1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THPT

25 538 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,07 MB

Nội dung

Với mong muốn có được kết quả giáo dục ngày một tốt hơn, qua quá trình giảng dạytôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh

Trang 1

TRƯỜNG THPT

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH Tổ: Sử - Địa – Công dân

Trang 2

PHẦN II NỘI DUNG……… Trang 3

1 Cơ sở lí luận Trang 3

3.1 Yêu cầu chung……… Trang 5

3.2 Yêu cầu cụ thể……… Trang 6

4 Kết quả thực tế……… Trang 18

5 Bài học kinh nghiệm……… Trang 18

6 Kết luận……… Trang 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… Trang 20

Giáo viên thực hiện : Hoàng Thị Ánh Hồng

Trang 3

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO

CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THPT

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu đến

năm 2020 trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế Trong bối cảnh đó,đặt ra những yêu cầu mới đối với phẩm chất và năng lực của người lao động đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu trên cần phải nâng cao chất lượng giáodục, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương gia đình, lòng biết

ơn, tinh thần hiếu học, biết kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm góp phần vào việcđào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử,đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách bảnlĩnh con người, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Nhưng thực tế thực tế dạy và học lịch sử

ở trường phổ thông hiện nay đang ở mức “báo động đỏ”, kiến thức của học sinh về môn lịch

sử quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm vấn đề này Vì sao như vậy ?

Để trả lời cho câu hỏi trên, tất nhiên phải đề cập và giải quyết nhiều vấn đề liên quannhư sự quan tâm của gia đình, xã hội, xu thế nghề nghiệp, quan điểm, vi trí kinh tế và nhữngvấn đề trong nhà trường như sách giáo khoa, chương trình, phương pháp, khả năng giảngdạy của giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và quan trong nhất là sự tiếp thu đúng trình độ,thái độ học tập của học sinh

Theo tôi trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội, giáo dục hiện nay giáo viên môn Lịch sử

có thể từng bước giúp học sinh yêu thích, ham học và có thói quen tự tìm hiểu lịch sử nếuchúng ta luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp tiếp cận có hiệu quả

Với mong muốn có được kết quả giáo dục ngày một tốt hơn, qua quá trình giảng dạytôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử và được trình bày trongphạm vi đề tài này với mong muốn tiếp nhận và đóng góp của quý đồng nghiệp

2 Giới hạn nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

Trang 4

2.1 Giới hạn nghiên cứu: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua các

bài lịch sử 10, 11, 12

2.2 Phạm vi nghiên cứu : Học sinh trường THPT Nguyễn Tri Phương.

3 Thời gian nghiên cứu:

- Giai đoạn 1: Tiến hành dạy thực nghiệm năm học 2012 – 2013; 2013 - 2014; 2014 – 2015,2015-2016

- Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát để lấy kết quả năm 2016 – 2017

PHẦN II NỘI DUNG

Trang 5

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của giải pháp hữu ích

1.1 Những đặc điểm, biểu hiện của phương pháp dạy học tích cực

Dạy học tích cực yêu cầu giáo viên phải nổ lực nhiều so với phương pháp dạy thụđộng Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh đóng vai trò chủ động, và được cuốnhút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, thông qua đó, học sinh, tự khám phánhững điều mình chưa rõ chứ không thụ động tiếp thu những kiến thức đã sắp đặt Với cáchdạy học này, kết quả dạy học sẽ được nhân lên, biến quá trình học tập thụ động sang học tậpchủ động

Trong quá trình dạy học, lớp học là môi trường giao tiếp giữa giáo viên và học sinh,giữa học sinh với nhau, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếmlĩnh nội dung tri thức thông qua hoạt động thảo luận, trao đổi người học tự chiếm lĩnh đượckiến thức và nâng lên một trình độ mới Như vậy, bài học đã vận dụng được kiến thức vàvốn hiểu biết của cả lớp chứ không phải là kinh nghiệm của giáo viên

Khác với trước đây, coi đánh giá là việc độc quyền của giáo viên, nhưng khi sử dụngphương pháp dạy học tích cực giáo viên khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình này

vì học sinh tự đánh giá sẽ góp phần để điều chỉnh cách học của mình

1.2 Tác dụng của việc áp dụng phương pháp dạy học tích cưc trong môn lịch sử ở trường THPT

Trong những năm gần đây cải cách giáo dục được diễn ra trên cả ba mặt : Hệ thốnggiáo dục, nội dung và phương pháp dạy học, nhưng thực tế chúng ta chỉ chú trọng đến nộidung mà ít để ý đến phương pháp dạy học Hiện nay, phương pháp dạy học Lịch sử đượcđổi mới góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Vì vậy, sử dụng phương pháp dạy học tíchcực trong dạy học Lịch sử ở THPT sẽ góp phần phát huy tính tích cực của học sinh, khiếnhọc sinh chủ động chứ không bị động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên, thúc đẩy hoạt độnghọc tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Đây là điều kiện tối đa để phát huy vai tròchủ thể của người học, tránh thói quen dạy học cũ “thầy đọc - trò ghi”, thầy là người phânphối kiến thức - trò là người tiếp nhận thụ động, hay nói đúng hơn sử dụng phương phápdạy học tích cực góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa quan hệ học sinh với giáoviên

Tóm lại : Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn học lịch sử là phù hợpvới qui luật hoạt động của học tập Theo cách này, học sinh hợp tác với các bạn để lĩnh hội

Trang 6

và phát triển kiến thức, phát triển các kĩ năng của mình, khiến các em nắm vững, hiểu sâuhơn kiến thức, đồng thời phát triển tính thần tương trợ và tôn trọng lẫn nhau.

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Nghị quyết lần thứ 2 của Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyếtđịnh của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ tài đức Đổi mới mạnh mẽphương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sángtạo của người học”

Trải qua nhiều năm, thực hiện chương trình cải cách, sách giáo khoa nói chung và mônlịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số ý kiến về tình hình bộ môn như sau:

2.1 Thuận lợi

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của Sở giáo dục trên toàn bộ thành phốnói chung và trường THPT Nguyễn Tri Phương nói riêng đang đầu tư trang thiết bị dạy họccho trường tương đối đầy đủ

* Đội ngũ giáo viên:

- Hầu hết giáo viên được phân công đúng chuyên môn

- Giáo viên giảng dạy môn lịch sử đều được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theotinh thần đổi mới

- Tập thể giáo viên đoàn kết, có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức, có kinh nghiệmtrong công tác, đặc biệt có nhiều cố gắng trong việc áp dụng phương pháp mới trong quátrình dạy học

Trang 7

lối học mang tính chất thụ động, thái độ học tập chưa thật đúng đắn, kết quả học tập bộ mônchưa cao, nhiều học sinh còn sử dụng giờ học lịch sử vào việc riêng hoặc học các môn họckhác từ đó dẫn tới chất lượng bộ môn lịch sử còn thấp.

* Thứ ba:

Cách định hướng của một số phụ huynh còn xem nhẹ bộ môn này, chỉ hướng cho con

em mình lao vào học các môn Toán, Văn, Anh Văn, Lý, Hóa, mà quên đi mất bộ môn lịchsử

2.3 Hướng khắc phục

Để khắc phục thực trạng trên, là một giáo viên dạy môn lịch sử tôi rất trăn trở, suynghĩ làm sao nhanh chóng cải tiến phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh

và nâng cao chất lượng môn lịch sử

Đặc biệt trong những năm trở lại đây, sách giáo khoa đã được cải cách với dunglượng kiến thức trong mỗi tiết dạy không phải là ít, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm raphương pháp mới để dạy học lịch sử cho thích hợp

Tôi nhận thấy trong giờ học lịch sử phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

học sinh, giúp các em yêu thích và có hứng thú học tập bộ môn lịch sử.

3 Giải pháp

3.1 Yêu cầu chung

Trong giảng dạy đối với từng bộ môn đều dựa vào một số nguyên tắc nhất định.Riêng đối với môn lịch sử nhằm phát huy năng lực tư duy, tính chủ động, sáng tạo của họcsinh, tôi thường sử dụng triệt để những nguyên tắc cơ bản sau :

b Để giúp hoc sinh xây dựng bài tích cực từ đó phát triển năng lực chủ động sáng tạo

theo tôi việc gây hứng thú trong học tập là rất quan trọng Để thực hiện các nguyên tắc nàytôi chú ý đến :

+ Sử dụng các phương tiện trực quan kích thích trí tò mò của học sinh Khuyến khích

sự học tập tích cực của học sinh và việc giải quyết các bài tập thực hành đặc biệt là phươngpháp thảo luận nhóm

Trang 8

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi lôgíc đa dạng việc tạo tình huống có vấn đề trong họctập lịch sử là điều không thể thiếu được trong việc giải quyết những vấn đề nhận thức củabài học, phát huy trí thông minh tính chủ động sáng tạo của học sinh Từ đó gây cho họcsinh hứng thú về tình cảm, lí trí và thực hành Như vậy các em sẽ tích cực tư duy để xâydựng bài mới, tiếp thu tự giác những kiến thức lịch sử, vận dụng một cách sáng tạo vào thựctiễn.

+ Bên cạnh những nguyên tắc trên trong quá trình giảng dạy tôi chú ý rèn luyện saocho lời nói giản dị, rõ ràng, dễ hiểu, giúp cho học sinh tái hiện sinh động quá khứ lịch sử từ

đó giúp các em biết cách suy nghĩ, tìm tòi rút ra kết luận, hình thành khái niệm và có tácđộng lớn đến tâm tư tình cảm của học sinh một cách tích cực

Để phát triển tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử theo tôi mộtnguyên tắc cơ bản nhất không thể thiếu, đó chính là quá trình tự học của học sinh được thựchiện qua các bước:

+ Thứ nhất: Học sinh tự nghiên cứu cá nhân dưới sự hướng dẫn của thầy, học sinh tựnghiên cứu tìm tòi kiến thức mới bằng cách tự mình suy nghĩ xử lí các vấn đề đặt ra

+ Thứ hai: Trao đổi hợp tác với bạn học; thông qua hình thức trao đổi cá nhân, thảoluận nhóm các hoạt động tập thể để bổ sung làm phong phú kiến thức, để tiếp tục đi sâu tìmhiểu nghiên cứu

+ Thứ ba: Là kết hợp với giáo viên để tự kiểm tra điều chỉnh, giáo viên là người tổchức hướng dẫn cho hoc sinh thảo luận tìm ra trọng tâm, tìm ra cái mới để giúp các em hiểusâu, nhớ kĩ

3.2 Yêu cầu cụ thể

Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,tôi xin nêu một vài giải pháp để khắc phục những khó khăn chủ quan như sau:

3.2.1 Để phần nào khắc phục nội dung quá dài trong sách giáo khoa:

a Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa ở nhà:

Muốn hiểu được nội dung của bài, học sinh phải hiểu được các thuật ngữ, một số từhay một vài cụm từ quan trọng trong mỗi bài, phải có cách lập luận khoa học, phân tích vấn

đề, vận dụng kiến thức đã học ở từng bài để tổng hợp một giai đoạn hay một quá trình lịchsử, đây là một trong những phương pháp lấy học sinh làm trung tâm Để đáp ứng yêu cầunày, đòi hỏi mỗi học sinh phải đọc sách giáo khoa ở nhà trước khi học bài mới Nhưng trongthực tế, học sinh chưa quen với việc đọc một tài liệu khoa học, các em có tâm lí chờ đợi, ít

Trang 9

chịu động não, mau nản chí trước những vấn đề khó Học sinh chỉ đọc sách giáo khoa qualoa nên không nắm được nội dung chính của bài, không dừng trước những từ, cụm từ “lạ”

để suy nghĩ, thậm chí có nhiều em không đọc bài trước, không biết bài mình sắp học có tựa

đề là gì ? gồm mấy phần ? phần nào đó do người thầy không có đủ thời gian kiểm soátxem các em có đọc sách trước hay không, từ đó các em ỷ lại, chủ quan và theo thời gian đãhình thành trong đa số học sinh thói quen không đọc bài mới trước ở nhà

Vì thế, sự hướng dẫn của người thầy là rất quan trọng, để học sinh làm quen với cáchđặt vấn đề, phân tích vấn đề, giải thích vấn đề, tổng hợp vấn đề và đánh giá vấn đề, giáoviên có thể hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa theo các bước sau:

- Đọc lần 1: Đọc tựa chương, tựa bài, đọc lướt nhanh nội dung của mỗi mục, sau đó

viết nhanh ra giấy những nội dung cần lưu ý nhưng không cần thiết phải viết đầy đủ nộidung của cả câu, cả đoạn mà chỉ cần thay thế nội dung đó bằng một từ hoặc một cụm từ đểdiễn tả

+ Ví dụ 1: Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy (SGK lớp 10).Sau khi đọc lướt, học sinh có thể tóm tắt theo cách sau:

Người tối cổ Người tinh khôn  Thị tộc

+ Ví dụ 2: Chương I, Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranhbảo vệ cách mạng (SGK lớp 11) Sau khi đọc lướt, học sinh có thể tóm tắt theo cách sau:

Trước cách mạng  Cách mạng tháng Hai  Cách mạng tháng Mười  Xây dựng,bảo vệ chính quyền  Ý nghĩa

- Đọc lần 2: Đọc lại nội dung, cố gắng hiểu từng phần, kết hợp ghi nhớ các hình ảnh

minh, họa có trong sách giáo khoa để hỗ trợ cho việc hiểu nội dung bài học Phần này đòihỏi người học phải có khả năng tư duy, nhưng cách làm này không khó chỉ yêu cầu học sinh

có tính chịu khó

+ Trở lại ví dụ 1: Sau khi đọc lại nội dung lần thứ hai, học sinh phải biết niên đại củaNgười tối cổ, công cụ lao động của họ như thế nào? (bằng cách quan sát hình và hiểu thuậtngữ Thị tộc, Bộ lạc, thời nguyên thủy xã hội Việt Nam trải qua mấy giai đoạn? Đó là nhữnggiai đoạn nào? Cuộc sống lúc bấy giờ ra sao?)

+ Trở lại ví dụ 2: Sau khi đọc lần hai nội dung của bài, học sinh sẽ biết nguyên nhânnào dẫn đến cách mạng? Nhiệm vụ của cách mạng? Kết quả của cách mạng? Bài học kinhnghiệm cho những nước khác?

Trang 10

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giải quyết nội dung bài học quá dài, còn học sinh

sẽ hứng thú hơn trong viêc đọc sách giáo khoa vì tự mình khai thác nội dung bài học dưới

sự hướng dẫn của người thầy

Để vận dụng phương pháp đọc sách giáo khoa có hiệu quả, giáo viên phải thườngxuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc đọc sách giáo khoa của học sinh bằng cách kiểm trasách giáo khoa xem học sinh có gạch chân những từ hoặc cụm từ nào hay không ? Hoặc hỏicác em có biết bài học hôm nay có mấy phần, nội dung chính là gì ? Cũng sẽ có trườnghợp khi nghe thầy nói kiểm tra thì học sinh mới mở sách giáo khoa và gạch chân một vài từcho có hoặc chỉ trả lời một cách đối phó Khi đó, giáo viên cũng cố gắng tìm ý đúng màkhen và “Nếu lần sau em chuẩn bị kĩ hơn một chút thì sẽ tốt hơn nhiều”, vì một lời khen cógiá trị hơn nhiều lời trách mắng

Việc yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa là một trong những phương pháp dạy họclấy học sinh làm trung tâm Và phương pháp này sẽ gặp không ít trở ngại vì thói quen thụđộng của học sinh, vì vậy thầy cô cần phải kiên trì, thực hiện từng bước nhưng phải kiênquyết, phải “đến nơi đến chốn”, phải hướng dẫn các em cách đọc sách giáo khoa và thườngxuyên kiểm tra, khi kiểm tra cần tập trung nhiều vào việc đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụhọc tập của học sinh hơn là kiểm tra kết quả đúng hay sai và người thầy cũng đừng quên tìm

ý đúng để khen

b Người thầy phải đóng vai trò chủ đạo:

Người thầy tìm cách vượt ra khỏi tâm lí môn phụ, không cho phép “ngồi chờ” có đủđiều kiện mới tiến hành mà cần phải làm ngay với mức độ phù hợp, phải biết tạo sự cuốnhút môn học bằng cách đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu một tiết dạy, luôn tạo mới mẻcho mỗi tiết học, quyết tâm từ bỏ thói quen dạy học theo kiểu truyền đạt kiến thức mộtchiều, chỉ nói lại những nội dung có sẵn trong sách giáo khoa Đồng thời trong cách diễn đạtcủa giáo viên, ngôn ngữ phải rõ ràng, giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, gây xúc cảm chohọc sinh, tạo cho học sinh hình thành biểu tượng

3.2.2 Tạo tính chiều sâu trong tiết học

Trong một tiết dạy Lịch sử, giáo viên cần phải chuẩn bị công phu, tạo ra nhiềuphương án, toàn diện về ngôn ngữ cũng như nghệ thuật trình bày, lời nói rõ ràng, trongsáng Mặt khác, người thầy cần nắm vững kiến thức để khai thác bài học tốt, cần đa dạng vàphong phú các tài liệu tham khảo về lịch sử, văn học, địa lí, triết học, nghệ thuật, để cókhả năng liên môn tốt

Trang 11

Ví dụ: Khi dạy bài cách mạng khoa học- công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sauthế kì XX (SGK lớp 12), giáo viên cần sự hiểu biết và có khả năng vận dụng tốt nhiều mônhọc khác như: Toán, Lí, Hóa, Sinh, kiến thức về khoa học vũ trụ, nông nghiệp, côngnghiệp, giao thông, thông tin, thì mới tạo được chiều sâu của bài giảng Cụ thể: khi giớithiệu vào bài, giáo viên có thể làm thí nghiệm để HS quan sát và trả lời:

- Giáo viên chuẩn sẵn một lọ nước, một miếng tã lót Baby, một bông mướp, một cáily

- Giáo viên tiến hành thí nghiệm: đổ nước vào ly rồi cho bông mướp vào Học sinhquan sát sẽ thấy bông mướp hút hết phần nước có trong ly, rồi giáo viên vắt bông mướp thìnước trong bông mướp sẽ chảy ra Sau đó giáo viên thao tác các bước tương tự như vậy,nhưng thay bông mướp bằng tã Baby

- Sau khi học sinh quan sát thí nghiệm giáo viên đặt câu hỏi: vì sao tã Baby thấmnước nhưng khi vắt nước không chảy ngược trở ra ? Sau khi học sinh trả lời, tùy theo câutrả lời của học sinh mà giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Trong tã Baby có thành phần Polime,Polime là một trong rất nhiều thành tựu do cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại nhằmphục vụ con người, ngoài ra những tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là làmxuất hiện xu hướng toàn cầu hóa Vậy để hiểu hơn bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìmhiểu về cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và xu thế toàn cầu hóa

Hoặc khi dạy Bài 1: Nhật Bản (SGK lớp 11), mục II: Cuộc Duy Tân Minh Trị đểtránh sự khô khan và dễ tạo nhàm chán cho học sinh, giáo viên có thể làm tăng hứng thú vớicâu chuyện về Nhật Hoàng Minh Trị như sau:

“Thiên Hoàng Minh Trị (Mutsuhito)là con thứ của Thiên Hoàng Hiếu Minh Ông cónhiều anh em nhưng hầu hết đều khi còn thơ ấu Bản thân ông sau này cũng có 15 ngườicon nhưng trong số đó chỉ có năm người là không bị chết yểu Mutsuhito dịch theo tiếngHán là Mục Nhân, nghĩa là đối xử với mọi người hòa mục, nhân từ Cái tên rất hợp với bềngoài của ông lúc nhỏ Hồi nhỏ, Ông chỉ sống quanh quẩn với các cung nữ và cách biệt vớithế giới bên ngoài…

Hoặc khi dạy Bài 12: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (SGK lớp 12), giáo viên có thểliên hệ bài thơ Người đi tìm hình cứu nước của nhà thơ Chế Lan Viên:

“Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới tàu đưa tiễn Bác

Trang 12

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương ”

Hay cảm xúc của Bác khi đọc Luận cương của Lê nin (7/1920) về vấn đề dân tộc vàthuộc địa, giáo viên cho học sinh làm việc với phiếu học tập sau:

Trong hồi kí “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

“Luận cương của Lênin làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao!Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nóitrước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết chochúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”

Em hãy trả lời các câu hỏi:

- Đoạn tư liệu lịch sử trên thể hiện tâm trạng gì của Nguyễn Ái Quốc sau khi đọcluận cương của Lênin?

- Tại sao Người lại có tâm trạng đó?

Phiếu được phát cho tất cả HS.Tùy theo mức độ (khó,dễ) mà tổ chức cho các em làmviệc nhóm hoặc cá nhân.Tất cả học sinh đều ghi kết quả làm việc của mình dưới hình thứcnêu ý, cụm từ, gạch đầu dòng…vào phiếu học tập Ưu điểm của hình thức này là mọi họcsinh đều được hoạt động, giáo viên có thể kiểm soát được kết quả hoạt động của học sinh vàgiúp đỡ những học sinh cần giúp đỡ.Nhở đó học sinh vừa hiểu biết lịch sử, vừa hình thànhphương pháp học tập, nghiên cứu và phát triển năng lực độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề Sau đó giáo viên liên hệ bài thơ:

“ Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc,

Lệ Bác Hồ roi trên chữ Lênin

Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách

Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc

“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi” ”

Người thầy phải đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, thông qua việc trình bày các sựkiện lịch sử nên có hình ảnh tái tạo quá khứ để tạo biểu tượng và khơi dậy những cảm xúcsâu sắc về lịch sử

3.2.3 Khai thác kênh hình

Nếu người thầy có phương pháp tốt thì hiệu quả của bài dạy càng cao, để đạt hiệuquả đó giáo viên không chỉ dừng lại ở sử dụng kênh chữ mà còn kết hợp cả kênh hình, nhằmphát triển tư duy, kĩ năng, kĩ xảo, tính tích cực của học sinh trong học tập

Ngày đăng: 13/01/2019, 16:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Mậu Hãn(2002), những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Lịch sử, Nxb giáo dục Khác
2. Phan Ngọc Liên (2008), sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 10, 11, 12 Khác
3. Phan Ngọc Liên (1978), tài liệu bồi dưỡng lịch sử, nhà xuất bản giáo dục Khác
4. Nguyễn Thị Côi(2008), tri thức lịch sử phổ thông lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb trẻ Khác
5. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử - NXB giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w