Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc từ góc độ type và motif, trong những năm gần đây, cũng được nhiều nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu, nhằm ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ NHUNG
SO SÁNH TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI KHMER NAM BỘ
VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI VIỆT
(MỘT SỐ TYPE VÀ MOTIF CƠ BẢN)
Chuyên ngành: Văn học Dân gian
Mã số: 9.22.01.25
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1.GS.TS.Vũ Anh Tuấn 2.TS Trần Minh Hường
HÀ NỘI - 2018
Trang 2Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt - một số type và motif cơ bản” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn của GS TS Vũ Anh Tuấn và TS Trần Minh Hường
Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả
Nguyễn Thị Nhung
Trang 3Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Vũ Anh Tuấn, Bộ môn Văn học Việt Nam 1, khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; TS Trần Minh Hường, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt qua trình nghiên cứu đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô giáo giảng dạy tại bộ môn Văn học Việt Nam 1 (tổ Văn học Dân gian) đã trang bị cho tôi nền tảng kiến thức và phương pháp để tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này
Tôi xin cảm ơn Ban quản lý và cán bộ phụ trách thư viện của các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang; Cán bộ phụ trách chương trình Văn hóa Khmer đài truyền hình các tỉnh và VTV Cần Thơ; Lãnh đạo và cán bộ văn thư của các đoàn Dù kê; các Sư trụ trì và các cô chú trong ban trị sự ở các chùa Khmer và bà con Khmer ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long; các Thầy Cô và các bạn học sinh ở các trường Dân tộc nội trú các tỉnh; các bạn đồng nghiệp, học sinh, sinh viên là người Khmer đang học tại trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và tìm kiếm tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng ban, Ban chủ nhiệm khoa Dự bị Dân tộc trường Đại học Cần Thơ và các anh chị em đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện cho tôi tham gia khóa học và hoàn thành luận án này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình quý Thầy Cô, gia đình, người thân và bạn bè đã tin tưởng, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Nhung
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của luận án 5
6 Cấu trúc của luận án 6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 7
1.1.1 Tình hình nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam với truyện cổ tích thần kỳ của thế giới từ góc độ type và motif 7
1.1.2 Tình hình nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc nói chung và so sánh với truyện cổ tích thần kỳ Khmer Nam Bộ từ góc độ type và motif nói riêng 13
1.2 Cơ sở lý thuyết và các khái niệm công cụ 19
1.2.1 Lý thuyết về Type và motif 19
1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu so sánh văn hóa, văn học dân gian 24
1.2.3 Hướng vận dụng lý thuyết của luận án 31
1.3 Giới thuyết về truyện Cổ tích thần kì; type truyện Người mang lốt, type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái và tình hình tư liệu 34
1.3.1 Truyện cổ tích thần kỳ 34
1.3.2 Tình hình tư liệu và việc xác định các type truyện cơ bản 35
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2: NHẬN DIỆN CÁC TYPE VÀ MOTIF CƠ BẢN CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ KHMER NAM BỘ TRONG TƯƠNG QUAN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI VIỆT 40
2.1 Type truyện Người mang lốt 40
Trang 52.1.2 Các motif căn bản 48
2.2 Type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái 58
2.2.1 Kết cấu 58
2.2.2 Các Motif căn bản 66
Tiểu kết chương 2 78
Chương 3: SO SÁNH TYPE TRUYỆN NGƯỜI MANG LỐT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI KHMER NAM BỘ VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI VIỆT 79
3.1 Những tương đồng 80
3.1.1 Tương đồng về nhân vật chính 80
3.1.2 Tương đồng về kết cấu 82
3.1.3 Tương đồng về các motif 86
3.1.4 Lý giải những tương đồng của type truyện 92
3.2 Những khác biệt 101
3.2.1 Khác biệt về nhân vật chính 101
3.2.2 Khác biệt về kết cấu 103
3.2.3 Khác biệt về motif 105
3.2.4 Lý giải sự khác biệt, vẻ đặc sắc của truyện người mang lốt Khmer 106
Tiểu kết chương 3 113
Chương 4: SO SÁNH TYPE TRUYỆN DŨNG SĨ DIỆT YÊU QUÁI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI KHMER NAM BỘ VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI VIỆT 116
4.1 Những tương đồng 116
4.1.1 Tương đồng về nhân vật chính 116
4.1.2 Tương đồng về kết cấu 118
4.1.3 Tương đồng về các motif 122
4.1.4 Lý giải những tương đồng 129
4.2 Những khác biệt 132
4.2.1 Khác biệt về nhân vật chính 132
Trang 64.2.3 Lý giải sự khác biệt, vẻ đặc sắc của truyện Dũng sĩ Khmer 139
Tiểu kết chương 4 145
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
Trang 7Viết tắt Đầy đủ
VHDG Văn học Dân gian ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long NXB Nhà xuất bản
GS.NGUT Giáo sƣ Nhà giáo Ƣu tú
VTV Đài truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ
Trang 8Bảng 1.1 Các tiêu chí lựa chọn truyện để làm tư liệu nghiên cứu của đề tài 35Bảng 2.1 Tên gọi các motif trong type truyện Người mang lốt 41Bảng 2.2 Trật tự xuất hiện của các motif trong các truyện thuộc type
truyện Người mang lốt của người Khmer Nam Bộ 42
Bảng 2.3 Trật tự xuất hiện của các motif trong các truyện thuộc type
truyện Người mang lốt của người Việt Nam Bộ 44
Bảng 2.4 Tên gọi các motif trong type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái 58Bảng 2.5 Trật tự xuất hiện của các motif trong các truyện thuộc type
truyện Dũng sĩ diệt yêu quái của người Khmer Nam Bộ 59
Bảng 2.6 Trật tự xuất hiện của các motif trong các truyện thuộc type
truyện Dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt 62Bảng 3.1 Khảo sát tần số xuất hiện của các motif trong type truyện
Người mang lốt người Khmer Nam Bộ và người Việt 82Bảng 3.2 Các motif giống nhau trong type truyện Người mang lốt
người Khmer Nam Bộ và người Việt 86Bảng 3.3 Các motif chỉ xuất hiện trong type truyện mang lốt người
Khmer hoặc người Việt 105Bảng 4.1 Bảng khảo sát tần suất xuất hiện của các motif 118Bảng 4.2 Các motif giống nhau trong type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái
của người Khmer Nam Bộ và người Việt 123Bảng 4.3 Các motif chỉ xuất hiện trong truyện Dũng sĩ Khmer 136
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc, truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn so với các tiểu loại truyện cổ tích khác Như một tấm gương độc đáo, truyện cổ tích thần kỳ đã phản ánh một cách huyền thoại mọi mặt của đời sống xã hội Có thể nói, truyện cổ tích thần kỳ đã thể hiện một cách hết sức sâu sắc những khát vọng ngàn đời của con người về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó triết lý “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” được thể hiện rõ nét nhất Vì vậy, tìm hiểu truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc sẽ giúp chúng ta nhận diện được một cách toàn diện những giá trị, triết lý về cuộc sống của người cổ xưa và tư duy nghệ thuật ngôn từ của họ
Với sự hấp dẫn của thể loại, nghiên cứu truyện cổ tích nói chung, nghiên cứu so sánh trong truyện cổ tích thần kỳ nói riêng đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc từ góc độ type và motif, trong những năm gần đây, cũng được nhiều nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu, nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt mang đặc trưng thể loại của truyện cổ tích từng dân tộc trong một quốc gia, hoặc truyện cổ tích giữa các quốc gia trên thế giới Đặc biệt việc vận dụng các kiến thức liên ngành để lý giải cội nguồn văn hóa của những sự tương đồng và khác biệt ấy là một đóng góp rất quan trọng để tìm ra những giá trị thẩm mỹ ẩn sâu trong các lớp tri thức dân gian của người xưa
Là một dân tộc có dân số khá lớn trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Khmer định cư chủ yếu ở Nam Bộ và đóng vai trò chủ thể của vùng văn hóa này - vùng đất nguồn cội của “nền văn hóa Óc Eo”, vùng đất có bề dầy lịch
sử và di sản văn hóa đồ sộ, độc đáo nổi tiếng trong nước và khu vực Đông Nam
Á Trong kho tàng văn học dân gian phong phú của người Khmer, truyện cổ tích thần kỳ nổi lên như một hiện tượng nghệ thuật ngôn từ độc đáo Bên cạnh những đặc trưng chung về nội dung và nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại, mảng truyện này còn có những đặc trưng riêng, phản ánh rất rõ nét bản sắc văn hóa tộc người Khmer và vùng đất Nam Bộ
Trang 10Cho đến nay đã có một số công trình sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu về truyện dân gian của người Khmer ở Nam Bộ và đã đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, để nhìn nhận tính độc đáo của truyện cổ tích Khmer Nam Bộ, cần phải đặt chúng trong một phạm vi rộng hơn, đó là truyện cổ tích Việt Nam; đặc biệt, cần có sự đối sánh chúng với truyện cổ tích của một dân tộc khác có số lượng lớn
và khác biệt về văn hóa, con người và nghệ thuật kể chuyện Để đạt mục tiêu này, việc so sánh truyện cổ tích của người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích của người Việt từ góc độ type và motif là một hướng nghiên cứu khả dụng
Mặt khác, là một giảng viên Trường đại học Cần Thơ, nơi có hơn 20% là học sinh, sinh viên người Khmer đang theo học, đa số các em biết nghe nói nhưng không biết đọc và biết viết ngôn ngữ của dân tộc mình, lựa chọn đề tài này, bên cạnh việc nâng cao, mở rộng hơn nữa những hiểu biết về truyện cổ tích thần kỳ nói chung, truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer Nam Bộ nói riêng để giảng dạy có hiệu quả hơn nữa nội dung dạy học văn học dân gian địa phương, tác giả luận án mong muốn,
bổ sung các truyện song ngữ đã biên dịch trong luận án vào tư liệu của tổng tập Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, đồng thời, sử dụng các truyện song ngữ này vào việc góp phần dạy tiếng Khmer cho các học sinh sinh viên của nhà trường
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ của người Việt - một số type
và motif cơ bản” để nghiên cứu với mục đích tìm ra và lý giải sự tương đồng và khác biệt về type và motif trong truyện cổ tích thần kỳ của hai tộc người: Khmer Nam Bộ
và Việt từ đặc điểm loại hình và trên nền tảng văn hóa của họ Từ đó, chỉ ra và khẳng định những giá trị về đặc trưng nội dung và nghệ thuật, để nhận diện diện mạo của các type cơ bản trong truyện cổ tích thần kỳ Khmer ở vùng đất Nam Bộ
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Xác định đối tượng nghiên cứu là một số type và motif cơ bản, luận án đã chọn
ra một số type, motif có số lượng xuất hiện nhiều nhất trong truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ và vẫn còn tồn tại ở những dạng thức khác nhau trong đời sống văn nghệ dân gian Khmer đương đại, phân tích chúng trong cái nhìn so sánh với một
số type và motif tương đồng của truyện cổ tích thần kỳ người Việt (Kinh)
Trang 11Cấp độ type: Luận án dự định sẽ khảo sát so sánh qua 2 type truyện cơ
bản sau: Type truyện về Người mang lốt và type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái
Cấp độ motif: Luận án dự định sẽ khảo sát tất cả các motif có trong hai type
truyện nêu trên và so sánh các motif căn bản xuất hiện trong hai type truyện này
- Phạm vi không gian điền dã: Vùng đất Nam Bộ (Tây Nam Bộ), nơi có người Khmer sinh sống (thuộc các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ)
- Phạm vi tài liệu: Đối với truyện cổ tích thần kỳ Khmer Nam Bộ, luận án khảo sát những truyện cổ tích thần kỳ được xuất bản trong một số sách của các nhà nghiên cứu và các truyện chúng tôi điền dã, sưu tầm trong cộng đồng người Khmer
ở Nam Bộ, Việt Nam Đối với truyện cổ tích thần kỳ của người Việt, luận án sẽ lựa
chọn những truyện đăng trong các sách và các tổng tập VHDG Việt Nam (Các tài liệu cụ thể được liệt kê tại mục 1.3.2.1 và mục 1.3.2.2 của luận án)
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu; xây dựng khung lý thuyết của luận án và lựa chọn hướng triển khai nghiên cứu cho đề tài
- Xác định phạm vi thể loại, không gian điền dã, hệ thống tư liệu khảo sát
và tiến hành khảo sát để chỉ ra và gọi tên các type trong truyện cổ tích thần kỳ
Trang 12Từ đó, lựa chọn ra hai type truyện cơ bản (xuất hiện phổ biến trong các truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer và người Việt và vẫn còn tồn tại trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày của đồng bào) để tiến hành nghiên cứu, so sánh: type Người mang lốt và type Dũng sĩ diệt yêu quái ; Sau đó tiến hành khảo sát chỉ ra và gọi
tên các motif thuộc hai type truyện nêu trên
- Trên cơ sở lý thuyết khung đã hình thành, chúng tôi tập trung so sánh hai type truyện cơ bản nêu trên, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa các type truyện; đồng thời lý giải các hiện tượng này trên các phương diện: loại hình, giao lưu - tiếp biến văn hóa, lịch sử, bản sắc văn hóa tộc người để tìm ra nguyên nhân, con đường chuyển hóa, tiếp biến của các type này trong truyện cổ tích thần
kỳ của người Khmer và người Việt Từ góc nhìn so sánh đối chiếu, luận án sẽ chỉ
ra những đặc trưng về nguồn gốc, bản chất hai type truyện này cũng như các giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ - người Việt
- Từ góc nhìn so sánh đối chiếu với truyện cổ tích thần kỳ người Việt,
luận án sẽ chỉ ra những đặc trưng bản chất của hai type truyện Người mang lốt; Dũng sĩ diệt yêu quái của người Khmer Nam Bộ và đề xuất hướng triển khai áp
dụng kết quả nghiên cứu của đề tài và hướng triển khai tiếp theo về vấn đề của luận án
4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Hướng tiếp cận
Đề tài được tiếp cận trên các phương diện sau đây:
Tiếp cận chuyên ngành văn học dân gian: Từ góc độ chuyên ngành văn
học dân gian, chúng tôi sẽ tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ phương diện thể loại
Cụ thể, trong luận án, chúng tôi sẽ phân tích đối tượng nghiên cứu từ góc độ đặc điểm thể loại truyện cổ tích và cụ thể hơn, từ đặc điểm của tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ
Tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa: Để lý giải tính tương đồng của
truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer và người Việt, luận án sẽ vận dụng kiến thức về phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội của các tộc người Bên cạnh đó, trong những trường hợp cụ thể, luận án sẽ giải mã các lớp nghĩa văn hóa của các biểu tượng được người kể chuyện cổ tích hai tộc người thể hiện trong câu
Trang 13chuyện của họ Từ đó, khẳng định những giá trị nội dung và nghệ thuật mà truyện
cổ tích thần kỳ chứa đựng và phản ánh
Tiếp cận liên ngành: Luận án vận dụng phương pháp và kết quả của nhiều
ngành khoa học khác nhau (Địa lý học, Lịch sử học, Dân tộc học ) để lí giải được đặc điểm chung, đặc điểm riêng biệt của các type và motif cơ bản đã được lựa chọn trong truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer và người Việt
Tiếp cận thực địa: Cách tiếp cận này được chú trọng khi khảo sát điền dã
và kiểm chứng các tư liệu truyện cổ tích thần kỳ người Khmer tại các vùng Nam
Bộ, các địa phương nơi có người Khmer sinh sống, trong môi trường mà truyện
cổ tích thần kỳ của người Khmer nảy sinh, tồn tại và phát triển
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án kết hợp chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, thống kê, phân loại
Được sử dụng để thống kê các type và motif trong truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer Nam Bộ và người Việt Trên cơ sở số liệu thống kê, sẽ phân loại theo các tiêu chí lựa chọn để nhận diện các loại type và motif này theo một
hệ thống phù hợp, khoa học
Phương pháp điền dã (quan sát, tham dự)
Phương pháp này được sử dụng khi khảo sát, điền dã tại tại những vùng
có người Khmer sinh sống ở Nam Bộ Tác giả luận án sử dụng các phương tiện
kỹ thuật để chụp ảnh, ghi âm, phỏng vấn nghệ nhân, người Khmer để ghi hình, quay phim, ghi chép tư liệu về truyện cổ tích thần kỳ của tộc người này cũng như môi trường diễn xướng của họ
5 Đóng góp của luận án
Về phương diện tư liệu: Thông qua việc sưu tầm, biên tập và dịch thuật
Trang 14một số truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer Nam Bộ, luận án đã có những đóng góp mới về mặt tư liệu vào kho tàng truyện cổ tích các dân tộc thiểu số nói chung, truyện cổ tích của người Khmer Nam Bộ nói riêng Đặc biệt hệ thống truyện song ngữ này sau khi được hội đồng thẩm định sẽ là nguồn tư liệu để thực
hiện hai đề tài nghiên cứu khoa học: “Dạy tiếng Khmer cho Học sinh sinh viên người Khmer Nam Bộ thông qua hệ thống truyện cổ tích thần kỳ”; “Bảo tồn nghệ thuật dân gian Dù kê vùng Tây Nam Bộ” Nếu hai đề tài này được nghiên
cứu thành công sẽ đem lại những lợi ích hết sức thiết thực trong đời sống tinh thần của bà con Khmer Nam Bộ
- Về phương diện phân tích type và motif trong truyện cổ tích Khmer Nam Bộ: Luận án đã xác định, gọi tên, xây dựng được một hệ thống các motif và đưa
ra kết cấu căn bản của hai type truyện: Người mang lốt và Dũng sĩ diệt yêu quái
của người Khmer Nam Bộ Bên cạnh đó, việc vận dụng phương pháp nghiên cứu
văn học dân gian vào nghiên cứu trường hợp cụ thể: “So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt - một số type và motif cơ bản”, luận án cũng góp phần củng cố, khẳng định tính hiệu quả của các
phương pháp nghiên cứu văn học dân gian, gắn lý thuyết với thực tiễn nghiên cứu
Về phương diện nghiên cứu so sánh: Thông qua việc phân tích những điểm
tương đồng và khác biệt giữa type và motif trong truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer Nam Bộ và người Việt, luận án đã luận giải được một cách cơ bản những nguyên nhân dẫn tới sự tương đồng khác biệt đó trong truyện cổ tích của người Khmer Nam Bộ và người Việt như một nghiên cứu trường hợp điển hình
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận án được cấu trúc thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2: Nhận diện các type, các motif cơ bản của truyện cổ tích thần
kỳ người Khmer Nam Bộ trong tương quan với truyện cổ tích thần kỳ người Việt
Chương 3: So sánh type truyện Người mang lốt trong truyện cổ tích thần
kỳ người Khmer Nam Bộ và truyện cổ tích thần kỳ người Việt
Chương 4: So sánh type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái trong truyện cổ tích
thần kỳ người Khmer Nam Bộ và truyện cổ tích thần kỳ người Việt
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Truyện cổ tích nói chung, cổ tích thần kỳ nói riêng là thể loại quan trọng trong hệ thống tự sự dân gian nhìn từ góc độ nghệ thuật ngôn từ Truyện cổ tích thần kỳ có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành khác như: Dân tộc học, văn hoá học, nhân học… do vậy, nó đã được các nhà khoa học từ trước đến nay rất quan tâm nghiên cứu
Liên quan đến đề tài, luận án tập trung tổng thuật những công trình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ từ góc độ type và motif Cụ thể, chúng tôi chia lịch sử
nghiên cứu thành hai vấn đề như sau: Những công trình nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam với truyện cổ tích thần kỳ thế giới và những công trình nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ góc độ type
1.1.1 Tình hình nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam với truyện cổ tích thần kỳ của thế giới từ góc độ type và motif
So sánh vốn là một hướng tiếp cận mang tính đặc trưng của nghiên cứu foklore,
do vậy nó đã xuất hiện từ rất sớm Tuy nhiên, nghiên cứu so sánh với tư cách là một phương pháp cụ thể và nghiên cứu trên một đối tượng nhất định thì phải đến nửa sau thế kỷ XX mới thực sự phổ biến trong giới nghiên cứu foklore Việt Nam
Nhìn một cách khái quát, những công trình so sánh truyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam với truyện cổ tích thần kỳ của thế giới, chủ yếu tập trung so sánh với truyện cổ tích thần kỳ của các nước thuộc Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á khác
Chuyên sâu theo hướng Type và motif, đầu tiên phải kể đến hệ thống các nghiên cứu phong phú, đa dạng về type truyện Tấm Cám và so sánh type truyện Tấm Cám của Việt Nam với type truyện cùng loại của thế giới
Công trình "Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện
Tấm Cám" (1968) của Đinh Gia Khánh có thể được xem là công trình đặt nền
móng đầu tiên cho việc nghiên cứu truyện kể dân gian theo thể loại, cũng như
nghiên cứu so sánh Trong công trình này, tác giả Đinh Gia Khánh sưu tầm nhiều tư liệu của Việt Nam và của phương Tây, trong đó có cả những tài liệu vừa
Trang 16mới được sưu tầm, công bố ở Việt Nam (vào thời điểm ấy) để nghiên cứu so sánh và chỉ ra tính đa dạng của type truyện này trên thế giới cũng như ở Đông Nam Á Đặc biệt, Đinh Gia Khánh rất chú ý đến một dạng mà ông cho rằng, đó
là dạng truyện Tấm Cám Đông Nam Á: “Truyện kiểu Tấm Cám nảy sinh ở nhiều nước là đúng, nhưng lại không thể quên rằng có những chi tiết nào là đã di chuyển từ truyện kiểu Tấm Cám của nước này sang truyện kiểu Tấm Cám của nước khác” [51, tr.66] Hướng tiếp cận so sánh, phương pháp sưu tầm, xử lý
tư liệu, phương thức so sánh và cách khái quát, lý giải trong so sánh type truyện của ông là cơ sở nền tảng giúp chúng tôi định hướng phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu của mình
Bên cạnh công trình của Đinh Gia Khánh, Nguyễn Tấn Đắc cũng là một trong những nhà nghiên cứu chuyên sâu và đa dạng nhất về type truyện Tấm Cám theo hướng so sánh Có thể kể đến một số chuyên khảo và bài viết tiêu biểu của ông
như: “Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif”; “Từ truyện Kajong và Halek của người Chăm đến type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á”; “Mối giao lưu và tương tác văn hoá giữa các dân tộc ở Đông Nam Á qua type truyện kể Tấm Cám”;
“Truyện Tấm Cám và sự đánh tráo thân phận con người”; “Kể lại truyện Tấm Cám của thế kỷ XIX”; “Type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á”; “Ai xung đột với
ai trong type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á” Trong những nghiên cứu của
mình, tác giả đã tiến hành khảo sát các bản kể của các dân tộc bao gồm: 38 bản kể truyện Tấm Cám, trong đó có 19 bản kể của dân tộc Kinh, 3 bản kể của dân tộc Chăm, 1 bản kể của dân tộc Khmer, 1 bản kể của dân tộc Tày, 1 bản kể của dân tộc Thái, 1 bản kể của dân tộc Mông, 1 bản kể của dân tộc Xơrê, 1 bản kể của dân tộc Hơrê, 1 bản kể của dân tộc Tây Nguyên, 1 bản kể của dân tộc Mạ, 3 bản thần tích, 5
truyện thơ, sau đó so sánh và đưa ra một số nhận định rất bổ ích như: “Xung đột dì ghẻ - con chồng là một hiện tượng đặc hữu và tiêu biểu của xã hội phụ hệ, nhưng
xã hội người Chăm lại theo mẫu hệ, nên đã kể lại type truyện Tấm Cám theo thực tế của xã hội mình”; “Truyện Tấm Cám Việt Nam và một số nước Đông Nam Á là câu chuyện về sự đánh tráo thân phận con người Bàn chân nhỏ đẹp là motif về phẩm chất riêng của Tấm, nó là biểu tượng riêng của người có thân phận chân chính Chiếc giày duy nhất chỉ có Tấm mang vừa là thước đo kiểm nghiệm người được lựa chọn Nó là motif công cụ kiểm nghiệm người có thân phận xứng đáng Có thể gọi
đó là chiếc giày định mệnh” [21, tr.175]
Trang 17Trong bài viết “Sơ bộ tìm hiểu type truyện Tấm Cám ở Trung Quốc”
(1996) tác giả Kiều Thu Hoạch cũng đã tiến hành nghiên cứu so sánh truyện
Tấm Cám ở Việt Nam với truyện “Chị Tấm và em Cám” của người Kinh ở Vạn
Vĩ, Trung Quốc v à cho rằng: Sự lưu truyền và biến đổi của type truyện này chịu
sự chi phối của nền văn hóa mới
Chu Xuân Diên trong bài “Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám” cho rằng: “Truyện Tấm Cám nằm trong một type truyện thuộc loại phổ biến nhất thế giới Cô Tấm trong truyện của nhiều nước phương Tây có tên là Cô Tro Bếp, vì vậy type truyện này có tên là type truyện Cô Tro Bếp” [15, tr.13]
Những nhận định nêu trên rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu sau này sử dụng làm căn cứ khoa học khi lý giải các vấn đề liên quan đến type truyện Tấm Cám và việc so sánh type truyện này với type truyện cùng loại trên thế giới Đồng thời các phương pháp so sánh và luận giải của các nhà khoa nghiên cứu nêu trên giúp chúng tôi học hỏi và lựa chọn được phương pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu của luận án
Gần đây, Đường Tiểu Thi trong nghiên cứu “So sánh type truyện Cô Lọ Lem của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với type truyện Tấm Cám của Việt Nam” (2008) đã khảo sát so sánh 47 bản kể ở miền Nam Trung Quốc và 31
bản kể ở Việt Nam Theo đó, tác giả đã khảo sát type truyện Cô Lọ Lem của miền Nam Trung Quốc, từ đó chỉ ra những tương đồng và dị biệt trong type truyện này của Trung Quốc như sau: Sự tương đồng thể hiện ở một số motif
chính sau: “motif đứa trẻ mồ côi bị đối xử bất công, motif người trợ giúp thần
kỳ, motif cô gái nghèo lấy chồng hoàng tử, motif chiếc giày xe duyên, motif liên tục biến hình, motif người tốt được ban thưởng, kẻ xấu bị trừng phạt ” [105, tr.79]; Sự khác biệt thể hiện ở một số tình tiết: “Khác biệt do ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng; khác biệt do ảnh hưởng của phong tục tập quán; khác biệt do ảnh hưởng của văn học viết; khác biệt do ảnh hưởng của đời sống xã hội đương thời; khác biệt do ảnh hưởng của lịch sử xã hội cổ xưa” [105,
tr.128] Ngoài việc chỉ ra các lớp văn hoá, các phong tục tín ngưỡng được ẩn chứa trong type truyện, trong các motif, tình tiết, thông qua một type truyện cụ thể, công trình của Đường Tiểu Thi đã bước đầu chỉ ra quy luật phát triển cốt truyện trong một type truyện kể dân gian Hướng tiếp cận này tỏ ra hiệu quả
Trang 18trong việc so sánh type truyện của hai dân tộc thuộc cùng một vùng lãnh thổ, vùng văn hóa, trên cơ sở khảo sát các motif nền tảng của các type truyện để tìm ra
sự tương đồng và khác biệt, đồng thời lý giải chúng căn cứ vào các lớp văn hóa, tín ngưỡng, phong tục của các dân tộc Do đó, trong luận án của mình, chúng tôi
sẽ vận dụng một số thao tác và phương pháp tiếp cận của tác giả này trong quá trình tiến hành nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ
và truyện cổ tích thần kỳ người Việt từ phương diện type và motif
Tiếp theo Tấm Cám, nhiều type truyện khác cũng được các chuyên gia văn học dân gian quan tâm nghiên cứu Trong chuyên luận “Thạch Sanh và kiểu truyện Dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á”, tác giả Nguyễn Bích
Hà đã dành hẳn một chương 3 để nói về kiểu truyện Thạch Sanh ở Việt nam và
Đông Nam Á Theo tác giả, ở Đông Nam Á có 16 truyện cổ tích cùng kiểu với
type truyện Thạch Sanh Riêng ở Việt Nam có 80 truyện Tác giả đã phân tích,
so sánh type truyện này ở Việt Nam và Đông Nam Á trên các bình diện: Cấu
trúc, motif, qua đó chỉ ra rằng: “Type truyện Thạch Sanh và type truyện Dũng sĩ diệt đại bàng, diệt rắn ác, chống xâm lược bảo vệ cộng đồng không phải chỉ riêng có ở Việt Nam mà còn có ở các nước Đông Nam Á Tuy nhiên trong 3 chủ
đề đó, chủ đề diệt rắn ác và diệt đại bàng phong phú hơn chủ đề chống xâm lược” [34, tr.216] Nghiên cứu đối chiếu các motif và sự diễn hóa của các motif trong type truyện này, Nguyễn Bích Hà đã khái quát: “So với các truyện cùng kiểu ở Việt Nam và Đông Nam Á, thì truyện Thạch Sanh có số lượng motif phong phú và tổ chức kết cấu khá chặt chẽ Những motif ra đời sớm của nó có dạng truyện và kết cấu khá gần gũi với truyện của các dân tộc Việt Nam, còn những motif ra đời muộn hơn thì lại gần gũi hơn với các truyện của các nước Đông Nam Á” [34, tr.216] Tác giả cũng khẳng định: “Đa số truyện cổ cùng kiểu của Việt Nam mang chủ đề tự nhiên đậm hơn, còn truyện cổ của Đông Nam Á có chủ
đề xã hội rộng lớn hơn” [34, tr 216 ] Không chỉ dừng lại ở việc so sánh nhằm
tìm ra những tương đồng và dị biệt qua kết cấu và các motif của truyện, tác giả Nguyễn Bích Hà còn đi đến những căn rễ lịch sử văn hóa để kiến giải cho việc tương đồng và khác biệt này Theo tác giả, có hai nguyên nhân hình thành và tồn
tại các motif của truyện Thạch Sanh ở Việt Nam và Đông Nam Á là nguyên
nhân tự sinh và nguyên nhân giao lưu văn hóa Nếu nguyên nhân tự sinh khá dễ hiểu vì Đông Nam Á có chung một cơ sở tự nhiên cũng như nhiều điều kiện về
Trang 19văn hóa, lịch sử tương đồng thì nguyên nhân giao lưu văn hóa được tác giả lý giải là trong quá trình giao lưu văn hóa, Đông Nam Á nằm giữa hai cái nôi văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ và luôn chịu ảnh hưởng của nó hàng nghìn năm nay Tác giả khái quát quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa này một cách hết
sức hình tượng như sau: “ cũng như các loại cây cùng sống trong một điều kiện
tự nhiên, cùng hút chất màu từ một thửa đất, cùng được sưởi ánh nắng của một mặt trời nhưng mỗi cây lại có một loại quả, trái chua, trái ngọt khác nhau Đó
là sự lựa chọn và sàng lọc môi trường khác nhau ở mỗi bản thể Đó chính là điều kiện type truyện Thạch Sanh ở các dân tộc Việt Nam và các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng nhưng không thể hòa đồng, cái tạo ra vẻ đẹp vừa hấp dẫn vừa đa dạng của type truyện này toàn vùng” [34, tr 223]
Có thể nói “Thạch Sanh và kiểu truyện Dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á” là tư liệu bổ ích cho các nhà nghiên cứu văn học dân gian tham khảo
và học hỏi Điều mà chúng tôi tâm đắc hơn nữa là phương pháp, các thao tác và hướng tiếp cận của Nguyễn Bích Hà đã thực sự trở thành định hướng có tính khuôn mẫu cho các nghiên cứu của nhiều học viên cao học và nghiên cứu sinh về sau, trong đó luận án của chúng tôi cũng không phải là ngoại lệ
Năm 1996, trong chuyên khảo “Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Huế đã khảo sát 30 truyện của các dân tộc Việt
Nam và 10 truyện của các nước Đông Nam Á để so sánh kiểu truyện và nhân vật chính để tìm ra sự tương đồng và khác biệt mang tính phổ biến của kiểu truyện về Nhân vật xấu xí mà tài ba Các tiêu chí để xác định kiểu truyện và các motif chính
(Sinh nở thần kì, Người mang lốt, Thử thách, Tài năng, Kết hôn, Tai họa, Phù trợ) tác giả đề ra trong chuyên khảo là cơ sở khoa học nền tảng giúp chúng tôi căn cứ để
triển khai và nghiên cứu đề tài
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Nguyệt xuất bản công trình “Khảo sát và so sánh một số type truyện và motif truyện kể dân gian Việt Nam - Nhật Bản” Đây là
công trình vận dụng triệt để phương pháp so sánh trong nghiên cứu truyện kể dân gian của hai dân tộc Trong chuyên luận này, sau khi khảo sát và so sánh cấu trúc -
nội dung của hai type truyện dân gian Việt Nam - Nhật Bản là Chú rể là người mang lốt và type truyện về Người tốt bụng - kẻ xấu bụng, tác giả Nguyễn Thị
Nguyệt tiến hành so sánh kiểu nhân vật chính; các motif trong hai type truyện dân gian Việt Nam - Nhật Bản, từ đó rút ra những tương đồng và dị biệt trên cấp độ type
Trang 20và motif Lý giải về sự tương đồng trong truyện dân gian Việt Nam - Nhật Bản, tác
giả Nguyễn Thị Nguyệt đưa ra 3 nguyên nhân: “Thứ nhất là do hai dân tộc cùng trải qua những thời kỳ lịch sử đầy sóng gió nhưng hết sức vẻ vang (tương đồng về lịch sử); Thứ hai là do đặc điểm loại hình Thứ ba là do quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá và quá trình tiếp thu, đồng hoá những nguồn ảnh hưởng (cùng chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc) (nguyên nhân giao lưu và tiếp biến văn hoá) Lý giải về sự khác biệt, tác giả cũng đưa ra 3 nguyên nhân: Thứ nhất là do sự khác biệt về môi trường sinh thái, lịch sử, văn hoá hai tộc người; Thứ hai là do sự thu hút tinh hoa kho truyện của các dân tộc anh em khác nhau; Thứ ba là do tính bản địa, sự độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật” [72, tr.209 - 223]
Có thể nói, đây là một chuyên luận nghiên cứu công phu, sử dụng thành công Phương pháp so sánh - loại hình và Phương pháp lịch sử - địa lý Cách khảo sát và các thao tác nghiên cứu của tác giả là rất đáng để luận án chúng tôi tham khảo Cũng cần nói thêm rằng, hướng triển khai của luận án chúng tôi khá gần với thao tác nghiên cứu của chuyên luận này
Năm 2014, đặt mục tiêu khảo sát một cách hệ thống về type truyện Con vật tinh ranh ở Việt Nam và thế giới, qua đó thấy được diện mạo, đặc điểm, đặc trưng của nó;
nghiên cứu kết cấu, nhân vật, hệ thống motif,… để làm nổi rõ nét đặc trưng của type truyện; mở rộng so sánh để thấy được những đặc trưng trong phương thức xây dựng nhân vật, kết cấu truyện, các motif của Việt Nam cũng như của các khu vực, quốc gia,
châu lục khác, luận án “Type truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam
và thế giới” của Đặng Quốc Minh Dương đã lựa chọn 512 truyện thuộc type truyện
con vật tinh ranh trong 103 tuyển tập truyện kể dân gian của Việt Nam và các nước trên thế giới, để sau đó nghiên cứu một cách khá công phu về các vấn đề như: Kết cấu, nhân vật và một số motif thường gặp trong type truyện con vật tinh ranh Có thể nói đây là công trình nghiên cứu đã vận dụng Phương pháp so sánh - loại hình và Phương pháp lịch sử - địa lý khá thành công [20, tr 19 - 21]
Việc luận án của Đặng Quốc Minh Dương dành hẳn Chương 5 để so sánh, đối chiếu với Bảng tra cứu A - T là một tham vọng khoa học rất đáng để lưu ý; hứa
hẹn “sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam thực hiện hoài bão xây dựng Bảng chỉ dẫn về hệ thống type và motif truyện dân gian Việt Nam” [20, tr 21] Tuy vậy, việc khảo sát tư liệu chủ yếu triển khai trên cơ
sở thống kê nguồn truyện của các dân tộc thiểu số đã được dịch sang tiếng phổ
Trang 21thông và truyện cổ của các nước đã được dịch sang tiếng Việt nên chưa thể bao quát được kho tàng truyện kể của các nước trên thế giới có chứa type truyện này Ngay
cả trong khu vực, việc bao quát tư liệu cũng đã trở nên khó khăn, đó là chưa kể đến các văn bản dịch sang tiếng Việt cũng chịu sự chi phối quan điểm, văn phong của người dịch Công bằng mà nói, việc học tất cả các ngoại ngữ của các dân tộc có chứa truyện này để tiếp cận nguồn văn bản tin cậy là việc làm không tưởng Trong chừng mực nhất định, luận án của Đặng Quốc Minh Dương cũng đã gợi ra cho chúng tôi nhiều vấn đề về cách tiếp cận và thao tác nghiên cứu
Năm 2016, tác giả Lê Hồng Phong có bài “Truyện cổ Tây Nguyên trong tương quan truyện cổ Đông Nam Á” đã giới thiệu những điểm tương đồng và
một số nét khác biệt của các thể loại truyện cổ Tây Nguyên trong tương quan khu vực về phương diện motif Theo đó, tác giả giới thiệu những tương đồng trên 3 thể loại: Huyền thoại; Cổ tích và truyện Hài - Ngụ ngôn và lý giải nguyên
nhân có sự tương đồng này, tác giả đưa ra 4 nguyên nhân: “Thứ nhất, các dân tộc có cùng gốc tộc người hoặc cùng vùng cư trú ngày xưa khiến kho tàng truyện
cổ của họ có thể có nhiều nét chung Thứ 2, các dân tộc di cư, xen cư, giao lưu văn hoá có thể dẫn tới sự tương đồng về thể loại, type truyện, tác phẩm hay motif Thứ 3, các dân tộc và truyện cổ của họ cùng chịu ảnh hưởng một nguồn văn hoá chung nào đó theo những đường thẳng và vòng khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân của sự tương đồng văn hoá và văn học và cuối cùng là
sự giống nhau ngẫu nhiên giữa các dân tộc cùng trình độ” [86]
Ý tưởng của bài nghiên cứu là rất đáng lưu ý, đặc biệt là nghiên cứu truyện
cổ dân gian trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến văn hoá khu vực Đông Nam Á Tuy vậy, các vấn đề tác giả đặt ra quá lớn so với dung lượng và khuôn khổ một bài viết thông thường Có lẽ do bị quy định bởi dung lượng bài viết nên tác giả không có điều kiện để trích dẫn hoặc có những so sánh mang tính chuyên sâu, định lượng hơn Những nguyên nhân của sự tương đồng mà tác giả nêu ra cũng chỉ có tính tái khẳng định hơn là những phát hiện mới mẻ, thú vị (các nguyên nhân này đã được một số tác giả đi trước như Cao Huy Đỉnh, Lê Chí Quế, Phạm Đức Dương, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Bích Hà, Nguyễn Thị Huế … hay một số nghiên cứu gần đây của Phạm Tiết Khánh, Trần Minh Hường, Đường Tiểu Thi, La Ma Thi Gia… ít nhiều đề cập)
1.1.2 Tình hình nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ của các dân
Trang 22tộc nói chung và so sánh với truyện cổ tích thần kỳ Khmer Nam Bộ từ góc độ type và motif nói riêng
Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo hướng này thường xác định phạm
vi tư liệu của type truyện một tộc người hoặc một nhóm tộc người nào đó trong những mối liên hệ nhất định và tính chất, đặc điểm của từng đề tài, có thể là theo địa bàn cư trú, vùng văn hoá (chẳng hạn như: Nam Bộ; Bắc Bộ ) hoặc theo nhóm ngữ hệ (Ngữ hệ Nam Đảo, Môn Khmer…) Với tính chất và đặc trưng loại hình của truyện kể dân gian thì việc đối chiếu, so sánh các văn bản trong dân tộc
đó và liên hệ so sánh với các bản của kể dân tộc khác là một việc làm tất yếu Trong phần lịch sử nghiên cứu này, luận án chỉ chú trọng đề cập đến các nghiên cứu so sánh cơ bản, trong đó, nhấn mạnh đến các công trình có so sánh giữa truyện kể dân gian Khmer Nam Bộ và người Việt (Kinh) Đối với các công trình nghiên cứu về truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc khác, chúng tôi chỉ điểm qua để có một cái nhìn cụ thể hơn về tình hình nghiên cứu của đối tượng mà chúng tôi lựa chọn tiếp cận
Liên quan đến những nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc
Việt Nam, trước tiên có thể nhắc đến công trình “Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa của một số tip truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam” (Luận án
Phó Tiến sỹ của Vũ Anh Tuấn, 1991) Trong luận án này, trên cơ sở sưu tầm các bản truyện kể dân gian của dân tộc Tày ở Đông Bắc, tác giả sắp xếp chúng vào các nhóm mẫu kể (hình tượng người khổng lồ, hình tượng người thần kỳ đội lốt
và một số nhóm mẫu kể khác), sau đó phân tích cấu trúc và ý nghĩa của từng type truyện Đặc biệt, phương pháp phân loại và đặt tên các dạng truyện thuộc mẫu kể người khổng lồ mà tác giả đề ra trong luận án và lý giải sự tương đồng khác biệt dựa trên cơ sở giao lưu và tiếp biến văn hóa Tày - Việt là một trong những định hướng cho phương pháp tiếp cận mà chúng tôi vận dụng trong luận
án của mình [98]
Tác giả Nguyễn Thị Hiền trong một nghiên cứu của mình đã khảo sát một trường hợp cụ thể đó là truyện cổ tích Tấm Cám, theo tác giả, truyện Tấm Cám của Việt Nam có tất cả 35 motif (trong đó có 20 motif có sẵn trong bảng danh mục của Antti Aarne và Stith Thomps và 15 motif do tác giả tìm ra) Bên cạnh đó tác giả cũng cho rằng phương thức này có thể vận dụng cho bất kỳ truyện cổ dân gian nào của Việt Nam Mặc dù những motif mới mà tác giả tìm được chủ yếu được suy ra
Trang 23từ các motif lớn hơn nhưng cách khảo sát này góp phần định hướng cho rất nhiều nghiên cứu về truyện dân gian từ góc độ type và motif của các nhà nghiên cứu trẻ như chúng tôi
Gần đây, năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Huế cũng đã biên soạn một bảng mục lục tra cứu type truyện dân gian Việt Nam, với mong muốn sẽ góp phần trong việc cung cấp tư liệu tra cứu về các type truyện và motif truyện dân gian Việt Nam cho giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam trong và ngoài nước
Có thể xem quyển từ điển này là kim chỉ nam hết sức hữu dụng cho việc tra cứu
và gọi tên các type truyện dân gian của Việt Nam Tuy nhiên, những type và motif của truyện cổ tích thần kỳ Khmer Nam Bộ được giới thiệu một cách khá khiêm tốn Hy vọng sau khi hoàn thành luận án này, chúng tôi sẽ có cơ hội bổ sung thêm một số type và motif mới của truyện cổ tích thần kỳ Khmer Nam Bộ vào cuốn từ điển nêu trên
Bên cạnh công trình của các tác giả nêu trên, chúng tôi nhận thấy còn có một số chuyên luận và các luận án, luận văn tiêu biểu khác nghiên cứu về type
truyện như: “Phân tích các type truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam theo cấu trúc cốt truyện” của Phạm Tuấn Anh (2010); “Type truyện người em trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam” (2013) của Nguyễn Thị Ngọc Lan; “Motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam” của Nguyễn Lan Ngọc (2013, Đại học Sư phạm TP.HCM); “Type truyện nhân vật mang lốt rắn và chim trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” của Đỗ Thị Thu Hương (ĐHSP 2, 2013); “Vấn đề Motif loạn luân trong truyện kể dân gian Việt Nam” của Phạm Thị Hà (Đại học Văn Hiến, 2016); “Kết thúc không có hậu trong truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Phúc Hồng (Đại học Văn Hiến, 2016); “Type truyện Ông Dài Ông Cộc từ góc nhìn văn hoá” của Lê Thị Ngọc Dung (Đại học Văn Hiến, 2016); “Mô típ kén rể trong truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Văn Phùng (Đại học Văn Hiến, 2016) v.v…
Trong các chuyên luận và các luận án, luận văn nêu trên, đa số các tác giả đều tiến hành thống kê, khảo sát các bản kể cùng type truyện, xây dựng sơ đồ cấu tạo của các type truyện, xác định các motif rồi tiến hành phân tích kết cấu, nội dung của các type của các dân tộc để tìm ra các đặc trưng cơ bản của type truyện đồng thời, so sánh chúng với nhau theo một số motif căn bản để tìm ra một số nét tương đồng, khác biệt và lý giải sự tương đồng và khác biệt ấy căn cứ trên các đặc trưng chung của thể loại và yếu tố văn hóa tộc người Kết quả và
Trang 24phương pháp nghiên cứu mà các tác giả vận dụng trong các tác phẩm nêu trên là những tiền đề và định hướng hữu ích cho chúng tôi vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình
Năm 2007, Phạm Tiết Khánh bảo vệ thành công luận án, “Khảo sát truyện kể dân gian Khmer Nam Bộ (qua thần thoại - truyền thuyết - cổ tích)”, tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trong luận án này, Phạm Tiết Khánh đã tiến hành khảo sát 127 truyện và các dị bản cổ tích, trong đó, cổ tích thần kỳ có 64 truyện, cổ tích loài vật có 35 truyện, cổ tích sinh hoạt có 28 truyện Riêng nhóm truyện cổ tích thần kỳ, theo tác giả có các type truyện như: Type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái; Type truyện người mồ côi, người em út; Type truyện người con
riêng; Type truyện người mang lốt Tác giả nhận định: “Truyện cổ tích của người Khmer Nam Bộ mang đậm dấu ấn Phật giáo ở cả phương diện nội dung
và nghệ thuật, về mặt nội dung Có thể thấy mảng cổ tích Phật thoại chiếm một
vị trí không lớn nhưng đáng kể trong truyện cổ tích Khmer Nam Bộ Mảng đề tài
về Phật giáo được thể hiện ở nhiều truyện cổ tích Có điều này là vì tín ngưỡng Phật giáo chi phối mọi mặt trong đời sống của người Khmer Nam Bộ ” [54,
tr.199 - 201] Nói về sự khác biệt trong nghệ thuật của truyện cổ tích Khmer Nam Bộ với cổ tích của người Campuchia và người Kinh, Phạm Tiết Khánh cho
rằng do không gian nghệ thuật: “Nếu như truyện cổ tích của người Kinh hay một
số dân tộc khác đa phần có không gian là chốn dân gian như ở một vùng nọ hay
ở khu rừng kia Ở truyện của người Campuchia thì đa số sự kiện lại diễn ra chốn kinh thành hoặc là vương quốc của vua chúa với cung điện, đền đài, với các ngôi chùa vốn là trung tâm sinh hoạt văn hóa xã hội, là biểu hiện của tín ngưỡng đạo Phật thì truyện của người Khmer là một sự kết hợp giao hòa giữa hai đặc điểm về không gian của người Kinh và người Campuchia Ngoài yếu tố không gian phiếm chỉ như phum nọ, sóc kia, khu rừng này thì truyện cổ tích của người Khmer Nam Bộ còn có không gian kinh thành, cung vua Sự kết hợp này
đã tạo nên tính phong phú đa dạng về mặt không gian trong kho tàng truyện kể của người Khmer Campuchia, đồng thời còn thể hiện mặt tốt đẹp khác đó là mối quan hệ gắn bó giữa dân tộc Khmer với các dân tộc anh em, và giữa dân tộc Khmer Nam Bộ với dân tộc Campuchia vốn có chung nguồn gốc từ thời xa xưa”
[54, tr 199] Mặc dù đây không phải là công trình nghiên cứu chuyên về thể loại
cổ tích, cũng không sử dụng phương pháp so sánh là phương pháp chính, song
Trang 25những so sánh và nhận định bước đầu của Phạm Tiết Khánh về mối quan hệ, sự tương đồng trong thể loại cổ tích của người Khmer Nam Bộ, Campuchia và người Kinh là những nhận định có giá trị và gợi ý rất lớn đối với luận án
Nghiên cứu về truyện kể dân gian Khmer Nam Bộ còn có công trình
“Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ dưới góc nhìn bối cảnh” (Luận án
Tiến sỹ) của Huỳnh Vũ Lam Đây là công trình nghiên cứu chuyên về truyện kể dân gian Khmer song triển khai theo hướng bối cảnh, do vậy vấn đề thể loại
cũng như type và motif không được đề cập nhiều Tác giả viết: “thể loại bao giờ cũng gắn với một tâm thế, một trạng thái tình cảm của người kể và người nghe nên khi kể chuyện sẽ nảy sinh những tương tác, hình thành những xung động khai thác vốn tri thức và văn hóa của cộng đồng trong một cá nhân Nói cách khác, khi người kể chuyện quan niệm câu chuyện ấy thuộc thể loại nào thì anh/chị ta sẽ có những tâm thế (ẩn tàng trong suy nghĩ) và những cách thức để chuyển tải câu chuyện đến với người nghe một cách hiệu quả nhất Ngược lại chính người nghe, trong vốn văn hóa của cộng đồng đã được dạy bảo, sẽ có những hưởng ứng tích cực giúp cho câu chuyện được diễn ra” [57, tr.113 ] Dẫu
vậy, các vấn đề về văn hoá tộc người tác động đến sinh hoạt diễn xướng của truyện kể cũng được Huỳnh Vũ Lam khai thác khá sâu sắc
Bên cạnh công trình của tác giả Huỳnh Vũ Lam, Luận văn “Nhân vật thần
kỳ trong truyện cổ tích Khmer Nam Bộ” (Đại học Văn Hiến, 2016) của Phương
Thanh Vũ có thể xem là một công trình nghiên cứu chuyên về một thể loại Cổ tích từ phương diện nhân vật thần kỳ Phương Thanh Vũ đã chỉ ra 31 loại nhân vật thần kỳ trong truyện cổ tích Khmer Nam Bộ và đưa ra kiến giải: Nếu sự tương đồng có tính loại hình là điều hiển nhiên đối với thể loại tự sự dân gian này, thì dấu ấn văn hoá tộc người qua những nhân vật và motif đặc trưng được thể hiện khá rõ Theo tác giả, các nhân vật thần kỳ để lại nhiều dấu ấn văn hóa đồng bào Khmer trong truyện cổ tích là các nhân vật: chằn (với tính cách yêu quái gây hại), nhân vật đạo sĩ, nhân vật Ông Tà Chằn trong văn hóa Khmer được biết đến với tính cách đa diện gồm thần bảo hộ, yêu quái, con người Nhưng trong truyện cổ tích, hình tượng chằn chủ yếu xuất hiện với tính cách con vật gây hại, yêu quái nhiều hơn là chức năng bảo vệ, phù trợ Nhân vật Đạo sĩ là ảnh diện của lớp văn hóa Bà la môn vẫn còn sức mạnh nhất định trong tư tưởng giai cấp của đồng bào Khmer Nam Bộ
Trang 26Trong luận án “Hình tượng rắn trong truyện cổ dân gian Việt Nam”
(2011), tác giả Trần Minh Hường khi phân tích so sánh hình tượng rắn trong
truyện kể của các dân tộc ở Việt Nam, tác giả viết: “hình tượng Rắn – Trăn – Chằn ngoài mối quan hệ biến âm của ngôn ngữ giữa các danh xưng như đã nói
ở phần đầu thì còn có một nguồn gốc sâu xa khác, đó là đã có sự sáp nhập của hình tượng thủy quái, yêu tinh trong phật thoại Naga, Makara và Chằn - Yaskha đều là những linh vật có nguồn gốc từ trong thần thoại và tôn giáo Ấn Độ” [49,
tr 83] Đặc biệt khi xem xét hình tượng Rắn của người Kinh, Thuồng Luồng của người Thái, Khú của người Mường và hình tượng Naga, Chằn của người Khmer
trong truyện cổ dân gian, tác giả nhận xét: “về tính chất, chức năng của hình tượng có sự tương đồng giữa quan niệm về Chẩu Nặm, Thuồng luồng của người Thái, Naga, Chằn của người Khơme và tín ngưỡng thờ rắn của người Việt (Kinh) Cơ sở của những hình thành hình tượng này là môi trường và địa vực sinh sống, gắn với nước, niềm tin và tín ngưỡng thờ nước Thực chất đó là quá trình hình tượng hóa các con sông, lũ lụt của các cư dân thời cổ Nếu con rắn của người Việt, thuồng luồng của người Thái được biểu hiện là vật tổ, thủy thần, yêu quái thì Naga, Chằn, Yaskha cũng có cả ba chức năng tương đồng này Như vậy, nếu tên gọi hình tượng rắn có tính phổ quát, xuất hiện trong hầu hết tín ngưỡng và truyện kể của các dân tộc, Naga, Chằn mang dấu ấn Khơme thì Thuồng luồng mang dấu ấn văn hóa Thái và Khú mang dấu ấn văn hóa Mường rất rõ Những tên gọi đó một mặt mang đặc điểm chung, biểu trưng cho những nét cơ bản của hình tượng là gắn với nước, là thủy thần, mặt khác lại mang dấu
ấn rất riêng của văn hóa tộc người” [49, tr 84 - 85]
Thao tác nghiên cứu và những nhận định được nêu trong luận án này bên cạnh việc định hướng cho chúng tôi về phương pháp trong quá trình nghiên cứu
so sánh các type, motif của truyện kể người Khmer Nam Bộ và người Việt còn góp phần cung cấp cho chúng tôi những tư liệu quý để sử dụng trong quá trình lý giải những vấn đề của luận án
Luận văn “Type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái trong truyện cổ tích người Việt và truyện cổ tích Khmer - một cái nhìn đối sánh” của Đoàn Thị Nguyệt (Đại học Văn Hiến, (2016) có thể được xem là công trình nghiên cứu theo hướng so
sánh, gần nhất với đề tài luận án Tuy vậy, với tính chất là một luận văn Thạc sĩ, Đoàn Thị Nguyệt chỉ dừng lại khảo sát 6 bản kể So sánh bước đầu, tác giả luận
Trang 27văn cũng đã chỉ ra được những đặc trưng cơ bản cũng như sự chi phối của văn hoá tộc người trong các motif truyện kể Tuy vậy, sự diễn hóa các motif cũng như những vấn đề bên trong; sự vận động của cốt truyện trong những không gian
và thời gian khác nhau thì luận văn chưa làm được Việc thiếu đi những tư liệu điền dã cũng làm cho các nhận định, khái quát của luận văn mang tính định tính nhiều hơn, thiếu sự sinh động và sức thuyết phục
Nhìn chung, các công trình luận văn, luận án mà chúng tôi kể trên, tuỳ vào tính chất và phạm vi của từng công trình khác nhau ít nhiều đề cập đến 3
vấn đề: Thứ nhất là type truyện; thứ hai là motif và vai trò của motif trong truyện kể; thứ ba là sự tương đồng và khác biệt cũng như sự chi phối, dấu ấn
các yếu tố văn hoá tộc người trong quá trình hình thành và diễn hoá các motif Đây cũng là ba vấn đề mà luận án chúng tôi sẽ đặc biệt quan tâm và tập trung làm rõ trong quá trình nghiên cứu
Như vậy, việc nghiên cứu so sánh, tiếp cận truyện cổ tích nói chung và so sánh truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer Nam Bộ và truyện cổ tích thần kỳ của người Việt nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Điều này một mặt khẳng định vai trò quan trọng của truyện cổ tích trong loại hình tự sự dân gian Mặt khác, hướng nghiên cứu so sánh còn cho thấy mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa các tộc người được truyện cổ tích phản ánh và lưu giữ một cách sinh động, sâu sắc Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, có thể thấy khoảng trống trong các nghiên cứu đó là: Cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào thực sự chuyên sâu nghiên cứu và so sánh về thể loại truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer Nam Bộ và người Việt trên một diện rộng, khái quát, đặc biệt theo hướng type và motif Đây chính là vấn đề mà luận án sẽ giải quyết trong quá trình nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của người đi trước, luận án của chúng tôi sẽ tập trung so sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt trên một số type và motif cơ bản
1.2 Cơ sở lý thuyết và các khái niệm công cụ
Có hai lý thuyết nền tảng chúng tôi vận dụng trong luận án này, đó là: Lý thuyết về type, motif và lý thuyết so sánh, đặc biệt là so sánh loại hình trong nghiên cứu văn học dân gian Ngoài ra, một số lý thuyết khác như: lý thuyết cấu trúc; lý thuyết biểu tượng văn hóa, văn học của các nhà khoa học đi trước… cũng được chúng tôi vận dụng để bổ trợ cho quá trình thực hiện đề tài
Trang 281.2.1 Lý thuyết về Type và motif
1.2.1.1 Khái niệm type
Trong giới nghiên cứu Folklore thế giới, có thể có rất nhiều cách định
nghĩa về “type”, tuy nhiên trong phần lý thuyết này, chúng tôi chỉ đề cập đến
quan niệm của Aarne - Thompson và một số quan niệm của các nhà nghiên cứu
ở Việt Nam mà chúng tôi căn cứ để giải quyết các vấn đề của luận án
Trong công trình The Folktale xuất bản năm 1977, S.Thompson quan niệm
về type truyện như sau: “Type là những cốt truyện có thể tồn tại độc lập trong kho tàng truyện kể truyền miệng, có thể coi nó như là một truyện kể hoàn chỉnh, ý nghĩa của nó không giống với bất kỳ một truyện nào khác Tất nhiên, nó cũng có thể kết hợp với truyện khác một cách ngẫu nhiên, nhưng xuất hiện một cách riêng rẽ thì cũng đã có thể chứng minh tính độc lập của nó Nó có thể gồm một hoặc nhiều motif…” [1, tr.10]
Trong định nghĩa này, Stith Thompson đã bước đầu phân biệt hai khái niệm rất cơ bản là type và motif Theo đó, có thể hiểu một type truyện có thể một hoặc nhiều truyện; có thể có nhiều motif hoặc chỉ có một motif Stith Thompson giải thích
thêm:“Motif là thành phần nhỏ nhất có thể tồn tại liên tiếp trong truyền thống Type
là một loạt motif kết hợp theo thứ tự tương đối cố định” [1, tr.3] Như vậy, về cấp độ,
type lớn hơn motif, nói cách khác, motif là đơn vị cơ sở để tạo nên type
Ở Việt Nam, người đầu tiên giới thiệu và ứng dụng lý thuyết A-T vào
nghiên cứu truyện kể dân gian là Nguyễn Tấn Đắc Trong công trình “Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif”, tác giả đã nêu lên cách hiểu của mình về type như sau: “Type chỉ là tập hợp những truyện có cùng một cốt kể thuộc cùng một type truyện hay một truyện đơn vị; Motif chỉ một thành tố của truyện, thường có thể tách rời được, có thể lắp ghép được, ít nhiều khác lạ, bất thường, đặc biệt là yếu tố đặc trưng của truyện kể dân gian” [21,tr 11]
Tác giả Nguyễn Bích Hà trong công trình “Thạch Sanh và kiểu truyện Dũng
sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á”, đã đưa ra định nghĩa về type truyện như sau: “Type truyện là tập hợp những truyện kể có những mô típ cùng loại hình Trong một type truyện có nhiều mô típ nhưng không nhất thiết mỗi truyện trong kiểu đó phải có đầy đủ tất cả những mô típ chung Có thể có truyện chỉ chung với các truyện khác một hoặc một vài mô típ, nhưng cũng có truyện có nhiều mô típ chung” [34,tr 24]
Trang 29Nhìn chung quan điểm của các nhà nghiên cứu về Type tương đối ổn định
và nhất quán Kế thừa các quan niệm của các nhà nghiên cứu nêu trên về Type, căn cứ vào kết quả khảo sát và phân tích tư liệu, chúng tôi đưa ra quan niệm về Type như sau:
Type là tập hợp những truyện kể có những motif cùng loại hình Các motif này được sắp xếp theo một trật tự nhất định theo kết cấu tự sự của cốt truyện Một type truyện có thể bao gồm nhiều motif hoặc cũng có thể chỉ gồm một hoặc một vài motif
1.2.1.2 Khái niệm motif
Nếu quan niệm về “type” mà chúng tôi đề cập ở trên tương đối ổn định và
nhất quán thì khi bàn về motif, chúng tôi thấy tiêu biểu có các quan điểm như sau:
- “Motif là một công thức sơ khởi, một đơn vị trần thuật đơn giản nhất không thể chia cắt được” (A.N.Veselovski) [30, tr 66]
- “Motif là hạt nhân của hành động, cốt truyện được hình thành từ sự kết hợp của loại motif cổ xưa và motif sinh hoạt xã hội” (E.M.Meletinski) [30, tr 73]
- “Motif là thành phần nhỏ nhất có thể tồn tại liên tiếp trong truyền thống” (S.Thompson) [1,tr 3]
Xét về nội hàm của các khái niệm, chúng tôi nhận thấy tất cả các quan điểm
nêu trên về “motif” đều xem “Motif là đơn vị cơ bản để hình thành nên các type truyện” Mỗi type truyện bao gồm rất nhiều motif khác nhau
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học do các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên: “Motif - tiếng Hán Việt gọi là “mẫu đề”(do người Trung Quốc phiên âm chữ motif trong tiếng Pháp) có thể chuyển thành các
từ “khuôn”, “dạng” hoặc “kiểu” trong Tiếng Việt, nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian”[35,tr 136 ]
Trong luận án này, chúng tôi quan niệm:“Motif là thành phần nhỏ nhất cơ bản tạo nên type truyện Motif là hạt nhân của hành động, có tính lặp lại nhiều lần trong một type truyện.”
1.2.1.3 Về bảng tra type và motif của Aarne - Thompson
a Bảng tra type
Công trình “Verzeichnis de Marchen type” (Danh mục các thể loại truyện
Trang 30cổ tích của Antti Aarne) (năm 1910) được S.Thompson kế thừa và phát triển
trong cuốn “The Type of the Folktale - AClassification and Bibliography”, Antti
Aarne's Verzeichnis der Marchentypen (FF communications No.3) Translated and Enlarged by Stith Thompson (Type truyện cổ tích, bảng phân loại và thư mục, Danh mục truyện cổ tích của A Aarne công bố trên Thông báo của các nhà folklore số 3 được S.Thompson dịch và mở rộng) xuất bản lần đầu tiên vào năm
1928 tại Helsinki, dưới sự bảo trợ của Hội các nhà Folklore Sự kết hợp và phát triển này đã cho ngành folklore thế giới một công trình được biết đến với tên gọi tắt là Từ điển A-T “huyền thoại” [1,tr 3]
Ban đầu Antti Aarne đã sưu tầm tất cả các bản kể và các dị bản truyện dân gian ở Helsinki, bộ truyện của anh em Grimm và các bộ truyện ở Bắc Âu ( khoảng hơn 500 type) Đến năm 1935 - 1940, Stith Thompson khảo sát thêm các truyện kể dân gian của các nước thuộc miền Nam, miền Đông Châu Âu và Ấn Độ để bổ sung thêm số lượng type Hai ông sắp xếp những bản có đặc điểm cấu tạo giống nhau vào cùng một type truyện và đặt tên theo thứ tự nhất định từ A đến Z Phương pháp này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu Truyện kể dân gian Châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam vận dụng và đạt được những kết quả rất đáng trân trọng Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi cũng vận dụng phương pháp sưu tầm truyện, phân loại và gọi tên chúng thành các type xác định
Bảng tra type của Aarne được chia ra làm ba nhóm như sau:
* Nhóm về loài vật (type 1 đến type 299)
Nhóm này được phân chia thành các nhóm nhỏ như: Động vật hoang dã; động vật hoang dã và vật nuôi; người và động vật hoang dã, động vật nuôi, loài chim, loài cá; những loài thú, người và các vận dụng
* Nhóm truyện kể dân gian thông thường (type 300 đến type 1199)
Nhóm này cũng được chia thành các loại nhỏ: Truyện về thần thánh; truyện lãng mạn, truyện về những con yêu tinh ngu ngốc
* Nhóm truyện cười và giai thoại (type 1200 đến type 2499)
Nhóm này bao gồm những nhóm nhỏ như: Truyện về người đần độn; truyện về các cặp vợ chồng là những người đần độn; truyện về người đàn ông, truyện về người ngốc nghếch và các cha xứ, truyện nói dối, truyện gặp may, truyện công thức và truyện không có hệ thống.”[135]
b Bảng tra motif “Motif index of folk-literature của Stith Thompson”
Trang 31Bảng tra motif của Thompson được chia thành các chương theo nội dung tóm tắt như sau:
“- Chương A gồm những motif huyền thoại, nói về sự sáng tạo của thế giới (từ A0 đến A2889)
- Chương B bao gồm những motif nói về động vật (B0- B899)
- Chương C gồm những motif nói đến điều cấm kị (C0-C999)
- Chương D bao gồm các motif về ma thuật, biến hình, bùa mê (D0 - D2199)
- Chương E gồm những motif nóivề Cái chết (E0-E799)
- Chương F gồm những motif nói về những điều thần kì, kì diệu (F0 - F1099)
- Chương G gồm những motif nói đến yêu tinh, yêu quái, ma quỷ (G0- G699)
- Chương H gồm những motif nói về những thử thách hay những cuộc thi đấu (H0 -H1599)
- Chương J gồm những motif đề cập đến sự khôn ngoan và sự thông minh hoặc sự dại dột (J0 - J2799)
- Chương K gồm những motif nóivề sự đánh tráo, đánh lừa, vu khống (K0
- K2399)
- Chương L gồm những motif nói đến sự đảo ngược của số phận (L0 - L499)
- Chương M gồm những motif nói về những tuyên đoán cho tương lai (M0-M499)
- Chương N gồm những motif nói về sự may mắn và sự xui xẻo số phận (N0-N899)
- Chương P gồm những motif nói về hệ thống luật lệ trong xã hội (P0-P799)
- Chương Q gồm những motif nói về thưởng và phạt (Q0-Q599)
- Chương R gồm những motif nói về việc Bắt giữ và trốn thoát (R0 - R399)
- Chương S gồm những motif nói đến những sự tàn ác(S0 -S499)
- Chương T gồm những motif nói đến giới tính (T0 - T699)
- Chương U gồm những motif nói đến triết lý, thuyết giáo(U0 - U299)
- Chương V gồm những motif nói đến tôn giáo, tín ngưỡng (V0-V599)
- Chương W gồm những motif nói về những nét tính cách (W0 - W299)
- Chương X gồm những motif về sự hài hước (X0 - X1099)
- Chương Z gồm những nhóm motif còn lại linh tinh khác (Z0- Z400)” [148], [60]
Cách phân loại motif của Stith Thompson nêu trên giúp chúng tôi có căn
Trang 32cứ và cơ sở lý thuyết vững chắc để khảo sát, gọi tên, phân tích kết cấu nội dung của các motif trong các type truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ và người Việt
1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu so sánh văn hóa, văn học dân gian
1.2.2.1 Khái niệm so sánh
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng của tác giả Nguyễn Như Ý: “So sánh là xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém nhau” [131,tr 668]
Tác giả Nguyễn Văn Dân cho rằng: “So sánh là xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ trong mối tương quan với các sự vật, hiện tượng khác” [13,tr 262]
Trong luận án chúng tôi quan niệm: “So sánh trong văn học dân gian là đối chiếu các sự vật, hiện tượng văn học này với sự vật hiện tượng văn học khác để nhận thức về
sự tương đồng, khác biệt giữa chúng Từ đó giúp nhận thức các sự vật hiện tượng rõ ràng hơn, toàn diện hơn trong mối quan hệ với các hiện tượng, sự vật khác”
1.2.2.2 Đối tượng, mục đích so sánh
Đối tượng so sánh thường từ hai hay nhiều sự vật, hiện tượng Trong so sánh văn học, đối tượng so sánh thường là các yếu thuộc số lượng, nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học, loại thể, trào lưu văn học
Trong nghiên cứu văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng ta có thể
so sánh một hiện tượng văn học với các hiện tượng cùng loại nhưng cũng có thể
so sánh với cả các hiện tượng đối lập để làm nổi bật bản chất của hiện tượng được đem ra so sánh Việc so sánh này sẽ giúp ta hiểu rõ, đánh giá được bản chất, nguồn gốc, đặc trưng, chức năng của sự vật, hiện tượng cần nhận thức; đồng thời giúp ta nhận thức được mối quan hệ tương hỗ giữa các sự vật, hiện tượng này với các hiện tượng sự vật khác trong quan hệ tương hỗ hay đối lập; cũng như nhận thức về sự diễn hóa của nó trong hệ thống mà nó thuộc và trong các giai đoạn lịch
sử các nền văn hóa sản sinh ra nó, duy trì nó và làm biến đổi, phát triển nó
Trong nghiên cứu so sánh, nhà nghiên cứu người Nga: V M.Girmunxki
đã nêu lên ba bình diện so sánh tương ứng với các mục tiêu như sau:
(1) “Nghiên cứu so sánh lịch sử - cội nguồn nhằm khám phá sự giống nhau giữa các hiện tượng như là kết quả của sự phát sinh từ một chủng hệ và sau đó phân hóa theo những điều kiện lịch sử khác nhau”
Trang 33(2) “Nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử nhằm giải thích sự giống nhau của các hiện tượng có cội nguồn từ những điều kiện giống nhau của sự phát triển lịch sử”
(3) “Nghiên cứu so sánh nhằm xác lập những mối tác động ảnh hưởng hoặc di chuyển vùng văn hóa trên thế giới giữa những dân tộc có sự gần gũi về mặt lịch sử và những tiền đề phát triển xã hội”
1.2.2.3 Nguyên tắc nghiên cứu so sánh
Khi nghiên cứu so sánh các hiện tượng sự vật nói chung, văn học dân gian nói riêng, nhà nghiên cứu phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để quá trình so sánh
đi đúng hướng và kết quả so sánh đảm bảo độ tin cậy, đạt được mục tiêu đặt ra
Tác giả Nguyễn Văn Dân, trong cuốn sách: “Phương pháp luận nghiên cứu văn học”, Nxb Khoa học Xã hội, 2004 đã cho rằng, khi so sánh các hiện
tượng của văn học phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
“Nguyên tắc khách quan phi định kiến: So sánh phải dựa vào thực tế khách
quan chứ không dựa vào một định kiến nào để rồi đi chứng minh cho cái định kiến đó
Nguyên tắc so sánh cùng loại khi phân hạng thứ bậc: Khi phân hạng thứ bậc
các vế so sánh phải cùng loại, việc phân loại chỉ diễn ra trong cùng một hệ thống
Nguyên tắc so sánh liên ngành: Một sự vật, hiện tượng có nhiều cách nhìn
nhận, đánh giá Nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ, sẽ giúp ta tiếp cận vấn đề một cách đa diện, từ đó giúp đánh giá chính xác và toàn diện sự việc
Nguyên tắc so sánh tổng hợp: Đặt sự vật, hiện tượng trong nhiều cấp độ,
nhiều hệ thống sẽ giúp ta thấy được hết mọi ý nghĩa tiềm ẩn của nó và đánh giá đúng các tương quan giá trị khác nhau của nó” [13, tr.271-273]
1.2.2.4 Một số phương diện tiếp cận trong nghiên cứu so sánh văn hóa, văn học dân gian
Theo nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên“Phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hóa dân gian có thể có nhiều phương diện khác nhau, tùy theo tính chất của những hiện tượng được dùng làm đơn vị so sánh (môtip, cốt truyện, cấu trúc thể loại, mô hình văn hóa địa phương hoặc dân tộc ), tùy theo cấp độ và quy
mô so sánh (giữa các địa phương, các dân tộc, các khu vực lịch sử - văn hóa ), tùy theo mục đích của việc nghiên cứu so sánh (tìm hiểu ý nghĩa hoặc các lớp nghĩa của một đơn vị folklore, nghiên cứu nguồn gốc hay đời sống lịch sử hay quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau của folklore thuộc các nền văn hóa khác nhau), tùy theo cách tiếp cận (tiếp cận lịch đại hay tiếp cận đồng đại) ”[16,tr 22]
Trang 34Theo V.P.Alếchxâyép, trong nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian có hai dạng nghiên cứu so sánh cơ bản: đồng đại và lịch đại
* So sánh đồng đại là dạng so sánh dựa vào hàng loạt các hiện tượng cùng
niên đại hoặc những hiện tượng được xác định là có cùng niên đại Trong đó, nhiệm
vụ nghiên cứu là làm sáng tỏ mối quan hệ tương hỗ giữa các hiện tượng được nghiên cứu, tính hệ thống của chúng, nhận thức chúng thuộc những phạm trù đồng loại hay khác loại của cấp bậc cao hơn So sánh đồng đại là xây dựng hệ thống loại hình, đánh giá các hiện tượng văn hóa trên những điều kiện địa lý giống nhau đã làm nảy sinh tính chất hoặc hoạt động kinh tế giống nhau Hiện tượng này như hệ quả của sự thích nghi gián tiếp với môi trường địa lý xuất hiện những nét văn hóa giống nhau, được gọi là các loại hình kinh tế, văn hóa [13]
So sánh đồng đại cũng giúp làm rõ tính phong phú của các dị bản địa phương, những đặc trưng cơ bản của thượng tầng kiến trúc, chỉ có sự lan tỏa xen
kẽ theo các loại hình địa phương mới đem lại khả năng hình dung trên một lát cắt thời gian nhất định Toàn bộ sự phong phú đó chính là đặc trưng của hiện tượng văn hóa đó trong những nền văn hóa địa phương khác nhau Đồng thời cũng thấy được sự phân bố đặc điểm của các hiện tượng văn hóa Những phức hợp văn hóa, đánh giá được mức độ biểu hiện của chúng
Mặt khác, so sánh đồng đại có thể giúp nhà nghiên cứu tái hiện được những vùng biến thể riêng biệt của các đặc trưng văn hóa; giúp họ hiểu được những biến thể này có được lan truyền trên các khu vực rộng lớn hoặc giữa các khu vực khác nhau tính chất, giới hạn giữa các vùng; tính chất của các giai đoạn chuyển tiếp từ loại này sang loại khác Nó diễn ra bằng phẳng từ từ hay đột ngột, ngắt quãng Trong khi đối chiếu với những tộc người ta sẽ thấy rõ sự phân bố đặc điểm văn hóa, văn học đó có khớp với phạm vi của một dân tộc hay không? hay nó còn bao trùm một số dân tộc khác và do đó, đặc điểm văn hóa này có phải
là đặc trưng tộc người hay không? [13, tr 48]
Hơn nữa, so sánh đồng đại giữa các đặc điểm văn hóa khác nhau và đối chiếu kết quả trong khi thiết lập mối quan hệ giữa giới hạn lan truyền một biến thể của một đặc trưng văn hóa với các vùng phân bố, các biến thể địa phương của những đặc điểm khác, chúng ta sẽ phát hiện được những phức hợp văn hóa,
sẽ đánh giá được mức độ biểu hiện của chúng Kết quả so sánh đồng đại ở mức
độ của các phức hợp văn hóa chính là khái niệm về vùng văn hóa [13; tr 49]
Trang 35Phương pháp so sánh đồng đại còn có thể góp phần đánh giá các phức hợp văn hóa được nảy sinh và phát triển trong những điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội giống nhau sẽ xuất hiện những nét văn hóa giống nhau; đồng thời, kết quả
so sánh đồng đại sẽ cho ta năm bắt được khuynh hướng thích nghi và phát triển của các hiện tượng văn hóa trong xã hội [13 tr 50]
* So sánh lịch đại là so sánh các hiện tượng đồng loại nhưng lại thuộc
những niên đại khác nhau nhằm làm sáng tỏ tiến trình phát triển của các hiện tượng về thời gian, xây dựng lên hệ thống lịch sử, phục hồi lại nguồn gốc của một yếu tố văn hóa Tính đặc thù của tộc người mà trong đó chú trọng đầu tiên tới các hiện tượng không phải là sự giống nhau mà là sự khác biệt Bản sắc của tộc người được thể hiện trong tổng thể các đặc trưng văn hóa và tâm lý trong các trường hợp so sánh các kiểu bố cục phức tạp hơn thì tính kế thừa lại mờ nhạt hơn Trong
đa số các yếu tố giống nhau vẫn có thể nhìn thấy những yếu tố khác biệt về thời gian Trong khuynh hướng phát triển, các hiện tượng dân tộc học phức tạp hơn về cấu trúc có lẽ ít được giữ lại toàn bộ, dưới dạng nguyên gốc [13, tr 52]
Trong so sánh lịch đại, các dữ kiện về chế độ xã hội, các tư liệu khảo cổ học và ngôn ngữ học rất quan trọng Dữ liệu nghiên cứu từ các ngành này giúp nhà nghiên cứu tái dựng lại thời gian quá khứ đã làm nảy sinh, phát triển các hiện tượng văn học Từ đó, giúp nhận diện các hiện tượng này một cách khách quan, thuyết phục hơn
* So sánh loại hình là phương pháp đặc thù của Văn học dân gian, diễn ra
trên cơ sở đồng loại hình, trong đó, cái giống nhau sẽ là cơ bản (Đại đồng, tiểu dị) So sánh loại hình giúp người nghiên cứu có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng dễ dàng và chính xác Trong thực tiễn nếu những hiện tượng chỉ được nghiên cứu một cách riêng biệt thì khó có thể xác định được danh tính và giá trị của nó, bởi lẽ ta không có được các tiêu chuẩn và hệ quy chiếu của nó để dựa vào đó mà đánh giá nó Đặc biệt là đối với những hiện tượng mới, nếu ta xác định được loại hình của nó, thì ta chỉ việc lấy các tiêu chuẩn và ý nghĩa của loại hình đó để so sánh với nó là có thể dễ dàng xác định được giá trị của nó Nói về nghiên cứu các hiện tượng văn học từ phương pháp so sánh loại hình, tác giả Nguyễn Văn Dân cho rằng trong nghiên cứu văn học phương pháp loại hình có
hai phương thức: Một là dùng phương pháp loại hình để phân loại các hiện
tượng văn học, trên cơ sở của việc chứng minh các nhóm hiện tượng giống nhau
Trang 36theo một tiêu chuẩn nào đó; hai là từ những đặc điểm chung của một loạt hiện
tượng văn học, ta có thể chứng minh cho sự tồn tại của một loại hình văn học nào đó, biện hộ cho quyền tồn tại và hiệu quả thẩm mĩ của nó Cũng có thể kết hợp cả hai phương thức trên trong một công trình khoa học… [13, tr 294]
1.2.2.5 Lý giải sự tương đồng và khác biệt trong so sánh các hiện tượng văn học dân gian
Trong nghiên cứu so sánh các hiện tượng văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng, các nhà nghiên cứu thường chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh và lý giải chúng để nhận thức bản chất, quy luật nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiếp biến của các hiện tượng này hoặc chỉ ra những mối liên hệ giữa chúng trong tổng thể thống nhất Có thể nói đây là những công đoạn cơ bản, chủ yếu và vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng văn học theo hướng so sánh
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu folklore xuất phát từ các trường phái nghiên cứu và quan điểm khoa học của các chuyên ngành khác nhau đã lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hiện tượng văn hóa, văn học dân gian từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau hoặc cùng kết hợp các phương diện này Sau đây là một số phương diện tiêu biểu:
* Từ góc độ “mẫu gốc”
Thuyết tiến hóa đơn tuyến cho rằng tất cả mọi hiện tượng văn học của các dân tộc trên mọi lục địa đều kế thừa các mẫu văn hóa truyền thống giống nhau Các mẫu này vốn có từ rất xa xưa nhưng đã phát triển một cách khác nhau Mỗi cách phát triển khác nhau ấy là một dị bản [20, tr 24]
Đặc biệt, rất nhiều nghiên cứu cho rằng thần thoại các dân tộc chứa đựng những “mẫu” và các “mẫu” này được tiếp biến trong các thể loại văn học dân gian khác của các dân tộc Tùy vào các điều kiện lịch sử, địa lý, xã hội mà các
“mẫu gốc này” có các mức độ tiếp biến khác nhau, tiêu biểu:
Với Trường phái Thần thoại : Các học giả theo trường phái này như anh em Grim
Ađanbec Kun cho rằng khoa học, triết học, tất cả các loại hình nghệ thuật đều xuất hiện trên cơ sở thần thoại Ngoài ra, họ còn chứng minh rằng những cốt truyện và hình tượng của các thể loại văn học dân gian cũng từ các hiện tượng thần thoại mà ra [13]
Ở Nga, đại diện cho trường phái thần thoại ở Nga là Ph.I.Buxlsep, A.N.Aphanaxeep, Ơ.Minlerơ; ở Pháp Cubecnatix, Ploix đều tập trung giải quyết
Trang 37ba vấn đề chính từ thần thoại: cội nguồn xuất hiện văn học dân gian như thế nào, tại sao có sự giống và khác nhau của những cốt truyện, hình tượng văn học dân gian ở các dân tộc khác nhau và ý nghĩa tư tưởng của chúng ở đâu [13, tr 198]
V.H.Minler (Trường phái Lịch sử) đã giải thích nguồn gốc những tác phẩm văn học dân gian xuất hiện ở đâu, lúc nào, những nhân vật trong tác phẩm tương ứng với những nguyên mẫu nào trong lịch sử và những nét lịch sử sinh hoạt đời sống nào được phản ánh trong đó [20, tr 26]
Có thể nói, từ các phương diện khác nhau, các nhà khoa học đã chỉ ra, các hiện tượng văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng có đời sống lịch sử hết sức phức tạp Chẳng hạn đối với các motif, lúc mới sinh thành từ “mẫu gốc”, có khi nó chỉ là một motif đơn giản nhưng trong tiến trình nó được móc nối, đồng hóa biến dạng cùng các motif khác làm cho diện mạo của nó không còn giữ nguyên như xưa nữa Sự biến đổi của chúng dẫn đến sự biến đối của type truyện
và thế là những cốt truyện mới đươc xuất hiện Rồi những cốt truyện đó lại tiếp tục được phát triển, biến đổi làm này sinh nhưng dị bản khác nhau
* Từ góc độ loại hình
A.N.Veselovski, người được coi là cha đẻ của ngành văn học so sánh Nga,
đã nhận thấy sự tương đồng loại hình có tính quy luật trong các hiện tượng giống nhau Đó là sự tương đồng về cốt truyện có thể được cắt nghĩa bằng các nguyên nhân: chung cội nguồn, ảnh hưởng nhau và sự tự sinh [13]
Trong bài tham luận: “Sự phát triển của thần thoại Ấn Độ, Franz Boas nói về quan điểm so sánh của mình: “Nếu chúng ta có một bộ sưu tập đầy đủ những truyện kể và thần thoại của tất cả các bộ tộc của một khu vực nhất định
và sau đó lập bảng kê số liệu các tình tiết, bảng đó cho thấy tất cả các bộ sưu tập từ mỗi bộ tộc có điểm chung với bất kỳ bộ tộc được chọn, số lượng các tình tiết giống nhau càng lớn khi hai bộ tộc sống càng gần nhau” [20,tr 24]
Như vậy so sánh loại hình hướng đến giải thích sự giống nhau của các hiện tượng có cội nguồn từ những điều kiện giống nhau của sự phát triển lịch sử
* Góc độ tổng hợp, liên ngành
Bên cạnh những cái nhìn riêng lẻ từ các góc độ chuyên ngành để giải thích
về sự tương đồng, dị biệt của các yếu tố văn hóa, văn học dân gian, còn có những cái nhìn tổng hợp, liên ngành của các nhà khoa học Nhà Đông phương học người Đức Todo Benphây đã cho rằng sự giống nhau của cốt truyện không
Trang 38chỉ do tính huyết thống của các dân tộc mà do những mối liên hệ lịch sử văn hóa giữa họ và do sự di chuyển [13]
V.Ia.Prốpp đã tìm nguyên nhân của sự giống nhau của truyện cổ tích thần
kỳ không phải ở sự di chuyển cốt truyện từ dân tộc này sang dân tộc khác mà còn ở nguyên tắc chung của sáng tạo văn học dân gian, tức là mối quan hệ giữa tác phẩm cổ tích với hiện thực đời sống và trong sự thống nhất với cội nguồn lịch sử của chúng [13]
A.Dundes là một trong số những nhà khoa học cho rằng so sánh là phương pháp có tầm quan trọng sống còn đối với folklore học Ông chủ trương cần xuất phát từ nhiều phương diện khác nhau để giải thích về các hiện tượng tương đồng dị biệt của folklore, từ đó sẽ khắc phục những mặt yếu và tính phiến diện của những phương pháp riêng lẻ [13]
Như vậy hướng tiếp cận so sánh trong nghiên cứu văn hóa văn học dân gian là hướng đi được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng từ khá lâu Hướng nghiên cứu này đã và đang đem lại cho ngành folklore học những thành tựu vượt bậc, to lớn Nghiên cứu so sánh không những giúp ta có khả năng phân biệt, nhận thức rõ được những mô hình của tính cách địa phương hoặc tính cách dân tộc, mà còn giúp ta hiểu rõ được cái cách thức folklore đã biến đổi như thế nào để thích ứng với môi trường
Từ những phân tích, tìm hiểu về các hướng tiếp cận, nghiên cứu so sánh phổ biến (loại hình, lịch đại, đồng đại ), đặc biệt là cách lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa các đối tượng so sánh của các nhà khoa học nêu trên, chúng tôi khái quát thành hai phương diện cơ bản như sau:
Lý giải sự khác biệt trong so sánh các hiện tượng văn hóa, văn học từ các phương diện của đời sống xã hội, môi trường tự nhiên, lịch sử, địa lý: do sự sáng tạo, tiếp biến cho phù hợp với môi trường trong quá trình giao lưu, vay mượn; do sự phát triển tự thân theo quy luật của hiện tượng văn hóa để thích ứng với sự phát triển của môi trường; do tốc độ phát triển của mỗi dân tộc là khác nhau trong từng nấc thang tiếng hóa, phát triển; do khác nhau về môi trường, sinh thái; do khác nhau về loại hình văn hóa; do khác nhau về họ ngôn ngữ; Hệ quả của quá trình lưu truyền, đặc biệt là folklore; Đặc thù tiếp nhận trong quá trình giao lưu, vay mượn và các lý do khác
Mỗi hướng tiếp cận và cách thức lý giải sự tương đồng khác biệt trong nghiên cứu so sánh các hiện tượng văn hóa, văn học nói trên đều có những ưu
Trang 39điểm và hạn chế nhất định Điều quan trọng là người sử dụng cần phải lựa chọn phù hợp với vấn đề, đối tượng nghiên cứu để từ đó đạt được mục tiêu nghiên cứu Đặc biệt, để hạn chế tính phiến diện trong kết quả nghiên cứu từ các phương diện tách biệt, một số nhà khoa học đã đưa ra hướng tiếp cận liên ngành,
từ nhiều lĩnh vực, phương diện của xã hội của từng lĩnh vực nghiên cứu, giúp cho sự vật hiện tượng được tri giác toàn diện hơn, đi sâu vào bản chất
1.2.3 Hướng vận dụng lý thuyết của luận án
1.2.3.1 Lý thuyết type và motif
Đây là dạng lý thuyết quan trọng thứ nhất chúng tôi vận dụng để xác định và lựa chọn các type và motif làm đối tượng nghiên cứu của luận án Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu về type và motif của các tác giả trên thế giới: Aarne - Thompson, A.N.Veselovski, E.M.Meletinski và các nhà nghiên cứu Việt Nam mà tiêu biểu là: Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Bích Hà, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Tấn Đắc, Trần Thị An, Nguyễn Thị Hiền, La Mai Thi Gia , luận án nhận diện và xác định được hai type cơ bản trong truyện cổ
tích thần kì của người Khmer Nam Bộ (type Dũng sĩ diệt yêu quái và type Người mang lốt) làm đối tượng nghiên cứu so sánh với hai type truyện cùng loại của người
Việt Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong
các bảng tra motif: Bảng tra type và motif của Aarne – Thompso, Bảng tra motif truyện dân gian Đông Nam Á, Từ điển type truyện dân gian Việt Nam và kết quả
của các tác giả đi trước về motif, gọi tên, phân loại các motif trong truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer và người Việt, sắp xếp theo các hệ thống các bước tự sự của truyện (mục 2.1.1 và 2.2.1)
Quá trình phân loại, luận án học tập cách tiếp cận cấu trúc, được phát triển bởi một số nhà nghiên cứu folklore giai đoạn đầu thế kỉ XX, như A Olrik
(“Những qui luật sử thi của thể loại tự sự dân gian” năm 1909) hay V Ia Prop (“Hình thái học truyện cổ tích thần kỳ” 1928) Trong phần phân tích của mình,
chúng tôi nhóm các motif khảo sát được của từng type truyện theo các bước tự sự dựa trên hành động của nhân vật và xây dựng kết cấu khái quát của từng type truyện để làm cơ sở cho việc so sánh hai type truyện
1.2.3.1 Lý thuyết So sánh loại hình
Các phương diện chúng tôi lựa chọn để so sánh hai type truyện gồm: Nhân vật, kết cấu và motif Để so sánh chỉ ra và lý giải những điểm tương đồng, khác biệt
Trang 40cùng như nguồn gốc, quá trình tiếp biến của hai type truyện: Người mang lốt; Dũng
sĩ diệt yêu quái và hệ thống các motif thuộc hai type này, luận án lựa chọn dạng
thức so sánh loại hình là chủ yếu Cụ thể, luận án vận dụng so sánh loại hình để đặt các type truyện và các motif thuộc chúng vào trong hệ thống loại hình truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer Nam Bộ và người Việt để nghiên cứu chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt trên phương diện đồng đại; đồng thời luận án cũng nghiên cứu hai type truyện nêu trên và các motif thuộc nó trong diễn trình lịch sử (lịch đại)
và sự ra đời (mẫu gốc), sự phát triển và tiếp biến của chúng trong các thể loại văn học dân gian
Để lý giải sự tương đồng khác biệt, luận án cũng lựa chọn và sử dụng phối hợp một cách phù hợp các cách lý giải từ phương diện đặc điểm loại hình truyện
cổ tích thần kỳ; đồng thời, luận án cũng đặt hệ thống type và motif truyện vào trong bối cảnh lịch sử, văn hóa, địa lý, tôn giáo, phong tục tín ngưỡng của hai tộc người: Khmer Nam Bộ và Việt; đặc điểm giao lưu, tiếp biến, trung tâm và ngoại
vi của các hiện tượng văn hóa, văn học để lý giải sự tương đồng và khác biệt của một số type và motif căn bản trong hệ thống truyện cổ tích thần kỳ của Khmer Nam Bộ và người Việt Từ đó hiểu rõ hơn chất, cội nguồn văn hóa, nguyên nhân tương đồng - dị biệt của 2 type này và các motif thuộc chúng
Quy trình so sánh hai type truyện: Người mang lốt và Dũng sĩ diệt yêu quái có thể hệ thống khái quát theo sơ đồ sau: