Để khai thác tối đa khả năng sản xuất của vật nuôi, các phương thứcchăn nuôi khép kín là sự lựa chọn của các trang trại có vốn đầu tư lớn và hệthống mạng lưới chăn nuôi gia công do các c
Trang 1EMIVEST CHI NHÁNH PHÚC THỌ, HÀ NỘI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2NGUYỄN THỊ YẾN
T
ên chu y ên đ ề :
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DUỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ THỊT COBB 500 NUÔI TẠI CÔNG TY
EMIVEST CHI NHÁNH PHÚC THỌ, HÀ NỘI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: 45 TY N02 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Đặng Xuân Bình
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Bản khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành sau một thời gian học tập,nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp Có được kết quả như ngày hôm nay, emxin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới: Ban Giám hiệu nhà trường,Khoa Chăn nuôi Thú y, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam cùng cácthầy cô giáo của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiệncho em hoàn thành học tập đúng thời gian quy định Đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của “Công ty Emivest” và thầy PGS TS Đặng Xuân Bình Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của Công
ty và thầy đã giúp em hoàn thành bản khóa luận được tốt Một lần nữa emkính chúc các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tácgiảng dạy và nghiên cứu khoa học
Thái nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 - gà trống
7
Bảng 2.2: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 - gà mái 7
Bảng 2.3: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn trung bình của gà thịt Cobb 500 8
Bảng 2.4: Nhiệt độ gà con theo môi trường 14
Bảng 2.5: Chế độ nhiệt chuồng gà thịt Broiler 14
Bảng 2.6: Số lượng quạt tối đa sử dụng 17
Bảng 2.7: Mật độ chuồng nuôi 20
Bảng 4.1: Nhu cầu nước uống mỗi ngày của gà 32
Bảng 4.2: Cách thêm máng ăn vào khi gà lớn 33
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
35 Bảng 4.4: Chương trình vắc xin của công ty 37
Bảng 4.5: Kết quả thực hiện công tác phòng vắc xin cho gà tại cơ sở 38
Bảng 4.6: Lượng thức ăn tiêu thụ và khối lượng gà qua các giai đoạn 39
Bảng 4.7: Tỷ lệ nuôi sống cuà gà Cobb 500 qua các tuần tuổi 41
Bảng 4.8 Kết quả điều trị bệnh 44
Trang 5DANH MỤC, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Trang 6phố
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC 4
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Điều kiện cơ sở nơi thực tập 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên……… 4
2.1.2 Cơ sở vật chất trong trang trại thực tập………5
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trang trại……….6
2.2 Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề 7
2.2.1 Tổng quan tài liệu……… 7
2.2.1.1Vài nét về gà Cobb 500 và phương thức nuôi nhốt chồng kín……7
2.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm………12
2.2.1.3 Một số bệnh thường gặp……… 20
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23
2.2.2.1 Tình hình trong nước………23
2.2.2.2 Tình hình ngoài nước………24
Trang 8Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
27 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 27
3.3 Nội dung thực hiện 27
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 27
3.4.1 Chỉ tiêu theo dõi 27
3.4.2 Phương pháp theo dõi 28
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 28
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc 29
4.1.1 Nuôi dưỡng và chăm sóc 29
4.1.2 Công tác vệ sinh phòng bệnh 36
4.1.3 Kết quả theo dõi về khả năng sản xuất của gà 39
4.2 Kết quả chẩn đoán và điều trị 41
4.3 Tham gia các hoạt động khác 45
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 MỘT SỐ ẢNH MINH HỌA CHO KẾT QUẢ THỰC TẬP
Trang 9Phần 1
MỞ ĐÂU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng
tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sảnxuất nông nghiệp Phát triển chăn nuôi trong đó có chăn nuôi gia cầm đã tạoviệc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng chongười dân và thúc đẩy tiến trình giảm nghèo
Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đang phát triển cả về số lượng và chấtlượng Với 4 phương thức chủ yếu là: Chăn nuôi nhỏ nông hộ; chăn nuôi vịtthả đồng; chăn nuôi bán công nghiệp; chăn nuôi công nghiệp Năm 2012 đãsản xuất ra 2.042 ngàn tấn thịt, 8.763,9 triệu quả trứng, trong đó có 5.549triệu quả trứng gà và 3.294,9 triệu quả trứng vịt
Hầu hết các giống gia cầm cao sản của thế giới đều được nhập vào nuôi
ở Việt Nam thông qua các công ty nước ngoài,công ty liên doanh (Japa,Dabaco, Pro Conco,…) và Trung tâm nghiên cứu gia cầm – Viện chăn nuôi.Trong đó có gà COBB 500, nguồn gốc ở Mỹ, hiện nay đang được nuôi phổbiến ở nước ta Đây là giống gà có đặc điểm ít bệnh, dễ nuôi, tầm vóc lớn, tốc
độ sinh trưởng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Việt Nam
Để khai thác tối đa khả năng sản xuất của vật nuôi, các phương thứcchăn nuôi khép kín là sự lựa chọn của các trang trại có vốn đầu tư lớn và hệthống mạng lưới chăn nuôi gia công do các công ty nước ngoài triển khaiđang phát triển hầu khắp cả nước.Trong đó quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cóảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng các sản phẩm của gia cầm
Những năm gần đây, nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuậtvào sản xuất, ngành chăn nuôi gà ở nước ta đang được phát triển mạnh về số
Trang 10lượng và chất lượng Phương thức chăn nuôi đã và đang được chuyển dịchtheo hướng tích cực từ quy mô gia đình, nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, tậptrung Nhờ đó việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn và tạo ra giá trị sảnphẩm kinh tế cao hơn, các sản phẩm từ gà như: trứng, thịt là nguồn thực phẩmquan trọng trong đời sống của nhân dân, ngoài ra còn cung cấp một lượngphân cho ngành nông nghiệp Phát triển chăn nuôi gà đã mang lại một khoảnlợi nhuận không nhỏ cho người dân, cũng như tạo thêm công ăn việc làm,tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo Đặc biệt người dân biết tiếp cận vớikhoa học và công nghệ, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ vàochăn nuôi, lựa chọn các giống gà có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư con giống tốt, chăn nuôi gà muốn pháttriển, đạt năng suất và hiệu quả cao thì vấn đề quan trọng hàng đầu là công tácphòng bệnh cho gà phải tốt
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền Bắc mùa hènóng ẩm, mùa đông có mưa phùn gió bấc Những yếu tố thời tiết đó rất thuậnlợi cho các mầm bệnh phát triển Khi gà bị bệnh sẽ gây thiệt hại lớn chongành chăn nuôi gia cầm Để khắc phục tình trạng trên, cần phải có nhữnggiải pháp như: Nâng cao nhận thức, kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, phòng tránhdịch bệnh từ chính phía người chăn nuôi, nâng cao trình độ chuyên môn củađội ngũ thú y cơ sở và nâng cao kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, phòng tránh dịchbệnh từ chính phía người chăn nuôi
Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tếcho người chăn nuôi Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của trại công ty EMIVET vàgiáo viên hướng dẫn PGS.TS Đặng Xuân Bình, em tiến hành thực hiện đề tài
“Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt Cobb 500 nuôi tại Công ty Emivest chi nhánh Phúc Thọ, Hà Nội”.
Trang 111.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
Hiểu rõ và thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt tại trạiTrần Thị Ngân
Đánh giá quá trình sinh trưởng của gà qua các giai đoạn
Rèn luyện kĩ năng và thái độ nghề nghiệp để trở thành kỹ sư chănnuôi giỏi
Có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến sự vận hành dâychuyền sản xuất trong phương thức chăn nuôi gia cầm hiện đại
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để góp phần vào công tác chănnuôi gà an toàn, áp dụng những ảnh hưởng tốt của mùa vụ đến khả năng sinhtrưởng và tỷ lệ sống vào chăn nuôi gà thịt
Ứng dụng hiệu quả các biện pháp phòng và trị một số bênh hay gặp cho gà
Trang 12Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trại gà của công ty Emivest Feedmill Việt Nam nằm trên địa bànhành chính xã Xuân Phú, Huyện Phúc Thọ, Hà Nội Cách trung tâm thủ
đô Hà Nội 30km
+ Về vị trí địa lý: Phía Tây Bắc giáp xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc,tỉnh Vĩnh Phúc và xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ; phía Tây Nam giáp xãVõng Xuyên và Long Xuyên; phía Đông Nam giáp xã Thượng Cốc; phíaĐông Bắc giáp xã Vân Nam, Vân Phúc, huyện Phúc Thọ
+ Điều kiện địa hình, Đất đai: Xuân Phú là xã có địa hình tương đốibằng phẳng Đất đai ở đây chủ yếu được sử dụng cho sản xuất nông nghiệpthuận lợi cho việc canh tác của nhân dân, mặt khác cơ cấu đất đa dạng nên rấtthuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau
Trang trại chăn nuôi nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn thuộc thôn PhúChâu có địa hình khá bằng phẳng
+ Điều kiện khí hậu:
Về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu của xã Xuân Phú có thểkhái quát như sau:
Xã Xuân Phú là một xã thuộc châu thổ sông Hồng, nên khí hậu cũnggiống như các huyện khác trong tỉnh nói riêng và trên toàn bộ châu thổ nóichung, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa Do ảnh hưởng của loại khí hậu này,nên thời tiết thay đổi theo từng vùng và rất bình thường
Trang 13Từ tháng 5 đến tháng 10: mùa nóng và ẩm Mùa hè gió thổi từ nam đếnĐông - Nam, mang theo nhiều hơi nước nên hay mưa và giông bão Mưanhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8 Nhiệt độ trung bình mùa hè là 26oC.
Từ tháng 11 đến tháng 4: mùa khô, lạnh, nhiệt độ trung bình trong mùa
là 18oC Nhiệt độ trung bình tháng 11 là 21oC, tháng 12 và tháng giêng là
17oC, độ ẩm khoảng 40-45%, tháng 2 và tháng 3 trời lắm sương mù vàthường có mưa phùn
2.1.2 Cơ sở vật chất của trang trại thực tập
Trại gà của công ty THNN Emivest Feedmil Việt Nam được xây dựngtrên diện tích 1ha gồm trang trại, nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn
và các công trình phụ phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại
Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống gồm 5chuồng, mỗi chuồng có diện tích 900m2
Hệ thống nước trong trại chăn nuôi cho gà uống là nước giếng khoanđược sử lý qua hệ thống bể lọc rồi bơm lên bể chứa theo hệ thống dẫn đến cácchuồng khác nhau
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu tổ chức của trại được tổ chức như sau:
Chủ trại, kiêm kỹ thuật trại: 01 người
Công nhân: 7 người
Có 3 sinh viên thực tập
Bảo vệ chịu trách nhệm bảo vệ tài sản chung của trại: 01 người
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm 5 chuồng Mỗi chuồngthực hiện công việc hàng ngày một cách nghiêm túc, đúng quy định của trại
Trang 142.2 Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề
2.2.1 Tổng quan tài liệu
2.2.1.1 Vài nét về gà Cobb 500 và phương thức nuôi nhốt chuồng kín
Vài nét về gà Cobb 500
- Nguồn gốc:
Giống gà Cobb 500 bố, mẹ được Công ty Emivest nhập từ Mỹ Công tynuôi gà Cobb 500 bố, mẹ để sản xuất ra gà con Gà con được đưa về các trạinuôi gia công cho công ty và một số bán ra thị trường (Cobb-vantress.com(2015) [24]
- Đặc điểm:
Gà giống Cobb 500 là gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng,thân hình bầu đẹp Gà tăng trọng nhanh, FCR thấp, sức đề kháng và sự thíchnghi tốt Gà dễ nuôi, mau lớn
Giống gà Cobb 500 là giống gà hướng thịt, có đặc điểm chung là tầmvóc lớn, tốc độ trưởng nhanh, cơ thể có dạng hình khối vuông, bộ lông pháttriển không ép sát vào thân, đầu to, cổ to ngắn, mỏ to chắc, ngực sâu rộng,lưng dài, rộng, phẳng, đùi lườn phát triển, xương thô, thành thục muộn, bảnnăng ấp bóng cao nên sản lượng trứng thấp (150-170 trứng/năm), khối lượngtrứng lớn (58-60g/quả), thường có bản năng ấp trứng cao Tỷ lệ thụ tinh và ấp
Trang 15Bảng 2.1: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn
(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500) [18]
Bảng 2.2: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn
của gà thịt Cobb 500 - gà mái
Trang 16Bảng 2.3: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn trung bình
3 2
7
16
4 2
6
17
4 3
7
19
(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500) [18]
Có khoảng trên 40 hợp chất là các chất dinh dưỡng cần thiết có trongthức ăn của gia cầm để giúp chúng duy trì sự sống, sinh trưởng và sinh sản.Những chất dinh dưỡng này được phân chia thành 6 loại chủ yếu theo bảnchất hóa học và chức năng của từng loại Các chất dinh dưỡng đó là protein,carbohydrate, chất béo, khoáng, vitamin và nước (Bùi Xuân Mến, 2007) [15]
- Vai trò của protein
Protein tham gia cấu tạo nên các tế bào sống Nó là thành phần quantrọng của sự sống, vì nó chiếm khoảng 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm và1/7 - 1/8 khối lượng trứng Protein tham gia cấu tạo nên các men sinh học,các hormone, mà những chất này vừa là chất xúc tác vừa là điều hòa quátrình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng của thức ăn, thành vật chất xâydựng cơ thể
Giá trị sinh học (khả năng tiêu hóa và sử dụng) của protein trong thức
ăn từ thực vật thấp hơn so với protein động vật, vì không những nó chứa hàm
Trang 17lượng ít, mà còn không cân bằng những acid amin thiết yếu trong đó Do đótrong thức ăn hỗn hợp (TAHH) cần bổ sung thức ăn protein động vật, hoặchỗn hợp nhiều loại hạt đậu khô dầu của chúng (Bùi Thanh Hà, 2005[3]).
- Vai trò của năng lượng
Các carbohydrate có lợi cho gia cầm là các đường hexose như sucrose,maltose và tinh bột Lactose có thể không được sử dụng bởi gia cầm vì dịchtiêu hóa tiết ra ở gia cầm không chứa enzyme lactase để tiêu hóa lactose.Những thức ăn năng lượng tốt nhất cho gia cầm là thức ăn chứa cáccarbohydrate dễ tiêu hóa
Chức năng chủ yếu của carbohydrate trong thức ăn là cung cấp nănglượng cho vật nuôi
- Vai trò của chất khoáng
Lượng khoáng cần cho cơ thể gà con không đồng đều nhau theo từngloại Những khoáng cần thiết cho sự phát triển cơ thể của gà con như sau: Ca,
P, Mn, Cl, K, Na, I, Fe, Cu, Co, Zn, các chất này không có sẵn trong thức ăn
mà chúng ta phải bổ sung nó dưới dạng muối hay hợp chất để có thể hấp thuđược (Lã Thị Thu Minh, 2000) [14])
- Vai trò của vitamin
Vitamin được định nghĩa là một nhóm chất hữu cơ, động vật yêu cầuvới số lượng rất ít khi so sánh với những dưỡng chất khác, nhưng cần thiếtcho sự tăng trưởng và duy trì của vật nuôi (Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn NhựtXuân Dung và cộng tác viên, 1999) [13]
Vitamin là một nhóm thức ăn không thể thiếu được trong khẩu phầncủa gà con Đối với gà nuôi nhốt việc bổ sung thêm vitamin là một điều tốicần thiết Những vitamin cần thiết cho cơ thể gà con như vitamin nhóm B vàvitamin A, D, E, K (Lã Thị Thu Minh, 2000) [14])
Trang 18Thiếu vitamin E sẽ làm cho gà yếu chân, không thể đứng hoặc không đilại được, đôi khi nhận thấy có hiện tượng bị bệnh thần kinh (Hội chăn nuôiViệt Nam, 2006) [5].
Gà thiếu vitamin K sẽ chậm tăng trưởng, co giật tetany có thể chết (LưuHữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và cộng tác viên, 1999) [13]
- Vai trò của nước
Nước uống sạch là cần thiết cho sức khỏe của đàn gà Mỗi gà tiêu thụnước gấp 2 - 3 lần tiêu thụ thức ăn trong ngày Khi nhiệt độ môi trường tăng
sự tiêu thụ nước uống của gà tăng, trong những ngày nóng cần cung cấp gấp 5lần lượng thức ăn Vì vậy phải chú ý cung cấp nước thỏa mãn cho gà (BùiĐức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999) [7])
Một số giống gà công nghiệp khác
- Gà Cornish: Là giống gà chuyên thịt, có màu lông trắng và thân mìnhlớn Gà trưởng thành con trống nặng 4 - 5 kg, mái nặng 3,5 - 3,8 kg Gà cóngực rộng và sâu, đùi to nhiều thịt và thịt thơm ngon Gà sinh trưởng nhanh,
có thể đạt 2,2 - 2,5 kg lúc 7 tuần tuổi Gà giống cho năng suất trứng 150 - 160trứng/năm, độ lớn trứng từ 60 - 65 g và trứng có màu nâu Gà Cornish thườngđược chọn lọc và sử dụng làm dòng trống trong công tác giống để tạo ra nhiều
tổ hợp lai sản xuất gà thịt broiler
- Gà Arbor Acres (AA): Là giống gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Mỹ
Gà cho năng suất thịt cao, lúc 42 ngày tuổi gà trống đạt thể trọng trên 2 kg, 50ngày tuổi đạt 3,2 kg và mái đạt 2,6 kg Tiêu tốn khoảng 2 kg thức ăn để cho 1
kg tăng trọng Tuy nhiên, yêu cầu chế độ nuôi dưỡng cao và đòi hỏi chế độchăm sóc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (CSA (2014)) [25]
- Gà Hybro (HV85): Là gà thịt cao sản của Hà Lan Gà có màu lôngtrắng, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 94% Gà tăng trọng nhanh 51 ngày tuổi đạt bìnhquân 2,3 kg, tiêu tốn 2,14 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng Gà Hybro gồm các
Trang 19dòng trống (V1, A) có sức tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và dòngmái (V3, V5) cho năng suất trứng cao, để tạo các dòng lai thương phẩmAV35, AV53, AV1V35, AV1V53.
- Gà Ross 208: Là giống gà thịt cao sản nhập từ Hungari Gà có tỷ lệsống cao 96% Lúc 7 tuần tuổi đạt 2,3 kg, với tiêu tốn thức ăn 1,97 kg/kg tăngtrọng; lúc 9 tuần tuổi đạt 3,19 kg tiêu tốn thức ăn 2,3 kg/kg tăng trọng Giốngnày nuôi ở Việt Nam trong các hộ gia đình cho kết quả tốt
Phương thức nuôi nhốt chuồng kín
- Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi hiện nay, vật nuôi bị giam giữ hoàn toàn nên kỹ thuậtchuồng trại đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất vật nuôi.Chính chuồng nuôi quyết định điều kiện vi khí hậu và vệ sinh môi trườngchung quanh vật nuôi Một chuồng nuôi thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ cho phép vậtnuôi phát triển và cho năng suất tối đa Bên cạnh việc thỏa mãn các điều kiệnsống của vật nuôi, chuồng nuôi còn phải thỏa mãn các điều kiện làm việc vàquyết định năng suất lao động của con người Một vai trò vô cùng quan trọngcủa chuồng nuôi là cho khấu hao xây dựng trên một đơn vị sản phẩm thấp.Như vậy chuồng nuôi phải có thời gian sử dụng dài và chi phí xây dựng thấp.Một vấn đề nữa là việc ô nhiễm môi trường trong chuồng nuôi và môitrường bên ngoài chuồng nuôi Ô nhiễm trong chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng đếnvật nuôi và người chăn nuôi Song song đó, việc gây ô nhiễm bên ngoài khuvực chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư chung quanh
Do vậy, chuồng nuôi phải đảm nhiệm vai trò hạn chế sự ô nhiễm ngay chínhtrong chuồng nuôi và không gây ô nhiễm cho môi trường chung quanh (VõVăn Sơn, 2002) [16]
Trang 20- Yêu cầu chính của một chuồng nuôi
Do chuồng nuôi đóng nhiều vai trò quan trọng nên việc thiết kế và xâydựng chuồng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Tạo được điều kiện vi khí hậu tốt cho vật nuôi và con người Thuận tiệncho việc lao động và quản lý của người chăn nuôi
Khấu hao xây dựng thấp
Thuận lợi giao thông
Không gây ô nhiễm môi trường
Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mô hình sản xuấtnông nghiệp khác Có cảnh quan vệ sinh và đẹp (Võ Văn Sơn, 2002) [16]
- Chọn vị trí xây dựng chuồng trại
Chọn địa điểm xây dựng chuồng trại trước hết phải chú ý đến lượng gió
và lượng ánh sáng chiếu đến địa điểm đó Nơi đó phải cao ráo, sạch sẽ, khôngđọng nước, không có cây cối rậm rạp quá dễ sinh ra chuột, rắn (Lã Thị ThuMinh, 2000) [14]
- Hướng chuồng
Hướng Bắc là hướng gió lạnh, hướng Tây là hướng của những tia nắngxiên gay gắt Trong khi đó chúng ta lại thường hay chống gió mùa Đông Bắcvào những 5 ngày cuối thu nên chỉ còn lại hướng Nam là hướng tốt nhất Tuynói vậy không có nghĩa là nơi nào ta cũng làm chuồng hướng Nam mà cònphải tùy theo địa điểm, đất đai cụ thể để có thể làm chuồng theo hướng ĐôngNam hoặc Tây Nam (Lã Thị Thu Minh, 2000) [14]
Khí hậu nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, do đó chuồng trại nênxoay mặt về hướng Đông Nam hoặc Nam để chuồng trại được sáng sủa, giữđược nhiệt độ thích hợp Như vậy, chuồng nuôi sẽ được mát mẻ về mùa hè do
có gió Đông Nam và Nam thổi thẳng góc vào mặt chuồng và ấm áp về mùa
Trang 21đông do gió mùa Đông Bắc thổi thẳng góc vào đầu hồi chuồng (Đỗ Ngọc Hồ
và Nguyễn Minh Tâm, 2005) [4]
2.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm
Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn và phát triển của vậtnuôi Trong điều kiện hoang dã, động vật thích nghi với môi trường xungquanh để tồn tại, những cá thể không thích nghi, không chịu đựng được sẽkhông tồn tại Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt, người ta phải hạn chếmức thấp nhất các thiệt hại do môi trường gây ra để tăng hiệu quả kinh tế củaviệc nuôi, do vậy việc tạo ra một môi trường phù hợp cho vật nuôi là điều cầnthiết
Các yếu tố môi trường chủ yếu có ảnh hưởng đến năng suất vật nuôigồm: Nhiệt đô, ẩm độ, ánh sáng, tốc độ gió, thông thoáng (thành phần khôngkhí), mật độ (Võ Văn Sơn, 2002) [16]
- Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thểsinh vật Gà không có tuyến mồ hôi và lớp lông rất dày cản trở sự thoát nhiệtbằng bức xạ và bốc hơi trên da Vì vậy thoát nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp
Gà con mới nở hoàn toàn không có khả năng điều nhiệt, nên thân nhiệt củachúng tùy thuộc nhiệt độ môi trường
Yêu cầu nhiệt độ môi trường của gà công nghiệp khác nhau tùy theolứa tuổi Nói chung, gà con cần nhiệt độ cao hơn gà lớn, gà thịt cần nhiệt độcao hơn gà chuyên trứng (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980) [6]
Nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng thôngqua mức độ tiêu thụ thức ăn Khi được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20°C nhucầu về năng lượng là thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, mức tiêu thụ thức ăn này
sử dụng cho việc sưởi ấm cơ thể, do vậy tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều choquá trình hô hấp, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất
Trang 22Bảng 2.4: Nhiệt độ gà con theo môi trường M
tr Th n
(Nguồn: Võ Văn Sơn, 2002) [16]
Gà con thân nhiệt cao 41 - 41,50°C khác so với heo 38°C, bò 38,50°C
Gà không có tuyến mồ hôi, gà con rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết
Bảng 2.5: Chế độ nhiệt chuồng gà thịt Broiler N
độ
Trang 23- Ẩm độ
Đối với động vật, bên cạnh nhiệt độ, ẩm độ không khí là yếu tố vi khíhậu quyết định tình trạng sức khỏe của vật nuôi Ẩm độ cao làm tăng khảnăng truyền nhiệt của không khí Khi kết hợp với nhiệt độ môi trường cao vậtnuôi sẽ bị nóng, khó giải nhiệt do nước trong hơi thở ít và lượng mồ hôi bốchơi ít Đồng thời ẩm độ và nhiệt độ không khí cao sẽ là điều kiện tốt cho visinh vật phát triển Khi kết hợp với nhiệt độ môi trường thấp, vật nuôi bị lạnh
và làm gia tăng sự mất nhiệt cơ thể
Trang 24hô hấp Ẩm độ tối hảo cho các loài là 60 - 80%, trung bình là 70% Đây là độ
ẩm tương đối được biểu diễn bằng số phần trăm của độ ẩm tối đa để đo độ ẩmkhông khí (Võ Văn Sơn, 2002) [16]
Độ ẩm sinh ra trong chuồng là do hơi thở của gia cầm, do nước bốc hơi
từ phân, chất độn chuồng bị ướt, từ nước xuống và từ độ ẩm của không khíbên ngoài tràn vào lúc có mưa Nếu không giải quyết vấn đề thông gió và giữgìn chuồng trại khô, sạch, thì độ ẩm sẽ tăng lên nhanh chóng, có tác dụng xấuđến sức khỏe của gia cầm, đặc biệt là gà con rất nhạy cảm với độ ẩm cao
Nếu độ ẩm quá cao, thì chuồng trại luôn luôn ẩm ướt vì phân gà rơixuống chuồng bốc hơi nước, chậm khô, có ảnh hưởng xấu đến vệ sinh chuồngtrại, bệnh tật dễ phát sinh và phát triển Ở miền Nam, khí hậu nóng ẩm, vàomùa mưa ít khi độ ẩm không khí dưới 70% Chính vì lẽ đó xây chuồng thông,thoáng là điều hết sức cần thiết (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980) [6]
Theo Trần Văn Đạt (2009) [1], ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của
gà biến động trong khoảng 67 - 83%
- Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự lấy thức ăn, tốc độ sinh trưởng
và sức đẻ của gà công nghiệp Ánh sáng màu vàng da cam thích hợp nhất vớisinh lý gia cầm: vì với ánh sáng này gà được yên tĩnh, khả năng nhìn thấy,phân biệt thức ăn tốt nhất 11 Ánh sáng trắng mạnh gây kích thích quá mức.Với ánh sáng màu xanh, gà không nhìn thấy rõ Trong các trại gà côngnghiệp, người ta khuyên nên dùng đèn dây tóc công suất 40 W để thắp sángcho gà ban đêm Không nên dùng bóng đèn quá 40 W vì vừa mau đứt, vừasáng chói, phân bố ánh sáng không đều Cường độ chiếu sáng thích hợp nhấttính theo công suất bóng đèn vào khoảng 1 – 2 W/m² cho gà con, gà giò; 2 – 3
Trang 25Không chiếu sáng bằng bóng đèn cao hơn 45 W, chỉ sử dụng bóng đèn 25
W vì nếu ánh sáng mạnh gà sẽ chạy nhảy, mổ nhau nhiều, chậm lớn Còn số giờ
chiếu sáng nhiều hơn so với gà giống sinh sản (Bùi Đức Lũng, 2003) [9]
Thời gian chiếu sáng: đối với gà nuôi thịt nên thắp đèn sáng suốt đêm
để cho gà ăn được nhiều thức ăn, mau lớn Đối với gà giò nuôi làm giống, vìphải hạn chế thức ăn nên ban đêm không nhất thiết thắp sáng Đối với gà đẻtrứng phải đảm bảo thời gian chiếu sáng (kể cả ánh sáng mặt trời): 14 giờ.Nếu ánh sáng mặt trời chiếu không đủ phải chiếu bổ sung, cách bổ sung tốtnhất là bật đèn vào lúc 4 hoặc 5 giờ sáng Không nên bật đèn vào buổi chiềurồi tắt đèn vào buổi tối, gà giật mình, dồn ép lên nhau có thể chết ngạt (DươngThanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980) [6]
Chương trình chiếu sáng chiếm một vị trí quan trọng trong chăn nuôi
gà con Nếu kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về thức ăn vàkích thích cơ thể phát triển nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn Nếulàm giảm thời gian chiếu sáng sẽ gây hậu quả ngược lại tức là làm giảm nhucầu thức ăn, giảm tăng trọng nhưng lại tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
Nếu nuôi gà ở môi trường thông thoáng tự nhiên, vào các buổi sángmùa nóng cần cho sánh sáng mặt trời soi rọi vào chuồng để diệt khuẩn, làmkhô chất độn và đảm bảo thông khí
Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng với các đèn chiếucùng loại công suất để tránh cho gà con thích tụm lại nơi có ánh sáng mạnhhơn Các thiết bị chiếu sáng phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên, nếuđèn bị bụi bám thì cường độ chiếu sáng sẽ bị giảm 50 - 60% (Bùi Đức Lũng,2003) [9]
Trang 26chuyển động vừa phải của không khí sẽ làm tăng khả năng trao đổi khí oxy vàcác chất khí khác trong môi trường giúp cho sự tuần hoàn của động vật đượchoàn hảo Tuy nhiên, sự chuyển động của không khí trong khi những yếu tốmôi trường khác như nhiệt độ và ẩm độ bất lợi sẽ làm trầm trọng thêm hayhạn chế sự bất lợi này.
Tốc độ gió tối hảo trong chuồng nuôi là 0,2 - 0,4 m/giây (7,2 - 14,4 km/giờ)
và không nên vượt quá 1,1 m/giây (39,6 km/giờ) (Võ Văn Sơn, 2002) [16]
Theo tiêu chuẩn Liên Xô vào mùa đông 0,2 - 0,3m/giây, mùa hè 1,2m/giây Pháp 0,3 m/giây cho tất các loại gà ở các mùa mát, rét; riêng mùa hè0,5 m/giây Tại Hà Lan nhiệt độ môi trường dưới 20°C, tốc độ gió không quá0,2 m/giây Khi nhiệt độ tăng lên thì tăng tốc độ gió (Bùi Đức Lũng, 2003) [9]
Bảng 2.6: Số lượng quạt tối đa sử dụng Tu
(t
Số
l
(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500) [18]
Việc điều chỉnh hợp lý quạt trong chuồng góp phần lớn vào việc điềutiết nhiệt độ trong chuồng được ổn định Việc điều chỉnh số lượng quạt dựatrên số tuần tuổi của gà ± 1 Ví dụ gà được 2 tuần tuổi thì số lượng quạt caonhất là 3 và nhỏ nhất là 1 Ta phải điều chỉnh quạt hợp lý trong ngày, thí dụnhư ban đêm ta giảm số lượng quạt và thời gian chạy xuống nhưng phải đảm
Trang 27của gà, gà chậm lớn Phải nắm rõ nguyên tắc hoạt động của những cây quạt tựđộng (thông thường là 4 - 5 cây) để điều chỉnh quạt cho hợp lý.
- Thông thoáng
Thông thoáng làm giảm ẩm độ cao trong chuồng nuôi, cung cấp thêmkhông khí sạch, đẩy các không khí độc ra khỏi chuồng Việc thông thoángkém làm phát sinh các bệnh về đường hô hấp và bệnh Newcastle
Lượng khí CO2 trong không khí tối đa không quá 0,07 - 0,1% LượngNH3 tối đa không quá 0,01 - 0,017 mg/lít Lượng H2S tối đa không quá 0,005
- 0,01 mg/lít không khí trong chuồng (Bùi Đức Lũng, 2003) [9]
Độ thoáng của chuồng nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có quan
hệ đến độ ẩm, nhiệt độ và mức khí độc trong chuồng nuôi Nếu mức khí độctrong chuồng nuôi không cao lắm, nồng độ oxy vào khoảng 21%, thì một gàmái nặng 2kg trong một ngày đêm cần 1000 lít không khí
Tùy theo mật độ nhốt gà, chúng ta cần giải quyết cho không khí lưuthông thích hợp Cách thông khí đơn giản nhất là mở cửa, vén rèm cửa chuồngcho không khí tự do lưu thông Mức độ khí độc trong chuồng nuôi: sự hìnhthành thán khí trong chuồng nuôi là hơi thở của gia cầm, do chất độn chuồng,phân bị lên men Trong khi lên men ngoài thán khí còn có khí NH3, H2S
Nếu các loại khí độc trên vượt quá mức thì sức sản xuất, sức đề kháng của
gà giảm sút, gà dễ bị bệnh đường hô hấp, và nếu mức độ trầm trọng thì gàbị
ngạt, bị ngộ độc Ngoài ra, còn gây cảm giác rất khó chịu cho người nuôigà
Độ bụi trong chuồng nuôi: Sự hình thành bụi trong chuồng nuôi chủyếu là do chất độn chuồng, phân gia cầm khô, thức ăn rơi đổ xuống chuồng.Khi gà bươi sói và đập cánh bay, nhảy, làm cho không khí chuyển độngmạnh, mang theo những hạt bụi nhỏ gây ô nhiễm chuồng nuôi Nhiễm bụi
Trang 28Để tránh hiện tượng này, nên sử dụng chất độn chuồng là dăm bào, rạ,trấu mới Không nên sử dụng mạt cưa hoặc chất độn mục nát để độn chuồng(Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980) [6].
Theo sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500 thì sự thông thoáng làđiều kiện quan trọng trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp Yếu tố này bao gồmcác vấn đề:
Điều hòa nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi
Loại thải thán khí đồng thời cung cấp dưỡng khí cho gà
Giảm bụi và cải thiện chất lượng không khí trong chuồng nuôi
Với điều kiện thông thoáng tốt sẽ làm tăng năng suất chuồng nuôi, cảithiện tỷ lệ nuôi sống, mức tăng trưởng nhanh hơn, giảm hao tốn thức ăn chomột kg tăng trọng và tránh được các chê trách từ người mua gà thịt cũng như
từ nhà máy chế biến
- Mật độ nuôi
Gà từ 1 - 2 tuần tuổi: 80 – 100 con/m2
Gà từ 3 - 4 tuần tuổi: 50 – 70 con/m2
Có thể nâng lên 80 con/m2 ở thời điểm 3 - 4 tuần tuổi
Đối với nuôi trên lớp độn chuồng muốn quản lý được tốt người ta thànhlập nhóm mỗi nhóm 50 - 600 con gà (Lã Thị Thu Minh, 2000) [14]
Mật độ nhốt gà có ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của chúng Nếunhốt quá chật thì hoạt động ăn, uống của gà sẽ không được bình thường, ảnhhưởng xấu đến sức sản xuất khó đảm bảo vệ sinh Ngược lại, nếu nhốt quárộng sẽ lãng phí chuồng trại Tùy theo phương thức thiết kế và thiết bị trongchuồng trại mà mật độ nhốt gà có thể thay đổi (Dương Thanh Liêm và Võ BáThọ, 1980) [6]
Trang 29Bảng 2.7: Mật độ chuồng nuôi Tu
Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng,
đường hô hấp và tiêu hóa Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnhcho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và
mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại…
(10 gr pha với 2 lít nước) hoặcVime–Iodine (15 ml pha với 4 lít nước)
Vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp và máy nở trước và sau khi ấp đểgiảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng
MG rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại caonhất 3 ngày ngoài môi trường, vì thế cần thành lập quy trình chăn nuôi theonguyên tắc: “cùng vào-cùng ra” để loại mầm bệnh
Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly
Trang 30Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh.
Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; genta-tylo;vimenro
Tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho gia cầm bằng: Elecamin,vimekat plus, vizyme, poly AD…
- Điều trị:
Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh thuộc các nhóm tetracycline,macrolide, quinolone… pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chấtđiện giải
b) Bệnh do E coli
- Nguyên nhân:
Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli gây ra đặc biệt là các chủng O1, O2,
O76… có các yếu tố bám dính và sinh độc tố gây ra Thường do nhiễm khuẩn
kế phát với bệnh hen và bện cầu trùng (Barnes J.H và cs., 2008) [23]
Bệnh xảy ra ở mọi loại gà và mọi lứa tuổi Stress là một trong nhữngyếu tố tạo điều kiện phát bệnh
Bệnh hô hấp thường ghép bệnh do E coli ở gà từ 4-5 tuần tuổi.
E coli gây ra bệnh nhiễm trùng huyết và viêm rốn ở gà con độ tuổi từ
1-10 ngày tuổi với tỉ lệ chết cao
- Phòng bệnh:
Vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, mánguống định kỳ, sạch sẽ Phun thuốc khử trùng trong và xung quanh chuồngtrại định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh
Bổ sung các vitamin, các chất điện giải để nâng cao sức đề kháng cho
gà như: Điện giải gluco – C – K - HDH, điện giải – K – C - VIT…
Dùng các kháng sinh định kỳ 2-3 lần/tháng, thời gian mỗi lần 2-3 ngày,7-10 ngày trộn một lần Có thể sử dụng kháng sinh: Flocoli Hen, theo liều
phòng khuyến cáo đã ghi trên bao bì của nhà sản xuất.