0
Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Nghiên cứu về rặng san hô và các vùng biển ven đảo

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG: MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Trang 44 -44 )

Hệ sinh thái rặng san hô rất đặc thù cho vùng biển nông nhiệt đới, ngay cả tại Việt Nam( như các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).

San hô là nhóm sinh vật đòi hỏi các yếu tố môi trường xác định và ít biến đổi, các rặng san hô chỉ có ở vùng biển có nước trong, độ muối cao (trên 28%0), đáy đá. Rặng san hô cũng không ở gần vùng của sông lớn. Dựa vào các yếu tố này mà người ta dùng san hô làm chỉ thị để đánh giá sự phát triển, đa dạng sinh học của một vùng, tạo điều kiện phát triển nhiều ngành( ví dụ như ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản).

- Cá: cá mú chấm tổ ong( Epinephelus merra), cá mú vàng nghệ ( E.

Amphycepphalus), cá kẽm đen( Plectorhynchus gibbosus), cá kẽm bông( P. Chaetodonoides), cá dơi sọc lưng( Scolopos frenetus), cá hè sọc dọc( Lethrinus semicinatus), cá bướm( Chaetodon), cá cờ( Heniochus).

- Động vật thân mềm: nhóm ốc gồm ốc đụn cái( Trochus niloticus), ốc xà cừ ( Turbo marmoratus), ốc kim khôi( Cassis cormuta),...; nhóm 2 mảnh vỏ gồm: trai ngọc môi vàng( P.Maxima), bàn mai đen( Atrina vexillium)… và nhóm chân đầu gồm mực nang vân hổ( Sepia tigis), mực tuộc( Octopus sp.).

Nghiên cứu các vùng biển ven đảo: Người ta đã tìm thấy và có thể dùng làm các sinh vật chỉ thị cho sự phát triển của một hệ sinh thái, bởi vì sự phát triển của loài này nói lên điều kiện khí hậu – thủy văn đặc trưng của vùng và là cơ sở cho sự phát triển của các loài sinh vật khác. Một số loài mang tính chất chỉ thị cho vùng này gồm:

- Động vật đáy: ngành thân mềm( Mollusca), giun nhiều tơ ( Polychaeta), da gai( Echinodermata), giáp xác( Crustacea).

- Động vật phù du: ngành ruột khoang ( Coelenterata), giun tròn ( Trechelminthes), giun đốt( Annelida), chân khớp ( Athropoda).

- Loài bò sát: rắn biển ( Ophidia), rùa biển( Chloniidae)…

C-Kết luận:

Chỉ thị sinh học là công cụ đơn giản nhưng có hiệu quả cao trong quan trắc chất lượng nước và đánh giá tác động đến môi trường nước ở tất cả các địa

phương. Tuy nhiên ở từng lưu vực, hệ thống chỉ thị sinh học đặc thù cần được nghiên cứu, tổng kết và áp dụng.

Khu hệ sinh vật ở nước là chỉ thị sinh học đáng tin cậy cho các trạng thái của môi trường khác nhau. Bằng phương pháp sinh học, chúng ta có thể dựa vào các sinh vật chỉ thị để kiểm tra chất lượng nước( bao gồm các kỹ thuật: lấy mẫu, phân lập và tính số lượng các sinh vật chỉ thị trong mẫu nước, xác định sinh khối, xác định tốc độ hoạt động chuyển hóa, xác định độc tính, tích lũy sinh học của chất ô nhiễm, xử lý số liệu sinh học thu được). Từ các thông tin từ phương pháp sinh học giúp cho chúng ta bổ sung các thông số lý, hóa, đưa đến kết luận chính xác về bản chất ô nhiễm và mức độ ô nhiễm nguồn nước, giải thích nguyên nhân vì sao nước có màu, mùi, vị, đục, xác định hiệu quả của việc xử lý nước và quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên.

Sự có mặt của các chất ô nhiễm hoặc sự thay đổi tính chất vật lý nguồn nước, có loại sinh vật chỉ thị nhạy cảm với hầu hết các hóa chất, có loại nhạy cảm với từng chất riêng biệt. Khi so sánh chủng loại và số cá thể của từng chủng loại trong mẫu nước vùng khảo sát và vùng đối chứng ta có thể kết luận về trạng thái ô nhiễm và chất gây ô nhiễm là gì.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG: MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Trang 44 -44 )

×