Người ta thường lẫn lộn giữa hai khái niệm cá vu hồi và cá trốn đi. Thực ra đó là hai vấn đề khác nhau. Vu hồi là một hình thức vận động đặt biệt của cá. Đã từ nhiều đời, cùng với sự biến đổi của môi trường ngoại giới, cơ thể cá cũng biến đổi theo. Sự vu hồi của cá còn liên quan mật thiết đến thức ăn, sinh đẻ, trứng nở và nhiệt độ thích hợp. Vì vậy, theo tính chất vu hồi mà xét thì có sự vu hồi vì tìm kiếm thức ăn, vu hồi vì sinh sản và vu hồi theo mùa.
Hành vi bỏ trốn của cá là vì sự kích thích của môi trường bên ngoài làm cho cá không chịu đựng được nên phải bỏ trốn trong một thời gian. Ví dụ điều kiện lý – hoá trong môi trường thay đổi xấu đi, hoặc nước biến chất, hoặc săn bắt, tấn công mà khiến cho các loài cá phải chuyển dời hoặc trốn đi chỗ khác. Hành vi này là phản ứng bản năng có tính bảo vệ của loài cá, do đó mà phương hướng và phạm vi vận động của đàn cá không cố định, cự li trốn đi dài hay ngắn, thời gian bao lâu đều quan hệ mật thiết đến mức độ bị kích thích và khu vực đó rộng hay hẹp.
Hiện nay trong nước thải công nghiệp chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học và nước thải công nghiệp chừa nhiều chất độc hại, đó là nguyên nhân trực tiếp làm cho loài cá trốn đi. Hành vi trốn đi này chủ yếu là thông qua các thông tin như khứu giác, vị giác, thị giác, các đường vạch nhận tín hiệu hai bên hông bị kích thích. Tính nhạy cảm của cá là do tính chất và cường độ của các chất kích thích cũng như cảm giác của các là do năng lượng của nó quyết định. Các cơ quan vị giác và cảm giác phân bố ở khoang miệng, râu và một số bộ phận trên bề mặt vây, nó có độ nhạy cảm rất cao đối với ion của một số kim loại nặng như đồng, kẽm, chì, thuỷ ngân, v.v.. loài cá có vẩy, đường vạch màu trên vẩy có lỗ nhỏ thông với bên ngoài, nó có độ nhạy cảm rất mạnh đối với
chất nước. Khi nồng độ ion kim loại khá lớn, cá sẽ cảm giác được và có phản ứng xa lánh. Đường vạch bên hông của cá có phản ứng rất mạnh đối với thuốc bảo vệ thực vật như DDT và chúng có hành vi xa lánh rất rõ. Ngoài ra, khi trong nước thiếu oxi, hàm lượng khí CO2 tăng lên cũng như độ pH và thành phần muối thay đổi sẽ khiến cho cá bỏ đi. Ví dụ khi hàm lượng oxi tan trong nước 4 mg/lit nó sẽ cảm thấy bất an và tìm cách bỏ trốn. Hiện nay ô nhiễm ngày càng nặng, uy hiếp đến sự sinh tồn của các loài cá.
Hành vi này của cá là bất đắt dĩ. Khi chúng ta nhận biết điều này có thể thông qua quan sát hành vi các loài cá để giám sát mức độ ô nhiễm môi trường nước. Nước ô nhiễm có thành phần rất phức tạp, khó dùng một chỉ tiêu lý – riêng rẽ để biểu thi. Nhưng thông qua thí nghiệm về sự chạy trốn của loài cá, trên một mức độ nhất định sẽ phản ánh được tình trạng ô nhiễm hỗn hợp và độ độc thực tế của nước ô nhiễm. Như vậy người ta có thề kịp thời dùng những biện pháp thích hợp để tẩy trừ ô nhiễm, bảo vệ môi trường nước. Ngoài ra còn có các động vật nguyên sinh làm chỉ thị cho nước không ô nhiễm như:
Hình 9: Grammarus pulex.( bẩn ít)