Do vậy, thực hiện kiểmsoát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước còn bộc lộnhững hạn chế và tồn tại, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng ngân sách,chưađáp ứng yêu cầu quả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ HỒNG MAI
KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ HỒNG MAI
KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TIẾN LONG
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Môhình nghiên cứu mà tôi xây dựng và các kết quả, số liệu trong nghiên cứu này
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả
Phan Thị Hồng Mai
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyênqua ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân
và tập thể Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân
và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học TháiNguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập vàhoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo vi ên hướng
dẫn TS Nguyễn Tiến Long.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhàkhoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinhdoanh - Đại học Thái Nguyên
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng táccủa các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn cácbạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thànhnghiên cứu này
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả
Phan Thị Hồng Mai
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Đóng góp của đề tài 3
5 Kết cấu luận văn 4
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5
1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước 5
1.1.1 Tổng quan về chi thường xuyên ngân sách nhà nước 5
1.1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước 6
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước 18
1.2 Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước 20
1.2.1 Kinh nghiệm về kiểm soát chi ở một số kho bạc địa phương và bài học rút ra đối với kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 20
Trang 6Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 25
2.2.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin 27
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 27
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 28
2.3.1 Chỉ tiêu lập dự toán ngân sách 28
2.3.2 Chỉ tiêu chấp hành chi ngân sách 29
2.3.3 Chỉ tiêu kết toán, quyết toán, thanh tra ngân sách 29
Chương 3.THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚCHUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ 30
3.1 Khái quát về huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 30
3.1.1 Vị trí địa lý của huyện Tam Nông 30
3.1.2 Địa hình của huyện Tam Nông 30
3.1.3 Khí hậu của huyện Tam Nông 31
3.1.4 Tình hình kinh tế của huyện Tam Nông 31
3.1.5 Tình hình văn hoá - xã hội của huyện Tam Nông 32
3.2 Khái quát về kho bạc nhà nước Tam Nông 33
3.3 Thực trạng chi thường xuyên qua ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Tam Nông 35
3.3.1 Lập dự toán chi ngân sách huyện 38
3.3.2 Hình thức chi trả, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Tam Nông 41
Trang 73.4 Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho
bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 42
3.4.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú thọ 42
3.4.2 Nội dung kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Tam Nông 49
3.4.3 Công cụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 61
3.4.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi thường xuyên qua ngân sách nhà nước tại kho bạc 64
3.5 Đánh giá chung về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 71
3.5.1 Kết quả đạt được 71
3.5.2 Hạn chế 72
3.5.3 Nguyên nhân 74
Chương 4.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆNTAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ 75
4.1 Định hướng và mục tiêu tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
75 4.1.1 Định hướng tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 75
4.1.2 Mục tiêu tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 76
4.2 Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 77
4.2.1 Nâng cao chất lượng lập dự toán 77
4.2.2 Hoàn thiện chi ngân sách nhà nước 79
Trang 84.2.3 Nâng cao công tác đào tạo cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý
ngân sách 80
4.2.4 Đổi mới, thu gọn quy trình kiểm soát thanh toán 81
4.2.5 Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất cán bộ Kho bạc nhà nước Tam Nông 82
4.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 83
4.2.7 Tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát kế toán 85
4.3 Kiến nghị đối với các bên liên quan 86
4.3.1 Đối với Bộ Tài chính 86
4.3.2 Đối với Kho bạc Nhà nước 87
4.3.3 Đối với Ủy ban Nhân dân huyện Tam Nông và các sở/ban/ngành có liên quan 88
4.3.4 Đối với đơn vị sử dụng ngân sách 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96
Trang 9KQKB Kho quỹ kho bạc
KSC Kiểm soát chi
KSCTX Kiểm soát chi thường xuyên
KTV Kế toán viên
NSĐP Ngân sáchđịa phương
NSNN Ngân sách Nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
TABMIS Tabmis And Treasury Management Information SystemUBND Ủy ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Thang đo Likert Scale 26
Bảng 3.1 Kết quả chi TXNSNN qua KBNN Tam Nông (2015- 2017) 35
Bảng 3.2 Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo nội dung chi
37 Bảng 3.3 Dự toán chi NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông 40
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá của khách hàng về quy trình thủ tụcthực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại KBNN Tam Nông .47
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá của cán bộ về quy trình kiểm soátchi ngân sách nhà nước tại KBNN Tam Nông 48
Bảng 3.6 Tình hình chi thanh toán cá nhân (2015 - 2017) 51
Bảng 3.7 Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn (2015 - 2017) 53
Bảng 3.8 Tình hình chi mua sắm, sửa chữa tài sản (2015 - 2017) 54
Bảng 3.9 Tình hình chi khác (2015 - 2017) 56
Bảng 3.10 Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN Tam Nông từ năm 2015- 2017 58
Bảng 3.11 Đánh giá của cán bộ về cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Tam Nông 67
Bảng 3.12 Đánh giá của cán bộ về trang thiết bị, cơ sở vật chất trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Tam Nông 69
Bảng 3.13 Đánh giá của cán bộ về kiểm soát chi ngân sách nhà nướctại kho bạc nhà nước Tam Nông 70
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên 9Hình 1.2: Mô hình giao dịch “một cửa” tại KBNN Thanh Thủy 23Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Tam Nông 34
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một bộ phận quan trọng cấu thànhcán cân ngân sách của mỗi quốc gia Chi ngân sách nhà nước không chỉ nuôidưỡng bộ máy hành chính nhà nước hoạt động mà còn có tác dụng xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.Chi ngân sáchnhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi thường xuyên và chi đầu tư pháttriển Trong chi ngân sách nhà nước thìchi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớnnhất vàđóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cựcnhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chi ngân sách nhànước nói chung và lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách Nhà nước nói riêng Cóthể thấy bằng việc Quốc hội thông qua Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)
2015 tại kỳ họp thứ 9 kỳ họp khóa XIII ngày 25/6/2015, có hiệu lực thi hành
Mặc dù vậy, quá trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước qua kho bạc nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cậpnhư sử dụng ngân sách nhà nước vẫn kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát, dễphát sinh tiêu cực Kiểm soát chi còn phân ra nhiều lĩnh vực với nhiều hìnhthức khác nhau dẫn đến tình trạng chồng chéo, khó theo dõi tổng thể Cán bộlàm nhiệm vụ chi ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước còn
có tình trạng chưa am hiểu đầy đủ về quản lý ngân sách nhà nước và chưađược đào tạo đồng đều.Việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi trong hệ
Trang 13thống kho bạc nhà nước còn bất cập, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho kháchhàng Việc thực hiện chế độ công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sáchcủa những đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế Do vậy, thực hiện kiểmsoát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước còn bộc lộnhững hạn chế và tồn tại, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng ngân sách,chưađáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong xu thế đẩymạnh mở cửa và hội nhập quốc tế.
Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước được kho bạc nhà nước Tam Nông quan tâm thựchiện và đạt được nhiều kết quả tốt.Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát chithường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước huyện Tam Nôngvẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: có sự chồng chéo, trùng lặp trong kiểmsoát giữa cơ quan tài chính và kho bạc, quy trình cấp phát ngân sách còn bấthợp lý gây khó khăn trong việc thực hiện và kiểm soát các khoản chi ngânsách, đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước còn hạn chế về chuyên môn,chậm đổi mới cập nhật và ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, hiệuquả kiểm soát chi ngân sách nhà nước còn chưa cao, vẫn còn tình trạng lãngphí ngân sách, vẫn còn những khoản chi chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn địnhmức theo quy định
Xuất phát từ những lý do trên cũng như vai trò quan trọng của kiểmsoát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước, trong quá
trình công tác tại kho bạc nhà nước Tam Nông tác giả chọn đề tài:“Kiểm soát chi thường xuyênqua ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1.Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước qua kho bạc nhà nước Tam Nông cũng như yêu cầu đổi mới kiểm soátchi ngân sách nhà nước trong thời gian tới nhằmđưa ra các giải pháp hoànthiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước, đápứng được yêu cầuhiệnđại
Trang 14hóa công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, sử dụng có hiệu quả,đúng nhiệm vụ, đúng mục đích ngân sách nhà nước , phù hợp với quá trìnhcải cách tài chính công vàđápứng yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Đề xuất được giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước qua kho bạc nhà nước Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến KSC thường xuyênNSNN qua KBNN Tam Nông như khái niệm, nội dung, các nhân tố ảnhhưởng đến KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, quy trình kiểm soát chithường xuyên, thực trạng kiểm soát chi thường xuyên và các giải pháp tăngcường KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông qua kho bạc nhànước Tam Nông tỉnh Phú Thọ
Phạm vi không gian:Đề tài nghiên cứu tại kho bạc nhà nước Tam Nông
tỉnh Phú Thọ
Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích trong luận văn được thu thập trong
giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, giải pháp đến năm 2025
4 Đóng góp của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài:Luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn
đề khoa học, lý luận về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
Trang 15Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo giúp cho Ban lãnh đạo KBNN TamNông có những hướng quản lý trong việc tăng cường kiểm soát chi NSNNqua KBNN một cách chặt chẽ hơn nữa
Ý nghĩaứng dụng của đề tài: Kết quả nghiên cứu cũng có ý nghĩa
tham khảo đối với kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ở cácđơn vị KBNN huyện khác
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luậnvăn được kết cấu gồm 4 chương Trong đó:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyênNgân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
qua kho bạc Nhà nướchuyệnTam Nông tỉnh Phú Thọ
Chương 4: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngânsách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyệnTam Nông tỉnh Phú Thọ
Trang 161.1.1.Tổng quan về chi thường xuyên ngân sách nhà nước
1.1.1.1.Khái niệmvề ngân sách nhà nước
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước (NSNN) gắn liềnvới sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phươngthức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác,
sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền
đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN
Khái niệm ngân sách nhà nước: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
NSNN Theo quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu vàchi bằng tiền của nhà nước trong một giai đoạn nhất định Người Pháp chorằng: NSNN là toàn bộ tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu vàkinh phí của nhà nước trong một năm Theo luật Ngân sách nhà nước số83/2015/QH13 được quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 13ngày 25/6/2015: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhànước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năngnhiệm vụ của nhà nước” [17].Các quan điểm trên đã khẳng định NSNN lànhững khoản thu, chi của một chủ thể (ở đây là một nước) trong một giai đoạnnhất định (thường là một năm) và được cơ quan lập pháp của quốc gia banhành Điều này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và NSNN
1.1.1.2 Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước: là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách
nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo nhữngnguyên tắc nhất định [17] Hay nói cách khác Chi ngân sách nhà nước là quátrình phân
Trang 17phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưachúng đến mục đích sử dụng Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụthể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mụctiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước[6].
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địaphương Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương Ngân sách địaphương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhândân và Ủy ban Nhân dân[17]
1.1.1.3 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng
nguồn lực tài chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơquan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thựchiện nghĩa vụ quản lý Nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục
và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học, côngnghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác [7]
Chi thường xuyên NSNN bao gồm: Chi đảm bảo kinh phí cho các hoạtđộng sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn họcnghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hộikhác; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quannhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; các đoàn thể; trợ giá theochính sách của Nhà nước; cho các chương trình mục tiêu quốc gia; trợ cấpcho các đối tượng chính sách xã hội và các khoản chi thường xuyên khác [10]
1.1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước:Là quá trình những cơ quan có thẩm
quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo cácchính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định và trên cơ sở
Trang 18những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giaiđoạn [7] Vì vậy, kiểm soát chi NSNN được đặt ra đối với mọi quốc gia, dù
đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển
Kiểm soát chi NSNN là việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNNdiễn ra theo các khâu của quy trình NSNN, từ lập dự toán, chấp hành dựtoán được duyệt đến quyết toán NSNN nhằm đảm bảo mỗi khoản chi NSNNđều được dự toán từ trước, được thực hiện đúng theo dự toán được duyệt,đúng theo tiêu chuẩn định mức, tiêu chuẩn được duyệt và đem lại hiệu quả
về kinh tế - xã hội[2]
Sự cần thiết của kiểm soát ngân sách nhà nước nói chung và kiết soát chithường xuyên NSNN nói riêng là việc KBNN sử dụng các công cụ của mìnhthực hiện việc thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyênNSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các khoản chi đó được thực hiện đúng đốitượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và theonhững nguyên tắc, hình thức phương pháp quản lý tài chính của Nhà nước
1.1.2.2.Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước có một số nguyêntắcsau:
Một là, kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi
thường xuyên nên phần lớn kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tínhthời vụ, ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh…
Hai là, kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất
nhiều nội dung nên rất đa dạng và phức tạp Chính vì thế, những quy địnhtrong kiểm soát chi thường xuyên cũng hết sức phong phú, với từng lĩnh vựcchi có những quy định riêng, từng nội dung, tính chất nguồn kinh phí cũng cónhững tiêu chuẩn, định mức riêng…
Ba là, kiểm soát chi thường xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì
phần lớn những khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi vềtiền lương, tiền công, học bổng… gắn liền với cuộc sống hàng ngày của cán
Trang 19bộ, công chức, học sinh, sinh viên; các khoản chi về chuyên môn nghiệp vụnhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước nênnhững khoản chi này đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng.
Bốn là, kiểm soát chi thường xuyên phải kiểm soát những khoản chi
nhỏ, vì vậy cơ sở để kiểm soát chi như hóa đơn, chứng từ để chứng minhcho những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, thường không đầy đủ, không rõràng, thiếu tính pháp lý gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi,đồng thời cũng rất khó để đưa ra những quy định bao quát hết những khoảnchi này trong kiểm soát chi
1.1.2.3 Yêu cầu của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải làm cho việc sửdụng ngân sách có hiệu quả cao nhất, để phát triển KT-XH Tập trung quỹNSNN chi cho các chương trình, mục tiêu quốc gia Vì vậy, kiểm soát chithường xuyên NSNN qua KBNN phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấpphát và thanh toán Cơ quan KBNN phải căn cứ dự toán NSNN năm đã đượcduyệt và khả năng ngân sách từng quý, đồng thời xem xét bố trí mức chi hàngquý cho từng đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện Về phương thức thanhtoán, phải bảo đảm mọi khoản chi của NSNN được chi trả trực tiếp cho cácđơn vị, đối tượng sử dụng NSNN trên cơ sở dự toán được duyệt Trong quátrình sử dụng NSNN phải được thủ trưởng đơn vị chuẩn chi, phù hợp vớichính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước quy định[20]
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là một quy trình phức tạp, baogồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn (lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phátthanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, kế toán và quyết toán NSNN),đồng thời nó có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương Vì vậy, KSCthường xuyên NSNN cần phải được tiến hành thận trọng Sau mỗi bước cầntiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình, thủ tục KSC cho phùhợp với tình hình thực tế Có như vậy KSC thường xuyên NSNN mới có tác
Trang 20dụng bảo đảm tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính Mặt khác, KSC cầnphải tôn trọng những thực tế khách quan, không nên quá máy móc, khắt khe,gây ách tắc, phiền hà cho các đơn vị sử dụng NSNN[7].
Tổ chức bộ máy KSC phải gọn nhẹ theo hướng cải cách hành chính, thugọn các đầu mối quản lý, đơn giản hoá quy trình và thủ tục hành chính; đồngthời cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản
lý ngân sách, quản lý tài chính nhà nước, đặc biệt là thủ trưởng đơn vị trực tiếp
sử dụng NSNN trong quá trình lập dự toán, cấp phát và sử dụng kinh phí,thông tin, báo cáo và quyết toán chi NSNN để tránh sự trùng lặp, chồng chéotrong quá trình thực hiện Mặt khác, tạo điều kiện để thực hiện kiểm tra, giámsát lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình KSC thườngxuyên NSNN.Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cần được thực hiện đồng bộ,nhất quán và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấphành ngân sách đến khâu quyết toán NSNN Đồng thời, phải có sự phối hợpthống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khácnhư chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách khuyến khích đầu tư, cơ chếquản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, các đơn vị thực hiện cơchế khoán chi …
1.1.2.4 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
Hình 1.1: Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên
(Nguồn: KBNN Tam Nông)
Trang 21Trong đó:
- Bước1: Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chiKBNN Cán bộ KSC thực hiện phân loại, xử lý hồ sơ;
- Bước 2: Thực hiện kiểm soát chi;
- Bước 3: Trình Kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền kiểm soát và
ký chứng từ;
- Bước 4: Trình lãnh đạo phê duyệt;
- Bước 5: Chuyển hồ sơ thanh toán cho thanh toán viên hoặc thủ quỹ;
- Bước 6: Cán bộ KSC trả hồ sơ, chứng từ cho khách hàng;
- Bước 7: Khách hàng nhận tiền tại quầy chi
1.1.2.5 Nội dung kiếm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Một là, kiểm soát khoản chi có trong dự toán ngân sách nhà nước: Lập
dự toán ngân sách nhà nước là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu,chi ngân sách của nhà nước trong thời hạn 1 năm Thực chất bản dự toán ngânsách nhà nước là những chương trình, kế hoạch hay chính sách của nhànướctrong một tài khóa xác định Dự toán ngân sách rất quan trọng và kháphức tạp, trong đó bảo đảm tính thống nhất, toàn diện và tính cân đối: cáckhoản chi là mục tiêu phải thực hiện, các khoản thu là phương tiện để thựchiện các mục tiêu đó Mỗi một khoản chi của ngân sách nhà nước đều hết sứcquan trọng và nó tác động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội… Việc pháp luật quy định các khoản chi ngân sách nhà nước muốnđược thanh toán, chi trả phải có trong dự toán ngân sách được giao là do mọinhu cầu chi dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinhphí từ cơ sở thông qua các bước xét duyệt của cơ quan nhà nước có thẩmquyền từ thấp đến cao Quyết định cuối cùng cho dự toán chi ngân sách nhànước thuộc về Quốc hội Chỉ sau khi bản dự toán được Quốc hội thông quamới trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số chi cho mỗi ngành, mỗi cấp
Hàng năm, các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước phải lập
dự toán trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự toán ngân sách nhà nướccủa cả nước được Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội quyết định Quốc hội
Trang 22tiến hành phân bổ dự toán ngân sách trung ương; Hội đồng nhân dân các cấpphân bổ dự toán ngân sách của cấp mình.
Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước,bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp cóthẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi
Kho bạc nhà nước chỉ thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sáchnhà nước khi khoản chi đó đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước đượcgiao, trừ các trường hợp đó là: (i) Tạm cấp kinh phí; (ii) Chi từ nguồn tăngthu so với dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân; (iii) Chi ứng trước
dự toán ngân sách nhà nước năm sau theo quyết định của cấp có thẩm quyền
Hai là, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ chi ngân sách nhà nước:Tất cả các chứng từ của đơn vị giao dịch lập và gửi đến
KBNN đều phải đúng mẫu quy định, có chữ ký của kế toán trường/ phụ trách
kế toán hoặc người được ủy quyền, thủ trưởng đơn vị(hoặc người được ủyquyền) và người có liên quan quy định trên chứng từ và dấu của đơn vị đó.Dấu, chữ ký của đơn vị trên chứng từ phải đúng với mẫu dấu, chữ ký còn giátrị đã đăng ký tại KBNN Trường hợp đặc biệt đối với các đơn vị chưa cóchức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán của đơn vị đó.Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn, tráchnhiệm quy định cho kế toán trưởng
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theoquy định đối với từng khoản chi Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầunhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi hồ sơ thanhtoán theo quy địnhgửi kho bạc nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ kiểmsoát, thanh toán
Đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán tại KBNN đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước gửi đến KBNN các tài liệu, chứng từ hồ sơ gửi lầnđầu bao gồm: Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao;Hợp đồng mua sắm
Trang 23hàng hóa, dịch vụ (Đối với Khoản chi có giá trị hợp đồng từ hai mươi triệuđồng trở lên); Trường hợp Khoản chi phải thực hiện lựa chọn nhà thầu theoquy định của Luật Đấu thầu thì đơn vị gửi thêm: Quyết định phê duyệt kếtquả lựa chọn nhà thầu.
Hồ sơ tạm ứng bao gồm:Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt:Giấy rút dự toán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN cócăn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán Đối với các đề nghị tạm ứngbằng chuyển Khoản:Giấy rút dự toán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạmứng để KBNN có căn cứ kiểm soát
Đối với những Khoản chi không có hợp đồng và đối với những Khoảnchi có giá trị hợp đồng dưới hai mươi triệu đồng: Trường hợp Giấy rút dựtoán (tạm ứng) không thể hiện được hết nội dung tạm ứng, đơn vị kê khai rõnội dung tạm ứng trên bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng (chọn ô tạm ứng)
Hồ sơ thanh toán tạm ứng gồm:Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị gửiKBNN Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng Tùy theo từng nội dung chi, gửikèm theo các tài liệu, chứng từ sau đó là đơn vị lập bảng kê chứng từ thanhtoán/tạm ứng do thủ trưởng đơn vị ký duyệt để gửi KBNN
Hồ sơ thanh toán trực tiếp bao gồm:Giấy rút dự toán (thanh toán);Đốivới những Khoản chi không có hợp đồng và đối với những khoản chi có giátrị hợp đồngdưới hai mươi triệu đồng phải có bảng kê chứng từ thanh toán
Ngoài các tài liệu trên, tùy theo từng nội dung chi, đơn vị gửi kèm theocác tài liệu, chứng từ sau:
Đối với Khoản chi thanh toán cá nhân gồm các khoản chi tiền lương thìvănbản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt,danhsách những người hưởng lương do thủ trưởng đơn vị ký duyệt (gửi lần đầu vàođầu năm và gửi khi có phát sinh, thay đổi); Các khoản chi tiền công trảcho lao động thường xuyên theo hợp đồng, phụ cấp lương, học bổng họcsinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp, chi cho cán
bộ xã thôn,
Trang 24bản đương chức thì sẽ gửi kho bạc danh sách những người hưởng tiền cônglao động thường xuyên theo hợp đồng, danh sách cán bộ xã, thôn bản đươngchức, danh sách những người được tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền trợ cấp,danh sách học bổng (gửi lần đầu vào đầu năm và gửi khi có bổ sung, điềuchỉnh).
Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơquan hành chính thực hiện gửi kho bạc gồm danh sách chi trả thu nhập tăngthêm cho cán bộ, công chức, viên chức (gửi từng lần),bảng xác định kết quảtiết kiệm chi theo năm
Đối với khoản thanh toán khác cho cá nhân: Danh sách theo từng lầnthanh toán; Đối với thanh toán cá nhân thuê ngoài:Thanh toán từng lần vàthanh toán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp phảigửi Hợp đồng) Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc khoánphương tiện theo chế độ, khoán văn phòng phẩm, khoán điện thoại, khoán chixây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Danh sách những người hưởng chế độkhoán (gửi một lần vào đầu năm và gửi khi có phát sinh thay đổi)
Chi hội nghị, đào tạo, bồi dưỡng: Thanh toán từng lần và thanh toán lầncuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp phải gửi Hợp đồng)
Chi công tác phí: Bảng kê chứng từ thanh toán;
Chi phí thuê mướn: Thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối đơn vịgửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp phải gửi Hợp đồng)
Đối với các Khoản chi mua sắm tài sản, chi mua, đầu tư tài sản vô hình;chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn; chi phí nghiệp vụchuyên môn của từng ngành, chi mua vật tư văn phòng, chi sửa chữa thiết bịtin học, sửa chữa xe ô tô, các trang thiết bị khác: Thanh toán từng lần và thanhtoán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp phải gửiHợp đồng)
Trường hợp mua sắm chi thường xuyên hoặc gói thầu mua sắm chithường xuyên có giá trị dưới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)đơn vị lập
và gửi KBNN bảng kê chứng từ thanh toán (không phải gửi hợp đồng, hóa
Trang 25đơn, chứng từ liên quan đến khoản mua sắm cho KBNN) Kho bạc nhà nướcthực hiện chi theo đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN; Thủ trưởng cơ quan,đơn vị sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xáccủa các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN.
Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảodưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từngngành: hợp đồng, nghiệm thu hợp đồng, hóa đơn Đối với các khoản chi phảilựa chọn nhà thầu, đơn vị phải gửi Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhàthầu của cấp có thẩm quyền
Các khoản chi khác: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với nhữngkhoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, nghiệm thu hợp đồng, hóa đơn (đốivới những khoản chi có hợp đồng)
Ba là,kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định: Các khoản chi
phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan có thẩm quyềnquy định.Các khoản chi phải đảm bảo là đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụngngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi
Trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để mua sắm trang thiết bị,phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua khâu đấu thầu hoặc thẩmđịnh giá; phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật
Đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên sẽ được chia đềutrong năm để chi, các khoản có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một
số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và cáckhoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toánquý được đơn vị dự toán cấp một giao cùng dự toán năm
Trong quá trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nếu pháthiện thấy các vi phạm về chính sách, chế độ quản lý tài chính, KBNN cóquyền từ chối thanh toán
Trang 26Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, đảm bảo cáckhoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dưtài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi Dự toán chi NSNN của các đơn vịphải phản ảnh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
do cơ quan có thẩm quyền ban hành Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu,trong dự toán phải ghi rõ các nguồn thu của đơn vị được sử dụng và phần hỗtrợ của NSNN; các khoản chi phải theo nhóm mục lục của NSNN Cơ quanTài chính cùng cấp có trách nhiệm kiểm tra kết quả lập và giao dự toán ngânsách cho các đơn vị Nêú có sự sai lệch so với nội dung dự toán được cấp cóthẩm quyền giao thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theoquy định đối với từng khoản chi NSNN; Các khoản chi phải có đủ hồ sơ,chứng từ thanh toán hợp lệ hợp pháp theo quy định của cấp có thẩm quyền.Mỗi khoản chi đều phải lập theo mẫu chứng từ quy định và được cấp có thẩmquyền duyệt KBNN có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trước khicấp phát, thanh toán kinh phí NSNN cho đơn vị sử dụng NS
Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định Đối vớicác khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, Kho bạc Nhànước căn cứ vào dự toán NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyềngiao để kiểm soát
Dự toán chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quanNhà nước có thẩm quyền quy định Định mức tiêu chuẩn chi do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định là căn cứ quan trọng để lập dự toán chi NSNNhàng năm và là căn cứ để KBNN kiểm soátchi khi thanh toán cho đơn vị sửdụng ngân sách Những khoản chi chưa có tiêu chuẩn định mức được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt, KBNN căn cứ vào dự toán được cơ quan cấp trêntrực tiếp của đơn vị sử dụng ngân sách phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát
Các khoản chi phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặcngười được ủy quyền quyết định chi Trong quản lý và điều hành ngân sách,chuẩn chi là sự cho phép, đồng ý chi Thẩm quyền chuẩn chi phải là người
Trang 27đứng đầu cơ quan, đơn vị, đồng thời là chủ tài khoản, đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt Chủ tài khoản phải đăng ký chữ ký mẫu vàcon dấu của cơ quan, đơn vị tại KBNN nơi giao dịch.
1.1.2.6 Công cụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
Một là,công cụ kế toán ngân sách nhà nước Kế toán ngân sách nhà
nước là một trong những công cụ quan trọng gắn liền với hoạt động quản lýNSNN của KBNN Nó có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành vàkiểm soát hoạt động thu, chi NSNN Kế toán ngân sách nhà nước phảnánhchính xác, đầy dủ, kịp thời tình hình thu, chi NSNN, qua đó cung cấp nhữngthông tin cần thiết để các cơ quan chức năng điều hành ngân sách có hiệu quảcao Một trong những chức năng quan trọng của kế toán NSNN là hạch toán
kế toán, kiểm tra tình hình cấp phát kinh phí NSNN Nó là công cụ chủ yếu đểkiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cụ thể, kế toán NSNN cungcấp số liệu tồn quỹ NSNN, số liệu tình hình nhập xuất tồn dự toán củađơn vị
sử dụng NSNN Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN xemxét các khoản chi củađơn vị cóđủđiều kiện hay không từđóđưa ra quyết địnhcấp phát hay từ chối cấp phát Về nguyên tắc, các khoản chi thường xuyêncủa mỗiđơn vị sử dụng NSNN không được vượt quá số tồn dự toán củađơnvịđó và không được vượt quá tồn quỹ NSNN
Hai là,công cụ mục lục NSNN Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước
là bảng phân loại các khoản thu, chi NSNN theo hệ thống tổ chức nhà nước,ngành kinh tế và các mụcđích kinh tế xã hội do nhà nước thực hiện, nhằmphục vụ công tác lập, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN và phân tích cáchoạt động kinh tế tài chính thuộc khu vực nhà nước
Mục lục ngân sách là một trong những công cụ quan trọng không thểthiếu trong công tác kiểm soát chi Nội dung, kết cấu và cách sử dụng công cụnày là một trong những cơ sởđánh giá khả năng quản lý NSNN của một
Trang 28quốcgia Hệ thống mục lục ngân sách có bao quát được các hoạt động kinh tế
và các giao dịch kinh tế của Nhà nước thì việc thu thập, phân tích và xử lý sốliệu mới đầyđủ, từđó cung cấp thông tin đầyđủ, kịp thời cho công tác lậpdựtoán NSNN, điều hành, quản lý, kiểm soát NSNN, đồng thời cung cấpthông tin cần thiết phục vụ việc đề ra các quyếtđịnh phát triển kinh tế xã hội
Ba là, công cụđịnh mức chi ngân sách Định mức chi ngân sách là một
chuẩn mực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với từng nộidung chi ngân sách Định mức chi ngân sách là cơ sở để tính toán khi lập dựtoán và cũng là căn cứđể kho bạc đối chiếu với từng khoản chi của từngđơn vị
sử dụng ngân sách trong quá trình trong quá trình kiểm soát chi ngân sách.Mức chi thực tế của từng nội dung chi không được vượt quáđịnh mức chi đốivới nội dung đó
Bốn là, công cụ hợp đồng mua sắm tài sản công Hợp đồng mua sắm tài
sản công là cơ sở để kho bạc kiểm soát các khoản chi về mua sắm tài sản, xâydựng nhỏ và sửa chữa lớn tài sản cốđịnh Giá trị hợp đồng, thời hiệu hợpđồng, bản thanh lý hợp đồng…là căn cứ để kho bạc thanh toán cho đơn vịcung cấp hàng hóa, dịch vụ Những hợp đồng có giá trị lớn phải thông qua cáchình thức đấu thầu theo quy định
Năm là, công cụ tin học Đây là công cụ hỗ trợ công tác kiểm soát chi.
Về mặt kỹ thuật, công tác kiểm soát chi thường xuyên có thể thực hiện bằngphương pháp thủ công Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tin học một số khâu củacông tác kiểm soát chi được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn rấtnhiều so với thực hiện theo phương pháp thủ công Chẳng hạn, kiểm soát mứctồn quỹ ngân sách, mức tồn dự toán của từngđơn vị sử dụng ngân sách, kiểmsoát mục lục ngân sách Công cụ tin học còn cóý nghĩađặc biệt đối với côngtác thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
Trang 291.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
1.1.3.1 Các yếu tố chủ quan
Thứ nhất,chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước: Bộ
máy tổ chức gọn nhẹ, có hiệu lực thì giải quyết công việc mới hiệu quả Trong
bộ máy tổ chức quan trọng nhất là mô hình tổ chức, cơ cấu các phòng bannghiệp vụ và trình độ, phẩm chất của cán bộ, công chức KBNN
Thứ hai, thủ tục chi và quá trình kiểm soát: Quy trình nghiệp vụ là yếu
tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước Vì vậy quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theohướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc,trình tự công việc phải thực hiện một cách khoa học Đồng thời cũng quy định
rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm của từng bộ phận
Thứ ba, thiết bị cơ sở vật chất: Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật.
kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nước đòi hỏi yêu cầu hiện đại hoá vềcông nghệ nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi khối lượng vốn giải ngân quaKBNN ngày càng lớn Việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúptiết kiệm thời gian giải quyết công việc Đảm bảo công việc diễn ra nhanhchóng, chính xác và thống nhất Do đó việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹthuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống KBNN là một đòi hỏi tấtyếu
Thứ tư, ý thức tự giác chấp hành: Một bộ phận trong cán bộ và nhân
dân ở cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việcthực hiện quy chế dân chủ công khai ở cơ sở mà trước hết là quy chế côngkhai tài chính nên chưa tích cực giám sát quá trình thực hiện quy chế nàytrong công tác quản lý tài chính xã
1.1.3.2 Các yếu tố khách quan
Ngân sách nhà nước là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội, do vậy
nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế
-xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:
Trang 30Về kinh tế: Như ta đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính
và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trìnhđầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đạihóa nền kinh tế Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sởđảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm,giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia Kinh
tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trò củaNSNN càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa,thực hiện việc phân bố nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội Haiyếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ
Về xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định Sự ổn định vềchính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyênquốc gia cho sự phát triển Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nênmôi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốctế; thúc đẩytăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng các nguồn lực tài chính
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thếphát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềmnăng quốc gia, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, p hát triển kinh tếnhiều thành phần, chính phủ đã liên tục thực hiện cách chính sách kinh tế
mở “Đa phương hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế,chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế pháttriển vượt bậc và đã đưa kinh tế Việt Nam từ nằm trong nhóm các nướcnghèo nhất sang các nước có thu nhập trung bình của thế giới Theo đónguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy được hiệu lực thúc đẩytăng trưởng và phát triển bền vững
Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiệnphân cấp quản lý ngân sách, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách,
mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng caoquyền tự quyết của ngân sách cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra
Trang 31những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống ngân sách quốc gia.Trong những năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý ngân sách, đãđem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả quan trọng trong quản lý
hệ thống ngân sách Quốc gia Nhờ đó nguồn thu ngân sách không ngừngtăng lên, đầu tư công ngày càng có vị thế, NSNN từng bước đi vào thế cânđối tích cực, trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập
1.2 Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
1.2.1.Kinh nghiệm về kiểm soát chi ở một số kho bạc địa phương và bài học rút ra đối với kho bạc nhà nước huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
1.2.1.1.Kinh nghiệm của kho bạc nhà nước huyệnLâm
Thao
Kho bạc nhà nướcLâm Thao thành lập và đi vào hoạt động từ ngày01/08/2009 Từđó đến nay, KBNN Lâm Thao luôn hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN
và kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Đi đôi với thu NSNN, KBNN Lâm Thao thực hiện tốt công tác cấpphát và kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đảm bảo các khoản chi đều cótrong dự toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mứcquy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thựchiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuậnlợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách Qua kiểm soát chi thường xuyên,KBNN Lâm Thao đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, thamgia tích cực vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chốngtham nhũng Thông qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN LâmThao đã từ chối hàng ngàn món tiền với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng.Tính riêng năm 2017, KBNNLâm Thao đã từ chối thanh toán 425 món vớitổng số tiền là 4,8 tỷ đồng
Để đạt được kết quả trên, KBNN Lâm Thao đã tập trung làm tốt một sốcông tác sau:
Trang 32Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và cácquy định trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN Ngay từ khi Luật NSNN
có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Lâm Thao đã
tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thuộc KBNN Lâm Thao.Đồng thời, kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưu cho UBND,HĐND ban hành các chế độ về chi NSĐP, tổ chức triển khai Luật NSNN vàcác văn bảnliên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn
Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và kiểm soát chi thườngxuyên Công tác tin học được KBNN Lâm Thao phát triển rất sớm và đã hỗtrợ đắc lực cho việc chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN Đặcbiệt, chương trình thanh toán điện tử đã giúp cải thiện thanh toán trong hệthống KBNN Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phươngpháp thủ công phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợcủa chương trình thanh toán điện tử
Trong công tác tổ chức cán bộ KBNN Lâm Thao xem cán bộ là nhân
tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị Đơn
vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức vào những vịtrí phù hợp Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ng ũ CBCCvới nhiều hình thức
1.2.1.2 Kinh nghiệm của kho bạc nhà nước huyện Thanh Thủy với quy trình kiểm soát chi “một cửa”
Năm 2007, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mới quy định lại một
số cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, chế độ, định mức chi NSNN như:mua sắm phương tiện đi lại, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, dự án vàchương trình mục tiêu quốc gia, công tác phí, hội nghị, tiếp khách Theo đó,HĐND và UBND huyện Thanh Thủy cũng đã có các văn bản triển khai thựchiện những quy định về chế độ, định mức chi tiêu của địa phương, tạo điềukiện thuận lợi cho kho bạc huyện hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát chi ngân
Trang 33sách, góp phần thực hiện tốt Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí Riêng chi thường xuyên, kho bạc Thanh Thủy đãkiểm soát, hướng dẫn cho 528 lượt đơn vị lập lại chứng từ, bổ sung hồ sơ chođúng chế độ chi tiêu và đã từ chối chi 175 khoản chi sai quy định với số tiền2,7 tỷ đồng Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụngNSNN trong việc chấp hành chế độ, chính sách quản lý tài chính.
Trong kiểm soát chi thường xuyên, kho bạc huyện Thanh Thủy luôncải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm bớt thủ tục hành chính, chống lãng phí
và thực hành tiết kiệm Quy trình “giao dịch một cửa” đã được triển khai đểtiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ, trình ký và trả kết quả thanh toán chicho các đơn vị sử dụng ngân sách Khách hàng chỉ giao dịch với một bộphận nghiệp vụ của Kho bạc lúc nộp hồ sơ đề nghị thanh toán và nhận lại kếtquả duyệt chi (xem hình1.2)
Sau một thời gian thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trongkiểm soát chi, Kho bạc Thanh Thủy đã tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệmthời gian cho các khách hàng là đơn vị thụ hưởng ngân sách đến giao dịchthanh toán Tuy nhiên, trong điều kiện biên chế nhân sự không tăng, lạiphải bố trí một số cán bộ nghiệp vụ để thực hiện quy trình “một cửa” nên
áp lực công việc tăng cao, nhất là tại bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịchmột cửa với khách hàng
Do đặc thù khách hàng đến giao dịch với nhiều nội dung chi, nhiềuloại hồ sơ chi nên việc tách bạch hồ sơ để giao cho cán bộ kho bạc, đối vớikhách cũng còn nhiều lúng túng Khối lượng công việc không đồng đều,cán bộ giao dịch thuộc Phòng Kế toán thì khối lượng hồ sơ giao nhận quálớn trong khi cán bộ thuộc Phòng tổng hợp hành chính thì khối lượng hồ sơgiao nhận rất ít Cán bộ giao dịch “một cửa” không phải l à người trực tiếp
xử lý hồ sơ, chứng từ nên đôi khi có những giải đáp thắc mắc không thoảmãn khách hàng nên một số khách hàng muốn làm việc trực tiếp với cán bộkiểm soát chi
Trang 35(5a) (1a) (5b) (1b)
Bộphậngiaodịch“mộtcửa”
(4a)
Cánbộ P.Kếtoán
(2a)
CánbộP.tổng hợp hành chính
(2b) (4b)Phòng
Kếtoán
(3a)
Phòng tổng hợp hành chính
(3b) Giámđốc
Hình 1.2 Mô hình giao dịch “một cửa” tại KBNN Thanh Thủy
(Nguồn: KBNN Thanh Thủy)
Trong đó: (1) Khách hàng nộp hồ sơ, chứng từ chi cho bộ phận “mộtcửa” Tuỳ theo loại hồ sơ mà chọn cán bộ giao dịch phù hợp; (2) Chuyển hồ
sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi theo từng phòng nghiệp vụ tương ứng;(3)Trình giám đốc duyệt chi; (4) Chuyển trả kết quả (đã duyệt chi) cho bộphận “một cửa”; (5) Trả kết quả cho khách hàng
1.2.1.3.Bài học kinh nghiệm đối vớikho bạc nhà nướcTam Nông
Từ những kinh nghiệm kiểm soát thường xuyên NSNN tại các KBNN ởcác địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN TamNông như sau:
Một là, phải nhận thức được rằng kiểm soát chi thường xuyên NSNN
không phải chỉ đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâuliên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị Vì vậy, để thực hiệntốt kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, kho bạc phải biết phối hợptốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính
Trang 36nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để kho bạc có cơ
sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phương quản lý
Hai là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong quản lý
NSNN và kiểm soát chi thường xuyên Để kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chứcKBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cũng phảiđược hoàn thiện Để làm được điều đó, kho bạc phải tăng cường cán bộ trongtất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng Việc bốtrí cán bộ làm kiểm soát chi, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn màcòn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh
Ba là, tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ
KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi
thường xuyên Nghiên cứu và áp dụng quy trình giao dịch “một cửa” trongkiểm soát chi thường xuyên với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợicho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả kiểm soát chi
Trang 37PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề tài cần phải giải quyếtnhững câu hỏi sau:
Một là, kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc gồm những nộidung gì?
Hai là, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước hiện nay rasao? Khó khăn vướng mắc gì? Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế đó?
Ba là, có những yếu tố nào ảnh hưởng tới kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước?
Bốn là, để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcthì cần những giải pháp gì?
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, dự toán ngân sách nhànước, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các năm của phòng tài chính -
kế hoạch huyện Tam Nông từ năm 2015 đến 2017; các tài liệu có liên quancủa kho bạc nhà nước Tam Nông và chi cục thuế huyện Tam Nông; các ấnphẩm, tạp chí đăng tải trên các trang báo địa phương và internet
2.2.1.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đối tượng điều tra: tác giả tiến hành thu thập thông tin từ hai đối
tượng: cán bộ kho bạc nhà nước Tam nông và khách hàng giao dịch với khobạc nhà nước Tam Nông
Cỡ mẫu:Đối với cán bộ KBNN Tam Nông tổng thể có 10 người phụ
trách công tác kiểm soát chi, lãnh đạo phụ trách kiểm soát chi thuộc kho bạcnhà nước Tam Nông
Trang 38điều tra như sau: số khách hàng giao dịchkhoảng 191 đơn vị tính đến tháng12/2017 có ít nhất 2 năm giao dịch tại kho bạc Vì vậy quy mô mẫu sẽ đượcđược xác định bằng công thức (Fely David, 2005).
N
Z2
19
n
=
N
=1
9
= 85Tr
on
n: Quy mô mẫu mong muốn
N: Tổng thể mẫu
Z: Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
P: Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung
cụ thể, thường mức 50% (0.5)
d: Độ chình xác kỳ vọng thường ở mức 0.05
Theo kết quả tính toán quy mô chọn mẫu là 85 khách hàng tham giagiao dịch thanh toán và điều tra tổng thể10 cán bộ phụ trách công tác kiểmsoát chi, lãnh đạo phụ trách kiểm soát chi thuộc kho bạc nhà nước Tam Nông.Như vậy có 95 phiếu được phát ra và thu về
Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế phù hợp với các
chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert Cụ thể đượcdiễn giải trong phiếu điều tra
Bảng 2.1 Thang đo Likert Scale Đ
i M đ Rất
T
b
Trang 39Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn, sắpxếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin Đối với cácthông tin là số liệu lịch sử và số liệu tham khảo sát thực tế thì tiến thành cácbảng số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
Toàn bộ số liệu thu thập được sử lý bởi chương trình Excel để tổng hợp
số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, tương đối, số trungbình và lên các biểu số liệu chi tiết
2.2.3 Phương pháp phân tíchthông tin
Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong
việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên
cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu
Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thựctrạng tình hình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua khobạc trên địa bàn huyện, hệ thống hóa bằng phân tổ thống kê, tính các chỉtiêu để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũngnhư ảnh hưởng của hiện tượng Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng vàchất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất và dự báo xu hướng pháttriển để đề ra giải pháp
Phương pháp so sánh: Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế
đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướngbiếnđộng của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các chỉ số, so sánhthông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau,chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm
ra giải pháp tối ưu nhất
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn đểđánh giá sự biếnđộng các chỉ tiêu của chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn huyện qua 3năm từ 2015 đến 2017 Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vàonghiên cứu bao gồm tốc độ tăng trưởng bình quân và một số chỉ tiêu khácbiểu hiện bằng số có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%)
Trang 40những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệmqua các cách thức khác nhau Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơngiản về mẫu và các thước đo Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo
ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu Để hiểu được các hiệntượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của
mô tả dữ liệu Và trong luận văn sử dụng phương pháp này để tính điểm trungbình để đánh giá kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua kho bạc huyệnTam Nông Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xuhướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội
Điểm trung bình: Ā điểm (1 ≤ A ≤ 5) Sử dụng công thức tính điểmtrung bình và sử dụng thang đo Likert để đánh giá
Ki:Số người tham gia đánh giá mức độ Xi
n: Số người tham gia đánh giá
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1 Chỉ tiêu lập dự toán ngân sách
Trong quản lý NSNN, lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quảquản lý NSNN Để làm tốt công tác lập dự toán, UBND cấp huyện phải đánhgiá cơ cấu nguồn vốn thu - chi NSNN.Việc đánh giá được cụ thể hóa qua cáccon số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các năm
Dự toán năm n - Dự toán năm (n-1)
Tỷ lệ tăng thu - chi dự toán NS = ×100
Dự toán năm (n-1)Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng hoặc giảm dự toán thu-chi NSNN