MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Kiến thức: + Nêu được khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở thực vật + Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Các loại mô phân si
Trang 1TUẦN 19 – Tiết 35
Bài 34 SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở thực vật
+ Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
+ Giải thích được sự hình thành vòng năm trên cơ thể các cây
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Thái độ: Yêu thích khoa học, khám phá kiến thức.
- Tư duy: Tư duy logic, liên kết kiến thức.
II CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, hình vẽ : 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 SGK.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Các loại mô phân sinh ở thực vật, phân biệt sinh trưởng sơ
cấp và sinh trưởng thứ cấp
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC :
1 Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2 Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài thu hoạch của các nhóm về bài thực hành xem
phim về tập tính của động vật
3 Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm sinh
trưởng.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời
câu hỏi: + Sinh trưởng là gì?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời
câu hỏi
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Sinh trưởng sơ
cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật
I KHÁI NIỆM
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình
tăng về khích thước của cơ thể do tăng số lượng và khích thước của tế bào
- Ví dụ :Sự tăng vế số lựơng lá trên cây,
sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa
II SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP Ở THỰC VẬT
Trang 2GV: Mô phân sinh là gì? Có những loại
mô phân sinh nào?
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo
luận trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình
sinh trưởng sơ cấp của thântrên hình
34.2, cho biết: Sinh trưởng sơ cấp của
cây là gì?
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát 34.2
thảo luận trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan
sát hình 34.3, 34.4 trả lời câu hỏi
+ Sinh trưởng thứ cấp là gì?
+ Cây một lá mầm hay cây hai lá mầm
có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của
kiểu sinh trưởng đó là gì?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố
ảnh hưởng đến sinh trưởng.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời
câu hỏi
+ Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng của thực vật?
+ Giải thích hiện tượng mọc vống của
thực vật trong bóng tối?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
1 Các mô phân sinh
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa
phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân
- Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh
đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng
2 Sinh trưởng sơ cấp:
- Xảy ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm
- Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ
3 Sinh trưởng thứ cấp:
- Xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm
- Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân, làm tăng bề ngang( dày ) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên
- Cấu tạo thân cây và vòng gỗ hàng năm
( Hình 34.4-SGK trang 137 )
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG.
1 Nhân tố bên trong.
- Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, hoocmôn thực vật
2 Nhân tố bên ngoài.
- Nhiệt độ
- Hàm lượng nước
- Ánh sáng
- Ôxi
- Dinh dưỡng khoáng
4 Củng cố:
- HS đọc kết luận cuối bài
- Những nét hoa văn trên đò gỗ có xuất xứ từ đâu?
5 Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
Trang 3- Đọc trước bài 35.