bày những lý luận cơ bản nhất về nộidung QLNN ngành thương mại cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhànước Tác giả đã phân tích rõ nội dung QLNN về thương mại bao gồm: xây dựngvăn bản; xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển
Trang 19thương mại , điều đáng nói ở đây là luận văn đã vận dụng rất tốt phần nội dungnày để phân tích chất lượng QLNN ngành thương mại tại Thành phố Hội An.
Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những phương hướng, đề xuất giải pháptối ưu, nhằm hoàn thiện định hướng phát triển ngành thương mại ở Hội An
Có những giải pháp được lặp lại nhưng cũng có nhiều giải pháp mới, có ýnghĩa trên địa bàn thành phố, có tính thực tiễn và có khả năng áp dụng vàothực tế phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh trong thời gian tới [22]
Nguyễn Thị Thanh Thơm (2016), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ngành thương mại trên địa bàn tỉnh ĐắcLắk, Luận văn thạc sĩ Kinh tế
phát triển, Đại học Đà Nẵng
Tại đây, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về QLNNngành thương mại tỉnh ĐắkLắk, vai trò của thương mại đối với sự phát triểnkinh tế tỉnh Nghiên cứu các nội dung và phân tích thực trạng QLNN ngànhthương mại trong giai đoạn 2011-2014 Cuối cùng đưa ra đề xuất các phươnghướng, giải pháp trong việc thực hiện QLNN ngành thương mại tại ĐắkLắk.Với kết quả nghiên cứu này đã góp phần việc tăng cường năng lực quản lýngành thương mại tại tỉnh ĐắkLắk [21]
Trên đây là các đề tài có nội dung khá sát với vấn đề mà tôi sẽ nghiêncứu trong luận văn tốt nghiệp Do đó, các nội dung về lý luận đến các giảipháp đều rất hữu ích để tham khảo nhằm xây dựng nên cơ sở lý luận và thựctrạng tại địa bàn được nghiên cứu
Trang 20CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Mỗi lĩnhvực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó pháttriển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội
Theo quan niệm của C.MÁC: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động
cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”.[4]
Với quan niệm trên quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ đểđạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất Ở đây Mác đã tiếp cậnkhái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý
Còn theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiệnnay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý
Với nội dung theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo cáchoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý
Theo Giáo trình quản lý nhà nước thì: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình
Trang 21xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN [19]
Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được
sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Được xem làmột hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem làhoạt động chức năng đặc biệt QLNN được hiểu theo hai nghĩa
Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từhoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp Quản lý nhà nước được đề cập là khái niệm quản lý nhà nước theonghĩa rộng; bao gồm toàn bộ các hoạt động ban hành các văn bản luật, cácvăn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động và vấn đề tư phápđối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động quản lý nhànước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước,song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dântrực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chứcnăng của nhà nước theo quy định của pháp luật
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng pháp luật
và thông qua hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý lên nền kinh tếnhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, trong điều kiện mở cửa và hộinhập kinh tế quốc tế Đây là một dạng quản lý xã hội Nó rất quan trọng đốivới sự phát triển KT-XH của đất nước, nhưng cũng rất phức tạp Nhà nướcquản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các ngành kinh tế, các lãnh
Trang 22thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toàn
bộ nền kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, giải quyết nhữngmối quan hệ vĩ mô có liên quan đến nền kinh tế quốc dân, trong đó kinh tếnhà nước đóng vai trò chủ đạo Nhà nước không can thiệp, không giải quyếtnhững vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế hoạt độngtrong nền kinh tế thị trường (cá nhân, doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế )
Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ cần thiết để thực hiện chứcnăng quản lý của mình như công cụ định hướng (kế hoạch, quy hoạch, chiếnlược phát triển kinh tế ), công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ (chính sách đầu tư,thuế, chi tiêu ngân sách, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tín dụng ), công cụpháp lý (pháp luật, các văn bản pháp quy), các công cụ tổ chức và giáo dục [1]
1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước ngành thương mại
“Quản lý nhà nước về thương mại” là sự quản lý của nhà nước đối với
hoạt động thương mại bằng các công cụ, chính sách, pháp luật nhằm đạt đượcmục tiêu đề ra” [18]
Qua những khái niệm trên, ta có nhiều cách tiếp cận khi đặt vấn đềnghiên cứu về quản lý nhà nước ngành thương mại Đối với phạm vi hạn hẹpcủa nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về ngành thương mại được tiếpcận dưới góc độ là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động thương mại trên thị trường trong
sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêuthông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý
1.1.4 Vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò người định hướngdẫn dắt sự phát triển kinh tế, bảo đảm thống nhất các lợi ích cơ bản trong toàn xã
Trang 23hội Nhà nước Việt Nam đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản, nên càng có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn,điều tiết sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng, mục tiêu chiến lược màcương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Đảng đã xác định.
Mặt khác, vai trò điều tiết của nhà nước ta đối với nền kinh tế còn đượcxác định bởi chính các yếu tố: Nhà nước là chủ sở hữu phần lớn các nguồnvốn và tài sản trong nền kinh tế quốc dân, nhà nước trực tiếp sỡ hữu các lĩnhvực chủ chốt nhất của nền kinh tế; các sản phẩm chủ yếu nhất của nền kinh tếvẫn do khu vực quốc doanh sản xuất và chi phối.[24]
Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đã được khẳng định cả về lý luận
và thực tiễn và được thể hiện trên các mặt sau đây:
a Nhà nước định hướng, hướng dẫn hoạt động cho sự phát triển của thương mại
Sự định hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chứcthực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kếhoạch ngắn hạn và dài hạn
Định hướng dẫn dắt sự phát triển của thương mại còn được bảo đảmbằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thươngmại từ trung ương đến địa phương
Đây chính là yếu tố quan trọng có tính thúc đẩy nhịp độ phát triển kinh
tế nói chung và thương mại nói riêng
b Điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại
Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội chomọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường Xâydựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao tráchnhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội
Trong kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp xã
Trang 24hội là rất lớn Nhà nước cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảmcuộc sống ổn định, nhân cách của con người được tôn trọng, đồng thời bảođảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm giàu của mọi công dân.
c Nhà nước tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh cho
thương mại phát triển
Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt thể chế pháp lý, môi trường kinh
tế, chính trị- xã hội, môi trường kỹ thuật - công nghệ, tại đây có thể hiểu rằngNhà nước đã tạo lập một môi trường có định hướng, có hướng dẫn cho hoạtđộng phát triển của ngành thương mại
Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiếu cầu,giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng Nhà nước tập trung xâydựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục,luật pháp cho thương mại Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môitrường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại trong cơ chếthị trường
d Quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước
Nhà nước quy định rõ những bộ phận, những ngành then chốt, nhữngnguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý như: đất đai, các nguồn tàinguyên, các sản phẩm, ngành có ý nghĩa sống còn với quốc gia thuộc sở hữunhà nước Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gianhằm bảo tồn và phát triển các tài sản đó Quản lý trực tiếp các doanh nghiệpthuộc thành phần kinh tế Nhà nước để giữ vai trò nòng cốt trong công cuộcxây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta
Qua đây ta nhận thấy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là nội dungquan trọng của định hướng XHCN Duy trì vai trò chủ đạo của thành phầnkinh tế nhà nước là công việc quan trọng để vượt qua nguy cơ chệch hướng xãhội chủ nghĩa Thông qua các DNNN, Nhà nước có thể hướng dẫn, chỉ đạo
Trang 25sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, tập trung mọinguồn lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thông qua thành phần kinh tế nhà nước, Nhà nước nắm và điều tiết một
bộ phận lớn các hàng hóa – dịch vụ chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng và thenchốt của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng
và phát triển cân đối với nhịp độ cao
1.1.5 Chức năng của quản lý nhà nước về thương mại
a Chức năng hoạch định
Chức năng này bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lược,quy hoạch phát triển thương mại, phân tích và xây dựng các chính sáchthương mại; quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển thị trường, xâydựng hệ thống pháp luật có liên quan đến thương mại; xác lập các chươngtrình, dự án, cụ thể hóa chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực
và quốc tế
Vai trò của chức năng hoạch định là giúp cho các doanh nghiệp cóphương hướng hình thành phương án, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinhdoanh
Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước cóthể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh trênthị trường
b Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại
Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức, quản lý,
sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, cácvăn bản pháp luật Đồng thời, sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thựchiện những vấn đề thuộc về QLNN nhằm áp dụng chính sách và pháp luật vàothực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, hiện thực hóa quy hoạch và kế hoạch
Trang 26Với mục đích trên, chức năng phối hợp có vai trò và bao gồm:
+ Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan QLNN về thươngmại với các đơn vị quản lý liên quan, với các cấp trong hệ thống tổ chức quản
lý thương mại của Trung ương, Tỉnh/ thành phố, quận huyện, xã phường
+ Bồi dưỡng và đào tạo về nguồn lực đủ khả năng thực hiện các công việc liên quan tới quản lý nhà nước về thương mại
c Chức năng lãnh đạo, điều tiết các hoạt động thương mại và can thiệp thị trường
Mục đích là nhằm điều tiết các hoạt động thương mại, điều tiết thịtrường để các hoạt động này cũng như thị trường phát triển cân đối, hài hòa,bền vững và đúng theo quy định
Nội dung và vai trò của chức năng này bao gồm:
+ Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể kinh doanh, khuyến khích và đảm bảo bằng luật pháp
+ Hướng dẫn và kích thích các doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường của mình
+ Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tài chính, kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội trong điều kiện cho phép, không vi phạm các cam kếtquốc tế Bảo vệ kinh tế Nhà nước theo đúng pháp luật quốc tế, chống thamnhũng và thất thoát tài sản, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu chongân sách nhà nước.[19]
d Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi hoạt động thương mại
Nhằm phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạmpháp luật và các quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điềuchỉnh thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả của QLNN về thương mại
Nội dung và vai trò của chức năng này:
+ Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh cũng như
Trang 27chế độ quản lý của các chủ thể đó về các mặt đăng ký kinh doanh, phương ánsản phẩm, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp,môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế
+ Nhà nước cũng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về sức mạnh của hệthống các tổ chức quản lý thương mại của Nhà nước cũng như đội ngũ cán bộcông chức thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước.[19]
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI
1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước ngành thương mại
a Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua kế hoạch, các chương trình, đề án phát triển thương mại
Hệ thống các kế hoạch phát triển thương mại là những nội dung quantrọng để các cơ quan nhà nước thực hiện công tác QLNN về thương mại trênđịa bàn Đây là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình,biện pháp, ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho thương mại trên địa bànquậnphát triển theo đúng các mục tiêu chung của phát triển kinh tế- xã hội
Vì vậy, xây dựng các kế hoạch phát triển thương mại là một nội dungQLNN về thương mại Các kế hoạch quản lý thương mại tại quận phải phùhợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của thànhphố nói chung Ban hành kế hoạch tổng thể phát triển phải được xây dựngtrên các luận cứ khoa học và giá trị thực tiễn cao, đặc biệt yếu tố dự báo vàtầm nhìn về phát triển thương mại trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế xã hội trên địa bàn phải được quán triệt sâu sắc trong bản quy hoạch
để làm căn cứ cho việc quy hoạch tổng thể phát triển thương mại của thànhphố trong thời gian trung hạn và dài hạn Một yếu tố quan trọng không thểthiếu đối với việc xây dựng kế hoạch thương mại là bản kế hoạch này phảiđược tham vấn ý kiến đầy đủ và phải phản ánh được sự phù hợp với các quyhoạch về xây dựng cũng như quy hoạch đô thị đã được phê duyệt
Trang 28Quản lý nhà nước về thương mại đối với quận là một bộ phận nằmtrong hệ thống QLNN thống nhất từ Trung ương đến địa phương Việc quản lýnhà nước về thương mại còn thể hiện ở việc cụ thể hóa các chủ trương, chínhsách, các quyết định của nhà nước về thương mại trên cơ sở đặc thù của từngkhu vực quản lý Các cơ quan có nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt các chủtrương, các chính sách, các quyết định của Nhà nước về thương mại trên địabàn.
Trên cơ sở các đặc thù của quận, cơ quan QLNN về thương mại phải tổchức ban hành các văn bản thể chế hóa các VBQPPL, triển khai nội dung cácvăn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại.Phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trênđịa bàn quản lý để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật vềthương mại
b Xây dựng và ban hành văn bản quản lý ngành thương mại
Thực hiện các nội dung các văn bản pháp luật về thương mại gồm:Luật Thương mại 2005; Các Luật về doanh nghiệp như: Luật doanh nghiệp,Đầu tư; các Nghị định và Quyết định của Chính phủ, các Thông tư, công vănChỉ thị của Bộ Công Thương và các Bộ liên quan về tổ chức công ty, doanhnghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình; Các văn bản hiện hành vềquản lý hoạt động kinh doanh trong nước; Các văn bản về xuất nhập khẩu, cácvăn bản về quản lý thị trường; Các văn bản về đầu tư liên quan đến thươngmại; Các văn bản về tiêu chuẩn chất lượng về quản lý đo lường chất lượnghàng hóa; các văn bản hướng dẫn về đánh giá VMTM Các văn bản về thuếtrong nước và thuế quan; Các văn bản về VPĐD thương mại; Các văn bản vềhải quan; Các văn bản về hợp đồng kinh tế và trọng tài thương mại…
Trên cơ sở pháp luật nhà nước, các VBQPPL của Chính phủ và các vănbản quản lý, hướng dẫn của Bộ Công Thương, cơ quan QLNN về thương mại
Trang 29địa phương xây dựng các dự thảo VBQPPL, luật hướng dẫn thi hành và trìnhUBND cấp tỉnh/ thành phố và cấp quận, huyện thực hiện triển khai; trongphạm vi thẩm quyền của mình, Ban hành các văn bản hướng dẫn có chuyênmôn, nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các hoạt động thương mại theo quy định củapháp luật Tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật về thương mạiđối với thương nhân trên địa bàn quận để đảm bảo việc thực hiện đúng quyđịnh của pháp luật Ban hành các văn bản hướng dẫn các Phòng Kinh tế/Kinh
tế - hạ tầng về nghiệp vụ chuyên môn thương mại và thực hiện các chủ trươngchính sách pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại.[12]
c Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại
Hoạt động đăng ký kinh doanh nhằm đảo bảo quyền kinh doanh thươngmại hợp pháp cho mọi cá nhân và tổ chức trên địa bàn theo quy định của phápluật Đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn quận bao gồm: cấp giấyphép kinh doanh hộ cá thể, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối vớithương nhân kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ thương mại hạn chếkinh doanh, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phâncấp của Chính phủ, Bộ, Ban ngành, UBND thành phố …
Cơ quan QLNN về thương mại phải tổ chức tổ chức tốt công tác cấpđăng ký kinh doanh đảm bảo luôn theo dõi, kiểm tra nhằm ngăn chặn cáchành vi vi phạm pháp luật Cơ quan đăng ký kinh doanh phải đăng ký được hệthống doanh nghiệp và làm tốt vai trò công tác kiểm tra doanh nghiệp theo nộidung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đảm bảo hoạt động đăng ký kinh doanhđược thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.[12]
d Thực hiện công tác dịch vụ công đối với các thủ tục hành chính
Hoạt động nhằm quản lý các thủ tục hành theo phân cấp; cấp, sửa đổi,
bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhằmbảo đảm quyền kinh doanh hợp pháp cho mọi thương nhân theo quy định của
Trang 30pháp luật Cấp các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với cácthương nhân kinh doanh sản xuất các loại hình các hoạt động thương mại.Kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân cấp củaChính phủ, Bộ ngành, UBND, Sở thuộc cấp thành phố; Hỗ trợ pháp lý việcđăng ký thành lập VPĐD, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại ViệtNam và nước ngoài trên địa bàn mình quản lý…
Cơ quan QLNN phải tổ chức tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm, hạn chế kinh doanh, giấy phép kinhdoanh có điều kiện các mặt hàng: thuốc lá, rượu… và các hàng hóa khác trênđịa bàn được quản lý theo quy định của pháp luật Cơ quan QLNN phải xâydựng được hệ thống thông tin về doanh nghiệp và làm tốt công tác kiểm tradoanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đảm bảo hoạtđộng đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật
e Thực hiện quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh đang hoạt động
Xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển các loại hình kinh doanhthương mại cho từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướngphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất,lưu thông hàng hoá và tiêu dùng của nhân dân
Kiến nghị các nội dung về các chính sách hỗ trợ về đầu tư, xây dựng,quản lý hoạt động Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp quản lý cácloại hình kinh doanh và các thương nhân, đảm bảo thông tin kịp thời, nhanhchóng và chính xác, đặc biệt cung cấp thông tin, tư vấn về hàng hoá, thịtrường cho các thương nhân và người tiêu dùng; Tổ chức kiểm tra, khenthưởng và xử lý các vi phạm về hoạt động của các loại hình kinh doanhthương mại
Trang 31f Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại
Nội dung này nhấn mạnh tới việc quy định rõ trách nhiệm của quận, vàcủa doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đưa ra các yêu cầu đốivới cơ quan tổ chức xúc tiến thương mại
Hướng dẫn cho doanh nghiệp về nội dung, nghiệp vụ và phương pháptiến hành xúc tiến thương mại
Kiểm tra hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp theođúng quy định của pháp luật; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng vàphát triển hình ảnh, thương hiệu, nhãn mác hàng hóa.vv
g Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về thương mại
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về thương mại của các chủthể kinh doanh trên địa bàn Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề ánphát triển thương mại của quận sau khi được ban hành xong phải triển khaithực hiện, kiểm tra điều chỉnh kịp thời Cơ quan QLNN về thương mại trênđịa bàn phải làm tốt công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chươngtrình, đề án phát triển thương mại đã được phê duyệt, kịp thời phát hiện vàđiều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thươngmại cho phù hợp với điều kiện phát triển thực tế
Bên cạnh đó, phải thường xuyên tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện và kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để kiến nghị và điềuchỉnh Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra, kiểm soát thị trường, trực tiếp tổchức các hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, buônbán hàng cấm, kinh doanh trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác vềthương mại trên địa bàn quận
Trang 321.2.2 Công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước đối với thương mại
a Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng pháp luật
Để quản lý nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng, nhànước đã ban hành hệ thống pháp luật để quản lý điều hành chung Thực tế, khichuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật
và văn bản dưới luật để phù hợp với từng địa phương
“Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các cách đặt trưng đã định” [11], [19].
Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước quy định các điều kiện và thủtục thành lập, phá sản doanh nghiệp, điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanhnghiệp Căn cứ vào môi trường, hành lang pháp lý được quy định, các chủ thểkinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh của mình dưới sự lãnh đạo, hướngdẫn, giám sát của Nhà nước
b Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng công cụ kế hoạch
Hiện nay, nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh thương mại bằng các
kế hoạch định hướng là chủ yếu, thông qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế
và lực lượng vật chất để đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế quốc dân
“Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án, hành động trong tương lai; theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai”.[11], [19]
Đối với doanh nghiệp thương mại nhà nước, nhà nước chỉ cần giao haichỉ tiêu pháp lệnh: Doanh số và những mặt hàng chủ yếu Các khoản nộp chongân sách nhà nước
Ngoài ra, nhà nước giao cho một số DNNN kế hoạch dự trữ các mặthàng thiết yếu như: lương thực, muối, đường, phân bón để chủ động điều
Trang 33hòa cung - cầu, bình ổn giá thị trường Đối với các loại hình doanh nghiệpkhác, nhà nước quản lý chủ yếu bằng hệ thống luật và các kế hoạch địnhhướng Các doanh nghiệp thương mại căn cứ vào kế hoạch định hướng củanhà nước, dự báo cung cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới để xâydựng kế hoạch kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả nhất.
c Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng tài sản quốc gia
Tài sản quốc gia được sử dụng trong quản lý thương mại bao gồm:
- Ngân sách nhà nước: Toàn bộ khoản thu, chi của nhà nước trong dựtoán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trích ngân sách để sửdụng trong hoạt động quản lý, phát triển ngành thương mại hàng năm
- Kết cấu hạ tầng: Bao gồm hệ thống năng lượng, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống bảo vệ môi trường
- Doanh nghiệp nhà nước: Là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốnthành lập và tổ chức quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội donhà nước giao Vì vậy, trong quản lý thương mại cần tăng cường quản lý các doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
- Hệ thống thông tin nhà nước: Là tập hợp những con người, các thiết
bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý
và phân phối thông tin nhằm phục vụ công tác quản lý thương mại
Với những biến động không lường của thị trường cùng với những độtbiến, rủi ro, thăng trầm không dự báo trước một cách chính xác Trong trườnghợp này để quản lý thương mại phát triển và vận hành đúng hướng, đúng quỹđạo và mục tiêu đã định thì tài sản quốc gia trở thành một công cụ quan trọng
và hữu hiệu để can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế.[12], [19], [21]
1.3 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI
Quản lý nhà nước về thương mại là một trong những hoạt động quản
lý, đòi hỏi chủ thể sử dụng công cụ tác động vào đối tượng nhằm đạt mục
Trang 34tiêu Việc xây dựng những tiêu chuẩn, luật lệ, thiết chế quản lý, các cơ quanquản lý phải có phương pháp để vận dụng,tác động một cách có hiệu quả.Trong quản lý nhà nước về thương mại sử dụng các phương pháp chủ yếu sauđây:
1.3.1 Phương pháp hành chính
“Phương pháp hành chính là các tác động trực tiếp của cơ quan quản
lý hay người lãnh đạo đến cơ quan bị quản lý hay người chấp hành, bằng các quy định của pháp luật, các chỉ thị, mệnh lệnh, cụ thể hóa những quy định của pháp luật” [19].
* Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế vĩ mô:
- Nhà nước đề ra chủ trương đường lối cho các hoạt động kinh tế
- Sử dụng chủ yếu hệ thống pháp luật kinh tế, kiểm soát của nhà nướcthông qua Tòa án kinh tế, Viện kiểm sát nhân dân các cấp Huy động có hiệuquả giám sát của nhân dân để kịp thời ngăn chặn xử lý các sai phạm Tiêuchuẩn hóa, trong sạch đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế
1.3.2 Phương pháp kinh tế
“Phương pháp kinh tế là sự tác động tới vật chất của tập thế hay cá nhân nhằm làm cho họ quan tâm tới kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm vật chất về hành động của mình” [16], [17], [19]
* Các phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế vĩ mô:
Thứ nhất, là chính sách thuế trong quản lý ngành, các sản phẩm cần được ưu tiên phát triển sẽ được ưu đãi về thuế; Thứ hai, hệ thống lãi suất ngân
hàng nhằm thực hiện ý đồ của nhà nước hướng các hoạt động kinh doanh của
chủ thể kinh tế theo mục tiêu nhất định; Thứ ba, sử dụng các giải pháp hỗ trợ
phát triển sản xuất, các chính sách kinh tế cho các đối tượng xã hội cụ thể:
người nghèo, miền núi ; Thứ tư, sử dụng các quỹ dự trữ quốc gia để điều tiết sản xuất, đặc biệt để ổn định tiền tệ, giá cả thị trường; Thứ năm, chính sách
Trang 35đối với các doanh nghiệp Nhà nước để có thể kiểm soát nền kinh tế phát triển;
Thứ sáu, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh tế tốt
cho các doanh nghiệp hoạt động
1.3.3 Phương pháp tuyên truyền, giáo dục
“Phương pháp tuyên truyền, giáo dục là sự tác động đến tinh thần và năng lực chuyên môn của người lao động để nâng cao ý thức và hiệu quả công tác” [11], [17], [19]
* Các phương pháp giáo dục trong quản lý kinh tế vĩ mô:
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhà nước tác độnglên các doanh nghiệp khơi dậy lòng tự hào dân tộc, nâng cao quyết tâm củacác doanh nghiệp trong hoạt động làm giàu cho bản thân và đất nước, tự giáctuân thủ kỷ cương pháp luật, nghĩa vụ đối với đất nước, không vi phạm phápluật
- Đối với người lao động và toàn thể xã hội, nhà nước dẫn dắt tổ chứccộng đồng nhân dân hăng hái thi đua sản xuất, phát triển công nghệ, giữ gìntruyền thống và bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập Thông qua các hoạtđộng của các đoàn thể, các tổ chức trong xã hội nhằm thực thi và giám sát tốtcác hoạt động sản xuất trong nước Các phương pháp tuyên truyền giáo dụccòn được nhà nước thực hiện thông qua các hoạt động và chiến lược phát triểnvăn hóa-xã hội bằng các chính sách cụ thể
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
1.4.1 Yếu tố nguồn lực
a Nguồn lao động
Lao động là yếu tố đầu vào rất cần thiết của mọi quá trình sản xuất, đặcbiệt là yếu tố duy nhất trực tiếp cung ứng các sản phẩm dịch vụ mà không thểthay thế bằng bất kỳ một loại máy móc thiết bị nào Lao động chính là độnglực của phát triển thương mại Để có thu nhập, lao động trở thành nhu cầu cấp
Trang 36thiết và chính đáng nhất của con người Chính nhu cầu đó đã thúc đẩy conngười tìm việc làm, đưa con người đến với công việc và thúc đẩy con ngườitiến hành các hoạt động kinh tế, góp phần tích cực cho sự phát triển của quátrình sản xuất, cung ứng hàng hóa- dịch vụ trên thị trường, là nguồn lực cho
sự phát triển thương mại
b Tiến bộ khoa học, công nghệ
Cùng với các nguồn lực nêu trên, KH-CN cũng là yếu tố quan trọngảnh hưởng đến phát triển thương mại Trong quá trình sản xuất hàng hóa -dịch vụ việc áp dụng những tiến bộ khoa học sẽ thúc đẩy quá trình chuyênmôn hóa sâu hơn, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, giúp tạo ra nhiều sảnphẩm có chất lượng cao hơn Ngày nay, sự phát triển không ngừng vượt bậccủa công nghệ, nhất là công nghệ thông tin cùng với sự phát triển nhanhchóng của các cơ sở hạ tầng mạng máy tính đã đem lại những lợi ích đặc biệtcho toàn xã hội Trong đó, lợi ích mà doanh nghiệp nhận được từ sự phát triểnkhoa học công nghệ mang lại chính là chi phí kinh doanh thấp, tạo cơ hội kếtnối hàng trăm triệu người và giúp các doanh nghiệp lựa chọn được các đối tácthích hợp trên phạm vi toàn cầu; riêng đối với khách hàng giúp khách hàngnhận được các thông tin xác thực và chi tiết một cách nhanh chóng trên môitrường mạng
c Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cácđiều kiện sản xuất và tái sản xuất xã hội Kết cấu hạ tầng của mỗi ngành, lĩnhvực bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của ngành, lĩnh vực đó.Kết cấu hạ tầng bao gồm: kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội
Kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm: năng lượng, giao thông vận tải, bưuchính viễn thông, hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, hệ thống lướiđiện đây cũng chính là yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành
Trang 37Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm: Giáo dục, bệnh viện, Y tế Với tínhchất đa dạng, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất quan trọng trong phát triểnkinh tế xã hội của mỗi quốc gia Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại thì nềnkinh tế mới có điều kiện phát triển nhanh, ổn định và bền vững.
1.4.2 Yếu tố thị trường
Tác động của thị trường đến phát triển thương mại thể hiện: nó chỉ ra
xu thế phát triển thương mại, chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩmhàng hóa- dịch vụ, nâng cao hiệu quả KT-XH của sản xuất kinh doanh Thịtrường ở đây được hiểu không chỉ là thị trường các loại hàng hóa dịch vụ màcòn bao hàm các loại thị trường yếu tố sản xuất (thị trường lao động, thịtrường vốn ) Như vậy, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của quátrình sản xuất, cung ứng hàng hóa- dịch vụ
1.4.3 Môi trường kinh tế - xã hội và chính sách
Môi trường chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng là điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào nềnkinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng
Mặt khác, thể chế, chính sách điều tiết của nhà nước có ý nghĩa rấtquan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh trên lĩnh vực thương mại
Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năngđộng của các chủ thể sản xuất- kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năngthế mạnh của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển thương mại và ngược lại.Trong quá trình QLNN sử dụng những biện pháp, chính sách để can thiệp vàoquá trình sản xuất và trao đổi, cung ứng hàng hóa- dịch vụ Các biện phápthường được sử dụng như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hốiđoái, các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến thị trường
Trang 38KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 nhằm nghiên cứu những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước ngành thương mại:
- Khái niệm, vai trò, chức năng quản lý nhà nước ngành thương mại
- Các nội dung quản lý nhà nước ngành thương mại trên địa bàn quận: +Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch, các chương trình, đề án phát triển thương mại;
+ Xây dựng và ban hành văn bản quản lý ngành thương mại;
+ Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại;
+ Thực hiện công tác dịch vụ công đối với các thủ tục hành chính;+ Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh doanh đang hoạt động; Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại;
+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách,pháp luật về thương mại; Công cụ và phương pháp QLNN ngành thương mại
Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện nội dung QLNNvề thương mại trên địa bàn quận
Trang 39Quận Thanh Khê có 10 phường, bao gồm: An Khê, Hoà Khê, ThanhKhê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián,Thạc Gián, Vĩnh Trung.
Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận Thanh Khê Thành phố Đà Nẵng [33]
Trang 40- Về đất đai, địa hình:
Tổng diện tích đất quận Thanh Khê chia làm 3 nhóm như sau: Nhómđất nông nghiệp 5ha, nhóm đất chuyên dùng: 437,76ha, nhóm đất ở 439,6ha,nhóm đất chưa sử dụng 64,95ha Tài nguyên đất không nhiều nên quá trình sửdụng đất đai đã đem lại hiệu quả nhất định, đa số đất của quận được sử dụngvào các mục đích phát triển đô thị
Quận Thanh Khê nhìn chung có địa hình bằng phẳng, tương đối thấp vềphía Bắc, tập trung nhiều dân cư Trung tâm quận có một số ao hồ đóng vaitrò điều tiết lượng nước mặt cho toàn quận Hiện nay, do tình trạng đô thị hoávới tốc độ cao, việc san ủi giải phóng mặt bằng lấy đất đồi núi để đắp đấttrũng thấp diễn ra khá nhiều nên dẫn đến tính chất đất bị thay đổi, thành phần
cơ giới cũng bị biến đổi không còn tính chất ban đầu
- Về khí hậu, thủy văn: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,nhiệt độ cao và ít biến động Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 260C, caonhất tháng 6 (290C), thấp nhất tháng 2 (220C) Độ ẩm không khí trung bìnhhằng năm 83,4% Lượng mưa trung bình hàng năm 1.355mm, cao nhất vàotháng 10 là 266mm, thấp nhất tháng 2 là 7mm Khí hậu nơi đây là vùngchuyển tiếp đan xen giữa khí hậu phía Bắc và khí hậu phía Nam Mỗi năm có
2 mùa rõ rệt là mùa khô (tháng 01 đến tháng 7) và mùa mưa (từ tháng 8-12),thi thoảng có những đợt rét đông nhưng không kéo dài Thanh Khê thườngxuyên bị ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 2-3 cơn bão đi qua, hainăm thường có một cơn bão lớn Do đó, việc kinh doanh buôn bán người dânảnh hưởng vào thời tiết khá lớn
Hệ thống sông ngòi của Thanh Khê chỉ có sông Phú lộc với lưu lượngnước nhỏ, do nằm sâu trong khu vực nội thị lại nhỏ nên ít có giá trị kinh tếtrong việc vận chuyển bằng đường thuỷ Chất lượng nước sông hiện đang bị ônhiễm do tất cả nước sinh hoạt và sản xuất đều đổ trực tiếp ra sông