1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐÂY THÔN vĩ dạ phân tích cảm nhận bài đây thôn vĩ dạ hay nhất học sinh giỏi

3 367 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền..” Tiếp theo là cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai, với cảnh sắc bình dị mà tinh k

Trang 1

Đây thôn Vĩ Da.

Trong dòng chảy văn học Việt Nam, Hàn Mặc Tử là hiện tượng độc đáo nhất, lạ lùng nhất và cũng phức tạp nhất Nhắc đến người thi sĩ tài hoa bạc mệnh này, ta chẳng thể nào bỏ qua được tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của ông Đến nay, bài thơ này vẫn như một viên ngọc âm thầm tỏa sáng, thứ ánh sáng lung linh chứa thật nhiều ẩn ức và mặc cảm

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ Phải chăng đây là lời của cô gái Huế nữ tính ngọt ngào vừa nhẹ nhàng trách móc, vừa dịu dàng nhắc nhở, lại thẹn thùng mời mọc chàng trai? Anh về thăm thôn Vĩ, cũng là về thăm em nữa chứ Hay là của chính Hàn Mặc Tử phân thân tự hỏi bản thân mình một việc cần làm, đáng ra phải làm nhưng lại không làm, không có cơ hội làm Sự phân thân và những sắc thái phức tạp đan xen trong cùng một câu hỏi đã cho thấy nỗi niềm nhớ Huế thân thương, đượm xót xa của con người ý thức được cảnh ngộ của mình Nghĩa là ao ước đấy, song cũng đầy mặc cảm

“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền ”

Tiếp theo là cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai, với cảnh sắc bình

dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú nhiều lần xuất hiện trong thơ văn:

“Vĩ Dạ thôn Vĩ Dạ thôn Biết che cần trúc không buồn mà say”

(Huế đa tình - Bích Khuê)

Đến với Hàn Mặc Tử, rõ ràng, tác giả chỉ gợi chứ không tả thế nhưng hình ảnh vẫn có sức ám ảnh người đọc Cau là loại cây cao nhất, vươn thân mình đón tia nắng đầu tiên Tinh khôi là bởi thế! Sau một đêm được gội trong sương, sắc xanh của lá cau dường như được làm mới, lại càng long lanh hơn Thanh khiết là bởi thế! “Mướt” ánh lên vẻ mượt mà óng ả đầy xuân sắc Vườn thôn Vĩ như một viên ngọc không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn tỏa đầy ánh ngọc Lộng lẫy đến thế, đẹp tươi đến thế, mà đang vuột ra ngoài tầm tay thi sĩ, làm sao tránh khỏi đau thương!

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền ”

Câu thơ thứ tư là câu thơ gây nên nhiều tranh luận nhất Có người đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để chứng minh rằng đây là gương mặt chữ điền này là của người phụ nữ Vì trong quan niệm ngày xưa, gương mặt chữ điền được ưa chuộng vì nó ẩn chứa nét đẹp phẩm chất trung hậu, thủy chung của một người con gái:

Trang 2

“Mặt em vuông tựa chữ điền

Da em thì trắng, áo đen vận ngoài Lòng em có đất, có trời

Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung”

Nhưng cá nhân tôi nghiêng về ý kiến cho rằng gương mặt chữ điền này chính là Hàn Mặc Tử, là hình tượng của chính Cái tôi thi sĩ, là sản phẩm của mặc cảm chia lìa Với thân thể bệnh tật và tâm hồn tuyệt vọng, Hàn Mặc Tử hình dung mình trở về thôn Vĩ, vin một cành lá trúc, che ngang khuôn mặt mình để nhìn vào, say ngắm vẻ đẹp thần tiên của khu vườn Càng đẹp lại càng đau, cảm giác càng tinh tế, cảm xúc càng hóa đau thương Có thể nói, Hàn Mặc Tử là minh chứng đáng sợ cho định nghĩa về cái đẹp của Pôn Valeri: Cái đẹp là cái làm ta tuyệt vọng

“Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trắng về kịp tối nay.”

Mở ra khổ hai là cảnh mây trời xứ Huế, một hình ảnh vô cùng phi lý lại vạn lần hợp lý Phi lý với logic tự nhiên vì gió có thổi thì mây mới bay, đằng này trong thơ thi sĩ họ Hàn, gió một đằng, mây một nẻo, không tương phùng, chẳng gặp gỡ Nhưng hợp lý với tâm trạng của tác giả, đây là hình ảnh của nỗi niềm mặc cảm chia lìa, li tán những thứ tưởng chừng như chẳng thể nào li tán Dòng nước có nỗi buồn mang sẵn, hay vì gió mây chia lìa đem bỏ buồn xuống lòng sông? Với chữ “lay” vô cùng quen thuộc trong thơ ca,

“Lá ngô lay ở bờ sông

Bờ sông vẫn gió người không thấy về”

(Bờ sông vẫn gió – Trúc Thông)

Cõi nhân gian ăm ắp sự sống, biên biếc sắc màu và ấm nóng tình người trong khổ một đối nghịch khung cảnh vô sắc vô hương, ảm đạm, chia lìa ở khổ hai Có chăng sau những giấy phút đắm chìm trong hoài niệm về thôn Vĩ xa xôi thì Hàn Mặc Tử đã bừng tĩnh đối mặt với thực tế đau thương tê tái, với kiếp đời bất hạnh của mình Nhưng rồi với cái niềm thiết tha, khát sống yêu đời đến cháy bỏng, Hàn Mặc Tử lại một lần nữa chìm trong mộng đẹp:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trắng về kịp tối nay.”

Khi tất cả mọi thứ đều chuyển động dời đi, mây li tán, gió chia lìa, trăng như một chiếc phao cứu sinh để thi nhân bám víu lấy – một tri âm, tri kỷ - một hiện thân của cái đẹp, của cuộc đời trần thế, cái thế giới mà tác giả khát khao được chiếm lình và tận hưởng Nét thực nét ảo chập chờn chuyển hóa khá thơ mộng Xét đến chữ “kịp”, đây không phải là chữ bóng bảy, trái lại, hoàn toàn bình dị, thậm chí là không mấy quan trọng Nhưng không Chính nó hé mở cho người đọc về cảm nhận và tâm thế sống của Hàn Mặc Tử: cảm nhận về một hiện tại ngắn ngủi, và sống là chạy đua với thời gian, là tranh thủ từng ngày, từng buổi trong cái quỹ thời gian còn quá ít ỏi của số phận mình Chỉ được sống không thôi với nhà thi sĩ tài

ba kia đã là hạnh phúc vô song rồi Có lẽ thế , mà chữ kịp nghe thật phấp phỏng, khắc khoải nỗi xót xa Chừng như không kịp, Hàn Mặc Tử sẽ vĩnh viễn rơi vào cô đơn, tuyệt vọng

Trang 3

“Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Có lẽ giờ đây tác giả muốn nắm bắt bóng hình một giai nhân với tà áo trắng được cực tả đến tột cùng, một trong những đặc điểm thơ của Hàn Mặc Tử, ảnh hưởng từ trường phái thơ tượng trưng Với sắc trắng ấy, thị giác cũng bất lực, cảm giác thay thế bằng ảo giác, hình ảnh chỉ còn là ảo ảnh Giai nhân chẳng có, còn ở đây là khoảng trống hụt hẫng trong cõi lòng người thi sĩ

“Người đi, một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”

(Những giọt lệ- Hàn Mặc Tử)

Nếu cả bài chỉ có một chữ “ai” thì chẳng nói, đằng này có đến bốn chữ mang ý phiếm chỉ hóa nằm rải rác

ở cả ba khổ Chúng gắn liền với nhau tạo nên cảm giác se sót về thực tại xa vời “vườn ai” “thuyền ai” “ai biết tình ai” Tất cả như thuộc về ai đó xa vời, chứ không riêng gì Hàn Mặc Tử nữa Tồn tại thôi đã quá đỗi mong manh Câu hỏi khép lại bài thơ thật biết cách dằn vặt lòng người Cô gái Huế dịu dàng e lệ, trong trắng như nàng tiên cõi Bồng Lai, liệu tình yêu em có đậm đà bền vững, hay bảng lảng như mấy trời đất Huế? Một bài thơ phong cảnh nghiêng nghiêng theo cõi lòng tác giả, chuyển dần thành bài thơ tình yêu, tình người, tình đời vừa thiết tha, xa xăm, vô vọng, vừa bâng khuâng, man mác

Sử dụng một chuỗi câu hỏi tu từ tạo nên âm điệu riêng cho bài: trăn trở, băn khoăn, ngậm ngùi, khắc khoải, một hệ thống hình ảnh bóng bẩy giàu sức gợi cùng với cách ngắt nhịp thanh điệu và biện pháp tu

từ tài hoa, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một Vĩ Dạ đẹp đến nao lòng xót xa, một dự cảm âu lo cho thân kiếp phù sinh và tình yêu cuộc sống chân thành Chẳng thế mà Chế Lan Viên đánh giá rất cao Hàn Mặc Tử:

“Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường mực thước kia sẽ tan biến đi, và còn lại của cái thời này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”

Hơn năm bảy chục năm, Đây thôn Vĩ Dạ luôn giữ nguyên giá trị của một viên ngọc thi ca sáng ngời, là bông hoa quý trong khu vườn văn học dân tộc Việt Nam tỏa ngát một khát khao yêu đời mãnh liệt của một nhà thơ bệnh tật hắt hủi Xin mượn lời của nhà thơ Trần Ninh Hồ để khép lại bài làm này:

“Nếu nhân loại không còn khao khát nữa

Và nhà thơ – nghề chẳng kẻ nào yêu Thì thi sĩ cuối cùng vẫn là Hàn Mặc Tử Vẫn hiện lên nơi đáy vực đợi chờ”

5/2/2018 Pum Shin

Ngày đăng: 17/01/2019, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w