Ngôn ngữ trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu MỞ ĐẦU Trong thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”.. Xuân Diệu đã tạo ra cho thơ mình m
Trang 1Ngôn ngữ trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
MỞ ĐẦU
Trong thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới” Với những sáng tác của mình, Xuân Diệu không chỉ đem đến cho thơ ca dân tộc nghệ thuật thể hiện, kĩ thuật viết thơ đặc sắc mà cả trên nội dung tư tưởng cũng có những khám phá độc đáo Có thể nói ông đã có sự cách tân sâu sắc và toàn diện nhất về mọi phương diện trong sáng tạo thi ca Đặc biệt là về phương diện
sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật Xuân Diệu đã tạo ra cho thơ mình một hệ thống ngôn ngữ đầy cá tính, sáng tạo về hình ảnh, nhịp điệu, hình thức tổ chức câu thơ cùng những lời lẽ cách nói năng mà đa phần trước đây người ta chưa thấy trong thơ ca truyền thống
Ngôn ngữ văn học là tiếng nói của thời đại, chuyển tải đầy đủ tâm tư, tình cảm
của con người Bài thơ Đây mùa thu tới đã làm được điều đó Bài thơ vẽ lên một bức
tranh mùa thu đẹp mà đượm buồn - cái buồn của sự tàn phai, chia lìa, trống vắng Một bài thơ mà từng bước đi của thời gian hay những rung động mơ hồ của lòng người đều được sự nhạy cảm của Xuân Diệu bắt gặp Cũng vì thế mà cả tình lẫn cảnh đều trở nên xôn xao vô cùng Bài thơ góp phần quan trọng vào sự phát triển của phong trào thơ Mới, tiếp thu và sử dụng sáng tạo ngôn ngữ thơ ca Tiếng Việt Những điều đó tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Chính vì thế, tôi chọn đề
tài: Ngôn ngữ trong bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu để thấy được
những nét mới, cái hay trong cách vận dụng từ ngữ, hình ảnh để tạo nên phong cách nhà thơ
Trang 2
NỘI DUNG
I Xuân Diệu trong dòng chảy của thơ mới
Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những
chủ soái của phong trào "Thơ Mới" Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu là nhà
thơ được xem là “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), là “người mang đến cho thơ mới nhiều cái mới nhất" (Vũ Ngọc Phan) Ở thời kì này ông viết cả thơ lẫn văn xuôi Trong đó đáng chú ý là tập Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945) Thơ ông giai đoạn này mang đến một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới và bao trùm là một thứ thơ mới thực sự Những cách tân của Xuân Diệu và phong trào thơ mới đã góp phần đổi mới thơ ca Việt Nam, thực sự đưa thơ ca Việt Nam chuyển sang phạm trù hiện đại Xuân Diệu cũng là nhà thơ tình yêu với những cung bậc nồng nàn và tha thiết Sau Cách mạng tháng Tám, năng lực sáng tạo của Xuân Diệu không phỉ thể hiện ở thơ ca mà còn được bộc lộ ở nhiều thể loại văn học khác như bút kí, tiểu luận, phê bình Ở thời kì này ông có nhiều tập thơ tiêu biểu như Riêng chung (1960), Một khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982) Cũng như thơ ca
ta trong giai đoạn này, thơ Xuân Diệu ca ngợi nhân dân đất nước, ca ngợi Đảng, Bác
Hồ Ông viết nhiều về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh thống nhất nước nhà Nếu ngày xưa thơ ông bộc lộ lòng ham sống một cách thiết tha, một tình yêu rạo rực, thì ở giai đoạn này thơ ông vẫn là “sự sống chẳng bao giờ chán nản” của một hồn thơ gắn bó với nhân dân, đất nước
Xuân Diệu cũng là người để lại nhiều công trình nghiên cứu và phê bình văn học
có giá trị Ông viết về hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam với những tiểu luận văn học đặc sắc Ông viết về Nguyễn Trãi Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương, Tản Đà, Trần Tuấn Khải Viết về ai ông cũng có cái nhìn mới, khám phá ra nhiều cái hay mà người trước chưa đề cập đến Ông cũng viết nhiều về công việc làm thơ, về thơ của các nhà thơ trẻ, về cả những hiểu biết của ông về ca dao, dân ca
Trang 3Bài thơ Đây mùa thu tới nằm trong tập thơ Thơ (1938) Cả bài thơ là nguồn cảm
xúc dạt dào của Xuân Diệu trước cảnh đất trời mới chớm vào thu, mang nỗi buồn
mùa thu Ta thấy rõ trong Đây mùa thu tới hiện lên một bức tranh thu buồn nhưng
lại rất đẹp và nên thơ Bức tranh thu được miêu tả ở nhiều khung cảnh, nhiều thời điểm khác nhau, được miêu tả, cảm nhận từ gần đến xa, từ thấp lên cao và từ cái cụ thể đến cái mơ hồ bằng một giác quan vô cùng nhạy bén và tinh tế, cùng toàn bộ linh hồn của sự cô đơn Có lẽ vì vậy mà cảnh thu hiện lên vừa đa dạng về đường nét, vừa phong phú về màu sắc Linh hồn của bài thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại vì nó được phát hiện bằng con mắt vô cùng tinh tế, nhạy cảm của cái tôi Xuân Diệu
I Ngôn ngữ trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
1 Đặc điểm ngôn ngữ thơ
Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn chương Macxim Gorki đã từng nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Tuy nhiên tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn học có những đặc điểm riêng Ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ Ngôn ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, là một giá trị không thể phủ nhận trong thơ Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm xúc phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu (tính họa), vừa giàu nhạc điệu (tính nhạc) Các đặc điểm trên hòa quyện với nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh, sắc màu Hình ảnh thơ bao giờ cũng là
sự kết tinh của việc sử dụng ngôn ngữ Vì thế hình ảnh thơ luôn có ý nghĩa trong việc tạo hiệu ứng nghệ thuật, góp phần khẳng định sự hiện hữu của thơ Rõ ràng, hình ảnh thơ không phải là tổng số của nhiều hình ảnh mà chính sự chọn lọc những hình ảnh có giá trị biểu cảm, có tính hàm súc, tạo hiệu ứng nghệ thuật cao, mới thể hiện tư tưởng, tinh thần lập ngôn và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ
Trang 4Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy Có thể xem tính nhạc là nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ thơ Bởi nhạc tính như một nét duyên thầm làm nên vẻ đẹp của thơ, cũng là một yếu tố tạo mỹ cảm cho người đọc Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc
Nếu “rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan Rơi vào cái vực nhạc
thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn” (Chế Lan Viên)
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, tính nhạc là một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ ca Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt chẽ với số từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn Vấn đề đặt ra với mỗi nhà thơ là phải chọn một cách nói tốt nhất đến mức độ người
ta cảm thấy không thể khác được Thơ hay bao giờ cũng là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa âm thanh và ý nghĩa, hình ảnh Chữ và nghĩa trong ngôn ngữ thi ca hòa quyện với nhau như hình với bóng, như xác với hồn nên việc tách rời chúng ra khỏi nhau
sẽ làm tổn hại đến bình diện ngôn ngữ và thẫm mỹ của câu thơ
2 Ngôn ngữ trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
Nói đến ngôn ngữ thơ Xuân Diệu là nói đến ngôn ngữ của một nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới Đánh giá thơ Xuân Diệu có nhiều ý kiến khác nhau: “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh); “nhà thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và của ánh sáng” (Thế Lữ); “nhà thơ lãng mạn tiêu biểu nhất” (Lê Đình Kỵ)… Thơ Xuân Diệu là tiếng nói của trái tim, tiếng hát của tuổi trẻ, sự giao cảm thắm thiết giữa con người với con người Ngay từ lúc mới xuất hiện như vầng trăng vừa ló, với con mắt xanh, Thế Lữ đã chỉ ra với nhiều yêu mến và cảm
phục nhà thơ trẻ tài hoa: Đó là một tâm sự nồng nàn mà kín đáo, một linh hồn rạng
rỡ và say mê, đằm thắm hiện ở trong những điệu thơ êm dịu và ái ân, thiết tha và
Trang 5bồng bột Cảnh sắc của sự vật, nỗi âm thầm của tình ái, dáng tươi cười của mùa xuân, nỗi tiếc thương lạnh lẽo của mùa thu, lời van xin khuyên nhủ của tấm lòng yêu thấm thía nhưng rụt rè, tất cả những tình cảm ấy đều tả trong thở của Xuân Diệu một cách mới lạ, ý nhị, vừa đơn giản vừa đầy đủ, gợi cho ta những hình ảnh, những
tư tưởng bát ngát và tươi đẹp không ngờ Để nói lên những tâm trạng và cảnh sắc
ấy, chắc chắn phải có một cách nói, một giọng điệu, một hệ thống ngôn từ thích hợp, mềm mại, gợi cảm, đa sắc thái như mơn trớn, lơi lả, mơ hồ, lai láng, hiu hiu, nhỏ nhỏ, nhè nhẹ, mơ màng ngẩn ngơ, xôn xao, chơi vơi, mỏng manh, ôm ấp… Đó là hệ thống ngôn từ của thơ ca lãng mạn gắn với những rung động của con tim, những cảm xúc trước thiên nhiên tạo vật
Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu gắn với sự sống trong thiên nhiên nên dễ tạo được nhiều màu sắc phong phú Xuân Diệu đã quy tụ, chuyển đổi một cách tài tình và sáng tạo trong ngôn ngữ từ tiếp nhận giác quan này sang giác quan khác, từ thị giác sang thính giác Trong thơ Xuân Diệu, ngôn ngữ nhiều khi bị cuốn theo dòng tình cảm mãnh liệt Một dòng một câu không thể diễn tả đủ mà phải nhiều câu liên kết chặt với nhau thành một đoạn, một khối kết dính và tạo hiệu quả cao Những khối chữ ấy gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc Ý thức chủ động và tinh tường về vận dụng ngôn ngữ thơ của Xuân Diệu còn thể hiện ở sự chọn lựa cân nhắc kỹ càng từ ngữ trong từng bài thơ Nhiều hình ảnh, từ ngữ được sử dụng sáng tạo và có hiệu
quả Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ Đây mùa thu tới.
2.1 Hình ảnh thơ
Trong thơ Xuân Diệu có những hình ảnh thơ duyên dáng, tinh tế và vô cùng hiện đại Ngôn ngữ được Xuân Diệu sử dụng có khả năng diễn đạt chính xác cái mơ
hồ, mong manh, muôn hình muôn vẻ của thiên nhiên Bài thơ Đây mùa thu tới thể
hiện rõ sự nhạy cảm và mới mẻ của hồn thơ Xuân Diệu Thiên nhiên đẹp và có hồn qua cảm nhận của thi sĩ Bao trùm lên bài thơ là một nỗi buồn muôn thuở của thi nhân Sau khi bộc lộ cảm nhận của mình trước cảnh vật mùa thu từ gần đến xa, từ cái hiện đến cái ẩn, thi sĩ đi sâu vào thể hiện tâm tư con người Tất cả đều nhằm phản ánh nỗi buồn man mác, vừa mênh mông vừa sâu lắng trong cái thế chung của
Trang 6sự sống bên ngoài như nhạt phai, mất mát nhưng bên trong lại như chất chứa một sự vươn tới, một ước mong mơ hồ mà tha thiết Xuân Diệu nhìn cảnh vật bằng đôi mắt
u sầu nên thấy đâu đâu cũng nhuốm vẻ buồn thương:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:
Đây mùa thu tới – mùa thu tới, Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Xưa nay, các nhà thơ tả mùa thu đến thường sử dụng những hình ảnh ước lệ như lá ngô đồng rụng, làn hương cốm mới, những thoáng heo may… hay trong thơ ca trung đại thường dùng những hình ảnh ước lệ như sen tàn, cúc nở hoa, để làm biểu tượng cho sự chuyển mùa lúc thu sang Xuân Diệu lại tả liễu Những cây liễu bên hồ được tác giả cảm nhận giống như các nàng thiếu nữ thướt tha, yểu điệu nghiêng mình buông những suối tóc dài Trong gió thu lạnh đìu hiu, dáng liễu cũng giống
như dáng người đứng chịu tang, tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Một hình ảnh
buồn nhưng cũng thật gợi cảm, phảng phất đâu đây bóng dáng quen thuộc của các nàng thiếu nữ đài các, đẹp và buồn một cách lãng mạn Đó là cách nhìn, cách cảm của một trào lưu thơ, một thế hệ các nhà thơ mới nên không thể nói hình ảnh đó thể hiện một nỗi buồn tang tóc, bi luỵ Hai câu thơ thật ra chỉ nhằm gợi tả vẻ yểu điệu, thướt tha của liễu như một tín hiệu báo thu sang mà thôi Những cành liễu mềm mại,
êm đềm rủ xuống chính là dấu hiệu mùa thu đầu tiên mà Xuân Diệu bất chợt nhận ra một cách ngạc nhiên thích thú Đằng sau những tiếng reo hồ hởi của nhà thơ, người đọc có thể hình dung ra ánh mắt trẻ trung ngơ ngác của ông sững sờ trước vẻ đẹp bất ngờ của thiên nhiên tạo vật Bốn câu thơ tả mùa thu mới chớm và tâm trạng của con người lúc thu sang thật gợi cảm, tươi sáng Những câu thơ thoáng nét buồn nhưng không hề ảm đạm, héo hắt, buồn mà vẫn đẹp Ở đây, vẻ đẹp được tạo bởi sự cảm nhận tinh tế và mới mẻ những chuyển vận của thiên nhiên cùng bước đi của thời gian, đẹp bởi màu sắc đường nét tươi sáng, bởi vẻ yểu điệu, thiết tha, rất trẻ trung, lãng mạn phù hợp với mùa thu mới chớm Hai câu thơ tiếp theo lại là tiếng reo vui đầy phấn khởi :
Trang 7Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Sáng tạo của Xuân Diệu nằm ở từ mơ phai Đó là một cách miêu tả tinh tế và chính
xác cảnh chớm thu Cây cỏ chưa tàn úa, đã ngả vàng nhưng vẫn tươi Nhà thơ như bừng tỉnh nhận ra rằng mùa thu đã trở về với lòng thu đang ngóng đợi Nàng thu diễm kiều của tạo hóa đã đến với thi nhân trong bộ xiêm y tha thướt dệt bằng những chiếc lá vàng màu mơ phai huyền ảo Tưởng chừng như thi sĩ đang dang rộng vòng tay đón nhận mùa thu như đón nhận người bạn tri kỉ tri âm sau bao ngày xa cách Trong cảm nhận của thi sĩ, thiên nhiên cũng giống như một giai nhân Mùa xuân là mùa đẹp nhất Qua hạ vào thu, thiên nhiên đã nhuốm vẻ tàn phai nhưng vẫn đẹp, vẫn quyến rũ hồn người Xuân Diệu đã sử dụng những hình ảnh đầy lão luyện, tinh vi:
Rặng liễu, đứng chịu tang, tóc buồn, lệ ngàn hàng, áo mơ phai, đôi nhánh khô gầy
Những hình ảnh được sử dụng đầy độc đáo lôi cuốn đem đến cho người đọc những cảm nhận mới, những trải nghiệm thú vị khác xa với những gì người ta đã từng được biết về mùa thu Là nhà thơ của cảm thức về thời gian, Xuân Diệu rất nhạy cảm với những bước đi của các mùa trong năm Thời điểm giao mùa vốn dễ gợi nhiều cảm xúc cho con người và với thi nhân đó là thời điểm sản sinh ra ý thơ Mỗi mùa trôi qua bao giờ nhà thơ cũng có những dòng cảm xúc Khi thì “giục giã”, “vội vàng”, khi thì reo vui chào đón, khi lại tiếc nuối… Với tâm hồn nhạy cảm, nhà thơ đã cảm nhận được bước đi rất nhẹ nhàng của mùa thu Mùa thu với vẻ đẹp riêng rất lãng mạn và rất thơ nên đã chiếm được cảm tình đặc biệt của thi nhân Dường như thu là mùa của tâm trạng, của cảm xúc Trước cảnh thu người ta thường tức cảnh sinh tình
Đỗ Phủ khi xa quê trong cảnh loạn li, trước mùa thu đã có chùm Thu hứng nổi tiếng.
Nguyễn Khuyến với tâm sự u uất của một nhà nho đau đời trước cảnh nước mất nhà tan, ở một làng quê yên ả đã có cả “chùm thơ thu” nức tiếng Lưu Trọng Lư lại xao động trước “Tiếng thu” huyền diệu Còn thu đến dưới cặp mắt xanh non của thi sĩ đa tình, đa sầu, đa cảm Xuân Diệu là sự kết hợp của cả hai yếu tố cổ điển và hiện đại Thời gian tiếp tục chuyển động trong cảm nhận của thi nhân :
Hơn một loài hoa đã rụng cành,
Trang 8Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh ; Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Lại một sự sáng tạo mới, sáng tạo về lối diễn đạt, về cách tả và cách cảm nhận hình ảnh thu sang Khổ thơ là kết quả của sự vận động tổng hợp mọi giác quan của con
người Những từ hơn một, rũa cùng cách nói những luồng, đôi nhánh vốn còn rất xa
lạ với thi ca thời ấy lại được Xuân Diệu sử dụng rất tài tình Đây là điểm độc đáo của thi nhân Cảnh vật xao động rất nhẹ nhưng được nhà thơ miêu tả rất cụ thể Trong cách cảm nhận của tác giả, mùa thu trở nên mỏng manh, khe khẽ, nhẹ nhàng
Đó chính là nét riêng của mùa thu Khí thu hơi lạnh được cảm nhận bằng xúc giác và diễn tả thật đạt qua cách sử dụng bốn phụ âm “r” liên tiếp
Mỗi khổ thơ là một bước đi khá dài của mùa thu Cảnh thu được nhìn nhận rộng hơn, xa hơn:
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Đã vắng người sang những chuyến đò…
Cái buồn của mùa thu đã bao trùm lên cảnh vật Trăng thu buồn và như có tâm sự
Hai câu thơ tả trăng vào cuối thu mang lại sắc màu cổ điển rất rõ nét Hai từ đã như
là sự khẳng định chắc chắn rằng thu đã đến thật rồi với cái lạnh trong gió Sự tàn phai và vẻ buồn của mùa thu đã được thể hiện đầy đủ Những bước thu êm dịu được cảm nhận thật tinh tế Một bức tranh thu có nhiều đường nét và màu sắc Trong đoạn thơ, con người tuy không trực tiếp xuất hiện nhưng tâm trạng đã được thể hiện rất rõ qua cảnh thu
Đến khổ thơ cuối ta thấy xuất hiện hình ảnh con người Cảnh vật chẳng những không vui hơn mà còn buồn hơn bởi vì con người xuất hiện trong hoàn cảnh và một tâm thế đầy tâm trạng :
Mây vẩn từng không, chim bay đi.
Khí trời u uất hận chia li.
Trang 9Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Hai câu thơ trên có thể coi như là lời kết luận cho cảnh thu, tình thu ở ba khổ trước
Hình ảnh mây, chim xuất hiện cùng khí trời u uất làm cho cảnh vật mang màu sắc u
buồn Theo đó, tình người cũng cô đơn, buồn bã trên nền cảnh vật cũng quạnh quẽ, đìu hiu, u uất Khí trời ấy khiến ta nhớ đến câu thơ của Đỗ Phủ viết khi ông chạy loạn và nhớ đến quê hương đang rên xiết dưới nạn đao binh máu lửa:
Tái thượng phong vân tiếp địa âm (Mặt đất mây đùn cửa ải xa)
Khí trời u uất như cũng đang nuối tiếc trước sự chia phôi Trước cảnh chia lìa của cảnh vật, của một cánh chim đầy tâm trạng, con người càng trầm mặc hơn :
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Thiếu nữ là lứa tuổi nhạy cảm, đa sầu và cũng thường hay rung động mơ hồ Hình ảnh người thiếu nữ tựa cửa nhìn ra khoảng không xa xăm, mông lung nghĩ ngợi xuất hiện giữa bức tranh thu Thiếu nữ ấy mang tâm sự gì? Chắc chắn là tâm sự buồn Một nỗi buồn không xác định, thiếu một đường viền cụ thể, rất mơ hồ Nỗi buồn
không xác định: ít nhiều, không thành hình thành tiếng: buồn không nói, ý nghĩ thì mông lung: nghĩ ngợi gì Nỗi buồn mơ hồ nhưng thấm thía Thiếu nữ không nhìn cái
gì cụ thể, nhìn xa và mơ hồ, bởi vì lúc này thiếu nữ đang nhìn vào chính lòng mình, lắng nghe tiếng nói của trái tim mình để cảm nhận nỗi buồn khi thu đến và thời gian qua đi Câu thơ kết không nói gì rõ rệt mà gợi mở rất nhiều Nỗi buồn thu đến hay chính là nỗi buồn của con người về cuộc đời đã nhuốm lên cảnh vật Nỗi buồn của Xuân Diệu cũng chính là nỗi buồn của thế hệ các nhà thơ mới
Ta có thể thấy bài thơ Đây mùa thu tới không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên,
niềm khát khao giao cảm mãnh liệt của Xuân Diệu mà còn gợi lên tình cảm đối với
quê hương đất nước Bài thơ khép lại mà ý thơ lại mở ra bao suy nghĩ Đây mùa thu
tới diễn tả cảnh thu đến qua đó thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình Bài thơ đem đến
một cảm giác buồn, mặc dù có tiếng reo vui Buồn vì hình ảnh hàng liễu rủ tang tóc,
Trang 10buồn vì cái lạnh se sẽ len lỏi đâu đó giữa một khung cảnh trống vắng hắt hiu, buồn
vì có sự tàn phai, chia lìa của cây cỏ, chim muông…Tất cả đều gợi một cái gì đó tựa như nỗi nhớ nhung bâng khuâng phảng phất khắp không gian và trong lòng người
Đó cũng chính là nét buồn của một thời Thơ mới Nét buồn man mác bâng khuâng của cái Tôi nhạy cảm đã đem đến cho thơ ca lãng mạn một vẻ đẹp riêng
2.2 Sử dụng từ ngữ độc đáo
2.2.1 Nghệ thuật sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi tả
Cái hay trong ngôn ngữ thơ Xuân Diệu nhiều khi không chỉ bởi hình ảnh mới
lạ mà còn bởi những cách kết hợp, cách sử dụng từ ngữ độc đáo Trong bài thơ Đây
mùa thu tới, Xuân Diệu đã sử dụng rất tài tình những từ ngữ gợi hình, gợi tả, tạo nên
bức tranh thu đẹp và lạ Với hàng loạt từ ngữ như: đìu hiu, chịu tang, tóc buồn, lệ
ngàn hàng, sắc đỏ rũa màu xanh, xương mỏng manh, rét mướt luồn trong gió, Xuân
Diệu đã tạo nên nét riêng trong phong cách của mình
Các động từ cũng được Xuân Diệu sử dụng rất hấp dẫn như dệt, rũa, luồn,
nghe, hận Khi đứng một mình các động từ này dường như vô hình, vô cảm nhưng
khi đặt trong những câu thơ của Xuân Diệu nó bỗng có giá hơn bất cứ lúc nào Nhà
thơ đã tạo nên những áo mơ phai dệt lá vàng; sắc đỏ rũa màu xanh; nghe rét mướt
luồn trong gió; hận chia ly rất cuốn hút Thi sĩ cảm nhận đất trời vào thu không
phải chỉ bằng những giác quan thông thường vốn có mà bằng cả giác quan tâm linh của một hồn thơ yêu đời, luôn khát khao giao cảm mãnh liệt với sự sống Cảm xúc mạnh mẽ, nồng nàn luôn ở trạng thái cực điểm ấy khiến thơ ông không chấp nhận những cách diễn đạt thông thường, những từ ngữ phẳng lặng Xuân Diệu đã tìm đến cách diễn đạt của ngôn ngữ khác, của thơ tượng trưng Pháp và đổi mới chính ngôn ngữ, lối nói sẵn có của tiếng Việt:
Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá, Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.