1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp về thực trạng đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện

37 530 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 273 KB
File đính kèm thực trạng đăng ký khai sinh.rar (39 KB)

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiĐăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hôi, quốc phòng an ninh của đất nước. Tại hầu hết các nước, các sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử đều được đăng ký và được quản lý chặt chẽ. Ở nước ta, vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện từ rất sớm (thời nhà Trần). Trải qua các thời kỳ phong kiến, thực dân, hộ tịch luôn gắn với vấn đề quản lý con người bên cạnh vấn đề quản lý đất đai là hai vấn đề đã từng được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống. Ngày 20112014, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Hộ tịch và Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01012016. Luật Hộ tịch được ban hành nhằm luật hóa các quy định về đăng ký, quản lý hộ tịch trong các Nghị định của Chính phủ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, bảo đảm tính kếthừa và phát triển, cụ thể hóa thẩm quyền và quy trình thực hiện công tác hộ tịch. Trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 1232015NĐCP ngày 15112015 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 152015TTBTP ngày 16112015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 1232015NĐCP ngày 15112015 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch để bảo đảm các nội dung của Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua thời gian học tập ở khoa Luật trường Đại Học Công Nghệ và thực tập tại Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước đã giúp em nhận thức được những nhiệm vụ, hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện. Nhưng điều em tâm đắc nhất là công tác hộ tịch vì công tác này giúp em củng cố thêm phần kiến thức, có nhiều kinh nghiệm và áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế, hiểu rõ hơn về bài học và thấy được những thiếu sót trong quá trình công tác nhằm hoàn thành tốt công việc được giao. Để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề ra những giải pháp phù hợp, em chọn đề tài: Công tác đăng lý và quản lý hộ tịch thuộc thẩm quyền uỷ ban nhân dân cấp huyện, thực trạng và giải pháp trên địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. A. PHẦN MỞ ĐẦU1 1. Lý do chọn đề tài1 2.Ý nghĩa, mục đích chọn đề tài2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài3 5. Bố cục đề tài4 B. PHẦN NỘI DUNG5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN5 1.1. Khái quát chung về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch5 1.1.1. Khái niệm về công tác đăng ký hộ tịch5 1.1.2. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch6 1.1.3.Tầm quan trọng của việc đăng ký và quản lý hộ tịch7 1.2. Đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện:7 1.2.1. Đăng ký khai sinh8 1.2.2. Đăng ký kết hôn9 1.2.3. Đăng ký giám hộ10 1.2.4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con11 1.2.5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc12 1.2.6. Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài13 1.2.7. Đăng ký khai tử.15 1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢCÔNG TÁC HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P, TỈNH G17 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện P, tỉnh G17 2.2. Thực trạng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện G, tỉnh G18 2.2.1. Sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền:18 2.2.2. Đội ngũ công chức tại Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp các xã, thị trấn:18 2.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Phòng Tư pháp:24 2.2.4. Thực trạng trong công tác đăng ký hộ tịch24 2.2.5. Thực trạng trong công tác quản lý hộ tịch26 2.3. Những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện P, tỉnh G30 2.3.1. Thuận lợi.30 2.3.2. Khó khăn31 2.4. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện P, tỉnh G.33

Trang 1

Mục lục

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2.Ý nghĩa, mục đích chọn đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3

5 Bố cục đề tài 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 5

1.1 Khái quát chung về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch 5

1.1.1 Khái niệm về công tác đăng ký hộ tịch 5

1.1.2 Nguyên tắc đăng ký hộ tịch 6

1.1.3.Tầm quan trọng của việc đăng ký và quản lý hộ tịch 7

1.2 Đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện: 7

1.2.1 Đăng ký khai sinh 8

1.2.2 Đăng ký kết hôn 9

1.2.3 Đăng ký giám hộ 10

1.2.4 Đăng ký nhận cha, mẹ, con 11

1.2.5 Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc 12

1.2.6 Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 13

1.2.7 Đăng ký khai tử 15

1.3 Trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện 15

Trang 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢCÔNG TÁC HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P, TỈNH G 17

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện P, tỉnh G 17

2.2 Thực trạng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện G, tỉnh G .18 2.2.1 Sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền: 18

2.2.2 Đội ngũ công chức tại Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp các xã, thị trấn: .18

2.2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Phòng Tư pháp: 24

2.2.4 Thực trạng trong công tác đăng ký hộ tịch 24

2.2.5 Thực trạng trong công tác quản lý hộ tịch 26

2.3 Những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện P, tỉnh G 30

2.3.1 Thuận lợi 30

2.3.2 Khó khăn 31

2.4 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện P, tỉnh G 33

2.4.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện về vấn đề cán bộ Tư pháp- Hộ tịch 34

2.4.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác đăng ký và quản lý hộ tịch 35

2.4.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện về vấn đề cải cách các thủ tục hành chính trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch 37

2.4.4 Một số giải pháp, kiến nghị khác nhằm hoàn thiện hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch 37

ĐỀ TÀI:

Trang 3

CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH

THUỘC THẨM QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P, TỈNH G.

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quantâm thực hiện Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyềncon người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cáchkhoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh

tế - xã hôi, quốc phòng - an ninh của đất nước Tại hầu hết các nước, các sự kiện hộtịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi connuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử đều được đăng ký và được quản lýchặt chẽ Ở nước ta, vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện từ rất sớm (thờinhà Trần) Trải qua các thời kỳ phong kiến, thực dân, hộ tịch luôn gắn với vấn đề quản

lý con người bên cạnh vấn đề quản lý đất đai là hai vấn đề đã từng được thực hiện mộtcách bài bản, có hệ thống

Ngày 20/11/2014, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII

kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Hộ tịch và Luật chính thức có hiệu lực từ ngày01/01/2016 Luật Hộ tịch được ban hành nhằm luật hóa các quy định về đăng ký, quản lý

hộ tịch trong các Nghị định của Chính phủ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, bảo đảm tínhkếthừa và phát triển, cụ thể hóa thẩm quyền và quy trình thực hiện công tác hộ tịch Trên

cơ sở quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày15/11/2015 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủquy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch để bảo đảm các nội dung của

Trang 4

Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả Qua thời gian học tập ở khoa Luật trườngĐại Học Công Nghệ và thực tập tại Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước đã giúp em nhậnthức được những nhiệm vụ, hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Nhưng điều em tâmđắc nhất là công tác hộ tịch vì công tác này giúp em củng cố thêm phần kiến thức, cónhiều kinh nghiệm và áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế, hiểu rõ hơn về bài học vàthấy được những thiếu sót trong quá trình công tác nhằm hoàn thành tốt công việc đượcgiao Để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề ra những giải pháp phù hợp, em chọn

đề tài: Công tác đăng lý và quản lý hộ tịch thuộc thẩm quyền uỷ ban nhân dân cấp

huyện, thực trạng và giải pháp trên địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

2.Ý nghĩa, mục đích chọn đề tài

Ý nghĩa và mục đích chính quản lý hộ tịch là công việc thường xuyên của cơquan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để theo dõi thực trạng và sự biến động về hộtịch Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp của cá nhân, tổ chức, để từ đó góp phần tạo cơ

sở xây dựng , phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, chính sách dân số và kếhoạch hóa gia đình

Mục đích của đăng ký hộ tịch là để tạo ra hệ thống pháp luật văn bản pháp luật,thậm chí là văn bản quy phạm pháp luật Được sử sụng và thiết lập để bảo vệ cácquyền dân sự của cá nhân Mục đích thứ hai là tạo ra nguồn dữ liệu cho việc biên soạn

số liệu thống kê quan trọng, phục vụ cho hoạt động thống kê dân cư của nhà nước

Do vậy để làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý hộ tịch thuộcthẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giai đoạn hiện nay, những mặt tích cực

và những mặt hạn chế trong hoạt động quản lý công tác hộ tịch của Ủy ban nhân dânhuyện và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó Đồng thời khẳng định được vai trò

vị trí của công tác quản lý hộ tịch trong hệ thống chính trị và dân cư

Từ đó nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện , nâng cao hiệu quả hoạt động củacông tác quản lý hộ tịch nói riêng và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện P nóichung Và cũng nhằm hoàn thiện kiến thức chuyên môn để hoàn thành báo cáo thựctập

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận thực tiễn của quản lý nhànước về hộ tịch

Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian được giới hạn ở Ủy ban nhândân huyện P; về mặt thời gian được giới hạn từ năm 2016 đến nay Mục đích nghiêncứu của đề tài là làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về hộtịch nói chung và ở Ủy ban nhân dân huyện P nói riêng Từ đó đánh giá thực trạngquản lý nhà nước về hộ tịch ở Ủy ban nhân dân huyện P trong thời gian qua, nêu ranhững kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng Trên cơ sở đó,đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộtịch ở Ủy ban nhân dân huyện P trong thời gian tới Phân tích thực trạng quản lý nhànước về hộ tịch giai đoạn từ năm 2016 đến nay Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản

lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta hiện nay

Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện P, tỉnh G

Hoạt động của công tác quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân huyện P, tác độngtrực tiếp đến đời sống của nhân dân Từ đó, tìm hiểu được thực trạng, cũng như tìm rađược giải pháp và đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Tư Pháp huyện

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Cơ sở của báo cáo là những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như nhữngqui định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch

Trong quá trình nghiên cứu, đã sử dụng các phương pháp như: so sánh, phân tíchtổng hợp, diễn dịch, phân tích luật viết, sưu tầm tài liệu để thực hiện việc nghiên cứu.Bên cạnh đó, còn sử dụng phương pháp thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đểgiải quyết các vấn đề đặt ra trong báo cáo thực tập

5 Bố cục đề tài

A Phần mở đầu:

B Phần nội dung:

Trang 6

Chương I: Cơ sở lý luận của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại ủy ban nhândân cấp huyện.

Chương II: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa công tác hộ tịch trênđịa bàn huyện P, Tỉnh G

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

1.1 Khái quát chung về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch

1.1.1 Khái niệm về công tác đăng ký hộ tịch

Hộ tịch là một khái niệm tập hợp rất nhiều sự kiện hộ tịch Theo quy định tạiĐiều 2, Điều 3, Luật Hộ tịch năm 2014:

Hộ tịch là những sự kiện hộ tịch như: khai sinh, kết hôn, nhận cha mẹ, con, thayđổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử

Trang 7

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào

Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộquyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư Theo đó, việc đăng

ký hộ tịch bao gồm những nội dung quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014:

Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhậncha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộtịch; Khai tử

Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác địnhlại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn tráipháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bốmột người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự

Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ;nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử củacông dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật

1.1.2 Nguyên tắc đăng ký hộ tịch

Nguyên tắc khi đăng ký hộ tịch được quy định tại Điều 5 Luật Hộ tịch 2014, theo

đó, khi tiến hành đăng ký hộ tịch thì phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân

Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực,khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy địnhcủa pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu

rõ lý do

Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thìđược giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giảiquyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo

Trang 8

Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩmquyền theo quy định của Luật này.

Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú,tạm trú hoặc nơi đang sinh sống Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trúthì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng

ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhândân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú

Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời,đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch,xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch làthông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch

1.1.3.Tầm quan trọng của việc đăng ký và quản lý hộ tịch

Đăng ký và quản lý hộ tịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn đượcquan tâm thực hiện Thông qua hoạt động này, tạo cơ sở pháp lý để người dân đượccông nhận các quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân và để Nhà nước bảo hộ cácquyền, lợi ích hợp pháp của họ, có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục

vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng - an ninh của đất nước

Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định giá trị pháp lý của Giấy khai sinh:Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của các cá nhân

Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, nămsinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp vớiGiấy khai sinh của người đó

Trang 9

Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấykhai sinh của người đó thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ

có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh

1.2 Đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật hộ tịch 2014 Ủy ban nhân dân cấp huyện

có thẩm quyền đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

Đăng ký sự kiện hộ tịch khai sinh; khai tử; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; giám hộ

có yếu tố nước ngoài;

Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên

cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;

Thực hiện các việc hộ tịch như: Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; lyhôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi connuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan

có thẩm quyền của nước ngoài

1.2.1 Đăng ký khai sinh

1.2.1.1 Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Thẩm quyền đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 35Luật Hộ tịch 2014, cụ thể:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiệnđăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cònngười kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; Có cha hoặc mẹ là côngdân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nướcngoài; Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; Có cha và mẹ làngười nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

Trang 10

Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại ViệtNam: Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

1.2.1.2 Thủ tục đăng ký khai sinh

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em có yếu tố nước ngoài được quy định tạiĐiều 36 Luật Hộ tịch 2014, theo đó:

Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luậtnày cho cơ quan đăng ký hộ tịch Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là ngườinước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải cóxác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tinkhai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theoquy định tại Điều 14 của Luật hộ tịch vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nướcngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật hộ tịch

Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ

hộ tịch Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khaisinh cho người được đăng ký khai sinh

Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều 35 của Luật hộ tịch

1.2.2 Đăng ký kết hôn

1.2.2.1 Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 37Luật Hộ tịch 2014, cụ thể:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng kýkết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú

ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam

Trang 11

định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nướcngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tạiViệt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiệnđăng ký kết hôn

1.2.2.2 Thủ tục đăng ký kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 38 Luật Hộtịch 2014, theo đó:

Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế

có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâmthần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mìnhcho cơ quan đăng ký hộ tịch

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờchứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điềukiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện giải quyết

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân,công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kếthôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bênnam, nữ

Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn,xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấyxác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài

Trang 12

tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi íchhợp pháp của các bên.

1.2.3 Đăng ký giám hộ

1.2.3.1 Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám

hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cưtrú tại Việt Nam

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứtgiám hộ

hộ tịch Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục chongười yêu cầu

1.2.3.3 Đăng ký giám hộ đương nhiên

Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên giữa công dân Việt Nam và người nướcngoài cùng cư trú ở Việt Nam được áp dụng theo quy định tại Điều 21 của Luật hộ tịch

1.2.3.4 Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ

Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ giữa công dân Việt Nam và ngườinước ngoài được áp dụng theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật hộ tịch 2014

Trang 13

1.2.4 Đăng ký nhận cha, mẹ, con

1.2.4.1 Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Điều 43, Luật hộ tịch 2014 quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú củangười được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dânViệt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với côngdân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vớinhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân ViệtNam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả haibên thường trú tại Việt Nam

1.2.4.2 Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con Điều 44, Luật hộ tịch 2014 quy định: Ngườiyêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vậthoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng

ký hộ tịch Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với ngườinước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêmbản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1Điều 44, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tạitrụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi vănbản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ,con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã

Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyếtđịnh việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện giải quyết

Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộtịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện cấp trích lục cho các bên

Trang 14

1.2.5 Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

1.2.5.1 Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

Điều 46, Luật hộ tịch 2014 quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký

hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việccải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan cóthẩm quyền của Việt Nam

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký

hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch,xác định lại dân tộc

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của

cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân ViệtNam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc

1.2.5.2 Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

Điều 47, Luật hộ tịch quy định: Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được

áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật hộ tịch, theo đó:

Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứngminh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28của Luật hộ tịch

Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29của Luật hộ tịch

1.2.6 Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại

cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

1.2.6.1 Thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Điều 48, Luật hộ tịch 2014 quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú củacông dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ,

Trang 15

con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơquan có thẩm quyền của nước ngoài.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kếthôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện

ở nước ngoài

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 33 của Luật này ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã được giảiquyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

1.2.6.2 Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử

Điều 49, Luật hộ tịch 2014 quy định: Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khaisinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộtịch; khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứngminh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơquan đăng ký hộ tịch

Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm côngtác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch Phòng Tư phápbáo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu

Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc

1.2.6.3 Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn

Điều 50, Luật hộ tịch 2014 quy định: Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kếthôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thựcgiấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch

Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản

1 Điều 50 và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch

Trang 16

ghi vào Sổ hộ tịch Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấptrích lục cho người yêu cầu.

Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và thời gian phối hợp giữa các cơquan thực hiện Điều này

1.2.7 Đăng ký khai tử.

1.2.7.1 Thẩm quyền đăng ký khai tử

Điều 51 Luật hộ tịch 2014 quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuốicùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc côngdân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơiphát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử

Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng vănbản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩmquyền của nước mà người chết là công dân

Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chứclàm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

Trang 17

1.3 Trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Theo quy định của Luật hộ tịch tại Điều 70: Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiệnquản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Thựchiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật này; Chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký vàquản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quyđịnh của pháp luật về hộ tịch; Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quyđịnh; Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bố trí công chức làm công tác hộtịch; Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục

hộ tịch theo quy định; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạmpháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền; Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhândân cấp xã cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật; Tổnghợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định củaChính phủ; Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch

Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnquy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, i và k khoản 1 Điều 70

Đối với đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì ngoàiviệc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dâncấp huyện, còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy bannhân dân cấp xã theo quy định tại Điều 71 của Luật này

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộtịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢCÔNG TÁC HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

P, TỈNH G

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện P, tỉnh G

Huyện P là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mưới của tỉnh G, được thànhnăm 1994, theo Nghị định của Chính Phủ, trên cơ sở tách ra từ phần đất của huyện CL,huyện CT, tỉnh G và một phần đất của tỉnh LA

Diện tích tự nhiên: 33.321 ha

Đơn vị hành chính: Gồm 1 thị trấn MP và 12 xã:

Thị trấn MP là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện

Dân số: 66.880 người, số hộ gia đình 15.670 hộ Dân cư đa phần là từ các nơi đếnlập nghiệp khi mới thành lập huyện, có 08 dân tộc thiểu số chung sống đan xen trong cộngđồng dân cư, gồm: Khơme, Hoa, Tày, Thái, Nùng, Mường, Êđê, Sán Dìu

Là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, nên đất đai, nguồn nước đều bịnhiễm phèn, hàng năm bị ảnh hưởng lũ lụt của vùng Đồng Tháp Mười

Qua quá trình xây dựng và phát triển, công cuộc khai thác và cải tạo đất đai, pháttriển hệ thống thủy lợi tháo chua, rửa phèn, dẫn nước ngọt, thoát lũ, khai hoang sảnxuất; xây dựng hệ thống đê bao bảo vệ cây trồng trong mùa lũ, xây dựng cụm tuyếndân cư vượt lũ và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, trường học, trạm ytế,…phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư; xây dựng hệ thống chính trị,củng cố quốc phòng, an ninh đã thay đổi diện mạo của vùng đất từng mệnh danh là

“rốn phèn, rốn lũ”

2.2 Thực trạng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

2.2.1 Sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền:

Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện P, tỉnh G luôn quan tâm đến công tác quản lý

và đăng ký hộ tịch tại địa phương, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất (máy tính, đường

Ngày đăng: 18/01/2019, 04:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w