1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

So sánh giữa 2 loại văn bản văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật

16 1,8K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 120,5 KB

Nội dung

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996). - ví dụ: Luật, pháp lệnh. b.Theo khái niệm trên đây thì pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng sau: • Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục. Dấu hiệu này đặt ra yêu cầu chỉ có các cơ quan nhà nước được quy định trong Luật năm 2008 hoặc Luật năm 2004 mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và dưới các hình thức nhất định, như Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ... Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục do hai Luật này quy định.

Trang 1

Mục lục

A: Cơ sở lý thuyết ………2.

II Văn bản áp dụng pháp luật……… 5

B: So sánh giữa 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật………7.

I Giống nhau………7

II Sự khác nhau……… 7

C: Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình ban hành 2 loại văn bản pháp luật này.

1.Đối văn bản quy phạm pháp luật ……… 11 2.Đối với văn bản áp dụng pháp luật………15

Tài liệu tham khảo

Trang 2

A: cơ sở lý thuyết

I Văn bản quy phạm pháp luật

a) Khái niệm :

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử

sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan

hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996)

- ví dụ: Luật, pháp lệnh

b.Theo khái niệm trên đây thì pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng sau:

 Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục Dấu hiệu này đặt ra yêu cầu chỉ

có các cơ quan nhà nước được quy định trong Luật năm 2008 hoặc Luật năm 2004 mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và dưới các hình thức nhất định, như Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục do hai Luật này quy định

 Có quy tắc xử sự chung Đây là dấu hiệu cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất để xác định một văn bản là văn bản quy phạm pháp luật Chính yếu

tố này đặt ra yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản tuân phải theo trình tự, thủ tục của việc ban hành văn bản quy phạm pháp

Trang 3

luật nếu không có quy phạm pháp luật thì việc soạn thảo và ban hành văn bản cũng không phải tuân theo trình tự, thủ tục soạn thảo của văn bản quy phạm pháp luật và cũng không đòi hỏi phải được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định, thậm chí đó là thẩm quyền hiến định việc chứa quy phạm pháp luật là đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật

 Có hiệu lực bắt buộc chung: văn bản quy phạm pháp luật có tính áp dụng chung, tính trừu tượng, không đặt ra cho người này, người kia một cách xác định mà nhằm tới phạm vi đối tượng ít nhiều rộng hơn Các quy phạm pháp luật được áp dụng đối với những người thuộc đối tượng được các quy phạm pháp luật đó điều chỉnh

 Được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội: văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý điều hành, được tuân thủ và bảo đảm thực hiện bởi sự cưỡng chế nhà nước Nhà nước có thể dùng lực lượng công quyền để bảo đảm cho việc áp dụng quy phạm pháp luật bằng việc áp dụng các chế tài Như vậy, bất luận là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành hay bất luận là hình thức văn bản nào (luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định… do cơ quan nhà nước trung ương hay các cấp chính quyền địa phương ban hành) thì chúng đều phải được tuân thủ và thực hiện

 Những văn bản quy phạm pháp luật của việt nam như:

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009) quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành như sau:

Trang 4

STT Cơ quan ban hành Tên gọi văn bản

1 Quốc hội Hiến pháp, luật, nghị quyết

2 Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, nghị quyết

3 Chủ tịch nước Lệnh Quyết định

5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định

6 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Thông tư

7 Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định

8 Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết

9 Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao

Chánh án tòa án nhân dân tối cao

Thông tư

10 Giữa các cơ quan của nhà nước có thẩm

quyền với nhau, giữa các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền với tổ chức chính trị- xã hội

Nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch

11 Hội đồng nhân dân các cấp Nghị quyết

12 ủy ban nhân dân các cấp Quyết định, chỉ thị

II

.Văn bản áp dụng pháp luật

1.Khái niệm :

Trang 5

 Văn bản áp dụng pháp luật là hình thức pháp lí của quyết định quản lí nhà nước, dưới những hình thức và thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hóa các qui phạm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định

 Ví dụ: Bản án của Tòa án, Quyết định xử phạt hành chính

2.Đặc điểm :

Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau:

 Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện, trong trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước

 Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, thực hiện một lần đối với các cá nhân, tổ chức liên quan

 Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế Nó phải phù hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể Nếu không có sự phù hợp trên thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ Nếu không phù hợp thực tế thì nó sẽ khó được thi hành hoặc được thi hành mà kém hiệu quả

 Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: bản án, quyết định, lệnh

 Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nó, nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được Nó luôn luôn mang tính chất bổ sung trong trường hợp khi có các yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp Văn bản áp dụng pháp luật củng cố các yếu

tố này trong một cơ cấu pháp lý thống nhất, cho chúng độ tin cậy và đưa

Trang 6

đến sự xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm bởi Nhà nước

3.Phân loại :

Căn cứ vào nội dung và nhiêm vụ của văn bản áp dụng pháp luật có thể chia thành 2 loại:

 Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực Loại văn bản này là văn bản trong đó xác định cụ thể ai có quyền chủ thể, ai mang nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hóa phần quy định của quy phạm pháp luật

 Văn bản bảo vệ pháp luật Loại văn bản này chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng chế nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật

4.Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật:

Việc tổ chức thực hiện trên thực tế văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật Cũng ở giai đoạn này, cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật Đó

là một trong những đảm bảo quan trọng để quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống

B: so sánh giữa 2 loại văn bản quy phạm pháp luật và văn bản ấp

dụng pháp luật

I.

Giống nhau :

Trang 7

1 Đều là văn bản pháp luật tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành

2 Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan

3 Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

4 Đều được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước

5 Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội

II Khác nhau:

Tiêu chí so

sánh

Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp

luật

1.Chủ thể ban

hành

Chỉ do các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền

áp dụng pháp luật ban hành ra.có thể phối hộp ban hành với các hình thức khác do pháp luật quy định

- Chỉ do các cơ quan,

tổ chức hoặc cá nhân

có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành ra

2.Mục đích ban

hành

Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật

Được dùng để cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ

Trang 8

chức cụ thể Quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể phấp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp

lý đối với người vi phạm được ấn định

3.Nội dung ban

hành

Chứa đựng các quy tắc

xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể cần áp dụng và được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp

lý tương ứng với nó xảy

ra cho đến khi nó hết hiệu lực

Xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể, hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể, hoặc cácbiện pháp cưỡng chế nhà nước

cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể nên bao giờ cũng chỉ

rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần

áp dụng và chỉ được thực hiện một lần thực

tế cuộc sống

4.Số lần tác

động

Áp dụng cho nhiều lần trong cuộc sống

Thực hiện một lần đối với các cá nhân, tổ chức liên quan

5.Trình tự thủ Được ban hành theo trình tự, - Được ban hành theo

Trang 9

tục ban hành thủ tục và hình thức đã được

quy định trong hiến pháp và các luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

trình tự, thủ tục ban hành văn bẳn áp dụng pháp luật được quy định trong pháp luật và thường theo mẫu đã quy định sẵn

6.Đối tượng tác

động

Văn bản quy phạm pháp luật

có tính áp dụng chung, tính trừu tượng, không đặt ra cho người này, người kia một cách xác định mà nhằm tới phạm vi đối tượng ít nhiều rộng hơn,áp dụng cho tất cả mọi người

Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, thực hiện một lần đối với các cá nhân, tổ chức liên quan

7.Sự xuất hiện Là cơ sở để ban hành các

văn bản áp dụng pháp luật

Được ban hành trên cơ

sở các văn bản quy phạm pháp luật

8.Hình thức thể

hiện

 Văn bản luật: hiến pháp,luật ,nghị quyết

 Văn bản dưới luật:

Pháp lệnh ,nghị quyết ,lệnh ,quyết định, nghị định ,chỉ thị,thông tư,văn bản

Bản án, quyết định ,lệnh ,quy định

Trang 10

liên tịch

9.Thực hiện Chủ yếu thực hiện bằng các

biện pháp như tuyên truyền ,giáo dục ,thuyết phục ,các biện pháp bằng tổ chức hành chính ,kinh tế ,chỉ trong các trường hợp cần thiết thì thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế

Được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước

So sánh khác Mang tính chất nguyên

tắc ,cứng nhắc

Phải phù hợp với thực tiễn khách quan và đòi hỏi sự sáng tạo

Còn trong văn bản quy phạn pháp luật thì không cần thiết

Làm yếu tố của sự kiện pháp lý nên khi áp dụng

nó phải quy định rõ độ tuổi ,năng lực hành

vi ,sự tự nguyện của các bên trong văn bản

C: Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.

Phát triển kinh tế thị trường, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dân chủ hóa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải

Trang 11

hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đưa ra văn bản áp dụng pháp luật phù hợp Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả Một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành Các văn bản quy phạm pháp luật đã bao quát một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội cần điều chỉnh Quy trình xây dựng được thực hiện đúng luật và dân chủ hơn Chất lượng các văn bản được nâng cao hơn.Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy trình ban hành các loại văn bản này như sau:

I Đối với văn bản quy phạm pháp luật

1.Trong sáng kiến xây dựng VBQPPL:

Ngay từ khâu xác định vấn đề để đưa vào chương trình xây dựng VBQPPL đòi hỏi phải có sự tham gia của đầy đủ các tầng lớp xã hội Vì sao? Vấn đề được lựa chọn điều chỉnh có thể chưa phản ánh nhu cầu bức thiết nhất trong xã hội, hoặc

có chăng chỉ mới phản ánh nhu cầu của một bộ phận, một tầng lớp, một nhóm lợi ích nào đó chứ chưa đại diện cho tiếng nói của toàn dân chúng Theo các quy định của pháp luật hiện hành và trong thực tế, phần lớn chương trình xây dựng VBQPPL do các cơ quan quản lý (bộ, cơ quan ngang bộ) xây dựng Bộ, ngành chủ quản chủ động trong việc đưa ra sáng kiến xây dựng VBQPPL Điều đó có thể chưa phản ánh được đầy đủ ý nguyện của toàn xã hội trong việc lập chương trình xây dựng VBQPPL Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan về nhu cầu xây dựng pháp luật thì ngay trong khâu lập chương trình xây dựng VBQPPL, chúng

ta cần có quy định về việc tiếp thu qua các kênh thông tin khác (bên cạnh thông tin của bộ, ngành) với sự tham gia, góp ý của các cá nhân, tổ chức khoa học hay đại diện cho lợi ích của các nhóm xã hội khác Việc tham gia đề xuất chương trình xây dựng VBQPPL của các chủ thể nói trên và kể cả của các đoàn thể, của đại biểu Quốc hội cũng cần có các cơ chế bảo đảm hiệu lực thực tiễn Phương thức khác nhằm đảm bảo tính khách quan và đúng đắn trong sự lựa chọn các

Trang 12

VBQPPL sẽ ban hành là thẩm định chương trình xây dựng VBQPPL Nếu thủ tục này có sự tham gia của đối tượng bị quản lý (sự hiện diện của những tổ chức, hiệp hội đại diện cho người dân trong thành phần hội đồng phản biện) thì những lựa chọn được đưa ra sẽ mang tính khách quan và hợp lý hơn.Ngoài ra,

để sự lựa chọn của mình là chính xác, các cơ quan có thẩm quyền lập chương trình ban hành VBQPPL cần xây dựng những tiêu chí để đánh giá thứ tự ưu tiên của các văn bản sẽ ban hành, ví dụ: số người bị ảnh hưởng, các lợi ích cũng như gánh nặng sẽ mang lại, sự ảnh hưởng đến các VBQPPL hiện hành, các giải pháp thay thế v.v

2.Trong soạn thảo, ban hành VBQPPL

Trong giai đoạn soạn thảo và ban hành VBQPPL, những yêu cầu phải tính đến

là làm thế nào để bảo đảm sự tham gia đầy đủ của đại diện đối tượng bị quản lý, đạo luật được ban hành đã tính đến đầy đủ các yếu tố, lợi ích của các tầng lớp dân cư trong xã hội Bởi lẽ, nhiều khi có chính sách đúng đắn, nhưng chưa chắc

sự luật hoá chính sách đã là những giải pháp phản ánh đúng nhu cầu của xã hội, phù hợp với thực tiễn Vậy làm thế nào để các kiến trúc sư - nhà soạn thảo luật thể hiện chính sách dưới những VBQPPL phù hợp thực tiễn, nói lên ý nguyện của số đông trong xã hội?

Khâu đầu tiên và có ý nghĩa nền tảng là việc thu thập và xử lý thông tin Một đạo luật không thể chứa đựng những quy tắc xử sự tốt nếu thông tin có được để soạn thảo nó còn sơ sài và phiến diện.Trong thực tế, không ít trường hợp do những khó khăn nhất định về thời gian, nhân lực, kinh phí, nên việc tổ chức khảo sát thực tiễn, lấy số liệu cụ thể và điều tra dư luận xã hội bị xem nhẹ Ngay

cả khi có những báo cáo tốt, nhưng báo cáo đó được lập từ phía các cơ quan quản lý thì cũng khó tránh khỏi tình trạng VBQPPL được ban hành đưa ra những quy tắc chỉ có lợi cho cơ quan quản lý Đó mới chỉ là quan điểm của bộ, ngành với tư cách là nhà quản lý Vì vậy, khâu khảo sát thực tiễn phải đảm bảo

Trang 13

tính toàn diện và chính xác Các kết quả thu được không được phép là hình thức, các thông tin phải nhiều chiều, từ phía các nhà quản lý và những người bị quản lý VBQPPL được ban hành phải kết hợp hài hoà quan điểm, lợi ích của tất cả các nhóm đối tượng bị quản lý trong xã hội và thuận lợi cho việc quản lý Việc khảo sát nên được làm song song với việc lấy thông tin thực tiễn từ các nhà quản lý, tổ chức các hội thảo, hội nghị, lấy ý kiến từ các cơ quan hữu quan Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cần tổ chức lấy ý kiến từ các nhóm dân chúng có liên quan, đặc biệt là cần tổ chức các cuộc điều tra thực tế, có mục tiêu, đi sâu vào các nhóm đối tượng là dân cư Khi khảo sát thực tế, hoàn toàn có thể sử dụng các hình thức như thuê khoán chuyên gia hoặc các tổ chức có kinh nghiệm thực hiện

3.Kỹ thuật soạn thảo VBQPPL

Thu thập thông tin nhiều chiều, phong phú, phản ánh đầy đủ tình trạng xã hội và xác định những vấn đề còn bất cập trong xã hội, các nguyên nhân nảy sinh chúng, từ đó đề xuất các giải pháp để thiết kế nên QPPL, đó là các yêu cầu đầu tiên cho việc soạn thảo một VBQPPL Tuy nhiên, quá trình xử lý thông tin khó tránh khỏi một số yếu tố chi phối khiến dự thảo không thể hiện được đầy đủ các mặt của thực tiễn xã hội hay bị lệch lạc dưới những góc nhìn chủ quan, vì lợi ích cục bộ Điều này đòi hỏi cần có những kỹ thuật cần thiết trong phân tích thông tin Trước khi soạn thảo VBQPPL, nhà soạn thảo cần có một báo cáo nghiên cứu chi tiết Báo cáo nhằm đảm bảo cho việc soạn thảo đã dựa trên các

dữ liệu của thực tiễn, tránh tình trạng cán bộ soạn thảo làm việc chỉ dựa vào kinh nghiệm và kiến thức bản thân mà không chú trọng cơ sở thực tiễn Mặt khác, thông qua báo cáo này, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành VBQPPL

có căn cứ để đánh giá sự cần thiết và tính hiệu quả của một dự thảo.Nội dung chính của báo cáo là: nêu vấn đề cần giải quyết (mô tả kỹ các hành vi của các chủ thể), nguyên nhân dẫn đến các hành vi xấu của các chủ thể và đề xuất giải pháp để loại trừ các hành vi đó Trong các thao tác nói trên, người soạn thảo

Ngày đăng: 19/08/2013, 09:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

tục ban hành thủ tục và hình thức đã được quy định trong hiến pháp và  các   luật   ban   hành văn   bản  quy phạm pháp luật. - So sánh giữa 2 loại văn bản văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
t ục ban hành thủ tục và hình thức đã được quy định trong hiến pháp và các luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w