1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam

131 87 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 7,07 MB

Nội dung

Trong thời gian qua, công tác cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịchNgân hàng CSXH huyện Hiệp Đức còn tồn tại nhiều bất cập như: Quy môcho vay còn khá nhỏ; thủ tục hồ sơ vay vốn còn khá ph

Trang 1

TRẦN THỊ HUỲNH THẢO

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÕNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HIỆP

ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2018

Trang 2

TRẦN THỊ HUỲNH THẢO

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY

HỘ NGHÈO TẠI PHÕNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH

Trang 5

: Hội nông dân: Hội cựu chiến binh: Hội đồng quản trị: Kinh tế - xã hội: Lao động Thương binh và xã hội: Ngân hàng Nhà nước

: Ngân hàng Thương mại: Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ngân hàng Phục vụ người nghèo

: Tiết kiệm và vay vốn: Trung ương

: Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: Sản xuất kinh doanh

: Uỷ ban nhân dân: Ngân hàng Thế giới: Xoá đói giảm nghèo

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 5

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 11

1.1 VAI TRÒ CỦA VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 11

1.1.1 Khái niệm và tiêu chí đánh giá đói nghèo trên thế giới 11

1.1.2 Khái niệm và tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam 14

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo 16

1.1.4 Vai trò của vốn tín dụng đối với hộ nghèo 19

1.1.5 Các kênh Chính phủ tổ chức cho vay hộ nghèo 22

1.2 CÔNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 23

1.2.1 Khái niệm về cho vay hộ nghèo 23

1.2.2 Đặc điểm cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách 23

1.2.3 Nội dung công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách 25

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách 30

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

Trang 7

2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO TẠI

HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 42

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 42

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43

2.1.3.Thực trạng đói nghèo của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam 43

2.2 HOẠT ĐỘNG PGD NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 47

2.2.1 Tổng quan sơ lược về PGD Ngân hàng CSXH huyện Hiệp Đức 47 2.2.2 Hoạt động cho vay của PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức 49

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 54

2.3.1 Quy trình cho vay và quản lý vốn vay 54

2.3.2 Những biện pháp mà PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức đã triển khai nhằm hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo trong thời gian qua 58

2.3.3 Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam 59

2.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 78

2.4.1 Kết quả đạt được 78

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 85

Trang 8

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ 873.1.1 Thuận lợi và khó khăn trong công tác cho vay hộ nghèo tại PGDNHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam 873.1.2 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèocủa PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn tới 883.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHOVAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNHQUẢNG NAM 903.2.1 Về PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức 903.2.2 Về mạng lưới hoạt động của điểm giao dịch xã và các tổ TK&VV 993.2.3 Về công tác ủy thác vốn vay qua các tổ chức chính trị - xã hội.1023.2.4 Về chính quyền các cấp 104

KẾT LUẬN 106 PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)

KIỂM TRA HÌNH THỨC LUẬN VĂN

Trang 9

2.1 Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo 452.2 Nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức 492.3 Dư nợ các chương trình tín dụng tại Ngân hàng CSXH 51

2.7 Dư nợ cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức hội 64

2.9 Đánh giá sự hài lòng của các hộ nghèo vay vốn đến quy 68

trình và thủ tục vay vốn tại PGD

2.10 Năng suất và hiệu quả hoạt động của PGD NHCSXH 70

huyện Hiệp Đức

2.11 Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn, tỷ lệ hộ thoát nghèo 71

2.13 Thực tế sử dụng vốn vay của hộ nghèo 73

2.15 Mức thay đổi thu nhập sau khi vay vốn 74

Trang 10

2.18 Đóng góp tạo công ăn việc làm 75

2.20 Các loại tài sản gia tăng của hộ nghèo 762.21 Tác động lên chi tiêu cho giáo dục và sức khỏe 772.22 Phụ nữ gia tăng vai trò trong việc ra quyết định 772.23 Tập huấn kỹ thuật sản xuất sau khi vay vốn 782.24 So sánh hiệu quả mang lại của việc lồng ghép tập huấn 78

kỹ thuật sản xuất sau khi vay vốn

2.25 Đánh giá công tác bình xét bình xét cho vay 81

Trang 11

Số hiệu T n ảng Trang ảng

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD Ngân hàng CSXH Hiệp Đức 48

- Quảng Nam

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước taluôn đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội lên hàng đầu Do vậy,sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển đáng khích lệ,đời sống nhân dân được nâng cao Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận không nhỏngười dân sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa còngặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoátnghèo thiếu vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoátnghèo Do đó, Chính phủ đã đưa ra các chính sách giúp đỡ người nghèo, tạođiều kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhằm thực hiện chủ trương xóađói, giảm nghèo

Quảng Nam là tỉnh nghèo mới được chia tách, có xuất phát điểm thấp,kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng điều kiện tự nhiên khắcnghiệt, thường xuyên gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, kết cấu

hạ tầng yếu kém, đời sống đại bộ phận người nhân còn nhiều khó khăn HiệpĐức là huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh (tỉnh có 9/18 huyện miền núi),

số hộ nghèo, hộ cận nghèo, số xã, thôn nghèo của huyện chiếm tỷ lệ cao (9 xãvùng khó khăn, 3 xã đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng 12 xã, thị trấn củahuyện) Điều kiện đất đai thổ nhưỡng hạn chế, chỉ phù hợp với việc phát triểnkinh tế hộ gia đình, trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc và kinh tế trang trại kếthợp Hơn nữa, mưa lũ hàng năm kéo dài triền miên đã ảnh hưởng nặng đếnhoạt động sản xuất khiến cho đời sống của người dân ở đây vốn dĩ cơ cựccàng thêm đói khổ Do vậy, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH càngđóng vai trò quan trọng, giúp hộ nghèo có thêm nguồn tài chính để chống chọithiên tai, củng cố hoạt động sản xuất của mình

Trang 13

Trong thời gian qua, công tác cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịchNgân hàng CSXH huyện Hiệp Đức còn tồn tại nhiều bất cập như: Quy môcho vay còn khá nhỏ; thủ tục hồ sơ vay vốn còn khá phức tạp; chất lượng vốntín dụng còn thấp; hiệu quả sử dụng vốn để xóa đói giảm nghèo còn chưa cao.

Vì vậy, vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo củaPhòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hiệp Đức nhằm bảo đảm sự pháttriển bền vững của nguồn vốn này, đồng thời, tạo điều kiện hộ nghèo tiếp cậnđược vốn vay ưu đãi, sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả để có thể tự khắcphục khó khăn, vươn lên làm ăn có hiệu quả, thu hẹp diện nghèo và rút ngắnkhoảng cách về chênh lệch thu nhập trong xã hội đang cần lời giải

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề nêu trên

nên tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao

dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” làm

đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về nghèo đói và cho vay hộnghèo tại Ngân hàng chính sách

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác cho vay hộ nghèo tại Phònggiao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam để rút ranhững kết quả, những hạn chế và nguyên nhân

- Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác chovay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hiệp Đức, tỉnhQuảng Nam trong thời gian đến

Từ các mục tiêu trên, luận văn sẽ giải quyết các câu hỏi đặt ra như sau:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến đói nghèo?

-Vai trò của vốn tín dụng ưu đãi đối với xóa đói giảm nghèo như thế nào?

- Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách có những đặc thù gì?

Trang 14

- Nội dung cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách bao hàm côngviệc gì?

- Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách

là gì?

- Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH HuyệnHiệp Đức hiện nay như thế nào? Có những thành công và hạn chế gì? Nguyênnhân của thành công và hạn chế là gì?

- Cần có những khuyến nghị nào để hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèotại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Huyện Hiệp Đức trong thời gian đến?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến công tác cho vay

hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách và thực tiễn hoạt động cho vay hộ nghèo tạiPhòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

4 Phương pháp nghi n cứu

Trước hết, đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về mặt lý luận của đói nghèo

và đặc thù về công tác cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách, kế đến,

sẽ khảo sát thực tế cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXHhuyện Hiệp Đức hiện nay Sau cùng, những kết quả khảo sát thực tế sẽ được

so sánh và kết hợp với các cơ sở lý thuyết để tìm ra những vấn đề còn yếu

Trang 15

kém từ phía Ngân hàng CSXH (nguyên nhân bên trong), và những vấn đề còntồn tại xuất phát từ phía hộ nghèo, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằmhoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXHhuyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam Do vậy đề tài sẽ sử dụng nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính hợp lý và ưu điểm của từngloại phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Sử dụng phương pháp thu thập, đọc và tổng quan tài liệu; thực hiệnđối chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin để hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách

- Để khảo sát, đánh giá thực trạng công tác cho vay hộ nghèo tại Phònggiao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện huyện Hiệp Đức, tỉnh QuảngNam, nguồn dữ liệu được thu thập chủ yếu như sau:

+ Thu thập thông qua các báo cáo thường niên như: báo cáo tổng kết,báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Hiệp Đức, của Ngânhàng CSXH tỉnh Quảng Nam Các dữ liệu về ngành cũng được thu thập từ tạpchí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, thời báo ngân hàng CSXH.Ngoài ra, các thông tin về các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến công táccho vay hộ nghèo của ngân hàng được thu thập thông qua số liệu về tình hìnhkinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn huyện Hiệp Đức

+ Phỏng vấn chuyên sâu: tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu đối vớicác đối tượng bao gồm cán bộ tín dụng của ngân hàng, các tổ trưởng và kháchhàng vay vốn để nhận diện các vấn đề thực tại trong công tác cho vay hộ nghèotại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Trên cở sở nguồn dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, sử dụng phương pháp sosánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu qua các năm để làm rõ thực trạng chovay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hiệp Đức, tỉnhQuảng Nam

Trang 16

- Các khuyến nghị được đề xuất dựa trên việc sử dụng các phương pháptổng hợp, phân tích, suy luận logic và tổng kết để kiểm chứng thực tiễn, thểhiện sử nhất quán giữa lý luận, thực tiễn và các khuyến nghị được đề xuất.

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu cho vay xóa đóigiảm nghèo ở nước ta, đặc biệt là giải pháp để nâng cao hiệu quả trong côngtác cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH, đến nay đã có nhiều bài báo khoahọc, công trình nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau như sau:

Về luận văn thạc sỹ, một số công trình nghiên cứu li n quan điển hình như:

- Luận văn“Hoàn thiện công tác cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Đà Nẵng”, tác giả Trần Hoàng Thùy Linh, Đại học Kinh tế Đà

Nẵng, 2014

Về mặt lý luận: tác giả đã tổng kết được lý luận cho vay hộ nghèo, sựcần thiết cho vay hộ nghèo bởi đây là nguyên nhân gây mất ổn định xã hội,trở lực lớn để nâng cao dân trí, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.Ngoài ra, tác giả chỉ ra sự cần thiết phải hoàn thiện cho vay hộ nghèo bởi nó

Trang 17

góp phần cung cấp vốn đúng địa chỉ, cải thiện thị trường tài chính, giảm tệnạn cho vay nặng lãi, giúp người nghèo có việc làm, tiếp cận thị trường, cóđiều kiện thực hiện SXKD, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Về mặt thực tiễn: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phântích, tổng hợp để chỉ ra những thành công trong hoạt động cho vay hộ nghèonhư: nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương tăng dần, hiệu quả cho vay hộnghèo theo phương thức ủy thác bán phần, vận động tổ viên gửi tiết kiệmđược tuyên truyền rộng rãi góp phần giúp hộ vay có ý thức tiết kiệm, giảm áplực trong vấn đề trả nợ Tuy nhiên, các giải pháp đề xuất tập trung ở tầm vĩ

mô nên chưa giải quyết được vấn đề về nghiệp vụ như: kiểm soát sử dụngvốn vay và xử lý nợ, trong khi nợ xấu cao và tăng mạnh qua các năm

- Luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk”, tác giả Đào Thái Hòa, Đại học

Kinh tế Đà Nẵng, 2014

Về mặt lý luận: tác giả tổng kết những lý luận cho vay hộ nghèo tại Ngânhàng CSXH bao gồm từ việc xây dựng kế hoạch, phê duyệt, tiến hành phân bổnguồn vốn của Ngân hàng CSXH Trung ương đến chi nhánh cho đến công táctriển khai cho vay, từ các tổ TK&VV đến công tác giải ngân, thu nợ, xử

lý nợ cũng như công tác kiểm tra giám sát tại cơ sở, và hiệu quả sử dụng vốnvay để chấn chỉnh các tồn tại sai phạm

Về mặt thực tiễn: tác giả tổng hợp các biện pháp mà Ngân hàng CSXHtỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo như:tham mưu cho các chủ thể liên quan kiểm tra giám sát nhằm chấn chỉnh saiphạm ở cơ sở; phối hợp với các đơn vị ủy thác tuyên truyền về chính sách tíndụng ưu đãi đến người dân Nghiên cứu thực hiện điều tra để đánh giá sửdụng vốn của hộ nghèo và đánh giá của họ đối với hoạt động cho vay, nhưngquy mô điều tra nhỏ (100 hộ) nên các kết luận thiếu ý nghĩa

Trang 18

- Luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ear Kar, tỉnh Đắk Lắk”, tác giả Nông Tuấn Đạt, Đại

học Kinh tế Đà Nẵng, năm 2014

Về mặt lý luận: tác giả đã khái quát được những vấn đề lý luận về chovay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH và các nhân tố bên trong, bên ngoài ảnhhưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH

Về mặt thực tiễn: nghiên cứu đã nhận diện các khó khăn trong cho vay

hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện tại miền núi như: nguồn vốn cho vaychủ yếu là vốn trung ương, vốn địa phương nhỏ, dư nợ tăng cao nhưng tiềm

ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng Nghiên cứu đề xuất giải phápnâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo như: nâng suất đầu tư lên mức tối đa và

đa dạng hóa ngành nghề đầu tư nhằm tăng dư nợ, tăng thị phần cho vay; phốikết hợp với Hội nghề nghiệp của huyện để định hướng ngành nghề SXKD,đổi mới cơ cấu cho vay; nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ; tăng cường

hệ thống kiểm tra, giám sát có hiệu quả Tuy nhiên, nghiên cứu này chưanhận được ý kiến phản hồi của hộ vay, hơn nữa, khá nhiều giải pháp được đềxuất từ những nhận định chủ quan, thiếu căn cứ nên ít khả thi trong công táccho vay hộ nghèo

- Luận văn "Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đăk Nông”, tác giả Trần Văn Thường, Đại

học Kinh tế Đà Nẵng, năm 2015

Về mặt lý luận: tác giả đã khái quát được những vấn đề lý luận về cho

vay hộ nghèo, đặc biệt tổng hợp được các nhân tố bên trong, bên ngoài ảnh

hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo như điều kiện tự nhiên, xã hội, điềukiện kinh tế, chính sách nhà nước, bản thân hộ nghèo, nguồn lực và năng lựcquản lý điều hành của ngân hàng

Trang 19

Về mặt thực tiễn: nghiên cứu đã đã chỉ ra những mặt tích cực, hạn chếtrong hoạt động cho vay hộ nghèo trên địa bàn nông thôn miền núi do khảnăng nhận thức, ý thức trả nợ và chấp hành các quy định cho vay của kháchhàng Ngoài ra, nghiên cứu đã thực hiện điều tra xã hội học về hoạt động chovay hộ nghèo để đưa ra kết luận về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tácđộng đến cho vay hộ nghèo, do đó, các giải pháp đề xuất khá chi tiết, cụ thể,

có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn

- Luận văn "Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kroong Năng, chi nhánh Đăk Lăk”,

tác giả Nguyễn Dân Hùng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, năm 2015

Về mặt lý luận: tác giả đã khái quát được những vấn đề lý luận về đói

nghèo, nguyên nhân và sự cần thiết của cho vay hộ nghèo Ngoài ra, tác giả

cũng hệ thống hóa được các nội dung liên quan đến hoạt động cho vay hộnghèo của ngân hàng chính sách xã hội và kinh nghiệm của một số quốc giacũng như bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về cho vay hộ nghèo

Về mặt thực tiễn: tác giả đã khái quát được tình hình cho vay hộ nghèotại địa phương ở miền núi là huyện Kroong Năng, đã chỉ ra những mặt tíchcực, hạn chế trong hoạt động cho vay hộ nghèo trên địa bàn bao gồm: nguồnvốn cho vay, công tác triển khai cho vay, kiểm tra, thu nợ và xử lý nợ và đềxuất các giải pháp khá chi tiết, cụ thể, có tính khả thi cao để áp dụng vào thựctiễn tại địa bàn huyện Kroong Năng

Về bài báo khoa học, một số nghiên cứu có li n quan điển hình như:

- Phan Thanh Tú (2014), “Nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tạiNgân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Kỳ, Nghệ An”, Tạp chí Tài chính số3/2014, tác giả cho rằng: hoạt động của Ngân hàng CSXH đóng vai trò quantrọng trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, tạo việc làm, đảmbảo an sinh xã hội Sau 10 năm thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo,

Trang 20

hoạt động tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Tân Kỳ đã góp phần giảm tỷ

lệ hộ nghèo, tạo việc làm ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần đưa lạicuộc sống ấm no cho người nghèo, giảm dần khoảng cách với hộ giàu, các hộnghèo Tuy nhiên, cơ chế cho vay còn phức tạp, phiền hà vì phải qua nhiềukhâu, nhiều ngành, nhiều cấp trung gian xét duyệt nhưng trách nhiệm không

rõ ràng nên thường rất chậm

- Bài báo “Nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ giảm nghèo” tạp chí Tàichính số 9 kỳ 2/2015, tác giả cho rằng, Ngân hàng CSXH đã tạo sự chuyển biếnmạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình tín dụng không phải thế chấp tài sản với thủ tục đơn giản, thuậnlợi với thời gian ngắn nhất và huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội

để thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vayvốn Ngân hàng CSXH là mô hình tín dụng chính sách của Việt Nam, cho vaydựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng với cấp ủy, chính quyền địaphương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội Nghiên cứu đã nêu một sốtồn tại, thách thức và những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn tíndụng chính sách, trong đó, phải huy động được các nguồn lực tài chính trong

xã hội (nguồn lực từ tư nhân) để thực hiện nhiều hơn nữa các chương trìnhtín dụng ưu đãi

“Khoảng trống” trong các nghi n cứu li n quan đến luận văn

Vấn đề về cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH được nghiên cứu khánhiều bởi đây vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển củađịa phương mà còn đối với mỗi Ngân hàng CSXH đóng trên địa bàn Vấn đề nàycũng đã được nghiên cứu khá chi tiết tại những Ngân hàng CSXH tỉnh, hayhuyện và được nghiên cứu ở các địa bàn khác nhau là tại khu vực nông thôn, haytại các thành phố, đô thị lớn Các nghiên cứu này đã hệ thống hóa được cơ sở lýluận về đói nghèo và nguyên nhân của nó; đặc thù, nội dung của công tác chovay hộ nghèo, tiêu chí đánh giá cho vay hộ nghèo và

Trang 21

các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách Vềmặt thực tiễn, các nghiên cứu cũng đã làm rõ được những hạn chế, những mặtđạt được và những vấn đề phát sinh trong công tác cho vay hộ nghèo của cácNgân hàng CSXH tỉnh nói chung, của từng Ngân hàng CSXH ở các huyệnmiền núi nói riêng Từ đó đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm tăngcường chất lượng trong công tác cho vay hộ nghèo Tuy nhiên, đối với nhữngvùng miền núi đặc biệt khó khăn, số lượng hộ nghèo và đồng bào thiểu sốchiếm tỷ lệ chủ yếu, hoạt động cho vay hộ nghèo có những đặc thù riêng,khác biệt hoàn toàn với hộ nghèo ở khu vực thành phố, vì thế, công tác chovay hộ nghèo đối với đối tượng này cũng cần có những cách thức riêng phùhợp với đặc thù của đối tượng này Hơn nữa, đối với mỗi Ngân hàng CSXHthì thực tế công tác cho vay hộ nghèo tại địa phương khác nhau do đặc điểmthực tiễn phát sinh tại địa phương cũng khác nhau nên giải pháp cho vay hộnghèo cũng có sự khác nhau Tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyệnHiệp Đức thì vấn đề cho vay hộ nghèo chưa được thực hiện nghiên cứu trongthời gian qua Như vậy, qua hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, rút ramột số kết luận:

(1) Hầu hết các nghiên cứu thực hiện tại Ngân hàng CSXH tỉnh, rấthiếm nghiên cứu thực hiện tại Ngân hàng CSXH cấp huyện nên các giải phápchưa cụ thể cho từng đặc thù địa phương

(2) Một số nghiên cứu đưa ra nhận định và giải pháp dựa trên báo cáochủ quan của ngân hàng, chưa thực hiện điều tra từ phía khách hàng vay vốn

để tìm hiểu những khó khăn từ phía khách hàng nên các giải pháp chưa đầy

đủ ý nghĩa về mặt thực tiễn

Từ những nhận định trên cho thấy, việc nghiên cứu về công tác cho vay

hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hiệp Đức là cần thiết

Vì thế tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng

giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”.

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.1 VAI TRÒ CỦA VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO

1.1.1 Khái niệm và ti u chí đánh giá đói nghèo tr n thế giới

a Khái niệm đói nghèo

Đói nghèo không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà còn mangtính toàn cầu, để giải quyết vấn đề tốt này của mỗi quốc gia trong quá trìnhphát triển kinh tế xã hội, cần phải hiểu rõ bản chất của đói nghèo và nguyênnhân phát sinh đói nghèo Có một số định nghĩa về đói nghèo như sau;

- Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại BăngCốc (9/1993) đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là tìnhtrạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơbản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh

tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương Khái niệm đói nghèonày bao gồm 3 khía cạnh:

+ Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nướcsạch và vệ sinh, thông tin

+ Nghèo thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo đói sẽ thay đổi theothời gian, khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu cơ bản của con người cũng

sẽ thay đổi theo xu hướng ngày một cao hơn

+ Nghèo thay đổi theo không gian: Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốcgia đều có sự khác nhau về cấp độ và số lượng, không có chuẩn nghèo chungcho tất cả nước, người nghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơnmức sống trung bình của quốc gia khác do đó phụ thuộc vào sự phát triểnkinh tế xã hội và các yếu tố văn hóa của từng quốc gia, từng vùng

Trang 23

- Theo Liên hợp quốc (UNDP): Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu đểtham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ

ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai đểtrồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếpcận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bịloại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Nghèo có nghĩa dễ bị bạohành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không đượctiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn

Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia thành hai loại: nghèotuyệt đối và nghèo tương đối

* Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống (nhucầu về ăn mặt, nhà ở chăm sóc y tế, giáo dục )

* Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống

dưới trung bình của cộng đồng địa phương ở một thời kỳ nhất định

Mức nghèo tuyệt đối có phương pháp tính toán riêng nên ranh giớinghèo tuyệt đối được xác lập cụ thể Ngược lại, ranh giới của nghèo tươngđối rất khó xác định bởi không có một tiêu chuẩn chung áp dụng Nó phụthuộc chủ yếu vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia vàmức độ quan tâm, điều chỉnh của chính quốc gia đó Những quan niệm về đóinghèo nói trên phản ánh khía cạnh chủ yếu của người nghèo là: Không đượchưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; cómức sống thấp hơn mức sống cộng đồng không được thụ hưởng nhu cầu cơbản mức tối thiểu dành cho con người; thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vàoquá trình phát triển của cộng đồng

Như vậy, các khái niệm về nghèo đói trên thế giới được hiểu đó là tìnhtrạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thu nhập hạn chế đến tính dễ bị

Trang 24

tổn thương khi gặp phải những tai ương bất ngờ ở một bộ phận dân cư cómức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo, họ không được hưởng vàthoả mãn những nhu cầu mà xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triểnkinh tế xã hội, ít có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định chung dophong tục tập quán của chính xã hội đó.

b Tiêu chí đánh giá đói nghèo

Qua các định nghĩa về nghèo đói trên đây cho thấy, thu nhập bình quântheo đầu người là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh được quy mô, trình độ pháttriển kinh tế và mức sống của người dân trong một nước Theo Ngân hàng Thếgiới, biện pháp áp dụng thông dụng nhất để đo lường đói nghèo là dựa trên mứcchi tiêu hoặc mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong mộtnăm với 2 cách tính đó là: (1) Theo phương pháp Atlas (tức là tính theo tỷ giáhối đoái) và tính theo USD; và (2) Theo phương pháp PPP (purchasing powerparity, là phương pháp tính theo sức mua tương đương) và cũng tính bằngUSD Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn đói nghèo:

- Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hóa, bằng mứcchỉ tiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt

lượng tiêu dùng từ 2100 - 2300 Kcal/ngày/người Với mức giá chung của thếgiới để đảm bảo mức năng lượng đó cần khoảng 1 USD/người/ngày

- Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người Trong đó đặc biệtquan tâm đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm có thunhập thấp (20% số hộ) Chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thunhập bình quân đầu người dưới 370USD/người/năm

- Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia từng địa phương đã được

cụ thể hóa bằng mục tiêu trong chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo vàchương trình của từng địa phương để thực hiện trong công tác xóa đói giảm nghèo

Trang 25

Ngoài ra, UNDP còn đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) baogồm hệ thống ba chỉ tiêu; tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn, thunhập bình quân đầu người trong năm Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá đầy

đủ và toàn diện về sự phát triển và trình độ văn minh của mỗi quốc gia, nhìnnhận các nước giàu nghèo tương đối chính xác và khách quan

1.1.2 Khái niệm và ti u chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam

a Khái niệm về đói nghèo

Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo tại Hội nghị chốngđói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại BăngCốc (9/1993) đó là: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không đượchưởng và thoã mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầunày được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội vàphong tục, tập quán của địa phương Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khái niệmđói và nghèo tách riêng thành 2 khái niệm riêng biệt, cụ thể:

- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãnmột phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấphơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện

- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống

Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèođói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện

về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được thamgia vào các quyết định của cộng đồng”

b Các tiêu chí đánh giá đói nghèo

Đối với từng quốc gia, do mức sống trung bình khác nhau nên cácchuẩn mực về đói nghèo cũng khác nhau theo từng nước Ở Việt nam, theoQuyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 01

Trang 26

năm 2011, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 như sau:

- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ

400.000đồng/người/tháng (4.800.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ

500.000đồng/người/tháng (từ 6.000.000đồng/người/năm) trở xuống là hộnghèo

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 59/2015/QĐ – TTg ngày 19/11/2015, chuẩn Hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau:

- Hộ nghèo ở nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầungười/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ

số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

- Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầungười/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ

số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Trang 27

- Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

- Hộ có mức sống trung bình ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng

Như vậy, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về các tiêu chí tiếp cận đolường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 Các chuẩn hộnghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình bao gồm tiêu chí về thunhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản Các dịch vụ xã hội cơbản bao gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉsố: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn;tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầungười; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụviễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Mức chuẩn nghèo trên là căn

cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch

vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện cácchính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo

a Nhân tố về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý không thuận lợi: Đa phần hộ nghèo sống ở khu vực miềnnúi xa xôi hẻo lánh có địa hình phức tạp và vùng hải đảo biên cương, nhữngnơi không có đường giao thông, thiếu phương tiện thông tin liên lạc Do đó,không có khả năng tiếp cận thị trường, khoa học kỹ thuật công nghệ, làm cho

họ lạc hậu, khó phát triển kinh tế, không năng động tìm kiếm việc làm, lườibiếng lao động

- Thiếu đất canh tác, đất canh tác kém màu mỡ: Tình trạng không cóđất canh tác đang có xu hướng tăng lên khiến một bộ phận không nhỏ người

Trang 28

dân rơi vào tình trạng đói nghèo Ngoài ra, những hộ nghèo thường sống ởnhững vùng đất đai lại cằn cõi, ít màu mỡ, khó canh tác, năng suất cây trồngvật nuôi thấp cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến nghèo đói.

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Thời tiết khắc nghiệt quanh năm,thường xảy ra hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, làm cho đời sống người dân càng trởnên khó khăn, không thể sản xuất đúng thời vụ, dẫn đến họ thường bị bán rẻhoặc không bán được, chất lượng hàng hoá giảm sút

b Nhân tố về điều kiện kinh tế

- Không có nghề nghiệp và mức độ đa dạng hóa nghề nghiệp kém: Đa

số những người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàncảnh khó khăn đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếmđược việc làm tốt, ổn định Trong khi nghề nghiệp là nguồn cung cấp thunhập cho gia đình, quyết định đến mức thu nhập và tính ỏn định của thu nhậpthấp, bấp bênh Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinhdưỡng tối thiểu, không có đủ điều kiện nâng cao trình độ của mình trongtương lai, để thoát khỏi cảnh đói nghèo Thu nhập thấp nên mãi dù họ chỉ cókhả năng trang trải tối thiếu các chi phí lương thực nhưng nó cũng chiếm tỉtrọng lớn trong tổng chi tiêu của họ Ngoài ra, chi phí cho giáo dục đối vớingười nghèo còn rất lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận đượccòn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo Trình độhọc vấn thấp, hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trongcác ngành phi nông nghiệp và những công việc mang lại thu nhập cao và ổnđịnh hơn

- Thiếu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh: Đây được xem lànguyên nhân chủ yếu nhất của tình trạng đói nghèo Nông dân thiếu vốnthường rơi vào vòng lẩn quẩn đó là: sản xuất kém, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng để SXKD, không đủ ăn, phải đi thuê để đảm bảo cuộc

Trang 29

sống tối thiểu hàng ngày Có thể nói, thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớnnhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của hộ nghèo,

đó là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, ápdụng khoa học công nghệ, giống mới

c Nhân tố về điều kiện xã hội

- Tệ nạn xã hội: Các vấn đề về tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, machay, cưới hỏi, , ngày càng gia tăng ở những vùng sâu, vùng xa, cùng vớitrình độ dân trí còn hạn chế khiến cho tình trạng nghèo đói trở nên trầm trọng

và ngược lại, hay nói cách khác, tình trạng đói nghèo luôn đồng hành cùngvới sự bất ổn về trật tự an ninh

- Tập quán: Thiếu kiến thức và kỹ năng về sản xuất cùng với tập quáncanh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức Sản xuất tự cung, tự cấp là chính,chưa có khái niệm về sản xuất hàng hoá Kiến thức về marketting không có,bán các sản phẩm làm ra, nhưng chưa qua chế biến, nên giá trị thấp, sảnphẩm làm ra chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường (bán sản phẩm củamình có, chứ không bán cái mà thị trường cần)

- Tâm lý: Hộ nghèo thường gặp khó khăn và thiếu tự tin trong giaotiếp, tự ti, kém năng động, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin Người nghèothường quan hệ với những người nghèo như mình, hoặc nghèo hơn mình.Không muốn quan hệ với những người khá giả hơn mình Từ đó, càng làmhạn chế về khả năng tiếp cận tư duy mới, cũng như kinh nghiệm làm kinh tếgiỏi Đây là một cản trở lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo

- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém: Đây cũng là yếu tố đẩy con người vàotình trạng nghèo đói trầm trọng Do có người không chịu làm việc, hoặc hayuống rượu, hoặc chơi cờ bạc, mắc tệ nạn xã hội, đến khi bị bệnh tật, đẩy họvào chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng có

ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi đói nghèo Trong khi đó, khả năng tiếp

Trang 30

cận các dịch vụ phòng bệnh của người nghèo còn hạn chế Bệnh tật và sức khoẻ yếu ảnh hưởng đến việc lao động sản xuất và tìm việc làm của người nghèo.

- Hậu quả của chiến tranh: Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều người bịmất sức lao động, nhiều phụ nữ bị goá phụ dẫn tới thiếu lao động, hoặc thiếulao động trẻ, khoẻ có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc

1.1.4 Vai trò của vốn tín dụng đối với hộ nghèo

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và

cơ bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn

là chìa khoá để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói Do không đáp ứng

đủ vốn, nhiều người rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làmthuê, vay nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộcsống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe doạ

họ Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảothủ với phương thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăngnăng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả Thiếu kiến thức

và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đờisống hộ gia đình nghèo Vì thế, giải quyết được vấn đề vốn cho người nghèo, sẽ

có những tác động hiệu quả thiết thực, cụ thể như:

Thứ nhất, vốn tín dụng là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèođói: Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân, như: Già, yếu, ốm dau, không

có sức lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội,

do lười lao động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện

tự nhiên bất thuận lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn trong thực tế ởnông thôn Việt Nam bản chất của những người nông dân là tiết kiệm cần cù,nhưng nghèo đói là do không có vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chứckinh doanh.Vì vậy, vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầutiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo Khi có vốn trong

Trang 31

tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động củabản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây congiống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩmhàng hoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Thứ hai, vốn tín dụng tạo điều kiện cho người nghèo không phải vaynặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế sẽ được nâng cao hơn: Những ngườinghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng cho sản xuất hoặc để duytrì cho cuộc sống họ là những người chịu sự bóc lột bằng thóc hoặc bằng tiềnnhiều nhất của nạn cho vay nặng lãi hiện nay Chính vì thế, khi nguồn vốn tíndụng đến tận tay người nghèo với số lượng khách hàng lớn thì các chủ chovay nặng lãi sẽ không có thị trường hoạt động và người nghèo có điều kiện

để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của họ

Thứ ba, vốn tín dụng giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận vớithị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường: Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu

tư cho sản xuất kinh doanh để xóa đói, giảm nghèo, thông qua kênh tín dụngthu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôicon gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao Để làmđược điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện phápquản lý từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tíchluỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế Mặt khác, khi số đôngngười nghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc traođổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cáchtrực tiếp, điều đó giúp họ thoát nghèo

Thứ tư, vốn tín dụng góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấukinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội:Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất

Trang 32

hàng hoá lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới váosản xuất Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các loạigiống mới có năng suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phảiđược thực hiện trên diện rộng Để làm được điều này đòi hỏi phải đầu tưmột lượng vốn lớn, thực hiện được khuyến nông, khuyến lâm, khuyếnngư, , và những người nghèo phải được đầu tư vốn họ mới có khả năngthực hiện Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho người nghèo đãtrực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề dịch

vụ mới trong nông nghiệp đã trực tiếp góp phần vào việc phân công lại laođộng trong nông nghiệp và lao động xã hội

Thứ năm, vốn tín dụng cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xâydựng nông thôn mới: Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàndân, của các cấp, các ngành Tín dụng cho người nghèo thông qua các quyđịnh về mặt nghiệp vụ cụ thể của nó như việc bình xét công khai nhữngngười được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự thamgia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp uỷ, chínhquyền đã có tác dụng:

- Tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạokinh tế ở địa phương

- Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoànthể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinhnghiệm quản lý kinh tế của gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội thôngqua việc vay vốn

- Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn cócùng hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhautăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đồi với Đảng, Nhà nước

Trang 33

- Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nôngthôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặttiêu cực, tạo ra được bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội và nông thôn.

1.1.5 Các kênh Chính phủ tổ chức cho vay hộ nghèo

Chính phủ tổ chức cho vay hộ nghèo thông qua các kênh sau:

- Tổ chức tài chính Nhà nước: các Tổ chức tài chính Nhà nước tổ chức cho vay hộ nghèo theo các quy định và có sự kiểm soát của Chính phủ

- Ủy thác qua các ngân hàng thương mại: do đặc thù của chính sáchkinh tế, xã hội, các ngân hàng thương mại được Chính phủ ủy thác cho vay

hộ nghèo mà qua đó tạo điều kiện mở rộng đối tượng được hưởng lợi, gópphần thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế xã hội

- Ngân hàng chính sách: là loại hình ngân hàng đặc biệt, hoạt độngkhông vì mục đích lợi nhuận được Chính phủ thành lập nhằm để thực hiệncác chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng cụthể Cho vay hộ nghèo là một trong các chương trình đó

- Ngoài ra, Chính phủ còn tổ chức cho vay hộ nghèo qua các kênh khácnhư: qua các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức tài chính vi

mô và qua các doanh nghiệp Các tổ chức này hoạt động theo nhiều mô hìnhkhác nhau, theo quy ước riêng như quỹ xóa đói giảm nghèo của Hội liênHiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam; tài trợ vốn cho các hộ nghèothông qua các hình thức ứng trước vốn cho nông dân sản xuất và thu nợ bằngchính sản phẩm của họ Do điều kiện môi trường kinh tế xã hội có tính đặcbiệt hơn nên các tổ chức cần tham gia cung cấp các dịch vụ vi mô, như chovay các khoản vay nhỏ, nhận tiết kiệm nhỏ và chia sẻ kiến thức về tài chính,cách làm ăn đối với người nghèo, cũng như doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.Ngoài ra, mạng lưới hoạt động cũng được mở rộng, đặc biệt là sự tiện lợigiao dịch và đi lại đối với người nghèo, đặc biệt cả khu vực vùng sâu, vùng

Trang 34

xa, nơi tập trung phần lớn người nghèo Do đó, cho vay người nghèo tại các

tổ chức này đem lại nhiều hiệu quả tín dụng

1.2 CÔNG TÁC CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.2.1 Khái niệm về cho vay hộ nghèo

Cho vay đối với hộ nghèo, đó là việc sử dụng các nguồn lực tài chính

do Nhà nước huy động cho hộ nghèo vay theo một chính sách ưu đãi nhấtđịnh, nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thựchiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, đảmbảo an sinh xã hội Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo là hoạt động kinh tếmang tính chính sách không vì mục đích lợi nhuận

Như vậy, tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo là loại hình hoạt độngkinh tế mang tính chất chính sách xã hội, các khoản cho vay bắt buộc để hỗtrợ chính sách kinh tế của Chính phủ và cho vay các hoạt động không đápứng các tiêu chí thương mại nhưng lại có tác dụng chính trị xã hội quantrọng, khi thực hiện các khoản cho vay này, ngân hàng có thể không có lợinhuận tức là doanh thu từ cho vay không đủ bù đắp các chi phí bỏ ra Nhưng

vì bản chất của tín dụng là một loại hình cung cấp tài chính, chịu ảnh hưởngbởi các quy luật kinh tế khách quan trong cơ chế thị trường Cho vay chínhsách là hoạt động của ngân hàng không đáp ứng các tiêu chí kinh doanhthương mại, mang lại ít hoặc không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng,nhưng các ngân hàng được chỉ định bắt buộc phải thực hiện do yêu cầu củachính sách kinh tế, xã hội nhằm hỗ trợ các chính sách kinh tế, chính trị và xãhội của bộ máy quản lý Nhà nước

1.2.2 Đặc điểm cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách

Trong các kênh cho vay hộ

những kênh quan trong nhất, phổ

nghèo, ngân hàng chính sách là một trong biến nhất của mọi nền kinh tế Ngân hàng

Trang 35

chính sách là một loại hình ngân hàng đặc biệt, hoạt động không vì mục đíchlợi nhuận mà để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước đốivới một số đối tượng cụ thể Ngân hàng chính sách là ngân hàng thuộc sởhữu Nhà nước, là công cụ để các cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện cácchính sách của mình Các kế hoạch và chính sách của Nhà nước nhằm mụctiêu đạt được sự tăng trưởng bền vững cho đất nước như phát triển cao và

ổn định, nhiều công ăn việc làm, phân phối thu nhập công bằng, bảo vệ môitrường sinh thái hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu chung của các ngânhàng thương mại Hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách cónhững đặc điểm chính như sau:

- Mục đích cho vay: Mục đích hoạt động cho vay đối với hộ nghèo củangân hàng chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu của hoạt độngnày góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo

- Tính chất cho vay: Ngân hàng chính sách thường sử dụng một phầnnguồn tài chính của nhà nước tham gia hỗ trợ cho các ngành, các khu vực,các khoản cho vay chỉ định để hỗ trợ các chính sách kinh tế và ngành côngnghiệp của Chính phủ Đây là việc cho vay phi thương mại đối với các hoạtđộng mà không đáp ứng các tiêu chí thương mại nhưng lại có tác động xãhội và chính trị quan trọng trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia

- Chính sách cho vay: Các chính sách về cho vay hộ nghèo của ngânhàng chính sách thường do Chính phủ hoạch định và được quy định theotừng thời kỳ Tùy theo điều kiện của mỗi nước mà cách vận dụng có khácnhau, nhưng nhìn chung tín dụng ngân hàng đối với người nghèo đó là việchuy động các nguồn vốn có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi tầng lớp dân cưtrong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế xã hội, đồng thời, có thể đi vay hoặcnhận nguồn vốn ủy thác các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước để chonhững hộ gia đình nghèo có sức lao động, có khả năng tổ chức sản xuất

Trang 36

nhưng thiếu vốn, cho vay với mức lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất thị trườnghoặc lãi suất bằng mức lãi suất thị trường), thời hạn vay vốn phù hợp với chu kỳsản xuất kinh doanh; điều kiện cho vay dễ dàng hơn (không phải thế chấp tàisản, thủ tục cho vay đơn giản) và có chính sách xử lý khi gặp rủi ro.

1.2.3 Nội dung công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách

a Đối tượng cho vay hộ nghèo

- Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách thường là những kháchhàng không có điều kiện tiếp cận với các tổ chức tín dụng thông thường; nóicách khác là các khách hàng phi thương mại không đủ điều kiện vay vốn từcác ngân hàng thương mại Ngân hàng chính sách thực hiện cho vay các đốitượng khách hàng là hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của từng quốc giatrong mỗi thời kỳ

b Điều kiện cho vay hộ nghèo

Điều kiện cơ bản nhất của cho vay đối với hộ nghèo đó là người nghèophải cư trú hợp pháp và được xác định theo chuẩn mực nghèo đói theo quyđịnh hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ Thông thường, khi vayvốn hộ nghèo không cần phải thế chấp tài sản tuy nhiên, để tạo điều kiện chovốn vay được sử dụng có hiệu quả và đảm bảo hoàn trả cho ngân hàng, ngânhàng có thể yêu cầu hộ nghèo phải có thêm các điều kiện sau:

- Phải có tiết kiệm bắt buộc: Theo đó, ngân hàng yêu cầu khách hàngphải có số dư trên tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng Gọi là tiết kiệm bắt buộc

vì tiền trên tài khoản tiết kiệm sẽ không được rút nếu như món vay vẫn còn

dư nợ Do vậy tiết kiệm bắt buộc được coi như một hình thức thế chấp mộtphần cho món vay Do yêu cầu phải tiết kiệm, người vay không được phép sửdụng số tiền đó để đầu tư vào hoạt động kinh doanh hay một hoạt động tạo rathu nhập nào khác Tiết kiệm bắt buộc có thể sẽ có tác động tích cực đến kháchhàng thông qua việc dàn xếp cách thức tiêu dùng của họ và cấp vốn

Trang 37

trong những trường hợp khẩn cấp nếu người vay có thể được rút khoản tiếtkiệm Hầu hết các khoản tiết kiệm bắt buộc đều có thể rút vào cuối thời hạnvay nếu như món vay đã được hoàn trả đầy đủ Khi đó, khách hàng sẽ cóthêm một khoản tiền để đầu tư hay tiêu dùng vào cuối thời hạn vay Tiếtkiệm bắt buộc cũng cung cấp một phương thức tích luỹ của cải cho kháchhàng Đối với ngân hàng, tiết kiệm bắt buộc tạo nguồn cho vay và quỹ đầu tưcho ngân hàng, là một nguồn khá ổn định.

- Phải có bảo lãnh của bên thứ ba: thông qua bảo lãnh của bạn bè, họhàng, theo đó món vay sẽ được những người bảo lãnh thanh toán nếu kháchhàng không trả được nợ cho ngân hàng

c Nguyên tắc cho vay hộ nghèo

Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích;

- Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận

d Phương thức cho vay hộ nghèo

Để vốn vay đến tay các hộ nghèo, ngân hàng thường sử dụng haiphương thức chủ yếu là cho vay theo nhóm và cho vay cá nhân

(1) Cho vay theo nhóm:

Đặc điểm của hộ nghèo, không có các tài sản có giá trị để thế chấp khi

đi vay nên họ không thể tiếp cận được với những nguồn vốn của các ngânhàng thương mại với những yêu cầu nghiêm ngặt về tài sản thế chấp Đểkhắc phục điều này, ngân hàng chính sách chấp nhận cho hộ nghèo vay vốntheo nhóm, thông qua đó, sử dụng nhóm như là công cụ bảo lãnh cho vốnvay của các thành viên trong nhóm đó

Hình thức này được ngân hàng áp dụng rộng rãi ở các khu vực đô thị.Bắt đầu và phổ biến ở Châu Mỹ La tinh và hiện đang được mở rộng ra ởChâu Phi và Châu Á Với phương pháp này, 3 đến 4 người là bạn bè hoặc

Trang 38

đồng nghiệp đại diện hộ có thể thành lập một nhóm để vay vốn Mỗi thànhviên được nhận một phần của khoản vay để sử dụng theo mục đích riêng củamình và các thành viên trong nhóm bảo lãnh lẫn cho nhau Điều này có nghĩa

họ cùng chịu trách nhiệm về khoản vay của nhóm Trong trường hợp nếutrong tháng có một thành viên gặp khó khăn và không có khả năng hoàn trảvốn vay thì các thành viên khác phải chịu trách nhiệm hoàn trả phần vốn vay,nếu không thì khoản vay của cả nhóm sẽ bị coi là quá hạn Sau đó, thành viêngặp khó khăn sẽ hoàn trả lại số vốn các thành viên đã trợ giúp Theo phươngthức này, ngân hàng sẽ không phải theo dõi thu hồi nợ quá hạn hàng kỳ mànhóm vay vốn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này Ở một số nướcnhư Bangladesh (Ngân hàng Grameen), nhóm này được gọi là trung tâm.Hàng tuần, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ xuống làm việc, trao đổi vớinhóm và thực hiện giải ngân vốn vay

Ưu điểm của cho vay theo nhóm: Như đã phân tích, cho vay theonhóm có ưu điểm quan trọng là sử dụng sức ép của những thành viên trongnhóm thay thế cho tài sản thế chấp vì các thành viên không muốn bỏ rơi cácthành viên khác trong nhóm hoặc không muốn phả chịu bất kỳ hình phạt nào

vì sự chậm trả Nếu thấy nguyên nhân chậm trả của thành viên là hợp pháp(gia đình có người bị ốm, bị mất trộm…) thì các thành viên khác sẽ sẵn sànggiúp đỡ cho đến khi khó khăn được giải quyết Một lợi thế khác của cho vaytheo nhóm là giảm chi phí giao dịch của ngân hàng thông qua chuyển việcxem xét và giám sát cho nhóm

Nhược điểm của cho vay theo nhóm là tác động dây chuyền dẫn đếnmất khả năng hoàn trả của nhóm bởi các nguyên nhân khách quan như mấtmùa, hạn hán…

(2) Cho vay cá nhân, từng hộ:

Đối tượng cho vay vẫn là hộ nghèo, nhưng không thực hiện cho vay

Trang 39

theo nhóm như trên Do khách hàng không có tài sản thế chấp có giá trị nênngân hàng thường chấp nhận tài sản thế chấp mang tính tượng trưng lànhững công cụ, dụng cụ mà hộ nghèo sử dụng trong hoạt động sản xuất hàngngày (ví dụ: cày, bừa, máy khâu…) hoặc bảo lãnh của bên thứ ba (họ hàng,bạn bè, tổ chức xã hội…) Vì giá trị của những tài sản này không cao vàkhông dễ bán để thu nợ nên ngân hàng không thu nợ từ việc bán hay thu hồitài sản thế chấp mà chỉ sử dụng tài sản thế chấp để tránh việc lạm dụng vốnvay Để xác định quy mô vốn cho vay, cán bộ tín dụng thường tiến hành lậpmột bản luân chuyển vốn đơn giản của hộ Một công cụ quan trọng mà ngânhàng sử dụng để đảm bảo an toàn cho vay là kiểm tra uy tín của khách hàngqua hàng xóm của họ, qua chính quyền địa phương hoặc những ngân hàng đãcho họ vay vốn Cho vay cá thể đòi hỏi sự liên hệ thường xuyên và gần gũicủa cán bộ tín dụng với khách hàng để biết tình hình sử dụng vốn và đánh giákhả năng hoàn trả của khách hàng Bên cho vay xem xét và quyết định chovay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện vay vốn theo quy định.

e Mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay hộ nghèo

- Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào nhu cầuvay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay Mỗi hộ có thể vay vốnmột hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay

- Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo thường áp dụng lãi suất ưu đãi, lãisuất cho vay này thường được Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ

- Thời hạn cho vay: bao gồm vay ngắn hạn (Là khoản vay có thời hạnđến 12 tháng); vay trung hạn (Là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến

60 tháng); và vay dài hạn (Là khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên)

f Phương thức giải ngân và kiểm soát khoản vay hộ nghèo

Về nguyên tắc, ngân hàng tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng Đốivới khách hàng truyền thống, có uy tín, ngân hàng cho vay không cần ký hợp

Trang 40

đồng đảm bảo; trong trường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn,ngân hàng đòi hợp đồng đảm bảo Các đảm bảo của khách hàng nhằm hạnchế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trảđược nợ Tuy nhiên, đối tượng cho vay của ngân hàng trong trường hợp này

là các hộ nghèo, những người thường có rất ít tài sản Do vậy, yêu cầu vềnhững tài sản thế chấp thông thường như đất đai, nhà cửa, máy móc và cáctài sản khác là không thích hợp mà việc cho vay của ngân hàng trong trườnghợp này dựa trên uy tín của chính người đi vay, hay thông qua nhóm liên đới

Vì thế, việc giải ngân và kiểm soát khoản vay cũng tùy thuộc vào từng hìnhthức vay tương ứng

Đối với hình thức cho vay thông qua nhóm liên đới: Theo hình thứccho vay theo nhóm và các thành viên trong nhóm tham gia vào việc đảm bảomón vay của những người khác trong nhóm Sự đảm bảo này có thể là đảmbảo ngầm, có nghĩa là những thành viên khác trong nhóm sẽ không tiếp cậnđược tới món vay nếu tất cả các thành viên trong nhóm không hoàn trả đúnghạn; hoặc là đảm bảo thực sự, trong đó các thành viên trong nhóm sẽ phảichịu trách nhiệm nếu những thành viên khác trong nhóm chậm trả

Ở một số nước, ngân hàng yêu cầu các thành viên trong nhóm đónggóp vào quỹ đảm bảo của nhóm, và quỹ này sẽ được sử dụng trong trườnghợp một hoặc nhiều thành viên không trả được nợ Sử dụng quỹ của nhómđôi khi là theo ý muốn của chính bản thân nhóm đó và đôi lúc do chính ngânhàng quyết định Nếu theo ý muốn của nhóm thì nhóm đó thường cho cácthành viên của mình, những người không thể hoàn trả món vay, vay tiền từquỹ này

Thành viên nào vay tiền từ quỹ phải có trách nhiệm hoàn trả cho quỹ.Nếu quỹ sử dụng theo yêu cầu của ngân hàng thì quỹ này sẽ bị tịch thu tuỳtheo quy mô của món nợ không thanh toán được, có nghĩa là các thành viên

Ngày đăng: 19/01/2019, 11:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w